Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các phương tiện tình thái trong câu văn của nguyễn huy thiệp, khảo sát qua tập “truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.15 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ TRUNG TÚ

CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TRONG
CÂU VĂN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP, KHẢO SÁT
QUA TẬP “TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP”

Chuyên ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

ĐÀ NẴNG, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Các số liệu, kết quả khảo sát nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trung Tú


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................7
5. Bố cục đề bài.................................................................................................8
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP...................................................................9
1.1. TÌNH THÁI TRONG NGƠN NGỮ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ
Ý NGHĨA TÌNH THÁI ...........................................................................................9
1.1.1. Tình thái trong ngơn ngữ và tình thái trong tiếng Việt .............................9
1.1.2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong Tiếng Việt ...............................14
1.2. NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG............................25
1.2.1. Nguyễn Huy Thiệp trong đời sống văn chương Việt Nam hiện đại ........25
1.2.2. Giới thiệu tập truyện ngắn .....................................................................29
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TRONG
CÂU VĂN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP...........................................................31
2.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI NGỮ
ÂM TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP ................................................31
2.1.1. Ngữ điệu ...............................................................................................31
2.1.2 Trọng âm của câu ...................................................................................34
2.2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TỪ
VỰNG TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP ...........................................35
2.2.1. Các tiền phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ .................................35
2.2.2. Các động từ tình thái làm chính tố trong ngữ động từ: toan, định, cố,
muốn, đành, được, bị, bỏ…… ...............................................................................43


2.3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI NGỮ

PHÁP TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP.............................................63
2.3.1 Trạng ngữ...............................................................................................63
2.3.2. Tình thái ngữ.........................................................................................63
2.3.3. Các kết từ trong các câu ghép: ...............................................................63
2.4. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI VỚI NHAU
TRONG CÂU VĂN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ..............................................66
2.4.1. Khả năng tương tác và chế định lẫn nhau giữa các tiểu từ tình thái với
các phó từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến khuyên bảo ............................................66
2.4.2. Tầm tác động của các quán ngữ tình thái đối với các yếu tố tình thái
khác trong câu .......................................................................................................68
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI
TRONG CÂU VĂN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ...........................................70
3.1. THỂ HIỆN RÕ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN ...........70
3.1.1. Thái độ trung tính, khách quan trong lời người kể chuyện .....................71
3.1.2. Thái độ đánh giá chủ quan trong lời người kể chuyện............................73
3.2. CÁ TÍNH HĨA NGƠN NGỮ NHÂN VẬT ...................................................77
3.2.1. Kiểu nhân vật nào thì có kiểu nói năng ấy thể hiện qua các yếu tố tình
thái ........................................................................................................................77
3.2.2. Thái độ cảm xúc trực tiếp của nhân vật bộc lộ trong từng ngữ cảnh thể
hiện qua các yếu tố tình thái ..................................................................................79
3.3. GĨP PHẦN THỂ HIỆN HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG TÁC PHẨM.....83
3.3.1. Một bức tranh hiện thực đời sống phong phú đa dạng............................83
3.3.2. Tác giả như là người dự phần vào hiện thực đời sống đó .......................87
KẾT LUẬN..........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Nhóm tiền phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ

42

2.2.

Nhóm các động từ tình thái

53

2.3.

Nhóm các qn ngữ tình thái

56

2.4.

Nhóm các vị từ ngơn hành

57


2.5.

Nhóm các thán từ

58

2.6.

Nhóm các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ

58

2.7.

Nhóm các vị từ đánh giá

59

2.8.

Nhóm các trợ từ tình thái

60

2.9.

Nhóm các đại từ nghi vấn trong câu phủ định bác bỏ

61



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học để tiếp cận văn bản nghệ thuật là một
hướng đi mới của Việt ngữ học ứng dụng hiện nay. Lý thuyết ngôn ngữ học xã hội,
lý thuyết hành động ngôn từ và ngôn ngữ học cơ bản đã giúp cho việc nghiên cứu
phong cách văn học hay một văn bản nghệ thuật phát triển nhanh chóng. Bằng việc
coi văn bản nghệ thuật như một diễn ngơn và tìm mối quan hệ giữa mã ngơn ngữ và
ý nghĩa văn bản nghệ thuật, người học ngôn ngữ có ý thức hơn đối với những thủ
pháp thể hiện trong đó.
Hiểu một văn bản nghệ thuật khơng thể tách rời với trực giác. Tuy nhiên, sự
miêu tả và phân tích ngơn ngữ có thể giúp ích nhiều cho sự hiểu biết của chúng ta.
Có thể phân tích ngơn ngữ về các mặt ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa, cú pháp để tìm ra
giá trị biểu đạt của một văn bản nghệ thuật. Trong việc tiếp nhận một văn bản nghệ
thuật, chúng ta khơng thỏa mãn với việc tìm thấy cái được diễn đạt mà cần phát
hiện ra nó đã được diễn đạt như thế nào. Vì thế cách tiếp cận ngơn ngữ học có vai
trị quan trọng.
Đồng thời, lĩnh vực tình thái trong ngơn ngữ là một hệ thống lý thuyết mới
và ngày càng được các nhà nghiên cứu ngơn ngữ quan tâm. Bởi lẽ hiểu về tình thái
là hiểu về bản chất ngơn ngữ, “khơng có tình thái, nội dung thể hiện trong câu nói
chỉ là những mảnh ghép nguyên liệu rời rạc. Bally đã rất đúng khi cho rằng tính
tình thái là linh hồn của phát ngơn, mà nói rộng ra là của hoạt động ngơn ngữ nói
chung” (dẫn của tác giả Nguyễn Văn Hiệp [8, tr.74]) Vai trị của tình thái càng quan
trọng khi nó trở thành một phương tiện đặc hữu để phân tích ngữ nghĩa câu và văn
bản. Khi vận dụng lý thuyết tình thái này vào tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học đã có
thêm những cách nhìn mới mẻ về các phương tiện ngôn ngữ trong câu tiếng Việt.
Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại là mặc dù hệ thống lý thuyết về tình thái

trong ngơn ngữ học thế giới đã được nghiên cứu sâu nhưng đối với tiếng Việt, tình
thái vẫn là một vấn đề cần được khai triển sâu sát hơn nữa. Các cơng trình nghiên


2

cứu về tình thái hiện nay ở trong nước đang rất đa dạng, phong phú ở nhiều dạng
thức khác nhau, tuy nhiên chưa có sự thống nhất giữa các tác giả. Đặc biệt là các
quan niệm về phương tiện biểu thị tình thái trong câu/phát ngơn, và từ lý luận đi đến
thực tiễn, những nghiên cứu về các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt
vẫn đang rất cần các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu bằng những công trình lớn giải
quyết thỏa đáng.
Biểu hiện sinh động nhất của ngơn ngữ là trong văn bản nghệ thuật và vì thế
qua tác giả Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm của ông, chúng tôi hi vọng sẽ có được
những dẫn liệu thuyết phục nhất về các yếu tố tình thái trong câu. Ngược lại từ kết
quả nghiên cứu có thể đặt một điểm nhìn từ góc độ tình thái đến ngơn ngữ nghệ
thuật Nguyễn Huy Thiệp. Đó là lý do để chúng tơi chọn đề tài Các phương tiện
biểu thị tình thái trong câu văn của Nguyễn Huy Thiệp, khảo sát qua tập
“Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.
2. Lịch sử vấn đề:
Như người viết đã đề cập, nghiên cứu về lĩnh vực tình thái trong ngơn ngữ đã
được các nhà ngơn ngữ học nghiên cứu từ lâu và đã xây dựng được một hệ thống lý
luận, luận điểm quý giá, khởi sự cho sự hiểu biết và nhận thức về phương tiện biểu
hiện tình thái trong ngơn ngữ. Những nhà nghiên cứu tiên phong về tình thái như
Jespersen, von Wright, Rescher, Searle.... là những nhà nghiên cứu đặt nền móng
mở đầu cho lý thuyết tình thái.
Trên thế giới có quan niệm rộng, hẹp khác nhau về nghĩa tình thái. Theo
quan niệm hẹp, nghĩa tình thái thường được cho là phần nghĩa phản ánh mối quan
hệ, thái độ, ý định của người nói đối với nội dung phát ngôn và/ hoặc quan hệ giữa
nội dung phát ngôn đối với thực tế. Theo quan niệm rộng, tình thái - nói theo Bybee

- là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”.
Trong văn liệu nghiên cứu về tình thái cổ điển, có một thời tình thái chia ra
làm 3 phạm trù: tình thái khách quan logic (Lyons 1977, 791), tình thái nhận thức
và tình thái đạo nghĩa (Palmer 1986, 51, 96), (Lyons 1977, 823) là cách phân loại
khá phổ biến, được nhiều tác giả trên thế giới nói tới, tuy nhiên cách phân chia này


3

thực ra chỉ nhằm vào một số kiểu ý nghĩa tình thái mà thơi, nó khơng bao qt được
rất nhiều kiểu ý nghĩa tình thái khác [8,tr101-102]
Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang
Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm,... cơ bản thống nhất với quan niệm về
nghĩa tình thái của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là với quan niệm rộng
về tình thái. Chẳng hạn, theo Nguyễn Thiện Giáp cho tình thái trong ngơn ngữ là
thái độ của người nói với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh
đề đó miêu tả, là thơng tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người
nói đối với điều được nói ra [4, tr 416]. Cịn theo Diệp Quang Ban, nghĩa tình thái
là bộ phận chỉ ý định, thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói ra và
là quan hệ của người nói đối với người nghe [1, tr181], chúng tôi coi kết quả
nghiên cứu của Diệp Quang Ban là định hướng và là cơ sở lý luận quan trọng để
nghiên cứu đề tài này.
Nhiều cơng trình của các nhà Việt ngữ học đã ít nhiều đề cập đến việc phân
chia nghĩa tình thái và phương tiện biểu thị nghĩa tình thái như cơng trình của các
tác giả cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ biên),
các tác giả Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị
Lương, …
Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học phân biệt tình thái khách quan với
tình thái chủ quan. Tình thái khách quan biểu hiện mối quan hệ của điều được thông
báo đối với hiện thực khách quan. Tình thái chủ quan biểu hiện thái độ (quan hệ)

của người nói đối với điều được thơng báo bằng trật tự từ, ngữ điệu, phép kí từ, từ
tình thái, tiểu từ, từ cảm, từ xen, v.v… [20, tr297].
Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng [6, tr201-204] và Diệp
Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt [1, tr201-204] đều phân biệt hai thứ tình thái:
tình thái của hành động phát ngơn và tình thái của lời phát ngơn. Tình thái của lời
phát ngơn gồm tình thái khách quan và tình thái chủ quan.
Nguyễn Văn Hiệp trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp [8, tr.96-127] thì
cho rằng phải qua những đối lập thì bức tranh về tình thái mới hiện ra một cách rõ


4

ràng, đúng bản chất nhất. Ông đã đưa ra các thế đối lập: tình thái trong lơ gích và
tình thái trong ngơn ngữ; tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, tình thái hướng
tác thể và tình thái hướng người nói, tình thái của mục đích phát ngơn và tình thái
của lời phát ngơn,…Cũng ở đó, tác giả cịn đề cập một cách khái quát tới các
phương tiện biểu thị nghĩa tình thái [8, tr.128-158].
Đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu ứng dụng lí thuyết nghĩa tình thái vào
tiếng Việt. Trong phạm vi bao quát của mình, chúng tơi thấy rằng, các cơng trình
chủ yếu nghiên cứu phương tiện biểu thị một bộ phận nghĩa tình thái nào đó. Chẳng
hạn, các luận án tiến sĩ của: Ngơ Thị Minh (1), Ngũ Thiện Hùng (3), Bùi Trọng
Ngoãn (2), Trần Kim Phượng (4),…và số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp đại
học.
Tìm hiểu tri thức ngơn ngữ qua ngữ liệu là các văn bản nghệ thuật, vận dụng
tri thức ngơn ngữ vào việc phân tích các kiểu loại văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ
thuật là một hướng đi đúng đắn. Việc làm này không những giúp tiếp thu nội dung
của văn bản văn bản nghệ thuật một cách có cơ sở, cịn giúp thấy được những cách
thức lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ để tạo lập các kiểu loại văn bản một cách hiệu
quả nhất. Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu các phương tiện biểu hiện tình thái
trong văn bản nghệ thuật chưa nhiều. Những cơng trình vận dụng một bộ phận của

nghĩa tình thái vào tìm hiểu một tác phẩm cụ thể cịn rất ít ỏi. Đây là lý do mà bản
thân người thực hiện đề tài trăn trở và mạnh dạn trong việc thực hiện đề tài “Các
phương tiện biểu thị tình thái trong câu văn của Nguyễn Huy Thiệp”
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt
Nam với vài truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Nguyễn Huy Thiệp
được xem là một hiện tượng tiêu biểu của Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX.
Những sáng tác của ông, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn, đã mang đến một làn gió
mới cho đời sống văn chương đương đại. Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh
tác giả đặc biệt này. Khen cũng nhiều mà chê trách, lên án cũng khơng ít. Các ý
kiến xung quanh “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp trong hai thập kỉ qua phải kể đến


5

con số hàng trăm và sẽ ngày càng nhiều thêm. Chúng tơi xin trích dẫn các ý kiến
bình luận từ con người đến các giá trị nghệ thuật của ông:
Những đóng góp của nhà văn trên hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.
Phan Xuân Nguyên khẳng định “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – đó là
thành quả của thời kì đổi mới” [16, tr5]
Thụy Khuê cũng nhận định “Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn
tiên phong, ngược dòng nước chảy, ......ông nhận diện sự bất nhân trong nhân tính
là biện pháp hiện thực, là nhân sinh quan và xã hội quan trong văn chương Nguyễn
Huy Thiệp.” [12]
Trước những vấn đề đời sống xã hội mà Nguyễn Huy Thiệp đặt ra trong tác
phẩm.
Đông La thẳng thắn đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái khách sáo
của con người ở chốn đông đúc ấy để viết về cái lõi tâm lí, cái tâm lí thật, cái tơi
của con người. Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du ảo huyền đến thông thục.
…Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng khiến người đọc phải e ngại” [16, tr132].
Về chất thơ trong các truyện ngắn

T.N.Filimonova, nhà nghiên cứu người Nga nói: “Nguyễn Huy Thiệp đã
“làm cho văn của anh trở nên rất đặc biệt, dễ nhận ra” việc Nguyễn Huy Thiệp sử
dụng các yếu tố dân gian và hiện đại hố, cách điệu hố chúng khơng gì khác hơn
là để “nêu bật được những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận đang
dằn vặt con người hiện đại”. [16, tr164]
Về cách viết của Nguyễn Huy Thiệp
Tiến sĩ sử học người Úc – Greg Lockhart đã nhận xét: “cách viết của Nguyễn
Huy Thiệp là cách viết của một nghệ sĩ khách quan đứng ở ngoài truyện nhìn vào.
Anh ấy khơng bị vướng chân vào đời sống nhân vật, .........số phận con người tự bộc
lộ chỉ qua lời khái quát và hành động của nó” [16, tr112].
Ngồi những luồng ý kiến đánh giá trên, có khá nhiều các nhà nghiên cứu,
bình luận thêm về ơng:


6

Lã Nguyên đánh giá “Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt
Nam sau năm 1975” [15]
Châu Minh Hùng: “Đến Nguyễn Huy Thiệp, hình thức đa thanh như một tổ
chức nghệ thuật mới được phát huy một cách triệt để. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra
nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau bên ngồi mơi trường xã
hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân vật” [11]
Hồ Tấn Nguyên Minh nói [14] “Điều đáng quý ở Nguyễn Huy Thiệp là lòng
dũng cảm. Dũng cảm nhìn vào sự thật để trình bày hiện thực đúng theo những gì
mình thấy, những gì mình nghĩ”
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số ý kiến khen chê có thể được coi là
khá tiêu biểu về Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dù mỗi bài có những phát hiện và cách lí
giải riêng nhưng tựu trung lại, đa số các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận:
Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan tâm. Tất
cả những ý kiến trên có tính chất định hướng, gợi mở, giúp cho chúng tơi có điều

kiện để hiểu hơn về văn chương cũng như con người Nguyễn Huy Thiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện được sự phong phú của các phương tiện tình thái trong thực tế
ngôn ngữ văn chương tiếng Việt
Nhận diện được năng lực biểu đạt của các phương tiện tình thái đối với thế
giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý thuyết về các phương tiện biểu thị tình thái trong ngơn
ngữ và lĩnh hội được năng lực biểu đạt của chúng.
Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các phương tiện tình thái trong văn bản
Nguyễn Huy Thiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng: Các yếu tố tình thái trong câu văn
Nguyễn Huy Thiệp.


7

Phạm vi nghiên cứu: Văn bản nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Nguyễn Huy
Thiệp truyện ngắn”, (Tái bản) NXB Hội nhà văn, [25] Cụ thể có 37 truyện ngắn.
STT

TÊN TRUYỆN

STT

TÊN TRUYỆN

1


Chảy đi sông ơi

20

Nguyễn Thị Lộ

2

Tướng về hưu

21

Trương chi

3

Cún

22

Đời thế mà vui

4

Khơng có vua

23

Thiên văn


5

Muối của rừng

24

Tội ác và trừng phạt

6

Con gái thủy thần

25

Thương cả cho đời bạc

7

Những người thợ xẻ

26

Chăn trâu cắt cỏ

8

Những bài học nông thôn

27


Hạc vừa bay vừa kêu thoảng thốt

9

Kiếm sắc

28

Lịng mẹ

10

Vàng lửa

29

Khơng khóc ở California

11

Phẩm tiết

30

Truyện tình kể trong đêm mưa

12

Thương nhớ đồng quê


31

Đưa sáo sang sơng

13

Mưa nhã nam

32

Bài học tiếng Việt

14

Những ngọn gió Hua Tát

33

Sống dễ lắm

15

Tâm hồn mẹ

34

Thổ cẩm

16


Huyền thoại phố phường

35

Những người mn năm cũ

17

Giọt máu

36

Chuyện ơng Móng

18

Chút thống Xn hương

37

Chú hoạt tơi

19

Mưa

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu
ngôn ngữ học như tiến hành khảo sát cách sử dụng các phương tiện tình thái của tác

giả. Sau đó tiến hành thống kê, phân tích, miêu tả dựa trên những khảo sát cụ thể.
Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu theo khuôn mẫu các
phương tiện tình thái để làm rõ các giá trị biểu đạt của chúng trong tác phẩm của


8

Nguyễn Huy Thiệp. Ngoài các thao tác như đã nêu ở trên, thao tác giải thích được
sử dụng trong tồn luận văn.
5. Bố cục đề bài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung bao gồm có 3 chương
sau:
Chương 1. Những cơ sở lý luận và tổng quan về truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp
Chương 2. Khảo sát các phương tiện tình thái trong câu văn của Nguyễn Huy
Thiệp
Chương 3. Giá trị biểu đạt của các yếu tố tình thái trong câu văn của Nguyễn
Huy Thiệp.


9

CHƯƠNG 1

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
1.1 . TÌNH THÁI TRONG NGƠN NGỮ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ
Ý NGHĨA TÌNH THÁI
1.1.1 . Tình thái trong ngơn ngữ và tình thái trong tiếng Việt
- Tình thái trong logic

Tình thái trong logic cịn được gọi là tình thái khách quan bởi nó quan tâm
đến tính đúng/ sai hay thực cách của mệnh đề được biểu thị trong câu nói.
Trong logic học, nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần. Phần
thứ nhất gọi là ngôn liệu (lexic hay dictum) tức cái tập hợp gồm sở thuyết – vị từ
logic và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng. Phần thứ hai
gọi là tình thái (modalité) là cách thực hiện mối liên hệ ấy. Nó gắn với sự phân loại
các phán đoán, các mệnh đề logic dựa trên những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ
giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở khía cạnh mức độ phù hợp của phán đốn
với hiện thực. Logic truyền thống chia phán đoán được thành ba nhóm lớn: khả
năng, tất yếu, hiện thực. Thuộc vào nhóm phán đốn khả năng là những phán đốn
phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng (đối
tượng có thể mang đặc trưng đó ít nhất là trong một thế giới khả hữu nào đó), thuộc
vào nhóm phán đốn tất yếu là những phán đoán phản ánh những nội dung nhận
thức mà đặc trưng nên ở vị từ có ở đối tượng trong mọi điều kiện (đối tượng mang
đặc trưng trong mọi thế giới khả hữu), cịn phán đốn hiện thực thì đơn thuần xác
nhận sự có mặt (phán đốn phủ định) của đặc trưng nào đó ở đối tượng như là một
hiện thực.
Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: “Khái niệm tình thái khách quan phản ánh cái
nhìn của logic học về nội dung của câu. Theo đó, các phán đốn mà câu biểu thị
được phân nhóm dựa trên ba tiêu chí là tính khả năng, tính tất yếu, tính hiện thực.
Tình thái khách quan chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán


10

với hiện thực, mang tính khách quan, bản thể và được coi như là đặc trưng nội tại
của cấu trúc chủ từ - vị từ logic, gạt bỏ mọi nhân tố chủ quan như ý chí, sự đánh giá,
mức độ cam kết, thái độ hay lập trường của người nói. Người nói chỉ trình bày lại
hiện thực một cách khách quan, như nó vốn có mà thơi” [9, tr.96-97].
Trong tình thái khách quan khơng có vai trị của người nói mà khái niệm này

chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ hcung nhất giữa phán đốn với hiện thực, mang
tính khách quan, bản thể và chỉ để phục vụ cho việc phân loại các phán đốn mà
thơi. Chính sự “giới hạn” đó đã phân định rạch rịi tình thái trong logic và trong
ngơn ngữ.
- Tình thái trong ngơn ngữ
Đối lập với tình thái trong logic là loại tình thái khơng quan tâm đến vai trị
của người nói, tình thái trong ngơn ngữ nhấn mạnh vai trị của người nói đối với
điều được nói ra trong câu. Chính vì thế, người ta cịn gọi tình thái trong ngơn ngữ
là tình thái chủ quan. Tình thái chủ quan về cơ bản cũng dựa trên những phạm trù
của tình thái khách quan như: tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực ….. nhưng
trong tình thái chủ quan, người nói hặc đưa ra những bằng chứng, suy luận mang
tính cá nhân làm cơ sở cho một cam kết nào đó đối với tính chân thực của điều được
nói ra trong câu (khía cạnh nhận thức) hoặc thể hiện thái độ của mình đối với hành
động được đề cập trong câu (khía cạnh đạo nghĩa). Có thể thấy, các cách biểu hiện
của tình thái chủ quan phong phú và đa dạng hơn nhiều so với tình thái trong logic.
Có thể nói rằng, điểm khác biệt nhất giữa tình thái khách quan và tình thái
chủ quan đó là sự có mặt hoặc vắng mặt của vai trị người nói. Hai ví dụ sau đây
cho ta thấy rõ sự khác biệt giữa tình thái chủ quan và tình thái khách quan:
(1) Có lẽ anh ấy cưới vợ rồi.
(2) Nghe đâu anh ấy cưới vợ rồi.
Đối với nhà logic học, vốn chỉ quan tâm đến tình thái khách quan, thì hai câu
(1) và (2) là đồng nhất với nhau, theo nghĩa chúng đều thuộc phạm vi tình thái khả
năng (possibility). Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ tình thái chủ quan, ta thấy rõ sự
khác biệt trong cam kết tình thái giữa hai câu trên. Trong câu (1), người nói đưa ra


11

một cam kết có mức độ về tính chân thực nội dung mệnh đề dựa trên những suy
đốn (có lẽ…); trong khi đó, trong câu (2), cam kết về mức độ của người nói dựa

trên bằng chứng tin đồn (nghe đâu….). Và cả hai câu trên đều phụ thuộc bằng
chứng. Bằng chứng khác nhau thì xác suất hay khả năng hiện thực các nội dung
mệnh đề trong câu nói sẽ khác nhau.
Trong ngơn ngữ học, có thể nói Ch. Bally, nhà ngôn ngữ học người Pháp, là
người đầu tiên cho việc đặt vấn đề nghiên cứu tình thái một cách có hệ thống. Ơng
chủ trương phân biệt trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn hai thành phần cơ bản
tương ứng là modus (tình thái) và dictum (ngơn liệu). Theo Ch.Bally, dictum là bộ
phận biểu hiện nội dung sự tình ở dạng tiềm năng, nó gắn với chức năng kinh
nghiệm, chức năng miêu tả của ngơn ngữ; modus gắn với bình diện chủ quan, thể
hiện những nhân tố như ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được
nói ra, xét trong các chiều kích quan hệ với thực tế, với người đối thoại và với hoàn
cảnh giao tiếp. Modus là nhân tố quan trọng để thực tại hóa câu, biến nội dung sự
tình cịn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Modus cho biết sự tình nêu
trong phát ngơn là khả năng hay đã hiện thực, khẳng định hay phủ định, mức độ
cam kết của người nói đối với độ xác thực của điều được nói ra, thể hiện đánh giá,
tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của người nói đối với hành động được nêu ra
trong câu nói……
Sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nghĩa của phát ngơn là
tình thái và ngơn liệu của Ch. Bally cịn được thấy ở nhiều tác giả khác. Đó là một
trong những đối lập cơ bản làm cơ sở cho những nghiên cứu về tình thái trong ngơn
ngữ học và được thừa nhận rộng rãi, tuy các thuật ngữ mà các tác giả dùng là khác
nhau. Chẳng hạn, Fillmore quan niệm, cấu trúc ngữ nghĩa của câu bao gồm hai
thành phần: mệnh đề (proposition-P) và tình thái (modus-M). Mệnh đề được hiểu
như là tập hợp những quan hệ có tính phi thời (tenseless) giữa động từ và các danh
từ. Cịn tình thái là loại ý nghĩa có liên quan đến tồn bộ câu (the tense – as – a –
whole) như phủ định, thức, thì và thể [2, tr.23]. Từ quan niệm này, Fillmore thể hiện
phát ngôn bằng công thức: S=M + P (trong đó S là nghĩa của câu nói, M là thành


12


phần biểu thị tình thái, P là thành phần mệnh đề).
Theo Nguyễn Văn Hiệp, sự đối lập giữa M và P trong cấu trúc nghĩa của câu
nói như trên là đối lập cơ bản nhất được thừa nhận rộng rãi trong ngôn ngữ học và
được lấy làm cơ sở lý thuyết tình thái. Tuy nhiên, khi xem xét các văn liệu về tình
thái, các tác giả có thể dung các thuật ngữ khác nhau nhằm nhấn mạnh khía cạnh
này hay khía cạnh khác của sự đối lập, chẳng hạn: tình thái/ngơn liệu (thuật ngữ của
Bally); tình thái/nội dung mệnh đề (thuật ngữ của Lyons). [2, tr.88].
Chính vì vậy, nói về tình thái trong ngơn ngữ (tình thái chủ quan), tác giả
Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: “Nếu trong hệ thống tình thái khách quan, dựa trên
những tham tố về tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực, quan hệ giữa chủ thể và
vị thể được quy về một số nhóm cơ bản, được coi là mang tính bản thể, khách quan,
loại trừ vai trị của người nói thì trong hệ thống tình thái chủ quan, vai trị của người
nói đặc biệt được nhấn mạnh. Với tư cách là chủ thể tri nhận và đánh giá tình thái,
người nói thể hiện những đánh giá và cam kết tình thái của mình theo một thang độ
rất rộng. Trong thực tế, có những bước chuyển tiếp, những ranh giới không dễ xác
định giữa nhóm tình thái này với nhóm tình thái khác. Từ khả năng đến tất yếu, từ
hiện thực đến phi hiện thực là một phổ liên tục những đánh giá tình thái, phản ánh
một cách phức tạp quan hệ lượng – chất dựa trên những bằng chứng cá nhân, những
suy luận, những chế định, về quyền và nghĩa vụ được nhìn nhận theo quan điểm của
người nói. Vì thế, phổ nội dung hình thái chủ quan phong phú hơn rất nhiều so với
phổ nội dung của tình thái khách quan” [2, tr.98-99].
Ví dụ, cùng một nội dung sự tình nói về việc ngày mai mưa, người ta có thể
thể hiện những nội dung tình thái rất khác nhau:
(3) Mai mưa.
(4) Có lẽ mai mưa.
(5) Mai mưa đi.
(6) Mai mưa rồi.
.....



13

Với phát ngơn (3) người nói thể hiện một thơng báo như một xác nhận về
một sự tình được coi là hiện thực. Với phát ngôn (4) là một sự phỏng đốn, nội
dung sự tình là một kiến giải chủ quan của người nói, dựa vào những bằng chứng
nào đó mà người nói có được hoặc dựa trên cơ sở suy luận nào đó. Ở đây, người nói
khơng cam kết hồn tồn về tính chân thực, tính phù hợp với thực tế của việc “mai
mưa”. Với phát ngôn (5), người nói thể hiện nội dung sự tình như là điều mình
mong muốn. Với phát ngơn (6), người nói thể hiện nội dung sự tình mang tính
khẳng định, là một cam kết dựa trên những cơ sở, lý lẽ mang tính chắc chắn, khoa
học (như sau khi xem bản tin thời tiết chẳng hạn).
Cùng với Nguyễn Văn Hiệp, tác giả Bùi Trọng Ngỗn cho rằng, tình thái chủ
quan (tình thái trong ngơn ngữ) được chia thành hai phạm trù là tình thái nhận thức
và tình thái đạo nghĩa. Trong đó:
(a) Tình thái nhận thức là tình thái về độ chân thực, độ cam kết đối với
chuẩn mực chân thực của điều được nói ra là tất yếu hay khơng tất yếu, có thể hay
khơng có thể. Xét về độ chân thực, trong tình thái nhận thức có 3 phạm trù là:
- Tình thái thực hữu (factive): Người nói cho rằng sự việc được nói đến là hiện thực
hay tất yếu hiện thực.
Ví dụ: + Nó đã đi.
+ Nó lấy chồng.
+ Nó nỡ bỏ chồng.
- Tình thái phản thực hữu (contre – factive): Người nói cho rằng sự việc nói đến là
phi hiện thực hay tất yếu phi hiện thực.
Ví dụ: + Nó khơng cho bạn gái chong chóng.
+ Hơm qua tơi đâu đến nhà cậu.
+ Giá mà ngày trước tôi thi đậu vào đại học
+ Nó toan chạy.
+ Nếu nó quý tơi nó đã đến đây.

- Tình thái khơng thực hữu (non – factive): Người nói cho rằng sự việc đến có thể
xảy ra trong một thế giới khả năng nào đó.


14

Ví dụ: + Tơi định mai đi Hà Nội.
+ Nếu trời khơng mưa tơi sẽ đi Non Nước.
(b) Tình thái đạo nghĩa (deontic), cịn gọi là tình thái ràng buộc, là nội dung
tình thái xét theo những quy ước xã hội về đạo đức, luân lý, tập quán, phong tục,
với sự phân biệt: bắt buộc/không bắt buộc; được phép/không được phép; cấm
đốn/khơng cấm đốn; miễn trừ/khơng miễn trừ.
Ví dụ: + Nó dám cãi bố mẹ.
+ Anh phải làm xong việc này trong ngày mai.
+ Nó nỡ bỏ người vợ hiền thục.
Có thể thấy câu khuyến lệnh có một sự liên quan chặt chẽ với tình thái đạo
nghĩa.
Ví dụ: + Đừng hút thuốc!
+ Chớ tắm chỗ nhiều gió!
+ Hãy nhập ngũ!
Nhiều năm gần đây, trong nghiên cứu tình thái trong ngơn ngữ, (tình thái chủ
quan), các nhà ngơn ngữ học đã nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến những
cam kết tình thái trong câu nói như ngữ cảnh, người nói, người nghe, ….. cũng như
các yếu tố mục đích, u cầu, thái độ đánh giá….. của người nói đối với điều được
nói ra xét trong quan hệ với hiện thực, với đối tượng giao tiếp. Ch.Bally, nhà ngôn
ngữ học người Pháp, đã rất đúng khi cho rằng “tình thái là linh hồn của phát ngôn”.
1.1.2 . Các phương tiện biểu thị tình thái trong Tiếng Việt
Tình thái phản ánh quan hệ đa phương giữa người nói, nội dung mệnh đề,
người đối thoại và thực tế. Như đã đề cập ở trên, mỗi phát ngôn luôn là một sự
cộng hợp của “dictum” và “modalité”, trong bất cứ ngôn ngữ nào. Như vậy, tình

thái là một hiện tượng phổ quát, chung cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên trên thế
giới, nghĩa là luôn luôn tồn tại các phương tiện biểu đạt tình thái trong tất cả các
ngơn ngữ.
Chúng tơi cũng thấy rằng mỗi ngơn ngữ có các phương tiện điển hình và rất
đa dạng để biểu đạt tình thái. Nhiều tác giả đã tập hợp và phân loại các phương tiện


15

biểu thị tình thái ngơn ngữ và đặc biệt trong tiếng mẹ đẻ của mình. Trong đó, ngồi
yếu tố ngữ âm, các nghiên cứu về tình thái thường nhắc đến các phương tiện biểu
thị tình thái như: các vị từ tình thái (modal verb), các vị từ tình thái tính (modality
verb), thức (mood), phụ tố tình thái (modal affixex), trạng từ và tính từ tình thái
(adjectives and modal adverbs), kết cấu với động từ thái độ mệnh đề, tiểu từ tình
thái…..
Tác giả Hồng Trọng Phiến (1980) đã nhận định trong cuốn “Ngữ pháp tiếng
Việt – câu” rằng mỗi ngôn ngữ có các phương tiện biểu đạt tình thái riêng, nhưng
những phương tiện thường gặp nhất là ngữ điệu, động từ, trật tự từ, tiểu từ tình thái,
thành ngữ và ngữ cố định có chức năng khu biệt và hiện thực hóa câu.
Mỗi ngơn ngữ có các đặc trưng chi phối sự xuất hiện của các phương tiện
biểu đạt tình thái. Palmer trong cuốn “Mood and Modality” (Thức và tình thái) cho
rằng có 3 phương tiện ngữ pháp biểu thị ý nghĩa là thức (mood), động từ tình thái
(modal verbs), và các tiểu từ (particles). Tác giả Bùi Trọng Ngoãn (2004) trong luận
án tiến sĩ thì thức của ngơn ngữ Châu Âu bao gồm:
- Thức trực chỉ (indicative) xác nhận điều cam kết của người nói đối với điều
nói ra là chân thực.
- Thức mệnh lệnh (imperative) biểu thị mong muốn của người nói về một
hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
- Thức giả định (subjunctive) giả định và mong muốn một hành động xảy ra
trong một điều kiện nào đó. Thức giả định giống thức mệnh lệnh ở chỗ đều nói về

tương lai, nếu mệnh đề muốn người nghe thực hiện hành động thì thức giả định chỉ
là mong muốn trong những điều kiện đó.
Trong khi đó, cũng theo tác giả thì trong tiếng Việt, thức là một phạm trù
hồn tồn xa lạ. Vậy nên, để có thể xác định được các phương tiện này một cách
đầy đủ nhất cần nghiên cứu trên đối tượng ngôn ngữ cụ thể.
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp đã chỉ
ra 12 nhóm phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt như sau:
Nhóm 1: các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ


16

Nhóm 2: Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ động từ
Nhóm 3: Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề
Nhóm 4: Các qn ngữ tình thái
Nhóm 5: Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện
về ngơi, về chỉ tố thời…)
Nhóm 6: Các thán từ
Nhóm 7: Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương
đương
Nhóm 8: Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá
Nhóm 9: Các trợ từ
Nhóm 10: Những đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định – bác
bỏ
Nhóm 11: Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái
Nhóm 12: Kiểu câu điều kiện giả định
Tác giả Bùi Trọng ngoãn (2004) đã chỉ ra các phương tiện biểu thị nội dung
tình thái trong tiếng Việt gồm ba nhóm: (1) ngữ điệu (2) cấu trúc câu (3) từ biểu thị
tính tình thái: động từ tình thái, động từ chỉ thái độ mệnh đề, động từ ngữ vi, quán
ngữ tình thái, tiểu từ tình thái, thán từ, phó từ tình thái….

TS. Trần Kim Phượng đã tập hợp các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái
trong tiếng Việt bao gồm:
-

Động từ tình thái:

+ Động từ tình thái chính danh: Xét về mặt ngữ nghĩa biểu thị thái độ, cách
đánh giá của người nói liên quan đến nội dung câu; xét về mặt chức vụ cú pháp,
chúng là trung tâm của vị ngữ. Động từ tình thái khơng dùng một mình mà hay kết
hợp với động từ khác, với vị từ đúng trước động từ đó, làm thành vị ngữ của câu.
Tiêu biểu là các nhóm:
 Động từ tính thái chỉ khả năng: có thể, khơng thể
 Động từ tình thái chỉ sự bị động: bị, được, phải, chịu
 Động từ tình thái chỉ sự cần thiết: cần, nên, phải


17

 Động từ tình thái chỉ ý chí và nguyện vọng: mong, muốn, dám, đành
+ Động từ tình thái lâm thời: Đây vốn dĩ khơng phải là động từ tình thái,
nhưng xét trong những ngữ cảnh nhất định, chúng mang ý nghĩa tình thái. Đó là
nhóm động từ chỉ hoạt động thị giác, động từ cảm nghĩ nói năng, động từ chỉ ý
nguyện, động từ cầu khiến
 Động từ chỉ hoạt động thị giác: trơng, xem, nhìn, nom…
 Động từ cảm nghĩ nói năng: nghĩ, nghe, nói
 Động từ chỉ ý nguyện: muốn, chực
 Động từ cầu khiến thể hiện phép lịch sự: làm ơn, xin, nhờ, giúp,
phiền…
-


Tình thái từ:

+ Tình thái từ chính danh:
 Trợ từ tình thái: chính, cả, những, tận, mãi chỉ
 Tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, cơ, mà, thơi
 Thán từ
+ Tính thái từ lâm thời:
 Tình thái từ do danh từ chuyển hóa thành
 Tình thái từ do động từ chuyển hóa thành
 Tình thái từ do tính từ chuyển hóa thành
 Tình thái từ do phụ từ chuyển hóa thành
- Đại từ nhân xưng: Trong tiếng Việt, rất nhiều các đại từ nhân xưng (chính
danh và lâm thời) có thể biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Những ý nghĩa tình thái đó
có thể có sẳn trong bản thân các từ xưng hơ nhưng cũng có thể lâm thời xuất hiện
trong những ngữ cảnh đặc biệt.
- Quán ngữ tình thái: Các qn ngữ tình thái trong tiếng Việt có thể là sự kết
hợp của các tình thái từ, phụ từ, quan hệ từ, động từ….nhóm này có số lượng khá
lớn và xuất hiện nhiều trong cả văn bản nghệ thuật và cách nói hàng ngày. Về tầm
tác động, qn ngữ tình thái khác với tình thái từ ở chỗ nó khơng chỉ tác động lên
một từ trong câu mà tác động lên cả toàn bộ nội dung câu.


18

- Các kiểu câu:
+ Câu đảo:
+ Câu tỉnh lược
+ Câu kết hợp đặc biệt
Từ những quan điểm được các nhà ngôn ngữ học đi trước nêu ra, chúng tôi
nhận thấy có “độ chênh” nhất định trong việc liệt kê các phương tiện biểu thị tình thái

trong tiếng Việt. Chúng tơi tiếp thu những quan điểm trên để hệ thống hóa các phương
tiện biểu đạt tình thái theo ba phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp như sau:
a. Phương tiện ngữ âm
Các phương tiện ngữ âm dùng để biểu thị tình thái trong câu nói thực chất là
các hiện tượng ngơn điệu mà người nói chủ tâm dung trong câu như ngữ điệu, trọng
âm, thanh điệu nhằm thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá….
- Ngữ điệu cũng là một phương tiện phân loại lời nói. Nhưng chức năng
chính của ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói
trở nên liền mạch.
Ngữ điệu được sử dụng để biểu thị tính chất của các loại câu. Ở đây nó đóng
vai trị là một phương thức ngữ pháp thực thụ. Ngữ điệu còn có ý nghĩa đặc biệt
trong việc biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Ngữ điệu
được xem là linh hồn của một ngôn ngữ. Tính chủ quan, lập trường của người nói
được bộc lộ khá rõ ràng và logic thơng qua ngữ điệu.
Ví dụ: Phát ngôn “giỏi nhỉ!” với từ “giỏi” được phát âm nhấn mạnh và kéo
dài hơn từ còn lại giúp người nói biểu đạt ý nghĩa hồn tồn ngược lại nội hàm từ
vựng là “không giỏi” đồng thời kèm theo thái độ mỉa mai.
- Trong các ngôn ngữ Âu châu trọng âm có vai trị đáng kể. Trong tiếng Việt
và các ngơn ngữ có thanh điệu khác, vai trị của trọng âm bị mờ nhạt đi trước sự tồn
tại của thanh điệu. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu cực đoan cho rằng tiếng Việt
hồn tồn khơng có trọng âm.
Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường
trường độ của nguyên âm. Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt là trọng âm


19

lượng. Trong một số từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ: “cà khẳng cà khiu”,
“tóe tịe toe”. … Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm. Có những cặp từ
đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất.

Ví dụ 1: “cho”, “để” là động từ:
(7) Tôi cho anh quyển sách.
(8) Nó để khăn lên bàn
Ví dụ 2: “cho”, “để” là hư từ:
(9) Quét cho sạch
(10) Nói để anh hiểu
Có những từ đa tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ, mỗi âm tiết
thành một từ riêng biệt, ví dụ: (= “nói theo”) và “bảo” (động từ) + “với” (giới từ).
- Thanh điệu là sự nâng cao – hạ thấp “giọng nói” trong một âm tiết có tác
dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị. Nếu ngữ điệu là đặc trưng của câu,
trọng âm là đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết.
Tiếng Việt là một ngơn ngữ có thanh và các thanh cũng có thể biểu đạt tình
thái. Người Việt sử dụng các ký hiệu khác nhau để chỉ các thanh khác nhau:
“không” ( ), “huyền” (\), “sắc” (/), “hỏi” (?), “ngã” (), và “nặng” (.).
Theo F. Sausure, ký hiệu ngơn ngữ là võ đốn, nghĩa là nội hàm của một ký
hiệu không liên quan đến chuỗi âm thanh miêu tả cái biểu đạt. Thế nhưng, đôi lúc ta
cũng có “cảm giác” với các thanh. Ví dụ, khi ta nghe tên một người là “Trạch Văn
Đoành”, người Việt có thể có cảm giác cái tên nghe “kêu” như tiếng súng nổ, trong
khi đó cái tên “Tạ Thị Thịnh” lại gợi cảm giác nặng nề.
Các phương tiện ngữ âm (ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu) biểu thị tình thái
thường dễ nhận diện trong giao tiếp. Trong văn bản viết, để nhận biết phương tiện
ngữ âm biểu thị tình thái phải gắn với ngôn cảnh và các dấu câu.
b. Phương tiện từ vựng
Các phương tiện từ vựng được sử dụng phổ biến và đóng một vai trị hết sức
quan trọng trong việc biểu thị tình thái trong ngơn ngữ khơng biến hình như tiếng
Việt. Chúng tơi đồng nhất với quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp về hệ thống các


20


phương tiện từ vựng biểu thị tình thái, bao gồm:
Nhóm 1: Các nhóm tiền phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ:
- Tiền phó từ biểu thị lặp lại: đều, cũng, vẫn, cứ, là
- Tiền phó từ biểu thị tần số: thường, hay, năng
- Tiền phó từ biểu thị quan hệ thời gian: đã, từng, đang, vừa, mới, sẽ
- Tiền phó từ biểu thị khuyến lệnh: hãy, đừng, chớ
- Tiền phó từ biểu thị mức độ: rất, hơi, khí, q
- Tiền phó từ biểu thị nội dung phủ định: khơng, chưa, chẳng, chả
- Tiền phó từ chỉ hạn định: chỉ
Nhóm 2: Các động từ tình thái làm chính tố trong ngữ động từ: toan, định,
cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, ……..
Nhóm 3: Các động từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề:
tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi hi vọng rằng, tôi nghĩ rằng, tơi thấy rằng……
Nhóm 4: Các qn ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội
gì, kể ra, làm như thể…..
Nhóm 5: Các động từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều
kiện về ngôi, về chỉ tố thời…) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu….
Nhóm 6: Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ….
Nhóm 7: Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương
đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết…..
Nhóm 8: Các tình thái từ / ngữ và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một
cái (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là), hình như, có lẽ, dường như….
Nhóm 9: Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính…..
Nhóm 10: Những đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định –
bác bỏ: (P làm gì? P thế nào được?), các liên từ dùng trong các câu hỏi (Hay P?,
Hay là P?).
Nhóm 11: Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó
cho rồi, hỏi cái đếch gì, biết khỉ gì mà nói….
Nhóm 12: Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…. thì…, giá ….. thì…..,



×