Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập môn toán cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.66 KB, 16 trang )

"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"

MỤC LỤC
Phần I. Lí do chọn đề tài ...........................................................................
Phần II. Nội dung .....................................................................................
1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ..............................................................
2.1. Thực trạng .......................................................................................
2.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................
2.3. Ưu điểm ..........................................................................................
2.4. Hạn chế ...........................................................................................
2.5. Nguyên nhân ...................................................................................
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.....................................................
3.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải
pháp .............................................
3.2.1. Phương pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh
3.2.2. Phương pháp dạy học trò chơi .....................................................
3.2.3. Phương pháp dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
3.2.4. Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp .....................................
Phần III. Kết luận .....................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................

Trang
2
3
3
3
3
3


3
3
4
4
4
4
4
6
10
13
15
16

PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh
của đất nước. Để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng
dạy chúng ta cần phải biết lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với
đối tượng học sinh, phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
Trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy đa phần học sinh có tâm lí "sợ" mơn
Tốn. Phần vì lí do khách quan, nhà trường nằm trên địa bàn dân trí chưa cao,
1


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
nhiều học sinh phải dành nhiều thời gian đi làm thêm phụ giúp gia đình, chưa có
nhiều điều kiện đầu tư cho học tập. Phần cũng vì lí do chủ quan, các em có chất
lượng đầu vào thấp, kéo theo năng lực học tập chưa cao. Bởi vậy, khi tiếp xúc với
mơn Tốn - một bộ mơn địi hỏi tính logic, trừu tượng cao - các em có tư tưởng
chung là ngại học, ngại làm bài tập.

Với mong muốn giúp học sinh u thích mơn Tốn nhằm nâng cao chất
lượng đại trà của nhà trường, cũng như nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, và phát triển năng lực học sinh, tôi xin chia sẻ và trao đổi cùng đồng
nghiệp đề tài kinh nghiệm:
"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tạo hứng
thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
Theo tinh thần công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 3/9/2015 và công
văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ GDĐT về đổi mới giáo dục
theo hướng phát huy năng lực học sinh, trong đề tài kinh nghiệm này, tơi đưa ra
một số hình thức tổ chức dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh, như:
phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện các trò chơi, phương pháp dạy học
gợi mở - vấn đáp và phương pháp dạy học rèn luyện cho học sinh cách tự học
nhằm tác động đến tình cảm, tạo niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh, giúp
các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của mình!

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực khơng có nghĩa là gạt bỏ các
phương pháp dạy học truyền thống. Ngay cả phương pháp "tập trung vào giáo
viên" như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa
bài giảng ... vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Phải kết hợp, phải lựa chọn và
sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho đúng thời điểm, đúng đối
2


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
tượng, phù hợp với ý đồ sư phạm của người dạy để giúp học sinh tiếp thu và khắc
sâu kiến thức, đồng thời phát huy được năng lực của bản thân là điều mà các giáo
viên đều trăn trở. Muốn vậy, người giáo viên cần phải kế thừa, phát triển những

mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời
phải học hỏi, vận dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện dạy và học của bản thân.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề
nóng được đưa ra bàn bạc. Nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng
rộng rãi và có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cịn có một số giáo viên có cách hiểu chưa
thực sự đúng bản chất của phương pháp dạy học tích cực, nên khi đi vào vận dụng
trong dạy học cịn mang tính hình thức, khô cứng, chưa thực sự khơi dậy hứng thú,
niềm say mê học tập ở học sinh.
2.2. Đối tượng điều tra
- Học sinh lớp khối 7 trường THCS X, thành phố Vinh, Nghệ An
- Tổng số học sinh tham gia điều tra: 105 học sinh
- Kết quả điều tra
+ Nhóm những học sinh tiếp thu nhanh, giải quyết vấn đề linh hoạt: 15%
+ Nhóm những học sinh biết vận dụng trực tiếp: 58%
+ Nhóm những học sinh chưa biết vận dụng: 27%
2.3. Ưu điểm
- Phù hợp với định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh:
năng lực tính toán, năng lực hoạt động hợp tác, năng lực hội họa, năng lực đánh giá
và tự đánh giá, năng lực thuyết trình, ngơn ngữ.
- Với đối tượng học sinh chưa mạnh dạn về kiến thức, giải pháp này giúp
các em tự tin, tạo hứng thú, say mê, u thích mơn học, từ đó nâng cao tính tự giác,
tích cực, sáng tạo của học sinh.
2.4. Hạn chế
- Không phải bài nào cũng dễ dàng thiết kế được cách thức tổ chức thực hiện

3



"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa thuận lợi cho
việc thực hiện: phịng học có máy chiếu chưa đủ, bàn ghế chưa phù hợp với một số
hoạt động như hoạt động nhóm.
- Việc tổ chức thực hiện thường mất nhiều thời gian, dễ dẫn đến tính trạng
"cháy" giáo án.
2.5. Nguyên nhân
- Do học sinh bị hổng kiến thức từ các lớp dưới, lâu dần dẫn đến tâm lí ngại
học, sợ học.
- Do bản chất của mơn Tốn địi hỏi tư duy logic, trừu tượng, yêu cầu cao
hơn, khó hơn so với một số môn học khác.
- Một số giáo viên thấy học sinh khơng chịu khó học, khơng quyết tâm nên
cũng ngại tìm các phương án để làm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với
mơn Tốn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Qua đề tài, giáo viên sẽ nắm được một số phương pháp dạy học tích cực
thường sử dụng trong dạy học mơn Tốn. Có kĩ năng thực hiện có hiệu quả các
phương pháp dạy học trong những hoạt động cụ thể, đặc biệt là kĩ năng sử dụng
phương pháp mới. Ngoài ra, giáo viên cũng linh hoạt hơn trong việc vận dụng các
phương pháp. Từ đó, tác động tới tâm lí, tình cảm của học sinh, tạo hứng thú học
tập và niềm say mê đối với môn học.
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Dưới đây, tôi xin nêu khái quát lại một số phương pháp và minh họa tổ chức
dạy một số bài trong chương trình Tốn lớp 7
3.2.1. Phương pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh
Ở phương pháp này, giáo viên là người dẵn dắt, tổ chức cho học sinh tự
khám phá những cái mình chưa biết thơng qua những hoạt hộng học tập như:

hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi hoặc hoạt động của nhóm học sinh.
Thơng qua những hoạt động này, học sinh không những lĩnh hội tri thức mà còn
được thể hiện, phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân.
Ví dụ: Dạy học phát hiện định lí khi dạy học định lí “ Tổng ba góc của một tam giác"
(tiết 17, hình học 7) (13 phút)
4


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
* Nhiệm vụ 1: Thực hiện ?1 sách giáo khoa (SGK): Vẽ tam giác và đo ba
góc của tam giác rồi tính tổng số đo ba góc đó.
- Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ dưới hình thức thi đua làm việc " Các em hãy lấy
giấy nháp, hoạt động cá nhân, mỗi em vẽ một tam giác tùy ý rồi dùng thước đo
góc, đo ba góc của tam giác ấy và tính tổng số đo. Chúng ta hãy thi đua xem ai làm
việc nhanh hơn!"
- GV gọi 5 học sinh đọc tên tam giác, kết quả số đo từng góc và tổng số đo,
giáo viên ghi bảng phụ và hỏi cả lớp có kết quả nào khác khơng. GV khen ngợi HS
thực hiện nhanh, động viên HS chưa nhanh.
- Nếu cả lớp đều chung kết quả tổng số đo, giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu
nhận xét về kết quả và chuyển sang nhiệm vụ 2.
- Nếu có các kết quả tổng số đo khác nhau, giáo viên cần tạo động lực:"Vậy
để biết em nào đúng, em nào sai, chúng ta cùng thực hiện công việc tiếp theo."
* Nhiệm vụ 2: Thực hiện ?2 SGK Cắt, ghép hình
- Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm (theo nhóm giáo viên đã chia khi
hướng dẫn học ở nhà từ tiết trước, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một tấm bìa hình
tam giác)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV chiếu hình 43 SGK và nêu nhiệm vụ như nội dung câu hỏi ?2 và yêu cầu học

sinh thực hiện trong thời gian 2’.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trong khi HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV quan sát các nhóm, phát hiện kịp
thời những nhóm gặp khó khăn và có biện pháp hỗ trợ phù hợp
- Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
Hết thời gian 2 phút, GV yêu cầu các nhóm giơ cao sản phẩm của nhóm mình và
gọi 1 HS đại diện của 1 nhóm lên bảng thực hiện.

5


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"

+ Lưu ý 1: Khi thực hiện cắt góc của tấm bìa tam giác thường học sinh sẽ
làm mất đi hình dạng tam giác ban đầu. GV cần chuẩn bị sẵn 1 tấm bìa ( nên chuẩn
bị bằng giấy in đề - can) để khi cắt góc HS chỉ cắt 1 lớp phía trên, lớp phía dưới
cịn lại để đảm bảo giữ nguyên hình dạng tam giác ban đầu.
+ Lưu ý 2: Khi tổ chức thảo luận kết quả học tập, GV cần hướng học sinh
đưa ra căn cứ để đưa ra dự đốn đó. HS có thể có thể đưa ra các căn cứ sau:
• Chỉ nhìn hình và dự đốn
• Thực hiện đo góc
• Phát hiện có hình ảnh của góc bẹt ..........
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV cần đánh giá thái độ hợp
tác, hoạt động của các nhóm; nhận xét kết quả học tập và xác nhận kiến thức.
Kết thúc hoạt động nhóm GV chốt lại kết quả thực hiện nhiệm vụ: "Như vậy
qua đo đạc và cắt ghép chúng ta có kết luận:" tổng số đo ba góc của một tam giác
bằng

1800


". Đây chính là nội dung định lí SGK". Sau đó, GV chuyển sang dạy
học phát biểu định lí và chứng minh định lí.
Việc tham gia hoạt động giúp HS tự tìm tịi, tự khám phá kiến thức.
Ngồi ra, các em cịn được rèn luyện, phát triển năng lực hợp tác, năng lực
phân tích, và các phẩm chất tích cực, chủ động ...
3.2.2. Phương pháp dạy học trò chơi
Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu
một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động,
những thái độ, những việc làm thơng qua trị chơi học tập nào đó. Trị chơi học tập
là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trị chơi. Trị chơi học
tập có những đặc điểm sau:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, thái độ của một môn học hoặc một
bài học cụ thể
6


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
+ Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của giờ học
+ Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong
trị chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
+ Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe, giải trí, trị chơi học tập nhằm
hướng tới sự thơng hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn
học, bài học, lớp học.
Vận dụng phương pháp này, tơi xin minh họa một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Dạy học hoạt động khởi động bài "Ơn tập chương I" ( tiết 14, hình học 7)
( 10 phút )
Thay vì việc yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi lí thuyết một cách khơ
cứng, GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi "ĐÂY LÀ AI" như sau:

Luật chơi: GV chia lớp thành 5 đội, mỗi đội lần lượt cử thành viên chọn ô
chữ hàng ngang và tất cả thành viên của đội cùng nhau thảo luận trong vòng 20
giây, cử đại diện trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Nếu trả lời sai,
trong những đội cịn lại, đội nào có tín hiệu trả lời nhanh hơn sẽ dành phần trả lời.
Ngồi ra, các đội chơi có thể ra tín hiệu trả lời ơ chữ hàng dọc bất kì lúc nào.
+ Trả lời đúng ô chữ hàng dọc sau 1 từ hàng ngang được 50 điểm
+ Trả lời đúng ô chữ hàng dọc sau 2 từ hàng ngang được 40 điểm
+ Trả lời đúng ô chữ hàng dọc sau 3 từ hàng ngang được 30 điểm
+ Trả lời đúng ô chữ hàng dọc sau 4 từ hàng ngang được 20 điểm
+ Trả lời đúng ô chữ hàng dọc sau 5 từ hàng ngang được 10 điểm.

GV sử dụng phần mềm Microsoft Office Powerpoint 2007/2010 để soạn các
câu hỏi sau:
Từ hàng ngang số 1: Hình tạo bởi hai tia đối nhau là gì?
7


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
Từ hàng ngang số 2: Hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một
góc vng thì hai đường thẳng ấy có quan hệ như thế nào?

Từ hàng ngang số 3: Quan sát hình vẽ và cho biết

Aˆ1



Bˆ 3


ở vị trí như thế nào?

Từ hàng ngang số 4: Hình vẽ sau biểu diễn hai góc gì?

Từ hàng ngang số 5: Điền vào chỗ trống
Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M và song song
với đường thẳng a là ....
GV tổ chức trị chơi, cử 1 HS làm thư kí ghi điểm và khơng qn khích lệ
học sinh khi trả lời đúng :" Các em làm bài rất tốt, các em xứng đáng được điểm
10. Chúc mừng các em!" và động viên khi học sinh trả lời sai:" Chưa đúng rồi, cố
gắng nhé các em!"
Sau mỗi phần trả lời đúng, ngoài việc khích lệ, GV có thể hỏi thêm câu hỏi
liên quan. Ví dụ, sau câu 3, GV có thể hỏi thêm:" Nếu

Aˆ1

=

Bˆ 3

thì hai đường thẳng

a,b có quan hệ như thế nào?". Sau câu 4, có thể hỏi thêm:" Hãy nêu tính chất của 2
góc đối đỉnh?"....
Sau khi HS đã đọc được ô chữ hàng dọc, GV yêu cầu HS phát biểu lại nội
dung tiên đề Ơclit, sau đó tổng kết điểm của cuộc thi để tìm ra đội chiến thắng.
GV đánh giá hoạt động của cả lớp, khen ngợi đội chiến thắng, động viên đội
chưa tốt, chốt lại kiến thức cần nhớ của chương và kết thúc hoạt động khởi động.
8



"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
Ví dụ 2: Dạy học hoạt động vận dụng, bài:" Giá trị của một biểu thức đại số"
(tiết 52, đại số 7) (7 phút)
GV có thể chuyển hoạt động bằng câu khích lệ HS:" Cơ thấy từ đầu tiết học,
cả lớp học rất tốt, cơ có phần thưởng cho cả lớp là một trị chơi, các em có muốn
chơi khơng nào?". Từ đó, thay vì giao u cầu làm bài tập 6 (SGK) một cách khô cứng,
GV giới thiệu: "Trị chơi của cơ mang tên: Ơ chữ bí mật". Để mở được ô chữ,
nhiệm vụ của các em là tính giá trị của biểu thức tại giá trị cho trước của x, y, z.
Các số mà các em tìm được tương ứng với các ơ chữ cần tìm.

Luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội, các thành viên trong đội cùng nhau thảo
luận thực hiện nhanh các câu hỏi. GV tổ chức cho các đội thức hiện lần lượt từng
chữ cái. Đội nào có tín hiệu trả lời trước là đội được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời
đúng được thưởng 1 cờ thi đua. Đội nào trả lời sai thì các đội cịn lại tiếp tục thi
đua giải nhanh để dành quyền trả lời. Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều cờ thi đua
nhất là đội chiến thắng.

GV có thể sử dụng phần mềm Microsoft Office Powerpoint 2007/2010
hoặc dùng bảng phụ để soạn nội dung trò chơi.
9


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
Sau khi các đội đã điền được hết các ô chữ, GV yêu cầu 1 HS đọc ô chữ. Sau
đó, tổng kết cờ thi đua và tìm ra đội chiến thắng.
GV đánh giá hoạt động của các đội, tuyên dương đội chiến thắng, động viên
các đội còn lại, chốt lại phương pháp giải của bài tập và kết thúc hoạt động.

Như vậy, khi tham gia trò chơi giúp HS hứng thú trong việc học tập.
Ngoài việc lĩnh hội tri thức một cách khơng gị bó, HS cịn được rèn luyện
năng lực hoạt động hợp tác, năng lực ngôn ngữ ...
3.2.3. Phương pháp dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Giáo viên khéo léo biết khơi dậy niềm vui đam mê học tập, chú trọng rèn
luyện phương pháp tự học hợp lí, giúp học sinh có thể tự mình tìm hiểu, mở rộng
và nâng cao kiến thức qua con đường tự học thì quý đến ngàn vàng.
Nắm bắt tâm lí "thích làm người lớn" của học sinh lớp 7, tơi thường kích
thích niềm đam mê học tập của học sinh bằng cách cho các em "tập làm thầy giáo".
Để thực hiện phương pháp này, yêu cầu giáo viên cần phải chú trọng giao nhiệm
vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, năng lực
học tập chưa cao, các em sẽ gặp khó khăn trong việc tự học. Vì vậy, tơi thường
chọn cách giao nhiệm vụ cho từng nhóm để các em hỗ trợ lẫn nhau thực hiện hoạt
động học tập ở nhà, và không quên nhắc nhở: " Các thầy cơ giáo nhí cần chuẩn bị
bài thật kĩ!". Đương nhiên, để được biểu diễn làm giáo viên, chắc chắn các thầy
giáo, cơ giáo nhí của chúng ta sẽ rất hứng thú trong việc thực hiện nhiệm vụ học
tập được giao!
Ở nội dung này, tôi xin minh họa một số hoạt động dạy học sau:
Ví dụ 1: Dạy học hoạt động khởi động, bài " Ôn tập chương II " ( tiết 45,
hình học 7) (15 phút)
Chuẩn bị của GV: Soạn bài, giao nhiệm vụ từ tiết trước: chia lớp thành 2
nhóm, mỗi nhóm làm một bản đồ tư duy tóm tắt kiến thức chương II.
Chuẩn bị của HS: Ơn bài, làm bản đồ tư duy.
Tiến hành: GV mời đại diện của từng nhóm lên trình bày kết quả học tập của
nhóm mình. Đại diện " giáo viên nhí" lên treo bản đồ tư duy của nhóm mình và
trình bày hệ thống kiến thức chương.

10



"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
GV tổ chức cho cả lớp trao đổi, nhận xét, thảo luận về phần chuẩn bị bài,
nội dung và cách thuyết trình của từng nhóm

Sau đó, GV phát phiếu đánh giá kết quả học tập để HS tự đánh giá chéo
(nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2 đánh giá bài nhóm 1). GV thu lại phiếu đánh
giá khi HS đã hoàn thành.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TIẾT 45 HÌNH HỌC
TỔ ......... LỚP ....
I. Đánh giá chung
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
II. Đánh giá kết quả học tập của tổ (HS đánh giá)
STT

Họ và tên

Điểm
chuẩn bị
bài (2đ)

Điểm trình
bày, thuyết
trình (3đ)

Điểm trả
lời câu hỏi
tổ bạn (5đ)


Tổng
điểm
(10đ)

1
2
3
III. GV đánh giá
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
GV đánh giá hoạt động, nhận xét bài của từng nhóm và chốt lại kiến thức.
Trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo, GV khơng qn khích lệ nhóm thực
hiện tốt:" Cơ thấy các em rất giống những thầy giáo, cô giáo thực thụ", động viên
nhóm chưa tốt:" Các em cần cố gắng hơn nữa nhé!"
11


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
Ví dụ 2: Dạy hoạt động hình thành kiến thức, bài:"Cộng trừ đa thức"
(tiết 57, đại số 7) (15 phút)
Chuẩn bị của GV: Soạn bài, giao nhiệm vụ từ tiết trước: chia lớp thành 2
nhóm: nhóm 1 chuẩn bị nội dung phần 1: " phép cộng đa thức" ; nhóm 2 chuẩn bị
nội dung phần 2:" phép trừ đa thức"
Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài trước, trình bày bài ra bảng nhóm
Tiến hành: Mục 1, GV mời đại diện nhóm 1 lên treo bảng nhóm và trình bày.
Sau khi nhóm 1 trình bày, GV tổ chức cho HS lớp chia sẻ, trao đổi, thảo luận, HS
nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 1 nếu có thắc mắc. Khi được đặt câu hỏi, các "
giáo viên nhí" nhóm 1 cần vận dụng kiến thức đã chuẩn bị để trả lời câu hỏi của
nhóm bạn.

GV đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức.
Mục 2 giáo viên tổ chức như mục 1.

GV đánh giá chung hoạt động của các nhóm và chốt lại kiến thức, nhấn
mạnh để HS nhớ quy tắc bỏ dấu ngoặc.
GV phát phiếu đánh giá để HS chấm chéo và thu lại khi HS hoàn thành (mẫu
phiếu đánh giá như ví dụ 1).
Như vậy, qua cách tổ chức hoạt động chú trọng rèn luyện tự học cho HS
như trên, HS có thêm niềm say mê học tập, tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu,
nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Ngoài ra, cách thức vận dụng trên đảm bảo theo
tinh thần công văn 4509 /BGDĐT-GDTrH về nhu cầu đổi mới phương pháp theo
hướng phát triển năng lực học sinh (ở đây, HS được phát triển năng lực thuyết
trình, ngơn ngữ, năng lực làm việc hợp tác,..) và tinh thần công văn 5555/BGDĐTGDTrH về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
12


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
3.2.4. Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
Đây là phương pháp dạy học thường xuyên được vận dụng trong dạy học
các môn học ở THCS. Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên
và học sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về
một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn
dắt của giáo viên, học sinh thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình từ đó khám
phá và lĩnh hơi được ý tưởng học tập.
Đây là phương pháp mà giáo viên không trực tiếp đưa ra kiến thức hoàn
chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới
phải học. Căn cứ vào tính chất và hoạt động nhận thức của học sinh , người ta phân
biệt các loại: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tịi.
Với suy nghĩ "học thày không tày học bạn" nên trong quá trình dạy học của

bản thân, tơi thường khuyến khích học sinh nêu câu hỏi về những vấn đề mình thắc
mắc. Thông thường, việc hỏi bạn sẽ "dễ" hơn hỏi thầy do nhiều học sinh mắc phải
tâm lí "ngại" hỏi cơ. Bởi vậy ở đây, tôi đặc biệt chú ý tới vấn đáp tìm tịi.
Vấn đáp tìm tịi (hay vấn đáp phát hiện) là loại vấn đáp mà giáo viên tổ chức
sự trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa Thầy với cả lớp, có khi là giữa trị với
trị. Thơng qua đó, học sinh nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt
hợp lí nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải
liên tục cố gắng, tìm tịi lời giải đáp.
Tơi thường vận dụng phương pháp này dưới hình thức kết hợp, tổ chức cho
học sinh chia sẻ một kết quả học tập.
Dưới đây, tôi xin minh họa việc vận dụng phương pháp qua dạy học chứng
minh định lí "Tổng ba góc của một tam giác" (tiết 17, hình học 7). (7 phút)
- Nhiệm vụ: Chứng minh định lí
- Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: "Dựa vào việc cắt ghép hình, các em hãy suy nghĩ
để đưa ra cách chứng minh định lí!"

13


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"
- HS thực hiện nhiệm vụ:
Qua A kẻ xy//BC. Khi đó, ta có:
Aˆ1 = Bˆ
Aˆ 2 = Cˆ

( hai góc so le trong)
( hai góc so le trong)


ˆ + Bˆ + Cˆ = BAC
ˆ + Aˆ + Aˆ = 1800
⇒ BAC
1
2

- Sau khi HS thực hiện nhiệm vụ chứng minh định lí, GV tổ chức để cả lớp chia sẻ
bài của bạn. Lúc này, HS có thể đưa ra một số ý kiến như sau:
* "Tôi muốn hỏi bạn tại sao bạn lại nghĩ ra cách vẽ thêm đường thẳng xy như vậy?"
ˆ + Aˆ + Aˆ = 1800
BAC
1
2

* " Tơi chưa hiểu vì sao
?" ......
- Nếu HS thực hiện chứng minh không thể trả lời được những ý kiến thắc
mắc, GV cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp: mời HS khác hỗ trợ trả lời, hoặc GV
trực tiếp hỗ trợ.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại vấn đề, nhấn mạnh nội dung định lí
Khi áp dụng phương pháp này, học sinh cả lớp đều được lắng nghe thắc
mắc và trả lời thắc mắc của bạn, giúp các em hiểu sâu kiến thức hơn. HS được
hỏi cũng huy động được nhiều kiến thức hơn. Qua đây, ngồi việc chiếm lĩnh
tri thức, các em cịn được rèn luyện tính chủ động, tích cực, tự tin, mạnh dạn,
phát triển năng lực phân tích, tư duy logic ...

14



"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"

PHẦN III. KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào giảng dạy tôi nhận thấy:
- Học sinh vận dụng thành thạo, linh hoạt các kiến thức vào việc giải toán,
mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng
đại trà.
- Giúp bài giảng sinh động, tiết học khơng bị gị bó, khơng gây sức ép, căng
thẳng đối với học sinh. Từ đó, học sinh có hứng thú với mơn học, hăng hái phát
biểu, tích cực tham gia các hoạt động, nắm vững kiến thức và áp dụng vào thực
tiễn, cuộc sống.
- Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo, phát
triển năng lực.
- Giúp đồng nghiệp dạy mơn Tốn trong nhà trường cải tiến phương pháp
dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp học sinh u thích mơn Tốn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc vận dụng một số phương
pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh u thích mơn học, nâng cao kết quả
học tập. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế năng lực bản thân nên chắc chắn
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành
của q thầy, cơ giáo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 20 tháng 12 năm 2019

15


"Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 7"


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Đại học Sư phạm,
2011.
[2] Sách giáo khoa Toán 7, NXB GD
[3] Sách bài tập Toán 7, NXB GD
[4] Tài liệu tập huấn " Đổi mới phương pháp dạy học - mơn Tốn"

16



×