Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.08 KB, 181 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………………2
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
3. 1. Vấn đề tình thái trong logic học và trong ngôn ngữ học 5
3. 2. Vấn đề tình thái trong Việt ngữ học 7
3. 3. Vấn đề trợ từ tình thái 10
3. 4. Vấn đề quán ngữ tình thái 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
4. 1. Đối tượng nghiên cứu 15
4. 2. Phạm vi nghiên cứu 15
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 16
6. Đóng góp của luận án 18
7. Bố cục của luận án 19
Chương 2: Vai trò của trợ từ tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh 19
Chương 3: Vai trò của quán ngữ tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh 19
1. 1. Vấn đề tình thái 21
1. 1. 1. Khái niệm tình thái 21
1. 1. 2. Một số phạm trù tình thái chủ yếu 23
1. 2. Vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ 27
1. 3. Vấn đề trợ từ tình thái 30
1. 4. Vấn đề quán ngữ tình thái 34
1. 5. Khẩu ngữ và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 38
Nhìn chung, lớp từ ngữ khẩu ngữ tồn tại và được nhận diện qua các từ địa phương (bao
gồm cả biến thể ngữ âm địa phương), thành ngữ, tục ngữ địa phương, tiếng lóng. Lớp từ
này mang ý nghĩa tích cực thích ứng với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, nó là một trong
những yếu tố cơ sở xây dựng nên phương ngữ và làm giàu cho hệ thống từ ngữ toàn dân.
Do yêu cầu giao tiếp trực tiếp và đặc tính địa phương nên lớp từ này giàu tính cụ thể,


giàu cảm xúc và mang dấu ấn chủ quan (bộc lộ sự hồn nhiên trong hội thoại). Từ ngữ
khẩu ngữ Nam Bộ có đầy đủ những đặc điểm của từ ngữ khẩu ngữ và còn thêm cách thể
hiện lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày, cùng hệ thống các từ ngữ địa phương
Nam Bộ nữa. 41
Tiểu thuyết của HBC phản ánh khá rõ nét đặc điểm không thuần nhất, nhiều biến thể địa
phương của từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ. Sau đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật: cậu
Hai Nghĩa và Thị Tố trong tác phẩm Con nhà nghèo của HBC 41
1. 6. Tiểu kết 46
2. 1. Khảo sát, thống kê và phân loại 47
2. 2. Đặc điểm, chức năng của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh 52
2. 2. 1. Phương diện từ vựng - ngữ âm 53
2. 2. 2. Phương diện ngữ nghĩa 57
2. 2. 3. Phương diện cú pháp 81
2. 3. Sự kết hợp và tầm tác động của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh . 86
2. 3. 1. Sự kết hợp của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 86
2. 3. 2. Tầm tác động và sự tương tác lẫn nhau giữa các TrTTT trong tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh 89
2. 4. Hành động ở lời của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 96
2. 4. 1. Khái quát chung 96
2. 4. 2. TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời chân thực 97
2. 4. 3. TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời gián tiếp 103
2. 5. Tiểu kết 111
3. 1. Khảo sát, thống kê và phân loại 113
Có thể thấy, bên cạnh những yếu tố từ vựng khác, quán ngữ cũng là một trong những chỉ
hiệu về đặc trưng phong cách ngôn ngữ. Việc sử dụng quán ngữ trong giao tiếp sẽ phần
nào biểu hiện được phong cách riêng của người nói ở từng địa phương cụ thể. Trong tiểu
thuyết của HBC, bên cạnh các quán ngữ tình thái toàn dân (QNTT TD), các nhân vật
giao tiếp còn sử dụng nhiều quán ngữ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ
(QNTT NB). Trong số 88 QNTT thống kê được, chúng tôi tham khảo [1], [56], [94] và
dựa vào cảm quan của bản thân - người địa phương Nam Bộ, đã nhận diện được 26

QNTT NB. Số lượng các QNTT NB như vậy là ít (chiếm 29.54 %) nhưng tần số sử
dụng các QNTT này có sự chênh lệch nhau rất lớn. Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu,
chúng tôi thấy có những QNTT NB chỉ được dùng vài lần, như: ai mà dè (đâu), chẳng
thèm, thiệt tình, v. v. ngược lại có những QNTT NB được dùng đến hàng trăm lần, như:
coi bộ, giống gì, hết sức, không dè, v. v 114
3. 1. 3. Phân loại 116
3. 2. Đặc điểm, chức năng của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 121
3. 2. 1. Phương diện từ vựng - ngữ âm 121
3. 2. 2. Phương diện ngữ nghĩa 122
3. 2. 3. Về phương diện cú pháp 134
(271) Con rán học cho giỏi đặng chừng má già con làm mà nuôi má, nghe hôn con.
(TCTS) 136
QNTT nghe hôn (hông) luôn đứng ở vị trí cuối câu và thường có từ chỉ đối tượng (em,
anh, cha, má, cháu, v. v.) đi kèm. Khi đó, ngoài ý cầu khiến (dặn dò) câu nói còn có
thêm ý nhấn mạnh và sắc thái gần gũi, thân mật, dịu dàng, v. v 137
3. 2. 3. 2. Bình diện cấu trúc cú pháp 137
3. 3. Tầm tác động của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh 138
3. 3. 1. Tầm tác động và sự tương tác lẫn nhau giữa các quán ngữ tình thái 138
3. 3. 2. Tầm tác động và sự tương tác lẫn nhau giữa quán ngữ tình thái với trợ từ tình
thái 138
3. 4. Hành động ở lời của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh 139
3. 4. 1. Một số quán ngữ tình thái là dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời chân
thực 139
3. 4. 2. Một số quán ngữ tình thái là dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời gián
tiếp 144
3. 5. Tiểu kết 147
141. Angelika Kratzer (2012) Modals and Conditionals: New and Revised
2
Perspectives, Oxford University Press, USA. 161
144. Bob Hale, Aviv Hoffmann (2010), Modality: Metaphysics, Logic,

and Epistemology, Oxford University Press Inc., New York. 161
151. Heiko Narrog (2012), Modality, Subjectivity, and Semantic Change:
A Cross - Linguistic Perspective, Oxford University Press Inc., New
York. 162
155. Kit Fine (2005), Modality and Tense: Philosophical Papers, Oxford
University Press Inc., New York. 162
162. Portner. P (2009), Modality (Oxford Surveys in Semantics and
Pragmatics), Oxford University Press, USA. 163
PHỤ LỤC 1 167
PHỤ LỤC 2 173
Phụ lục 3 185
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
rong giao tiếp bằng ngôn ngữ, một sự tình có thể phản ánh đúng hoặc khác
thế giới thực tại khách quan, điều này phụ thuộc vào chủ đích của chủ thể
phát ngôn, vào ngôn/ văn cảnh và năng lực tiếp thụ của chủ thể tiếp nhận. Vấn đề
này liên quan đến một số phương tiện ngôn ngữ, trong đó có những phương tiện
biểu thị ý nghĩa tình thái. Trong những năm gần đây, giới Việt ngữ học quan tâm
nhiều đến tình thái và đã có nhiều bài viết, chuyên luận về vấn đề này. Tuy
nhiên, các tác giả hiểu và tiếp cận vấn đề tình thái với nhiều cách khác nhau (dựa
trên những quan điểm rộng hẹp), phổ biến nhất là quan điểm xem tình thái là tình
cảm và cảm xúc của người nói. Thực tế, tình thái không hẳn chỉ là những thông
T
3
tin liên quan đến tình cảm, cảm xúc mà nó còn liên quan đến nhiều phương diện
khác nữa, như: tình thái của hành động phát ngôn, tình thái của nội dung mệnh
đề, v. v. Thấy được điều đó, và để có cơ sở nghiên cứu xác thực, chúng tôi chọn
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh làm ngữ liệu khảo sát. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết
của ông phản ánh phong phú khẩu ngữ địa phương Nam Bộ - chân chất, mộc
mạc và ẩn chứa nhiều đặc sắc, thú vị. Trên cái nền của phương ngữ Nam Bộ,

thông qua lời ăn tiếng nói của nhân vật, thông qua ngôn ngữ dẫn chuyện, Hồ
Biểu Chánh đã tạo lập cho mình một phong cách ngôn ngữ rất riêng, khó mà có
thể lẫn lộn với các tác giả cùng thời. Đạt được điều này, không thể không có sự
góp phần của khẩu ngữ Nam Bộ, trong đó phương tiện tình thái là một bộ phận
tiêu biểu. Tuy nhiên, cho đến nay việc xem các phương tiện tình thái trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh như là đối tượng nghiên cứu vẫn còn để ngỏ. Vì vậy,
việc nghiên cứu phương tiện tình thái là thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Vai trò của phương tiện tình
thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này được hình thành nhằm mục đích khảo cứu toàn diện và có hệ
thống về tác dụng, chức năng của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trong
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Để đạt được mục đích đó, chúng tôi tập trung
giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Chúng tôi tìm ra những tiêu chí để nhận diện phương tiện biểu
thị ý nghĩa tình thái. Trên cơ sở những tiêu chí đó, chúng tôi lập danh sách các
phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái và thống kê tần số của chúng có trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh (có so sánh với một số tác phẩm được sáng tác trong
cùng giai đoạn của một số tác giả khác).
Thứ hai: Chúng tôi phân tích tác dụng, chức năng của các phương tiện
biểu thị ý nghĩa tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ có trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh, về các mặt ngữ âm - từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp.
4
Thứ ba: Chúng tôi còn tìm hiểu vai trò của các phương tiện này trong việc
hình thành lực ngôn trung cho các hành động ở lời, sự kết hợp và tầm tác động
của chúng có trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Thông qua những nhiệm vụ trên, luận án có thể mang lại cái nhìn đầy đủ
hơn về vai trò của các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt nói
chung và trong ngôn ngữ tiểu thuyết của một nhà văn Nam Bộ nói riêng.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3. 1. Vấn đề tình thái trong logic học và trong ngôn ngữ học
Tình thái (modality), một vấn đề rất rộng và phức tạp, đã được logic học,
ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Logic học đi đầu trong nghiên cứu tình thái.
Ngay từ thời cổ đại, Aristote đã bàn về mệnh đề tình thái, khi đó tình thái gắn với
sự phân loại các phán đoán, các mệnh đề logic dựa trên những đặc trưng cơ bản
của mối liên hệ giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở góc độ phù hợp của
phán đoán với thực tế. Khi đưa tình thái vào câu nói, với tư cách là thành tố định
tính cho mệnh đề, các nhà logic học dựa theo các tiêu chí về tính tất yếu, tính khả
năng, tính hiện thực để phân loại phán đoán. Lúc này, tình thái chỉ được nghiên
cứu ở phương diện logic học.
Đến 1932, việc đưa khái niệm tình thái vào ngôn ngữ mới được thể hiện
rõ. Trong tác phẩm Linguistique générale et linguistique française, Ch. Bally đã
chủ trương phân biệt trong câu hai yếu tố: nội dung biểu hiện có tính chất cốt lõi
về ngữ nghĩa của câu; thái độ của người nói đối với nội dung ấy. Trong đó, Ch.
Bally dùng thuật ngữ dictum để chỉ nội dung cốt lõi của câu và modus hoặc
modalité để chỉ thái độ của người nói, tức tình thái. [131, tr. 734]
Khi bàn về tình thái, nhà ngôn ngữ học V. V. Vinogradov cho rằng “tình
thái thuộc vào số những phạm trù ngôn ngữ học trung tâm, cơ bản” và tác giả
xem tình thái như phạm trù ngữ pháp độc lập, tồn tại song song với phạm trù vị
tính, biểu hiện những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế. Tác giả
còn cho rằng: “Mỗi câu đều mang một ý nghĩa tình thái như dấu hiệu cấu trúc cơ
5
bản, tức chỉ ra quan hệ đối với hiện thực”. Nội dung thông báo, có thể được
người nói hiểu như là hiện thực hay phi hiện thực, là đã tồn tại trong quá khứ,
trong hiện tại, hay là điều sẽ được thực hiện trong tương lai, là điều mà người nói
mong muốn hay đòi hỏi đối với ai đó. Còn theo cách định nghĩa của O. B.
Xirotinina, tình thái lại nằm trong vị tính của câu. Đối lập với các ngôn ngữ biến
hình thì “Thời tính, tình thái tính và ngôi tính nằm trong cấu trúc vị tính và cùng
nhau tạo nên cái gọi là vị tính mà thiếu nó thì không thể có thông báo” (Dẫn theo
Nguyễn Văn Hiệp (2008) [54, tr. 84]). Trong khi đó, tác giả V. N. Bondarenko

thì cho rằng, “tính tình thái là một phạm trù ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của các
mối quan hệ khách quan (tình thái khách quan) được phản ánh trong nội dung
của câu và chỉ ra mức độ của tính xác thực về nội dung của chính câu đó theo
quan niệm của người nói (tình thái chủ quan)”. Một quan điểm rất gần với V. N.
Bondarenko là M. V. Liapon, tác giả xem “tình thái là một phạm trù chức năng
ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn đối với thực tế
cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau của điều được thông báo”.
(Dẫn theo Phạm Hùng Việt (2003) [135, tr. 31])
Ngoài ra, M. A. K Halliday (1994) cũng có nhiều ý kiến bàn về tính tình
thái. Một mặt, ông chú trọng vào phạm trù thức (mood), một mặt lại đặt ra yêu
cầu về việc cần phải xem xét tính tình thái qua việc sử dụng động từ. Với phạm
trù trợ động từ (auxiliaries), tác giả hy vọng sẽ giải thích được những gì còn sót
lại của tính tình thái mà nếu chỉ dùng riêng khái niệm vị tính thì chưa giải quyết
trọn vẹn. Thành phần thức gồm hai tiểu thành phần: (i) chủ ngữ (subject) là một
cụm danh từ, (ii) tác tử hữu định (finite) là một phần của cụm động từ. Thành
phần hữu định là một trong số ít những tác tử động từ biểu đạt thì (tense) (ví dụ:
is, has) hay tình thái (ví dụ: can, must). [43, tr. 156]
Đáng chú ý, J. R. Searle đã dùng lý thuyết hành động ngôn từ để thảo luận
những vấn đề về thức và tình thái. J. R. Searle nêu ra năm phạm trù cơ bản của
hành động ở lời như sau: xác quyết, khuyến lệnh, kết ước, tuyên bố và biểu lộ.
6
Cách tiếp cận vấn đề của J. R. Searle đã cung cấp một khung ngữ nghĩa rộng lớn
cho việc thảo luận tình thái. Bởi với cách tiếp cận này, vai trò của người nói (với
tư cách là chủ thể nhận thức, chủ thể tác động trong quan hệ liên nhân) được đặc
biệt nhấn mạnh. Lý thuyết hành động ngôn từ là lý thuyết đặc biệt quan tâm đến
quan hệ giữa người nói với những gì được nói. Vì thế, nó xứng đáng là khung để
thảo luận những vấn đề của tình thái.
J. Lyons (1995) cho rằng tình thái logic được biểu thị qua khái niệm tính
khả năng và tính tất yếu, còn trong ngôn ngữ, tình thái được nhận thức qua hai
phạm trù cơ bản là tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo lý

(deontic modality). Tình thái nhận thức phải được thể hiện thông qua tính tất yếu
hoặc khả năng về tính xác thực của mệnh đề, và có liên quan đến tri thức và niềm
tin, còn tình thái đạo lý thì có liên quan với chức năng xã hội của phép tắc hay là
nghĩa vụ. Và ông xem tình thái là “thái độ của người nói đối với nội dung của
mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả”. [160, tr. 823]
Những quan niệm về tình thái nêu trên đã cho thấy cách giải quyết ý nghĩa
của tính tình thái có nhiều điểm khác nhau giữa các tác giả.
3. 2. Vấn đề tình thái trong Việt ngữ học
Hiện nay, trong Việt ngữ học, vấn đề tình thái đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu, nhưng chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu toàn diện
về tình thái. Tình hình này có lẽ vì những nguyên nhân sau:
- Trong một thời gian rất dài, tình thái được xem thuộc lĩnh vực lời nói
(parole) chứ không thuộc ngôn ngữ (langue) theo quan điểm của F. D. Saussure.
Vì tuân thủ sự phân biệt giữa parole và langue nên các nhà nghiên cứu ngữ pháp
không đề cập tới nó. [131, tr. 729]
- Cách hiểu về tình thái trong giới Việt ngữ học còn chưa thống nhất, thậm
chí có sự hiểu lầm. Cao Xuân Hạo có nhận xét xác đáng như sau: “Hai chữ tình
thái nếu có được quan tâm lại thường đi đôi với những định kiến sai lạc. Sự hiểu
lầm phổ biến nhất là nghĩ rằng tình thái tức là những sắc thái tình cảm, cảm xúc
7
của người nói trong khi phát ngôn”. [15, tr. 66]
Khảo cứu tài liệu, chúng tôi thấy có hai nhóm tác giả đề cập đến vấn đề
tình thái, nhóm không trực tiếp quan tâm đến tình thái và nhóm trực tiếp quan
tâm đến tình thái. Tình hình nghiên cứu lớp này cụ thể như sau:
3. 2. 1. Nhóm không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái
Đây là nhóm các tác giả không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái
nhưng trong quá trình xử lý những vấn đề khác họ đã nhắc đến tình thái. Tiêu
biểu cho nhóm này là các tác giả: Bùi Đức Tịnh (1952), Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê (1963), Lê Văn Lý (1968), Nguyễn Kim Thản (1977), Đái Xuân
Ninh (1978), Lê Cận, Phan Thiều (1983), Đinh Văn Đức (1986), Hoàng Phê

(1987), Đỗ Hữu Châu (1993), Lê Biên (1995), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Thung (1998), v. v. Điểm chung của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tình
thái trong nhóm này thể hiện qua các nội dung sau:
- Vấn đề tình thái không được chính thức nhắc đến trong các nội dung ngữ
pháp, ngữ nghĩa của các công trình nghiên cứu. Các tác giả không đề cập đến sự
đối lập giữa phạm trù ngôn liệu và phạm trù tình thái mà chỉ sắp xếp từ tiếng
Việt vào hai lớp từ loại lớn là thực từ và hư từ.
- Khi được xếp vào lớp thực từ hoặc hư từ, những yếu tố tình thái nào
được các tác giả này xem là có nghĩa từ vựng thì xếp vào lớp thực từ (như: nỡ,
toan, định…), còn những yếu tố còn lại (không có nghĩa từ vựng) thì xếp vào lớp
hư từ (như: hả, à, ư, nhỉ…) chứ hoàn toàn không nói đến tư cách tác tử, có vai
trò thể hiện ý nghĩa tình thái trong câu.
3. 2. 2. Nhóm trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái
Các tác giả này có chú ý khảo sát vấn đề tình thái ở nhiều phương diện
khác nhau, tiêu biểu là các tác giả: Phan Mạnh Hùng (1982), Hoàng Tuệ (1984,
1988), Nguyễn Minh Thuyết (1986, 1995), Nguyễn Đức Dân (1987, 1998), Lê
Đông (1991), Hồ Lê (1992), Cao Xuân Hạo (1991, 1999, 2001, 2002), Phạm
Hùng Việt (1994, 1996, 2003), Nguyễn Văn Hiệp (1994, 1998, 2001, 2002,
8
2008), v. v Quan điểm chung của các tác giả này đều phân biệt rạch ròi hai
phạm trù: ngôn liệu và tình thái. Tuy nhiên, khi đi vào từng vấn đề cụ thể, ở mỗi
tác giả có những kiến giải khác nhau, nhiều khi chưa sáng tỏ.
Dù rằng có những hạn chế nhất định, nhưng những kết quả của những
công trình này mang lại là rất lớn, giúp giới Việt ngữ học có thái độ quan tâm
đến vấn đề tình thái. Trong đó, đáng chú ý nhất là các tác giả sau đây:
- Nguyễn Đức Dân (1976) đã bàn đến vấn đề logic – tình thái trong tiếng
Việt. Sau này (1998) ông đã nêu lên những khái niệm căn bản về tình thái trong
logic học. Tác giả cho thấy mối quan hệ giữa logic tình thái và ngôn ngữ, trong
đó tính tất yếu và tính có thể được coi là nền tảng của vấn đề tình thái trong ngôn
ngữ.

- Từ năm 1979, Cao Xuân Hạo đã có bài đi sâu miêu tả, phân tích những
phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái qua việc phân tích tiền giả định và hàm ý
của một số vị từ tình thái. Ông còn phân biệt rõ tình thái của hành động phát
ngôn và tình thái của lời phát ngôn. Từ đó, ông cho rằng: “Nội dung của bất kỳ
một lời phát ngôn nào cũng chứa đựng một tình thái (nếu không phải là kết hợp
nhiều lớp tình thái)”. [45, tr. 51]
- Hoàng Tuệ (1988) cho người đọc thấy được những nét khái quát về tình
thái khi bàn về thời, thể, tình thái trong tiếng Việt và khái niệm tình thái. Trong
đó, ông có phân biệt rõ hai yếu tố khác nhau trong câu tiếng Việt đó là ngôn liệu
(dictum) và tình thái (modus).
- Đỗ Hữu Châu (1993) cho rằng phạm trù tình thái truyền đạt quan hệ giữa
nhận thức của người nói với nội dung của câu và quan hệ của nội dung này với
thực tế ngoài ngôn ngữ. Nội dung câu nói có thể được khẳng định, được phủ
định, được yêu cầu hay bị cấm đoán, được cầu mong hay đề nghị, v. v
- Nguyễn Văn Hiệp (2008) đã cho thấy sự đối lập giữa phạm trù tình thái
và phạm trù ngôn liệu. Tác giả viết: “Đối lập cơ bản nhất để hiểu tình thái là đối
lập giữa tình thái và ngôn liệu hay nội dung mệnh đề. Đây là một sự đối lập
9
được thừa nhận rộng rãi, được coi là then chốt trong những nghiên cứu về tình
thái. Ngôn liệu thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm năng, còn tình thái là
phần định tính cho thông tin miêu tả ấy”. [54, tr. 85 - 86]
3. 3. Vấn đề trợ từ tình thái
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm cụ thể
của Việt ngữ học về trợ từ tình thái. Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy có một
nhóm phương tiện được sử dụng để biểu thị thái độ của người nói, và thường
đứng cuối câu, bổ sung cho câu ý nghĩa tình thái, như: a, à, á, chớ, há, hả, nha,
nè, v. v (1), và một nhóm phương tiện chuyên dùng để nhấn mạnh vào ý nghĩa
của một bộ phận nào đó của câu (rồi khái quát lên toàn câu) như: chính, cả, ngay,
đến, chỉ, v. v (2).
Tìm hiểu trong văn liệu ngữ pháp tiếng Việt, chúng tôi thấy nhóm (1) được

các nhà Việt ngữ học gọi bằng nhiều tên khác nhau, như: trợ ngữ tự, ngữ khí
hiện từ, trợ từ ngữ, tiểu từ hậu trí, ngữ khí từ, ngữ thái từ, phụ tự cảm thán, từ
đệm cuối câu, ngữ khí thán từ, tiểu từ tình thái cuối câu, trợ từ câu, thán từ, tiểu
từ tình thái dứt câu; nhóm (2) cũng được các nhà Việt ngữ học gọi bằng nhiều
tên như: trợ từ, trợ từ thành phần câu, phụ từ, phó từ, tình thái từ, v. v Cụ thể
như sau:
3. 3. 1. Tình hình nghiên cứu các phương tiện tình thái thuộc nhóm (1)
Tìm hiểu tài liệu, chúng tôi thấy các tác giả định nghĩa và gọi tên các
phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái thuộc nhóm này như sau:
- Nhóm các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Uỷ ban
Khoa học và Xã hội (1983), Đỗ Hữu Châu (1995), Nguyễn Hữu Quỳnh (1996),
Hoàng Phê (89), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Lê Biên (1995), Hồ Lê (1992), Phạm
Hùng Việt (2003) gọi các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái thuộc nhóm (1)
là trợ từ, nhưng ở mỗi tác giả có các kiến giải riêng. Trương Văn Chình, Nguyễn
Hiến Lê (1963) gọi là trợ từ và nói rõ “trợ từ là tiếng không có thực nghĩa, giúp
cho lời nói ý nhị, mạnh mẽ, linh hoạt thêm, hoặc cho lời nói khỏi cụt cằn cộc lốc”
10
[21, tr. 180]. Còn các tác giả Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983) cũng gọi
là trợ từ, nhưng cho rằng “chúng là từ biểu thị thái độ… là yếu tố gia thêm vào
cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép hay sự
khẳng định đặc biệt" [133, tr. 72], Nguyễn Hữu Quỳnh (1996) gọi là trợ từ cho
câu để biểu thị "thái độ hoài nghi, ngạc nhiên, nũng nịu…" [106, tr. 177 – 178],
Nguyễn Tài Cẩn (1999) cũng gọi là trợ từ và cho rằng các trợ từ này có thể "đưa
tình thái lại cho đoản ngữ, biến đoản ngữ thành câu" [9, tr. 333]. Riêng Phạm
Hùng Việt (2003) đã có một chuyên luận nghiên cứu chi tiết về nhóm (1), trong
đó tác giả có những ý kiến xác đáng và phân tích cụ thể về chức năng bổ sung ý
nghĩa biểu cảm cho câu. Theo đó, tác giả gọi nhóm (1) là trợ từ câu. Nhìn chung,
mỗi tác giả có cách kiến giải khác nhau, nghiêng về mặt này hay mặt khác,
nhưng ở các tác giả có điểm giống nhau là đều gọi nhóm này là trợ từ.
- Nhóm các tác giả Lê Cận, Phan Thiều (1983), Đinh Văn Đức (1986),

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Diệp Quang Ban,
Hoàng Văn Thung (1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999), v. v. đều gọi các phương
tiện tình thái thuộc nhóm (1) là tình thái từ, nhưng cách nhìn nhận vấn đề có sự
khác nhau. Theo đó, Lê Cận, Phan Thiều (1983) gọi là “tình thái từ cuối câu
dùng để biểu thị thái độ của người nói”[10, tr. 169]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997) cũng gọi là từ tình thái dùng để "đánh dấu
câu theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu tường
thuật)" [22, tr. 273 – 274]. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Đỗ Thị
Kim Liên (1999) gọi là “tình thái từ nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, biểu thị sắc
thái tình cảm” [7, tr. 69].
Thực tế còn nhiều tên gọi liên quan đến các phương tiện biểu thị ý nghĩa
tình thái thuộc nhóm (1) như: ngữ khí thán từ
1
, phụ tự cảm thán
2
, ngữ khí từ
3
, từ
1
Cách gọi của Bùi Đức Tịnh (1952).
2
Cách gọi của Lê Văn Lý (1968).
3
Cách gọi của Nguyễn Kim Thản (1980) (2003), Nguyễn Anh Quế (1988), Cao Xuân Hạo (1991) (2005), Trần Thị
Ngọc Lang (1995), Hoàng Trọng Phiến (2003).
11
đệm
4
, ngữ thái từ
5

, v. v.
3. 3. 2. Tình hình nghiên cứu các phương tiện tình thái thuộc nhóm (2)
Tìm hiểu tài liệu, chúng tôi thấy các tác giả định nghĩa và gọi tên các
phương tiện tình thái thuộc nhóm này như sau:
- Các tác giả Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Đinh Văn Đức
(1986), Nguyễn Hữu Quỳnh (1996), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998),
Nguyễn Tài Cẩn (1999), Hoàng Phê (2003), Phạm Hùng Việt (2003), Nguyễn
Văn Hiệp (2008), gọi là trợ từ, nhưng ở mỗi tác giả có lý giải khác nhau. Cụ
thể:
- Đinh Văn Đức (1986) gọi là trợ từ, tác giả xếp các từ thuộc nhóm này
vào một phạm trù lớn hơn, đó là tình thái từ (ngang với phạm trù thực từ, hư từ).
Tác giả viết: “Các tình thái từ có số lượng không lớn nhưng do bản chất ngữ
pháp có những khía cạnh rất chuyên biệt cho nên có thể và cần phải được xếp
riêng thành một phạm trù ngang hàng với phạm trù thực từ và hư từ, tuy rằng
phạm trù này chỉ bao hàm hai tập hợp nhỏ - tiểu từ và trợ từ”. Theo đó, ông xem
trợ từ là phương tiện “biểu đạt ý nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh tăng
cường”. [36, tr. 187 - 189]
- Nguyễn Hữu Quỳnh (1996) cũng gọi là trợ từ. Theo tác giả trợ từ “là từ
chuyên dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa của từ và của câu, hoặc dùng để biểu thị
thái độ của người nói, thí dụ chính, thì, là…Trợ từ thuộc loại tình thái từ”. [106,
tr. 176 - 177]
- Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998) xếp các phương tiện thuộc
nhóm này vào lớp tiểu từ tình thái - ngang hàng với phụ từ, kết từ. Theo nhóm
tác giả này, trợ từ “dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách nhấn
mạnh vào từ, kết hợp từ có nội dung phản ánh liên quan với thực tại mà người
nói muốn lưu ý người tiếp nhận”. [7, tr. 144]
4
Cách gọi của Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Hữu Quỳnh (1981).
5
Cách gọi của Diệp Quang Ban, Hoàng Dân (2000)

12
- Phạm Hùng Việt (2003) cho rằng các từ thuộc nhóm này có chức năng
bổ sung ý nghĩa nhấn mạnh cho bộ phận câu và tác giả gọi tên là trợ từ bộ phận
câu.
- Nhóm tác giả Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983) và Nguyễn Tài
Cẩn (1999) quan niệm trợ từ “là từ biểu thị thái độ, nó không làm phần đề, phần
thuyết của nòng cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố của ngữ. Nó là một yếu tố
thường được gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai,
vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt”. Theo quan niệm này thì trợ từ
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các phương tiện thuộc nhóm (1) và (2).
Trong phạm vi của luận án này, chúng tôi gộp chung những phương tiện
(1) và (2) vào cùng một loại và thống nhất gọi là trợ từ tình thái.
Như chúng ta đều biết, tình thái là một phạm trù có nội hàm rất rộng.
Trong đó, tình thái chủ quan là thái độ của người nói với điều được thông báo.
Nhấn mạnh là một dạng thái độ của người nói với nội dung của thông báo. Do
vậy, nhấn mạnh cũng phải được xem là một dạng cụ thể của tình thái. Cho nên,
lớp những phương tiện mà các tác giả đi trước gọi là trợ từ nhấn mạnh (chính,
đích, cả, v. v.) là một tiểu loại của trợ từ tình thái. Theo đó, có thể nói, tất cả trợ
từ đều có tính tình thái, và chúng tôi gọi lớp phương tiện này là trợ từ tình thái.
3. 4. Vấn đề quán ngữ tình thái
Ngoài từ, vốn từ vựng tiếng Việt còn có một đơn vị khác (tương đương với
từ) đó là ngữ cố định. Ngữ cố định có một loại đơn vị được dùng lặp đi lặp lại
trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các sáng tác văn nghệ đó là quán ngữ.
Tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy quán ngữ chưa được các nhà nghiên cứu Việt
ngữ quan tâm nhiều. Thực tế chỉ có một vài tác giả nhắc đến quán ngữ trong
những công trình thuộc về từ vựng học, như Nguyễn Văn Tu (1976), Đỗ Hữu
Châu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
(1998), v. v. Những tác giả này có đề cập đến quán ngữ nhưng cũng chỉ là
những gợi mở ban đầu. Một số tác giả khác cũng có đề cập đến quán ngữ nhưng
13

chỉ xem nó như là những phương tiện “hiện thực hoá” cho các đơn vị có liên
quan trong từ pháp, cú pháp, v. v Cụ thể, Đinh Văn Đức (1986) đã xác lập
khái niệm tình thái và miêu tả lớp tiểu từ tình thái. Trong đó, chúng có khả
năng được hiện thực hoá bằng quán ngữ. Diệp Quang Ban (1998) đề nghị gọi là
liên ngữ để chỉ quan hệ ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan
phía trước. Trần Ngọc Thêm (1985) gọi là cụm từ làm thành phần chuyển tiếp, v.
v
Về mặt cấu trúc câu, theo đa số tác giả sách Ngữ pháp tiếng Việt, quán
ngữ xuất hiện dưới dạng là thành phần phụ tình thái, đề tình thái hoặc thuyết tình
thái trong câu, trong thế đối lập với trạng ngữ, liên ngữ và tình thái ngữ,… Cụ
thể, Nguyễn Kim Thản (1996) đề nghị gọi là phụ chú ngữ (nói trộm bóng, có
lẽ, ). Nguyễn Tài Cẩn (1999) gọi là thành phần xen kẽ (có lẽ, có ai ngờ, ).
Cao Xuân Hạo (1991) thì cho rằng các yếu tố “theo ý tôi thì, nếu tôi không
nhầm thì, thật ra thì ; quả là, nói thật là, miễn là ” là yếu tố tình thái làm
thành Đề của câu được đánh dấu bằng thì, là. Nguyễn Minh Thuyết (1998)
đã phân biệt lớp từ này với trạng ngữ, và đặt tên cho chúng là “định ngữ câu”.
Tuy nhiên, do cố gắng tìm ra bản chất của các tham tố ngoài cú pháp câu, các
tác giả trên khá thiên về ngữ nghĩa logic - cú pháp.
Trên tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống, Ngữ học trẻ xuất hiện một
số bài viết về quán ngữ, tiêu biểu là Nguyễn Thị Thìn (2000) có những phân
tích cụ thể về công dụng của quán ngữ tiếng Việt. Ngô Hữu Hoàng (2002) chỉ
ra một số điểm khác biệt giữa thành ngữ và quán ngữ. Ngũ Thiện Hùng
(2003) có nhận xét việc sử dụng các quán ngữ tình thái nhận thức, v. v
Nhìn chung, việc nghiên cứu quán ngữ (trong đó có quán ngữ tình thái)
chỉ dừng lại ở việc nêu ra khái niệm, phân biệt quán ngữ với thành ngữ và giải
thích một số quán ngữ điển dụng. Thực tế còn nhiều vấn đề liên quan đến quán
ngữ chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm chức năng của
quán ngữ thực sự là một đề tài hấp dẫn, đáng được quan tâm nghiên cứu.
14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là phương tiện biểu thị ý nghĩa
tình thái được sử dụng trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong đó, chúng tôi
tập trung khảo cứu vai trò của những trợ từ tình thái, quán ngữ tình thái
6
mang
đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng. Luận án không
nghiên cứu chi tiết khái niệm, cách xác định, phân loại, v. v. các trợ từ tình thái,
quán ngữ tình thái có trong tiếng Việt mà chỉ điểm qua một số nét tiêu biểu để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu vai trò của chúng có trong ngôn ngữ tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh. Cũng cần nói rõ việc chúng tôi viết: “trợ từ tình thái và quán
ngữ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ” trong luận án này chỉ nhằm
diễn đạt ý: trợ từ tình thái và quán ngữ tình thái được dùng giao tiếp hằng ngày ở
Nam Bộ và được tác giả Hồ Biểu Chánh sử dụng trong tiểu thuyết của mình.
4. 2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, giới ngôn ngữ học đều thừa nhận rằng trong một câu tiếng Việt
như: “Anh Thành mua tới ba mảnh đất.” có hai thành phần thông tin, phần thông
tin có giá trị chân lý và phần thông tin kèm theo bổ trợ (không có giá trị chân lý).
Phần thông tin có giá trị chân lý là việc “Anh Thành mua ba mảnh đất”, trong đó
cái lõi của sự tình là vị từ “mua”, “anh Thành” là chủ thể, “mảnh đất” là đối
tượng. Phần thông tin kèm theo bổ trợ là thái độ đánh giá của người nói về số
lượng “mảnh đất” được nói đến, thông tin này được xác lập bằng yếu tố “tới”.
Phần thông tin có giá trị chân lý được gọi là ngôn liệu (lexis) còn phần thông tin
kèm theo bổ trợ gọi là tình thái (modality). Theo đó, chúng tôi tập trung nghiên
cứu về những gì có liên quan đến thông tin kèm theo sự tình được trình bày trong
câu nói thông qua một số phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái.
6
Mặc dù, phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái có nhiều loại, như: vị từ tình thái, trợ từ tình thái, quán ngữ
tình thái, v. v. nhưng do bị hạn định về số trang nên luận án chỉ chọn hai phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình
thái nổi trội trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đó là trợ từ tình thái và quán ngữ tình thái để làm

đối tượng nghiên cứu.
15
Hơn nữa, như đã xác định, phạm vi nghiên cứu của luận án này là vai trò
của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trong tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh. Trong đó chủ yếu là những trợ từ tình thái, quán ngữ tình thái được sử
dụng trong lời nói hằng ngày của các nhân vật giao tiếp. Cũng do tính khẩu ngữ
nên có thể có những phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái hiện nay không dùng
hoặc ít sử dụng mà có xuất hiện trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì chúng
tôi vẫn khảo sát và phân tích tác dụng, chức năng. Ngược lại, những phương tiện
biểu thị ý nghĩa tình thái thường dùng trong thực tế hằng ngày hiện nay nhưng
không được Hồ Biểu Chánh sử dụng thì chúng tôi không xem xét.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thức rằng, nếu sa vào những vấn đề
mà những tác giả đi trước đã bàn kỹ thì chắc chắn khó mà tìm ra cái mới, chi
bằng cố gắng khảo cứu trên ngữ liệu cụ thể, dù phạm vi hẹp, nhưng có thể góp
thêm vào việc xác định rõ hơn chức năng ngữ nghĩa - ngữ dụng của phương tiện
biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt, mà cụ thể là trong ngôn ngữ của một
nhà tiểu thuyết lừng danh ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc - tiểu thuyết gia Hồ
Biểu Chánh.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5. 1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:
5. 1. 1. Phương pháp phân tích phân bố
Trên quan điểm chức năng luận, chúng tôi tìm hiểu vai trò của những
phương tiện tình thái trong phát ngôn. Trong đó, chúng tôi cố gắng phân biệt
rạch ròi các phạm trù ngôn liệu, phạm trù tình thái và mối quan hệ chức năng của
chúng trong thành phần ngữ nghĩa – ngữ dụng của phát ngôn, thông qua phương
pháp phân tích phân bố. Bởi vì, trong một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, thì
khả năng kết hợp và trật tự từ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định ngữ
nghĩa – ngữ dụng của từ, ngữ đoạn và phát ngôn.
5. 1. 2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

16
Đối tượng nghiên cứu là phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái tồn tại
trong lời nói của các nhân vật giao tiếp. Do đó, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi phải tiến hành phân tích ngữ nghĩa của các phương tiện này trong từng
ngữ cảnh cụ thể. Những nội dung rút ra từ việc phân tích ngữ nghĩa sẽ là cơ sở
để chúng tôi xây dựng các tiêu chí xác định vai trò của các phương tiện biểu thị ý
nghĩa tình thái, đồng thời giúp chúng tôi giải thích, minh họa cho các nhận định
của mình.
5. 1. 3. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thấy được số lượng, tỉ lệ,
tính phổ quát trong cách sử dụng phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái. Từ đó,
luận án khái quát được thói quen văn hóa - ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp
trong tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
5. 1. 4. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Để làm rõ các điểm nổi bật của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có
trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, luận án cần so sánh – đối chiếu với phương
tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trong một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
nhưng sáng tác trong những giai đoạn khác nhau, hoặc giữa một số tác giả văn
học ở Nam Bộ và Bắc Bộ tiêu biểu. Từ đó, luận án rút ra các nhận định cần thiết
liên quan đến vai trò của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái, đó cũng là một
cách thức để chúng tôi đi tìm bản sắc riêng của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình
thái có trong phương ngữ Nam Bộ.
Ngoài những phương pháp trên, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên
cứu thông dụng như thay thế, cải biến, … để phát hiện ra tác dụng, chức năng
của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái.
5. 2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong luận án này chủ yếu trong 52/ 64 tác
phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau của
Sơn Nam, Gieo gió gặt bão của Bình Nguyên Lộc, và một số tác phẩm của một
17

số tác giả phía Bắc như tác phẩm Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố, Tố Tâm
của Hoàng Ngọc Phách, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, v. v. Luận án chọn đối chiếu
tác phẩm Ai làm được của Hồ Biểu Chánh với tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách vì đây là hai quyển tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ ra đời ở
Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thời; đối chiếu Thiệt giả, giả thiệt của Hồ Biểu Chánh
và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vì đây là hai quyển tiểu thuyết ra đời trong giai
đoạn thể loại tiểu thuyết đã phát triển rực rỡ ở cả Nam Bộ và Bắc Bộ; đối chiếu
Lều chõng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Vợ già chồng trẻ của Hồ Biểu Chánh vì
ngôn ngữ trong truyện ngắn của Ngô Tất Tố mang đậm đặc trưng ngôn ngữ Bắc
Bộ, còn tác phẩm Vợ già chồng trẻ được sáng tác trong những năm cuối đời của
Hồ Biểu Chánh, giai đoạn này tiếng Việt ở Nam Bộ có sự phát triển vượt bậc và
đã tiến gần với ngôn ngữ toàn dân. Ngoài ra, luận án chọn đối chiếu với tác phẩm
của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc vì hai ông đều là nhà văn Nam Bộ, thế hệ sau
Hồ Biểu Chánh. Đối chiếu như vậy để thấy bước chuyển biến tiếng nói của
người dân Nam Bộ trên con đường tiếp thu những giá trị văn hóa - ngôn ngữ Bắc
Bộ.
6. Đóng góp của luận án
6. 1. Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng những thành tựu lý thuyết ngữ nghĩa - ngữ dụng học vào việc
khảo sát, nhận diện, thống kê các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trong
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
- Xác định rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng của các phương tiện biểu thị
ý nghĩa tình thái. Từ đó, khái quát được vai trò to lớn của lớp phương tiện này
trong tương quan với các phương tiện khác trong giao tiếp.
- Kết quả nghiên cứu có thể góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết
về tình thái của trợ từ, quán ngữ mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ.
6. 2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án này có thể làm tài liệu tham khảo cho
18
những đề tài có liên quan. Luận án cũng có thể là tài liệu hỗ trợ cho

quá trình học và dạy tiếng Việt trong nhà trường.
- Từ hệ thống cứ liệu rõ ràng người đọc có thể hình dung được khả năng
biểu thị ý nghĩa tình thái của các phương tiện ngôn ngữ mang đặc trưng khẩu
ngữ Nam Bộ trong hoạt động giao tiếp.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý thuyết
Trong chương này, luận án trình bày khái quát về cách hiểu tình thái, các
phạm trù tình thái, vấn đề trợ từ tình thái, quán ngữ tình thái, lý thuyết hành động
ngôn từ, vấn đề khẩu ngữ và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Chương 2: Vai trò của trợ từ tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh
Đầu tiên, luận án tiến hành khảo sát, thống kê số lượng và tần số xuất hiện
của trợ từ tình thái. Sau đó, luận án phân tích tác dụng, chức năng trong sự hoạt
động của các trợ từ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ có trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh. Cũng trong chương này, luận án tìm hiểu khả năng
kết hợp, tầm tác động của trợ từ biểu thị ý nghĩa tình thái với một số phương tiện
tình thái khác trong câu nói. Ngoài ra, luận án còn vận dụng lý thuyết dụng học
để khảo cứu về khả năng trở thành dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời.
Chương 3: Vai trò của quán ngữ tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh
Trong chương này, luận án khảo sát, thống kê, phân tích tác dụng, chức
năng trong sự hoạt động của quán ngữ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam
Bộ. Ngoài ra, luận án khảo cứu tầm tác động của quán ngữ biểu thị ý nghĩa tình
thái với một số phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái khác trong câu nói thông
qua ngữ liệu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Luận án còn vận dụng lý thuyết dụng
19
học để khảo cứu về khả năng trở thành dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời
của các quán ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái.

20
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. 1. Vấn đề tình thái
1. 1. 1. Khái niệm tình thái
Đặc trưng chung nhất của tình thái là phản ánh những mối quan hệ khác
nhau của nội dung thông tin trong câu với hiện thực và những quan điểm, thái độ
của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu xét trong mối quan hệ với
người tiếp nhận, với hoàn cảnh giao tiếp. Đặc trưng này được thể hiện qua nhiều
cách định nghĩa tình thái khác nhau, tuy rằng ở mỗi tác giả có cách thể hiện khái
quát hay cụ thể, tường minh hay hàm ẩn.
Ngoài nội dung tóm lược đã trình bày trong phần Lịch sử vấn đề nghiên
cứu, quan điểm về tình thái có nhiều nét tương đồng và dị biệt giữa các tác giả.
Quan điểm của Benveniste (1966) xem tình thái là “một phạm trù rộng lớn, nó
gắn với những chờ đợi, mong muốn, đánh giá, thái độ của người nói đối với nội
dung phát ngôn, với người đối thoại, những kiểu mục đích phát ngôn: hỏi, cầu
khiến, trần thuật, v v.”. W. Frawley (1992) quan niệm tình thái là “liên quan đến
các thông tin về trạng thái của sự kiện, phản ánh quan hệ về tính hiện thực, sự
đánh giá và độ tin cậy của nội dung một biểu thức” (Nguyễn Văn Hiệp (2008),
tr. 84 - 85).
J. Lyons (1977) xem “tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung
của mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả”. [159, tr.
452]
Theo F. Palmer (1986) cho rằng “tình thái là những thông tin ngữ nghĩa
có liên quan đến thái độ hay sự đánh giá của người nói về những gì được nói ra”
[161, tr. 51], sau đó ông viết thêm “tình thái đạo lý lại liên quan đến tính hợp
thức về đạo lý của hành động do một người nào đó hay do chính người nói thực
hiện”. [161, tr.96]
Trong Việt ngữ, vấn đề tình thái cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên
21
cứu như: Đỗ Hữu Châu [17], Cao Xuân Hạo [45], Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp

[33], Nguyễn Văn Hiệp [54], Hoàng Tuệ [131], Phạm Hùng Việt [134], v. v.
Chẳng hạn, Hoàng Tuệ đã nhận xét “tình thái là một khái niệm trong sự
phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của người nói trong hoạt động phát
ngôn tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng, tác động mà người nói muốn
tạo ra ở người nghe trong thực tế hoạt động ngôn ngữ” [131, tr. 136]. Cao Xuân
Hạo cho rằng tình thái của câu được biểu thị trong cấu trúc cú pháp cơ bản (mà
tác giả gọi là cấu trúc Đề – Thuyết) gồm có:
- Nhận định của người nói về giá trị chân ngụy của điều được nói ra trong
câu (khẳng định, phủ định, ngờ vực, nêu rõ phạm vi giới hạn và điều kiện của
tính chân lí).
- Về tính khả năng hay tất yếu của điều đó (có thể hay không có thể, tất
nhiên hay không tất nhiên, mức độ cao hay thấp của tính khả năng, tính tất yếu).
- Cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt (đáng mừng
hay đáng tiếc, đáng hy vọng hay e ngại, nên có hay không nên có, …)
- Sự giới thiệu của người nói về tính chất của câu nói (tính thành thực,
đơn giản, áng chừng hay chính xác,…)
- Mối quan hệ giữa câu nói với tình huống đối thoại hay đối với ngôn
cảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực lô gích và siêu ngôn ngữ [45 , tr.
175].
Điểm qua một số quan điểm về tình thái của một số tác giả tiêu biểu,
chúng tôi nhận thấy rằng càng tìm hiểu chi tiết về tình thái thì càng thấy rõ tính
phức tạp, gắn với những quan niệm, cách hiểu khác nhau. Mặc dù, cách diễn đạt
của các tác giả là khác nhau nhưng ở họ đều có điểm chung: thừa nhận tình thái
là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối quan hệ, thái độ, cách
đánh giá của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu. Thông qua
những quan điểm trên, chúng tôi hiểu tình thái như sau:
Tình thái là một phạm trù thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối
22
với nội dung giao tiếp, với người đối thoại hoặc giữa nội dung giao tiếp với
mục đích giao tiếp, với các nhân tố khác có liên quan đến sự tình được nêu

ra. Nó là một trong hai thành phần trọng yếu tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của
câu, góp phần thực tại hoá câu, gắn câu với điều kiện giao tiếp hiện thực.
1. 1. 2. Một số phạm trù tình thái chủ yếu
Trong ngôn ngữ, các biểu hiện của tính tình thái rất phong phú. Chúng
được biểu thị qua nhiều cấp độ bình diện ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đến
trật tự từ, từ các phương tiện từ vựng đến các phương thức ngữ pháp, chúng
lồng vào nhau khó mà nhận diện rõ ràng. Nhiều khi một kiểu ý nghĩa lại có thể
đồng thời thuộc nhiều bình diện khác nhau. Cùng một thuật ngữ mà tác giả này
hiểu theo cách này tác giả khác hiểu theo cách khác, dẫn đến việc phân loại cũng
khác nhau. Nhiều tác giả từng phát biểu, thật khó mà có được một cách phạm trù
hóa rạch ròi, bao quát và triệt để cho lĩnh vực tình thái. Thực tế đã có hàng loạt
đề xuất liên quan đến số lượng và kiểu loại tình thái. Chẳng hạn, Jespersen
(1924) cho rằng phạm trù tình thái, với tư cách là phạm trù ngữ nghĩa (notional
categogy) có thể chia làm hai tiểu phạm trù dựa trên tiêu chí có hay không có sự
mong muốn (will) của người nói. Hai tiểu phạm trù này tương đương với hai
phạm trù tình thái đạo lý (deontic) và nhận thức (epistemic), sẽ thuộc vào 4 thái
(modes) mà Von Wright đề nghị sau đây: Thái khách quan logic (alethic modes),
hay thái chân thực; thái nhận thức (epistemic modes), hay thái của sự hiểu biết;
thái đạo lý (deontic modes), hay thái của sự bắt buộc; thái tồn tại (existential
modes), hay thái của sự hiện hữu. [161; tr.10 - 11]
Trong một thời gian dài, các tác giả viết về tình thái thường nhắc đến ba
phạm trù: tình thái khách quan logic, tình thái nhận thức, tình thái đạo lý. Tình
thái khách quan logic quan tâm đến tính chân thực tất yếu hay ngẫu nhiên của
mệnh đề. Tình thái nhận thức chỉ ra tình trạng hiểu biết của người nói, bao hàm
cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh
ta nói ra. Tình thái đạo lý liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay chuẩn mực
23
xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực
hiện. [159, tr. 791 – 823]
Theo quan điểm phát ngôn và hành động phát ngôn, Cao Xuân Hạo đề

nghị phân biệt hai thứ tình thái khác nhau về bình diện: tình thái của hành động
phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn như sau:
“Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời nói về phương diện
mục tiêu và tác dụng giao tế: đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu
trần thuật, câu hỏi, cầu khiến, vốn là những phân biệt được ngữ pháp hóa. Tình
thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp.
Tình thái của lời phát ngôn thuộc cái nội dung được truyền đạt hay được
yêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi), nó có liên quan đến thái
độ của người nói đối với điều được nói ra, hoặc đến quan hệ sở đề và sở thuyết
của mệnh đề. Đó là một phần quan trọng của bình diện nghĩa học ”. [45, tr. 50 -
51]
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về tình thái mà chúng tôi tham
khảo được, cùng với việc khảo sát thực tế, chúng tôi thấy có một số phạm trù tình
thái chủ yếu sau:
1. 1. 2. 1. Tình thái khách quan (objective modality)
Tình thái khách quan liên quan đến hiện thực, nó là một phần của việc
miêu tả thế giới, trong đó vai trò của người nói được loại trừ.
(1) Cô về xin thưa giùm tôi kính lời thăm mợ Hương nhé! (MCT)
Câu (1) là một lời nhờ cậy không có tính bắt buộc.
1. 1. 2. 2. Tình thái chủ quan (subjective modality)
Tình thái chủ quan diễn đạt thái độ của người nói (đánh giá, cam kết, thể
hiện mục đích) đối với điều được nói ra, trong đó vai trò của người nói được đề
cao.
(2) Bữa nay tao bắt được rõ ràng rồi đó, mầy còn chối nữa thôi, hử? Đi
đi, đi ra khỏi nhà tao cho mau. (CCNN)
24
Câu (2) là một hành động ra lệnh có tính bắt buộc, thể hiện tính chủ quan
của người nói.
1. 1. 2. 3. Tình thái nhận thức (epistemic modality)
Tình thái nhận thức thể hiện sự hiểu biết của người nói đối với tính chân

thực của điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng hoặc cơ sở suy
luận nào đó mà người nói có được.
(3) Bộ thầy giận tôi hay sao mà bãi trường thầy ở miết trển, không chịu
xuống dạy tôi? (ƠTT)
Câu (3) thể hiện một sự phỏng đoán. Trong đó, trợ từ tình thái bộ đóng vai
trò đánh dấu tình thái nhận thức.
1. 1. 2. 4. Tình thái đạo lý (deontic modality)
Tình thái đạo lý liên quan đến khái niệm nghĩa vụ, sự cho phép, và được
coi là sự bao hàm yêu cầu, mong muốn, hoặc sự cam kết thực hiện của người nói
ở những mức độ khác nhau của mệnh đề được diễn đạt trong mỗi phát ngôn.
(4) Vậy anh cứ ở đây, đừng lo gì hết. (ĐNDT)
Câu (4) thể hiện một hành động cho phép của người nói đối với người
nghe.
1. 1. 2. 5. Tình thái hàm thực (factive modality)
Tình thái hàm thực là loại ý nghĩa tình thái bao hàm tính chất có thực của
mệnh đề, hay là điều được nói đến trong phát ngôn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tình
thái hàm thực tương đương với câu trần thuật (declarative sentence).
(5) Thiệt quả lời tiên tri của Hương quản nói hồi nãy đó trúng lắm,
không lầm. (CK)
Quán ngữ tình thái thiệt quả bổ sung cho câu (5) ý khẳng định, rằng nội
dung sự tình (P) được nói đến trong câu nói là hiện thực.
1. 1. 2. 6. Tình thái hàm hư (contrafactive modality)
Tình thái hàm hư là loại ý nghĩa tình thái bao hàm tính chất không có thực
(hay là không có căn cứ trong hiện thực) của cái sự thể được nêu trong nội dung
25

×