Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc và chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HÀ THU

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
CUNG ỐN NGÂM KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN LÝ THUYẾT
TÍN HIỆU THẨM MỸ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN SÁNG

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Để hồn thành luận văn, bản thân tơi đã trực tiếp sưu tầm tài liệu và
thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, trách nhiệm của
TS. Trần Văn Sáng.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng,
các thông tin được trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai,
tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Đà Nẵng, tháng 9/2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hà Thu


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy giáo, TS. Trần Văn Sáng,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu làm luận văn.
Đồng thời, tơi cũng chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo Khoa Ngữ văn,
Phịng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện luận
văn, song luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy, cơ giáo để luận văn đạt chất lượng tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 9/2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hà Thu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THTM

: Tín hiệu thẩm mĩ

CBĐ

: Cái biểu đạt


CĐBĐ

: Cái được biểu đạt

CONK

: Cung oán ngâm khúc

CPNK

: Chinh phụ ngâm khúc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .........................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................3
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ......................................................................4
5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại .......................................................................4
5.2. Phương pháp miêu tả ngơn ngữ ...................................................................4
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................4

7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.................6
1.1. LÝ THUYẾT VỀ KÍ HIỆU HỌC .........................................................................6
1.1.1. Về khái niệm kí hiệu, tín hiệu, dấu hiệu ....................................................6
1.1.2. Kí hiệu học hai bình diện của F. de Saussure ............................................9
1.1.3. Kí hiệu học ba bình diện của C.Pierce.....................................................11
1.1.4. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn chương ........................................12
1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP .........................................................21
1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp........................................................21
1.2.2. Đặc điểm giao tiếp trong tác phẩm văn chương ......................................24
1.3. GIỚI THIỆU VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM .....27
1.3.1. Về tác phẩm Cung oán ngâm khúc ..........................................................27
1.3.2. Về tác phẩm Chinh phụ ngâm .................................................................29
1.4. TIỂU KẾT ..............................................................................................................30
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CUNG ỐN NGÂM
KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT.......31


2.1. SỰ BIỂU ĐẠT BẰNG NGƠN NGỮ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CUNG ỐN NGÂM KHÚC .........................................................................31
2.1.1. Hình tượng người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc, xét ở cấp độ tín
hiệu thẩm mĩ hằng thể........................................................................................31
2.1.2. Hình tượng người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc, xét ở cấp độ tín
hiệu thẩm mĩ biến thể ........................................................................................33
2.2. SỰ BIỂU ĐẠT BẰNG NGƠN NGỮ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CHINH PHỤ NGÂM.....................................................................................53
2.1.1. Hình tượng người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm, xét ở cấp độ tín hiệu
thẩm mĩ hằng thể................................................................................................53
2.1.2. Hình tượng người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm, xét ở cấp độ tín hiệu
thẩm mĩ biến thể ................................................................................................54

2.3. SO SÁNH SỰ BIỂU ĐẠT BẰNG NGƠN NGỮ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM...........70
2.3.1. Điểm tương đồng .....................................................................................70
2.3.2. Điểm khác biệt .........................................................................................73
2.4. TIỂU KẾT ..............................................................................................................74
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CUNG ỐN NGÂM
KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU
ĐẠT ..........................................................................................................................76
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC .........................................................................76
3.1.1. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người phụ nữ trong
Cung oán ngâm khúc .........................................................................................76
3.1.2. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ người phụ nữ trong
Cung oán ngâm khúc .........................................................................................79
3.2. GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG CHINH PHỤ NGÂM...................................................................................100
3.2.1. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người phụ nữ trong
Chinh phụ ngâm...............................................................................................100
3.2.2. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ người phụ nữ trong
Chinh phụ ngâm...............................................................................................102


3.3. SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM
KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT ....
...................................................................................................................................120

3.3.1. Điểm tương đồng ...................................................................................120
3.3.2. Điểm khác biệt .......................................................................................124
3.3.3. Nét đặc sắc trong phong cách và tài năng của tác giả trong cách khắc họa
hình tượng người phụ nữ .................................................................................129

3.4. TIỂU KẾT ............................................................................................................130
KẾT LUẬN .............................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TÁC PHẨM CUNG
ỐN NGÂM KHÚC
PHỤ LỤC 2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TÁC PHẨM CHINH
PHỤ NGÂM KHÚC


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Kết quả khảo sát tín hiệu hằng thể chỉ hình tượng người phụ

32

bảng
2.1

nữ trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc
2.2

Số lượng và tần số xuất hiện của tín hiệu biến thể chỉ người

34


phụ nữ trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc
2.3

Kết quả khảo sát, phân loại các biến thể từ vựng chỉ người

35

phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc
2.4

Tín hiệu kết hợp là động từ/động ngữ trong tác phẩm Cung

39

ốn ngâm khúc.
2.5

Tín hiệu kết hợp là tính từ/tính ngữ trong tác phẩm Cung

45

ốn ngâm khúc.
2.6

Tần số và tần suất của các biến thể hằng thể chỉ hình tượng

53

người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
2.7


Số lượng và tần số xuất hiện của tín hiệu biến thể người phụ nữ

55

trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.

2.8

Tần số và tần suất của các biến thể từ vựng chỉ hình tượng

56

người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm
2.9

Bảng thống kê THTM là động từ trong tác phẩm Chinh phụ

61

ngâm
2.10

Bảng thống kê, phân loại biến thể kết hợp là tính từ trong tác
phẩm Chinh phụ ngâm

64


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tín hiệu thẩm mĩ, giá trị biểu trưng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn
chương là một vấn đề hấp dẫn, là một cánh cửa rộng mở cho việc tiếp cận thế giới
nghệ thuật ngơn từ. Đó là cách tiếp cận liên ngành ngơn ngữ - văn hóa về hệ thống
tín hiệu thẩm mĩ tồn tại trong ngơn ngữ văn chương.
Từ góc nhìn kí hiệu học, cụ thể qua tín hiệu thẩm mĩ, chúng ta có thể đi từ
bình diện cái biểu đạt đến bình diện cái được biểu đạt, hay nói cách khác, đi từ chất
liệu đến ý nghĩa, để giải mã hệ thống hình tượng/biểu tượng trong tác phẩm văn
chương. Cách tiếp cận này vừa đảm bảo được tính khách quan trong khi khảo sát dữ
liệu, vừa phát hiện được những nét đặc trưng trong chất liệu ngôn ngữ cũng như
trong ngôn ngữ hình tượng của tác phẩm.
Việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật ngơn ngữ thơ trong Cung ốn ngâm khúc và
Chinh phụ ngâm từ lâu đã là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy
nhiên, việc xem xét hệ thống hình tượng/biểu tượng trong ngơn ngữ hai tác phẩm
nổi tiếng này dưới góc độ ngơn ngữ học vẫn còn là một khoảng trống. Do vậy, đề
tài luận văn của chúng tơi nghiên cứu Hình tượng người phụ nữ trong Cung ốn
ngâm khúc và Chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ là một
hướng nghiên cứu hồn tồn mới, có tính lí luận và tính thực tiễn cao trong việc
nghiên cứu và giảng dạy văn chương từ góc nhìn kí hiệu học hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lý thuyết kí hiệu học (semiotics) ra đời gắn liền với chủ nghĩa cấu trúc trong
nghiên cứu ngôn ngữ và nhân học của thế kỉ XX. Có thể nói như vậy, bởi một lẽ,
mãi đến năm 1916, năm mà Giáo trình ngơn ngữ học đại cương của F.de Saussure
[61] được xuất bản, người được xem là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại và cũng là
một trong những người khai sáng chủ nghĩa cấu trúc, thì người ta mới chú ý đến vai
trị của kí hiệu học. Luận điểm của F.de Saussure đề xuất: ngơn ngữ là một hệ thống
kí hiệu, và ngơn ngữ học là một bộ phận của kí hiệu học, xét theo một phương diện



2

nào đó. Lý thuyết kí hiệu ngơn ngữ, kí hiệu học nhị diện của F.de Saussure, cũng từ
đây, được xem là tiền đề cho các cơng trình nghiên cứu kí hiệu học chuyên sâu về
sau như “chức năng thi pháp” và tính đa chức năng của ngơn ngữ trong nghiên cứu
R.Jakobson [60], “cấu trúc kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm thị” của
R.Barthes [58]; đặc biệt là các nghiên cứu về “lý thuyết kí hiệu học tam diện” của
Ch.Pierce, lý thuyết "kí hiệu học văn hóa" của Yuri M. Lotman [59], lý thuyết kí
hiệu học của Umberto Eco [56], của Daniel Chandler [55]...
Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ, một phương diện ứng dụng của kí hiệu học
trong nghệ thuật, được nói đến trong những năm gần đây cũng được hình thành từ
những tiền đề lý luận nói trên. Ở Việt Nam, những vấn đề về kí hiệu học, đặc biệt là
lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ, đã được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ XX.
Những cơng trình được xem là khởi đầu của khuynh hướng nghiên cứu ngơn ngữ
văn chương từ góc nhìn kí hiệu học phải kể đến là Từ thi pháp học đến kí hiệu học
của Hồng Trinh [50], Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ các sự kiện văn
học của Đỗ Hữu Châu [6], Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học của Nguyễn
Lai [22], Ngôn ngữ với văn chương của Bùi Minh Tốn [44], Tín hiệu thẩm mĩ
không gian trong ca dao của Trương Thị Nhàn [27], Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn
ngữ văn học của Mai Thị Kiều Phượng [30], Tín hiệu thẩm mĩ - sóng đơi của Trần
Văn Sáng [40]... Trong đó, khuynh hướng đáng chú ý nhất vẫn là cách giải mã thơ
và ca dao dưới ánh sáng của lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ. Tuy nhiên, trong việc vận
dụng lý thuyết kí hiệu học vào nghiên cứu trong mỗi lĩnh vực trong đó có văn
chương, cho đến nay, vẫn chưa có được cách tiếp cận thống nhất và chưa vạch ra
một bộ khung lý thuyết đủ rõ và nhất quán để vận hành nó một cách hiệu quả, đặc
biệt là có sự khu biệt khá rõ giữa cách tiếp cận theo quan điểm của kí hiệu cấu trúc
và kí hiệu học hậu cấu trúc trên các phạm vi ứng dụng: kí hiệu học ngơn ngữ, kí
hiệu học văn hóa, kí hiệu học văn chương.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy số những công trình nghiên cứu riêng biệt

ứng dụng các lý thuyết kí hiệu học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương trong một
tác giả cụ thể không thật sự nhiều mà chủ yếu là những bài nghiên cứu riêng lẻ về lí
thuyết và/hoặc các phương diện nào đó của kí hiệu học.


3

Đặc biệt, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về hình tượng
người phụ nữ trong ngơn ngữ Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm từ góc nhìn
kí hiệu học như đề tài của chúng tơi.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung hướng vào những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác lập được vị trí, vai trị của các hình thức ngơn ngữ biểu đạt về người
phụ nữ như là một bộ phận làm nên bình diện “cái biểu đạt” của hình tượng người
phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm.
- Chỉ ra các ý nghĩa biểu trưng của các tín hiệu thẩm mĩ hằng thể và tín hiệu
thẩm mĩ biến thể chỉ về người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ
ngâm khúc; qua đó góp phần chỉ ra những đặc trưng văn hóa dân tộc và quan điểm
xã hội, cách nhìn của hai tác giả về người phụ nữ.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ, kí hiệu học, về hoạt động giao
tiếp trong ngôn ngữ văn chương phục vụ cho việc triển khai đề tài luận văn;
- Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại tín hiệu hiệu thẩm mĩ chỉ về
người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm;
- Phân tích, miêu tả đặc điểm hình tượng người phụ nữ được khảo sát trên
bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong Cung ốn ngâm khúc và Chinh phụ
ngâm; tìm hiểu, so sánh các đặc điểm về sự biểu đạt bằng ngơn ngữ và ý nghĩa biểu
trưng của tín hiệu thẩm mĩ chỉ người phụ nữ trong hai tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được luận văn xác định là: hình tượng người phụ nữ trong
Cung ốn ngâm khúc và Chinh phụ ngâm từ góc nhìn lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về phương diện khảo sát, luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên
cứu đối tượng kể trên ở các phương diện cái biểu đạt: tín hiệu hằng thể, tín hiệu biến


4

thể với đặc điểm cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn
cảnh, các biểu thức ngôn từ chỉ về người phụ nữ tương ứng trong Cung oán ngâm
khúc và Chinh phụ ngâm.
Về tư liệu khảo sát: luận văn khảo sát trên tác phẩm đã công bố rộng rãi trong
nhà trường, in bằng chữ quốc ngữ:
- Những khúc ngâm chọn lọc – Chinh phụ ngâm khúc và Cung oán ngâm khúc
do các tác giả Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang và Nguyễn Lộc biên soạn của
Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
5.1. Thủ pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê các loại tín hiệu hằng
thể và tín hiệu biến thể và phân loại theo những tiêu chí cụ thể.
5.2. Phương pháp miêu tả ngơn ngữ
Sau khi thống kê, phân loại cơ sở ngữ liệu là các hình thức biểu đạt về người
phụ nữ, tức cái biểu đạt, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả
đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa biểu trưng của chúng và đưa ra những nhận xét, đánh giá
với các thủ pháp nghiên cứu sau: thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp
phân tích ngơn cảnh/văn cảnh và thủ pháp trường nghĩa,... để miêu tả các tín hiệu
thẩm mĩ chỉ về người phụ nữ trong hai tác phẩm khảo sát của luận văn.
6. Đóng góp của đề tài

- Về lý luận: Củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản của lý thuyết tín
hiệu thẩm mĩ, góp phần làm rõ thêm các khái niệm quan yếu đối với việc nghiên cứu
tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương; xác lập được một số cơ sở và thao tác để
xác định các tín hiệu thẩm mĩ hằng thể/biến thể được sử dụng trong hoạt động giao
tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành ngơn ngữ - văn hóa văn học vào nghiên cứu hình tượng/biểu tượng trong tác phẩm chương.
- Về thực tiễn: Cung cấp thêm tư liệu và kết quả phân tích mới cho việc
nghiên cứu và giảng dạy tín hiệu thẩm mĩ về người phụ nữ trong ngơn ngữ thơ Cung
ốn ngâm khúc và Chinh phụ ngâm nói riêng và trong giao tiếp văn chương nói


5

chung; cung cấp thêm cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị
và nét độc đáo của ngôn ngữ thơ hai tác phẩm nổi tiếng này, từ đó giúp ích thêm cho
việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc nhìn kí hiệu học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan
Trong chương này chúng tơi sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
gồm những khái niệm chung, cơ bản về lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ, lý thuyết kí hiệu
học, về hoạt động giao tiếp trong ngôn ngữ văn chương cũng như các khái niệm liên
quan đối với việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương; qua đó xác
lập được một số cơ sở và thao tác để xác định các tín hiệu thẩm mĩ hằng thể/ biến thể
về người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong Cung ốn ngâm khúc và Chinh
phụ ngâm nhìn từ bình diện cái biểu đạt
Trong chương này, dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi tập trung phân tích,
miêu tả đặc điểm hình tượng người phụ nữ được khảo sát về hình thức biểu đạt,
đồng thời tìm hiểu, so sánh các đặc điểm về sự biểu đạt bằng ngơn ngữ của tín hiệu

thẩm mĩ chỉ người phụ nữ trong hai tác phẩm.
Chương 3: Hình tượng người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh
phụ ngâm nhìn từ bình diện cái được biểu đạt
Trong chương ba chúng tôi sẽ chỉ ra các ý nghĩa biểu trưng của các tín hiệu
thẩm mĩ hằng thể và tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ về người phụ nữ trong Cung ốn
ngâm khúc và Chinh phụ ngâm; qua đó góp phần chỉ ra những đặc trưng văn hóa
dân tộc và quan điểm xã hội, cách nhìn của hai tác giả về người phụ nữ trong giai
đoạn này.


6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. LÝ THUYẾT VỀ KÍ HIỆU HỌC
1.1.1. Về khái niệm kí hiệu, tín hiệu, dấu hiệu
1.1.1.1. Định nghĩa
Trước khi bàn về vấn đề này, chúng ta biết hiện nay có nhiều cách hiểu khác
nhau về kí hiệu, tín hiệu, dấu hiệu với nội hàm và ngoại diên của khái niệm không
đồng nhất. Trong luận văn này, chúng tôi không đi vào bình luận cách hiểu khác
nhau này mà thống nhất cách hiểu: kí hiệu được sử dụng đồng nhất với tín hiệu và
dấu hiệu, nhất là khi nói về tín hiệu thẩm mĩ. Chẳng hạn, tín hiệu ngơn ngữ, kí hiệu
ngôn ngữ, dấu hiệu ngôn ngữ được hiểu đồng nhất; tương tự, kí hiệu thẩm mĩ và tín
hiệu thẩm mĩ cũng được sử dụng đồng nhất. Theo cách gọi phổ dụng, chúng tơi sử
dụng thuật ngữ tín hiệu, tín hiệu ngơn ngữ, tín hiệu thẩm mĩ làm cơ sở lí luận của đề
tài; cịn khái niệm kí hiệu học cũng là khái niệm quen dùng nên được chúng tôi sử
dụng đồng nhất với tín hiệu học và dấu hiệu học. Luận văn chọn cách dùng thuật
ngữ kí hiệu học.
Cuộc sống của con người được bao quanh bởi các tín hiệu như: tín hiệu đèn

giao thơng, tín hiệu ngơn ngữ, tín hiệu hàng hải, các nghi lễ, biểu tượng, các hoạt
động giao tiếp, đường nét, âm thanh, màu sắc, tiếng kêu của động vật…mỗi một sự
vật, hiện tượng đều có thể trở thành một tín hiệu. Như vậy, điều gì làm cho một sự
vật, hiện tượng trở thành một tín hiệu?
Có nhiều các quan niệm khác nhau về tín hiệu liên quan đến cách hiểu rộng
hẹp khác nhau của các tác giả. Trong số những cách quan niệm khác nhau đó, đề tài
của chúng tôi đồng ý với quan niệm của P.Guiraund về tín hiệu ngơn ngữ theo
nghĩa rộng đã được tác giả Đỗ Hữu Châu đề cập trong giáo trình “Cơ sở ngữ nghĩa
học từ vựng” như sau: “một tín hiệu…là một kích thích mà tác động của nó đến cơ
thể gợi ra hình ảnh ký ức của một kích thích khác” [8, tr.51]. Theo quan niệm này,
tất cả những hình thức vật chất nào gợi ra một “hình ảnh ký ức” đều được xem là tín
hiệu/kí hiệu.


7

Như vậy, dù bằng dấu hiệu hình thức nào, tín hiệu cũng “gợi ra một cái gì
đó”. Hay nói cách khác, tín hiệu bao giờ cũng mang nội dung thơng báo đến một
đối tượng nào đó. Nếu khơng mang nội dung thơng báo, tín hiệu khơng cịn là tín
hiệu. Nội dung thơng báo đó được các nhà nghiên cứu lý thuyết thơng tin gọi là
những yếu tố mang “tin”; cịn các nhà nghiên cứu nghĩa học gọi là các yếu tố mang
“nghĩa”. Trong hệ thống tín hiệu đèn giao thơng, màu đỏ gợi cho ta thông tin
“không được phép đi”, màu vàng gợi cho ta một ý niệm về “sự chuẩn bị”, màu
xanh đồng nghĩa với thông báo “người tham gia giao thông được phép đi”. Đám
mây gợi cho ta một hình ảnh “cơn mưa”, một câu hỏi “bạn có đồng hồ không?” chỉ
muốn biết thông tin về giờ giấc thời gian, chứ khơng phải tìm hiểu vật sở hữu của
người khác.
Từ sự phân tích các quan niệm của các tác giả trên, chúng tơi thống nhất
quan niệm tín hiệu trong đề tài như sau: tín hiệu là đơn vị có hai mặt: cái biểu đạt và
cái được biểu đạt, được chủ thể lý giải, nhận thức và lĩnh hội trong một hệ thống

nhất định.
1.1.1.2. Các điều kiện của tín hiệu
Theo quan niệm của P. Guiraud, một “kích thích” có thể gợi ra “hình ảnh ký
ức” đối với những kích thích khác là quan niệm có tính bao qt, vừa đề cập đến tín
hiệu tự nhiên và nhân tạo, vừa bao hàm cả tín hiệu giao tiếp lẫn tín hiệu phi giao
tiếp. Và điều kiện để một “kích thích” trở thành một tín hiệu được tác giả Đỗ Hữu
Châu [3] trình bày đầy đủ. Theo đó, một tín hiệu phải thõa mãn các điều kiện cơ bản
sau đây: Thứ nhất, nó phải được các giác quan cảm nhận, phải có một hình thức
cảm tính là cái biểu đạt của tín hiệu. Thứ hai, phải nói lên được một nội dung “ý
nghĩa” gì đó khác với chính nó. Tín hiệu là hợp thể cái biểu đạt và cái được biểu
đạt. Thứ ba, cái biểu đạt và cái được biểu đạt phải được chủ thể nhận thức, lĩnh hội.
Thứ tư, phải nằm trong một hệ thống nhất định.
Trong khi đi tìm một cách hiểu về tín hiệu, các nhà nghiên cứu đã phân chia
các tín hiệu thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí phân loại khơng
giống nhau. Ở đây chúng tơi trình bày một cách khái qt nhất các cách phân loại
của các tác giả đã được trình bày trong giáo trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”.


8

Trong cách phân loại của R.Buhler, tín hiệu có thể được phân thành ba loại
khác nhau như: biểu tượng (Symbole), triệu chứng (Symbone) và tín hiệu (Signal).
Đặt trong mối quan hệ với sự vật, người nói, người nghe, Buhler đã thấy được rằng
ứng với ba yếu tố nói trên, tín hiệu thực hiện đồng thời cả ba chức năng: chức năng
biểu thị, chức năng biểu cảm và chức năng thỉnh cầu. Tín hiệu có thể được xem là
những “biểu tượng” (Symbole), những “hình hiệu” (icones), những “chỉ hiệu”
(indices) trong cách phân loại của Ch.Pierce. Tuy nhiên, theo tác giả, tín hiệu chỉ là
cái biểu đạt tách riêng; trong khi cơ chế tín hiệu học theo F. de Saussure [61], tín
hiệu là hợp thể cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Về sau, Ch.Morris bổ sung vào mơ
hình của Ch.Pierce bằng cách thêm vào các “chỉ hiệu” (sign indices) và các “định

hiệu” (sign caractevisant). Ngay trong các “định hiệu” cũng tồn tại các “hình hiệu”
và các “biểu trưng”.
Từ cách nhìn tổng thể về những“kích thích” của thế giới cảm tính,
P.Guiraud khơng đặt các tín hiệu trong sự lưỡng phân giữa tín hiệu tự nhiên và
tín hiệu giao tiếp mà đặt trong mối quan hệ giữa thực tế và nhận thức của con
người. Theo đó, tín hiệu là những “kích thích liên tưởng” bao gồm nhiều loại
khác nhau: tín hiệu tự nhiên, tín hiệu nhân tạo, các hình hiệu và ước hiệu trong
mối quan hệ hoặc võ đoán (đối với các ước hiệu) hoặc có lý do (đối với các ước
hiệu có tính hình hiệu…).
Vận dụng nhiều tiêu chí phân loại khác nhau, tác giả Đỗ Hữu Châu [8] đã có
được bảng phân loại tín hiệu một cách đầy đủ và bao qt nhiều loại hình khác
nhau. Bằng cách này, tín hiệu được phân thành tín hiệu giao tiếp và tín hiệu phi giao
tiếp, tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo, tín hiệu thị giác và tín hiệu thính giác, tín
hiệu sơ cấp và tín hiệu thứ cấp, tín hiệu miêu tả và tín hiệu phi miêu tả…
Cách phân loại trên có ưu điểm là đã bao quát nhiều tiêu chí phân loại: về
nguồn gốc tín hiệu, cấu trúc cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu, chức
năng của tín hiệu cũng như đặc tính vật lý cái biểu đạt của tín hiệu. Đây cũng là
quan niệm về tín hiệu của chúng tơi trong q trình nghiên cứu đề tài, góp phần
nhận diện tín hiệu trong tính chỉnh thể, tính hệ thống.


9

1.1.2. Kí hiệu học hai bình diện của F. de Saussure
1.1.2.1. Tín hiệu ngơn ngữ: cái biểu đạt và cái được biểu đạt
Ngơn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt. Tín hiệu ngơn ngữ được xác định là
loại tín hiệu thính giác, tín hiệu giao tiếp, tín hiệu nhân tạo, ước hiệu (võ đốn)…
Như vậy, dưới góc nhìn kí hiệu học, ở bất kỳ góc độ nào, một tín hiệu ngơn ngữ
cũng phải bao hàm một hình thức ngữ âm (cái biểu đạt) tương ứng với một nội dung
ngữ nghĩa (cái được biểu đạt) và ở bất kỳ cấp độ nào, giá trị tín hiệu ngơn ngữ cũng

phải do những mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định.
Về vấn đề này được nhà ngôn ngữ học F.de Saussure đề cập trong Giáo trình
ngơn ngữ học đại cương, chia ra hai loại quan hệ hệ thống có tính phổ biến trong
ngơn ngữ. Đó là: quan hệ đồng nhất-đối lập và quan hệ khác biệt; quan hệ liên
tưởng và quan hệ ngữ đoạn.
Trình bày về cặp quan hệ thứ nhất, đối với F.de Saussure thì “trong ngơn
ngữ chỉ có những sự phân biệt mà thơi” [61]. Một tín hiệu ngơn ngữ có nghĩa
khơng phải bản thân tự nó có nghĩa. Nó có nghĩa là vì nó ở thế đối lập với các yếu
tố khác cùng hệ thống, một yếu tố ngơn ngữ nào đó mới có nghĩa.
Trình bày về cặp quan hệ thứ hai, F.de Saussure lưu ý đến tương quan ngữ
đoạn nối kết các từ theo một trật từ tuyến tính, nó xác định nghĩa cho các từ, và
tương quan liên tưởng giữa một từ với các từ có một hay một số nét chung nào đó
do ký ức ta gợi nên. Mỗi nhóm như vậy “tạo nên chuỗi tiềm tại trong trí nhớ, kho
ký ức” theo nhận xét của R.Barthes.
Ngôn ngữ học hiện đại bổ sung các loại quan hệ mới, sau hai cặp quan hệ
mới Saussure đã đề ra. Đó là: quan hệ tơn ti giữa các cấp độ ngơn ngữ; quan hệ hiện
thực hóa bình diện trừu tượng và cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng của tín hiệu.
Khi nói ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu, và khơng phải mọi tín hiệu đều là
ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ thường chú ý đến vấn đề chức năng và tính đa chức
năng của tín hiệu ngơn ngữ. Ngơn ngữ là phương tiện được dùng khơng chỉ để giao
tiếp mà cịn phục vụ cho tư duy: “Một đơn vị ngôn ngữ phải vừa phục cho giao tiếp
vừa phục vụ cho tư duy. Đây là đặc trưng cơ bản phân biệt tín hiệu ngơn ngữ và


10

các tín hiệu khác của hệ thống giao tiếp thuần túy với các tín hiệu tư duy thuần túy”
theo như nhận định của Đỗ Hữu Châu [8]. Mặt khác, ngôn ngữ trong khi làm nhiệm
vụ quan trọng của mình, ngồi chức năng làm phương tiện để giao tiếp và công cụ
để tư duy cịn thực hiện chức năng làm cơng cụ để tổ chức xã hội, duy trì những

quan hệ giữa người với người, duy trì sự sống của con người cũng như góp phần lưu
trữ kinh nghiệm của dân tộc tích lũy hàng ngàn năm lịch sử.
Về tính đa chức năng của ngôn ngữ, ý kiến của nhà ngôn ngữ học
R.Jakobson [60] có đóng góp quan trọng trong việc nhận diện các đặc tính của tín
hiệu ngơn ngữ. R.Jakobson dựa vào những tiến bộ của lý thuyết thông tin để phân
tích một hiện tượng giao tiếp bằng cách phân nhỏ thành sáu yếu tố: người gửi, bối
cảnh, thông điệp, kênh, mã, người nhận. Trong q trình giao tiếp, ngơn ngữ thực
hiện sáu chức năng cơ bản ứng với sáu yếu tố nêu trên: chức năng biểu cảm, chức
năng quy chiếu, chức năng thẩm mỹ (thi pháp), chức năng tiếp xúc, chức năng thỉnh
cầu, chức năng siêu ngôn ngữ. Điểm R.Jakobson lưu ý là chức năng thẩm mỹ trở
nên quan trọng khi ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật nhằm sáng tạo ra
những cơng trình văn chương.
Chúng tơi nhận thấy rằng, chức năng thẩm mĩ thường được coi là chức năng
riêng biệt của thơ ca, nhưng thực ra trong các hoạt động ngơn ngữ khác, sự phân
tích ngơn ngữ học về văn chương cũng không nên bị hạn chế trong chức năng thẩm
mỹ. Nếu nội dung phân tích ngôn ngữ về chức năng thẩm mĩ phải vượt ra ngồi
ranh giới văn chương, thì mặt khác, sự phân tích ngôn ngữ học về văn chương cũng
không nên bị giới hạn trong chức năng thẩm mĩ và phải bao quát mọi quan hệ biện
chứng giữa chức năng thẩm mĩ với các chức năng khác.
Như vậy, tính đa chức năng đã làm cho ngơn ngữ và các yếu tố của nó phân
biệt rõ ràng với các hệ thống giao tiếp khác của con người. Xuất phát từ cơ sở của
giao tiếp, tác giả Đỗ Hữu Châu [8] lưu ý đến tính đa chức năng của ngơn ngữ thơng
qua việc thực hóa các từ trong hoạt động nói năng. Theo đó, ngơn ngữ có chức năng
miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn và chức năng cú học.


11

1.1.2.2. Các đặc tính của tín hiệu ngơn ngữ
Nói đến tín hiệu ngơn ngữ là nói đến tính võ đốn, tính hình tuyến của cái

biểu đạt và tính hệ thống cấu trúc. Vì thế, có thể xác định ý nghĩa “tín hiệu” của
ngơn ngữ trên tất cả các đơn vị mang nghĩa ở nhiều cấp độ khác nhau: từ, ngữ, câu,
đoạn, văn bản. Một từ, một phát ngôn không những thực hiện chức năng miêu tả,
chức năng định danh mà còn thực hiện chức năng bộc lộ, thỉnh cầu, chức năng siêu
ngôn ngữ, chức năng thẩm mĩ… Một phát ngôn như “xin lỗi!” hồn tồn có chức
năng thỉnh cầu khi nó chỉ có nghĩa là “Xin tránh đường cho tơi!”. Một người có thể
nói “Trời rét nhỉ!” mà khơng nhằm miêu tả về thời tiết mà chỉ nhằm mục đích gợi
chuyện để làm quen với người khác.
Như vậy, các đặc trưng kí hiệu học của ngơn ngữ, những ngun tắc của
đồng nhất và đối lập, của kết hợp và liên tưởng, của trừu tượng và cụ thể… trong hệ
thống tín hiệu ngơn ngữ cũng chính là những vấn đề cốt yếu giúp cho việc lý giải về
tín hiệu ngơn ngữ trong quá trình hoạt động, thực hiện các chức năng của ngơn ngữ
trong giao tiếp nói chung, và trong giao tiếp nghệ thuật nói riêng.
1.1.3. Kí hiệu học ba bình diện của C.Pierce
Cùng thời với F. de Saussure, Ch. S. Peirce xuất phát từ triết học ngữ nghĩa
đã trở thành người nghiên cứu kí hiệu học vào loại sớm nhất. Ơng cho rằng tư duy
chính là kí hiệu và nó tồn tại đương nhiên trong các kí hiệu. Tất cả mọi vật đều
được tri giác là kí hiệu nếu nó được mã hóa/ kí hiệu hóa (Semiosis), theo đó kí hiệu
là một tam phân với ba diện:
- Cái biểu đạt (Representament), là phương tiện chuyển tải và tri giác được.
- Đối tượng (Objet) là cái được biểu đạt/ được đại diện là vật thể tương liên
với cái biểu đạt.
- Cái thuyết giải (Interpretant) là cái trung gian giữa hai cái trên (cái biểu đạt
và đối tượng), là cái lí giải quan hệ giữa hai cái đó, nghĩa là nhờ nó, trong tư duy
người tiếp nhận sẽ có một tín hiệu tương thích được tạo ra.
Theo phân tích tam diện, Ch.S.Peirce có nhận thức khác với F. de Sausure,
theo đó kí hiệu là “một hợp thể ba mặt, không thể xem xét tách rời từng cặp nhị


12


diện một” [dẫn theo 15, tr.84-85] và bản thân cái biểu đạt (Representament) có tính
vật lí, và là một kí hiệu một khi được mã hóa. Nhà kí hiệu học cũng cho rằng mã
hóa là q trình sử dụng tư duy để làm trung gian cho mối quan hệ giữa cái biểu đạt
(kí hiệu) và đối tượng. Trọng tâm lí luận của Ch. S. Peirce đặt vào cương vị giải
quyết kí hiệu trong cơng đoạn kí hiệu hóa (Semiosis).
Ngơn ngữ học hậu cấu trúc ra đời với các khuynh hướng nghiên cứu như lí
thuyết phân tích diễn ngơn, ngữ dụng học, ngữ pháp chức năng, lí thuyết ba bình
diện trong phân tích câu… đều được hình thành trên cơ sở và gợi dẫn từ lí thuyết kí
hiệu học ba bình diện của Ch.S.Peirce và C.Morris; đặc biệt là vai trò của bình diện
thứ ba: bình diện dụng học, bình diện người lí giải.
1.1.4. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn chương
1.1.4.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ (hay kí hiệu thẩm mĩ) là khái niệm được đưa vào mĩ học do
có liên quan đến việc lý giải các q trình nghệ thuật từ lập trường kí hiệu học. Tín
hiệu thẩm mỹ (THTM) ra đời gắn liền với chủ nghĩa cấu trúc trong nghệ thuật và mĩ
học trong những năm 60 của thế kỷ XX. Những nghiên cứu về “nguyên lý tín hiệu
học” của F.de Saussure, “chức năng thi pháp” của R. Jakobson, “cấu trúc kí hiệu
học” của R. Barthes…, đặc biệt là “lý thuyết kí hiệu học” của Ch.Morris và
Ch.Pierce, đều góp phần miêu tả THTM trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều phương
diện khác nhau [dẫn theo 41, tr.12].
Theo từ điển “150 thuật ngữ văn học” [3], tín hiệu thẩm mĩ được miêu tả gắn
liến với nhiều quan niệm khác nhau của nhiều trường phái nghiên cứu trên thế
giới”. Trong quan niệm của trường phái kí hiệu học Mỹ, Ch.Morris đề xuất lý
thuyết về THTM trên cơ sở sự phân loại các tín hiệu của nhà logic Ch.Pierce. Theo
đó, Ch.Morris xác định tín hiệu trong nghệ thuật là “tín hiệu miêu tả hoặc tạo hình;
nó giống với khách thể mà nó miêu tả về vẻ ngoài hoặc cấu trúc” [dẫn theo 41,
tr.13]. Những người chủ trương quan niệm này xem nghệ thuật như một “ngôn ngữ
đặc biệt”, khác với mọi phương tiện truyền thông khác. Tác phẩm nghệ thuật đưa ra
những THTM phức tạp, những tín hiệu này sẽ sẽ tham dự vào giao tiếp. Tính cấu



13

trúc, tính phổ quát và sự tương ứng với các quan hệ giá trị được Ch.Morris nêu như
những đặc tính cơ bản của THTM.
Giới nghiên cứu Xô Viết những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, khảo sát THTM
trong tương quan với hình tượng nghệ thuật. Theo họ, THTM được xem như “một
cấu trúc của hình tượng nghệ thuật. Ngoài chức năng thay thế thực tại và chức
năng làm phương tiện thơng tin, các tín hiệu trong nghệ thuật cịn có đặc tính bất
biến, lặp lại, khác với đặc tính độc đáo duy nhất của hình tượng nghệ thuật” [dẫn
theo 41, tr. 13].
Ở Việt Nam, khái niệm THTM được biết đến qua các cơng trình, bài viết của
một số tác giả như Nguyễn Lai, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Trương Thị Nhàn, Bùi
Minh Tốn, Trần Văn Sáng,...
Theo đó, THTM có thể là những ẩn dụ, những hốn dụ cố định, các phúng
dụ, tượng trưng, những hình tượng đã được “mài mịn”,“cố định hóa” về mặt ý
nghĩa trong quan niệm của Kharapchenko [57]; một bức họa, một vở múa, một hình
ảnh ẩn dụ, một hình thể từ ngữ trong văn học mang đặc tính biểu trưng (Symbole)
trong phân tích của Hoàng Trinh [dẫn theo 41, tr.13]; “những dấu hiệu mang tính
tượng trưng, ước lệ, ẩn dụ, hốn dụ” mà từ ngữ, THTM chỉ là “phương tiện của
quá trình gợi dẫn” theo nhận xét của Nguyễn Lai [24]; những“thần cú”, những sự
kết hợp ngơn ngữ một cách “lệch chuẩn”, những tín hiệu mang phẩm chất thẩm mĩ,
những “chuỗi kết hợp bất thường về nghĩa” vì mục đích thẩm mĩ…trong sự phân
tích của tác giả Phan Ngọc, Hữu Đạt, Đinh Trọng Lạc; những “motip”, những
“công thức truyền thống” những kết cấu nghệ thuật… trong quan niệm của Nguyễn
Xuân Kính, Bùi Mạnh Nhị; những “tín hiệu có tính biểu trưng cao” trong thơ và ca
dao trong sự nghiên cứu của tác giả Trần Văn Sáng… được đề cập trong các cơng
trình nghiên cứu công bố gần đây [dẫn theo 41, tr.13].
Từ những “chất liệu” cái biểu đạt, chúng ta có thể xét đến nguồn gốc các

THTM ở hai khía cạnh khác nhau
Thứ nhất, tín hiệu thẩm mĩ là các yếu tố của hiện thực (cảm giác, cảm quan),
của nội tâm, sự kiện có nguồn gốc ngồi ngơn ngữ: cây đa, bến nước, sân đình, con


14

thuyền, dịng sơng,… Đó là các THTM dễ nhận thấy, THTM “phải tương ứng với
một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực là cái được tác giả lựa chọn từ
thế giới hiện thực và xây dựng nên, sáng tạo ra” theo sự phân tích của tác giả Đỗ
Hữu Châu [dẫn theo 41, tr.14].
Thứ hai, tín hiệu thẩm mĩ bắt nguồn từ ngay trong các sự kiện của ngôn ngữ
tự nhiên. Trong thực tế, ngôn ngữ tự nhiên tự nó cũng là một hiện tượng trong hiện
thực khách quan. Ngơn ngữ tự nhiên có thể được dùng với tư cách là một tín hiệu để
nói lên một cái gì đó ngồi nó ra. Ngơn ngữ sinh ra “vốn để nói về đối tượng giờ
đây lại là cơng cụ nhận thức đối tượng” [14, tr. 73]. Đó chính là q trình biểu
trưng hóa các tín hiệu ngơn ngữ. Khi đi vào tác phẩm văn chương, các từ ngữ, các
kiểu câu tự nó mang những tín hiệu nhất định; các hành vi ngôn ngữ (hỏi, hứa hẹn,
cam đoan, cảm thán…) được dùng như những THTM. P.Guiraud có một nhận xét
mà chúng ta đáng phải lưu ý “ngôn ngữ trong văn học là ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ
tự nhiên đã sáng tạo lại, đã được một ngôn ngữ khác chồng lên. Ngôn ngữ tự nhiên
là phương tiện để chuyên chở các tín hiệu thẩm mĩ” [dẫn theo 41, tr.14].
Hệ thống THTM tồn tại và hoạt động theo những quy luật của tín hiệu và
quy luật của tín hiệu ngơn ngữ vì mục đích biểu đạt giá trị thẩm mĩ. Do vậy, THTM
mang trong mình những đặc tính nhằm mục đích biểu đạt hình tượng và ý nghĩa
thẩm mĩ. Về vấn đề này, tác giả Trương Thị Nhàn [27] đã có dịp trình bày và phân
tích khá chi tiết khi nghiên cứu các “tín hiệu thẩm mĩ – khơng gian” trong ca dao.
Theo đó, THTM có những đặc tính sau: Thứ nhất, tính đẳng cấu xét trong tương
quan hệ thống chất liệu khác nhau hoặc trong tương quan giữa các hệ thống của
THTM. Thứ hai, tính tác động của THTM trong bản chất của một “kích thích vật

chất” và trong sự thực hiện chức năng giao tiếp nghệ thuật. Thứ ba, tính biểu hiện
của THTM qua sự thực hiện chức năng phản ánh hiện thực – chức năng chung của
nghệ thuật. Thứ tư, THTM khơng dừng lại ở nội dung mang tính tái hiện hiện thực
mà cịn mang thơng tin thẩm mĩ, đó là tính biểu cảm của THTM. Thứ năm, THTM
có tính biểu trưng tương quan trong tương quan cái biểu đạt và cái được biểu đạt,
một mối quan hệ “không hồn tồn võ đốn”. Thứ sáu, tính trừu tượng và tính cụ


15

thể qua mỗi lần xuất hiện các biến thể của THTM. Thứ bảy, tính truyền thống và
cách tân qua sự kế thừa và sáng tạo, đổi mới trong việc sử dụng THTM của mỗi tác
giả, tác phẩm. Thứ tám, tính hệ thống, THTM phải đặt trong một hệ thống thẩm mĩ
cố định. Giá trị các THTM là kết quả tổng hòa của các mối quan hệ trong đơn vị cấu
trúc – chức năng cụ thể. Và cuối cùng là tính cấp độ của THTM, THTM vừa là cấp
độ cơ sở, vừa có cấp độ xây dựng, THTM là một đơn vị có thể dùng xây dựng nên
những THTM mới.
Với cách nhìn như trên về THTM, các tác giả đã bao quát được các vấn đề
nguồn gốc THTM, mặt thể chất cuả THTM, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt của THTM cũng như vấn đề chức năng và đặc tính tổ chức của
THTM. Theo đó, THTM được xác định là tín hiệu nhân tạo; tín hiệu thính giác; tín
hiệu sơ cấp, chưa nguyên mã; tín hiệu giao tiếp có chức năng thẩm mĩ, chức năng
bộc lộ, biểu cảm, chức năng hệ thống; và là tín hiệu – biểu trưng nghệ thuật.
Từ sự phân tích về các đặc tính của THTM cũng như mối quan hệ giữa tín
hiệu với THTM, có thể hình dung THTM theo sơ đồ hai mặt của tín hiệu như sau:
THTM =

CBĐ: tín hiệu ngôn ngữ

CĐBĐ: ý nghĩa thẩm mĩ mang hàm ý biểu trưng

1.1.4.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ
Về phân loại tín hiệu thẩm mĩ, hiện nay có nhiều cách phân chia khác nhau
của Đồ Hữu Châu, Trương Thị Nhàn, Bùi Minh Tốn, Trần Văn Sáng,... trong luận
văn này, chúng tơi trình bày cách phân loại của Mai Thị Kiều Phượng trong cuốn
“Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn học” như sau:
- Dựa vào tiêu chí tính quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong
tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai
loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ đơn; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ phức.
- Dựa vào tiêu chí tính hằng thể và biến thể trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ,
ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm
mĩ hằng thể; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ biến thể.
- Dựa vào tiêu chí tính tạo nghĩa trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể


16

chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ nghĩa
tự thân; tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ nghĩa kết hợp.
- Dựa vào tiêu chí tính chất trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia
tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ trừu tượng
– khái qt; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ cụ thể.
- Dựa vào tiêu chí tính chất có mặt và vắng mặt về ý nghĩa trong tín hiệu
ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ điển dạng; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ hiện dạng.
- Dựa vào tiêu chí chức năng giao tiếp trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm, ta có
thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ
miêu tả; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ phi miêu tả
- Dựa vào tiêu chí tính chất từ loại được cấu tạo trong tín hiệu ngơn ngữ
thẩm mĩ ở cấp độ từ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thực từ; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ hư từ.

- Dựa vào tiêu chí tính chất từ loại các từ xét về mặt cấu tạo của tín hiệu
ngơn ngữ thẩm mĩ ở cấp độ từ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai
loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ có cấu tạo là từ đơn; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ có
cấu tạo là từ phức (từ láy, từ ghép).
- Dựa vào tiêu chí tính chất quan hệ của tín hiệu ở tín hiệu ngơn ngữ thẩm
mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra ba loại: tín hiệu ngơn ngữ
thẩm mĩ thuộc bình diện kết học; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thuộc bình diện nghĩa
học; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thuộc bình diện dụng học.
- Dựa vào tiêu chí tính cấp độ các đơn vị ngơn ngữ trong tín hiệu ngơn ngữ
thẩm mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra ba loại: tín hiệu ngơn
ngữ thẩm mĩ ở cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ cấp độ ngữ
pháp; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ ở cấp độ văn bản.
- Dựa vào tiêu chí chuyển mã nhiều hay chuyển mã ít, chúng ta có thể chia
tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ chuyển mã
nhiều tầng nghĩa, tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ chuyển mã ít tầng nghĩa.


17

- Dựa vào tiêu chí số lượng ý nghĩa hàm ẩn, chúng ta có thể chia tín hiệu
ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ nhiều tầng ý nghĩa
hàm ẩn; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ ít tầng ý nghĩa hàm ẩn.
1.1.4.3. Biểu trưng hóa, cơ chế hình thành tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn
ngữ văn chương
Khi đề cập đến các đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ, các nhà nghiên cứu thường
nói đến những đặc tính sau: tính đẳng cấu, tính tác động, tính biểu hiện, tính biểu
cảm, tính biểu trưng, tính trừu tượng và cụ thể, tính truyền thống và cách tân, tính
hệ thống. Trong cơng trình này, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu tính biểu trưng - một
đặc tính quan trọng bậc nhất việc tiếp cận các giá trị hàm ẩn của các hình tượng
trong ngơn ngữ văn học. Về đặc tính biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ, chúng tơi dựa

vào kết quả nghiên cứu trong cơng trình "Biểu trưng hóa, cơ chế hình thành tín hiệu
thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn chương" của tác giả Trần Văn Sáng [41] như sau:
a. Về khái niệm tín hiệu biểu trưng
Về khái niệm biểu trưng và biểu trưng trong thơ ca đã được tác giả Trần Văn
Sáng trình bày một cách hệ thống và chi tiết, với sự phân tích những ví dụ cụ thể
trong từng lĩnh vực qua các bài viết: “Một số vấn đề về biểu trưng và ý nghĩa biểu
trưng của tín hiệu thẩm mĩ trong văn học”, “Hoa mai, ẩn ngữ và biểu trưng”,
“Biểu trưng của mùa xuân trong thơ ca”, “Hoa đào - từ biểu tượng văn hóa đến
biểu trưng văn học”,... Đề tài chúng tơi sử dụng quan niệm của tác giả Trần Văn
Sáng làm cơ sở lí luận cho việc phân tích giá trị biểu trưng của hình tượng người
phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc và Cung oán ngâm khúc ở các chương sau.
Trước khi bàn về cơ chế hình thành các tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn
chương, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm về biểu trưng và biểu trưng hóa.
Biểu trưng, hay cịn gọi là biểu tượng (symbol), là một hiện tượng khá lý thú
và phổ biến ở các dân tộc. Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu
hiện một cách tượng trưng, ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát. Cái cân biểu
trưng cho công lý. Hoa hồng biểu trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Chim bồ câu biểu
trưng cho hịa bình… Khi một sự vật, hiện tượng mang giá trị biểu trưng, nó sẽ gợi


×