Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

các nội dung cụ thể của CNH-HDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.36 KB, 11 trang )

Nội dung cụ thể của CNH – HĐH của nước ta trong những năm trước mắt
************************************************************************
Bài thảo luận:
Nội dung cụ thể của công nghiệp hóa hiện đại hóa
của nước ta trong những năm trước mắt
*****☼☼☼*****
Nhóm 4: Vũ Thị Mùi
Lương Thị Kim Ngân
Nguyễn Lê Nghĩa
Trần Lĩnh Nghĩa
Đào Thị Huyền Nhung
Nguyễn Văn Phúc
Đoàn Thị Phương
Hoàng Thị Quỳnh
Hà Nội - 2008
*********************************************************************
Bài thảo luận _ Nhóm 4 _ K51 - KHMT
1
Nội dung cụ thể của CNH – HĐH của nước ta trong những năm trước mắt
************************************************************************
Công nghiệp hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam
từ dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính.
Định nghĩa :
Công nghiệp hóa (CNH) là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là
chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công
nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. (Theo đại hội
đảng 10).
Mục tiêu tổng quát :
Là mục tiêu lâu dài, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến


bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất tinh
thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp (có tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành
khác).
Mục tiêu cụ thể :
Đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỉ
trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%,
dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công
nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
Nội dung cụ thể của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa của
nước ta trong những năm trước mắt.
1. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông
dân.
Ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa
VII đã chỉ rõ : "... trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu
công ăn việc làm rất cấp bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình
kinh tế - xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Vì vậy cần tập trung, nỗ lực đẩy mạnh
*********************************************************************
Bài thảo luận _ Nhóm 4 _ K51 - KHMT
2
Nội dung cụ thể của CNH – HĐH của nước ta trong những năm trước mắt
************************************************************************
công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp
chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các
ngành du lịch, dịch vụ... cả ở thành thị và nông thôn".
Sở dĩ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cấp thiết và là
nội dung trọng yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong những năm
trước mắt, vì:

- Nông dân, nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò và tác dụng trong việc đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta cho thấy: đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp, nông thôn... là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành
nền kinh tế công - nông nghiệp – dịch vụ hiện đại.
- Do thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta còn yếu kém về
nhiều mặt gây trở ngại cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong suốt thời
kỳ quá độ, do đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nội dung
trọng yếu hiện nay.
Nghị quyết đại hội X của Đảng đã chỉ rõ chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp
nội dung này:
1.1. Về chủ trương
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo
ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực
hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá.
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất,
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tạo điều kiện để hình thành nền nông nghiệp
sạch; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, xây
dựng nông thôn mới theo hướng dân chủ, công bằng, nếp sống có văn hoá, có các
tiện ích cần thiết.
1.2. Các nhiệm vụ và giải pháp
Một là, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn.
- Tạo điều kiện để nông dân chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm
có thị trường và hiệu quả kinh tế cao.
*********************************************************************
Bài thảo luận _ Nhóm 4 _ K51 - KHMT
3

Nội dung cụ thể của CNH – HĐH của nước ta trong những năm trước mắt
************************************************************************
- Phát triển chăn nuôi với tốc độ tăng trưởng cao, nâng tỷ trọng ngành này
trong giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với việc
chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến.
- Tiếp tục chương trình bảo vệ và phát triển rừng, đổi mới chính sách giao
đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải
thiện. Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu
dùng và xuất khẩu.
Hai là, chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là trong khâu giống, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng, công nghệ
sau thu hoạch, gắn với hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú
y, bảo vệ thực vật.
Ba là, tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn trong tổng thể quy hoạch
chung của từng vùng, từng địa bàn.
- Hình thành các khu dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở
nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, các khu, cụm công nghiệp, trường học,
trạm y tế, chợ, bưu chính- viễn thông, điện, nước sạch.
- Chú trọng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt ở các
vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, phát triển hạ
tầng giao thông, xây dựng các khu đô thị mới. Tạo điều kiện cho lao động nông
thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ra nước ngoài.
Bốn là, tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói, giảm nghèo,
nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
2. Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
2.1. Về công nghiệp, xây dựng
Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp là các ngành chế biến lương thực –
thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và thông
tin. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng

yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường để
phát huy tác dụng nhanh và hiệu quả (năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ
khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thủy, luyện kim, hóa chất).
Đại hội X của Đảng nhấn mạnh cần thực hiện tốt những nhiệm vụ lớn sau:
*********************************************************************
Bài thảo luận _ Nhóm 4 _ K51 - KHMT
4
Nội dung cụ thể của CNH – HĐH của nước ta trong những năm trước mắt
************************************************************************
- Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác,
công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản
phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động.
- Phát triển một số khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả khu
công nghiệp, khu chế xuất.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát
triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu và
công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại.
- Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án
quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hoá dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá
chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng.
2.2. Về dịch vụ
Phát triển ngành du lịch và ngành dịch vụ như: hàng không, hàng hải, bưu
chính – viễn thông, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, pháp lý, thương
mại... trước hết cần đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân. Mức thu nhập, mức
sống càng cao, nhu cầu về các loại dịch vụ của dân cư càng lớn. Phát triển dịch vụ
trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Phát triển dịch vụ còn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuât kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, hiệu quả của các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố: doanh nghiệp có đủ vốn kinh doanh không? Thông tin cho doanh nghiệp có kịp
thời, đầy đủ và chính xác hay không? Hàng hóa sản xuất có bán được không?

Nhanh hay chậm?... do đó sự phát triển của các ngành ngân hàng, thông tin bưu
điện, thương mại, giao thông vận tải... trực tiếp quyết định hiệu quả của các ngành
sản xuất vật liệu kinh doanh.
- Tạo bước phát triển vượt bậc, nhất là ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm
năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao
hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
- Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng một số ngành: vận tải, thương mại,
du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính - viễn thông, tư vấn...
- Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm
lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
- Nhà nước kiểm soát độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường
*********************************************************************
Bài thảo luận _ Nhóm 4 _ K51 - KHMT
5

×