Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

chuyên đề bài tập vật lý 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 102 trang )

CHỦ ĐỀ 1: ĐO ĐỘ DÀI.
I/ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI.
* Trong hệ đơn vị đo lường SI (hệ đo lường hợp pháp của nước ta) đơn vị đo độ dài là
mét (kí hiệu: m)
- Đơn vị đo nhỏ hơn mét thường dùng là: đềximét (dm) , xentimét (cm) , milimét (mm)
- Đơn vị đo lớn hơn mét thường dùng là: kilômét (km) , Héctômét (hm) , Đềcamét
(dam).
* Thứ tự giảm dần của đơn vị đo độ dài: km , hm , dam , m , dm , cm , mm.
* Các đơn vị đo độ dài khác:
- Nước Anh và các nước dùng tiếng Anh thường dùng đơn vị đo độ dài là inh (inch) và
dặm (mile).
1 inh = 2,54 cm

1 dặm = 1609m

- Để đo khoảng cách giữa các vật thể trong vũ trụ người ta dùng đơn vị đo là “năm ánh
sáng”
1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km
- Trong sinh học để đo kích thước vơ cùng bé mà mắt thường khơng nhìn thấy người ta
dùng đơn vị Angstron (kiw hiệu Ao).
1Ao = 10 – 10 m
II/ CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (SI).
1. Đổi từ đơn vị đo độ dài lớn sang đơn vị đo độ dài bé.
* Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: cứ giảm một tên đơn vị thì lấy số đơn vị lớn nhân thêm 10.
VD1: 1km = 10hm

1m = 10dm

4cm = 40mm

VD2: 1km = 100dam



1m = 100cm

7dm = 700mm

VD3: 1km = 1000m
VD4: 2km = 20000dm

2m = 2000mm
3hm = 30000cm

VD5: 1km = 100000cm
VD6: 1km = 1000000mm
2. Đổi từ đơn vị đo độ dài bé sang đơn vị đo độ dài lớn.
* Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: cứ tăng một tên đơn vị thì lấy số đơn vị bé chia thêm 10.
1


1
VD1: 1hn = 10 km

1
1dm = 10 m

1
4mm = 4 �10 cm

1
VD2: 1dam = 100 km


1
1cm = 100 m

1
7mm = 7 �100 dm

1
VD3: 1m = 1000 km

1
2mm = 2 �1000 m

1
2�
VD4: 2dm = 10000 km

1

3cm = 3 10000 hm

1
VD5: 1cm = 100000 km
1
VD6: 1mm = 1000000 km

III/ ƯỚC LƯỢNG ĐỘ DÀI.
* Ước lượng độ dài là xác định độ dài của vật nào đó từ việc quan sát bằng mắt thường.
* Độ dài ước lượng có thể chính xác hoặc khơng chính xác tùy theo mắt quan sát và kinh
nghiệm của mỗi người.
IV/ DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI.

1. Một vài dụng cụ đo độ dài.
Thước kẻ: Thường dùng trong học tập.
Thước dây: Thường dùng trong may mặc, đo chiều dài con đường ….

Thước cuộn: dùng trong xây dựng

Thước xếp:
2


Thước kẹp: Thường dùng trong phịng thí nghiệm, dùng đo đường kính các vật trịn….

2. Giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
* Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
* Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
VI. CÁCH ĐO ĐỘ DÀI.
* Ước lượng độ dài vật cần đo để chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp từ đó có
được số liệu chính xác của phép đo.
VD 1: Kích thước một quyển sách giáo khoa hoặc một quyền vở viết thường vào khoảng
20cm đến 30cm nên cần chọn thước đo:
+ Có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 30cm (GHĐ khoảng 30cm hoặc 40cm).
+ Có ĐCNN của thước là 1mm để đo chính xác tới mm.
VD 2: Để đo chiều dài mảnh vải, các số đo cơ thể người thì ta thường dùng thước dây
+ Có GHĐ vào cỡ khoảng 2m hoặc 3m.
+ Có ĐCNN của thước là 1mm để đo chính xác tới mm.

3


* Đặt thước dọc theo độ dài vật cần đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch số 0 của

thước.
* Đặt mắt nhìn theo hướng vng góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
* Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia ngang bằng với đầu kia của vật.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu1. Chọn câu trả lời đúng: Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:
A. Thước đo

B. Gang bàn tay

C.Sợi dây

D.Cái chân

Câu 2. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:
A. km

B. cm

C. mm

D.m

Câu 3. Giới hạn đo của thước là:
A.1 mét

B. Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên

thước.
C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.


D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 4. Độ chia nhỏ nhất của thước là:
A. 1mm

B.Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên

thước
C.Cả hai câu A,B đều đúng

D.Cả hai câu A,B đều sai

Câu 5. Khi dùng thước để đo kích thước của một vật em cần phải:

4


A. Biết GHĐ và ĐCNN

B. Ước lượng độ dài

của vật cần đo
C. Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo

D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng: ĐCNN của thước cho em biết:
A. Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được.
B. Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt khi đo.

C. Sai số của phép đo.
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng: 1 mét thì bằng
A. 1 000 milimét

B. 10 centimét

C. 100 đêximét

D. 100 milimét

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng:Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích
hợp để đo độ dài của vật nào nhất:
A. Chiều dài của con đường đến trường

B. Chiều cao của ngôi trường em

C. Chiều rộng của quyển sách vật lí 6

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.Tại sao khi đo độ dài của vật, cô giáo yêu cầu em thực hiện phép
đo nhiều lần
A. Để em có kết quả trung bình chính xác hơn
B. Để sai số khi đo sẽ nhỏ hơn
C. Để em tập làm quen với phép đo độ dài cho thuần thục
D. A, B đều đúng
Câu 10. Chọn câu trả lời đúng. Khi đo chiều dài của vật, cách đặt thước đúng là:
A. Đặt thước vng góc với chiều dài vật
B. Đặt thước theo chiều dài vật

C. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch 0
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng. Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt:
A. Theo hướng xiên từ bên phải
B. Theo hướng xiên từ bên trái
C. Theo hướng vng góc vời cạnh thường tại điểm đầu và cuối của vật
D. Cả 3 câu trên đều sai
5


Câu12. Chọn câu trả lời đúng. Khi đo độ dài của một vật em phải:
A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
B. Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách
C. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định
D. Thưc hiện cả 3 yêu cầu trên
Câu13. Chọn câu trả lời đúng. Để đo độ dài có độ chính xác cao thì ta phải dùng:
A. Thước đo đã được mua từ các tiệm tạp hoá
B. Thước đo được sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn
C. Thước đo có độ dãn nở ít
D. Thước đo được sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn có GHĐ và ĐCNH thích hợp
Câu 14. Chọn câu trả lời đúng. Khi đo kích thước của sân đá bóng, người ta nên dùng thước đo
nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất;
A. Thước thẳng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm
B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m ,ĐCNN 5 mm
C. Thước dây có GHĐ 5 m, ĐCNN 1 cm
D. Thước dây có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm
Câu 15. Chọn câu trả lời đúng. Để đo đường kính của 1 viên bi nhỏ hình cầu ta nên dùng thước
đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất:
A. Thước thẳng có GHĐ 10 cm, ĐCNN 2 mm B. Thước kẹp có GHĐ 10cm, ĐCNN 2mm
C. Thước thẳng có GHĐ 30cm, ĐCNN 0,5 mm D. Thước dây có GHĐ 10cm, ĐCNN 1cm

Câu 16. Chọn câu trả lời đúng. Để đo số đo của khách may quần áo, người thợ may nên dùng
thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất:
A. Thước thẳng có GHĐ 50cm, ĐCNN 1cm

B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1

mm
C. Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1cm

D. Thước cuộn có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm

Câu17. Chọn câu trả lời sai. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta dùng các danh từ sau để gọi:
A. 1 li = 1mm

B. 1 tấc = 1 dm

C. 1 phân = 1 cm

D. A ,B ,C đều sai

Câu 18. Chọn câu trả lời đúng: Ở nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh đơn vị thường dùng

6


A. Kilômét

B. Inch

C. Dặm


D. B , C đều đúng

C. 2,54 cm

D. 2,54 mm

Câu 19. Chọn câu trả lời đúng: Một Inch bằng
A. 2,54 m

B. 2,54 dm

Câu 20. Chọn câu trả lời đúng: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên mặt trời người ta dùng đơn
vị:
A. Kilômét

B. Năm ánh sáng

C. Dặm

D. Hải lí

Câu 21. Chọn câu trả lời đúng: Một năm ánh sáng tương đương với độ dài:
A. 9461 trăm kilômét B. 9461 ngàn kilômét C. 9461 tỉ kilômét

D. 9461 tỉ dặm

Câu 22. Chọn câu trả lời đúng: Thuật ngữ “Ti vi 24 inches” để chỉ
A. Chiều cao của màn hìng tivi


B. Chiều rộng của màn hình tivi

C. Đường chéo của màn hình tivi

D. Chiều rộng của cái tivi

Câu 23. Chọn câu trả lời đúng: Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo của
màn hình đó có kích thước:
A. 48,26 mm

B. 4,826 mm

C. 48,26 cm

D. 48,26 dm

Câu 24. Chọn câu trả lời đúng: Khi dùng thước đo chuẩn có ĐCNN là 1mm, với quy trình đo
đúng cách , thì mỗi lần đo người đo có thể mắc phải sai số tối thiểu do mắt nhìn khơng thể phân
biệt được là:
A. 0,5 mm

B.2 mm

C.3 mm

D. 4 mm

Câu 25. Chọn câu trả lời đúng: Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau
và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước
đó là:

A. 1 mm

B. 2 mm

C. 3 mm

D. 4 mm

Câu 26. Chọn câu trả lời đúng: Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta dùng giai đo:
A. 10-10m (ký hiệu là 1 A0 đọc là Angstron)

B. 10-3m

C. Năm ánh sáng

D. Dặm

Câu 27. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vng và ghi kết quả : 104 cm2 . Bạn ấy
đã dùng thước đo có ĐCNN nào ?
A. 1cm

B. Nhỏ hơn 1 cm

C. Lớn hơn 1 cm

D. Cả A,B,C đều sai

Câu 28. Thước dây ( dùng để đo quần áo ) có dùng trong ngành mộc được khơng ?

7



Câu 29. Để đo diện tích của 1 thửa ruộng có kích thước khoảng 10 x 15 (m), bạn A dùng thước
xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thườc cuộn có GHĐ 20m . Theo em, dùng thước nào sẽ cho kết
quả chính xác hơn ?
Câu 30. Hãy chọn thước phù hợp ( cột bên phải ) để đo các đối tượng ( cột bên trái):
Đối tượng
Chiều dài lớp học

Thước
Thước cuộn

Diện tích của sân

Thước kẻ

Chiều cao của người

Thước xếp

Đường kính của ruột bút bi

Thước dây

Chu vi miệng cốc

Thước kẹp

Chi tiết máy


CHỦ ĐỀ 2: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
* Mọi vật dù to hay nhỏ cũng chiếm một chỗ trong khơng gian nên chúng đều có thể tích.
Thể tích là đại lượng cho biết sự to hay nhỏ của mọi vật.
* Thể tích kí hiệu là V. Đơn vị đo thể tích của nước ta là mét khối (kí hiệu m3) và lít ( kí
hiệu l)”
* Ngồi đơn vị m3 cịn có các đơn vị đo thể tích như:
kilơmét khối (km3) , Héctơmét khối (hm3) , Đềcamét khối (dam3) , đềximét khối
(dm3) , xentimét khối (cm3) , milimét khối (mm3).
* Ngồi đơn vị lít cịn cơ đơn vị đo thể tích như:
mililít (ml) ; cc
* Thứ tự đơn vị đo thể tích

8


* Chú ý:
1dm3 = 1 lít

1cm3 = 1 ml

1ml = 1cc

* Các đơn vị thể tích nước ngồi.
1 gallon Mỹ = 3,785 lít

1gallon Anh = 4,546 lí

II/ CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH.
* Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: cứ giảm một tên đơn vị thì lấy số đơn vị lớn nhân

thêm 1000.
VD: 1m3 = 1000dm3
1 lít = 1000 ml

1m3 = 1000000cm3
0,5 lít = 0,5 �1000 ml = 500ml

* Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: cứ tăng một tên đơn vị thì lấy số đơn vị bé chia thêm
1000.
2
VD: 2cm = 1000 dm3
3

1
1ml = 1000 lít

3
3cm = 1000000 m3
3

2
2cc = 1000 lít

III. DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
Các dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng là:
+ bình chia độ, ống chia độ.

+ ca, cốc, chai…có thể tích đã biết.

9



IV. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG BẰNG BÌNH CHIA ĐỘ
- B1: Ước lượng chất lỏng cần đo, chọn BCĐ thích hợp (có GHĐ và ĐCNN phù hợp)
- B2: Đặt BCĐ thẳng đứng, rót từ từ chất lỏng vào BCĐ.
- B3: Đặt mắt ngang với mực chất lỏng trong bình.
- B4: Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất, ghi kết quả theo ĐCNN
VI. THỂ TÍCH KHỐI ĐỰNG CHẤT LỎNG HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT.
* Khối lập phương có cạnh bằng a
=> Thể tích V = a3
* Khối hộp chữ nhật có chiều rộng bằng a, chiều dài bằng b, chiều cao bằng h
=> Thể tích V = a . b . h
* Khối hình trụ có bán kính đáy là r , chiều cao là h
=> Thể tích V = π. r2 . h
* Khối cầu có bán kính là R
4
=> Thể tích là V = 3 . π . R3

CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Có hai bình chia độ có cùng dung tích, có chiều cao khác nhau. Hỏi sử dụng bình chia
độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác hơn? Tại sao?
Câu 2. Có ba ống đong loại 100ml có vạch chia tới 1ml, chiều cao lần lượt:100mm ;150mm ;
200mm. Hỏi sử dụng ống đong nào để chia chính xác nhất thể tích chất lỏng trong các bình
chứa chính xác nhất?

10


Câu 3. Một ống đong thẳng có dung tích 500ml lâu ngày bị mờ các vạch chia vì vậy mà khi
đong các chất lỏng thường khơng chính xác. Để khắc phục tình trạng trên hãy nêu phương án

sửa chữa để ống đong có thể sử dụng một cách khá chính xác với các ĐCNN:
a) 5ml
b) 2ml
Câu 4. Trên các chai đựng rượu người ta thường ghi 650ml. Hỏi khi ta rót đầy rượu vào chai thì
lượng rượu đó có chính xác là 650ml khơng?
Câu 5. Trên các lon bia có ghi “333 ml ” con số đó có ý nghĩa gì?
Câu 6. Hình bên có ba bình thủy tinh, trong đó có hai bình
đều đựng 1 lít nước. Hỏi khi dùng bình 1 và bình 2 để chia
độ cho bình 3 dùng bình nào để chia độ sẽ chính xác hơn?
Tại sao?
Câu 7. Một người cầm một can 3 lít đi mua nước mắm,
người bán hàng chỉ có loại can 5 lít khơng có vạch chia độ.
Hỏi người bán hàng phải đong như thế nào để ngưịi đó mua:
a) 1lít nước mắm
b) 2 lít nước mắm.
Câu 8. Người bán hàng có hai loại can 3 lít và 5 lít khơng có vạch chia độ, làm thế nào để
người đó đong được 7lít dầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của
một lượng chất lỏng chứa gần đầy trai 1 lít.
A. Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml
B. Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml
C. Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml
D. Bình 1000 ml có vạch chia tới 2 ml
Câu 2. Nam dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm3 để đo thể tích nước ngọt đựng
trong 1 chai nước ngọt và đọc được kết quả đúng. Đáp án nào sau đây là kết quả của Nam :

11



A. 299,15 cm3

C. 299,3 cm3

B. 299,2 cm3

D.

299,5 cm3
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng: Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Thể tích lớn nhất mà bình có thể chứa.
B. Thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình có thể chứa.
C. Độ lớn của hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
D. Số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình
Câu 4. Chọn câu trả lời sai: Một bình chứa hai lít nước. Đổ thêm vào bình 0,5 lít, thể thích của
nước chứa trong bình lúc này là:
A.2,5 lít

C. 25 cm3

B.2,5 dm3

D. 2500 cm3

Câu 5. Chọn câu trả lời đúng: Hãy xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ (BCĐ)
có giới hạn đo (GHĐ) là 200 ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp:
A. 10 ml

B.10 cc


C. 2 ml

D. A và C đều

đúng
Câu 6. Chọn đáp án đúng. Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ hết 18 khối nước ( 1 khối = 1 m3) .
Số lít nước nhà em tiêu thụ mỗi tháng là:
A. 18.000 lít

B. 1.800 lít

C. 180 lít

D. 18 lít

Câu 7. Chọn câu trả lời sai: Gia đình Nam có 4 người, mỗi ngày tiêu thụ trung bình 0,1 m3 nước
mỗi ngày. Thể tích nước nhà Nam tiêu thụ hết trong một tháng là;
A. 12 m3

B. 12.000 dm3

C. 12.000 lít

D. 1.200 lít

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng: Một hộp nhựa hình lập phương có cạnh 2 cm. Nếu đổ đầy nước
vào hộp thì thể tích nước là:
A. 2 cm3

B. 8 cm3


C. 8 ml

D. B và C đều

đúng
Câu 9. Chọn âu trả lời sai: Một hồ bơi có chiều rộng 5 m, dài 20 m, cao 1,5 m. Thể tích nước
mà hồ bơi có thể chứa được nhiều nhất là:
A. 150.000 dm

B. 150.000 lít

C. 150 lít

D. 150 m

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Bể nước nhà Mai còn 1 m3 nước. Bố Mai đố Mai đổ hết vào một
thùng phy hình trụ có tiết diện là 200 dm3 thì thùng phải có chiều cao tối thiểu là bao nhiêu? Em
hãy giúp Mai tìm ra câu trả lời đúng.
12


A. 5 dm

B. 500 cm

C. 50dm

D. 5 m


Câu 11. Chọn câu trả lời đúng: Một thùng chứa nước hình trụ có thể chứa được tối đa 942 lít
nước. Độ cao của thùng là 1,2 m . Bán kính của đáy thùng là:
A. 25cm

B. 1 m

C. 50 cm

D. 5 m

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng: Một trái khinh khí cầu chứa đầy khí hiđrơ. Biết đường kính của
khinh khí cầu là 4 m. Thể tích của khí hiđrơ chứa trong khinh khí cầu là:
A. 33,5 m3

B. 267,9 m3

C. 33,5 lít

D. 267,9 lít

Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Trong phịng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác đến
từng milimét khối ta phải dùng.
A. Ca đong có GHĐ là 0,05 dm3
B. Chai nước uống tinh khiết tương đương 1 xị
C. Bình chai độ có ĐCNN là lớn hơn 1 mm3
D. Bình chai độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn.
Câu 14. Chọn câu trả lời đúng: Khuyết điểm của một bình chia độ do em tự làm là:
A. Động tác chia giai đo dễ tạo nên sai số
B. Giai đo không được chuẩn
C. Kết hợp hai câu trên

D. Cả ba câu đều sai
Câu 15. Trên các chai đựng rượu người ta có ghi 750mml. Con số đó chỉ:
A. Dung tích lớn nhất của chai rượu.
B. Lượng rượu chứa trong chai.
C. Thể tích của chai đựng rượu.
D. Lượng rượu mà chai có thể chứa.
E. Thể tích lớn nhất của chai rượu.
Chọn câu đúng trong các nhận định trên.
Câu 16. Do lỗi của nhà sản xuất mà một số can nhựa loại dung tích 1lít đựng chất lỏng khơng
được chính xác. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất để xác định thể tích của chất lỏng đựng
trong các can trên:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
13


C. Bình 300ml có vạch chia tới 1ml
D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
E. Bình 1000ml có vạch chia tới 1ml
Câu 17. Khi sử dụng bình chia độ có ĐCNN 0,1cm3 để thực hành đo thể tích chất lỏng. Các số
liệu nào sau đây ghi đúng:
A. V1 = 20,10cm3
B. V2 = 20,1cm3
C. V3 = 20,01cm3
D. V4 = 20,12cm3
E. V5 = 20,100cm3
Câu 18. Có hai bình chia độ A và B có cùng dung tích, bình A có chiều cao lớn hơn bình B. Sử
dụng bình chia độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác nhất? Chọn câu trả lời
đúng trong các câu sau:
A. Sử dụng bình A

B. Sử dụng bình B
C. Hai bình như nhau
D. Tùy vào cách chia độ
E. Tùy người sử dụng
Câu 19. Có ba ống đong A, B, C loại 100ml có vạch chi tới 1ml, chiều cao lần lượt:100mm ;
150mm ; 200mm. Hỏi sử dụng ống đong nào để chia chính xác nhất thể tích chất lỏng trong các
bình chứa chính xác nhất? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A.Sử dụng bình A
B. Sử dụng bình B
C. Sử dụng bình C
D. Sử dụng bình A hoặc B
E. Sử dụng bình B hoặc C
Câu 20. Một bình chia độ ghi tới 1cm3, chứa 40cm3 nước, khi thả một viên sỏi vào bình, mực
nước dâng lên tới vạch 48cm3. Thể tích viên sỏi được tính bởi các số liệu sau:
A.8cm3
B. 80ml
14


C. 800ml
D. 8,00cm3
E. 8,0 cm3
Chọn câu đúng trong các đáp án trên
CHỦ ĐỀ 3: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHƠNG THẤM NƯỚC.
Để đo thể tích vật rắn khơng thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ,
bình tràn.
* Ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp;
thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
Vrắn = V lỏng + rắn – Vlỏng


* Khi vật rắn khơng bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích
của phần tràn ra bằng thể tích của vật.

- Cách sử dụng bình tràn như sau: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào
bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.
- Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì
cần lưu ý:
15


+ Lau khô bát trước khi đo.
+ Khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
+ Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, khơng làm đổ nước ra ngồi.
* Chú ý: Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi vật rắn khơng bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của
phần chất lỏng tràn ra :
A. lớn hơn thể tích của vật.

B. bằng thể tích của vật.

C. nhỏ hơn thể tích của vật.

D. bằng một nửa thể tích của vật.

Câu 2: Cơng thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
A. Vrắn = V lỏng – rắn – Vlỏng

B. Vrắn = V lỏng + rắn – Vlỏng


C. Vrắn = V lỏng – rắn + Vlỏng

D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng

Câu 3: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm3 nước để đo thể tích của 1 hịn đá.
Khi thả hịn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Thể tích của hịn đá là
A. 86cm3

B. 31cm3

C. 35cm3

D. 75cm3

Câu 4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn khơng thấm nước thì người ta
xác định thể tích của vật bằng cách :
A. Đo thể tích bình tràn
B. Đo thể tích bình chứa
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D. Đo thể tích nước cịn lại trong bình.
Câu 5: Để đo thể tích của hịn sỏi cỡ 15cm3. Bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất:
A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml

B. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml

C. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 5ml

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml .

Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 60 cm3 nước dể do thể tích của một hịn dá. Khi

thả hịn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Hỏi các kết quả ghi sau
dây, kết quả nào lù đúng?
A. V1= 100 cm3

B. V2 = 60 cm3

C. V3 = 160 cm3

16

D. V4 = 40 cm3


Câu 7. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa dể đo thể tích vật rắn khơng thấm nước thì thể tích
của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
C. Thê tích phần nước chứa tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. The tích nước cịn lại trong bình tràn.
Câu 8: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 60 cm3 nước dể do thể tích của một hịn dá. Khi
thả hịn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Hỏi các kết quả ghi sau
dây, kết quả nào lù đúng?
A. V1= 100 cm3

B. V2 = 60 cm3

C. V3 = 160 cm3

D. V4 = 40 cm3


Câu 9. Chọn câu trả lời đúng: Để đo thể tích của một trái dưa hấu lớn hơn miệng bình chia độ
đã có trong phịng thí nghiệm thì ta dùng:
A. Bình chia độ

B. Bình tràn

C. Kết hợp bình tràn với bình chia độ

C. Cả ba câu trên đều sai

Câu 10. Tìm từ thích hợp điền vào ơ trống: “Thể tích của một vật rắn bất kì khơng thầm nước
có thể đo được bằng cách thả chìm vật đó vào ………….. đựng trong bình chia độ …………
của phần chất lỏng tăng lên……….thể tích của vật”.
A. Nước, thể tích, lớn hơn

B. Chất lỏng, thể tích, bằng

C. Rượu, thể tích, bằng

D. Cả B và C đều đúng

Câu 11. Một bình nước chứa 100 ml, khi bỏ vào bình một viên bi thuỷ tinh thì nước dâng lên
150 ml . Thể tích viên bi là:
A. 150cm3

B. 0,15 dm3

C. 50 cm3

D. cả A và C đúng


Câu 12. Chọn câu trả lời sai: Thả một viên bi sắt có bán kính 1 cm vào một bình chia độ. Thể
tích nước dâng lên là.
A. 4,19 ml

B. 4,19 cm3

C. 41,9 cm3

D. 4,19 cc

Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Một bình chia độ có GHĐ là 100 ml. ĐCNN là 5 ml . Thể tích
nước trong bình hiện có 60 ml . Có thể đo các vật rắn có thể tích trong khoảng :
A. 45 cm3 đến 100 cm3

B. 5 cm3 đến 45 cm3

C. 5 đến 40 cm3

D. Cả 3 câu trên đều sai

17


Câu 14. Chọn câu trả lời đúng: Một bình chia độ hình trụ có độ cao tới vạch lớn nhất là 20 cm
và có giới hạn đo là 100ml . Tiết diện của bình là:
A. 5 mm

B. 5 cm


C. 5dm

D. 5m

Câu 15: Chọn câu trả lời đúng: Một hồ bơi có chiều rộng 5m, cao 1,5m, dài 20m chứa 100 m3
nước. Người ta thả vào hồ một khúc gỗ hình chữa nhật. Biết rằng khúc gỗ chỉ chìm 2/ 3 dưới
nước. Thể tích của khúc gỗ tối đa để nước khơng tràn ra ngồi là:
A. 15 m3

B. 50m3

C. 25 m3

D. 75m3

Câu 16. Chọn câu trả lời sai: Một quả bóng đá bán kính là 12 cm. Thể tích quả bóng là: (Lấy =
3,14)
A. 7234,56 cm3

C. 7,23456 dm3

B. 7,23456 lít

D. 7,23456 ml

Câu 17. Chọn câu trả lời đúng: Để đo thể tích của quả bóng nhựa đặc bạn Linh đã dùng một vật
nặng để kéo cho quả bóng chìm trong một bình tràn. Vật nặng chiếm thể tích 125 cm3. Thể tích
nước tràn ra là 650 cm3. Thể tích quả bóng là :
A. 125 cm3


B. 525 cm3

C. 650 cm3

D. 725 cm3

Câu 18. Chọn câu trả lời sai: Để đo thể tích của một đồng năm ngàn bằng kim loại. Bạn Nga đã
bỏ vào bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó . Thể tích nước dâng lên trong bình là
3 ml . Thể tích mỗi đồng kim loại đó là :
A. 2,25 dm3

B. 2,25 cm3

C. 2,25 cc

D. 0,225 cc

Câu 19. Chọn câu trả lời đúng: Người ta đổ 1 ít đường vào nước. Thấy thể tích nước dâng lên là
5 cm3. Thể tích của đường phần đường đã đổ vào nước là :
A. 5 cm3

B. Lớn hơn 5 cm3

C. Nhỏ hơn 5 cm3

D. Nhỏ hơn 5 ml

Câu 20. Chọn câu trả lời đúng: Nam có 2 hộp nhựa hình lập phương (có thể chìm hồn tồn
trong nước). Hộp ( I ) có cạnh A, khi thả hộp vào bình tràn, thể tích nước tràn ra là 125 cm3. Khi
thả hộp ( II ) vào thể tích nước tràn ra là 15,625 cm3. Cạnh của hộp (II) có kích thước là:

A. 4 a

B. 3 a

C. 2 a

D. 0,5 a

Câu 21. Chọn câu trả lời đúng: Bạn Thuỷ bỏ vào bình tràn một quả cầu rỗng ruột được thơng
với bên ngồi qua một lỗ trịn nhỏ. Biết bán kính ngồi của quả cầu là 5 cm và bán kính trong là
4 cm. Thể tích nước tràn ra là:
A. 64 cm3

B. 125 cm3

C. 61 cm3

18

D. 255,4 cm3


CHỦ ĐỀ 4: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG .
I/ KHỐI LƯỢNG. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG.
- Mọi vật đều có khối lượng:
+) Trên vỏ hộp sữa ghi “Khối lượng tịnh 397g” => Chỉ lượng sữa có trong hộp là 397g
+) Trên vỏ túi bột giặt ghi 500g => Chỉ lượng bột giặt có trong túi là 397g.
- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
* ĐƠN VỊ ĐO “khối lượng” hợp pháp của Việt Nam là kilơgam (kí hiệu: kg)
“kilơgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở viện đo lường Quốc tế ở Pháp”

* CÁC ĐƠN VỊ ĐO “khối lượng” khác thường gặp: tấn (t) ; tạ ; yến ; héctơgam (cịn
gọi là lạng); đềcagam ; gam ; miligam (mg).
* THỨ TỰ ĐƠN VỊ ĐO “khối lượng”:
tấn (t) � tạ � yến � kg � héctơgam (cịn gọi là lạng) � đềcagam � gam � mg
* Chú ý:
- Đơn vị dùng đo khối lượng trong các tiệm vàng là “chỉ”.
1 chỉ vàng = 3,75g
1 lạng ta (1 lượng ta) = 10 chỉ = 37,5g
- Đơi với “1 lượng tây” tùy thuộc vào mỗi quốc gia
VD: Tại Hong Kong và Singapore, 1 lượng tây = 37,79936375 g
II/ CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ KHỐI LƯỢNG (SI).
1. Đổi từ đơn vị đo khối lượng lớn sang đơn vị đo khối lượng bé.
* Đổi từ đơn vị khối lượng lớn sang đơn vị khối lượng bé: cứ giảm một tên đơn vị thì lấy
số đơn vị lớn nhân thêm 10.
VD1: 1tấn = 10 tạ

1 tạ = 10 yến

VD2: 1kg = 1000g
19

1 tấn = 1000kg


2. Đổi từ đơn vị đo khối lượng bé sang đơn vị đo khối lượng lớn.
* Đổi từ đơn vị khối lượng bé sang đơn vị khối lượng lớn: cứ tăng một tên đơn vị thì lấy
số đơn vị bé chia thêm 10.
1
VD1: 1kg = 10 yến


1
1kg = 100 tạ

1
kg
1000
1g =

III/ ĐO KHỐI LƯỢNG.
1/ Để đo khối lượng một vật người ta dùng “Cân” để xác định.

Cân đồng hồ

Cân y tế

Cân móc kế

Cân Rơbécvan (dùng trong thí nghiệm)

Cân tạ

Cân địn

Cân tiểu li (dùng trong tiệm vàng bạc)
2/ Ước lượng khối lượng của vật cần đo để dùng loại cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
20


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. 1 lạng còn được gọi là 1…....

A. Miligam

B. Héctôgam

C. Gam

D. Cả A, B, C sai

B. 10 héctôgam

C. 1000 gam

D. 10 kilôgam

Câu 2. 1 yến bằng:
A. 100 miligam

Câu 3. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “…....... có đơn vị là kilogam”.
A. Lượng

B.Khối lượng

C. Trọng lượng

D.Trọng lực

Câu 4. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “1 tạ bằng với ………..”
A. 1.000 k

B. 100 kg


C. 10.000 kg

D. Cả A,B,C đều sai

Câu 5. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “1 tấn bằng với ……….”
A. 1000 kg

B. 100 kg

C. 10.000 kg

D. Cả A,B,C đều sai

Câu 6. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “Vật rắn nào cũng có ……….”
A. Khối lượng

B. Trọng lượng

C. Hình dạng và kích thước

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Khối lượng của 1 vật cho biết ……….chứa trong vật”
A. Trọng lượng

B.Lượng chất

C. Số lượng phần tử


D.Cả A,B,C đều sai

Câu 8. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “1 hộp thịt ghi khối lượng tịnh 250 gam, đó là ……”
A. Trọng lượng thịt và nước thịt chứa trong hộp
B. Khối lượng thịt chứa trong hộp
C. Khối lượng cả hộp thịt
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 9. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “Người ta dùng cân đo ……….”
A. Trong lượng của vật nặng

C.Thể tích của vật nặng

B. Khối lượng của vật nặng

D. Kích thước của vật nặng

21


Câu 10. Điền vào chỗ trống đáp án đúng: “Đo khối lượng của vật bằng cân Rôbécvan là
cách.........”
A. Đối chiếu khối lượng của vật cần cân với khối lượng của quả cân mẫu
B. Đối chiếu khối lượng của vật cần cân này với khối lượng của vật cần cân khác
C. Đối chiếu khối lượng của quả cân này với khối lượng cuẩ quả cân khác
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng: “1 kilôgam là........”
A. Khối lượng của 1 lít nước
B. Khối lượng của 1 lượng vàng
C. Khối lượng của quả cân mẫu đặt tại Viện Đo lường quốc tế ở Pháp
D. Bằng 1/6 000 khối lượng của một con voi năm tuổi

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau
A. Tấn > tạ > lạng > kilôgam

C.Tấn > lạng > kilôgam > tạ

B. Tấn > tạ > kilôgam > lạng

D. Tạ > tấn > kilôgam > lạng

Câu 13. Chọn câu trả lời đúng : “1 hộp Yomilk có ghi 200 gam, đó là .....”
A. Lượng sữa trong hộp

B. Lượng đường trong hộp

C. Khối lượng của hộp

D. Thể tích của hộp

Câu 14. Chọn câu trả lời sai: “1 lạng bằng .......”
A. 100 g

B. 0,1 kg

C. 1g

D. 1 héctôgam

Câu 15. Chọn câu trả lời đúng: “1 gam bằng với ………..”
A. 1/1.000 kg


B. 1/100 kg

C. 1/10 kg

D. 1/10.000 kg

Câu 16. Chọn câu trả lời đúng: “Một miligam bằng ......” :
A. 0,001 gam

B. 10-5 lạng

C. 10 -6 kg

D. Cả A,B,C đúng

Câu 17. Chọn câu trả lời sai: “Một lượng vàng có khối lượng là .......”
A. 3,78 gam

C. 378 miligam

C. 3,78 lạng

Câu 18. Chọn câu trả lời đúng
A. Một kilơgam bơng có thể tích bằng một kilơgam sắt
B. Một kilơgam bơng có trọng lượng bằng 1 kilơgam sắt
C. Một kilơgam bơng có khối lượng của 1 kilôgam sắt
D. Cả B và C đều đúng
22

D. 0,0378 héctôgam



Câu 19. Chọn câu trả lời đúng: “Trong bệnh viện người ta không dùng cân tạ để theo dõi khối
lượng người bệnh, vì .......”
A. Cân tạ nặng và khá cồng kềnh
B. GHĐ của cân tạ lớn so với khối lượng của 1 người
C. ĐCNN của cân tạ thường lớn khó theo dõi chính xác
D. Cả câu B và C đều đúng
Câu 20. Chọn câu trả lời đúng : “Để đo khối lượng của electron ( 10-31 kg), ta dùng .......”
A. Cân tiểu li
B. Cân có ĐCNN nhỏ hơn khối lượng của electron một bậc
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Phương pháp khác đo kiểu gián tiếp
Câu 21. Chọn câu trả lời đúng: “Trên cửa các ôtô vận tải ta thường thấy các kí hiệu 1T ; 1,5T ;
2T ; 5T.. Kí hiệu đó cho biết .......”
A. Trong lượng tối đa mà xe có thể chở được
B. Khối lượng tối đa mà xe tải cần phải chở để xe chạy êm, khơng bị xóc
C. Khối lượng tối đa mà xe tải có thể chở được
D. Thể tích tối đa mà xe tải có thể chở được
Câu 22. Chọn câu trả lời đúng: “Một hộp cân Rôbecvan gồm các quả cân sau: 1mg; 10mg; 20
mg; 50 mg; 100 mg; 200 mg; 500 mg và 1g”
A. GHĐ của cân là 1g và ĐCNN là 1mg
B. GHĐ của cân là 1881mg và ĐCNN của cân là 1mg
C. GHĐ của cân là 1881g và ĐCNN của cân là 1g
D. Cả 3 câu đều sai

CHỦ ĐỀ 5: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG.
KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
23



I/ Lực
+ Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
+ Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.
II/ Hai lực cân bằng
+ Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng n, thì hai lực đó là hai
lực cân bằng.
+ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác
dụng vào cùng một vật.
III/ Kết quả tác dụng của lực.
1/ Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. Hai
kết quả này có thể cùng xảy ra.
2/ Các Ví Dụ:
* Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+) Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu
chuyển động.
+) Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm
nó biến đổi chuyển động.
+) Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động
đập sâu vào tường.
* Lực làm vật biến dạng:
+) Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+) Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
+) Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
* Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
+) Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho
trái banh biến đổi chuyển động
B/ CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống trong các câu sau: Một quả nặng

bằng sắt treo trên giá, khi đưa một thanh nam châm lại gần thì nam châm
(1)............. lực lên quả nặng và quả nặng (2) .............nam châm một lực. Nếu
24

a.
b.
c.
d.

Tương tác
Hút
Đẩy
Tác dụng
e. Kéo


thay quả nặng bằng một nam châm khác. Khi đó nam châm này cũng bị thanh nam châm ban
đầu (3) ............. ............hoặc (4) ............. Nếu ta đổi chiều nam châm.
Câu 2. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các

a. Tương tác

câu sau: Một thuyền buồm khi có gió thuyền sẽ chịu (1) ............. một lực

b. Hút

(2) ............. của gió làm thuyền chuyển động. Nếu gió ngừng thổi khi đó

c. Đẩy


thuyền khơng chịu(3) ............. của gió. Thuyền chuyển động chậm dần do

d. Tác dụng

(4) ............. của nước.
Câu 3. Khi đóng đinh vào tường, có những lực nào tác dụng lên đinh?
Câu 4. Một con thuyền thả trôi trên sông, nguyên nhân nào làm cho thuyền chuyển động?
Câu 5. Quan sát hình bên và tìm từ thích hợp để hồn thiện câu sau:
Một vật nặng đặt trên một lị xo lá, lị xo bị (1)........................
Vì vật nặng(2)........................ lên lò xo lá. Khi cất vật lò xo lá
(3).......................... hình dạng ban đầu.
Câu 6. Tìm từ thích hợp trong để điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a) Khi ném một vật nặng lên cao, lúc đầu vật đi lên sâu đó rơi xuống điều đó chứng tỏ
(1)..........................lên vật.
b) Vật chịu tác dụng lực trong quá trình (2)....................và (3)..........................
c) Khi vật nằm yên trên mặt đất chứng tỏ: (4).......................... cân bằng.
Câu 1. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a. Để làm cho quả bóng chuyển động thì ta phải (1)......... một lực.
b. Một cầu thủ ném bóng đã (2)..........................lên quả bóng làm cho
nó chuyển động.
c. Sau khi bay lên nó rơi xuống chứng tỏ nó bị (3).................lực làm

a.
b.
c.
d.

Tác động
Tác dụng
Đẩy

Kéo
e. Tương tác

thay đổi chuyển động.
C/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Hai lực được gọi là cân bằng khi 2 lực đó phải đặt trên cùng một
vật và có:
A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
B. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều
25


×