Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.2 KB, 129 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả
đã gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình các thầy cơ giáo
trường Đại học Thủy lợi, các cán bộ quản lý Khoa sau Đại học, cô giáo hướng dẫn,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt q trình học tập và cơng tác.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu trường Đại
học Thủy lợi, Khoa sau Đại học đã động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể
yên tâm với công việc nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn cô giáo PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân - người
đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt q trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Ủy ban nhân
dân thành phố Cẩm Phả, Hạt Kiểm Lâm thành phố Cẩm Phả, Công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Cẩm Phả, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hồnh Bồ, Sở Nơng
nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh cung cấp tài liệu để tác giả có cơ
sở thực tiễn hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hồn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả
năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy, cơ và đồng nghiệp để hồn thiện hơn nữa nhận thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bài luận văn “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên rừng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” là cơng trình
khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Tất cả các nội dung của cơng trình
nghiên cứu này hồn tồn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của


chính cá nhân tơi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là hoàn toàn trung
thực.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết.
Tác giả

Trần Thị Thương


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................................
6. Kết quả dự kiến đạt được........................................................................................................
7. Nội dung của luận văn ............................................................................................................
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỪNG VÀ QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN RỪNG............................................................................................. 1
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên rừng.............................................. 1
1.1.1. Khái niệm tài nguyên rừng.............................................................................. 1
1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên rừng......................................................................... 3
1.1.3. Vai trò của tài nguyên rừng.............................................................................. 4
1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm QLNN về tài nguyên rừng.............................................................. 6
1.2.2 Nội dung QLNN về tài nguyên rừng................................................................ 7

1.2.2.1. Nhóm nội dung về quản lý và phát triển tài nguyên rừng............................. 9
1.2.2.2. Nhóm nội dung về bảo vệ tài nguyên rừng................................................. 16
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về tài nguyên rừng ở nước ta trong
những năm qua........................................................................................................ 19
1.2.3.1. Nhân tố về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy quản lý; trình độ, năng lực và phẩm
chất đạo đức của cán bộ quản lý.............................................................................. 19
1.2.3.2. Nhân tố về điều kiện tự nhiên.................................................................................. 20
1.2.3.3. Nhân tố về kinh tế - xã hội...................................................................................... 20
1.2.3.4. Nhân tố về vai trò của cộng đồng............................................................................ 22


1.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng ở nước ta trong
những năm qua........................................................................................................ 22
1.3.1. Tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng...............................22
1.3.2. Những quy định hiện hành trong quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng.......24
1.4.2 Kinh nghiệm ở nước ngồi............................................................................. 30
1.5. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan dến đề tài.....................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI
NGUYÊN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ................................34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................... 36
2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn Thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh........................................................................ 38
2.2.1. Tổ chức và phân cấp quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố 38
2.2.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố..........................40
2.2.3. Tình hình thực hiện cơng tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa
bàn Thành phố............................................................................................... 45
2.2.3.1. Nhóm nội dung về quản lý và phát triển tài nguyên rừng...........................45

2.2.3.2. Nhóm nội dung về bảo vệ tài nguyên rừng................................................. 69
2.3. Đánh giá việc thực hiện công tác QLNN về tài nguyên rừng của Thành phố...74
2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................................. 74
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 79
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020.........................80
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố giai đoạn 2015-2020..........80
3.2. Nguyên tắc và quan điểm đề xuất các giải pháp trong quản lý Nhà nước về tài
nguyên rừng...................................................................................................... 83
3.3. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên
rừng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả tới năm 2020........................................ 87


3.3.1. Hồn thiện cơng tác quy hoạch rừng............................................................. 87
3.3.2. Hồn thiện và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tài
nguyên rừng của Thành phố.................................................................................... 90
3.3.3. Thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng......................92
3.3.4. Áp dụng công nghệ mới trong quản lý tài nguyên rừng................................. 93
3.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng............................95
3.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác............................................................................. 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 106
1. Kết luận............................................................................................................. 106
2. Kiến nghị........................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ cán bộ QLNN về tài nguyên rừng của Cẩm Phả............39
Bảng 2.2: Tổng hợp tỷ lệ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính.......................40
Bảng 2.3: Hiện trạng rừng và đất rừng phân theo chức năng sử dụng.....................41
Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý........................42
Bảng 2.5: Tổng hợp khối lượng gỗ rừng khai thác, chế biến, tiêu thụ và xuất nhập
khẩu của các cơ sở chế biến lâm sản tại Cẩm Phả thực hiện năm 2014...................44
Bảng 2.6: Đối chiếu diện tích đất lâm nghiệp theo QĐ số 4903/QĐ – UBND năm
2007 và QĐ số 2668/QĐ – UBND năm 2014 trên địa bàn Thành phố....................49
Bảng 2.7: Bảng thống kê diện tích đất có rừng ngồi quy hoạch ba loại rừng.........53
Bảng 2.8: Tỷ lệ che phủ rừng từ năm 2009 - 2014 trên địa bàn Thành phố.............54
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình.....................55
Bảng 2.10: Ý kiến của chủ rừng sau khi được giao đất rừng sản xuất.....................56
Bảng 2.11: Tổng hợp diện tích rừng và đất rừng lớn giao cho các doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn Thành phố...................................................................................57
Bảng 2.12: Tổng hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã thực hiện trồng rừng thay
thế tính đến tháng 30/10/2015.................................................................................59
Bảng 2.13: Kết quả cấp GCNQSD đất rừng tại 05 phường, xã có diện tích rừng lớn
trên địa bàn Thành phố............................................................................................61
Bảng 2.14: Tình hình vay vốn để đầu tư trồng rừng tại 05 phường, xã có diện tích
rừng lớn................................................................................................................... 62


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên rừng theo chiều dọc..............23
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức PCCCR trên địa bàn Thành phố.................................70
Biểu đồ 2.1: So sánh diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ trước và sau rà soát
điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng năm 2014.................................................................. 51
Biểu đồ 2.2: Giao đất, giao rừng phân theo chủ quản lý.......................................... 58



DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BNN

Bộ Nông nghiệp

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Mơi trường

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

DVMTR

Dịch vụ mơi trường rừng


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

HGĐ

Hộ gia đình

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KT – XH

Kinh tế - Xã hội



Nghị định

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn

PCCCR


Phịng cháy chữa cháy rừng

QH

Quốc hội



Quyết định

QLBV

Quản lý bảo vệ

QL&BVTNR

Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

QLNN

Quản lý nhà nước

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TKV

Tập đồn than khống sản Việt Nam

TT

Thơng tư

TTLT

Thơng tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên
là 48.645,40 ha, là một Thành phố công nghiệp, chủ yếu là khai thác than, sản lượng
khai thác than hàng năm đạt từ 25 đến 30 triệu tấn. Có khai trường khai thác than lộ
thiên rộng lớn, nhiều dự án sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện đã và đang được
đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố như: Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Nhà máy
nhiệt điện Cẩm Phả, Trung tâm điện lực Mông Dương,...Bên cạnh những thành tựu
to lớn của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại, chúng ta cũng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề của chính sự phát triển đó, chất thải, khí thải làm
ơ nhiễm mơi trường, nguồn nước bị nhiễm bẩn, bầu khơng khí bị vẩn đục, phá vỡ
tầng khí quyển, làm thủng tầng ơzơn, diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp,...Trong

bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay đã làm suy giảm đáng kể nguồn tài ngun
này.
Thành phố Cẩm Phả có diện tích rừng là: 20.224,26 ha chủ yếu là rừng sản
xuất trồng cây Keo. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 đạt 54,0%. Mỗi năm Thành phố
khai thác khoảng 40.000 - 50.000 m3 gỗ Keo từ rừng trồng, cây phân tán. Sản lượng
gỗ phục vụ chủ yếu cho mục đích thương mại như gỗ chống lị, xuất khẩu dăm gỗ,...
về cơng tác quản lý bảo vệ rừng cũng đã được quan tâm chỉ đạo và đạt được một số
kết quả khả quan như: Giao, khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư thơn,...Hồn thành cơng tác rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.
Thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm. Xây dựng,
hình thành các Ban chỉ huy các cấp về những vấn đề cấp bách trong quản lý bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng,...
Nhằm sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng bền vững, thoả mãn các yêu cầu
phòng hộ để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền
quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo cung cấp nguyên liệu
phục vụ công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác; khai thác tiềm năng sử
dụng đất đai hợp lý hơn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; góp phần, nâng cao đời
sống người dân và người lao động trực tiếp với nghề rừng; thu hút các thành phần
kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp và nhất là việc phát triển lâm nghiệp trên mỗi
loại rừng cần được thực hiện theo đúng quy hoạch, đúng mục đích phát triển của
mỗi loại rừng và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng
Ninh và của Thành phố trong giai đoạn tới.


Điều đó cho thấy để góp phần cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh
tế xã hội của địa phương, thì một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm
đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng.
Do thực trạng quản lý không tốt nên trên địa bàn thành phố vẫn cịn tình
trạng vi phạm các quy định về bảo vệ rừng như tranh chấp, lấn chiếm, san gạt đất

rừng trái phép, chuyển đổi mục đích đất rừng sang khai thác than trái phép, tình
trạng người dân đốt rừng vẫn diễn ra,...
Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài
“Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn Thành
phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với
mong muốn đóng góp những kiến thức và hiểu biết của mình trong cơng tác quản lý
nguồn tài ngun rừng của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả nói riêng và
tỉnh Quảng Ninh nói chung trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề của luận văn, đề tài áp dụng phương pháp nghiên
cứu sau: phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp thống kê; phương pháp hệ
thống hóa; phương pháp kế thừa; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp
đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên
rừng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, các nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng và thành quả của công tác này.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung và không gian: Nội dung nghiên cứu của đề
tài là công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ thu thập các số liệu trong thời gian từ năm 2010
- 2014 để đánh giá thực trạng, và đề ra các giải pháp tăng cường hiệu quả công
tác này cho đến năm 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài



a. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý và hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng là những nghiên cứu
có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề quản lý Nhà
nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Những phân tích đánh giá và giải pháp đề xuất là những tham khảo hữu ích
có giá trị gợi mở trong cơng tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng ở Tỉnh Quảng
Ninh nói chung và Thành phố Cẩm Phả nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết quả dự kiến đạt được

Những kết quả mà đề tài nhằm đạt được như sau:
- Hệ thống những cơ sở lý luận về tài nguyên rừng, vai trò của tài nguyên rừng đối
với môi trường, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vấn đề quản lý Nhà
nước về tài nguyên rừng và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác này
và những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Đánh giá thực trạng sử dụng và công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên
địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua, qua đó
đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy và những tồn tại cần tìm giải pháp
khắc phục, hồn thiện.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản và khả thi nhằm khắc phục các tồn tại trong
công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian tới, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương ngày một hiệu quả hơn.
7. Nội dung của luận văn

Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: phần mở
đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,...luận văn gồm có 3 chương

nội dung chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rừng và quản lý tài nguyên
rừng
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên
rừng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh;
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn Thành phố
Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.


12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỪNG
VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên rừng
1.1.1. Khái niệm tài nguyên rừng
1. Khái niệm rừng
Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển.
Ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật, rừng còn là yếu tố địa lý khơng thế
thiếu được trong tự nhiên. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vì có
tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng khơng chỉ có
chức năng trong phát triển KT – XH mà nó cịn có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo
vệ mơi trường sinh thái.
Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái thì rừng được xem như là một hệ
sinh thái điển hình trong sinh quyển. Nói cách khác hệ sinh thái rừng là một hệ
thống bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố mơi trường vật lý, trong đó có sự
tương tác giữa chúng với nhau. Các yếu tố mơi trường vật lý trong hệ sinh thái bao
gồm khí hậu, ánh sáng, khơng khí và các yếu tố dinh dưỡng. Quần xã sinh vật bao
gồm các loài thực vật, động vật, vi sinh vật.

Theo học thuyết về rừng của Morodov Sukasov thì rừng được coi là một
quần lạc sinh địa. Quần lạc sinh địa rừng được hiểu là một khoảnh rừng nhất định
có sự đồng nhất về tổ thành cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành.
Nghĩa là đồng nhất về thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới vi sinh vật, các điều
kiện về khí hậu, đất đai. Trong đó có sự đồng nhất về các q trình tác động qua lại
lẫn nhau, có cùng một kiểu trao đổi chất và năng lượng giữa các hợp phần trong
quần lạc và với môi trường. [11]
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Rừng là một hệ sinh thái bao
gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố mơi
trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính
có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên
trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. [1, điều 3, khoản 1]


Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản rừng là một hệ sinh thái, trong đó quần xã
thực vật thân gỗ chiếm ưu thế và giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập nên tiểu
hồn cảnh rừng thường có quy định độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
2. Khái niệm tài nguyên rừng
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người
có thể sử dụng trực tiếp để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm thỏa mãn cho nhu
cầu của xã hội. Là bộ phận của môi trường tự nhiên được hình thành và biến đổi do
quá trình phát triển của tự nhiên và phải trải qua quá trình lâu dài. [14]
Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên
nhiên hữu hạn có khả năng tự phục hồi bao gồm rừng và đất rừng. Mặt khác, tài
nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để hiểu tài nguyên rừng
cần hiểu qua các góc độ khác nhau.
Dưới góc độ sinh vật học tài nguyên rừng là khái niệm để chỉ hệ sinh thái
thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh.
Dưới góc độ kinh tế tài nguyên rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu của
ngành lâm nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, tài nguyên rừng là đối tượng

tác động của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho nhu
cầu xã hội. Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các chức
năng phòng hộ như giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ
đồng ruộng, bảo vệ khu cơng nghệ, bảo vệ đơ thị,...
Dưới góc độ pháp lý tài nguyên rừng là tài sản Quốc gia do Nhà nước thống
nhất quản lý và sử dụng. [14]
Tài nguyên rừng có vai trị rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa
màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác.
Rừng giúp điều hịa nhiệt độ, nguồn nước và khơng khí. Con người có thể sử dụng
tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng
cũng khác nhau. [35]


1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên rừng
1. Một số khái niệm cơ bản về phân loại rừng
Phân loại rừng là công tác hết sức quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng
của mỗi quốc gia. Tại nước ta, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch lâm
nghiệp, Chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất rừng theo các chức
năng.
- Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng là loại rừng được xác định với mục đích là bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật và động
vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, du lịch.
- Rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các
dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất đai, hạn
chế bồi lấp các lịng sơng, lịng hồ; rừng phịng hộ ven biển nhằm chống gió hại,
chắn cát bay, phịng hộ nơng nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đơ thị, các
vùng sản xuất, các cơng trình khác; rừng phịng hộ mơi trường sinh thái, nhằm mục
đính điều hịa khí hậu, chống ơ nhiễm ở khu dân cư, các đô thị và các khu công

nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi.
- Rừng sản xuất: Rừng sản xuất có thể là rừng trồng hoặc rừng tự nhiên do Nhà
nước thống nhất quản lý và giao hoặc cho các tổ chức thuê để sản xuất kinh doanh:
+ Lâm trường quốc doanh nay được chuyển thành các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên lâm nghiệp làm nhiệm vụ bảo vệ, sản xuất, kinh doanh rừng
trên phạm vi rừng và đất lâm nghiệp được giao.
+ Trạm bảo vệ hoặc đội sản xuất là đơn vị trực thuộc công ty và là cấp quản
lý, thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được Nhà nước giao hoặc cho thuê để các hộ
gia đình, cá nhân, hợp tác xã,...(gọi là chủ rừng) thực hiện bảo vệ, sản xuất kinh
doanh. Tùy theo quy mơ, kinh nghiệm quản lý mà chủ rừng có thể tổ chức các hình
thức sản xuất kinh doanh vườn rừng, trang trại,...[16]
2. Đặc điểm của tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa
các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa
chúng với hồn cảnh trong tổng hợp đó.


Tài ngun rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hịa
và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu
dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
Tài nguyên rừng có khả năng tự phục hồi, trao đổi cao và có phân bố địa lý.
Tài nguyên rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và chất,
ln ln tồn tại q trình tuần hồn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng
thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các
hệ sinh thái khác.
Tài nguyên rừng tự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. [16]
1.1.3. Vai trò của tài nguyên rừng

Rừng giữ vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội.
Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất
nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị
to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống
còn của dân tộc”. [14] Một số vai trò cụ thể như sau:
1. Vai trị phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái
Rừng có tác dụng điều hịa khí hậu, là lá phổi xanh của trái đất ngồi vai trị
sản xuất oxy và các hợp chất hữu cơ, rừng cịn có vai trị rất quan trọng trong việc
cân bằng lượng cacbonic được thải ra từ các q trình phun trào núi lửa, phân hóa
đá vôi, phân hủy xác động vật, thực vật và các hoạt động sống của con người. Vì
vậy sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trị rất quan trọng
trong việc chống lại hiện tượng nóng lên và sự biến đổi khí hậu của trái đất.
Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất. Ở những
nơi có rừng, đất được bảo vệ tốt, hạn chế hiện tượng xói mịn, sạt lở, nhất là ở
những nơi có địa hình dốc. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thối hóa
diễn ra rất nhanh, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ
sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn
đến các sinh vật. Hiện tượng xói mịn, rửa trơi cũng diễn ra nhanh, đất khơng cịn độ
bám đễ bị sạt lở.


Một vai trị khơng kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước,
giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng dịng
sơng, lịng hồ. Tăng lượng nước vào mùa khơ, hạn chế nước vào mùa lũ, rừng còn là
một nhà máy xử lí nước thải và cung cấp khơng khí trong lành khổng lồ. Rừng có
tác dụng phịng hộ đồng ruộng và khu dân cư là một hệ thống rào chắn tự nhiên,
chống lại hiện tượng cát bay, cát lấn, bảo vệ các vùng đất nội địa và hệ thống đê
biển.
Rừng là một hệ sinh thái có tính đa dạng cao và đóng vai trị quan trọng trong
việc lưu giữ nguồn gien của mn lồi trên thế giới, giá trị đa dạng sinh học của

rừng là vô cùng to lớn.Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng
Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do có sự khác biệt lớn về khí
hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa
hình tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng
sinh học cao. Đa dạng lồi gồm: 774 lồi chim, 273 lồi thú, 180 lồi bị sát, 80 loại
lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển. Rừng
cung cấp nguồn gen về thực vật và động vật với 14.000 nguồn gen được bảo tồn và
lưu giữ. [17]
2. Vai trò về kinh tế
Là một thành phần kinh tế quan trọng, là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản,
đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong
những năm gần đây, tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng
góp vào sự phát triển của đất nước. Ước tính kinh ngạch xuất khẩu gỗ năm 2014 đạt
6.5 tỷ đô la Mĩ tăng khoảng 15% so với năm 2013 đây là một mức tăng cao song
chưa xứng với tiềm năng. Năm 2015, dự bảo kinh ngách xuất khẩu gỗ vẫn tiếp tục
tăng trường 15%. [12] Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng loại gỗ rừng mà chúng
ta có sản phẩm phù hợp như Đinh, Lim, Sến, Táu, Cẩm lai, Vàng tâm, Giáng hương
rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông
thường để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lị trong hầm mỏ, làm củi, làm than,...
Ngồi ra với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều cây lâm sản ngồi gỗ
có giá trị. Lâm sản ngồi gỗ gắn liền với cuộc sống của 24 triệu đồng bào miền núi
sống trong và gần rừng, có nơi nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 10-20% trong
thu nhập kinh tế hộ gia đình. [18]


Ngồi ra, nước ta với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản
thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như
Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia
Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long,… đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ

sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới nằm ở khắp ba miền. [35] Thông qua du lịch sinh thái những người dân địa
phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại họ sẽ gắn bó với rừng hơn, tích cực
trong cơng tác xây dựng và phát triển bền vững. Ngoài ra, Tài nguyên rừng là cơ sở
vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng quyết định sự tồn tại của ngành lâm nghiệp, là
nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để
phận bố dân cư, điều tiết lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. [14]
1.2. Quản lý nhà nước về tài nguyên rừng
1.2.1. Khái niệm QLNN về tài nguyên rừng
1. Quản lý
Tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một q trình, trong đó chủ thể quản lý tổ
chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ
thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt được kết quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra,
thông qua việc sử dụng các phương pháp và cơng cụ thích hợp.
Tiếp cận thứ hai: Quản lý còn được hiểu là một hệ thống, bao gồm các thành
tố: Đầu ra, đầu vào, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, mơi trường và mục
tiêu. Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt, chúng đặt ra các yêu
cầu, những vấn đề phải giải quyết. Mặt khác, chúng ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu
quả của quản lý.
Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái KT - XH. Nó là
sự tất yếu của lao động tập thể và các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội. Ngày
nay, nhận thức của con người về lợi ích và hiệu quả to lớn của quản lý trong nền
kinh tế nói chung, cũng như trong lĩnh vực tài ngun mơi trường nói riêng ngày
càng cao.
2. Quản lý nhà nước


QLNN là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng
quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con
người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện

chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. QLNN có thể hiểu đó là tồn bộ hoạt động
của bộ máy Nhà nước bao gồm các lĩnh vực Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Ta
có thể hiểu đó là các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan QLNN đối
với các chủ thể.
3. Quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng
QLNN đối với tài nguyên rừng và đất rừng là một nội dung quan trọng trong
QLNN về kinh tế, xã hội và môi trường. Do vai trò của rừng, đất rừng là tài nguyên
quý giá, đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất của nhiều ngành kinh tế và là hàng
hóa có giá trị cao.
QLNN đối với tài nguyên rừng là quá trình cơ quan QLNN sử dụng các
phương pháp, công cụ bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành để tác động vào các quan hệ xã hội phát sinh nhằm đạt được mục tiêu, định
hướng, dẫn dắt các chủ thể có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng
tài nguyên rừng có hiệu quả theo định hướng của Nhà nước.
QLNN về tài nguyên rừng địi hỏi phải có một cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan quản lý với phân công, phân cấp quản lý rõ ràng. QLNN đối với tài nguyên
rừng bao gồm các nội dung cơ bản như: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; tổ chức thực hiện các quy định đó một cách có hiệu quả và quản lý, kiểm
tra, thanh tra việc thực hiện; giải quyết khiếu nại và xử lý các hành vi vi phạm.
1.2.2. Nội dung QLNN về tài nguyên rừng
Vai trò QLNN về tài nguyên rừng được thể hiện ở các nội dung của QLNN
về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Nội dung QLNN đối với tài nguyên
rừng là việc Nhà nước sử dụng những phương pháp, biện pháp, những phương tiện,
công cụ quản lý, thông qua các hoạt động của bộ máy quản lý để thực hiện các chức
năng QLNN về tài nguyên rừng, nhằm đạt được mục tiêu hợp lý trong việc bảo vệ,
phát triển và sử dụng nguồn Tài nguyên rừng. Cụ thể:
1. Nhóm nội dung về quản lý và phát triển tài nguyên rừng


Thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân về rừng và đất rừng đó là các

quyền như: định đoạt, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi
cả nước và ở từng địa phương. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng để
phát triển rừng,... Thực hiện các quyền lợi kinh tế trong quản lý sử dụng rừng và đất
rừng. Tiến hành giao, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng.
Thực hiện chức năng của Nhà nước thống nhất quản lý nguồn tài nguyên
rừng nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Theo quy định Luật BV&PTR năm 2004 QLNN về tài nguyên rừng bao gồm các
nội dung: (1) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng; (2) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm
nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở
từng địa phương; (3) Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng
trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; (4) Thống
kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để phát triển rừng;
(5) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; (6) Lập
và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng, tổ chức đăng ký,
công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng; (7) Cấp,
thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
(8) Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ
hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc BV&PTR; (9) Tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về BV&PTR; (10) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về
BV&PTR;
(11) Giải quyết tranh chấp về rừng.
2. Nhóm nội dung về bảo vệ tài nguyên rừng
Thực hiện chức năng của Nhà nước thống nhất về bảo vệ tài nguyên rừng thì
nội dung bảo vệ rừng bao gồm các nội dung: (1) Nội dung các quy định về PCCCR;
(2) Nội dung các quy định có liên quan về bảo vệ thực vật, động vật hoang dã tại
Việt Nam; (3) Nội dung các quy định liên quan đến việc phòng, trừ sinh vật gây hại
cho rừng; (4) Nội dung các quy định pháp luật về ưu đãi của Nhà nước đối với các
chủ thể bảo vệ nguồn tài nguyên rừng như các ưu đãi hỗ trợ về trồng rừng, hưởng
lợi từ rừng, các chính sách chi trả DVMTR đối với các chủ rừng,...



1.2.2.1. Nhóm nội dung về quản lý và phát triển tài nguyên rừng
1. Xây dựng, ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản pháp luật về BV&PTR là những văn bản thể hiện ý chí mệnh lệnh
của các cơ quan quản lý đối với những chủ thể có liên quan đến việc quản lý, sử
dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Việc xây dựng và ban hành các văn bản
pháp luật về quản lý tài nguyên rừng sẽ tạo ra môi trường pháp lý cho việc quản lý
nguồn tài nguyên rừng theo hướng bền vững. Đồng thời nâng cao năng lực QLNN
về tài nguyên rừng. Liên quan đến QLNN về tài nguyên rừng có hệ thống văn bản
pháp luật, các Thông tư, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định,... Hệ thống pháp luật,
quy định phải đảm bảo tạo mọi thuận lợi cho hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng bền vững nhằm chống lại các hoạt động bất hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân hưởng lợi khơng chính đáng từ rừng. Dựa trên việc ban hành các văn
bản pháp luật, Nhà nước buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện các quy
định theo một khuôn khổ do nhà nước đặt ra.
Để thực hiện việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng đúng đắn và
hiệu quả, các văn bản kế hoạch hóa và chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước
cần phải thống nhất, minh bạch, rõ ràng và đồng bộ. Đó là các yếu tố cơ bản đối với
việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh
các nội dung có liên quan. Văn bản pháp luật bao gồm các yếu tố: (1) Tính thống
nhất, khơng được mâu thuẫn với nhau; (2) Tính minh bạch của các văn bản quản lý,
các văn bản đưa ra đều phải được công bố rộng rãi; (3) Tính rõ ràng, các văn bản
phải cụ thể, dễ hiểu, khơng mâu thuẫn với nhau; (4) Tính đồng bộ, Các quy định về
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có thể được nằm trong các văn bản quản lý khác
nhau nhưng được liên hệ chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng tạo ra các khe hở lớn
tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương
Nhằm sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng bền vững, thỏa mãn các yêu cầu

phòng hộ để phát triển KT - XH, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc
gia, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo cung cấp nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác; khai thác tiềm năng sử dụng rừng


và đất rừng hợp lý hơn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; góp phần nâng cao đời
sống người dân và người lao động trực tiếp với nghề rừng; thu hút các thành phần
kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp, nhất là việc phát triển lâm nghiệp trên mỗi
loại rừng và phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của đất nước trong giai
đoạn tiếp theo.
Thông qua chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng mà ta có thể quản lý, sử dụng theo những mục đích nhất định và hợp
lý. Nhằm phát huy tổng thể tác dụng phòng hộ đa mục tiêu, bảo vệ môi trường, tài
nguyên, tăng khả năng cung cấp lâm sản từ rừng, góp phần phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo ổn định đời sống nhân dân trong địa bàn toàn quốc và làm cơ sở,
định hướng cho các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng các
cấp, đồng thời là cơ sở để tổ chức, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ pháp triển lâm
nghiệp cho các giai đoạn tiếp theo.
3. Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên
thực địa đến đơn vị xã, phường, thị trấn
Ngày 20/11/1997, Bộ NN&PTNT có Quyết định số 3013/1997/QĐ –
BNNPTNT về việc ban hành quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng
làm cơ sở để xác định lâm phận các loại rừng đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để
ngăn ngừa, xử lý các trường hợp lấn chiếm rừng, tranh chấp quyền sử dụng đất, sử
dụng rừng.
Ngày 5/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 38 về việc rà soát quy
hoạch, cắm mốc lại ba loại rừng nhằm xác định rõ diện tích các loại rừng để làm cơ
sở cho việc xây dựng lâm phần ổn định, có ranh giới rõ ràng, thuận tiện cho quản lý
và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên toàn quốc. Thực hiện Chỉ thị đó vào
năm 2007 cơ bản các địa phương trên cả nước đã thực hiện quy hoạch phân định

ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực hiện công tác cắm mốc trên thực địa.
Điểm mới trong rà sốt, điều chỉnh quy hoạch là có sự tham gia của nhà quản
lý và người sử dụng đất trên quan điểm coi trọng mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng
bền vững, có hiệu quả. Chính quyền cấp xã, người dân từng thôn bản đều nhận biết
được ranh giới 3 loại rừng trên địa bàn mình quản lý, tính chất xã hội hố cịn được
thể hiện. Vai trị quản lý rừng từ Nhà nước là chủ yếu, được chuyển sang nhiều thành
phần kinh tế


khác, từ đó huy động được mọi nguồn lực vào phát triển rừng. Đây là căn cứ, định
hướng để tiến hành xây dựng các dự án cụ thể và lập kế hoạch hàng năm.
4. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để phát
triển rừng
Tình hình kinh tế, xã hội của đất nước đã và đang có nhiều thay đổi, như tái
cơ cấu nền kinh tế; đẩy mạnh CNH - HĐH; cùng với những sự kiện về môi trường,
đặc biệt là biến đổi khí hậu địi hỏi ngành Lâm nghiệp phải nắm bắt được tồn diện
về diện tích rừng, trữ lượng, chất lượng rừng và diện tích đất chưa có rừng được
quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi cả
nước và từng địa phương. Qua đó, phục vụ cho cơng tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát về BV&PTR và việc lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR từ trung ương đến
địa phương để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thơng qua cơng tác điều tra, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng để thiết lập được hồ sơ quản lý rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa
có rừng. Là cơ sở để thực hiện, theo dõi diễn biến rừng, đất rừng hàng năm và việc
lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn. Để phục vụ cho công tác
quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát BV&PTR và việc lập quy hoạch, kế hoạch
BV&PTR từ Trung ương đến địa phương. Là căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tạo cơ sở để thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên tồn quốc. [20]
5. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

Tài nguyên rừng và đất rừng do nhà nước thống nhất quản lý, vì vậy nhà
nước thực hiện giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng
rừng đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đân cư. Để tạo thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân được giao rừng, giao đất lâm nghiệp thực hiện quyền sử
dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật. Khuyến khích tích tụ
đất đai để tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung bằng các hình thức: các
hộ gia đình, tổ chức kinh tế và cá nhân cho thuê hoặc hợp đồng thuê hoặc cổ phần
bằng góp quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp


Giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp là một chủ trương, chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước, phù hợp với ý Đảng, nguyện vọng của nhân dân và theo đúng
các quy định của pháp luật. Giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục
đích sử dụng rừng là chính sách trọng tâm nhằm xác lập các quyền liên quan đến
rừng và đất rừng làm cơ sở xây dựng, thực thi các chính sách về lâm nghiệp và các
chính sách phát triển kinh tế khác. Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước, nền kinh tế
bắt đầu chuyển đổi, giao đất sản xuất lâm nghiệp được thực hiện và đã qua nhiều
lần sửa đổi bổ sung theo Nghị định 85/1999/NĐ – CP, Luật BV&PTR năm 2004,
Nghị định 181/2004/NĐ – CP, Thông tư liên tịch số 07/2011/ TTLT – BNN&PTNT
– BTNMT, Luật Đất đai năm 2013,…
6. Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ chức đăng
ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng
Công tác lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng là
biện pháp để Nhà nước theo dõi tình hình sử dụng và biến động thường xuyên của
rừng và đất rừng. Đồng thời cũng thiết lập quyền sử dụng rừng và đất rừng hợp
pháp của người chủ sở hữu. Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để nguời sử dụng và cơ
quan QLNN thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Cơng tác lập và
quản lý hồ sơ giao rừng và đất rừng gắn liền với công tác đăng ký quyền sử dụng

đất đối với toàn bộ các chủ sử dụng đất rừng.
Đối với Nhà nước công tác lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất
rừng là một công cụ giúp Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt nguồn tài nguyên
rừng và đất rừng đã giao cho người sử dụng đất. Thơng qua đó, Nhà nước sẽ tiến
hành các biện pháp quản lý tài nguyên rừng và đất rừng có hiệu quả và bảo vệ
quyền lợi sử dụng hợp pháp của các chủ rừng.
Đối với các chủ rừng thì giấy chứng nhận sở hữu rừng và đất rừng là chứng
thư pháp lý công nhận quyền sử dụng rừng và đất rừng hợp pháp. Tạo điều kiện cho
họ quản lý bảo vệ và sử dụng hợp pháp nguồn tài nguyên rừng. Khai thác sử dụng
nguồn tài nguyên này có hiệu quả cao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà
nước theo quy định hiện hành của pháp luật.


7. Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng
Công tác cấp và thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về
BV&PTR chủ yếu do lực lượng Kiểm lâm thi hành và quản lý. Ví dụ như cấp các
loại giấy phép gây nuôi động vật hoang dã; thủ tục cấp giấy phép vận chuyển gấu,
thủ tục đóng búa kiểm lâm đối với gỗ khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong
nước,…Theo đó, cơng tác cấp và thu hồi các loại giấy phép sẽ tạo hành lang pháp lý
nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên rừng, hạn chế thấp nhất tình trạng sử dụng tài
nguyên rừng trái pháp luật và nâng cao chất lượng tài nguyên rừng.
8. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp
tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng
Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở
hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng, thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng
cho người dân và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý bảo vệ rừng, như phần
mềm cảnh bảo nguy cơ cháy rừng dựa trên công nghệ ảnh vệ tinh, tuy không trực
tiếp ngăn chặn việc cháy rừng xẩy ra, nhưng có khả năng vạch ra các khu vực có
nguy cơ cháy rừng cao đánh giá mức độ nguy hiểm, giúp các cơ quan chức năng

đưa ra giải pháp PCCCR và đề ra phương án quản lý rừng hiệu quả hơn. Hay phần
mềm chương trình theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp. Với phần mềm này, cán
bộ địa bàn theo dõi những biến động về rừng và đất lâm nghiệp để ghi vào phiếu mô
tả lô, đồng thời khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ hiện trạng rừng. Việc ứng dụng
KHCN tiên tiến vào cơng tác QLBV rừng góp phần bảo vệ diện tích rừng hiệu quả.
Ngồi việc ứng dụng KHCN vào QLBV rừng thì quan hệ hợp tác quốc tế
cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy KHCN và phát triển kinh tế xã hội của
nước ta trong mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường.
Hợp tác quốc tế trong việc BV&PTR hướng đến là góp phần cải thiện sinh kế, quản
lý hợp tác trên các vùng lãnh thổ thơng qua các chương trình dự án; đồng thời
nghiên cứu về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và sử dụng rừng bền vững cũng
như ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho đội
ngũ cán bộ. Trong quan hệ hợp tác quốc tế nước ta cũng đã chủ động đề xuất và
thực hiện nhiều dự án từ những nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng


phát triển châu Á, Cộng đồng chung Châu Âu, Quỹ mơi trường tồn cầu, Cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản,…
9. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BV&PTR là một nội dung quan
trọng trong QLNN về Tài nguyên rừng, sẽ làm thay đổi nhận thức của cấp ủy, chính
quyền cơ sở, chủ rừng cũng như người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi
trong công tác BV&PTR. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BV&PTR
nếu được cả hệ thống chính trị cùng chung tay thực hiện sẽ góp phần nâng cao nhận
thức của xã hội về cơng tác BV&PTR. Do đó, sẽ góp phần giảm tình trạng phá rừng
làm rẫy, săn bắt động vật hoang dã, khai thác trái phép lâm sản từ rừng tự nhiên
giảm, góp phần cải thiện đời sống của người dân miền núi, mọi người yên tâm
BV&PTR, góp phần giữ vững an ninh rừng trên địa bàn.
Để làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chúng ta phải
có các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Cấp ủy Đảng,

chính quyền đối với các loại hình tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; Tuyên
truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc vùng cao và đổi mới
nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; Tăng cường cơ sở vật chất,
chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật.
Công tác tuyên truyền mà tốt sẽ làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền rất
nhiều địa phương (nhất là cán bộ xã, thơn bản ở miền núi) thấy được vai trị trách
nhiệm chủ động phối hợp cùng với kiểm lâm địa bàn, giúp các chủ rừng giải quyết
tồn tại, từng bước lập lại trật tự trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản tại gốc.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về rừng đã thực sự
đóng góp to lớn trong quản lý bảo vệ, tạo điều kiện cho cho các chương trình,dự án
phát triển kinh tế lâm nghiệp thành công đạt hiệu quả cao.
10. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về BV&PTR và xử lý các vi phạm
pháp luật về BV&PTR
Ngoài việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật thì các cơ quan QLNN cần
phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính
sách và pháp luật của Nhà nước đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở


×