Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.1 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ QUẢNG TÍN
Số:

/BC -UBND

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Tín, ngày

tháng

năm 2015

BÁO CÁO
Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015
Thực hiện Công văn số 759/UBND –VX ngày 13/10/2015 của UBND
huyện ĐăkR’Lấp về việc báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015.
Uỷ ban nhân dân xã Quảng Tín báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 20112015 cụ thể như sau:
A. TỔNG KẾT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
I. CƠNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH:
1. Căn cứ chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình:
Căn cứ Nghị quyết số 19/2012/NQ-Hội đồng nhân dân ngày 19/7/2012
của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông, về việc thơng qua Chương trình giảm
nghèo bền vững tỉnh Đăk Nông giai đoạn năm 2012-2015;
Căn cứ Kế hoạch số 369/KH-UBND ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đăk Nông, về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh


Đăk Nông giai đoạn năm 2012-2015;
Căn cứ Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân
dân huyện ĐăkR’Lấp, về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh
Đăk Nơng giai đoạn năm 2012-2015;
Căn cứ Nghị quyết hàng năm của Đảng ủy xã Quảng Tín về cơng tác giảm
nghèo từ năm 2011-2015.
Hướng dẫn, phân công trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện đề án; đề
cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở và tăng cường sự
tham gia của người dân; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chính sách, chương
trình, dự án trên địa bàn xã để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
2. Công tác triển khai thực hiện
- Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015. Hàng năm, Ủy ban nhân dân xã
1


ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập ban chỉ đạo cấp xã về điều tra rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo và lập danh sách mua thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và người
dân tộc thiểu số.
II. NGUỒN LỰC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững là: 24.573.318.000 đồng, cụ thể :
Ngân sách Trung ương 24.573.318.000 đồng, bao gồm:
+ Vốn đầu tư phát triển : 24.573.318.000 đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 0 triệu đồng.
Ngân sách địa phương: 0 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư phát triển: 0 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 0 triệu đồng.
Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi: 20.026.805.000 đồng.

Nguồn vốn huy động cộng đồng(bao gồm hỗ trợ của các doanh nghiệp,
các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và người dân ): 0 triệu đồng.
Nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác
đã và đang thực hiện trên địa bàn: 6.161 triệu đồng.
Hỗ trợ khác (ODA, vốn trái phiếu Chính phủ.....): 0 triệu đồng.
III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Chính sách tín dụng ưu đãi vay vốn.
Thực hiện chương trình dự án Quốc gia về vay vốn ưu đãi, tạo công ăn
việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ sản xuất kinh doanh vùng khó
khăn….., Ủy ban nhân dân xã phối hợp với ngân hàng chính sách huyện đã tổ
chức triển khai cho vay vốn tính dụng ưu đãi cho các đối tượng trên địa bàn xã,
kết quả cụ thể như sau:
- Vốn ưu đãi cho hộ nghèo: 272 hộ với 6.056.500.000 đồng
- Vốn ưu đãi cho hộ cận nghèo: 128 hộ với 2.753.000.000 đồng
- Vốn ưu đãi học sinh sinh viên: 137 hộ với 2.353.000. 000 đồng
- Vốn ưu đãi nước sạch, VSMT: 167 hộ với 1.590.000.000 đồng
- Vốn ưu đãi giải quyết việc làm: 9 hộ với 531.000.000 đồng
- Vốn ưu đãi cho hộ nghèo về nhà ở: 1 hộ với 32.000.000 đồng
- Vốn ưu đãi cho xuất khẩu lao động: 1 hộ với 28.000.000 đồng
- Vốn ưu đãi hộ gia đình SXKD VKK: 284 hộ với 6.327.800.000 đồng

2


Trong những năm qua ủy ban nhân dân xã đã hướng dẫn các đồn thể phụ
trách từng địa bàn thơn, bon để tạo điều kiện hướng dẫn và làm thủ tục giải ngân
theo đúng tiến độ cho các đối tượng giúp cho các đối tượng có nguồn vốn kịp
thời để phát triển kinh tế gia đình.
2. Hỗ trợ khám sức khỏe cho hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số:
Công tác chăm lo sức khỏe cho hộ nghèo cũng được quan tâm và thực hiện

tốt. Hàng năm đã cấp trên 2.892 thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, cận
nghèo, dân tộc thiểu số. Mỗi năm có trên 600 lượt người nghèo được khám chữa
bệnh miễn giảm phí tại cơ sở y tế và gần 200 lượt người được khám chữa bệnh
miễn giảm phí ở trạm y tế. Người nghèo mắc các bệnh nan y đều được tiếp cận
với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao một cách kịp thời có hiệu quả
3. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo:
Thực hiện làm nhà ở cho người nghèo theo chương trình tài trợ của ngân
hàng nhà nước Việt Nam tài trợ đã làm 04 ngôi nhà cho người nghèo dân tộc
thiểu số khó khăn về nhà ở với số tiền là 50 triệu đồng/căn.
Trong những năm qua tại xã Quảng Tín đã hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết
cho 02 hộ gia đình hộ nghèo với tổng số tiền là 45 triệu đồng, bên cạnh đó cịn
hỗ trợ làm nhà tình thương cho 02 gia đình hộ nghèo với tổng số tiền là 100 triệu
đồng.
4. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo
Hàng năm ban tư pháp xã phối hợp với phòng tư pháp huyện tổ chức 03
lớp tập huấn, tuyên truyền trợ giúp pháp lý trên địa bàn.
Bên cạnh đó ban tư pháp xã cịn tổ chức được 40 buổi sinh hoạt trợ giúp
pháp lý với hơn 1.120 lượt người tham gia. Ngồi ra cịn trợ giúp pháp lý cho 50
lượt người nghèo cần trợ giúp pháp lý.
5. Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu,
các thơn, bản đặc biệt khó khăn.
1.1.

Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất

Quá trình thực hiện hạng mục hỗ trợ phát triển sản xuất, Ủy ban nhân dân
xã đã hướng dẫn cho BTQ các thôn, bon tiến hành họp dân và bình xét cơng
khai các hộ dân được hỗ trợ đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng cho các hộ
dân được thụ hưởng chính sách

a. Năm 2014:
- Tổng mức đầu tư: 196.000.000 đồng
- Định mức hỗ trợ:
3


Định mức hỗ trợ cho từng hộ gia đình tùy vào tình hình thực tế của thơn, bon
thì có mức hỗ trợ của từng thôn, bon cụ thể như sau:
Bon Bù Bir: 20 hộ được thụ hưởng
Bon Bù Đách: 20 hộ được thụ hưởng
Bon Ol Bù Tung: 33 hộ được thụ hưởng
Bon Đăng Kliêng: 11 hộ được thụ hưởng
Thôn 8: 8 hộ được thụ hưởng
b. Năm 2015:
- Tổng mức đầu tư: 196.000.000 đồng
- Định mức hỗ trợ:
Định mức hỗ trợ cho từng hộ gia đình tùy vào tình hình thực tế của thơn, bon
thì có mức hỗ trợ của từng thôn, bon cụ thể như sau:
Bon Bù Bir: 9 hộ được thụ hưởng
Bon Bù Đách: 15 hộ được thụ hưởng
Bon Ol Bù Tung: 30 hộ được thụ hưởng
Bon Đăng Kliêng: có 8 hộ được thụ hưởng
Thơn 8: có 9 hộ được thụ hưởng
1.2.
1.1.

Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
Năm 2014:

- Tổng vốn đầu tư: 685.198.000 đồng

- Tình hình thực hiện:
Xây dựng mới 2 cơng trình gồm: Xây dựng đường bê tông giao thông nông
thôn tại thôn 8, cơng trình trường mầm non tại bon Đăng Kliêng.
Các cơng trình đều đã được triển khai thi cơng tiến độ thực hiện đạt 100%
kế hoạch vốn, đảm bảo về chất lượng, khối lượng và đã hoàn thành và đã tiến
hành bàn giao đưa vào sử dụng.
1.2.

Năm 2015:

- Tổng vốn đầu tư: 1.382.120.000 đồng
- Tình hình thực hiện:
Xây dựng mới 4 cơng trình gồm: cơng trình nước sạch tại bon Đăng
Kliêng, cơng trình đường bê tơng giao thơng nơng thơn tại bon Bù Đách, cơng
trình đường bê tơng giao thơng nơng thơn tại bon Bù Bir, cơng trình trường học
tại bon Ol Bù Tung

4


Tính đến thời điểm hiện tại đã 1 cơng trình hoàn thành tiến hành bàn giao
và đưa vào sử dụng, 1 cơng trình đã thi cơng hồn thành và 2 cơng trình đang
trong giai đoạn triển khai thi cơng.
6. Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh
giá thực hiện chương trình.
6.1. Nâng cao năng lực giảm nghèo (Dự án 3EM)
Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Đắk Nông (3EM) đã mang lại một số hiệu quả nhất định đối với người đồng bào
dân tộc thiểu số tại địa bàn xã.
Tính đến thời điểm hiện tại tổng số vốn đầu tư cho dự án đạt 6.161.000.000

đồng hỗ trợ một số mơ hình giảm nghèo cho người dân giúp cho người đồng bào
dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững.
Số lao động được tập huấn, học hỏi kinh nghiệm là 265 người. Bên cạnh đó
nguồn vốn ưu đãi được hỗ trợ cho người nghèo là 2.582.500.000 đồng. Tính đến
thời điểm hiện tại đã có 30 hộ tham gia mơ hình thốt nghèo bền vững và có 5 mơ
hình giảm nghèo bền vững được nhân rộng để áp dụng cho giai đoạn sắp tới.
6.2. Truyền thông về giảm nghèo:
Xây dựng các nội dung tuyên truyền phong phú như xây dựng tài liệu kết
hợp với các hình thức tuyên tuyền như Hội nghị, cuộc họp, phương tiện thông
tin đại chúng, nêu gương người tốt việc tốt, cách làm hay nhằm nâng cao nhận
thức cho nhân dân và hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ tầm quan
trọng của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.
Thơng qua cơng tác tuyên truyền giúp cho người nghèo, hộ nghèo có ý
thức vươn lên thoát nghèo, khắc phục được tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự giúp
đỡ của Nhà nước và xã hội; đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn cộng
đồng trong việc chung tay giúp đỡ người nghèo trong cơng cuộc xây dựng đất
nước, coi đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội để người nghèo vươn lên
thốt nghèo và có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình
phức tạp, dân cư không sinh sống tập trung, sống rải rác, phân tán nên cơng tác
tun truyền đến người dân cịn gặp nhiều khó khăn; tài liệu tuyên truyền chưa
thực sự sinh động do hỗ trợ cho công tác tuyên truyền về đề án giảm nghèo còn
hạn chế.
6.3. Hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:
Hàng năm, cơng tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình giảm nghèo
trên địa bàn xã đã được triển khai thực hiện.
Các hoạt động giám sát, đánh giá đã nắm bắt, đánh giá được tình hình triển
khai thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương; mức độ bao phủ của
5



chính sách đến với người nghèo, những khó khăn, thắc mắc và những kiến nghị,
đề xuất thông qua ý kiến đóng góp của người nghèo để giải quyết chính sách kịp
thời. Đồng thời góp phần cho việc tuyên truyền phổ biến các chính sách, dự án
đến với người dân, đặc biệt là người nghèo. Tuy nhiên hoạt động giám sát đánh
giá ở cấp cơ sở chưa tổ chức được các cuộc giám sát đánh giá mang tính chun
đề và có chiều sâu.
B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH.
I. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
1. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên địa bàn xã
luôn tăng trưởng ở mức khá. Dân số tham gia các hoạt động phi nông nghiệp
ngày càng tăng và có xu hướng mở rộng.
2. Mức thu nhập bình quân đầu người, thu nhập bình quân hộ nghèo tăng
cao dần theo từng năm, tính đến cuối năm 2014 là 25tr đồng/người/năm, mục
tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt mức 30tr đồng/người/năm.
3. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần đạt trung bình 2,3%/năm từ 14,1% năm 2011
Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 6,5%.
4. Trên địa bàn xã khơng có đồng bào dân tộc thiểu số di chuyển định canh,
định cư, nhưng vẫn còn một số hộ dân làm rẫy xâm canh, sống ở các khu vực
địa bàn đi lại khó khăn trong việc tiếp cận các khoa học kỹ thuật
5. Về lĩnh vực y tế trạm y tế xã chưa có bác sỹ và trạm y tế, Tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng trên địa bàn còn cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao.
6. Tỷ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh chưa đạt 100% (mới đạt
90%) trong tổng số dân số tồn xã.
7. Tỷ lệ đường giao thơng nơng thơn trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê
tơng hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT mới chỉ đạt 70,2% và tỉ lệ đường giao
thơng thơn, xóm được cứng hóa theo cấp kỹ thật của Bộ GTVT mới chỉ đạt 30%
trong tổng số đường giao thông nông thôn trên tồn xã.
8. Lĩnh vực văn hóa, điện sáng hiện nay trên địa bàn xã mới chỉ đạt 60% tỷ
lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, hiện nay cịn rất nhiều vùng tại

các thơn chưa có điện lưới.
III. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Các chính sách, dự án giảm nghèo cịn đầu tư dàn trải, có những bất cập nhất
định, chưa có sự liên kết vì vậy cần lồng ghép hiệu quả giữa một số chính sách,
chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững.
Cần nâng cao cơng tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân về chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
6


Cần tìm đầu ra cho một số sản phẩm nơng nghiệp để đảm bảo tỉ lệ giữa cung
và cầu.
Ngân sách Trung ương, tỉnh hạn hẹp, việc huy động các nguồn lực khác trên
địa bàn cịn hạn chế. Vì vậy cần bổ sung thêm ngân sách trong thời gian tới.
Đề nghị tăng nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo nghề cho người nghèo và
xây dựng các mơ hình hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn.
IV. ĐẦU RA CỦA ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT:
Trong những năm qua Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã
quan tâm và chỉ đạo sát thực tế; Các cấp, các ban ngành đã phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ, kịp thời, năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai
tổ chức thực hiện; Ban chỉ đạo chương trình và cơ quan thường trực phát huy vai trò
trong tham mưu, chủ động và hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện, đáp ứng cơ
bản chức năng, nhiệm vụ được phân cơng; các tổ chức chính trị vào cuộc tích cực, hiệu
quả; các tổ chức kinh tế, sự nghiệp hăng hái đóng góp, ủng hộ nguồn lực; nhân dân các
dân tộc đồng tình hưởng ứng đã tác động tích cực đến hiệu quả của chương trình. Các chủ
trương, chính sách về phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo đã tthực sự đi vào
cuộc sống của người dân và được nhân dân phấn khởi đón nhận và tham gia ủng hộ.
Nhận thức trong nhân dân, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục
có chuyển biến mạnh dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự vươn lên thốt khỏi đói
nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu.

Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và phù hợp đã
có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
Kết quả tỷ lệ giảm nghèo vượt mục tiêu đề ra hàng năm, theo kết quả điều
tra hộ nghèo năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn lại 6,5%.
Hàng năm, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững đã được Chính phủ và các bộ ngành quan tâm đầu tư cho tỉnh Đăk Nông;
Tuy nhiên việc phân khai nguồn vốn cho các ngành thực hiện các nội dung của
đề án chưa chi tiết, không thể hiện được vốn đó thực hiện ở mục tiêu nào của đề
án, do vậy việc tách nguồn vốn để thực hiện đề án giảm nghèo bền vững gặp rất
nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, hệ thống chính sách về giảm nghèo và an sinh xã
hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và kịp thời, hệ thống chính sách
giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành nhằm
bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ hơn; ngồi các chính sách thường xun đối
với hộ nghèo, người nghèo, hộ cận nghèo đã tạo điều kiện để thực hiện các mục
tiêu giảm nghèo bền vững.

7


Nguồn lực đầu tư của nhà nước đã được ưu tiên cho các thơn đặc biệt khó
khăn để tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân, hạn chế tình trạng gia tăng
khoảng cách chênh lệnh về giàu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc, cộng
đồng dân cư .
Việc quản lý sử dụng các nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác
được quản lý thực hiện theo nguyên tắc quản lý tài chính, đồng thời đảm bảo
tính cơng khai, dân chủ, có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà
nước; các tổ chức, đoàn thể và nhân dân, nhằm chống thất thốt, lãng phí, ngăn
ngừa tiêu cực trong quản lý sử dụng vốn.
Hoạt động giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền sự phối hợp
chặt chẽ, kịp thời của các ban ngành trong quá trình thực hiện. Các chính sách xố
đói giảm nghèo tích cực được triển khai thực hiện với phương châm: hộ nghèo,
người nghèo được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách và chế độ của Đảng và
Nhà nước và của Tỉnh.
Công tác giám sát, đánh giá của chương trình mới quan tâm đến các chỉ
tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc sự tác động đa chiều của các
hoạt động đến chương trình; đối với chất lượng đời sống và công tác giảm
nghèo; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình,
chính sách giảm nghèo đã được các ngành, địa phương quan tâm song chưa
thường xuyên và chưa sâu sát.
V. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHO GIAI ĐOẠN 2016 – 2020:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của các cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp đối với cơng tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước; Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện
có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
2. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong
giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Tổ chức đào
tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức cho
người nghèo.
4. Huy động tối đa và tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển, nguồn
lực cho xóa đói giảm nghèo, đặc biệt coi trọng chất lượng nguồn nhân lực; khai
thác triệt để có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương nhằm đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng bền vững về kinh tế - xã hội; phát triển nền kinh tế
hàng hóa ở các thơn nghèo; Ưu tiên thực hiện đồng bộ các dự án, chính sách trên
địa bàn các thơn, xã đặc biệt khó khăn, xã đạt nông thôn mới giai đoạn 2011 –
8



2015, góp phần tăng thu nhập của người lao động, của hộ nghèo tạo môi trường,
điều kiện thuận lợi nhất để giảm nghèo bền vững.
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tốc độ phát triển kinh tế
khu vực phi nông nghiệp, tạo thêm làm việc mới. Thực hiện chính sách khai
hoang, phục hố tạo quỹ đất cấp cho hộ nghèo; đồng thời lựa chọn giống cây
trồng vật nuôi phù hợp, thâm canh tăng năng suất, nâng cao giá trị thu nhập
nhằm giảm bớt những khó khăn, giúp các hộ do thiếu đất sản xuất thoát nghèo.
6. Thực hiện hiệu quả các chương trình, Đề án trên địa bàn xã góp phần
chung cho chương trình giảm nghèo bền vững. Tập trung chỉ đạo, thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.
7. Tăng cường công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức. Gắn cơng tác
đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm
tạo điều kiện cho người lao động sau đào tạo tìm được việc làm trong và ngồi
nước. Ưu tiên nhóm hộ gia đình thiếu đất sản xuất, thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật
sản xuất, kinh doanh.
8. Chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới an sinh xã hội để trợ giúp đối
tượng người nghèo như: y tế, giáo dục, văn hoá…; tăng cường chỉ đạo và
thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai nhằm
tránh và giảm những thiệt hại do yếu tố khách quan mang lại. Quan tâm hỗ trợ,
giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, hạn
chế tái nghèo, phát sinh nghèo từ các nguyên nhân rủi ro gây nên.
9. Tiếp tục kiện tồn, nâng cao trình độ cán bộ chun trách cho cơ quan
thường trực chương trình xóa đói giảm nghèo ở các cấp, đặc biệt là cán bộ
chuyên trách ở cấp xã.
9. Tiếp tục bổ sung và sửa đổi, hoàn thiện các chính sách phù hợp tình
hình phát triển kinh tế xã hội của xã để nâng cao hiệu quả của chính sách đầu tư
cho chương trình.
10. Bố trí đầy đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án, các hoạt động thuộc
chương trình giảm nghèo theo quyết định đã được phê duyệt.
11. Phát huy mạnh mẽ tính dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo, lấy ý

kiến của người dân làm gốc để thực hiện các chính sách thực sự hiệu quả.
12. Tăng cường công tác phối hợp; phân công nhiệm vụ cho các thành viên
Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp xã phụ trách các địa bàn lồng ghép với sự phân
công các lãnh đạo giúp đỡ các thôn xây dựng nông thôn mới.
13. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn
với tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong cơng tác tổ chức triển khai chương
trình xố đói giảm nghèo.
9


Trên đây là báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015 và phương hướng
nhiệm vụ cho giai đoạn 2016 - 2020 của Uỷ ban nhân dân xã Quảng Tín./.
Nơi nhận:
- UBND huyện
- Phịng LĐTBXH huyện (b/c);
- TT. Đảng ủy
- TT. HĐND xã
- CT, các PCT xã;
- Lưu: VP.

CHỦ TỊCH

10



×