Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

(luận án tiến sĩ) nghiên cứu ứng dụng thống kê không gian phân tích vai trò của vốn con người đối với quy mô kinh tế các tỉnh, thành việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THỐNG KÊ KHƠNG GIAN
PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI
QUY MÔ KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THỐNG KÊ KHƠNG GIAN
PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI
QUY MÔ KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thống kê
Mã số: 9460201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ
2. TS. NGUYỄN THANH VÂN



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan kết quả nghiên cứu chính là của cá nhân tôi và chưa được tác
giả nào cơng bố trước đó ở các nghiên cứu khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm
2021
Tác giả

Lê Trung Kiên


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Văn Sĩ và TS.
Nguyễn Thanh Vân, những người Thầy đã hướng dẫn tôi đạt được kết quả luận án
này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến q Thầy, Cơ Khoa Tốn - Thống kê, nơi
tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô gồm
TS. Hà Văn Sơn, TS. Trần Thị Tuấn Anh, TS. Nguyễn Văn Trãi đã truyền đạt cho
tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng
Kiên Giang đã chia sẻ và giúp đỡ để tơi hồn thành luận án này. Và cuối cùng, tôi
xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến vợ, con gái và anh chị em trong gia đình, đã ủng hộ,
động viên, u thương và chăm sóc khích lệ tơi. Đây là những người đã ln đồng
hành, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và thực hiện hồn thành cơng
trình nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2021



MỤC LỤC

Y
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................xi
TĨM TẮT..............................................................................................................xiii
ABSTRACT...........................................................................................................xiv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................6
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................6
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................7
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................7
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN..............................8
1.6.1 Ý nghĩa khoa học..........................................................................................8
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn..........................................................................................9
1.7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN....................................................9
1.8 KẾT CẤU LUẬN ÁN.......................................................................................10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.........12


2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN CON NGƯỜI.................................................12
2.1.1 Khái niệm vốn con người...........................................................................12
2.1.2 Vốn con người trong các mô hình tăng trưởng kinh tế...............................14

2.1.2.1 Mơ hình Lucas (1988).........................................................................14
2.1.2.2 Mơ hình Mankiw – Romer – Weil (1992)............................................16
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỐNG KÊ KHÔNG GIAN...................................17
2.2.1 Ma trận trọng số không gian.......................................................................17
2.2.2 Tương quan không gian..............................................................................18
2.2.2.1 Giới thiệu về tương quan khơng gian..................................................18
2.2.2.2 Kiểm định tương quan khơng gian tồn phần (Global Moran’s I)......19
2.2.2.3 Kiểm định tương quan không gian địa phương (Local Moran’s I)......20
2.2.3 Hồi quy không gian với dữ liệu bảng.........................................................21
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ VAI TRỊ CỦA VỐN CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI QUY MƠ KINH TẾ................................................................................24
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước........................................................................24
2.3.2 Nghiên cứu trong nước...............................................................................33
2.4 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU.................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................44
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................45
3.1 LỰA CHỌN YẾU TỐ ĐO LƯỜNG CHO VỐN CON NGƯỜI.......................45
3.1.1 Tổng hợp các yếu tố đo lường vốn con người từ các nghiên cứu trước......45
3.1.2 Kết quả thảo luận chuyên gia lựa chọn yếu tố đo lường vốn con người.....50
3.2 KHUNG PHÂN TÍCH.......................................................................................52
3.3 KHÁI NIỆM VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.............................................53
3.4 MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN CON
NGƯỜI ĐẾN QUY MÔ KINH TẾ TỈNH, THÀNH VIỆT NAM...........................60
3.4.1 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm...............................................................60
3.4.2 Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................67
3.5 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH........................67


3.5.1 Phương pháp xác định ma trận trọng số không gian...................................67
3.5.2 Kiểm định ứng hiệu ứng cố định không gian, thời gian..............................69

3.5.3 Ước lượng các mơ hình số liệu bảng khơng gian........................................69
3.5.4 Kiểm định Hausman...................................................................................72
3.5.5 Lựa chọn mơ hình hồi quy không gian phù hợp.........................................72
3.5.5.1 Kiểm định sự tồn tại của mơ hình sai số khơng gian (SEM)................72
3.5.5.2 Kiểm định sự tồn tại của mơ hình trễ khơng gian (SAR).....................72
3.5.5.3. Kiểm định sự thích hợp của mơ hình (SDM)......................................73
3.5.6 Tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác động.............................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................74
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................75
4.1 THỰC TRẠNG QUY MÔ KINH TẾ VÀ VỐN CON NGƯỜI CÁC TỈNH,
THÀNH VIỆT NAM...............................................................................................75
4.1.1 Thực trạng quy mô kinh tế các tỉnh, thành.................................................75
4.1.2 Thực trạng vốn con người..........................................................................77
4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ, KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN VÀ KIỂM ĐỊNH
TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................84
4.3 KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN............................87
4.4 KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN KHƠNG GIAN................................................92
4.4.1 Kiểm định tương quan khơng gian tồn phần.............................................92
4.4.2 Kiểm định tương quan không gian địa phương..........................................98
4.5 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY KHƠNG GIAN...................................109
4.5.1 Phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho giáo dục đến quy mô kinh tế các
tỉnh, thành..........................................................................................................109
4.5.2 Phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho y tế đến quy mô kinh tế các tỉnh,
thành.................................................................................................................. 115
4.5.3 Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến
quy mô kinh tế các tỉnh, thành...........................................................................120


4.6 PHÂN TÍCH SỰ LAN TỎA KHƠNG GIAN CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐẾN
QUY MÔ KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG.....................................................................125

4.6.1 Lan tỏa không gian của chi tiêu công cho giáo dục đối với quy mô kinh tế
địa phương........................................................................................................125
4.6.2 Lan tỏa không gian của chi tiêu công cho y tế đối với quy mô kinh tế địa
phương..............................................................................................................128
4.6.3 Lan tỏa không gian của lao động đang làm việc đã qua đào tạo đối với quy
mô kinh tế địa phương.......................................................................................130
4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................135
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................136
5.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................136
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................................138
5.2.1 Tăng cường mối liên kết các tỉnh, thành trong phát triển vốn con người và
quy mô kinh tế...................................................................................................138
5.2.2 Nâng cao chất lượng chi tiêu công cho giáo dục, y tế...............................139
5.2.3 Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.........................................................141
5.3 KẾT QUẢ ĐÓNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN..............................................143
5.3.1 Đóng góp lý thuyết...................................................................................143
5.3.2 Đóng góp thực tiễn...................................................................................143
5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TẾP THEO....................................144
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................
PHỤ LỤC....................................................................................................................
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn chuyên gia.......................................................................
Phụ lục 2. Danh sách chuyên gia.................................................................................
Phụ lục 3: Thống kê mô tả và kiểm định đa cộng tuyến..............................................
Phụ lục 4: Kiểm định tương quan................................................................................
Phụ lục 5: Hồi quy dữ liệu bảng..................................................................................


Phụ lục 6: Kiểm định tương quan không gian.............................................................

Phụ lục 7: HỒI QUY KHÔNG GIAN.........................................................................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2

Viết tắt

AIC
ASEAN

Viết đầy đủ

Dịch sang tiếng Việt

Akaike Information Criterion

Tiêu

Association

of

4
5
6
7
8
9

10
11
12
13


ĐH
ĐBSCL
FDI
FEM
GD&ĐT
GDP
GMM

thông

tin

Akaike
Southeast Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations
3

chuẩn

Foreign Direct Investment
Fixed Effects Model
Gross Domestic Product
Generalized

Method

Đông Nam Á
Cao đẳng
Đại học
Đồng bằng sơng

Cửu

Long
Đầu tư trực tiếp nước
ngồi
Mơ hình tác động cố định
Giáo dục và đào tạo
Tổng sản phẩm quốc nội
of Phương pháp moment

GNP
GRDP

Moments
tổng quát
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia
Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa

LM test

Product
Lagrange Multiplier test


bàn
Kiểm

định

nhân

tử

Lagrange.
14
15
16
17
18

LR test
ML
MLE

Likelihood – Ratio test

Kiểm định LikeLihood

Multiplier Lagrange
Multiplier Lagrange Estimate

Nhân tử Lagrange
Ước lượng nhân


NSNN
OECD

Lagrange
Ngân sách Nhà nước
Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát
Cooperation and Development triển kinh tế

tử


STT
19

Viết tắt

Viết đầy đủ

Dịch sang tiếng Việt

REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu

20

SAR


Spatial Autoregressive Model

nhiên
Mơ hình tự hồi quy khơng
gian
Mơ hình

21

SDM

Spatial Durbin Model

22
23

SEM
Stata

Durbin
Spatial Error Model
Mơ hình sai số khơng gian
Statistical Software for data Phần mềm thống kê dữ
Science

24
25
26
27

28

không

gian

THCS
THPT
W1
W2

liệu khoa học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ma trận trọng số liền kề
Ma trận trọng số khoảng

W3

cách ngưỡng 186km
Ma trận khoảng cách
nghịch đảo

DANH MỤC BẢNG


Bảng

Tên bảng


Trang


2.1

Tổng hợp nghiên cứu ngoài nước liên quan đến vấn đề

27

2.2

nghiên cứu
Tổng hợp các nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề

36

3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
4.4

nghiên cứu
Tổng hợp các yếu tố đo lường vốn con người
Giải thích các biến trong mơ hình nghiên cứu thực nghiệm
Kết quả thống kê mô tả giá trị các biến của mơ hình
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến trong mơ hình
Kết quả hồi quy dữ liệu bảng phân tích ảnh hưởng của các


44
61
81
82
83
85

4.5

yếu tố vốn con người lên GRDP
Kết quả hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định theo không

87

4.6

gian, thời gian
Kết quả kiểm định Global Moran’s I với ma trận trọng số liền

90

4.7

kề (W1)
Kết quả kiểm định Global Moran’s I với ma trận trọng số

91

4.8


khoảng cách ngưỡng 186km (W2)
Kết quả kiểm định Global Moran’s I trường hợp ma trận

92

4.9

trọng số nghịch đảo (W3)
Kết quả kiểm định Local Moran’s I cho biến phụ thuộc

94

4.10

lnGRDP
Kết quả kiểm định Local Moran’s I cho chi tiêu công cho

97

4.11

giáo dục năm 2017
Kết quả kiểm định Local Moran’s I cho chi tiêu công cho y tế

99

4.12

năm 2017

Kết quả kiểm định Local Moran’s I của tỷ lệ lao động đang

102

4.13

làm việc đã qua đào tạo năm 2017
Kết quả phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho giáo dục

106

4.14

đối với GRDP (W1)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của chi tiêu cơng cho giáo dục

107

4.15

đối với GRDP (W2)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho giáo dục

108

4.16

đối với GRDP (W3)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của chi tiêu cơng cho y tế đối


112

với GRDP (W1)


4.17

Kết quả phân tích ảnh hưởng của chi tiêu cơng cho y tế đối

113

4.18

với GRDP (W2)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho y tế đối

114

4.19

với GRDP (W3)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lao động đang làm

117

4.20

việc đã qua đào tạo đối với GRDP (W1)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lao động đang làm


118

4.21

việc đã qua đào tạo đối với GRDP (W2)
Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lao động đang làm

119

4.22

việc đã qua đào tạo đối với GRDP (W3)
Kết quả tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác

122

4.23

động của chi tiêu công cho giáo dục đến GRDP
Kết quả tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác

124

4.24

động của chi tiêu công cho y tế đến GRDP
Kết quả tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác

126


động của tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến
GRDP

DANH MỤC HÌNH
Hình
2.1
3.1

Tên hình
Tổng qt các mơ hình hồi quy khơng gian
Kết quả khảo sát về việc lựa chọn yếu tố đo lường vốn con

Trang
22
49

3.2
4.1
4.2
4.3

người
Khung phân tích
Kết quả tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2010 – 2017
Trung bình GRDP tính theo giá 2010 của các địa phương
Quy mô GRDP theo giá 2010 của các thành phố trực thuộc

50
73
73

74

4.4

trung ương
Tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục và chi tiêu công cho y tế cả

75

4.5

nước
Trung bình chi tiêu cơng cho giáo dục và chi tiêu công cho y

76

tế của các địa phương theo năm


4.6

Trung bình chi tiêu cơng cho giáo dục và chi tiêu công cho y

76

4.7

tế theo địa phương
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của các địa


77

4.8

phương
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo Đà Nẵng, Hà

78

4.9

Nội, Bạc Liêu, Cà mau
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo các địa phương

79

4.10

phân theo thành thị, nông thôn
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo các địa phương

80

4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17

4.18
4.19
4.20
4.21
4.22

phân theo giới tính nam, nữ
Kết quả Local Moran’s I của lnGRDP năm 2017 (W1)
Kết quả Local Moran’s I của lnGRDP năm 2017 (W2)
Kết quả Local Moran’s I của lnGRDP năm 2017 (W3)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_EXPEDU năm 2017 (W1)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_EXPEDU năm 2017 (W2)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_EXPEDU năm 2017 (W3)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_EXPHEA năm 2017 (W1)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_EXPHEA năm 2017 (W2)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_EXPHEA năm 2017 (W3)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_LABEDU năm 2017 (W1)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_LABEDU năm 2017 (W2)
Kết quả Local Moran’s I của lnH_LABEDU năm 2017 (W3)

94
95
95
97
98
98
100
100
101
103

103
104


TĨM TẮT
Vai trị của vốn con người đối với quy mô kinh tế và tăng trưởng kinh tế từ
lâu đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm. Các tác giả gồm Schultz (1961), Lucas
(1988), Romer (1990), Mankiw et al (1992) đã đưa yếu tố vốn con người vào mơ
hình tăng trưởng và đã chứng minh được ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh
tế. Tác động của vốn con người đến quy mô kinh tế hay tăng trưởng kinh tế cũng
được tìm thấy ở các nghiên cứu ngồi nước như Zhang & Zhuang (2011), Ferda
(2011), Ada & Acaroglu (2014), Benos & Karagiannis (2016), Su & Liu (2016), Li
& Wang (2016). Các cơng trình nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam của tác giả
Trần Thọ Đạt (2011), Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2018), Phạm Đình Long
và Lương Thị Mai Nhân (2018), Nguyễn Thị Đông và Lê Thị Kim Huệ (2019) bằng
phương pháp hồi quy dữ liệu chéo hay dữ liệu bảng cũng đã khẳng định ảnh hưởng
tích cực của vốn con người lên quy mô kinh tế cấp độ quốc gia hay mức độ địa
phương.
Luận án đã nghiên cứu ứng dụng thống kê khơng gian phân tích vai trò của
vốn con người đối với GRDP các tỉnh, thành Việt Nam trong giai đoạn 2010 –
2017. Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ Niên giám thống kê quốc gia và địa phương
do Tổng Cục thống kê công bố hằng năm. Kiểm định Global Moran’s I và Local
Moran’s I chứng tỏ, GRDP và các yếu tố vốn con người giữa các địa tương quan
cùng chiều với nhau. Uớc lượng hồi quy các mơ hình SEM, SAR, SDM dữ liệu
bảng cũng cho thấy, các biến đo lường vốn con người tác động tích cực đến GRDP
các tỉnh, thành Việt Nam. Đánh giá tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác


động cũng chỉ ra các biến đo lường vốn con người khơng những tác động tích cực
đến GRDP của địa phương xem xét mà cịn tác động tích cực đến GRDP của các địa

phương lân cận.
Từ khóa: Tổng sản phẩm trên địa bàn, hồi quy không gian, vốn con người.

ABSTRACT
The role of human capital in economic size and economic growth has been
an interest to many economists. Authors including Schultz (1961), Lucas (1988),
Romer (1990), Mankiw et al (1992) introduced the human capital factor into the
growth model and demonstrated its effect on economic growth. The impact of
human capital on the economic size or economic growth is also found in foreign
studies such as Zhang & Zhuang (2011), Ferda (2011), Ada & Acaroglu (2014),
Benos & Karagiannis (2016), Su & Liu (2016), Li & Wang (2016). The studies for
the case in Vietnam by Tran Tho Dat (2011), Phan Thi Bich Nguyet et al (2018),
Pham Dinh Long and Luong Thi Mai Nhan (2018), Nguyen Thi Dong and Le Thi
Kim Hue (2019) through cross - sectional data regression or tabular data methods
confirmed the positive influence of human capital on national or local economic
size as well.
The thesis researches the application of spatial statistics to analyze the role of
human capital in GRDP of provinces and cities in Vietnam in the period 2010 2017. Secondary data are compiled from the National and Local Statistical
Yearbook published annually by the General Statistics Office. Tests of Global
Moran's I and Local Moran's I proved GRDP and human capital factors between
geographies are positively correlative. Regression method of estimation of SEM,
SAR, SDM models of table data also shows that the measurement of variables of


human capital positively impacts on GRDP in provinces and cities in Vietnam. The
assessment of direct impact, indirect impact, and total impact also show that the
measurement variables of human capital have a positive impact on not only the
GRDP of the considered localities but also the GRDP of neighboring localities.
Key words: Gross Regional Domestic Product, spatial regression, human capital.


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương 1 đưa ra những lý do tác giả luận án lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
Từ mục tiêu nghiên cứu chung, tác giả luận án đưa ra từng mục tiêu cụ thể cần đạt
được trong nghiên cứu. Chương này cịn trình bày các nội dung gồm đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn,
những đóng góp nghiên cứu mang lại. Cấu trúc từng chương trong luận án được
giới thiệu ở cuối chương này.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết, lao động (L), công nghệ (A), vốn (K) là 3 yếu tố cơ bản
trong mơ hình tăng trưởng. Trong các nguồn vốn, thì vốn con người (Human
capital) cũng có vai trị quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Vốn con người được khái
niệm là một nguồn vốn vơ hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả làm việc
trong quá trình sản xuất (Bùi Quang Bình, 2009). Vốn con người được hình thành
trên cơ sở đào tạo chính quy hay sức khỏe của một cá nhân. Giáo dục (GD) được
xem là một yếu tố đóng vai trị quan trọng thúc đẩy hình thành vốn con người (Trần
Thọ Đạt, 2011). Vốn con người tác động lên tăng trưởng kinh tế hay quy mô kinh tế
thông qua nâng cao năng suất và hoạt động đổi mới sáng tạo của con người. Dựa
trên lao động có tay nghề, vốn con người làm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất


lượng sản phẩm. Từ hoạt động đổi mới, sáng tạo, vốn con người làm thay đổi, phát
triển công nghệ, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Vốn con người và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã được nhiều nhà kinh tế học
chứng minh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mơ hình Solow – Swan (1956) đã chỉ ra,
lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng, làm cho kinh tế tăng trưởng. Tiến bộ khoa
học và kỹ thuật cũng được các tác giả xem là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong
dài hạn ở mơ hình này. Bởi lẻ, trong điều kiện lao động (L) không thay đổi, yếu tố
công nghệ (A) sẽ càng làm tăng sản lượng đầu ra so với trước đó. Schultz (1961) đã
nỗ lực đưa vốn con người vào mơ hình tăng trưởng nhằm khắc phục những hạn chế
của mơ hình Solow – Swan (1956), đồng thời cũng chỉ ra, vốn con người càng cao

sẽ làm cho năng suất lao động ở mỗi quốc gia càng được tăng lên. Lucas (1988) đưa
ra bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa vốn con người và tăng trưởng,
nghĩa là cải thiện vốn con người góp phần cải thiện kinh tế của quốc gia hay địa
phương. Khắc phục những hạn chế trong mơ hình Solow – Swan (1956), trong lý
thuyết tăng trưởng của mình, Romer (1990) đã chỉ ra giáo dục hình thành nên vốn
con người và theo thời gian vốn con người càng được tích lũy. Chính từ những ưu
điểm của vốn con người, Mankiw et al (1992) đã đề xuất đưa thêm biến vốn con
người vào mơ hình tăng trưởng Solow - Swan (1956) và chỉ ra tăng trưởng ở các
quốc gia sẽ được phản ánh thực tế hơn nếu bổ sung thêm sự tác động của yếu tố
này. Theo Nelson & Phelps (1996), tăng trưởng ở mỗi quốc gia sẽ chịu tác động của
các cơng nghệ mới từ nước ngồi và mức độ tác động mạnh hay yếu còn phụ thuộc
vào sự tiếp nhận của quốc gia đó nhanh hay chậm.
Nhiều tác giả trong và ngồi nước đã nhìn nhận được vai trò của vốn con
người đối với tăng trưởng kinh tế hay quy mô kinh tế của một quốc gia hay khu
vực. Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng, một khi vốn con người được tích lũy
sẽ làm gia tăng yếu tố đầu vào, nghĩa là tăng thêm nguồn vốn, từ đó làm quy mơ
kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc việc xem xét
đưa biến số đo lường vốn con người vào mơ hình nghiên cứu thực nghiệm. Điều
này xuất phát từ việc xem xét tác động vốn con người lên quy mô kinh tế theo nhiều


cách khác nhau. Mặt khác, do vốn con người được đo lường một cách gián tiếp và
do hạn chế về mặt dữ liệu nên các tác giả sẽ xem xét lựa chọn yếu tố đo lường vốn
con người nào phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh
được vai trò của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế hay quy mô kinh tế. Sử
dụng hồi quy chuỗi thời gian, các tác giả Qadri & Waheed (2011), Kanayo (2013),
Afridi (2016) đã chỉ ra được, các yếu tố đo lường vốn con người tác động tích cực
đến GDP bình qn đầu người ở Pakistan hay tốc độ tăng trưởng GDP ở Nigeria.
Ước lượng hồi quy dữ liệu bảng, các nghiên cứu của Ferda (2011), Ada & Acaroglu

(2014), Pelinescu (2015) đã tìm thấy, tăng biến đo lường vốn con người sẽ làm tăng
GDP bình quân đầu người của các quốc gia OECD, Trung Đông và Bắc Phi hay các
quốc gia Châu Âu. Các nghiên cứu của Zhang & Zhuang (2011), Su & Liu (2016),
Li và Wang (2016) chỉ ra, vốn con người ảnh hưởng cùng chiều với GDP bình quân
đầu người của các tỉnh, thành Trung Quốc trong từng giai đoạn cụ thể. Lima &
Silveira Neto (2015) sử dụng hồi quy không gian dạng mơ hình khơng gian Durbin
(SDM) dữ liệu bảng, đã chứng tỏ số năm đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên tác
động lan tỏa không gian đến tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của 522 khu
vực của Brazil giai đoạn 1970 – 2010. Sử dụng mơ hình tự hồi quy khơng gian
(SAR), Baudino (2016) đã cho thấy trung bình số năm đi học của lao động khơng
những tác động tích cực đến GDP bình quân lao động của địa phương xem xét mà
còn ảnh hưởng tích cực đến GDP bình qn trên lao động của địa phương tiếp giáp
ở quốc gia Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2013.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về các yếu tố vốn con người ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế hay quy mô kinh tế cũng được nhiều tác giả quan tâm. Ở cấp độ quốc
gia, Nguyễn Thị Đông và Lê Thị Kim Huệ (2019) ước lượng hồi quy chuỗi thời
gian đã chứng minh, tỷ lệ lao động qua đào tạo tác động tích cực đến GDP giai đoạn
1996 – 2017. Ở cấp độ các tỉnh, thành trong khu vực, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng,
nhóm tác giả Hạ Thị Thiều Dao và Nguyễn Đăng Khoa (2014) đã chỉ ra, số năm đi
học bình quân của lực lượng lao động ảnh hưởng tích cực đến GRDP các địa


phương khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ. Điều này cũng được các tác giả Phạm
Đình Long và Lương Thị Mai Nhân (2018) khẳng định trong các nghiên cứu của
mình. Hơn nữa, Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016) cịn tìm thấy, chi tiêu cơng
cho giáo dục và chi tiêu công cho y tế tác động cùng chiều đến GRDP các địa
phương. Kết quả này cũng được khẳng định có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu
của Phạm Đình Long và Lương Thị Mai Nhân (2018) khi nghiên cứu tại các địa
phương khu vực Miền Trung. Ở cấp độ các tỉnh, thành quy mô cả nước, nghiên cứu
của Trần Thọ Đạt (2011) đã chỉ ra, tỷ lệ lao động theo các trình độ, số năm học bình

quân ảnh hưởng cùng chiều đến GRDP của 61 tỉnh, thành phố Việt Nam trong
khoảng thời gian 2000 – 2007. Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2018) cũng
chứng tỏ, tăng tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở cấp độ cao đẳng (CĐ),
đại học (ĐH) sẽ làm tăng GRDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành Việt Nam.
Rõ ràng, quan hệ cùng chiều giữa vốn con người và quy mô kinh tế đã được
chỉ ra ở các nghiên cứu trước đây. Mặc dù có sự khác nhau về kết quả ước lượng,
nhưng phần lớn các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của vốn con người đối
với quy mô kinh tế. Do vốn con người được đo lường gián tiếp, nên các thước đo
vốn con người được xem xét đo lường thông qua giáo dục chính quy, chi phí và sức
khỏe. Qua lượt khảo các nghiên cứu liên quan cho thấy, tại Việt Nam có rất ít các
nghiên cứu tiếp cận vốn con người theo góc độ sức khỏe. Ngồi ra, cũng tìm thấy
một số ít tài liệu ngồi nước sử dụng thống kê khơng gian để nghiên cứu vấn đề
này. Thời gian gần đây, tại Việt Nam, ứng dụng kinh tế lượng không gian được tìm
thấy trong các nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Khắc Minh và Phạm Minh
Tuấn (2015), Đào Thị Bích Thủy (2016), Trần Thị Tuấn Anh (2017), Nguyễn Lưu
Bảo Đoan và Lê Văn Thắng (2017), Trần Thị Tuấn Anh và Nguyễn Văn Thắng
(2019), Võ Xuân Vinh và cộng sự (2020). Kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra
được tương quan không gian cùng chiều của GRDP hay FDI giữa các địa phương
với nhau. Trong điều kiện phù hợp, việc không đưa tác động không gian vào trong
nghiên cứu sẽ khiến cho kết quả nghiên cứu bị lệch và khơng phù hợp. Do đó, phân


tích tương quan khơng gian và lan tỏa khơng gian của các yếu tố đo lường vốn con
người đến GRDP các địa phương Việt Nam là cần thiết.
Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực khi tăng trưởng dần
phục hồi, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố. Theo
Tổng cục Thống kê 2018, GDP năm 2017 cao hơn nhiều so với các năm từ 20112016. Trong đó, 3 năm 2012-2014, GDP đều dưới 6% (5,25%; 5,42% và 5,9%) và 3
năm còn lại, 2011 (6,24%), 2015 (6,68%), 2016 (6,21%) đều dưới 6,7%. Việt Nam
là nước có quy mơ dân số lớn, tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu
người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Chính phủ ln quan tâm và tăng cường

các nguồn lực để đầu tư vào vốn con người, trong đó lĩnh vực như y tế, giáo dục
được quan tâm đầu tư nhằm nâng cao sức khỏe, trình độ tay nghề cho người lao
động. Tỷ trọng chi tiêu công trong hai lĩnh vực này hằng năm đều tăng (Báo cáo
Tổng cục Thống kê, 2018). Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong tổng chi
tiêu công giữa các tỉnh, thành phố vẫn còn chênh lệch, đầu tư trong lĩnh vực y tế của
một số tỉnh, thành thiếu đồng bộ, chưa quan tâm đúng mức cho đầu tư tuyến cơ sở,
dẫn đến tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên. Chi tiêu cơng cho giáo dục cũng
cịn nhiều hạn chế, tỷ lệ chi tiêu cơng cho từng cấp học cịn bất cập, việc phân bổ
đầu tư còn bất hợp lý theo vùng, địa phương. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo còn thấp, chưa gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, tác phong lao động cơng
nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Sự dịch chuyển của lực lượng lao
động từ địa phương này đến địa phương khác cũng ảnh hưởng đến mức tăng GRDP
của các địa phương. Sự liên kết giữa các địa phương trong đầu tư, phát triển hạ
tầng, kinh tế còn nhiều hạn chế. Do đó, cần thiết sử dụng cơng cụ thống kê khơng
gian để phân tích mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương.
Với mong muốn khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả chọn chủ đề
“Nghiên cứu ứng dụng thống kê khơng gian phân tích vai trị của vốn con người
đối với quy mô kinh tế các tỉnh, thành Việt Nam” làm nghiên cứu cho đề tài luận án
này. Sử dụng phân tích tương quan khơng gian và ước lượng hồi quy không gian dữ
liệu bảng để xem xét sự tác động không gian của các biến đo lường vốn con người


đến GRDP của các địa phương. Các hàm ý chính sách được đề xuất trong nghiên
cứu này sẽ giúp cho Chính phủ, lãnh đạo các địa phương có những quyết sách đúng
đắng làm cho GRDP các địa phương tăng trưởng bền vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của luận án là sử dụng phương pháp thống kê không gian
phân tích tương quan khơng gian và tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo
lường vốn con người lên GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể được đề xuất từ mục tiêu tổng qt gồm:

- Phân tích tương quan khơng gian Global Moran’s I, Local Moran’s I cho
GRDP và các yếu tố đo lường vốn con người đối với 3 loại ma trận trọng số không
gian: Ma trận trọng số liền kề (W1), Ma trận khoảng cách ngưỡng 186km (W2) và
Ma trận khoảng cách nghịch đảo (W3).
- Xây dựng mơ hình và ước lượng hồi quy khơng gian dữ liệu bảng phân tích
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đo lường vốn con người đến GRDP của các địa
phương theo 3 ma trận trọng số khơng gian W1, W2, W3.
- Phân tích lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người lên
GRDP của các địa phương theo 3 ma trận trọng số không gian W1, W2, W3.
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao vốn con người cho các địa
phương, từ đó thúc đẩy tăng GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Sử dụng kiểm định tương quan không gian nào để phân tích tích tương
quan khơng gian tồn phần và địa phương cho GRDP và các yếu tố đo lường vốn
con người?
- Mơ hình hồi quy khơng gian nào được dùng để phân tích mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đo lường vốn con người đến GRDP của các địa phương?
- Tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người lên
GRDP của các địa phương theo 3 ma trận trọng số không gian W1, W2, W3 như thế
nào?


- Các hàm ý chính sách nào nhằm nâng cao vốn con người cho các địa
phương góp phần làm tăng GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn con người, tương quan không gian,
hồi quy không gian và mức độ lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con
người lên GRDP các tỉnh, thành Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu các biến số vốn con người theo góc độ chi phí,
GD và sức khỏe gồm chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế, tỷ lệ lao
động đang làm việc trong các thành phần kinh tế đã qua đào tạo của 63 tỉnh, thành
Việt Nam. Quy mơ kinh tế được tính bằng tổng sản phẩm hàng năm của các địa
phương (GRDP) theo giá năm 2010. Biến vốn vật chất (K) được đo lường bằng
tổng vốn đầu tư hàng năm của địa phương theo giá 2010. Biến lao động (L) được đo
lường bằng tổng số lao động của các tỉnh, thành trong năm. Ngồi ra, tác giả luận án
cịn sử dụng một số biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (FDI) so với tổng vốn đầu tư của địa phương trong năm, tỷ lệ tăng dân số, chỉ
số lạm phát, tỷ lệ hộ nghèo.
Nguồn dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ các Niên giám thống kê được
Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hằng năm, trong giai đoạn 2010 – 2017.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp tổng hợp để lược khảo các cơ sở lý thuyết về vốn con
người và quy mơ kinh tế. Phương pháp này cịn được dùng để lược khảo, tổng hợp
các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp
phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa vốn con người và quy mô kinh tế, đồng thời
xem xét lựa chọn yếu tố đo lường vốn con người nào phù hợp cho vấn đề nghiên
cứu. Phương pháp thống kê mô tả dùng để phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố
đo lường vốn con người và thực trạng GRDP của các địa phương. Đồng thời,


phương pháp này cịn dùng để phân tích mức độ biến động của GRDP, yếu tố đo
lường vốn con người và các biến kiểm sốt trong mơ hình.
Phương pháp định tính được sử dụng trong luận án để xác định yếu tố nào đo
lường vốn con người là phù hợp đối với nghiên cứu này. Phương pháp định tính
được thực hiện thông qua lấy ý kiến của 25 chuyên gia tại Hội thảo khoa học với
chủ đề “Vốn con người và quy mô kinh tế các địa phương” do Khoa Toán – Thống
kê tổ chức. Các ý kiến và tham luận của các chuyên gia trong Hội thảo làm tăng
thêm cơ sở để lựa chọn yếu tố đo lường vốn con người trong luận án.

Phân tích tương quan khơng gian, ước lượng hồi quy khơng gian và phân tích
tác động lan tỏa không gian là các phương pháp nghiên cứu định lượng chính trong
luận án. Hồi quy khơng gian dữ liệu bảng được thiết lập trên cơ sở mơ hình Mankiw
– Romer - Weil (1992). Dùng phương pháp kiểm định Global Moran’s I và Local
Moran’s I để đánh giá mức độ tương quan khơng gian tồn phần và địa phương cho
GRDP và các yếu tố đo lường vốn con người. Ước lượng hồi quy không gian dữ
liệu bảng các mô hình SEM (mơ hình sai số khơng gian), SAR (mơ hình tự hồi quy
khơng gian), SDM (mơ hình khơng gian Durbin) để xem xét mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đo lường vốn con người đối với GRDP các địa phương. Đánh giá tác
động trực tiếp (direct effect), gián tiếp (indirect effect) và tổng tác động (total
effect) để xem xét mức độ lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con
người bao gồm chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động
đang làm việc đã qua đào tạo đến GRDP các địa phương.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả luận án đưa ra bằng chứng tương quan không gian, ảnh hưởng không
gian và tác động lan tỏa không gian của chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công
cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến GRDP các địa phương.
Cụ thể, kết quả luận án không những đánh giá mức độ tác động của chi tiêu công
cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo
lên GRDP tại một địa phương cụ thể mà còn đánh giá mức độ ảnh hưởng của chi


tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo đến GRDP của các địa phương lân cận.
Kết quả luận án cũng khẳng định thêm tính khoa học của các mơ hình lý
thuyết của Lucas (1988), Mankiw –Romer - Weil (1992), khi cho rằng vốn con
người ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng. Kết quả của luận án còn làm giàu
thêm cơ sở lý thuyết về mối quan hệ không gian giữa vốn con người và quy mô
kinh tế.

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này là một trong những bằng chứng thực tiễn về tương
quan không gian, ảnh hưởng không gian và tác động lan tỏa không gian của một số
yếu tố đo lường vốn con người đến GRDP các địa phương cho trường hợp Việt
Nam. Trên cơ sở đó, gợi ý các chính sách giúp Chính phủ và lãnh đạo địa phương
có những phương pháp lựa chọn nguồn lực, thực hiện có hiệu quả việc liên kết vùng
trong phát triển kinh tế. Mặt khác, kết quả tương quan không gian, ảnh hưởng
không gian và tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người
đến GRDP còn giúp các địa phương có những định hướng cân đối nguồn lực, phân
phối chi tiêu công trong lĩnh vực giáo dục và y tế, đảm bảo đầu tư cơng có hiệu quả,
thúc đẩy tăng trưởng GRDP theo hướng bền vững. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
cũng góp phần xây dựng hồn thiện hơn nữa khung phân tích cho vấn đề nghiên
cứu.
1.7 NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án sẽ có những đóng góp mới sau:
- Lựa chọn mơ hình tăng trưởng phù hợp để phân tích vai trị của vốn con
người đến GRDP các tỉnh, thành Việt Nam bằng thống kê không gian với nguồn dữ
liệu cấp tỉnh được tổng hợp từ Niên giám thống kê toàn quốc và địa phương do
Tổng cục thống kê Việt Nam công bố hằng năm.
- Các cơng bố khoa học có liên quan trước đây tiếp cận vốn con người với
nhiều góc độ bao gồm chi phí, đào tạo chính quy, sức khỏe đã đo lường vốn con
người bằng chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế, tỷ lệ lao động đang


×