Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức thủy nông cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cài (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 130 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong
luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và
tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Đặng Quốc Hùng


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp
đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tác giả
đã hoàn thành luận văn thạc chuyên ngành Quản lý tài nguyên và mơi trường.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong
quá trình nghiên cứu tìm ra một số mơ hình quản lý, nâng cao năng lực quản
lý vận hành khai thác các cơng trình thủy lợi vùng cao miền núi của cả nước
nói chung, và các cơng trình thủy lợi vùng cao miền núi ở Lào Cai nói riêng.
Tuy nhiên, trong khn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có
hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân


đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết
trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
thuộc Khoa Kinh tế và quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường
Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt
luận văn thạc sỹ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, Chi cục thủy lợi và PCLB tỉnh
Lào Cai … đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Đặng Quốc Hùng

năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI


THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI................................................................................1
1.1. Tổng quan chung.............................................................................................. 1
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................................. 1
1.1.2. Vai trị, nhiệm vụ của hệ thống cơng trình thủy lợi......................................... 2
1.1.3. Nội dung của công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi.......................... 3
1.1.4. Hệ thống những văn bản pháp quy về quản lý khai thác cơng trình thủy lợi...6
1.1.5. Thực trạng quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi khu vực miền núi phía
Bắc

7

1.2. Các mơ hình tổ chức quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi. .10
1.2.1. Doanh nghiệp nhà nước................................................................................. 10
1.2.2. Doanh nghiệp tư nhân................................................................................... 12
1.2.3. Tổ chức thủy nông cơ sở............................................................................... 14
1.2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý khai thác cơng trình thủy lợi..................18
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý khai thác cơng trình
thủy lợi................................................................................................................... 22
1.3.1. Nhân tố chủ quan........................................................................................... 22
1.3.2. Nhân tố khách quan....................................................................................... 22
1.4. Tổng quan về quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở Việt Nam.........24
1.5. Kinh nghiệm quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi ở một số địa
phương................................................................................................................... 27
1.5.1. Kinh nghiệm ở nước ngoài............................................................................ 27
1.5.2. Kinh nghiệm ở trong nước............................................................................. 29
1.6. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài..............32


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC

CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC THỦY NÔNG CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI.......................................................................35
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai....................35
2.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm địa hình.......................................................................................... 36
2.1.3. Khí hậu.......................................................................................................... 36
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và lợi thế phát triển kinh tế...................................... 37
2.1.5. Kinh tế - xã hội.............................................................................................. 39
2.2. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thủy lợi trên địa bàn tỉnh…......44
2.2.1. Tổ chức quản lý Nhà nước về thủy lợi ở cấp tỉnh….................................. 44
2.2.2. Tổ chức quản lý Nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện...................................... 47
2.3. Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.............................. 50
2.3.1. Đặc điểm cơng trình thủy lợi và phân vùng thuỷ lợi..................................... 50
2.3.2. Hiện trạng về các hệ thống công trình thủy lợi.............................................. 53
2.4. Các mơ hình tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Lào Cai........................................................................................................... 55
2.4.1. Các mơ hình tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi đã được nghiên
cứu triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào cai................................................... 55
2.4.2. Các tổ chức đang quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh......57
2.5. Thực trạng năng lực quản lý khai thác hệ thống các cơng trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Lào Cai...................................................................................... 61
2.5.1. Hoàn thành mục tiêu thực thi xã hội hóa việc quản lý khai thác cơng trình
thủy lợi.................................................................................................................... 63
2.5.2. Thực trạng về quản lý kinh tế........................................................................ 63
2.5.3. Thực trạng giá kết quả đầu ra........................................................................ 65
2.5.4. Thực trạng đối với việc cung cấp nước tưới................................................. 68
2.6. Đánh giá chung về năng lực quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi......72


2.6.1. Đánh giá về tổ chức, phân cấp và có mơ hình tưới hợp lý, bền vững............72

2.6.2. Đánh giá về chính sách và quy định trong quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi.

76

2.6.3. Đánh giá hệ thống cơng trình thủy lợi........................................................... 76
2.6.4. Đánh giá đội ngũ nhân lực quản lý hệ thống thủy lợi.................................... 77
2.6.5. Đánh giá việc giải quyết tốt mọi xung đột về lợi ích tưới trên hệ thống........78
2.6.6. Đánh giá quản lý kinh tế................................................................................ 78
2.6.7. Đánh giá kết quả đầu ra................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 80
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ KHAI
THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỦY
NÔNG CƠ SỞ Ở TỈNH LÀO CAI...............................................................................81
3.1. Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.......................... 81
3.1.1. Định hướng về đầu tư xây dựng thủy lợi....................................................... 81
3.1.2. Định hướng về quản lý khai thác................................................................... 82
3.2. Những cơ hội và thách thức trong quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới......................................................85
3.2.1. Những cơ hội................................................................................................. 85
3.2.2. Những thách thức.......................................................................................... 86
3.3. Các giải pháp đề xuất..................................................................................... 88
3.3.1. Cơ chế chính sách và quy chế hoạt động cho các tổ chức thủy nơng cơ sở...88
3.3.2. Lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý thủy nông cơ sở phù hợp........................98
3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức thủy
nông cơ sở.............................................................................................................101
3.3.4. Giải pháp về cơng tác quản lý tài chính, kỹ thuật của hệ thống...................104
3.3.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi................................................................................................. 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................... 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 112


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đ

ầy đủ

BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

BQL

Ban quản lý

BQLDA

Ban quản lý dự án

CTTL

Công trình thủy lợi

CNH

Cơng nghiệp hóa

FAO


Tổ chức Nơng – Lương thế giới

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HÐH

Hiện đại hóa

KTCT

Khai thác cơng trình

KTCTTL

Khai thác cơng trình thủy lợi

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

QLKTCTTL

Quản lý khai thác cơng trình thủy lợi

PCLB

Phịng chống lụt bão

PTNT

Phát triển nông thôn

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TLP

Thủy lợi phí

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai..............................................................35
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi tỉnh Lào Cai........................44


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Các loại hình doanh nghiệp quản lý........................................................13
Bảng 1.2. Các loại hình tổ chức dùng nước.............................................................18
Bảng 2.1 . Diện tích, dân số của các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai.............39
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tổng hợp so sánh về phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2010-2014.......................................................................................................42
Bảng 2.3. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2011 đến 2015, tỉnh Lào Cai.....43
Bảng 2.4. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý, chất lượng nguồn nhân lực chuyên
ngành thủy lợi của tỉnh Lào Cai..............................................................................49
Bảng 2.4. Hiện trạng hệ thống thủy lợi của tỉnh Lào Cai, tính đến năm 2015.........54
Bảng 2.5. Tổng hợp số lượng ban thuỷ lợi xã thuộc UBND xã, phường, thị trấn. . .58
Bảng 2.6. Tổng hợp các loại hình tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ở
các huyện, thành phố trong tỉnh Lào Cai.................................................................60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc Việt Nam, dân số nông
thôn chiếm gần 80%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 64%, trình độ dân trí thấp, tỷ
lệ hộ đói nghèo vẫn cịn ở mức cao, tính đến năm 2015 tỷ lệ hộ đói nghèo là
17,61%, cận nghèo 12,65%.

Theo số liệu báo cáo của Chi cục thủy lợi tỉnh Lào Cai đến nay tồn Tỉnh có
1.134 hệ thống cơng trình thuỷ lợi, phục vụ tưới tiêu với diện tích hơn 43.000 ha
cây trồng các loại và mặt nước ni thuỷ sản. Trên địa bàn khơng có hệ thống cơng
trình thuỷ lợi liên huyện, liên tỉnh. Có 18 hệ thống cơng trình thuỷ lợi liên xã thuộc
5 huyện, Thành phố cịn lại là các hệ thống cơng trình đều nằm gọn trong một xã.
Tổng chiều dài kênh mương của các hệ thống cơng trình thủy lợi là 4.332 km; có
1.035 đầu mối là đập dâng lấy nước và 97 hồ chứa nước.
Hiện nay, tất cả các công trình thuỷ lợi của tỉnh Lào Cai sau khi xây dựng
xong đều được giao cho UBND cấp xã và cộng đồng khu vực xây dựng cơng trình
quản lý vận hành khai thác, khơng tổ chức loại hình cơng ty quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi. Các loại hình tổ chức thủy nông ở cơ sở trên địa bàn tỉnh được thành
lập để trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm: Ban thủy lợi xã là
các cán bộ thuộc UBND xã làm nhiệm vụ quản lý thủy nông kiêm nhiệm; các hợp
tác xã nông nghiệp được giao nhiệm vụ dịch vụ quản lý thủy nông và các tổ hợp tác
dùng nước ở các thôn bản.
Là tỉnh miền núi, kinh tế và cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí
cịn thấp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng gây khó khăn trong cơng tác quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi đối với các tổ chức thủy nơng ở cơ sở như: Cơng trình thủy lợi
rải rác phân tán, đầu mối thường xa khu dân cư, địa hình dốc, địa chất phức tạp, dễ
bị sạt lở do mưa lũ. Hầu hết là cơng trình thủy lợi là tự chảy, tuyến kênh dài nên
khó vận hành kiểm sốt dịng chảy, nhiều cơng trình xây dựng đã lâu và xây dựng
trong điều kiện kinh phí đầu tư hạn hẹp nên cơng trình khơng đồng bộ, khả năng
chống chịu mưa lũ khơng tốt, thiết kế cịn nhiều tồn tại khiếm khuyết, thiếu vốn sửa


chữa nâng cấp cơng trình. Hiện tại nhiều hạng mục bị hư hỏng chưa được sửa chữa
kịp thời.
Đặc điểm các cơng trình thủy lợi ở Lào Cai là loại nhỏ, yêu cầu kỹ thuật vận
hành quản lý tương đối đơn giản, cộng đồng có thể tự quản lý nhưng do đội ngũ cán
bộ làm công tác thuỷ lợi ở cơ sở khơng có trình độ chun mơn thủy lợi và hầu hết

là chưa được đào tạo tập huấn về quản lý cơng trình, về trình tự thủ tục sửa chữa
cơng trình, nên chỉ quản lý vận hành và bảo vệ cơng trình theo kinh nghiệm, chỉ
đảm nhận được các cơng việc sửa chữa đơn giản; Từ năm 2008, Nhà nước có chủ
trương miễn, giảm thủy lợi phí cho người nơng dân; Các tổ chức thủy nông cơ sở
được tiếp nhận nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí để tổ chức hoạt động quản lý
khai thác các cơng trình thủy lợi; Cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cấp bù do miễn
giảm thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay cơ bản là phù hợp, thực hiện
đúng chủ trương cơ chế chính sách của Nhà nước, tuy nhiên các tổ chức thủy nông
cơ sở vẫn chưa chủ động trong việc điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
Nhà nước hỗ trợ. Tổ chức quản lý thuỷ nơng cơ sở ở một số xã cịn lúng túng khi
tiếp nhận nguồn kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí, chậm phân khai kế hoạch tài
chính, cơng tác bảo dưỡng chỉ thực hiện định kỳ theo mùa vụ, công tác bảo dưỡng,
sửa chữa thường xuyên chưa kịp thời, trong khi nhu cầu sửa chữa các cơng trình
thuỷ lợi rất lớn.
Việc nghiên cứu tìm các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cho các
tổ chức thuỷ nông ở cơ sở để quản lý khai thác (QLKT) có hiệu quả các cơng trình
thuỷ lợi, đưa tiêu chí thủy lợi là một trong những tiêu chí hồn thành sớm trong
chương trình xây dựng nơng thơn mới tại Lào Cai là một yêu cầu thực sự cấp thiết.
Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao năng
lực quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi cho các tổ chức thuỷ nông cơ sở trên địa
bàn tỉnh Lào Cai” với mong muốn có những đóng góp hữu ích cho địa phương
trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý khai


thác cơng trình thủy lợi của các tổ chức thủy nông cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
phù hợp với trình độ, điều kiện dân sinh kinh tế, tập quán của nông thôn miền núi
biên giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của tổ chức thuỷ nông cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao năng lực để quản lý khai thác
cơng trình thuỷ lợi của các tổ chức này.
b.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp, có hiệu quả
để nâng cao năng lực cho các tổ chức thuỷ nông cơ sở tại Lào Cai trong công tác
quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi.
Phạm vi về khơng gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn miền núi biên giới
của tỉnh Lào Cai.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sẽ thu thập các số liệu, đánh giá thực trạng
về các mơ hình quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 và đưa ra các giải pháp tăng cường năng
lực quản lý cho các tổ chức giai đoạn 2016 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, thông tin tài liệu của các tổ
chức thủy nông cơ sở, các cơng trình thủy lợi thực tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh: Nhằm phân
tích, so sánh, đánh giá thực trạng việc áp dụng các mơ hình tổ chức quản lý khai
thác cơng trình thủy lợi hiện đang áp dụng, từ đó rút ra những kết quả cần phát huy
và những tồn tại cần khắc phục;
- Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong việc hệ thống hóa những cơ
sở lý luận cho nghiên cứu của đề tài. Phương pháp phân tích hệ thống chọn đề xuất


các giải pháp nâng cao năng lực cho tổ chức thủy nơng cơ sở quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi hiệu quả và phù hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, những kết quả phân tích đánh giá thực
trạng và những giải pháp nghiên cứu đề xuất về tổ chức quản lý khai thác hệ thống
các cơng trình thủy lợi của luận văn là những tài liệu tham khảo hữu ích đối cơng
tác nghiên cứu về quản lý vận hành các cơng trình thủy lợi miền núi sau xây dựng
có hiệu quả.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác cơng trình thủy lợi là
những ý kiến gợi mở đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương ở Lào
Cai áp dụng để xây dựng, phát triển các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý hiệu quả,
bền vững cơng trình thủy lợi, phù hợp với chủ trương phát triển mơ hình tổ chức
quản lý thuỷ nơng cơ sở gắn với cộng đồng (PIM), có sự chỉ đạo hỗ trợ của Chính
quyền, cơ quan Nhà nước
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi,
năng lực quản lý, khai thác hệ thống cơng trình của các tổ chức thủy nơng cơ sở và
những nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp, tính hiệu quả và bền vững của các mơ
hình tổ chức quản lý khai thác này;
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở đang quản
lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, qua đó rút ra
những kết quả đạt được cần nghiên cứu áp dụng và những mặt còn tồn tại, vướng
mắc cần khắc phục và tháo gỡ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác cơng trình
thủy lợi cho các tổ chức thuỷ nông cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
7. Nội dung của luận văn
Luận văn được kết cấu với những nội dung sau: Phần mở đầu, 3 chương nội


dung chính, phần kết luận và kiến nghị.
Các chương nội dung chính của luận văn được lựa chọn tên gọi như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi;
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực QLKT các cơng
trình thủy lợi của các tổ quản lý thủy nông cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


1

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ KHAI THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Tổng quan chung
1.1.1. Một số khái niệm
1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, trong đó
chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên còn đối
tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân , nhà quản
lý cấp dưới, cũng như các tập thể, cá nhân người lao động. Sự tác động trong mối
quan hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua các hoạt động tổ
chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh. Thông thường quản lý đồng nhất
với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh nhằm
sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra
trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý được phát sinh từ lao động,
không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao
động, bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự quản lý
dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những
chức năng chung.
2. Khái niệm về quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi

Quản lý khai thác các cơng trình thuỷ lợi là một q trình vận hành, sử dụng
và quản lý các cơng trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng
kế hoạch tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu, đồng
thời theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh để đảm bảo cơng trình thuỷ lợi an toàn, phát huy
hiệu quả trong suốt thời gian sử dụng.
3. Khái niệm về hệ thống cơng trình thuỷ lợi
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi (dù lớn hay nhỏ) phục vụ tưới tiêu, cấp nước
cho sản xuất, dân sinh thường bao gồm các hạng mục như: Cơng trình đầu mối;
Mạng lưới kênh mương; Các cơng trình trên kênh.


a. Cơng trình đầu mối bao gồm:
- Hồ chứa nước: Giữ nước mưa và dịng chảy của sơng suối trong mùa mưa
để sử dụng trong mùa khô. Hồ chứa nước thường bao gồm các hạng mục: Đập ngăn
nước, đập tràn xả nước thừa, cống lấy nước vào kênh dẫn...
- Đập dâng: Ngăn nước của sông, suối để tạo mực nước cần thiết chảy trong
kênh mương đến các khu cần tưới. Đập dâng cùng với cống lấy nước đầu kênh tạo
thành cụm đầu mối cơng trình đập dâng nước.
- Cửa lấy nước khơng đập: Là hình thức lấy nước trực tiếp từ khe suối vào
kênh dẫn đến các khu tưới mà khơng cần có đập dâng.
- Trạm bơm: Trạm bơm nước từ nguồn nước vào kênh hoặc đường ống dẫn
phục vụ sản xuất, dân sinh, (bao gồm bơm điện, bơm dầu, bơm thuỷ luân...).
b. Mạng lưới kênh mương bao gồm: kênh đất, kênh lát mái, kênh xây gạch,
đá, kênh bê tông, kênh bằng đường ống các loại… (có độ dốc đảm bảo dẫn nước tự
chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấp nước, tiêu nước). Kênh
mương tưới là kênh mương làm nhiệm vụ dẫn nước tưới từ đầu mối đến mặt ruộng
hoặc nơi cần cấp nước. Mạng lưới kênh mương được chia thành các cấp kênh: kênh
chính (kênh cấp I) dẫn nước từ đầu mối cấp vào các kênh nhánh (cấp II); Kênh
nhánh cấp II cấp nước vào kênh nhánh cấp III; kênh nhánh cấp III cấp nước vào
kênh nội đồng. Kênh mương tiêu là kênh mương làm nhiệm vụ tiêu thốt nước

chống sói lở, ngập úng.
c. Các cơng trình trên kênh bao gồm: Cống lấy nước đầu kênh; Bể lắng cát
kết hợp tràn xả nước thừa khi có lũ; Tràn qua kênh, kết hợp tràn nước thừa trong
kênh; Ống dẫn xi phông; Cầu máng; Công trình chia nước; Cống tiểu câu.
1.1.2. Vai trị, nhiệm vụ của hệ thống cơng trình thủy lợi
1. Vai trị của hệ thống cơng trình thủy lợi
Hệ thống cơng trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản
xuất và dân sinh, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ mơi trường và
phịng, chống giảm nhẹ thiên tai.
2. Nhiệm vụ của hệ thống cơng trình thủy lợi


Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống công thủy lợi là phục vụ nước tưới cho đất
trồng lúa, rau màu các loại và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Cơng trình thuỷ lợi có
nhiệm vụ chống hạn hán vào mùa khơ hạn vì hệ thống cơng trình thuỷ lợi có thể
cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới cho nơng nghiệp đồng
thời khắc phục được tình trạng khi thiếu nước, khô hạn kéo dài;
Hệ thống công trình thủy lợi cịn có nhiệm vụ cấp nước cho diện tích ni
trồng thuỷ sản;
Hệ thống cơng trình thủy lợi cịn có nhiệm vụ tiêu thốt nước cho đất nơng
nghiệp và tiêu thoát nước cho khu dân cư ở thành thị và nông thôn, đặc biệt là
chống ngập úng vào mùa mưa;
Hệ thống cơng trình thủy lợi cịn góp phần ngăn mặn đất nông nghiệp nhất là
khi triều cường lên xuống thất thường như hiện nay, cải tạo chua phèn, làm tăng
diện tích canh tác;
Hệ thống thuỷ lợi có nhiệm vụ duy trì cấp nước sinh hoạt cho dân sinh và
sản xuất công nghiệp với khối lượng và chất lượng cần thiết;
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi cịn có thể đảm bảo việc giao thông thuỷ; Dẫn
và xử lý nước thải để bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm;
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi cịn có nhiệm vụ phịng chống lũ lụt, bảo vệ bờ

biển, tránh những thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và của nhân dân;
Hệ thống cơng trình thủy lợi cịn tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây
trồng, chuyển dịch cơ cấu, nâng hiệu suất sử dụng đất, phân bố lại nguồn nước tự
nhiên, cải tạo đất, cải tạo môi trường theo chiều hướng có lợi cho sản xuất và sinh
hoạt. Bên cạnh đó, chăn ni cũng phát triển đa dạng, phong phú theo hướng hiệu
quả kinh tế cao.
Ngoài ra các hệ thống cơng trình thủy lợi cịn góp phần điều hịa dịng chảy
cho các dịng sơng, ổn định dịng chảy mùa kiệt, bảo vệ môi trường nước, phát triển
dịch vụ, du lịch.
1.1.3. Nội dung của công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Nội dung cơ bản của cơng tác quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi bao gồm:


- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước
theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an tồn cơng trình (gọi tắt là
Quản lý cơng trình);
- Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích tưới tiêu, cấp nước phục
vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng
với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao (gọi tắt là Quản lý nước);
- Xây dựng mơ hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng vốn, tài sản và mọi
nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác cơng trình thủy
lợi theo qui định của pháp luật (gọi tắt là Tổ chức và quản lý kinh tế).
1. Nội dung của quản lý cơng trình
- Thực hiện việc vận hành cơng trình thuỷ lợi theo nhiệm vụ thiết kế, tiêu
chuẩn kỹ thuật, quy trình thao tác và các quy định pháp luật khác có liên quan; đảm
bảo cơng trình vận hành an tồn, hiệu quả và sử dụng lâu dài;
- Tổ chức theo dõi, quản lý bảo vệ hệ thống cơng trình thuỷ lợi;
- Thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ
thống cơng trình thuỷ lợi; Sửa chữa nâng cấp cơng trình, máy móc, thiết bị và thực
hiện việc duy tu, bảo dưỡng, bảo trì cơng trình đúng quy định;

- Thực hiện việc quan trắc, kiểm tra cơng trình theo quy định; Bảo vệ cơng
trình, ngăn chặn, phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại cơng trình;
- Thực hiện cơng tác phịng chống lụt, bão, bảo đảm an tồn cơng trình;
- Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức triển khai, giám sát việc khơi phục,
đại tu, nâng cấp cơng trình;
- Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan;
- Ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để kéo
dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi.
Quản lý cơng trình là một nội dung đóng vai trị quan trọng trong việc quản
lý khai thác cơng trình thuỷ lợi. Nếu một cơng trình được quản lý tốt sẽ nâng cao
được tuổi thọ của cơng trình và phát huy được hiệu quả sử dụng theo yêu cầu thiết
kế cơng trình.


2. Nội dung của quản lý nước
Điều hành việc phân phối cấp nước, tiêu nước hợp lý trong hệ thống cơng
trình thuỷ lợi, ngăn mặn hoặc hạn chế xâm nhập mặn;
- Tổng hợp yêu cầu sử dụng nước; lập kế hoạch, phương án cung cấp nước
cho các hộ dùng nước, phương án tiêu thoát nước và kế hoạch, phương án ngăn
mặn hoặc hạn chế xâm nhập mặn; dự báo và đánh giá nguồn nước;
- Quan trắc, đo đạc lượng mưa, mực nước, lưu lượng nước, chất lượng nước
theo quy định;
- Bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước, quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thải
nước vào nguồn nước;
- Phát triển và tăng cường năng lực quản lý tưới để khai thác có hiệu quả và
bền vững các hệ thống cơng trình thuỷ lợi hiện có;
- Thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn,
giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra;
- Đánh giá kết quả tưới, tiêu nước, cung cấp nước và báo cáo về kết quả
cung cấp nước cho các hộ dùng nước phi nông nghiệp;

- Phổ biến, ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước, cải thiện chất lượng
nước, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước; các quy trình, kỹ thuật tưới
tiêu nước tiên tiến đểnâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp;
- Lập, lưu trữ bản đồ kết quả tưới tiêu nước hàng vụ, hồ sơ kỹ thuật và các
hồ sơ tài liệu khác có liên quan;
Việc quản lý nước là một cơng tác hết sức quan trọng trong quản lý vận hành
khai thác cơng trình thủy lợi. Nếu quản lý nước tốt sẽ nâng cao năng suất cho cây
trồng, phát triển kinh tế cho đất nước, giảm thiểu được thiên tai như lũ lụt, hạn
hán… và ngược lại nếu quản lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho con
người và nền kinh tế của đất nước.
3. Nội dung của tổ chức và quản lý kinh tế
- Xây dựng mơ hình tổ chức phù hợp, áp dụng cơ chế quản lý năng động, tạo
động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi;


- Lập kế hoạch chi phí hàng năm, phục vụ quản lý hệ thống, theo quy định;
- Thực hiện các thủ tục, hồ sơ giao kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu đối với sản
phẩm, dịch vụ cơng ích trong quản lý khai thác cơng trình thủy lợi;
- Ký kết hợp đồng tưới, tiêu nước, hợp đồng cung cấp nước và các dịch vụ
khai thác tổng hợp cơng trình thuỷ lợi; Hợp đồng thực hiện việc bảo trì, bảo vệ
cơng trình; Nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng nêu trên;
- Quản lý các khoản thu, các khoản chi theo quy định;
- Lập và áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc quản lý, vận
hành cơng trình, gồm: Định mức sử dụng nước; định mức sử dụng điện hoặc nhiên
liệu; định mức lao động; định mức sửa chữa thường xuyên và các định mức cần
thiết khác;
- Thực hiện việc theo dõi có hệ thống, điều chỉnh hoặc đề nghị điều chỉnh
cho phù hợp các chỉ tiêu kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật; định kỳ đánh giá
hiệu quả dịch vụ tưới tiêu nước và hiệu quả đầu tư, khai thác cơng trình thuỷ lợi.
1.1.4. Hệ thống những văn bản pháp quy về quản lý khai thác cơng trình thủy lợi

- Luật Tài ngun nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi số 31/2001/PLUBTVQH10 ngày 04/4/2001; Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi; Nghị định Số 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
143/2003/NĐ-CP;
- Nghịquyết số26- NQ/TW "Vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Hội
nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X;
- Quyết định số 1590/QĐ- TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt định hướng chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam;
- Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 16/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tới cơ cấu ngành nơng nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và


phát triển bền vững; Quyết định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích;
- Thơng tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính về việc
Hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế
hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ;
- Các thơng tư của Bộ Nơng nghiệp và PTNT: Thông tư số 45/2009/TT-BNN
ngày 24/7/2009 về hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ
lợi; Thơng tư số 65/2009/TT-BNN về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân
cấp, quản lý khai thác cơng trình thủy lợi; Thơng tư số 56/2010/TT-BNN ngày
01/10/2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý khai
thác cơng trình thủy lợi; Thơng tư số 40/2011/TT-BNN ngày 27/5/2011 về quy định
năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi;
1.1.5. Thực trạng quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi khu vực miền núi
phía Bắc
Hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở thượng nguồn các sơng, suối. Do

điều kiện địa hình đất đai bị chia cắt manh mún và có độ dốc lớn, dân cư ở phân tán,
cho nên việc phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất, khai hoang mở rộng diện tích
canh tác và nước sinh hoạt cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong
những năm qua Ðảng, Nhà nước và nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắcđã tập
trung đầu tư nhiều công sức, tiền của để xây dựng các hệ thống cơng trình thủy lợi
phục vụ sản xuất và đời sống, giải quyết yêu cầu về lương thực trên địa bàn. Rất
nhiều cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ được xây dựng bằng nhiều hình thức kiên cố,
bán kiên cố nhằm đáp ứng yêu cầu nước tưới cho cây trồng, phịng chống thiên tai,
bảo vệ mơi trường sinh thái và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng núi cao.
Việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống cơng trình thủy lợi ở miền núi
phía Bắc cũng giống như của cả nước bao gồm hai loại hình chính là tổ chức của
Nhà nước (Công ty khai thác CTTL, Trung tâm, Ban quản lý thủy nông) và các tổ
chức thủy nông cơ sở hay còn gọi là các tổ chức dùng nước.


Theo báo cáo đánh giá thực trạng Các tổ chức thủy nơng cơ sở quản lý khai
thác cơng trình thuỷ lợi của PGS.TS Trần Chí Trung (Trung tâm PIM-Viện Khoa
học thủy lợi Việt Nam):
Trước thực trạng những năm gần đây, Nhà nước và nhân dân các tỉnh miền
núi chỉ chú trọng đầu tư ngân sách và công sức cho việc nâng cấp, kiên cố hệ thống
kênh mương và xây dựng mới một số cơng trình phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây
trồng với nguồn vốn còn quá nhỏ so với yêu cầu của sản xuất. Nhưng do quá trình
sử dụng nhiều năm, lũ lụt tàn phá, thiếu kinh phí đầu tư cho việc bảo dưỡng, sửa
chữa hằng năm, cho nên nhiều cơng trình đang xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù đã
đạt được nhiều thành tích to lớn như đã đề cập ở trên, công tác quản lý, khai thác
CTTL hiện vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập.
Thứ nhất là cơ chế chính sách đầu tư cịn chưa hợp lý, chú trọng đầu tư xây
dựng mới, đầu tư cơng trình đầu mối mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cấp,
hiện đại hóa, hồn chỉnh hệ thống nên thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến hiệu quả
khai thác. Nhiều hệ thống cơng trình thuỷ lợi lớn được xây dựng xong cơng trình

đầu mối, kênh chính nhưng cịn thiếu cơng trình điều tiết nước, kênh mương nội
đồng nên chưa khai thác hết năng lực theo thiết kế.
Thứ hai là hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác cơng trình
thuỷ lợi vẫn cịn thấp. Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về thuỷ lợi, phân giao
nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cịn nhiều bất cập,
chồng chéo dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo. Một số địa phương vẫn cịn
có sự trùng lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất, chức năng
quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ cơng ích của nhà nước. Quản lý
vẫn mang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh, không phù hợp với cơ chế quản lý của
nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa bám sát thực tiễn
và chưa được coi trọng, các thủ tục hành chính cịn rườm rà.
Thứ ba là bộ máy quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi, mặc dù số lượng đơn
vị lớn nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Hầu hết các đơn vị quản lý khai thác
CTTL đều là doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính


năng động và thiếu động lực phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ
lãnh đạo quản lý ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức quản
trị sản xuất thiếu khoa học nên chi phí sản xuất cao, năng suất lao động thấp, bộ
máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp.
Thứ tư là thể chế chính sách và phương thức quản lý, khai thác CTTL chậm
đổi mới theo cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý mang tính “nửa thị trường, nửa bao
cấp”, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong khi quản lý sản xuất
của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển.
Quản lý sản xuất bằng phương thức giao kế hoạch, theo cơ chế bao cấp dẫn đến tư
tưởng dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước. Quản lý tài chính theo hình thức cấp phát thanh toán, chưa ràng buộc chặt chẽ với cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá và tính
cơng khai minh bạch đã làm sai lệch bản chất hoạt động sản xuất trong nền kinh tế
thị trường. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất chưa dựa vào kết quả đầu ra, thanh
quyết toán chủ yếu dựa vào chứng từ, nặng về thủ tục hành chính.
Cơ chế ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử

dụng tiền vốn, tài sản vật tư, lao động của nhà nước chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ
gây ra lãng phí nguồn lực. Phân phối thu nhập cho người lao động vẫn mang tính
cào bằng dẫn đến năng suất lao động thấp, chí phí sản xuất cao. Chính sách trợ cấp
qua giá đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, khó kiểm sốt và kém hiệu quả,
gây ra việc sử dụng nước lãng phí. Chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho nơng dân
theo hình thức gián tiếp không gắn kết được trách nhiệm doanh nghiệp với nơng
dân với vai trị là người hưởng lợi.
Phân cấp quản lý chưa phù hợp, nên hầu hết các cơng trình thuỷ lợi đều do
doanh nghiệp nhà nước quản lý đã không tạo được sân chơi cho các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia nên chưa huy động được sức mạnh của
các tổ chức cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước và của nhân dân, đặc biệt là người
hưởng lợi từ cơng trình thuỷ lợi.
Những năm gần đây, các Tổ chức dùng nước được thành lập ở nhiều địa
phương chủ yếu là được sự hỗ trợ kỹ thuật của các dự án quốc tế. Tuy nhiên, hầu


hết các địa phương cịn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phát triển các tổ
chức dùng nước. Nguyên nhân chủ yếu là các tỉnh cịn thiếu các chính sách quy
định phát triển mơ hình quản lý khai thác CTTL có sự tham gia của người dùng
nước, lúng túng trong việc tìm ra các mơ hình tổ chức dùng nước phù hợp.
1.2. Các mơ hình tổ chức quản lý khai thác các hệ thống cơng trình thủy lợi
Các mơ hình tổ chức quản lý khai thác các hệ thống cơng trình thủy lợi ở
nước ta bao gồm hai loại hình chính là: Tổ chức của nhà nước (Doanh nghiệp khai
thác cơng trình thủy lợi, Trung tâm, Ban quản lý thủy nông) và các Tổ chức thủy
nông cơ sở hay còn gọi là các tổ chức dùng nước (Hợp tác xã quản lý cơng trình
thủy lợi, Tổ chức hợp tác sử dụng nước, Tổ thuỷ lợi, Đội thủy nông, Ban thuỷ lợi
xã, Ban quản lý thuỷ nông xã, cá nhân quản lý cơng trình thủy lợi). Các tổ chức của
nhà nước (chủ yếu là loại hình cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi) quản lý, khai
thác các cơng trình đầu mối, kênh chính của hệ thống thủy lợi có quy mô vừa và
lớn, vận hành phức tạp. Các công trình cịn lại do các tổ chức thủy nơng cơ sở quản

lý bao gồm các hệ thống cơng trình có quy mô nhỏ hoặc hệ thống thủy lợi nội đồng
thuộc các hệ thống lớn do các công ty khai thác cơng trình thủy lợi quản lý.
1.2.1. Doanh nghiệp nhà nước
1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế
do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập khi thấy cần thiết. Việc thành lập
doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh
vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền
kinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó.
2. Doanh nghiệp Nhà nước khai thác cơng trình thủy lợi
Doanh nghiệp Nhà nước khai thác cơng trình thủy lợi ở nước ta trước đây là
các Cơng ty Khai thác cơng trình thủy lợi, trực thuộc các tỉnh, thành phố hoặc trực
thuộc trung ương và là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích; Nay hầu hết
các Cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi chuyển đổi thành Công ty TNHH một
thành viên khai thác thủy lợi và Cơng ty cổ phần có một phần vốn thuộc sở hữu nhà
nước; Các công ty này hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Về mơ
hình tổ


chức quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi của các cơng ty này thì các cơng trình
đầu mối, kênh trục chính quy mơ lớn, liên huyện trở lên, do các doanh nghiệp nhà
nước (chủ yếu là các Công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước) đảm nhận,
được quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04/3/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về ban 5 hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước.
Theo số liệu từ Tổng Cục thuỷ lợi tổng hợp báo cáo từ các địa phương trên
toàn quốc, tính đến năm 2013 cả nước ta có 133 tổ chức nhà nước tham gia quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi; Các Doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác thuỷ
lợi phục vụ gần 70% diện tích tưới và hầu hết diện tích tiêu khu vực nơng nghiệp.
Có 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao
quản lý, khai thác 3 hệ thống thủy lợi liên tỉnh là Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Dầu
Tiếng - Phước Hòa. Các doanh nghiệp còn lại trực thuộc UBND các tỉnh,


thành

phố trực thuộc Trung ương, quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi trong phạm vi
tỉnh hoặc liên tỉnh theo sự phân cấp của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.
Loại hình tổ chức Doanh nghiệp nhà nước này có quy mơ vừa và lớn, tương đối đa
dạng bao gồm: có 92 Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chiếm 69,1%; có
4 đơn vị là Công ty cổ phần chiếm 3,01%; Các doanh nghiệp này hiện nay hầu hết
đã được chuyển đổi từ loại hình Cơng ty khai thác cơng trình thuỷ lợi (Công ty nhà
nước trước đây) sang Công ty TNHH MTV khai thác cơng trình thuỷ lợi 100% vốn
thuộc sở hữu nhà nước và mơ hình Cơng ty cổ phần có phần vốn thuộc sở hữu nhà
nước, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các tổ chức khác của Nhà
nước gồm 37 đơn vị chiếm 28% (trong đó có 7 Trung tâm quản lý, khai thác thuỷ
lợi của cấp tỉnh và cấp huyện; có 8 Ban quản lý khai thác thuỷ lợi của cấp tỉnh và
cấp huyện; có 17 Trạm quản lý khai thác thuỷ lợi cấp huyện và có 5 Chi cục của các
tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và Cà Mau tham gia trực tiếp
quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi).
Sự phân bố các loại hình doanh nghiệp giữa các vùng miền là không đồng
nhất. Số lượng doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi giữa các vùng miền
khơng đồng đều, phụ thuộc vào số lượng hệ thống cơng trình của từng nơi.


Doanh nghiệp khai thác cơng trình thuỷ lợi được thành lập để quản lý cơng
trình đầu mối và hệ thống kênh chính, kênh cấp hai các hệ thống quy mơ vừa và
lớn, vận hành phức tạp. Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương trên tồn quốc,
hiện có khoảng 80% doanh nghiệp có cơng trình quy mơ từ liên huyện trở lên cịn
lại 20% doanh nghiệp có quy mơ liên xã. Các doanh nghiệp nhà nước khai thác
cơng trình thuỷ lợi thực hiện việc cung cấp dịch vụ tưới, tiêu cho người dân thông
qua hợp đồng với các Tổ chức Hợp tác dùng nước. việc sản xuất và cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ cơng ích “Quản lý, khai thác hệ thống cơng trình thuỷ lợi có quy

mơ lớn, bao gồm CTTL liên tỉnh, liên huyện; cơng trình thuỷ nông kè đá lấn biển”
thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch. Việc sản xuất và cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ cơng ích “Quản lý, khai thác hệ thống cơng trình thuỷ lợi có
quy mơ vừa và nhỏ”, thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Hoạt
động tài chính thu chi của các doanh nghiệp khai thác cơng trình thuỷ lợi tn thủ
theo quy định về quy chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp 100% vốn thuộc
sở hữu Nhà nước, quy định tại Thơng tư số 11/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.
1.2.2. Doanh nghiệp tư nhân
1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cá
nhân chủ sở hữu đó chỉ được làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân; không
được đồng thời làm chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân khác hoặc chủ sở hữu hộ
kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cá nhân chủ sở hữu tự
quyết định cơ cấu tổ chức và đích thân trực tiếp quản lý, thực hiện các hoạt động
kinh doanh và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp tư nhân khai thác cơng trình thủy lợi
Các cơng trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống kênh mương mặt ruộng, có thể giao
cho Doanh nghiệp tư nhân trực tiếp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi. Theo
phương thức hoạt động của các doanh nghiệp quản lý khai thác CTTL được quy
định tại Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất và cung ứng sản


×