Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.34 KB, 11 trang )

NHỮNG BIẾN ĐỔI THÍCH NGHI CỦA
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN NAY.
I. NHỮNG BIẾN ĐỔI PHÁT TRIỂN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT.
1. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm thay đổi về chất những yêu
tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cách mạng khoa học- công nghệ là sự hoà nhập những biến đổi về chất của khoa
học và kỹ thuật thành một thể thống nhất, làm thay đổi một cách căn bản mọi mặt đời sống
xã hội của nhân loại. Sự ra đời và ứng dụng những tiến bộ của khoa học- công nghệ là
nhân tố đóng vai trị quyết định để chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới và
chuyển từ trình độ cơng nghệ này sang trình độ cơng nghệ mới cao hơn.
a. Những thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trình độ cơng nghệ của nền sản
xuất dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ.
- Về cơ sở vật chất
Những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện cách
mạng khoa học- công nghệ hiện đại biểu hiện trước hết là sự thay thế từng bước các tư liệu
sản xuất truyền thống bằng các tư liệu sản xuất hiện đại, trên cơ sở ứng dụng những thành
tựu của cách mạng khoa học- công nghệ, mà trước hết là công nghệ thông tin, sinh học,
vật liệu mới...
Sự phát triển đó, trước hết được biểu hiện ở công cụ lao động và hệ thống dây
chuyền sản xuất đã đạt tới trình độ tự động hố rất cao. Nếu trước kia, máy móc bao gồm
3 bộ phận (máy phát lực, máy truyền lực, máy cơng tác) thì nay có thêm thiết bị vi sử lý để
điều khiển từ xa hoặc lập trình sẵn cho các máy điện tốn. Sự ra đời các thế hệ máy móc
có trình độ tự động hoá cao đã tác động mạnh đến các khâu của q trình sản xuất, làm
tăng tính liên tục, tính chính xác, tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những biến đổi của
các tư liệu sản xuất, đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát
triển. Chẳng hạn ở Nhật đóng góp đó tới 65% , ở Anh 73% và ở Pháp là 76% ...
Do cách mạng khoa học- công nghệ phát triển ở trình độ cao, nên các đối tượng lao
động cũng xuất hiện theo hướng đa dạng phong phú và bộc lộ nhiều thuộc tính mới. Chẳng
hạn trước kia dầu mỏ, than đá chỉ dùng để đốt cháy tạo nhiệt năng, thì ngày nay người ta có
thể điều chế hàng trăm sản phẩm nhân tạo, như cao su nhân tạo, tơ nhân tạo, thậm chí cả nước
hoa nhân tạo. Ngay cả khoảng không vũ trụ và các hành tinh trong hệ mặt trời như Mặt trăng,


Sao hoả, Sao kim... không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngành thiên văn học, ngành hàng
khơng vũ trụ, mà cịn là đối tượng nghiên cứu khai thác của ngành du lịch, luyện kim, khai
khoáng. Cũng do khoa học-công nghệ phát triển, nhiều nguồn nguyên liệu mới được khai
thác, sử dụng theo ngày càng tối ưu.
Sự thay đổi về chất của công cụ lao động và đối tượng lao động trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã làm cho quy trình cơng nghệ sản xuất ra của cải vật chất (bao gồm
phương pháp, quy trình, kỹ năng sản xuất) thay đổi từ thủ cơng, sang bán tự động và tự
động hoàn toàn.Việc ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ mới vào sản xuất đã làm cho cách
thức lao động sản xuất của người lao động cũng thay đổi. Chẳng hạn, việc sử dụng người
máy thông minh trong các dây chuyền sản xuất nhằm thay thế các thao tác cơ bắp, hay một
phần hoạt động tư duy của con người, đã làm cho lao động sống, lao động giản đơn, lao
động trực tiếp giảm dần; lao động gián tiếp sử dụng công nghệ hiện đại theo hướng tự
động hố tăng lên. Nhờ đó mà chi phí sản xuất bình qn và cơ cấu giá trị của sản phẩm
giảm xuống, khối lượng của cải vật chất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh
doanh được nâng cao.Ví dụ những năm 1960, để tạo ra một sản phẩm người ta phải chi phí
tới 60% nguyên liệu thì đến năm 2000 người ta chỉ chi phí 10% nguyên liệu cho một sản


phẩm. Chỉ riêng trong 2 thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX loài người đã tạo ra khối lượng của
cải vật chất cơng nghiệp gần bằng 270 năm trước đó gộp lại.
Song cũng cần khẳng định rằng, sự phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất và trình độ
cơng nghệ trong hơn nửa thế kỷ qua một mặt phản ánh năng lực kỳ diệu cuả con người
trong quá trình chinh phục tự nhiên. Nhưng trong khuôn khổ của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, giai cấp tư sản đã lợi dụng triệt để những thành tựu đó để thực hiện tái sản xuất mở
rộng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mơ và nâng cao trình độ bóc lột lao
động làm thuê.
b. Sự phát triển về phân cơng lao động xã hội và trình độ chun môn ngành nghề
của người lao động.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lực lượng lao động thành những nghề
chuyên môn nhất định. Sự phân công lao động càng cao thì trình độ chun mơn hố sản

xuất trong các ngành nghề của người lao động càng sâu sắc.
Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với bóc lột ngày
càng nhiều giá trị thặng dư. Thực hiện mục đích đó, trong điều kiện cách mạng khoa họccông nghệ hiện đại, các nước tư bản đã nhanh chóng ứng dụng thành tựu khoa học- công
nghệ vào sản xuất, phát triển phân công lao động xã hội và trình độ chun mơn ngành
nghề của người lao động.
Sự hiệp tác có phân cơng trong công trường thủ công làm cho người lao động chỉ
biết tạo ra những chi tiết bộ phận của một sản phẩm hồn chỉnh. Sự phân cơng trong cơng
trường thủ cơng và sự ra đời của những công cụ lao động chuyên dụng, đã đào tạo ra
người lao động lành nghề trong cơng xưởng. Cơng xưởng với máy móc ngày càng hiện đại
là kết quả phát triển cao của hình thức hiệp tác lao động tư bản chủ nghĩa.Trong công
xưởng, những công cụ thủ công được thay thế bằng những máy móc và hệ thống máy móc
tinh sảo. Hệ quả sự phân cơng lao động mới trong cơng xưởng được hình thành dựa vào
các chức năng của máy móc. Người lao động mất dần tính độc lập cá nhân và trở thành
phụ thuộc vào máy móc. Cũng từ đó xuất hiện nhu cầu về một bộ phận lao động mới,
những chuyên gia được đào tạo kỹ thuật để chế tạo và sử dụng các loại máy móc mới. Nhờ
đó thành phần lao động trong các công xưởng được mở rộng, chức năng lao động cũng
ngày càng phát triển, xuất hiện những ngành, lĩnh vực mới trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Sự ra đời các công ty cổ phần ở các nước tư bản phát triển làm cho mối quan hệ
trực tiếp giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê được bổ sung thêm một tầng lớp trung
gian- những giám đốc quản lý, điều hành sản xuất dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị.
Đội ngũ giám đốc đó, có thể do những người lao động làm thuê có tài được nhà tư bản
trọng dụng; hoặc họ có một lượng cổ phiếu lớn hơn nhiều so với những cổ đông khác
trong các công ty vừa và nhỏ... Trong điều kiện đó, sự phân cơng lao động đối với giai cấp
công nhân không đơn thuần chỉ là những người lao động công xưởng, “công nhân áo
xanh” lao động trực tiếp mà trong số họ cịn có cả những người lao động làm th có học
vấn, “cơng nhân áo trắng”, đó là c lao động gián tiếp, trí óc. Khi ấy ranh giới giữa chủ tư
bản công nhân làm thuê và tư bản quản lý chỉ cịn mang tính tương đối.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế tư
bản xuất hiện những “rô-bôt thông minh”, “nhà máy không người”. Nếu so sánh với giai

đoạn đầu cuộc cách mạng công nghiệp(nửa đầu thế kỷ 19) của chủ nghĩa tư bản thì hiện tại
phân cơng lao động đạt tới trình độ chun mơn hố rất cao, theo hướng lao động trực tiếp
sản xuất giảm xuống, lao động dịch vụ cho sản xuất tăng lên. Hiện nay ở các nước tư bản
phát triển, lao động dịch vụ thường tập trung tới 70-75%, trong đó lao động có tay nghề


cao đạt tới 77,6% và đang diễn ra xu hướng lao động khoa học kỹ thuật (lao động trí tuệ
nói chung) ngày càng tăng, lao động giản đơn, lao động thấp giảm nhanh. Ví dụ ở Mỹ số
lao động có kỹ thuật tăng từ 11% năm 1960 lên 17% năm 1997, số thợ đứng máy trực tiếp
giảm tương ứng từ 18% xuống 12%. Như vậy, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, sự
phân cơng lao động và trình độ chun mơn hố ngành nghề của người lao động trong xã
hội tư bản hiện đại biểu hiện gồm:
- Những người trực tiếp đứng máy điều hành sản xuất
- Những kỹ thuật viên bảo hành, sửa chữa để bảo đảm sự vận hành của dây
chuyền sản xuất.
- Những người quản lý kiểm tra lập trình ở các trung tâm điều khiển.
- Các nhà khoa học và công nghệ, các kỹ thuật viên ở các viện nghiên cứu ứng dụng
và triển khai sản xuất.
- Các chuyên viên và người lao động của các hãng làm công tác dịch vụ cho sản
xuất và lưu thơng hàng hố.
c. Tính hiệu quả ngày càng cao trong từng chủ thể, cũng như toàn bộ nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa.
Do tác động của cách mạng khoa học- công nghệ, cùng những mâu thuẫn nội tại của
nó, chủ nghĩa tư bản đã nhiều lần tổ chức lại nền sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn sự điều chỉnh nền sản xuất lần thứ
nhất, diễn ra từ 1950 đến những năm đầu 1970 mà đặc trưng chủ yếu là tự điều chỉnh, tự
thích nghi để khai thác tối đa mức sản xuất, dựa trên cơ sở kỹ thuật- cơng nghệ cơ khí.
Biểu hiện đó là nền sản xuất hàng loạt quy mô lớn, sử dụng rộng rãi lao động trình độ
tương thấp được tổ chức theo kiểu Fort và Taylor, với sản phẩm làm ra có hàm lượng năng
lượng và vật tư cao. Nghĩa là, nền kinh tế phát triển theo chiều rộng với năng lực sản xuất

chủ yếu dựa vào quy mơ máy móc thiết bị và quy mô sản xuất chiếm ưu thế. Đến cuối
những năm 1970, sự điều chỉnh này vấp phải những giới hạn, như tốc độ tăng năng xuất có
xu hướng giảm, thị trường bão hoà, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, khủng hoảng mau
nổ ra. Giai đoạn tự điều chỉnh, tự thích ứng lần hai diễn ra từ đầu những năm 1970 đến
nay, trong giai đoạn này các nước tư bản phát triển, thực hiện đẩy mạnh mơ hình phát triển
sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực, dựa trên cơ sở vận dụng các thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học- công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra khả năng vượt bậc về sản xuất hoặc làm
dịu bớt những tác động mang tính bùng nổ từ các mâu thuẫn nội tại nền kinh tế. Do vậy
việc tổ chức lại nền sản xuất dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật mới với đặc trưng chủ yếu là
tiết kiệm đến mức tối đa các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, mơi trường, sức lực con
người, trí tuệ), đề cao chất lượng hiệu quả, khai thác khả năng sáng tạo của con người kết
hợp với điều tiết tích cực của các quan hệ thị trường.
Sự điều chỉnh cơ cấu tổ chức sản xuất trong điều kiện cách mạng khoa học công
nghệ, đã tạo cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có sức cạnh tranh mới, cạnh tranh bằng việc
đổi mới cơng nghệ. Nhiều nhà máy có máy móc hiện đại sử dụng ít lao động xuất hiện. Sự
theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch bằng đổi mới công nghệ, đã làm cho năng suất lao động
tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu mức tăng năng suất lao động hàng năm ở các nước
tư bản nói chung năm 1990-1991 là 2% thì năm 1995 là 5,0% và năm 1997 là 5,1%. Với
các nước G7 tương ứng là 2% năm 1990-1991 và 5,4% năm 1997. Người ta tính rằng,
trong tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển, có tới 3/5 là do tăng năng xuất
lao động, mà chủ yếu là nhờ vào sự đóng góp quan trọng của khoa học- cơng nghệ mới, ví
dụ sự đóng góp đó ở Nhật Bản là 63%, ở Mỹ là 52%, ở Hàn Quốc là 14%. Với sự đóng
góp nói trên, đã đưa nền kinh tế Mỹ trong 10 năm cuối thế kỷ XX liên tục tăng trưởng, đặc


biệt năm 2000 tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt mức kỷ lục 5,2%, nền kinh tế Tây âu tăng từ
2,9-3,1% và nền kinh tế Nhật tiếp tục phục hồi ở mức tăng trưởng 1,4%.
Ngày nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ , nền kinh tế các
nước tư bản phát triển diễn ra theo hai xu hướng dường như đối lập nhau, nhưng thực ra
thống nhất với nhau, đó là kiểu tổ chức sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Một là xu

hướng tập trung hố, hình thành những cơng ty khổng lồ bành trướng sự hoạt động ra
ngoài biên giới quốc gia và trở thành những công ty độc quyền xuyên quốc gia có chi
nhánh hoạt động ở nhiều quốc gia, kinh doanh đa ngành với doanh số đạt hàng trăm tỷ đô
la/năm. Ví dụ cơng ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ đô la, với 136 chi
nhánh hoạt động ở hơn 100 nước, sử dụng 876 ngàn người, chun sản xuất ơ tơ, đồ điện,
tua-bin khí và đầu máy dieden. Hai là xu hướng phi tập trung hoá, biểu hiện sự phát triển
nhanh các công ty vừa và nhỏ ở các nước tư bản phát triển. Ví dụ ở Mỹ trong những năm
80, số doanh nghiêp vừa và nhỏ tăng từ 500.000-700.000/năm. Ở Nhật doanh nghiệp vừa
và nhỏ chiếm tới 99,43% tổng số doanh nghiệp, sản xuất ra trên 58% mặt hàng, chiếm quá
1/2 hàng hoá xuất khẩu. Ơ Đức vào giữa những năm 1990, có 2,1 triệu doanh nghiệp vừa
và nhỏ, chiếm 99% tổng số doanh nghiệp cả nước, tạo ra 1/2 tổng số sản phẩm quốc dân.
Sở dĩ có hiện tượng này là vì, xí nghiệp nhỏ dễ nhạy cảm trong sản xuất và thị trường, dễ
đáp ứng được cá biệt hoá nhu cầu, dễ đổi mới công nghệ và dễ kết hợp công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh.
Cùng với quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất là sự xuất hiện và ứng dụng có hiệu
quả các dạng cơng nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Đó là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch... Chính nhờ có các tư liệu lao
động hiện đại cùng công nghệ tiên tiến mà cách thức sản xuất và cơ cấu giá trị của một
đơn vị sản phẩm hàng hố đã có những thay đổi căn bản. Chẳng hạn chi phí nguyên liệu
những năm 1960 cịn chiếm 60% giá thành sản phẩm thì đến năm 2000 chi phí này chỉ cịn
dưới 10%.
2. Lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa.
a. Những thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế.
Bước chuyển từ nền kinh tế công nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống
sang cơ sở vật chất mới dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ đã tạo ra sự
chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế.
Trước hết là cơ cấu ngành, từ chỗ trước kia cơ cấu kinh tế là nông nghiệp-công
nghiệp- dịch vụ, nay được thay thế bằng cơ cấu dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp theo
hướng tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỷ trọng các ngành dịch vụ

tăng lên tương ứng. Ví dụ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Bắc Âu, tỷ trọng các ngành
nông nghiệp trong GDP giảm từ 6,4% năm 1960 xuống còn 2,7% năm 1990, các ngàng
công nghiệp sự giảm tương ứng là 30,4% và 23,1% và các nghành dịch vụ tăng lên từ
52,2% lên 65%. Ngay trong bản thân các ngành cơng nghiệp cũng có sự thay đổi căn bản
như, công nghiệp truyền thống (công nghiệp khai thác nguyên, nhiên, vật liệu, công
nghiệp sơ chế) giảm dần, từ 2,7% năm 1960 xuống còn 1% năm 1990, các ngành cơng
nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, ngày càng chiếm ưu thế như: quang học,
điện tử vi mạch, hàng không vũ trụ, khai thác năng lượng ngun tử vào mục đích hồ
bình...Trong lĩnh vực dịch vụ thì hoạt động tài chính ngày càng trở thành nghành kinh tế
trụ cột trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ ở Nhật những năm 1960 phát triển ngành luyện
kim đóng tàu thì những năm 1980 trở lại đây chủ yếu phát triển ngành điện tử và ngân
hàng; vì thế trong số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật bản từ chỗ trước kia chưa có


tên tuổi, nay vươn lên đứng hàng thứ 8 vào năm 2000. Xu hướng chung là phát triển
những ngành sử dụng ít nguyên liệu, ít năng lượng, ít lao động sống, phát triển những
ngành có hàm lượng chất xám cao. Cùng với thay đổi cơ cấu nghành, cơ cấu sản phẩm
cũng có sự thay đổi tương ứng. Những sản phẩm có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường sản phẩm với giá cả ổn định hoặc tăng
lên.
b.Những thay đổi về cơ cấu vùng kinh tế.
Do bước chuyển từ cơ sở vật chất cũ sang cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất, đã tác
động đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội và tạo ra những khả năng mới để điều chỉnh cơ
cấu ngành, vùng của nền kinh tế. Ngày nay các nước phát triển, tuy có vị trí địa lý và điều
kiện kinh tế - xã hội khác nhau, song sự khác nhau đó chỉ quy định đến tính đặc thù của sự
điều chỉnh ở mỗi nước. Chẳng hạn khác nhau về mức độ và phương pháp điều chỉnh, chứ
không một quốc gia nào lại không thực hiện điều chỉnh. Mục đích của sự điều chỉnh cơ
cấu ngành, vùng ở các nền kinh tế phát triển là nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế thích ứng
cho phát triển và giải quyết những mâu thuẫn trước mắt của nền kinh tế. Kết quả tạo nên
sự xích lại gần nhau về khoảng cách giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và

nông thôn cả về điều kiện làm việc và mức hưởng thụ cuộc sống, theo đó mà thúc đẩy tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
c.Những thay đổi về cơ cấu thị trường.
Cách mạng khoa học- công nghệ thúc đẩy phân công lao động xã hội vượt ra ngoài
biên giới quốc gia, cùng với biến đổi cơ cấu ngành, vùng ở các nước công nghiệp phát
triển, đã tạo nên sự dịch chuyển ngành, từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang
khu vực khác, hình thành thị trường khơng biên giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay, cơ cấu thị trường thế giới có sự thay đổi như sau.
Một là, hình thành đồng bộ nhiều loại thị trường như:
Theo đối tượng giao dịch mua bán, có thị trường hàng hoá và dịch vụ như lúa gạo,
thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khốn.
Theo ý nghĩa vai trị đối tượng mua bán, có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường
lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học - cơng nghệ.
Theo tính chất và cơ chế vận hành, có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo, thị trường độc quyền cạnh tranh, thị trường tự
do có điều tiết của chính phủ.
Theo quy mô và phạm vi các quan hệ kinh tế, có thị trường địa phương khu vực, thị
trường trong nước thị trường quốc gia quốc tế.
Hai là, tự do hoá thị trường trở thành một xu hướng cơ bản, nhất là trong những
thập kỷ gần đây.Ví dụ thị trường chung châu Âu có 15 nước thành viên tham gia trong đó
có 11 quốc gia tham gia liên minh tiền tệ.
Ba là, thị trường quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu cùng với xuất hiện nhiều
loại thị trường mới như thị trường phần mềm tin học, thị trường cơng nghệ sinh học, thị
trường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao
Bốn là, thị trường có sự ưu đãi ở mức độ khác nhau đối với các bạn hàng liên kết và
phân biệt đối sử với các bạn hàng khác.
II. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH THÍCH NGHI VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT.
Sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động cách mạng khoa học- cơng nghệ đã
thay đổi tính chất, trình độ phân cơng lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong toàn bộ nền kinh tế. Với kết quả của q trình đó mang lại là điều kiện để giai cấp tư

sản và nhà nước tư bản thực hiện điều chỉnh từng mặt quan hệ sản xuất để thích nghi tồn


tại và phát triển trong điều kiện mới. Song mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
giá trị thặng dư, lợi nhuận, do đó giai cấp tư sản và nhà tư bản ln tìm mọi biện pháp
phương tiện để nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy sự
điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại, chẳng qua chỉ là q trình xã hội hố
quan hệ sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa nhằm xoa dịu phần nào mâu thuẫn vốn có của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
1. Sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu.
Mục đích những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa hiện nay là tiếp tục duy trì củng cố quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu
sản xuất, làm cho nó phù hợp phần nào với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, xoa
dịu mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê. Sự điều chỉnh này được biểu hiện thông
qua những nội dung sau.
- Thực hiện đa dạng hố các hình thức sở hữu.
Đẩy mạnh cổ phần hoá tư bản chủ nghĩa bằng cách chuyển công ty tư nhân thành
các công ty cổ phần với sự góp vốn của các nhà tư bản lớn, nhỏ và người lao động dưới
hình thức mua cổ phiếu. Chẳng hạn ở Thuỵ điển có tới 21% dân cư có cổ phần trong các
doanh nghiệp, ở Pháp có 6 triệu người, ở Anh có 8 triệu người, ở Mỹ có khoảng 35- 40
triệu người là cổ đơng. Khi đó người lao động mua cổ phiếu trở thành cổ đông để sở hữu
một phần tài sản của công ty và hưởng lợi tức cổ phần, nhà tư bản – các tổ chức độc
quyền, huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Thông
qua chế độ tham dự mới theo mơ hình 1 cơng ty mẹ khống chế nhiều công ty con, 1 công
ty con khống chế nhiều cơng ty cháu... nhờ đó mà quyền lực kinh tế chính trị xã hội của
nhà tư bản, các tổ chức độc quyền tăng lên.
Hình thức sở hữu tư nhân chuyển dần thành hình thức sở hữu hỗn hợp.Vì trong qua
trình hoạt động sản xuất kinh doanh các nhà tư bản lớn đã từng bước thơn tính các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, lôi cuốn chúng vào quỹ đạo hoạt động của mình dưới những hình thức
khác nhau, các doanh nghiệp nhỏ này trở thành vệ tinh nhận thầu và thầu lại cho các doanh

nghiệp lớn. Ví dụ công ty General Electric của Mỹ đã tập trung xung quanh mình 3200 xí
nghiệp thành viên với mức độ liên kết khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau.
Hình thức sở hữu cũng ngày càng đa dang phong phú bao gồm; sở hữu tư liệu sản
xuất, sở hữu về mặt giá trị dưới hình thức vốn tự có, vốn cổ phần,vốn cho vay; sở hữu trí
tuệ; sở hữu cơng trình khoa học, bằng phát minh sáng chế ....
-Thực hiện đa dạng hố hình thức sở hữu độc quyền.
Về hình thức sở hữu độc quyền xuyên quốc gia. Do đẩy mạnh q trình tích tụ và
tập trung sản xuất dưới tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật kinh tế cơ bản cùng
những điều kiện quốc tế hoá về sản xuất tư bản và thông tin. Các tổ chức độc quyền đã
vượt biên giới quốc gia thực hiện kinh doanh quốc tế dưới nhiều hình thức và trở thành
cơng ty xun quốc gia. Khi ra ngồi biên giới quốc gia, các công ty này thực hiện liên kết
để ngày càng thâu tóm nhiều tư liệu sản xuất, vốn trí tuệ quốc tế, tạo ra nhiều hình thức sở
hữu hỗn hợp mang tính quốc tế. Ví dụ xí nghiệp liên doanh sản xuất thép P.T Kracatau ở
Inđơnêxia có sự góp vốn của Tây ban nha 10%, Pháp 10%, tư bản tư nhân Inđônêxia 40%
và nhà nước Inđô nêxia 40%.
Về hình thức sở hữu độc quyền nhà nước hay sở hữu hỗn hợp của tập thể tư bản, về
bản chất là một. Ăng ghen chỉ rõ: Nhà nước tư sản là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà
tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản
của nó, thì nó lại biến thành nhà tư bản tập thể, thực sự bấy nhiêu. Sở hữu động quyền nhà
nước được hình thành thơng qua con đường quốc hữu hố các xí nghiệp tư bản tư nhân,


xây dựng mới bằng cách chi ngân sách nhà nước, góp vốn cổ phần và mua lại một phần xí
nghiệp tư bản tư nhân. Khi đó tính hỗn hợp biểu hiện rõ trong trường hợp mua một phần
hoặc bán cổ phần xí nghiệp nhà nước cho tư nhân trong và ngồi nước. Việc hình thành sở
hữu nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một mặt biến nhà nước tư sản thành nhà
tư bản khổng lồ, vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng, vừa là người sản xuất vừa là
người tiêu dùng, vừa là chủ nợ vừa là con nợ. Mặt khác biến nhà nước tư sản thành công
cụ phục vụ đắc lực nhất cho lợi ích các tổ chức độc quyền và cho tồn bộ giai cấp tư sản.
Về hình thức sở hữu của tư bản tài chính. Sự xuất hiện tư bản tài chính đã lơi cuốn

hầu như tồn bộ tư bản ở các nghành sản xuất, lưu thông vào cơ cấu tổ chức của mình,
hình thành nên một cơ cấu mang tính hỗn hợp về sở hữu. Bao gồm sở hữu về tài chính, sở
hữu về nguồn tài nguyên quý hiếm trong nước và quốc tế. Sức mạnh kinh tế của các tổ
chức độc quyền không chỉ do quy mô tư bản, khối lương, chất lượng các tư liệu sản xuất
quyết định. Nó phụ thuộc vào cả những nguồn lực phi vật thể khác như thương hiệu, tư
cách pháp nhân, quyền sở hữu trí tuệ...
Những hình thức thích nghi về quan hệ sở hữu, hồn tồn khơng làm cho quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa thay đổi. Bản chất của nó vẫn là chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa. Sở hữu của các tổ chức độc quyền vẫn giữ vai trị thống trị. Quyền lực kinh
tế chính trị xã hội của các tổ chức độ quyền tăng lên. Tính chất độc quyền tư bản chủ
nghĩa phát triển lên một trình độ mới cao hơn nhiều so với thời kỳ đầu thế kỷ XX khi nó
mới ra đời.
2. Sự điều chỉnh thích nghi về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất .
Mục đích của những điều chỉnh này nhằm khai thác tối đa nguồn lực con người
phục vụ cho khát vọng làm giàu của các nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản. Tạo nên sự
ảo tưởng về vai trò, địa vị giữa tư bản và cơng nhân trong q trình sản xuất kinh doanh,
từ đó xoa dịu mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Tạo ra mối quan hệ “Tự do-Bình đẳng-Bắc
ái” hơn cho giai cấp vô sản, nhà tư bản thông qua việc giai cấp tư sản lợi dụng triệt để
những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội như (điều
khiển học, tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học...) vào phục vụ cho công tác quản lý.
Về quản lý vĩ mô, nhà nước tư sản tăng cường vai trò kinh tế và trở thành trung tâm
điêù chỉnh nền kinh tế bằng luật pháp, bằng chương trình hố và bằng các cơng cụ, chính
sách kinh tế khác.Ví dụ điều chỉnh bằng chương trình hố như; chi ngân sách được thực
hiện theo các chương trình kinh tế xã hội trung, dài hạn bao gồm chương trình phục hồi
kinh tế, chương trình phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ, chương trình
cải biến cơ cấu kinh tế; điều chỉnh cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp
đồng, đồng thời hỗ trợ những nghành truyền thống cần được tiếp tục duy trì và những
nghành mũi nhọn cơng nghệ cao; điều tiết tiến bộ khoa học công nghệ bằng tăng chi ngân
sách cho nghiên cứu và phát triển, tăng tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của các công ty tư
nhân hoặc mua cơng nghệ nước ngồi v.v. Nhà nước vận dụng thành tựu khoa học công

nghệ vào quản lý, điều chỉnh bằng công cụ quản lý mềm dẻo uyển chuyển. Ví dụ các nước
phát triển đưa ra bảng cân đối kinh tế liên nghành. Sự can thiệp trực tiếp ngày càng sâu
của nhà nước tư sản vào các quá trình kinh tế, làm cho một số lĩnh vực trong những thời
điểm nhất định giảm được tỷ lệ lạm phát , kinh tế tăng trưởng cao. Điều này dễ làm cho
một số người lầm tưởng rằng nhà nước tư sản đang thực sự là một “cơ quan công quyền”,
là người “đại biểu quyền lợi” cho cả giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Về quản lý vi mô, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà tổ chức quy mô sản xuất là xí
nghiệp, cơng ty hay tập đồn kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhà tư bản
mở rộng hình thức tự quản để khai thác tối đa nguồn lực con người, khi ấy người công


nhân có thể tự lựa chọn thời gian thích hợp để đến công ty làm việc. Trong số những công
nhân làm th, ai có tài trong quản lý thì được nhà tư bản tin dùng giao cho chức vụ quản
lý (giám đốc điều hành sản xuất, giám đốc kỹ thuật, giám đốc maketting ).
Việc mini hố xí nghiệp, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh dễ
dàng (chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi sản phẩm và xâm nhập thị trường) trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt. Mặt khác, nhằm tạo ra một khơng khí chan hồ “thân thương”
giữa người quản lý với người trực tiếp lao động, tạo vẻ nhà tư bản đã quan tâm tới công ăn
việc làm của công nhân và làm cho khoảng cách giữa ơng chủ và người làm th bị xố
nhồ...
Kết quả của sự điều chỉnh thích nghi này là tạo ra được sự thích ứng nhất định để
thúc đẩy xã hội hoá lực lượng sản xuất, xoa dịu phần nào mâu thuẫn giữa tư bản với công
nhân lao động làm thuê trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. Sự điều chỉnh về quan hệ phân phối
Mục đích của sự điều chỉnh thích nghi về quan hệ phân phối là nhằm bảo đảm cả lợi
ích trước mắt, lẫn lợi ích lâu dài cho nhà tư bản, đồng thời làm tăng sự lệ thuộc của công
nhân làm thuê vào nhà tư bản. Thực hiện mục đích đó, nhà tư bản dùng một phần lợi
nhuận để phân phối lại cho người lao động làm thuê dưới hình thức như tăng lương,
thưởng, trả lợi tức cổ phiếu. Nhà nước tư sản dùng thêm ngân sách để giải quyết các vấn
đề xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Những việc làm này đã cải thiện được

một phần đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân làm thuê, nhưng xét cho cùng
thì các khoản “ban phát” đó đều có cùng nguồn gốc từ giá trị thặng dư và đều có mục đích
vì giá trị thăng dư cho nhà tư bản.
Những điều chỉnh về quan hệ phân phối này đã làm cho một số người lầm tưởng
rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về bản chất, nó khơng cịn là xã hội áp bức bóc lột và bất
cơng. Trong nền kinh tế tư bản hiện nay “toàn dân là tư sản”, từ đó dễ dàng thủ tiêu phong
trào đấu tranh của cơng nhân.
Tóm lại: Q trình điều chỉnh thích nghi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản
hiện đại đã tạo ra bước phát triển mới của lực lương sản xuất, tạo ra những cơ sở về kinh
tế và xã hội để kéo dài sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng về bản chất,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi. Tính chất bóc lột tư bản ngày
càng tinh vi và tàn bạo hơn. Quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội của các tổ chức độc quyền
ngày càng tăng lên. Người công nhân làm thuê và giai cấp vô sản ngày càng lệ thuộc nhiều
hơn vào nhà tư bản và giai cấp tư sản.Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn nằm trong giai đoạn
độc quyền, trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chứ hoàn toàn không phải là một
chế độ xã hội mới như các học giả của giai cấp tư sản vẫn tuyên truyền.
III. GIỚI HẠN CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH THÍCH NGHI VÀ NHỮNG MÂU
THUẪN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY.
Dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại chủ nghĩa tư bản đã
thực hiện điều chỉnh thích nghi được một số mặt của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Điều đó đã và đang tạo ra những điều kiện mới để chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại và
phát triển. Song q trình đó khơng phải chủ nghĩa tư bản điều chỉnh thích nghi được tất
cả các mặt, mà có những mặt chúng khơng thể điều chỉnh thích nghi được, đó chính là giới
hạn của sự điều chỉnh.
1. Giới hạn của sự điều chỉnh thích nghi.
Xét về lý luận, giới hạn chung về sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản
hiện đại chính là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất. Vì mục đích của điều chỉnh thích nghi là phải phục vụ lợi ích của giai cấp



tư sản và các tổ chức độc quyền, là củng cố vững chắc hơn sự thống trị của các tổ chức
độc quyền trên tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế. Nếu điều chỉnh mà làm phương
hại đến lợi ích của giai cấp tư sản và các tổ chức độc quyền thì chúng khơng bao giờ thực
hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xét của C Mác về chủ nghĩa tư bản “Không kể
đến những động cơ cao xa hơn, lợi ích bức thiết nhất của bản thân giai cấp thống trị hiện
thời cũng buộc họ phải dẹp bỏ hết thảy mọi trở ngại có thể kiểm sốt được bằng pháp luật
đang kìm hãm mọi sự phát triển của giai cấp cơng nhân”
Sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản chỉ được tiến hành khi những mâu
thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển gay gắt và trở thành
đối kháng, đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy nó chỉ có
thể xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn xã hội chứ khơng xố bỏ được những mâu
thuẫn trong lịng chủ nghĩa tư bản. Ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính 1997 có thể làm cho
hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, khi
đó quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB) đã không ngần ngại mở hầu bao
cho Hàn Quốc vay 18 tỷ USD, Thái lan vay 12 tỷ USD để sớm khắc phục những hậu quả
do cuộc khủng hoảng đó gây ra. Trong khi đó Liên bang Nga, một cường quốc kinh tế,
khoa học, quân sự và là một đối tác quan trọng của Mỹ, Tây âu, Nhật bản cũng chỉ được
vay 600 triệu USD kèm theo những điều kiện phi lý khác như đẩy nhanh tư nhân hoá nền
kinh tế, cải tổ bộ máy nhà nước các cấp...
Những giới hạn điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại biểu hiện ở chỗ
tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định, cịn nhiều tiềm ẩn của sự suy thối và khủng
hoảng. Ví dụ theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế IMF tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế
giới trong thập kỷ 90 cho thấy: năm 1991 là 1,8%, năm 1994 là 4%, năm 1997 là 4,2% và
năm 2000 là 4,7%; trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ- một siêu cường kinh
tế, năm 1991 là 0,9%, năm 1994 là3,5%, năm 1995 là 2,3% và năm 1999 là 3,3%. Lạm
phát gia tăng, cụ thể giai đoạn 1960-1965 lạm phát trung bình là 1,3% và giai đoạn 19811990 trung bình là 4,5%. Ngân sách thâm hụt ngày càng lớn, ví dụ giai đoạn 1964-1965 là
1,6 tỷ USD, giai đoạn 1979-1980 là 1,5 tỷ, năm 1989 là 151,1 tỷ USD và năm 1990 trung
bình trên 140 tỷ USD, cùng với 15% dân số Mỹ mù chữ và 37,5 triệu người đang sống
dưới mức nghèo khổ.
Ở các nước tư bản phát triển cùng với những vấn đề nan giải về kinh tế (khủng

hoảng, thất nghiệp, lạm phát, trì trệ..) là khủng hoảng lịng tin, bạo loạn và tội phạm lan
tràn. Nước Mỹ được coi là “biểu tượng”của tự do, nhân quyền với số dân 280 triệu người
nhưng có tới hơn 210 triệu khẩu súng các loại được bán cho dân chúng để “tự vệ”. Nước
đứng đầu thế giới về kinh tế, khoa học, kỹ thuật quân sự nhưng cũng đứng đầu thế giới về
khủng bố, tội phạm và ma tuý.Ví dụ sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 xảy ra tại Mỹ đã
làm trên 5000 người bị chết, điều này cũng khơng có gì xa lạ khi Brêdinki cố vấn an ninh
của tổng thống Mỹ Ri Gân đã cảnh báo rằng bước vào thế kỷ 21 các nước tư bản phải
đương đầu với 20 vấn đề nan giải đó là bạo lực, khủng hoảng lịng tin, tội phạm, khủng bố,
ma tuý, xung đột vũ trang, dịch bệnh, đói nghèo...
2. Mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện nay
Mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản xét dưới góc độ kinh tế chính trị đó là do mâu
thuẫn ngày càng sâu sắc cả về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất với quan hệ sản
xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu đang dữ địa vị thống trị trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Biểu hiện lực lượng sản xuất đã phát triển đạt đến trình độ xã hội hố
cao, trong khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời, lạc hậu. Đây là mâu thuẫn cơ


bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại, mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thành những
mâu thuẫn chủ yếu sau:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê. Mâu thuẫn này trong thời
kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh biểu hiện giữa một bên tư bản thì ngày càng giàu có,
với một bên người lao động ngày càng bần cùng. Ngày nay dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại,
người lao động tuy có trình độ chun mơn ngày càng cao, trong số đó có người là giám
đốc, tổng giám đốc. Nhưng vì họ khơng có tư liệu sản xuất, nên họ vẫn phải bán sức lao
động cho nhà tư bản và ở địa vị làm thuê cho nhà tư bản. Tiền lương vẫn là nguồn thu
nhập chủ yếu và cũng chỉ đủ sống một cuộc sống đói khổ, họ vẫn bị bần cùng hố tương
đối và tuyệt đối. Trong khi đó các tổ chức độc quyền ngày càng giầu có, ngày càng thu
được lượng lợi nhuân kếch xù. Theo tạp chí Povhes tính đến năm 1998 có 225 người giầu
nhất thế giới có tổng số vốn 1000 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa tư bản ngày nay
vẫn là xã hội áp bức bóc lột và bất cơng. Ngày nay mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm

thuê được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trên phạm vi
quốc tế, mâu thuẫn giữa chế độ tư bản chủ nghĩa với công bằng tiến bộ xã hội và nền văn
minh mà loài người đang hướng tới; mâu thuẫn giữa lợi ích các tổ chức độc quyền với
những lợi chung có tính chất sống còn của nhân loại.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển.
Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới, các
nước tư bản phát triển vẫn không từ bỏ ý đồ lôi kéo các nước đang phát triển đi theo con
đường tư bản chủ nghĩa như áp đặt quan hệ kinh tế xã hội khơng bình đẳng, áp đặt chíng
trị tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, chủ nghĩa tư bản áp dụng chính sách thực
dân kinh tế, thực dân cơng nghệ, thực dân thông tin đối với các nước đang phát triển.
Thơng qua chính sách kinh tế bất bình đẳng nói trên, các nước tư bản phát triển đã thu
được những lợi nhuận kếch xù, những nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi
dào rẻ mạt, còn các nước đang phát triển lại trở thành nơi tiếp nhận nhưng thiết bị công
nghệ lạc hậu của các nước tư bản phát triển, nơi hứa hẹn tiếp tục sản sinh ra nhiều giá trị
thặng dư, lợi nhuận cho giai cấp tư sản và tư bản độc quyền. Kết quả là khoảng cách giàu
nghèo trên thế giới hiện nay có xu hướng ngày càng tăng lên nhanh chóng, biểu hiện sự
chênh lệch về thu nhập ( GDP/người/ năm) giữa các nước giàu nhất với các nước nghèo
nhất năm 1950 là 44/1 thì đến năm 1999 là 401/1.Bước sang thế kỷ 21 theo số liệu thống
kê cho thấy, 3 người giàu nhất thế giới có giá trị tài sản bằng GDP của 48 nước nghèo nhất
thế giới cộng lại; tổng thu nhập của 200 người giàu nhất thế giới bằng tổng thu nhập của
41%số dân nghèo nhất. Từ bất bình đẳng về kinh tế dẫn đến những bất bình đẳng về chính
trị- văn hoá- xã hội, nhiều cuộc chiến khủng bố nhằm vào các nước tư bản phát triển nổ ra.
Thực tế đó nhiều nước tư bản phát triển sử dụng con bài “nhân quyền” “tự do” chống
khủng bố.Ví dụ Mỹ đã lơi kéo nhiêù nước đồng minh tiến hành chiến tranh xâm lược các
nước khác, như Apganistan, Irắc; cấm vận Cuba, Iran, Triều tiên. Như vậy chính chủ nghĩa
cường quyền về kinh tế và chính sách hiếu chiến phản động về chính trị của chủ nghĩa đế
quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển nhất
với các nước đang phát triển ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền tư bản, giữa các công ty xuyên quốc

gia, giữa các trung tâm kinh tế lớn tư bản chủ nghĩa với nhau.
Đây là mâu thuẫn nội bộ của chủ nghĩa tư bản, nó đã từng tồn tại trong suốt cả thế
kỷ XX và vẫn tiếp diễn ở thế kỷ XXI. Chính mâu thuẫn này đã đẩy nhân loại vào 2 cuộc
chiến tranh thế giới tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại (chiến tranh thế giới 1939- 1945


đã làm cho 60 triệu người bị chết, 60 triệu người bị tàn phế và thiệt hại về vật chất khoảng
1000 tỷ USD) . Hiện nay mâu thuẫn giữa các trung tâm quyền lực kinh tế Mỹ-Tây ÂuNhật bản biểu hiện thành các cuộc chiến tranh thương mại, như chiến tranh cá thu, chiến
tranh ô tô, chiến tranh sắt thép, các cuộc cạnh tranh giữa các công ty xuyên quốc gia dưới
nhiều hình thức trên thị trường chứng khốn. Trong cuộc chiến đó đã có nhiều cơng ty
khổng lồ bị thơn tính và nhiều nước tư bản đã vượt ra khỏi sự khống chế của Mỹ.
Thứ tư, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với các nước phát triển theo con đường xã
hội chủ nghĩa.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ khiến cho
chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, có người cho rằng chủ nghĩa xã hội khơng cịn nữa và
như vậy mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội cũng khơng cịn nữa.Trên
thực tế chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia, vẫn là một thực thể kinh tế chính trị
xã hội đối lập với chủ nghĩa tư bản và vẫn là một trào lưu chính trị tư tưởng tiến bộ ở các
nước tư bản, các nước đang phát triển và ở cả những nước mà chế độ xã hội chủ nghĩa vừa
mới bị tan dã cách đây không lâu.
Trong vài thập kỷ gần đây, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những bước phát triển mới về
lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó mà thực hiện những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sản
xuất và các quan hệ xã hội khác, song bản chất kinh tế, bản chất chính trị của chúng vẫn
khơng thay đổi. Về kinh tế đó là sự thống trị của các tổ chức độc quyền trên tất cả các lĩnh
vực trong nước và quốc tế, về chính trị là hiếu chiến, xâm lược, phản động và toàn diện.
Trước mắt chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn tồn tại và tiếp tục điều chỉnh thích nghi nhằm
xoa dịu phần nào mâu thuẫn, nên cịn có khả năng phát triển. Nhưng xét lâu dài, trên bình
diện cả về kinh tế- chính trị- xã hội, cùng những mâu thuẫn nội tại của nó, chủ nghĩa tư
bản ngày nay không phải là chế độ xã hội đóng vai trị tiến bộ trong lịch sử. Vì vậy nó nhất
định sẽ bị thay thế bằng một xã hội mới cơng bằng văn minh và hạnh phúc hơn. Đó là xu

hướng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.



×