Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đào tạo tư vấn tài chính cá nhân tại Mỹ và một vài gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.08 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐÀO TẠO TƯ VẤN TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TẠI MỸ VÀ </b>
<b>MỘT VÀI GỢI Ý CHO VIỆT NAM </b>


TS. Đinh Thị Thanh Vân1


“Vấn đề số một của các nền kinh tế và thế hệ ngày nay là thiếu hụt kiến thức tối thiểu
về tài chính” – Alan Greenspan, Cựu thống đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ đã từng nói như
vậy. Kiến thức tài chính tối thiểu được nói đến ở đây là kiến thức quản lý tài chính cá nhân.
Chính vì thiếu hụt các kiến thức quản lý tài chính mà một cá nhân có thể khơng có tài sản
sinh lợi tối đa, hay xấu hơn có thể dẫn tới thua lỗ, nợ nần khi không biết hoạch định, chi
tiêu, và đầu tư một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tế này các dịch vụ tư vấn tài chính cá
nhân được hình thành, phát triển và nghề tư vấn tài chính cá nhân được ra đời trên thế giới
từ những năm 70. Tại Việt Nam, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân và đào tạo tư vấn tài chính
cá nhân vẫn cịn đang ở trong giai đoạn sơ khai. Bài viết này tập trung xem xét nghề tư vấn
tài cá nhân, đào tạo chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân ở Mỹ và thực trạng đào tạo tư vấn
tài chính cá nhân ở Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý nhằm đẩy mạnh sự phát triển nghề tư
vấn tài chính cá nhân ở Việt Nam.


<i><b>Từ khóa: tài chinh cá nhân, hoạch định tài chính, chuyên gia tài chính cá nhân </b></i>
<b>Giới thiệu chung </b>


Tài chính cá nhân là lĩnh vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các quyết định tài
chính của các cá nhân và hộ gia đình bao gồm đặt ra mục tiêu, hoạch định ngân sách và chi
tiêu, tiết kiệm và đầu tư, quyết định mua bán và thuê mượn, đầu tư cho tương lai, bảo hiểm,
các quyết định về lợi ích nghề nghiệp và lao động (Bajtelsmit, 2006). Hoạt động tư vấn tài
chính cá nhân được ra đời từ những đầu những năm 70 ở các thị trường tài chính phát triển
cùng với việc các chuyên gia tư vấn hoạch định tài chính (financial planning) cho các khách
hàng cá nhân để giúp họ có kỹ năng cao hơn trong việc ra các quyết định nhằm đạt được
mục tiêu tài chính trong cả một vịng đời của mình. Việc tư vấn tài chính cá nhân sẽ được
thay đổi khơng chỉ theo thu nhập, giới tính mà theo chính tài sản và độ tuổi của người được
tư vấn.



<i><b>Hình 1: Thu nhập và tài sản trong một vòng đời người dân Mỹ </b></i>




<i>1</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Nguồn: (Bajtelsmit, 2006) </i>


Theo định nghĩa của Bộ Lao động Mỹ trong quy định các nghề thì chun gia tư vấn
tài chính cá nhân (Personal financial advisors) sẽ tiếp cận nhu cầu tài chính của khách hàng
và giúp họ có những kế hoạch về đầu tư, thuế, bảo hiểm, các kế hoạch tài chính dài hạn và
ngắn hạn. Mặc dù một số chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân có thể tư vấn về các loại dịch
vụ đa dạng nhưng nhiều nhân viên tư vấn chỉ tập trung tư vấn một số mảng riêng biệt ví dụ
như về kế hoạch hưu trí hay quản trị rủi ro. Hầu hết các nhà tư vấn tài chính cá nhân sẽ mất
nhiều thời gian để gặp gỡ và giới thiệu dịch vụ của mình với khách hàng thơng qua các hội
thảo hoặc các mối quan hệ kinh doanh. Các cá nhân cũng có thể tư vấn các tổ chức như
Hiệp hội hoạch định tài chính (Financial Planning Association - FPA) hoặc Hiệp hội quốc
gia các nhà tư vấn tài chính cá nhân (National Association of Personal Financial Advisors -
NAPFA) để tìm thơng tin và kiểm tra uy tín của một chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thu nhập bình quân ở Mỹ là 67.520 USD/năm và 32,46 USD/một giờ. Con số này có thể
thay đổi tùy theo tuổi nghề cũng như uy tín trong ngành.


<b>Đào tạo tư vấn tài chính cá nhân ở Mỹ </b>


Các yêu cầu cơ bản để một cá nhân có thể hành nghề hoạch định tài chính tại Mỹ bao
gồm học vấn, chứng chỉ đào tạo, kinh nghiệm làm việc và uy tín. Tuy nhiên, do thị trường
tư vấn tài chính cá nhân quá rộng lớn cũng như sự khó khăn trong kiểm định chất lượng tư
vấn trong quá khứ nên các chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân thường hoạt động dưới nhiều


hình thức, độc lập hay với các cơng ty tài chính nhỏ lẻ. Thơng thường, các chun gia tư
vấn tài chính cá nhân có uy tín sẽ phải được chứng nhận bởi các tổ chức cung cấp chứng chỉ
nghề nghiệp được thừa nhận rộng rãi với công chúng và các công ty tuyển dụng. Các tổ
chức cung cấp chứng chỉ nghề nghiệp tư vấn tài chính cá nhân cũng có những yêu cầu cụ
thể về các khóa đào tạo và kinh nghiệm đối với ứng viên nộp đơn xin cấp chứng chỉ tại tổ
chức đó. Các khách hàng thường kiểm tra và tìm thấy danh sách và thông tin về chuyên gia
tư vấn tài chính cá nhân được kiểm định tại các tổ chức này.


Nổi tiếng nhất trong các chứng chỉ nghề nghiệp tư vấn tài chính cá nhân tại Mỹ là
chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính (Certified Financial Planner) của Hội đồng
Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân (CFP Board). CFP Board là một tổ chức phi lợi
nhuận với tôn chỉ hoạt động là đẩy mạnh sự phát triển và đảm bảo chất lượng của các
chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân trên thị trường. Để được cấp chứng chỉ CFP, các ứng
viên phải đáp ứng được một số yêu cầu tối thiểu (được biết đến rộng rãi là 4Es): đào tạo
(education), thi chứng chỉ (Examination), kinh nghiệm (Experience), và đạo đức nghề
nghiệp (Ethics). Các yêu cầu này cần phải được đảm bảo tại thời điểm nộp đơn xin thi
chứng chỉ nghề nghiệp chuyên gia hoạch định tài chính với CFP Board (2015).


 <i><b>Đào tạo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 <i><b>Thi chứng chỉ </b></i>


Sau khi đã đáp ứng các yêu cầu về các khóa học tập trung, ứng viên có thể được đăng ký
tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ nghề nghiệp CFP. Kỳ thi sẽ đánh giá khả năng ứng dụng
các kiến thức về hoạch định tài chính trong các tình huống hoạch định tài chính thực tế
khác nhau. Cùng với đào tạo, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, việc trải qua kỳ thi
này sẽ đảm bảo với công chúng rằng ứng viên đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để hành
nghề.


 <i><b>Kinh nghiệm </b></i>



Khi có chứng chỉ nghề nghiệp về tài chính cá nhân, các chuyên gia hoạch định được
phép hoạt động độc lập mà khơng có sự giám sát nào. Chính vì vậy, CFP Board sẽ u
cầu ứng viên có đủ ba năm kinh nghiệm nghề nghiệp trong q trình hoạch định tài cính
cá nhân, hoặc hai năm thực hành nghề nghiệp này nhưng có thêm một số yêu cầu khác.
Các kinh nghiêm được chấp nhận có thể đạt được thơng qua nhiều hoạt động khác nhau
trong nghề nghiệp hoạch định tài chính bao gồm giám sát, hỗ trợ trực tiếp, hoặc giảng
dạy về hoạch định tài chính cá nhân.


 <i><b>Đạo đức nghề nghiệp </b></i>


CFP Board đưa ra và yêu cầu các chuyên gia hoạch định tài chính thực hiện các quy định
về đạo đức nghề nghiêp thông qua Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (<i>Standards of </i>
<i>Professional Conduct</i>) và đưa nó vào trong tất cả các khâu của quá trình cấp chứng chỉ


nghề nghiệp từ đào tạo, kiểm tra, cho đến xem xét kinh nghiệm làm việc. Trong quá
trình nộp đơn thi và xin cấp chứng chỉ nghề nghiệp, tất cả các vấn đề liên quan tới tiểu
sử bản thân và các thông tin về ở các nơi làm việc sẽ phải được khai báo chi tiết. Các
thông tin về phá sản, phàn nàn của khách hàng, các báo cáo tội phạm, bị cho nghỉ việc
… đều được điều tra kỹ lưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sinh viên phải trả học phí lên tới $5,650 to $7,700 tùy theo thời gian dài hay ngắn, và từ
$3,095 and $4,695 tùy theo tự học online là chính hay là có giáo viên hướng dẫn tại lớp trực
tiếp. Trong vịng tối thiểu 14 tháng, sinh viên có thể hồn thành khóa học với 7 lớp bắt buộc
và 1 lớp seminar về đạo đức nghề nghiệp.


Các khóa học sẽ bao gồm:


- Giới thiệu về Hoạch định tài chính
- Lập kế hoạch bảo hiểm



- Lập kế hạch đầu tư


- Lập kế hoạch thuế cá nhân


- Kế hoạch hưu trí và lợi ích nghề nghiệp
- Lập kế hoạch đầu tư bất động sản


- Phát triển hoạch định tài chính và trình bày
- Đạo đức nghề nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ủy thác (Chartered Trust and Estate Planner - CTEP) của Học viện quản lý tài chính Mỹ
(American Academy of Financial Management - AAFM), đều là các chứng chỉ được công
nhận không chỉ tại Mỹ mà cịn được cơng nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế (Financial
Planner World, 2015).


Bên cạnh việc chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính cá nhân chun
nghiệp, có trình độ chun mơn, kinh nghiệm, và đạo đức nghề nghiệp, thì ở Mỹ giáo dục
về kiến thức quản lý tài chính cá nhân được tiến hành song song. Một số trường đại học của
Mỹ, môn học Tài chính cá nhân hoặc Tài chính cơ bản (Finance Literacy) được đưa vào
giảng dạy trong các chương trình đào tạo từ bậc tiểu học cho đến cử nhân, thạc sỹ, không
phải chỉ cho sinh viên ngành tài chính – ngân hàng hay kinh doanh. Các mơn học về Tài
chính cá nhân thường được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức về quản lý tài chính cá nhân,
cũng như giúp sinh viên có được các kiến thức cơ bản về tài chính để quản lý tài chính cá
nhân của chính họ trong cuộc đời. Đào tạo tài chính cá nhân cũng xoay quanh các kiến thức
về hoạch định tài chính, tiêu dùng, tiết kiệm, lợi ích nghề nghiệp. Ví dụ: Trường Đại học
Rutgers, Mỹ sinh viên đại học của Khoa sinh học và môi trường được giảng dạy môn Tài
chính cá nhân, với mục tiêu “giúp sinh viên có được các kiến thức cơ bản về tài chính cá
nhân đảm bảo an tồn tài chính hiện tại và tương lai, có trách nhiệm với chính tương lai tài
chính của mình”. Thêm vào đó, các trường trung học, cơ sở và các cha mẹ cũng khơng


ngừng được khuyến khích nâng cao nhận thức và kiến thức tài chính cho trẻ từ khi rất nhỏ
tuổi. Việc đào tạo quản lý tài chính cá nhân cịn được rất coi trọng ở tầm liên bang ở Mỹ.
Ủy ban về Đào tạo kiến thức cơ bản về Tài chính và Kinh tế (Council for Economics and
Financial Education, 2015) là hàng năm tổ chức các cuộc khảo sát của các bang tại Mỹ đưa
ra các câu hỏi, xem xét mức độ hiểu biết và đánh giá kiến thức của các học sinh từ lớp 1 tới
lớp 12 về quản lý tài chính cá nhân như một kiến thức để tồn tại trong xã hội hiện đại. Ủy
ban này là đơn vị quan trọng nhất đào tạo giáo viên K12 để có thể giảng dạy kiến thức cơ
bản về tài chính cho học sinh ở các trường phổ thơng. Do vậy, nhìn chung tại Mỹ nhận thức
và hiểu biết quản lý tài chính cá nhân được hình thành từ độ tuổi rất sớm, và các nhân viên
tư vấn tài chính cá nhân cũng sẽ dễ dàng hơn khi làm việc với các khách hàng đã có nền
tảng kiến thức về quản lý tài chính cá nhân.


<b>Đào tạo tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

lập cũng chưa xuất hiện ở Việt Nam. Các quy định pháp lý về đào tạo, kinh nghiệm, chứng
chỉ và đạo đức nghề nghiệp của chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân ở Việt Nam còn khá mờ
nhạt. Trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 chỉ đề cập sơ sài đến các tổ chức có thể cung
cấp dịch vụ tài chính cá nhân là các ngân hàng. Nhận thức của người dân về quản lý tài
chính cá nhân cịn yếu kém do đào tạo kiến thức tài chính tối thiểu còn chưa được phổ cập.
Do vậy, tư vấn tài chính cá nhân ở Việt Nam thường được hiểu và gắn liền với tư vấn tài
chính của các đại lý bảo hiểm, các nhân viên phục vụ bộ phận khách hàng cá nhân bình dân
hoặc khách hàng ưu tiên (priority) ở các ngân hàng thương mại, các nhân viên môi giới
chứng khốn. Thậm chí, do người dân tại Việt Nam sử dụng khá nhiều dịch vụ “chợ đen” có
mang tính chất tư vấn tài chính cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu thu xếp vay vốn mua nhà,
vay vốn nóng, hay đầu tư hụi góp phần dẫn đến cách hiểu sai lệch về khái niệm dịch vụ tài
chính cá nhân và chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân.


Tại các cơng ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, một bộ phận các
nhân viên được giới thiệu cung cấp dịch vụ “tư vấn tài chính cá nhân”. Các nhân viên này
chủ yếu là các cá nhân môi giới chứng khoán, các đại lý bảo hiểm, hoặc các nhân viên ngân


hàng làm việc phục vụ tại bộ phận khách hàng cá nhân hoặc khách hàng quan trọng. Ví dụ:
Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam tuyển dụng các đại lý môi giới bảo hiểm và không có các
yêu cầu khắt khe về kiến thức chuyên môn mà chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học (AIA,
Prudential, 2015). Chính các nhân viên mơi giới này sẽ là người tư vấn trực tiếp và bán sản
phẩm tài chính cho khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Nguồn: AIA (2014) </i>


Tại các ngân hàng thương mại, chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân cho khách hàng
“bình dân” thường được tuyển dụng với yêu cầu tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế và có
kinh nghiệm bán hàng sản phẩm tài chính (ACB, Techcombank, 2015). Trong khi đó, tuyển
dụng đối với nhân viên làm việc tại bộ phận khách hàng ưu tiên (priority banking) thì dường
như khắt khe hơn về kinh nghiệm làm việc và bằng cấp do đối tượng phục vụ là các cá nhân
có tài sản lớn. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở mức tốt nghiệp đại học và việc phục vụ đối
tượng khách hàng này chủ yếu là tư vấn và bán chéo các sản phẩm của ngân hàng, quản lý
tiền mặt với chất lượng phục vụ cao cấp hơn (phòng riêng, nhân viên chăm sóc riêng…).
Cũng khơng phải các ngân hàng tại Việt Nam đều có dịch vụ ngân hàng ưu tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

phải hồn thiện. Chính vì vậy, các kiến thức chun mơn, kinh nghiệm làm việc và đạo đức
nghề nghiệp trong quá trình hoạch định tài chính cá nhân là rất quan trọng đối với nhân lực
tư vấn tài chính cá nhân. Tuy nhiên, việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên tư vấn tài
chính cá nhân này tại các tổ chức cung cấp sản phẩm tài chính ở Việt Nam lại chủ yếu do
nội bộ các tổ chức tiến hành, nhằm mục tiêu tăng kiến thức và kỹ năng bán chính các sản
phẩm và dịch vụ của tổ chức đó.


Trên thị trường, các tổ chức cung cấp sản phẩm đào tạo về tư vấn tài chính cá nhân ở
Việt Nam cũng cịn khá ít ỏi. Hiện tại, một số cơ sở đào tạo như Trung tâm đào tạo TCNH -
Trường ĐH Ngân hàng - TP Hồ Chí Minh, hay Viện Nhân lực Tài chính Ngân hàng
(BTCI), Hà Nội có đưa ra một số khóa học ngắn hạn về đào tạo về tư vấn dịch vụ tài chính
cá nhân, hay đào tạo chuyên viên khách hàng cá nhân nhưng nội dung đào tạo cũng chỉ chủ


yếu nhấn mạnh vào kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm chứ không
phải đào tạo về kiến thức chun mơn trong q trình hoạch định tài chính cá nhân (Trường
ĐH Ngân hàng TP HCM, BTCI, 2015). Việc đào tạo tại các cơ sở này cũng chỉ để giúp tăng
cơ hội nghề nghiệp cho các học viên tham gia tuyển dụng vào khối phục vụ khách hàng cá
nhân ở các ngân hàng thương mại. Tại hầu hết các trường đào tạo có uy tín về lĩnh vực tài
chính – ngân hàng như Học viện Ngân hàng, Đại học KTQD, hay Học viện Tài chính …
trong các khung chương trình đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ hay các khóa học ngắn hạn
cũng chưa có các mơn học liên quan tới tài chính cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Kết luận </b>


Tóm lại, một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới phát triển hoạt động đào
tạo về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân ở Việt Nam, nhằm cung cấp nguồn nhân lực đang
còn thiếu hụt trong mảng này:


 Phổ cập nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân với các đối
tượng trong xã hội thông qua các trường học phổ thông, các cơ sở đào tạo, các tổ
chức bảo vệ người tiêu dùng, các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính. Từ
việc nâng cao nhận thức sẽ dẫn tới nhu cầu tự học cách quản lý tài chính cá nhân và
nhu cầu được tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân.


 Hoàn thiện khung pháp lý quy định về hoạt động của các tổ chức được đào tạo và cấp
chứng chỉ nghề nghiệp tư vấn tài chính cá nhân. Đặc biệt các yêu cầu về chuyên
môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi của khách hàng tư
vấn.


 Khuyến khích các cơ sở đào tạo đưa các khóa học đào tạo chuyên gia tư vấn tài chính
cá nhân theo chuẩn mực quốc tế vào chương trình đào tạo. Các chuyên gia tư vấn tài
chính cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về kiến thức và trình độ chun
mơn để tư vấn cho khách hàng của mình.



 Khuyến khích việc thành lập các tổ chức độc lập và kiểm định nghề nghiệp tư vấn tài
chính cá nhân. Các tổ chức độc lập cung cấp cho các cá nhân các chứng chỉ nghề
nghiệp được kiểm định và thừa nhận của xã hội, chuẩn hóa đội ngũ tư vấn tài chính
cá nhân đảm bảo lòng tin cho khách hàng.


Để thực hiện được các cơng việc này, địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của các nhà
hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo bậc thấp và cao, các công ty
cung cấp các sản phẩm tài chính, các tổ chức hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng… trong thời
gian tới.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


1. Bộ Lao động Mỹ (2015). Sổ tay nghề nghiệp tại Mỹ.


2. Bajtelsmit, F. (2006). Personal Finance: Skills for Life. NXB John Wiley & Sons.
3. CFP Board (2015). Các yêu cầu để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp Hoạch định tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

4. Council for Economics and Financial Education, (2015). Khảo sát về thực trạng đào
tạo tài chính và kinh tế của học sinh phổ thông K12 tại các bang.


5. Financial Planner World (2015). Các chứng chỉ nghề nghiệp và danh hiệu quan trọng


của nghề Tài chính cá nhân. Tải từ trang




6. Northwestern University (2015). Các khóa học đào tạo cấp chứng chỉ CFP. Tải về từ
trang



7. Techcombank (2015). Thông tin tuyển dụng Chuyên viên quan hệ khách hàng ưu
tiên. Tải về từ trang www.techcombank.com.vn


8. Rutgers University (2015). Các khóa học về Personal Finance. Tải về từ trang
www.rutgers.edu


</div>

<!--links-->
<a href=' />

×