Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giáo dục là một khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.72 KB, 20 trang )

Giáo dục là một khoa học
giáo dục
I - Khách thể, đối tượng nghiên cứu và các nhiệm vụ
nghiên cứu của giáo dục học:
Khách thể nghiên cứu (KTNC) là vật mang đối tượng nghiên cứu, là nội
chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời
Hiện tượng giáo dục – với tư cách là một hoạt động xã hội rộng lớn, gồm
nhiều phạm vi khác nhau, từ trong gia đình đến nhà trường và cả những tác động
khơng chính thống từ những quan hệ cộng đồng…đến q trình hình thành những
giá trị con người nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống xã hội
 KTNC của giáo dục học : hiện tượng giáo dục.
Khoa học :” Hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức ở
đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
- Tri thức kinh nghiệm(TTKN) là những hiểu biết được tích lũy
một cách thực tiễn – tự phát từ trong đời sống hàng ngày, từ đó con người có được
những hình dung thực tế, biết cách phản ứng trước tự nhiên và ứng xử trong quan
hệ xã hội.TTKN chỉ mang tính khái quát bậc thấp, chỉ phản ánh những dấu hiệu
bên ngoài ,chưa đi sâu vào bản chất.Tuy nhiên TTKN luôn là một cơ sở khách
quan cho sự hình thành các tri thức khoa học


- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ
thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là sản phẩm của loại hoạt động nhận
thức đặc biệt được định hướng theo những mục tiêu xác định và được tiến hành
dựa trên những phương pháp khoa học.
- Tri thức khoa học giáo dục là sự tống kết, khái quát hóa những
tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên rời rạc để trừu tượng hóa thành cơ sở lý
thuyết về các liên hệ bản chất.
* Tiêu chí để nhận biết một bộ mơn khoa học :
- Có đối tượng nghiên cứu xác định


- Có hệ thống lý thuyết
- Có một hệ thống phương pháp luận
Ngồi 3 tiêu chí trên thì cịn có tiêu chí là có mục đích ứng dụng, có
một lịch sử nghiên cứu. Nhưng trong nhiều trường hợp người nghiên cứu chưa
biết trước mục đích ứng dụng và khơng phải bộ mơn khoa học nào cũng có lịch
sử phát triển.
 Giáo dục học là một khoa học trong các khoa học giáo dục
Lý luận giáo dục học là một hệ thống trí thức khái quát ở các cập độ lý
luận và được cụ thể hóa ở các phạm trù, khái quát, khái niệm, các quy luật,
nguyên tắc lý luận, các học thuyết, quan điểm học thuật..
Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là quá trình dạy học và giáo dục,
nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học theo một mục đích giáo
dục xác định.Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của giáo dục học chính là
nghiên cứu cac mặt quá trình của các hiện tượng giáo dục, nhằm phát triển bản
chất, các quy luật của quá trình tác động chủ đích nhằm hình thành và phát triển
nhân cách phù hợp với những yêu cầu phat triển xã hội
Quá trình giáo dục là q trình xã hội hóa nhân cách có tổ chức và có
mục đich, vận động, và biến đổi liên tục, thể hiện sự tương tác giữa nhà giáo


dục và người được giáo dục, nhằm tạo thuận lợi cho người được giáo dục tiếp
thu, lĩnh hội hệ thống tri thức…phù hợp với mục đích giáo dục xác định, góp
phần phát triển nhân cách người được giáo dục
Theo quan điểm cấu trúc – hệ thống, quá trình giáo dục ( theo hàm nghĩa
rộng) bao gồm hai quá trình bộ phận, có mối liên hệ thống nhất biện chứng với
nhau, là quá trình dạy học và quá trình giáo dục ( theo nghĩa hẹp)
Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng : quá trình tác động hình thành và
phát triển nhân cách về mọi mặt
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp : góp phần thực hiện mục
đích của q trình giáo dục tồn diện, tác động hình thành ở người được giáo

dục chủ yếu vầ những mặt giá trị xã hội
Qúa trình dạy học : góp phần thực hiện mục đích của q trình giáo dục
tồn vẹn, tác động hình thành ở người được giáo dục chủ yếu về mặt trang bị
một hệ thống tri thức và phát triển các năng lực trí tuệ
Ngồi hai yếu tố chủ chốt là nhà giáo dục và người được giáo dục , trong
hệ thống của quá trình quá trình giáo dục – dạy học còn bao gồm các thành tố
cơ bản sau :
+,Mục tiêu giáo dục – dạy học
+, Nội dung giáo dục – dạy học
+, Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức
+, Kết quả của tác động giáo dục – dạy học
+, Môi trường giáo dục – dạy học

 Nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học :
Nghiên cứu phát triển hệ thống lý luận giáo dục học : nghiên cứu bản
thân của các quá trình giáo dục và các hiện tượng giáo dục, tìm kiếm các mơ hình
giáo dục – dạy học, các quan điểm phương pháp luận và hoàn thiện các phương
pháp nghiên cứu,các lý thuyết giáo dục hiện đại…


Nghiên cứu triển khai và ứng dụng hệ thống lý luận khoa học nhằm cải
tạo thực tiễn giáo dục : khảo sát thực trạng giáo dục, phát hiện nguyên nhân và dựa
trên các cơ sở lý luận khoa học giáo dục đề xuất các chính sách, biện pháp…nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tế của một hệ thống giáo dục đối với sự phát
triển cá nhân và sự phát triển xã hội
Nghiên cứu dự báo giáo dục : Nghiên cứu các xu thế, xu hướng phát triển
của giáo dục nói chung hoặc của một hệ thống giáo dục cụ thể
Tuy nhiên việc phân định các nhiệm vụ nghiên cứu giáo dục trên đây cũng
chỉ mang tính tương đối


II - Một số khái niệm cơ bản của giáo dục:
Với tư cách là một khoa học giáo dục con người, giáo dục học bao gồm
một hệ thống các khái niệm đặc thù và được phân chia thành các nhóm như sau
a)-

Các khái niệm cơ bản :
* Giáo dục : theo nghĩa rộng thì đó là q trình xã hội hóa nhân cách, được

tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và mối
quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm giúp mỗi cá nhân
tiếp thu được những kiến thức xã hội -lịch sử của lồi người, từ đó phát triển
sức mạnh bản thân sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Theo như chúng ta được biết thì có hai loại hình giáo dục. Thứ nhất là
giáo dục khơng chính thống, là loại hình giáo dục trong gia đình và xã hội, nó
khơng có quy mơ hay tổ chức rõ ràng nhưng lại góp phần quan trọng trong việc
hình thành nền tảng đạo đức và phẩm chất của mỗi con người. Loại hình thứ 2
là giáo dục chính thống, hay chính là nền giáo dục trong nhà trường. Nó bao
gồm 3 yếu tố cơ bản khơng thể thiếu, đó là: người giáo dục, người được giáo
dục và mơi trường giáo dục. Và q trình giáo dục này được thực hiện thông


qua hoạt động có tổ chức của hệ thống giáo dục quốc dân, do những người có
chun mơn được xã hội phân cơng.
Ở đây chúng ta có nhắc đến q trình xã hội hóa nhân cách, hay cũng có
thể gọi là q trình hình thành con người. Đó là một quá trình bao gồm tất cả
các mặt về sinh học,tâm lí xã hội và giáo dục,..diễn ra do ảnh hưởng của cả
nhân tố bên trong( bẩm sinh, di truyền,…) và nhân tố bên ngồi( hồn cảnh tự
nhiên, xã hội). Nó chịu ảnh hưởng của cả các tác động tự phát, ngẫu nhiên và cả
các tác động có mục đích, có tổ chức. Do đó mà từ những giá trị xã hội , mỗi cá
nhân có thể hình thành nên nhân cách riêng của mình.--> Qúa trình hình thành

con người là một hoạt động xã hội rộng lớn chứ không riêng của hệ thống giáo
dục quốc dân.
* Giáo dục, theo nghĩa hẹp thì được hiểu là quá trình tác động giúp người
được giáo dục tiếp nhận và chuyển hóa tích cực các chuẩn mực xã hội, từ đó
hình thành ý thức, thái độ và hệ thống hành vi phù hợp với các mục tiêu giáo
dục. Thế mạnh của quá trình giáo dục này là hình thành lí tưởng, niềm tin, thái
độ,.. thông qua các sinh hoạt tập thể, các hoạt động chính trị- xã hội,..ngồi nhà
trường.
* Dạy học hay q trình dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục(nghĩa
rộng), là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp
người học nắm vững một hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,.. được quy định bởi
một kế hoạch, hay một chương trình nhất định. Từ đó hình thành một trình độ
học vấn hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phát triển những năng lực và
phẩm chất của người học theo yêu cầu của một mục tiêu xã hội cụ thể. Đó chính
là nội dung của dạy học.
* Giáo dưỡng : là mặt nội dung của dạy học, là sự trau dồi các kiến thức, kĩ
năng đã được hệ thống hóa thành một trình độ học vấn của người học và chủ
yếu là trong quá trình dạy học ở các trường học.


* Tự giáo dục : là sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện cá nhân về mọi mặt để hoàn
thiện bản thân phù hợp với các yêu cầu của mục đích giáo dục.
* Giáo dục lại : cũng là một bộ phận của giáo dục, có mục tiêu và chức năng
điều chỉnh, uốn nắn những sai lạc không phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
*. Giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình,
nhà trường, xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm giáo dục học
sinh trong việc chọn nghề, giúp học sinh tự quyết định nghề nghiệp tương lai
trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu
nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Mục tiêu chung của giáo dục

hướng nghiệp nhằm phát triển và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nhiệp;
giúp học sinh hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi
vào những lĩnh vực mà xã hội có yêu cầu. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp
bao gồm định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề.
*. Giáo dục cộng đờng
Theo UNESCO thì giáo dục cộng đồng được xem như là một tư tưởng,
một cách làm mới mẻ nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững, gắn bó giữa giáo
dục với các q trình xã hội, với đời sống và lợi ích của cộng đồng. Đó là cách
thức tốt và có hiệu quả nhằm tạo ra những điều kiện, cơ hội để thực hiện sự
công bằng xã hội, tạo lập nền tảng cho sự phát triển và sự ổn định của xã hội.
Giáo dục cộng đồng được hiểu là giáo dục cho tất cả mọi người, là áp dụng cho
mọi người trong xã hội. Nói một cách cụ thể hơn giáo dục cộng đồng là quá
trình biến đổi các loại trường học thành các trung tâm giáo dục và câu lạc bộ
văn hóa cho mọi lứa tuổi. Nếu thực hiện thành công đường lối giáo dục cộng
đồng, xã hội sẽ là một trường học khổng lồ, trong đó giáo dục trở thành một
động lực phát triển trực tiếp và quan trọng nhất của toàn xã hội.
*. Giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên được hiểu là một hệ thống giáo dục nhằm mục
đích tạo cơ hội giáo dục liên tục, thường xuyên, thoả mãn nhu cầu học tập suốt
đời của mọi thành viên trong xã hội, giúp họ thích ứng với sự tiến bộ nhanh
chóng về khoa học - kỹ thuật, tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
*. Công nghệ giáo dục
Sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc và thường xuyên của khoa học kỹ thuật
vào nền sản xuất đại công nghiệp làm nảy sinh một khái niệm khoa học chuyên
biệt: công nghệ. Đối với nền sản xuất ra của cải vật chất công nghệ là một khoa
học chuyên nghiên cứu cách thức xử lý, chế tác, biến đổi trạng thái, tính chất,
hình dáng của ngun vật liệu (hay bán thành phẩm) thành sản phẩm. Nó phát



hiện ra các qui luật cơ, lý, hóa có thể vận dụng vào các quá trình sản xuất ra của
cải vật chất nhằm nâng cao chất lựơng, hiệu quả, năng suất
Một trong những xu thế của thời đại mới là đầu tư công nghệ phát triển.
Khi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, xu thế chung
là đầu tư theo chiều sâu. Việc đầu tư dạy học theo chiều sâu thực chất là đầu tư
công nghệ dạy học. Theo nghĩa hẹp, công nghệ dạy học là việc sử dụng những
phát minh, những sản phẩm công nghiệp hiện đại về thông tin và các phương
tiện kỹ thuật vào dạy học. Theo nghĩa rộng, công nghệ giáo dục là khoa học về
giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều
kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào tạo cũng như xác lập các phương
pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt mục đích đào tạo đề ra đồng thời tiết
kiệm được sức lực của thầy và trò (UNESCO).
b)- Các nhiệm vụ của giáo dục : bao gồm giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ, lao động, hướng nghiệp,…
c)- Các bậc học : bao gồm từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cho đến
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục người lớn.
d)- Loại hình , phương thức giáo dục : gồm có giáo dục chính quy, khơng
chính quy, phi chính quy, giáo dục thường xun, giáo dục nhà trường, gia đình
và giáo dục xã hội…
Ngồi những khái niệm trên cịn có một số khái niệm khác cũng đã gia
nhập vào hệ thống giáo dục học, với nội hàm mang tính chất đặc thù như: nhân
cách và phát triển nhân cách,nhân tố xã hội và nhân tố sinh học, xã hội hóa con
người, ..Đó là triết học, văn hóa học, xã hội học và tâm lí học.

III - Cấu trúc của giáo dục học và mối quan hệ với các
khoa học khác :
a) Mối quan hệ của Giáo dục học với các khoa học khác
Triết học: Là khoa học về các qui luật chung nhất của sự phát triển tự
nhiên, xã hội và tư duy con người, là nền tảng cho sự phát triển Giáo dục học.



Triết học cung cấp các quan điểm phương pháp luận và các qui luật cho việc
nghiên cứu sự vận động và phát triển của giáo dục.
Xã hội học: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với con
người và quan hệ con người, vạch ra những đặc điểm phát triển kinh tế- văn
hóa, xã hội và ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành nhân cách con người. Từ
đó giúp Giáo dục học giải quyết những vấn đề về mục đích, nội dung giáo dục.
Sinh lý học thần kinh: Muốn nghiên cứu về sự phát triển của con người,
Giáo dục học phải dựa vào các phát hiện, các kiến thức của sinh lý học thần
kinh như: sự phát triển của hệ thống thần kinh, các đặc điểm của hệ thần kinh…
Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học sư phạm, Tâm lý học xã hộ i có vai trò
rất quan trọng đối với việc nghiên cứu và phát triển của Giáo dục học.
Lý thuyết thông tin, điều khiển học, tin học ngày càng được nghiên cứu
và ứng dụng rộng rãi trong Giáo dục học.
……
Ngược lại, các thành tựu lí luận trong giáo dục học cũng có vai trị liên
môn tạo nên các giá trị, cơ sở khoa học của nhiều bộ môn.
b) Các chuyên ngành của giáo dục học : gồm 2 chuyên ngành chủ yếu là:
* Giáo dục học đại cương :- Các vấn đề chung
- Lý luận dạy học
- Lý luận giáo dục
- Lý luận tổ chức và quản lí trường lớp

* Giáo dục học chuyên ngành:
- Theo ngành và bậc học thì chúng ta sẽ có: giáo dục học mầm non, giáo dục
học phổ thơng, giáo dục học nghề nghiệp, giáo dục học đại học,…
- Theo loại hình, chun ngành đào tạo thì ta có: giáo dục học quân sự, giáo
dục học y học,…
- Theo lĩnh vực thì ta có : giáo dục học đặc biệt, giáo dục học người lớn,
lịch sử giáo dục, giáo dục học so sánh, giáo dục học bộ môn, quản lý giáo dục,

kinh tế giáo dục,…


Như vậy ta thấy cấu trúc của giáo dục học cũng khá là phức tạp và là một
ngành khoa học vơ cùng quan trọng vì nó có sự liên hệ chặt chẽ với hầu hết các
ngành khoa học căn bản trong hệ tthông các ngành khoa học.

IV.Phương pháp nghiên cứu của giáo dục học.
Như ta dã biết trong phần trước một trong các tiêu trí để nhận biết một bộ
mơn khoa học đó là có một hệ thống phương pháp luận.Trong phần này ta sẽ
tìm hiểu một số phương pháp nghiên cứu của GDH.Và các phương pháp này
cũng chỉ ở mức độ tổng quát.
A.CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
1.Cơ sở phương pháp luận.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghiã duy vật lịch sử là phương pháp
luận của giáo dục học XHCN
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc, quan điểm kế thừa – phát triển… chỉ đạo sự
lựa chọn vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
2.Làm rõ một số khái niệm.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) : là hình thức cơ bản thứ 3 của
chủ nghĩa duy vật do C.Mác và Ph.Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế
kỷ 19 và sau đó đươc Lênin phát triển.CNDVBC không chỉ phản ánh hiện thực
đúng như chính bản thân nó tồn tại mà cịn là công cụ hữu hiệu giúp những lực
lượng tiến bộ trong XH cải tạo hiện thực.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác là thành tựu vĩ đại của khoa học. Nó
cho ta thấy rằng do sự phát triển của LLSX mà từ chế độ sinh hoạt XH này đã
nảy sinh và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt XH khác cao hơn.
- Quan điểm hệ thống cấu trúc yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các đối
tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ,trong những trạng thái



vận động và phát triển,trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể để tìm ra bản
chẩt và quy luật vận động của đối tượng. Và hệ thống là 1 tập hợp các yếu tố
nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau để tạo thành một chỉnh thể ổn
định và có quy luật tổng hợp.
- Quan điểm kế thừa – phát triển : khi nghiên cứu một vấn đề ta nên kế thừa
những điểm hay điểm mạnh của những nghiên cứu trước,lược bỏ những điều
không dúng và phát triển những điều cao hơn
B.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào các cơ sở phương pháp luận ta chia thành các phương pháp sau :
1.Các phương pháp nghiên cứu lý luận .
- Nghiên cứu lý luận khoa học giáo dục thực hiện theo 2 bước :
+ Thu thập thông tin lý luận các quan điểm lý thuyết giáo dục…. ,nguồn tài
liệu : tạp chí KH, sách….
+ Các tài liệu được xử lý bằng tư duy khoa học ( phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa…) để từ đó khái quát thành hệ thống tri thức, những lý thuyết giáo dục
mới có vai trò tiền đề.
- Nghiên cứu một sự kiện phức tạp.
+ Đề xuất một giả thuyết.Trong giả thuyết thơng tin có tính giả định.
+ Chứng minh giả thuyết.Bằng suy luận hay thực nghiệm để khẳng định
hoặc bác bỏ giả thuyết.
- Nghiên cứu một hiện tượng giáo dục phức tạp.
Thực tế nhiều hiện tượng giáo dục phức tạp nếu như ta nghiên cứu trực tiếp thì sẽ
gặp khó khăn về một số mặt nào đó,tuy nhiên khi sử dụng phương pháp mơ hình
thì đơn giản hơn nhiều.(Mơ hình là hình ảnh mơ phỏng các mối liên hệ cơ cấuchức năng giữa các yếu tố của đối tượng nghiên cứu).
VD: Đối với môn quang hình học khi nghiên cứu về thấu kính thay vì phải sử dụng
thấu kính thật quan sát đường đi của tia sáng rất phức tạp,ta có thể dùng phương



pháp mơ hình.Nghĩa là thay thấu kính thật bằng các hình vẽ trên mặt giấy sẽ đơn
giản và trực quan hơn.
+ Xây dụng mơ hình giả định về hiện tượng giáo dục.
+ Dựa trên sự khảo sát,sự vận hành của mơ hình mà các nhà khoa học
khám phá ra bản chất và các quy luật của của sự kiện giáo dục.
2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn giáo dục.
Nghiên cứu giáo dục có thể tiến hành bằng cách xem xét,phân tích trực tiếp trong
thực tiễn.
- Quan sát:quan sát trực tiếp đối tượng giáo dục theo một chương trình chủ động
từ đó ta phát hiện ra những biến đổi của chúng trong những điều kiện cụ thể từ đó
rút ra nguyên nhân,quy luật vận động.
=> Vậy phương pháp này áp dụng với đối tượng được đặt trong một môi trường cụ
thể,phạm vi hẹp,và đối tượng khơng có sự tương tác ngược lại với ngưới quan sát.
- Điều tra:điều tra toàn diện có hệ thống các đối tượng trên diện rộng,xét sự phân
bố của chúng về mặt định tính định lượng để tìm ra quy luật phát triển.Hoặc dụng
phiếu điều tra dể tim hiểu tâm tư,nguyện vọng…của lực lượng GD.
=> Như vây phương pháp này có thể áp dụng trên diện rộng,có sự tương tác qua lại
giữa người điều tra và đối tượng.
-

Nghiên cứu kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh dể phát hiện trình độ

nhận thức,phương pháp và chất lượng hoạt động của họ từ đó tìm giải pháp nâng
cao chất lượng GD.
=> Phương pháp này không quan tâm tới quá trình,chỉ nghiên cứu kết quả.Dựa vào
kết quả đó để đánh giá và khắc phục.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Các bước thực hiện:
- Tái hiện,mô tả quá trình hình thành phát triến sự kiện,kinh nghiệm GD.
- Tìm nguyên nhân,hệ quả và các diều kiện.



- Phân tích,tìm quy luật phát triển.
- Từ đó khái quát thành bài học kinh nghiệm để nhân rộng áp dụng vào các đối
tượng có điều kiện tương tự.
=>Vậy bằng việc phân tích và tổng kết kinh nghiệm GD của cá nhân hay tập thể
trong quá khứ để tìm ra một quy luật mới,khắc phục những yếu kém hình thành
nên một bài học kinh nghiệm có giá trị.
4.Thực nghiệm GD.
Là phương pháp tổ chức cho một nghiệm thể hoạt động theo một giả thiết khoa học
giáo dục,bằng cách đưa vào những yếu tố mới những điều kiện khác thường để
xem sự phát triển có phù hợp với giả thuyết. Nếu giả thuyết được khẳng định hay
lý thuyết được thành lập thì có thể áp dụng vào thực tiễn .
5.Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này cũng sử dụng đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao để
đánh giá 1 cơng trình khoa học giáo dục, để phân tích 1 sự kiện giáo dục nào đó.
Có 2 hình thức :
- Phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia về vấn đề nghiên cứu
- Sermina khoa học xin ý kiến nhiều chuyên gia về vấn đề nghiên cứu .
=>Như vậy, Phương pháp này sẽ có hiệu quả cao.
6.Phương pháp sử dụng các cơng cụ tốn học
- Sử dụng lý thuyết khoa học :
+ Mục đích sử dụng tốn học la đảm bảo các quá trình suy diễn được triệt để
nhất quán.
+ Sử dụng phương logic toán học để xây dựng các lý thuyết giáo dục tìm ra
quy luật của đối tượng đó
- Dùng toán thống kê để xử lý tài liệu đã thu thập đươc trước đó từ các phương
pháp khác. Kết quả thu được cho ta những số liệu khái quát và đáng tin cậy.



Ví dụ : khi làm đề tài nghiên cứu khoa học ta thường phát phiếu điều tra. Và khi
thu đươc kết quả ta sư dụng tốn thống kê để tìm ra những số liệu chung nhất và
chính xác.
KẾT LUẬN : để đảm bảo tính khách quan và tin cậy trong GD ta lựa chọn và phối
hợp nhiều phương pháp.

V - Khái quát lịch sử các tư tưởng giáo dục
Giáo dục học với tư cách là một hệ thống lý luận khoa học về sự giáo dục
con người có chủ đích,một mặt là do nhu cầu phát triển không ngừng của xã
hội.Mặt khác,những bước tiến lớn của thực tiễn trong lịch sử giáo dục gắn liền
với những tiến bộ tư tưởng về giáo dục và những triết lý,học thuyết giáo dục ở
mỗi thời đại,do đó,giáo dục chỉ trở thành một khoa học độc lập và phát triển
như ngày nay sau khi trải qua một q trình hàng nghìn năm tích lũy,điều chỉnh
và hoàn thiện các tư tưởng tiến bộ về giáo dục,cũng như các thành tựu khoa học
giáo dục của rất nhiều thế hệ.
Dưới đây là tóm tắt lịch sử phát triển của các tư tưởng giáo dục.
1 - Những tư tưởng giáo dục trong triết học Cổ đại
Nhiều thế kỉ trước Cơng ngun;được trình bày trong các tác phẩm khoa
học,triết học cổ đại hoặc trong các tác phẩm về thần học và tôn giáo.
Các đại diện:Khổng Tử,Mạnh Tử… của thời Trung Hoa cổ đại hay
Platon,Democrit…của thời Hy Lạp-La Mã.Các tư tưởng này đặt nền móng cho
giáo dục thực tiễn và khoa học giao dục sau này.
Khổng Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng về phương pháp dạy học tích
cực.Theo Khổng Tử,vật có bốn góc chỉ cho một góc mà khơng suy ra ba góc kia
thì khơng dạy nữa và học mà khơng suy nghĩ thì mờ tối chẳng hiểu gì,nghĩ mà
khơng học thì khó nhọc bất cập.Khổng Tử chia việc dạy học ra làm bốn bước:


Học-Tư(suy nghĩ)-Tập(luyện tập)-Hành.Như vậy phương châm học đi đôi với
hành đã được Khổng Tử khởi xướng từ mấy trăm năm trước Cơng Ngun.

Xơcrat-nhà triết học lỗi lạc thành Aten thì có quan niệm nhân văn rất nổi
tiếng:giáo dục phải giúp con người tìm thấy,tự khẳng định chính bản thân
mình.Bao giờ ông cũng nêu câu hỏi để người học suy nghĩ tự tìm giải đáp,nếu
sai thì tiếp tục gợi mở để người học tự phát hiện ra cái sai lầm của mình và tự
khắc phục.
Platon-nhà khoa học vĩ đại thời Hy Lạp Cổ đại là người đầu tiên có tư tưởng
xây dựng một hệ thống giáo dục xã hội dưới sự chỉ đạo của một nhà nước cộng
hòa.Theo Platon,con người và xã hội chỉ có thể đạt được hnahj phúc bởi một
nền giáo dục quốc gia,mỗi công dân(người tự do)phải được giáo dục ngay từ
đầu.
2 - Những tư tưởng giáo dục trong thời kỳ Trung Đại(Trung cổ)
Bắt đầu từ sau Công nguyên tới cuối thế kỷ XV.Đặc trưng cơ bản của xã hội
thời kỳ này là sự thống trị tinh thần của các tơn giáo.tuy nhiên,giáo dục phong
kiến có sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây.
* Thời kỳ này ,ở châu Âu có những tư tưởng giáo dục tiến bộ:
Charlemagne ,một quốc vương danh tiếng thời Trung cổ,được coi là người
đầu tiên thực hiện chính sách giáo dục phổ cập.Ơng bắt mỗi tu viện phải có một
lớp học.Các giáo sĩ phải dạy cho dân chúng tụng kinh,hát,luyện văn pháp,tính
tốn và tập viết.
Thomas d’Aquinas-nhà thần học và cải cách tôn giáo người Italia.Thuyết
của Thomat Dacanh có ảnh hưởng quan trọng tới các tư tưởng giáo dục thời
trung cổ,khởi đầu về khả năng nhận thức hiện thực khách quan của con người.
* Tại các nước phương đông đặc biệt là Nam Á và Trung Hoa,ảnh hưởng
của Phật giáo và sau đó là Nho giáo đến giáo dục rất rõ ràng.Ở Trung Quốc thời
kì đầu(cho đến hết đời Nam Hán,thế kỉ XII,XIII)giới tri thức chủ yếu là giới


tăng ni Phật tử,sau đó Nho giáo thịnh hành với những giá trị tư tưởng của
Khổng Tử và Nho gia đến đầu thế kỉ XX.
Hệ tư tưởng giáo dục phong kiến phương Đơng,điển hình là các triều đại

phong kiến Trung Hoa,với đặc trưng nền giáo dục dựa trên chế độ khoa cử.
3 - Những tư tưởng giáo dục trong thời kì Cận đại(từ thế kỉ XV đến
giữa thế XIX)
Được mở đầu bằng thời kì Phục Hưng,cố gắng khơi phục lại những giá
trị huy hồng của thời kì La Mã và Hy Lạp cổ đại,cũng là thời kì của những
phát minh công nghệ khoa học dẫn đến sự ra đời của hình thái kinh tế-xã hội tư
bản chủ nghĩa sau này.
*

Thời kì Phục hưng và thế kỉ ánh sáng với những tư tưởng soi sáng

đường đi cho nhân loại đến sự khám phá,sự phát triển năng lực của mỗi cá
nhân,sự khẳng định quyền sống,quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi thành viên
trong xã hội.Các tư tưởng giáo dục trong thời kì này vô cùng sôi động,tuy chủ
yếu ở các quốc gia Tây Âu.
Erasmus là một nhà tư tưởng giáo dục hang đầu thời kì Phục hưng,ơng
hồng của chủ nghĩa nhân văn.Ơng chú trọng đến việc Hướng dẫn,dạy học có
tính cá thể thay vì giáo dục theo số đơng,nhằm chú ý đến đặc điểm nhân cách
và năng lực của người học.
Rabelais là một đại diện xuất sắc của giáo dục thời kì Phục hưng,ông phê
phán giáo dục theo chủ nghĩa kinh viện của thời kì Trung cổ,trình bày tư tưởng
giáo dục của mình nhằm đào tạo con người mới.Mục tiêu giáo dục theo ông là
đào tạo một tầng lớp thanh niên được giáo dục tồn diện,có đầu óc thực tiễn và
thiết thực.Nền giáo dục cần có chương trình tồn diện gồm;trí dục,đức dục,mỹ
dục,giao tiếp ,vệ sinh với nội dung thiết thực và cụ thể nhằm hiểu biết con
người và thiên nhiên.


*


Các tư tưởng khai sáng gắn với sự ra đời Giáo dục học(thế kỉ

XVII)
Các tư tưởng về giáo dục đã tích lũy hàng ngàn năm là một trong các diều
kiện cơ bản để tiến tới một độ chín muồi,một hệ thống tri thức về giáo dục tách
khỏi các khoa học khác và trở thành một khoa học độc lập.
Jan Amos Comenius,cịn gọi là Comenius,người Áo- Tiệp,là cha đẻ của mơ
hình nhà trường hiện đại.Ông đề xuất tư tưởng:mọi trẻ em,bất kể xuất thân từ
đâu,đều phải được học trong trường học bằng tiếng mẹ đẻ;thực chất đó là tư
tưởng về phổ cập giáo dục tiểu học.Comenius đánh giá rất cao vai trò của giáo
dục và đề cao vai trò,nhân cách của người thầy.Nguyên tắc giáo dục gắn với
môi trường xung quanh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt ý tưởng của ông.
Jonh Locke,một nhà tư tưởng Anh thì cho rằng phương pháp giáo dục
không được nhồi nhét mà phải khơi dậy ở trẻ lịng đam mê.Ơng cho rằng giáo
dục đạo đức là vấn đề quan trọng nhất.
4 - Một số tư tưởng giáo dục thời kì Cận hiện đại(từ thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX)
* Jonhann Pestalozzi,người Thụy Sĩ,được coi là bậc thầy của nền khoa học
giáo dục hiện đại.Ông đã xác định mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển
bản chất tự nhiên của trẻ,khi cho rằng giáo dục chính là việc xây dựng ngơi
nhà(hình thành con người)cao lớn hơn trên một nền tảng vững chắc(bản chất tự
nhiên).Ông đặt vấn đề về tính hai mặt của q trình dạy học:thứ nhất,tạo điều
kiện cho trẻ em tích lũy tri thức trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính,và thứ hai,phát
triển khả năng trí tuệ của trẻ.
* V.I.Lenin,lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới đã xaay dựng nền giáo dục
bình đẳng đối với mọi tầng lớp,mọi dân tộc.Lần đầu tiên trong lịch sử trường
học khơng cịn là của riêng giai cấp thống trị mà thuộc về toàn thể nhân dân lao
động.Theo ông,nhiệm vụ của nhà trường Xô Viết là trang bị cho thế hệ trẻ



những tri thức khoa học chân chính về tự nhiên và xã hội,hình thành cho họ thế
giới quan duy vật khoa học,quan điểm và niềm tin cộng sản.Cần phải thực hiện
việc giáo dục thế hệ trẻ theo tinh thần đạo đức cộng sản chủ nghĩa để hình thành
những phẩm chất đạo đức mới cho họ.
5- Một số quan điểm giáo dục tiêu biểu của giáo dục đương

thời
a - Các nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn

 John Deway (1859-1952)
- Là nhà triết học và là nhà giáo dục học giỏi tiếng của Mĩ
- Ông phê phán các phương pháp giáo dục đương thời chỉ tạo nên hứng
thú và ngộ nhận một cách tầm thường hoặc đã định hướng quá mức đối với học
sinh.
- Quan điểm của ông:
+ Giáo dục cần đáp ứng và làm giàu cho cuộc sống thực tại của người
học như là sự chuẩn bị tốt cho tương lai
+ Ông chủ trương một nền giáo dục gắn liền lý thuyết và thực tiễn
+ “Giáo dục chính là bản thân cuộc sống”: Dewey lập luận rằng trái
với con vật chủ yếu sống bằng những bản năng bẩm sinh, con người sống chủ
yếu bằng kinh nghiệm ứng xử với thế giới xung quanh.
- Từ lý thuyết của John Deway đã xây dựng được một chương trình giáo
dục tích cực đặc biệt chứ trọng phát triển các nhu cầu và hứng thú đặc trưng ở
mỗi giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ.
- Các quan điểm của Deway đặt nền mong cho tư tưởng “người học làm
trung tâm” sau nay
- Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến phê phán quan điểm của Deway khi đề
cao quá nhu cầu và hứng thú của người học



 Jean Piaget

(1896 – 1980)

- Nhà tâm lý học người Thụy Sỹ, có ảnh hưởng lớn đến các lý thuyết giáo
dục thế kỉ 20
- Lý thuyết các giai đoạn phát triển trí tuệ trẻ em đã trở thành cơ sở khoa
học vững chắc cho các cơng trình tâm lý học phát triển tri tuệ và lý luận dạy học
hiên đạị sau nay
b-

Các hệ thống khoa học giáo dục điển hình
o Mơ hình KHGD Tây âu, Bắc Mĩ, và Nhật bản
- Mơ hình giáo dục phi tập trung tuyệt đối vào nhà nước trung ương và

tạo điều phát triển đáng kể của giáo dục địa phương và giáo dục ngồi cơng
lập…tỏ ra có hiệu quả
- Ngồi ra, do nhanh chong tiếp cận những thành tựu khoa và công nghệ
của nhân loại cuối thế 19 và nửa đầu thế kỉ 20. Đồng thời kết hợp đường lối
khoa học giáo dục thực dụng đã đưa lại nhiều thành tựu phát triển giáo dục gắn
với hiệu quả kinh tế - xã hội
- Những thập niên gần đây,trước xu thế phát triển mạnh mẽ tiến vào thời
đại công nghệ thông tin va nền kinh tế tri thức, KHGD phương Tây đã có được
nhiều thành tựu quan trọng và trơt thành hệ thống lý luận tiến tiên
- Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống giáo dục phương
Tây còn nhiều bất cập: thiên về giáo dục khoa học, công nghệ và khả năng tìm
việc. Xem nhẹ tính nhăn văn và phuc vụ cơng đồng.
* Mơ hình KHGD trong hệ thống XHCN trước đây:
- Sau cách máng tháng 10 Nga, mơ hình chế độ xã hội XHCN ra đời tiếp
đó là hệ thống giáo dục XHCN và hệ thống lí luận XHCN cũng dần được hình

thành và có nhiều tính ưu việt:
+ Giáo dục con người phát triển toàn diện


+ Đặc biệt chú trọng lý tưởng xã hội, chủ nghĩa tập thể và nhân cách
người lao động chân chính
- Phương pháp giáo duc XHCN và nội dung giáo dục:
+ Không chỉ quan tâm trang bị học vấn khoa học
+ Cịn chú trọng hình thành nhân cách con người theo tiêu chí XHCN
+ Ưu tiên đầu tư theo hướng giáo dục tồn dân, cơng bằng xã hội
- Hệ thống giáo dục XHCN đã đóng góp những thành tựu to lớn cho
nhân loại: số lượng cơng trình và các nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục
nhiều hơn các nước Tư bản.
- Tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế:
+ Chú trọng giáo dục tri thức lý luận hơn kĩ năng thực hành thực
tiễn
+ Chậm đổi mới để bắt kịp sự phát triển của xu thế thời đại

VIỆT NAM:
-

Là đất nước XHCN và có hệ thống giáo dục XHCN
- Giáo dục VN hiện nay kế thừa và phát huy theo định hướng XHCN, đờng

thời nhanh chóng đổi mới tiếp cận các xu thế phát triển của nhân loại
- Lý luận KHGD Việt Nam trong mấy chục năm qua đã hình thành , tích
lũy, và đang phát triển để trở thành một hệ thống tri thức KHGD đáp ứng yêu cầu
các cuộc cải cách giáo dục và xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện
đại và giàu bản sắc văn hóa dân tơc.





×