Tải bản đầy đủ (.doc) (437 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 (chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 437 trang )

CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC NÂNG CAO MƠN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2019 - 2020
Buổi

Nội dung giảng dạy

Số tiết

1

Giá trị của VBND qua 3 bài Cổng trường ...Mẹ tôi ...Cuộc
chia tay của những con búp bê
Rèn luyện cách viết mạch lạc trong VB
Cách trình bày hệ thống bố cục trong VB
Phương pháp viết đoạn văn có hình ảnh MT,TSự
Luyện tập các bước tạo lập VB tự sự
Vẻ Đẹp của những bài ca dao về GĐ, QH -ĐN
Những bài ca dao châm biếm
Hiểu về văn biểu cảm
Phát hiện các yếu tố biểu cảm trong các văn bản thơ Trung
đại
Phát hiện các yếu tố biểu cảm trong các văn bản thơ Trung
đại
Kiểm tra lần 1- Luyện tập về từ láy, từ ghép
Cách nhận biết đề văn biểu cảm - Luyện tập
Cách lập ý trong văn biểu cảm
Luyện viết đoạn văn có yếu tố biểu cảm
Rèn kỷ năng lựa chọn hình ảnh biểu cảm
Trả bài luyện tập
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Biểu cảm trong tác phẩm văn học


Cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Phân biệt đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm
Phân biệt thành ngữ, tục ngữ
Kiểm tra lân 2- Luyên tập tiếng Việt
Yếu tố biểu cảm trong các Vb thơ hiện đại
Yếu tố MT, TS, BC Trong tuỳ bút , bút ký
Tìm hiểu văn nghị luận
Trả bài kiểm tra lần 2 - Luyện tập
Cách nhận biết về văn nghị luận
Kỷ năng tìm ý , lập ý trong văn nghị luận
Cách tìm luận điểm trong văn nghị luận
Kiểm tra lần 3 -Luyện tập
Phương pháp lập luận

3

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

1

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

Ghi
chú


32
33
34
35
36
37

38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48

Bố cục của văn nghị luận
Hiểu yếu tố nghị luận trong: Tinh thần yêu nước, Đức tính
giản dị của Bác Hồ
Tìm hiểu về cách lập luận chứng minh
Nhận biết đề và cách làm bài văn CM
Trả bài kiểm tra lần 3 - Luyện tập
Luyện .. chọn dẫn chứng viết đoạn văn CM
Luyện tập trạng ngữ câu mỡ rộng
Kiểm tra lần 4- luyện tập
Ôn tập văn học
Ôn tập tập làm văn
Ôn tập tiếng Việt
Luyện giải các bộ đề
Luyện giải các bộ đề
Trả bài kiểm tra lần 4 - Luyện tập
Luyện giải các bộ đề
Luyện giải các bộ đề
Kiểm tra khảo sát tổng hợp

CM Duyệt

Tổ CM
Nguyễn Thị Nhung

2

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
GVBM
HồThị Thắm


Ngày soạn : 29/9/2020
Ngày giảng : 01/10/2020

Buổi 1:
Tiết 1+2+ 3
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI ĐẦU NĂM
I-MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
Nắm chắc những kiến thức quan trọng đã học ở lớp 6.
Đánh giá chất lượng học sinh giỏi.
2/ Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng thực hiện một bài kiểm tra tổng hợp.
3/ Thái độ
Giáo dục ý thức tự học, ôn luyện các kiến thức để làm bài tốt.
II-CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án
2. Học sinh : ôn tập tất cả các kiến thức
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Đề ra
Câu 1. (3,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
sau :
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng
Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,
quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa ghì lên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn
oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói
năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
( Vượt thác - Võ Quảng)

Câu 2: ( 7 điểm)
Hãy tưởng tượng mười năm sau em trở về thăm trường cũ - nơi đã gắn bó nhiều kỉ
niệm tuổi hoc trị. Em hãy tưởng tượng lần về thăm trường đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM
3


Câu 1: (3 điểm)
- Xác định đúng biện pháp tu từ được sử dung: so sánh
+ Hình ảnh so sánh ngang bằng: Nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như một
hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ ( 0,75 điểm)
+ So sánh không ngang bằng: Khác hẳn ..... ( 0,25 điểm)
- Nêu tác dụng: Bằng những hình ảnh so sánh, làm nổi bật vẻ đẹp khỏe mạnh, rắn
chắc, những hành động thành thạo và vẻ oai phong của người lao động giữa khung cảnh
thiên nhiên hùng vĩ. Đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp khác của người lao động đó là vẻ hiền
lành, thân thiện. dễ mến, chất phác. ( 2 điểm)
Câu 3: (6.0 điểm)
* Mở bài: ( 1 điểm)
- Giới thiệu về ngôi trường nơi gắn bó kỉ niệm tuổi học trị của em.
- Em về thăm trường trong hoàn cảnh nào?( Xã quê lâu ngày về thăm quê, thăm trường hoặc
trường kỉ niệm 20/10, kỉ niệm ngày thành lập trường hoặc qua truyền hình biết tin về
trường, nhớ trường và về thăm trường)
- Cảm xúc trước về trường: Bồi hồi, xao xuyến, bâng khuâng háo hức.
* Thân Bài:
+ Cảm xúc trước khi về trường ( 1 điểm)
- Trên đường về thăm trường nhìn quê hương thay đổi –> cảm xúc vui, mong muốn về
trường thật nhanh....
- Đến trường : chứng kiến sự thay đổi khác xưa nhiều...
Quan sát từ xa: ( 1,5 điểm)
+ Trường xây dựng trên bạt đất cũ, rộng hơn ,đẹp khang trang, số tầng?

+ Từ xa nổi bật dòng chữ, khẩu hiệu.....? Trường xây dựng theo hình.....? có những phịng
nào?
+ Sân trường cây cối, bồn hoa trang trí ra sao?
Quan sát gần (2,5 điểm)
+ Phòng học sử dụng trang thiết bị dạy học đổi mới như thế nào?
+ Các em học sinh vui chơi, học tập có gì giống và khác mình ngày xưa?
+ Thầy cơ có gì thay đổi khác xưa,cuộc gặp gỡ tình cảm thầy trị như thế nào? Trị chuyện
điều gì?
+ Bạn bè có gì thay đổi sau 10 năm xa cách, tình cảm của bạn bè khi gặp lại nhau.... Nhớ, ôn
lại những kỉ niệm nào của tuổi học trị?
* Lưu ý: Kể, tả đan xen tình cảm yêu quý, tự hào, biết ơn thầy cô, mái trường yêu dấu này –
ngôi nhà thứ hai của em, nơi chắp cánh ước mơ của em.
* Kết bài: ( 1 điểm)
- Tình cảm suy nghĩ của em ngơi trường...biết ơn thầy cô, tự hào , yêu quý ngôi trường.
- Lời mong muốn( lời hứa) của bản thân.....
4.Củng cố
Từ các câu hỏi bài tập, cần ôn luyện các kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ
ở lớp 6. Văn kể chuyện sangs tạo.
5. Hướng dẫn về nhà
4


Chuẩn bị kiến thức phần chủ đề văn bản Nhật dụng để buổi sau ôn tập.
* Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................
Ngày soạn: 06/10/2020
Ngày giảng: 08/10/2020
Buổi 2: Tiết 4+5+6
CẢM THỤ VĂN BẢN NHẬT DỤNG
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA, MẸ TÔI, CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Học sinh nắm lại nội dung ý nghĩa của từng văn bản.
2.Kĩ năng:
- Cảm thụ giá trị nhân văn sâu sắc của từng tác phẩm
Cảm xúc bằng một đoạn văn- Thực hành
3. Thái độ:
Nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : bài soạn, tư liệu tham khảo
2. Học sinh : nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn đinh tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 : Ôn tập chung
I.Ôn tập chung 1- Các kiến thức về VBND:
-Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết
Nêu khái niệm về VBND?
đối với cuộc sống con người, cộng đồng (Dân
số, Môi trường,…).
-Cung cấp thơng tin.
-VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng
như kiểu văn bản.
-VBND không phải là khái niệm thể loại cũng
Chức năng?
như khơng phải kiểu văn bản.
=> Mang tính cập nhật, liên hệ thực tiễn cuộc

sống.
-3 VBND đề cập đến: gia đình- tình cảm gia
3 VBND đã học đề cập đến vẫn đề gì?
đình- quyền của trẻ em.
2- Giá trị nội dung:
a. VB: Cổng trường mở ra (Lý Lan)
5


+Thể loại: bút ký -> ghi lại tâm trạng người mẹ
đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường
vào lớp 1.
-Lời văn chứa đựng lòng dạt dào- bao nỗi
niềm tâm sự của mẹ. Trách nhiệm của mình đố
với con.
-Đọc lại lòng ta vẫn cảm thấy rạo rực, bâng
khuâng, xao xuyến.
+Vẻ đẹp về nội dung:
-Tâm trạng trước ngày khai trường của mẹ và
con rất khác nhau.
-> Con: Ngây thơ đáng yêu.
-> Mẹ: Chuẩn bị mọi thứ cho con
Trằn trọc không ngủ được
*Tình cảm của người mẹ:
-Người mẹ tin con mình, tin ở mình.
-Mẹ khơng ngủ được => Lịng mẹ trào lên bao
bồi hồi suy nghĩ lăng sâu.
-> Nhớ lại những kỉ niệm xưa- khơng chỉ sống
lại tuổi thơ mà cịn muốn con ghi lịa cảm xúc
này…

-> Mẹ muốn truyền cho con những cung bậc
đẹp đẽ của cuộc đời
*Vai trò của giáo dục:
-Trách nhiệm nằng nề của mỗi con người với
giáo dục.
-Giáo dục có ảnh hưởng đến tương lai của đất
nước
*Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì
diệu sẽ mở ra.
-Những điều mới mẻ, rộng lớn về tri thức văn
hóa, tri thức cuộc sống.
-Dạy dỗ- bồi đắp cho chúng ta bao tình cảm đẹp
về đạo lí làm người, tình bạn, tình thấy trị, tấm
lịng u thương con người, ý chí và nghị lực…
=> Bước qua cổng trường chính là từ một tuổi
thơ bé bỏng nhiều khờ dại để từng bước, từng
bước lớn lên … xứng đáng con ngoan …công
dân tốt
=> Mẹ cha, gia đình, thầy cơ, bạn bè, trường lớp
ln ln hài hịa gắn bó đề đưa chúng ta vào
thế giới tuổi trẻ kì diệu... vơ cùng đẹp đẽ, và cao

Văn bản thuộc thể loại gì? Ghi lại tâm
trạng gì ?

Cảm xúc khi ta đọc tác phẩm đó ?
Nêu vẻ đẹp về ND?
Tâm trạng của người mẹ ?

Em hiểu tình cảm của người mẹ như thế

nào qua tâm trạng ?
Vì sao người mẹ nhớ lại kỉ niệm xưa?

Giáo dục có vai trị gì?
Sự kì diệu phía sau cổng trường là gì?

Từ VB em có cảm nhận gì về nhà trường
gia đình ?

6


cả.
b. VB: Mẹ tôi (Amixi)
*Thể loại: Viết dưới dạng một bức thư.
-Thư của người bố gửi cho con trai Enricô
-Enricô đã ghi lại trong một trang nhật kí
ngày 10/11.
-> Khi cô giáo đến thăm, Enricô đã nhỡ hỗn láo
với mẹ.
-> Người cha để ý, ơng vơ cùng tức giận.
-> Ơng răn đe-> bày tỏ tâm trạng -> giảng giải
cho con.
*Nội dung:
-Sự hi sinh của người mẹ: Người mẹ sẵn
sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho
con một giờ đau đớn- Người mẹ có thể đi ăn
xin, hi sinh tính mạng… để ni và cứu con.
=> u thương chăm sóc bằng cả tấm lịng, sức
lực… -> tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.

* Lời răn dạy của cha:
+Bố Enricơ đưa ra nhưng giả định, tình huống
“ngày buồn thảm”…nếu…
->Khẳng định tình gắn bó mẹ- con vơ cùng
khăng khít, bền vững theo thời gian, suốt cuộc
đời.
+Bố nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của con
bằng lời thật da diết
->Lời của bố nhẹ nhàng mà nghiêm khắc, mà
đau nhói.

VB ''Mẹ tơi" thuộc thể loại gì ?
Ai viết bức thư đó ? gữi cho ai ?
Bức thư kể lại câu chuyện gì?

Nội dung của câu chuyện NTN?

Nhận xét về lời răn dạy của người cha

?Thái độ của người cha ?

+Những lời răn dạy khơng nói trực tiếp mà qua
một bức thư => tình cảm sâu sắc thường tế nhị,
Vì sao người bố khơng trực tiếp trao đổi
kín đáo, Viết ý tứ được chi tiết hơn, sắp xếp chặt
với con mà phải viết thư ?
chẽ hơn và khơng làm mất đi lịng tự trọng của
người có lỗi.
=>Bài học về cách ứng xử
+Cảm xúc của Enricô:

-Đọc thư xong => hối hận, nhận ra lỗi lầm
Sau khi đọc thư bố, En ri cơ có cảm xúc
-Xin lỗi mẹ và làm theo lời khuyên của bố.
như thế nào ?
=>Mỗi thơng điệp gửi đến mọi người: Tình cảm
mẹ con- tình cảm gia đình là sâu sắc và thiêng
VB muốn gữi đến cho chúng ta thơng điệp liêng nhất.
gì?
7


c. VB: Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hồi)
*Thể loại: -Truyện kể theo ngơi 1

Cịn VB ''Cuộc chia tay......" thuộc kiểu
VB gì ?
Kể theo ngơi thứ mấy ? Ai nhân vật
chính ?
Kể theo ngơi thư 1 có tác dụng gì ?

-> Nhân vật Thành .
->Thể hiện tình cảm sâu sắc , tâm trạng của
nhân vật
-Kể theo ngôi 1: chân thực thuyết phục.

Vb đề cập đến vấn đề gì ?
Nêu tóm tắt ND chính của VB ?

-Vb viết về quyền trẻ em (đạt giải nhì).

*Nội dung: Thấm đẫm những cuộc chia li.
-Cuộc chia tay của búp bê vệ sĩ- em nhỏ.
-Cuộc chia tay của Thủy- lớp.
-Cuộc chia tay của Thành- Thủy.
-Cuộc chia tay của bố- mẹ.
->Nhan đề cuộc chia tay của những con búp bê
nhưng kết truyện những con búp bê nhỏ, hồn
nhiên không bao giờ phải chia tay, cũng như
tuổi thơ của Thành- Thủy không bao giờ muốn
chia li.
->Tình cảm gia đình, hạnh phúc gia đình vơ
cùng q giá và quan trọng, mọi người hãy cố
gắng giữ gìn, khơng nên làm tổn hại đến tình
cảm tự nhiên trong sáng ấy.

Nhan đề của VB gợi cho em điều gì?

Từ chuyện chia tay của con búp bê tác giã
muố nói điều gì ?

Hoạt động 2: Luyện tập
1.Văn bản : “Cổng trường mở ra”.
Bài tập 1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm
trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý:
Mẹ----------------------------Con.
- Trằn trọc, không ngủ, bâng
- Háo hức
khuâng, xao xuyến
- Mẹ thao thức. Mẹ không lo

- Người con cảm nhận được sự quan
nhưng vẫn không ngủ được.
trọng của ngày khai trường, như thấy
8


mình đã lớn, hành động như một đứa
trẻ “lớn rồi”giúp mẹ dọn dẹp phòng &
thu xếp đồ chơi.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như
uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo.

- Mẹ lên giường và trằn trọc,
suy nghĩ miên man hết điều này
đến điều khác vì mai là ngày khai
trường lần đầu tiên của con.

Bài tập 2: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề
này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em
học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc.
Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 3: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc
bài trầm bổng…đường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được
bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong
tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt.
Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ cịn muốn
truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con
sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.

2- Mẹ tôi.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ
tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản
nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.…
Bài tập 2: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày
em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
*Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như
thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cơ
thêm sầu đau tan nát. Me khơng cịn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất
nhẹ nhàng. En ri cơ nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi
ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ khơng cịn được
nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ
an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao.
9


Bài tập 3: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm
nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp).
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
Bài tập 1: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà
lại đặt là “Cuộc chia tay của những con búp bê” .
*Gợi ý: Những con búp bê vốn là đồ chơi thủa nhỏ, gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng,
ngây thơ, vô tội. Cũng như Thành và Thủy buộc phải chia tay nhau nhưng tình cảm của anh
và em không bao giờ chia xa.
Những kỉ niệm, tình u thương, lịng khát vọng hạnh phúc cịn mãi mãi với 2 anh em,
mãi mãi với thời gian.
Bài tập 2: Trong truyện có chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1
đoạn văn (học sinh viết, giáo viên nhận xét - cho điểm).
* Gợi ý: Cuối câu chuyện Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau

thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng
nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Thà mình chịu thiệt thịi cịn hơn để
anh mình phải thiệt. Thà mình phải chia tay chứ không để búp bê phải xa nhau. Qua đó ta
cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc
ngủ bảo vệ và vá áo cho anh.
Bài tập 3: Vì sao Thành và Thủy đang đau khổ mà chim và người vẫn ríu ran. Vì sao
khi dắt em ra khỏi trường, Thành vẫn thấy mọi cảnh vật vẫn diễn ra bình thường.
* Gợi ý: Đó là 2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Bố mẹ bỏ nhau - Thành
và Thủy phải chia tay nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình Thành. Con dòng chảy thời gian,
nhịp điệu cuộc sống vẫn sôi động và không ngừng trôi. Câu chuyện như một lời nhắn nhủ:
mỗi người hãy lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau
cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng vơ tình. Chúng ta càng thấm thía: tổ ấm gia
đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vơ cùng quí giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi
thành viên phải biết vun đắp giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy.
4.Củng cố
-Cả 3 văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì?
-Ba văn bản đó nói về vấn đề gì?
-Trong văn bản '' Cuộc chia tay của những con búp bê " Ấn tượng nhất với em là
nhân vật nào vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
Hồn thành nội dung các bài tập.
Viết các đoạn văn trình bày suy nghĩ về nội dung của các văn bản
10


* Rút kinh
nghiệm: .............................................................................................................................
............................................................................................................................................
..............


Ngày soạn : 14/10/2020
Ngày giảng : 16/10/2020
Buổi 3:
Tiết 7+8+9
CẢM THỤ CA DAO
NHỮNG BÀI CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH , Q HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
VÀ CỊN NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức -Nắm được ý nghĩa của những bài ca dao đã học.
2. Kĩ năng : -Từ đó hiểu được vẻ đẹp ẩn chứa đằng sau những câu từ, hình ảnh.
3.Thái độ: Yêu mến tự hào về vẻ đẹp của những bài cao dao.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: : bài soạn, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: nội dung các bài ca dao đã học đã học.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn đinh tổ chức :
2.Bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG
11


GV hướng dẫn học sinh nắm những kiến
thức khái quát về ca dao, dân ca.

I. Những vấn đề chung về ca dao, dân ca.
Ca dao là một thể loại trữ tình dân gian, có hình
thức lời thơ và điệu hát. Ca dao gắn bó mật thiết

với đời sống sinh hoạt và trực tiếp th hiện thế
giới tâm hồn phong phú, sâu sắc của nhân dân .
Nhân vật trữ tình trong ca dao là những người
lao động bình thường : những người mẹ, người
vợ, người con... trong quan hệ gia đình ; những
chàng trai cơ gái trong quan hệ tình bạn ......
- Ngôn ngữ của ca dao vừa giản dị vừa trong
? Trình bày khái niệm và nêu những đặc
sáng vừa trau chuốt, hàm súc – với sự kết hợp
điểm chính của ca dao?
hài hịa giữa tính dân tộc và tính địa phương,
giữa lời ăn tiếng nói đời thường và ngơn ngữ
bác học.
- Ca dao sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: So
sánh, ẩn dụ, hóan dụ, điệp ngữ, nhân hóa....
- Kết cấu ca dao thường ngắn gọn, theo lối đối
đáp, sử dụng nhiều công thức truyên thống như:
câu mở đầu ( hỡi ơi, hỡi anh, ước gì, thân em,
thương thay.....) cách miêu tả, kể chuyện, bày tỏ
tâm tình.
- Thể thơ lục bát được sử dụng nhiều trong ca
dao. Bên cạnh đó cịn có các thể thơ như song
thất lục bát, thơ năm chữ, bôn chữ...
IIÝ nghĩa của các bài ca dao:
a, Bài ca về tình nghĩa gia đình:
-Là tiếng hát từ trái tim lên miệng.
Nội dung các bài nói về điều gi ?
-Là thơ ca trữ tình dân gian.
-Là tâm sự của những người dân lao động.
-Những bài ca dao đó tiêu biểu, sâu sắc, tế

nhị.
-B1: là lời của mẹ, nói với con.
Hiểu gì về truyền thống gia đình?
-B2: là lời người con gái lấy chồng xa quê.
-B3: là lời của cháu nói với ơng bà.
-B4: là lời tâm sự của anh em (hoặc cha me, ông
bà) tâm sự bảo ban nhau.
Trong những bài ca dao đó, bài nào theo em ->Những câu hát đó đẹp như một bản hợp ca vừa
là “đẹp” nhất? vì sao?
chân thành thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng
trang trọng, xuyên thấu từ đời này -> đời khác.
Bài ca dao về công cha nghĩa mẹ.
-Dùng các so sánh => bất diệt vĩnh hằng của
thiên nhiên.
12


“Cù lao chính chữ ghi lịng con ơi” cho em
nghĩ điều gì?

Điểm khác giữa những bài ca dao này với
những bài ca dao t/c (con người) gia đình?

-Những hình ảnh vĩnh hằng của thiên nhiên
mới diễn tả nỗi công ơn của cha mẹ.
-Bằng cách so sánh, lối đặc tả, từ láy, điệp từ
kết hợp với thơ lục bát =>Khẳng đinh, ca ngợi
công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
=> Là những lời tâm tình truyền cảm lay động
trái tim của mọi người, chứ khơng phải lời nói

sng.
-Nhấn mạnh công ơn cha mẹ.
-Nhắc nhở về thái độ và hành động của con
cái…
b, Niềm tự hào về quê hương, đất nước, con
người:
-Thường là những bài hát đối đáp
-Những khúc ca ngẫu nhiên.
=>bốn bài ca dao ngắn gọn mà ta cảm nhận nghe
được nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều địa
danh, nhiều phong cảnh kì thú.
B1: -Nhiều địa danh ở mỗi vùng có một vẻ đẹp
riêng hợp thành một bức tranh non nước VN thơ
mộng, giàu truyền thống VH.
=>Niềm tự hào về quê hương, về Tổ quốc.
B4: -Giọng ca lời ca phóng khống linh hoạt,
cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hịa hợp,
đâm chất đồng q.
-Đứng ngắm đồng lúa … Cô thôn nữ đã cất
lên lời ca … và nghĩ về nhan sắc, thân phận của
mình.
=>Mượn cảnh ngụ tình: Cơ gái tự hào về tuổi
thanh xuân, tươi tăn, tràn trề sơng hịa hợp với vẻ
đẹp sức sống của đồng q. Nhưng cũng không
khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai.
=> Đằng sau những câu đối – đáp – lời mời, lời
nhắn gửi là tình yêu chân chất tinh tế và niềm tự
hào đội với quê hương, đất nước, con người …

2. Luyện tập

Bài tập 1: Hãy phân tích & tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài ca dao sau:
Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
13


a. Tìm hiểu:
- Râu tơm, ruột bầu là 2 thứ bỏ đi.
- Bát canh ngon:Từ ngon có giá trị gợi cảm.
- Cảm nghĩ của em về cuộc sống nghèo về vật chất nhưng đầm ấm về tinh thần.
b. Tập viết:
* Gợi ý: Râu tôm- ruột bầu là 2 thứ bỏ đi.Thế mà ở đây hai thứ ấy được nấu thành một bát
canh “ngon” mới tuyệt & đáng nói chứ. Đó là cái ngon & cái hạnh phúc có thực của đôi vợ
chồng nghèo thương yêu nhau. Câu ca dao vừa nói được sự khó khăn thiếu thốn cùng cực,đáng
thương vừa nói được niềm vui,niềm hạnh phúc gia đình đầm ấm, tuy bé nhỏ đơn sơ, nhưng có
thực & rất đáng tự hào của đôi vợ chồng nghèo khổ khi xưa. Cái cảnh chồng chan, vợ húp thật
sinh động & hấp dẫn. Cái cảnh ấy cịn được nói ở những bài ca dao khác cũng rất hay :
Lấy anh thì sướng hơn vua.
Anh ra ngoài ruộng bắt cua kềnh càng.
Đem về nấu nấu, rang rang.
Chồng chan, vợ húp lại càng hơn vua.
Hai câu ở bài ca dao trên chỉ nói được cái vui khi ăn, cịn 4 này nói được cả 1 q trình
vui khá dài (từ khi bắt cua ngồi đồng đến lúc ăn canh cua ở nhà, nhất là cái cảnh nấu nấu,
rang rang).
Bài tập 2: Hãy cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước & nhân dân qua bài ca dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mơng.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
a.Tìm hiểu:

- Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mơng, bát ngát.
- Hình ảnh cơ gái.
Biện pháp so sánh: Em như chẽn lúa đòng đòng.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
b. Luyện viết:
* Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng lúa &
cái đẹp của cô gái thăm đồng mà khơng thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.
Dù đứng ở vị trí nào, “đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng quê nhà, vẫn
cảm thấy “mênh mông bát ngát . .. bát ngát mênh mông”.
14


Hình ảnh cơ gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mơng bát ngát của cánh
đồng lúa & hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, xinh tươi, rạo rực, tràn đầy sức
sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn thâu tóm, nắm bắt cảm nhận cho thật rõ tất cả cái
mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa quê hương .
Hai câu đầu cơ gái phóng tầm mắt nhìn bao qt tồn bộ cánh đồng để chiêm ngưỡng cái
mênh mông bát ngát của nó thì 2 câu cuối cơ gái lại tập trung ngắm nhìn quan sát & đặc tả
riêng 1 chẽn lúa đòng đòng & liên hệ với bản thân một cách hồn nhiên. Hình ảnh chẽn lúa
địng địng đang phất phơ trong gió nhẹ dưới nắng hồng buổi mai mới đẹp làm sao.
Hình ảnh ấy tượng trưng cho cơ gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh ngọn
nắng thật độc đáo. Có người cho rằng đã có ngọn nắng thì cũng phải có gốc nắng & gốc nắng
là mặt trời vậy.
Bài ca dao quả là 1 bức tranh tuyệt đẹp & giàu ý nghĩa.
Bài tập 3: Tình thương yêu, nỗi nhớ quê hương nhớ mẹ già của những người con xa quê
đã thể hiện rất rõ trong bài ca dao. Em hãy cảm nhận & phân tích.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau.
Trơng về q mẹ, ruột đau chín chiều.
* Gợi ý: Bài ca dao cũng nói về buổi chiều, không chỉ một buổi chiều mà là rất nhiều buổi
chiều rồi: “Chiều chiều...”. Sự việc cứ diễn ra, cứ lặp đi lặp lại “ra đứng ngõ sau”. . .“Ngõ sau”

là nơi vắng vẻ. Câu ca dao khơng nói ai “ra đứng ngõ sau”, ai “trông về quê mẹ. . . ”, nhân vật
trữ tình khơng được giới thiệu cụ thể về dáng hình, diện mạo... nhưng người đọc, người nghe
vẫn cảm nhận được đó là cơ gái xa q, xa gia đình... Nhớ lắm, nỗi nhớ vơi đầy, nên chiều nào
cũng như chiều nào, nàng một mình “ra đứng ngõ sau”, lúc hồng hơn bng xuống để nhìn về
q mẹ phía chân trời xa.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau...
Càng trông về quê mẹ, người con càng thấy lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ
da diết khôn ngi:
Trơng về q mẹ, ruột đau chín chiều.
Người con“trơng về quê mẹ”,càng trông càng nhớ day dứt, tha thiết, nhớ khơn ngi. Bốn
tiếng “ruột đau chín chiều” diễn tả cực hay nỗi nhớ đó.Buổi chiều nào cũng thấy nhớ thương
đau đớn. Đứng ở chiều hướng nào, người con tha hương cũng buồn đau tê tái,nỗi nhớ quê, nhớ
mẹ, nhớ người thân thương càng dâng lên, càng thấy cô đơn vô cùng.
Giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn khơi dậy trong lòng
người đọc bao liên tưởng về quê hương yêu dấu,về tuổi thơ.
Đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất, một đóa hoa đồng nội tươi thắm mãi
với thời gian.
15


Bài tập 4: Nói về cảnh đẹp nơi Thăng Long - Hà Nội, khơng có bài nào vượt qua bài ca
dao sau. Em hãy cảm thụ &phân tích.
Gió đưa cành trúc la đà.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương.
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
* Gợi ý: Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thuở thanh bình như dẫn
hồn ta vào cõi mộng.Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng 2 nét chấm phá, tả ít mà
gợi nhiều.Đó là cảnh Tây Hồ. Mặt Hồ Tây với vài nét vẽ rất gợi: cành trúc ven hồ ẩn hiện
trong ngàn sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới nắng hè ban

mai.Cảnh hồ buổi sớm mang những âm thanh đặc trưng cho thời khắc tinh mơ, tiếng chuông,
canh gà với nhịp chày. Một Hồ Tây yên ả thanh tịnh & gần gũi thân thiết nhưng sâu lắng gợi
hồn quê hương đất nước.
Bài ca dao dùng lối vẽ rất ít nét,những nét có vẻ hết sức tự nhiên, nhưng thật ra được chọn
lựa rất tinh vi, kết hợp tả với gợi .Ba nét vẽ hình ảnh (cành trúc la đà- ngàn sương khói tỏamặt gương hồ nước) đan xen với 3 nét điểm âm thanh (tiếng chuông- canh gà- nhịp chày) tất
cả đều là những chi tiết tả thực chính xác & đều là những nét rất đặc trưng của Hồ Tây (nhất là
chi tiết sương mù Hồ Tây). Nét la đà khiến cành trúc ven hồ trở nên thực hơn,“thiên nhiên”
hơn làm cho làn gió vừa hữu hình vừa hữu tình. Một chữ mặt gương thì mặt hồ đã hiện ra như
tấm gương long lanh dưới nắng ban mai,hai chi tiết như rời rạc mà diễn tả cảnh đêm về sáng
rất hay. ậ đây tình lắng rất sâu trong cảnh. Đó là tình cảm chan hòa với thiên nhiên yên ả,
thanh tịnh của Hồ Tây buổi sớm mà thực chất là tình cảm chan hịa gắn bó với cảnh vật thân
thc, những phong cảnh đẹp vốn tạo nên gương mặt & hồn quê hương đất nước.
Cái nét trữ tình mềm mại lắng sâu với cái nét trang nghiêm cổ kính được tạo ra từ kết cấu
cân đối, từ cách đối ngẫu trong 2 câu bát đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau làm nên vẻ đẹp
riêng, đặc sắc của bài ca
Bài tập 5: Bài ca dao nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về nội dung & nghệ thuật.
Em hãy viết lại những cảm nhận của em về bài ca ấy.

4. Củng cố :
- Em hiểu ca dao Việt Nam là như thế nào?
- Đặc điểm nghệ thuật ở những bài ca dao này là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Suy nghĩ về một bài ca dao mà em đã học.
*Gợi ý:
16


Hướng dẫn H/s viết theo hướng phát triển tình cảm theo thứ bậc các thế hệ trong gia
đình => tính liên kết khi viết
-Tình cảm đối với ơng bà.

-Tình cảm đối với cha mẹ.
-Tình cảm anh em
* Rút kinh
nghiệm: .............................................................................................................................
............................................................................................................................................
..............

Ngày soạn : 21/10/2020
Ngày giảng : 23/10/2020
Buổi 4 :
Tiết 10+11+12
CẢM THỤ CA DAO
CÂU HÁT THAN THÂN VÀ CHÂM BIẾM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức -Nắm được ý nghĩa của những bài ca daothan thân và châm biếm đã học.
2. Kĩ năng : -Từ đó hiểu được vẻ đẹp ẩn chứa đằng sau những câu từ, hình ảnh của
những bài ca dao ấy.
3.Thái độ: Yêu mến tự hào về vẻ đẹp của những bài cao dao.
17


II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: : bài soạn, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: nội dung các bài ca dao đã học đã học.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn đinh tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Gv hướng dẫn học sinh nắm lại và ôn

luyện phần kiến thức về các câu ca dao
than thân và châm biếm.
Bài ca dao than thân nội dung chính của nó
là gì?

NỘI DUNG
1. Bài ca dao than thân
- Những bài ca dao than thân là tiếng hát của
những con người bị áp bức, bốc lột trong xã
hội cũ. Họ có thể là những người mồ côi,
người làm dâu, người lao động thuê.... Tiếng
hát than thân này thể hiện sự đồng cảm của
những cuộc đời đau khổ , đắng cay của người
lao động , đồng thời cũng là tiếng nói phản
kháng , tố cáo xã hội phong kiến.
Nghệ thuật chủ yếu trong các bài ?
-Ẩn dụ: dùng những hình ảnh con vật nhỏ bé
gần gũi -> ngầm ví với cuộc đời thân phận cơ
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung chính ủa cực…\
các bài ca dao than thân đã tìm hiểu?
Bài 1:
Vẻ đẹp của mỗi bài ca dao như thế nào?
-Một mình phải đối mặt với bao sự vật,
thiên nhiên to lớn, bao biến động của cuộc đời
(biến đầy, ao cạn).
Tại sao trong cao dao xưa, người nông dân
-Lập đàn, tàn bạo, bươn cải.
thường mượn hình ảnh con cị để diễn tả
-Kết quả q nhỏ nhoi ít ỏi (Gầy cị con).
cuộc đời, thân phận của mình?

->Tâm trạng buồn thương, ngao ngán, trách
Gv: Con cị có nhiều đặc điểm giống cuộc
cứ, dỗi hờn.
đời, phẩm chất người nơng dân: Gắn bó
->Tiếng than, tiếng thở dài chua xót.
với ruộng đồng, chịu khó, lặn lội kiếm
->Phản kháng tố cáo xã hội phong kiến trước
sống.
đây.
Bài 2:
Thương thay mở đầu cho các câu thơ có tác
-Mở đầu bằng “thương thay”-> tiếng than
dụng gì?
biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
-Nhiều loài động vật bé nhỏ -> mỗi lồi là
một hình ảnh ẩn dụ cho thân phận của người
dân trong xã hội cũ.
+ Con tằm là thân phận những người suốt đời
18


bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+ Con kiến là thân phận của những người nhỏ
nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà
Nghệ thuật ẩn dụ được biểu hiện như thế
vẫn nghèo.
nào?
+ Con hạc là thân phận của những người lao
động suốt đời phiêu bạt, lận đận, và những cố
gắng vô vọng của người lao động trong xã hôi

cũ.
+ Con cuốc là than phận người thấp cổ bé
họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công
bằng nào soi tỏ.
=>Lòng thương người, sự đồng cảm với
những cuộc đời bé nhỏ, vất vả đói nghèo
Qua đó thể hiện tình cảm gì của người viết? =>Xúc động người đọc.
- Số phận tâm trạng của những con người nhỏ
bé phản kháng XH.
Bài 3:
“ Thân em” thường nói về thân phận , nỗi khổ
đau của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Nỗi khổ lớn nhất là bị phụ thuộc, không được
“ Thân em” là tiếng than thân của những
quyền quyết định bất cứ cái gì
thân phận như thế nào?
- Thân phận, cuộc đời nhỏ bé, đắng cay của
người phụ nữ trong xã hội xưa. người phụ nữ
như trái bần nhỏ bé bị “ gió dập sóng dơi”,
Trong bài ca dao, thân em được ví như trái chịu nhiều đau khổ. Họ hồn tồn bị lệ thuộc
bần trơi. Vậy hình ảnh so sánh đó gợi ra
vào hồn cảnh...
thân phận cơ gái như thế nào?
2. Những bài ca dao châm biếm
- Những câu ca dao châm biếm là những bài ca
dao khôi hài, chế giễu, phê phán, mỉa mai,
Các câu ca dao châm biếm có nội dung
châm biếm những cái xấu, cái giả dối...của các
chính nào?
hiện tượng hay các đối tương trong xã hội

Bài 1
-Chú tơi: lười biếng và lắm thói hư tật xấu.
=>Bên ngoài tưởng rằng khen nhưng thực chất
là để giễu cợt. chê trách, nhẹ nhàng đùa vui
Nội dung phê phán trong bài 1?
hóm hỉnh nhưng ý nghĩa phê phán sâu.
Bài 2:
-Thầy bói: thầy phán tồn những lời vơ
nghĩa.
=>Thầy ba hoa, càng nói càng vơ vị, vơ nghĩa.
=>Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề
mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của
19


người khác để kiếm tiền. Đồng thời châm biếm
những kẻ mù qng tin vào bói tốn nhảm nhí.
Hiện tượng xấu nào đã được phê phán trong Bài 3:
bài 2?
-Cậu cai: phác họa bằng những lời nói đối
chọi nhau.
=>Thân phận, uy quyền rởm – bản chất tầm
thường …
Bài 4:
-Đám tang Con Cị:
->Vùng nơng thơn.
->Gia đình Cị là một loại nhà nghèo – thân
phận bé mọn.
->Những từ: là đà, ríu rót, cởi trần =>Không
phù hợp với tang lễ.

->Một việc đáng buồn,nghiêm chỉnh bỗng trở
Cảnh đám tang đó diễn ra ở vùng nào?
nên một màn hài kịch =>Chua chát, đáng cười,
đáng khóc.
=>Phê phán những hũ tục, lệ làng cổ hủ, khắc
nghiệt.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: a) Xác định biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
“ Thân em như trái bần trơi
Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu”
A. ẩn dụ.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Nhân hóa.
b) “ Trái bần trôi ”là biểu tượng cho những con người nào trong xx hội?
A. người con gái tội nghiệp.
B. Người con gái lưu lạc.
C. Người con gái lưu lạc nếm trải nhiều đắng cay, vất vả, đau khổ.
D. Người phụ nữ bất hạnh.
c) Hình ảnh so sánh ở bài ca dao có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ
nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
* Gợi ý: Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như
trái bần trơi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi
đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng
20


các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người
phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mơng mênh của xã hội
ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ

là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
Bài tập 2: a) “ Chú tôi” được giới thiệu đáng yêu như thế nào trong bài ca dao “ Cái cò lặn
lội bờ ao”?
* Gợi ý:
Bài ca dao có 6 câu lục bát đã đặc tả chân dung “ chú tôi” của cái cị như một lời mối
lái. “ Cơ yếm đào” là hình ảnh ẩn dụ cho cơ thơn nữ xinh đẹp, trẻ trung.” Chú tơi” đang sống
độc thân, chưa có người nâng khăn sửa túi.

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?”
Chú tôi” là một người đàn ông rất đặc biệt. Bốn chữ “ hay” giới thiệu cái nết chú tôi là say
sưa rượu chè. “ Hay tửu hay tăm” là nghiện rượu, thích uống rượu ngon. “ Hay nước chè
đặc” là nghiện chè, nghiện trà ngon. Người nông dân vốn cần cù “ hai sương một nắng”,
chân lấm tay bùn quanh năm, nhưng chú cái cò lại “ hay nằm ngủ trưa”, nghĩa là rất lười
biếng.

Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa”
Những điều ước của chú cái cị cũng rất lạ, ta ít thấy trong tâm lí, trong suy nghĩ của
người nơng dân xưa nay. “ Ước những ngày mưa” để khỏi phải ra đồng làm lụng. “ Ước
những đêm thừa trống canh” để ngủ được đẫy giấc. Điều “ ước” của chú tơi vừa kì quặc, vừa
phi lí. Đêm chỉ có 5 canh, làm sao có thể “ Đêm thừa trống canh”. Chỉ thích ăn no ngủ kĩ mà
lại rất lười biếng khơng muốn động chân mó tay vào bất kì cơng việc gì nên mới “ ước” như
vậy:
“ Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh”
Giọng bài ca dao nhẹ nhàng mà bỡn cợt. Chú cái cị là hình ảnh người nơng dân nghiện
rượu chè, thích ăn no ngủ kĩ mà lại rất lười biếng. Đó là đối tượng chaam biếm của dân gian
được thể hiện một cách hóm hỉnh trong bài ca dao này.
b) Tính cách của “ chú tôi” ra sao?
A. Cần cù làm ăn.

B. Phong lưu nhàn nhã.

C. Lười nhác.
D. Lười biếng, say sưa rượu chè.
21


Bài 3: Cảm thụ bài ca dao “ con cò mà đi ăn đêm”
BÀI CA "CON CÒ ĐI ĂN ĐÊM"
Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm
chiều chiều. “Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh dồng…” Con cò là người
bạn thân thiết, hiền lành của nhà nơng. Con cị trong ca dao là hiện thân của người dân cày
quê ta: chất páhc, siêng năng, cần mẫn, trải qua nhiều vất vả, gieo neo. Cánh cò từ hàng ngàn
năm xa xưa đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ:
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ơng ơi ơng vớt tơi nao,
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nạn đẻ nói lên thân phận vất vả, bất
hạnh của nhà nông, ca ngợi một tâm thế đẹp, thà chết trong cịn hơn sống đục.
Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu da đọc lên nghe nhiều thương
cảm, ai ốn”
“Con cị mà đi ăn đêm”
Vạc mới đi ăn đêm, chứ cị thì kiếm ăn ban ngày. Cị phải đia ăn đêm, đó là một nghịch
lý trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ “mà” trong câu ca làm nổi
bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! Tục ngữ, ca dao
của Vũ Ngọc Phan ghi là: “Con cị mày đi ăn đêm”.
Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được

mẹ cò tha mồi về tổ cho nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truân thế, cò còn phải trải qua
nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn khơng thể nào kể xiết! Cị đã “đậu phải
cành mềm lộn cổ xuống ao”. Cị có cánh, cị bay giỏi, cị có rơi xuống ao thì vẫn bay lên
được. Hai từ “lộn cổ” nói lên tai họa cị gặp phải. Cị khơng thể nào thốt hiểm được khi bị
“lộn cổ xuống ao”. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán
diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cị:
“Ơng ơi ơng vớt tơi nao.
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng”.
Ba từ “ông”, hai từ “tôi” được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cị mong
“ơng” cứu vớt, đối thương. “Tơi có lịng nào…” là lời phân trần: cị đi ăn đêm… nhưng cị
khơng phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện.
Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nơng dân “hai sương
một nắng”. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó
trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò “lộn cổ xuống ao” cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của
nhà nông đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bưc trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách
thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. “Phần
thuế quan Tây, phần trả nợ” - Nửa cơng đưa ở, nửa th bị” (Nguyễn Khuyến). Trải qua
hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi
sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao nay.
22


Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao đã
gieo vào lịng chúng ta sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối
với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước cách mạng Tháng Tám.
Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:
“Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lịng cị con”.
Gặp tai họa chưa chắc đã thốt hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết
cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cị

giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy
của cò cũng là những đức tính của nhà nơng q ta.
Cái đặc sắc của bài ca dao là ngồi tình cảm nhân đạo cịn hàm chứa tư tưởng rất đẹp.
Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử “đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã có bài ca dao ca
ngợi một tâm thế thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bun”. Đã có một thế đứng cao
đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Ở đây cũng vậy, qua
thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm
hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ “trong” và “dục” tương
phản nhau, lời nguyền của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ
“xáo” được điệp lại 4 lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả sự đinh của người bất hạnh trong
cảnh ngộ đáng thương.
Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cị
“lộn cổ xuống ao” trong bài ca dao này? Lão Hạc “thà chết trong còn hơn sống đục”; trước
lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con tra tha
hương chưa về, gời lại tiền cho ông giáo để lo việc tang ma… Người nhà quê tuy nghèo khổ
nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.
Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao dân ca đều được viết bằng thẻ thơ lục
bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ
thứ 6 câu 8 như thường lệ mà lại vần với chữ thứ 4 câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến
thể”
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ơng ơi ơng vớt tơi nao.
Tơi có lịng nào ông hãy xáo măng…”
Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các
biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và
biểu cảm của bài thơ dân gian này.
Thương con cò lâm nạ “lộn cổ xuống ao…”, thương “con cò đi đón cơn mưa…”,
thương “con cị chết rũ trên cây…”, chúng ta nghìn lần thương u, kính phục người dân cày
Việt Nam. Hơn 80% dân số nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc.

Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre
đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm:
“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,
(…) Cái kèo cái cột thành tên,
23


Hạt gạo phải một nắng hai sương
Xay giã giần sàng,
Đât nước có từ ngày đó…”
(Nguyễn Khoa Điềm)
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua, anh bộ đội cụ Hồ là người nơng dân
mặc áo lính. Cần cù, dũng cảm, yêu nước, chất phác… là phẩm chất cao quý của nhà nơng
q ta… Học bài ca dao “Con cị mà đi ăn đêm” ta thêm thương yêu kính phục họ. Bài học
thà chết trong còn hơn sống đục mà nhà thưo dân gian gửi cho đến nay vẫn cịn có nhiều ý
nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta.
Hướng dẫn học sinh làm các câu hỏi trong sách “bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7”
4. Củng cố :
Em hiểu ca dao Việt Nam là như thế nào?
-Đặc điểm nghệ thuật ở những bài ca dao này là gì
5. Hướng dẫn về nhà.
- Suy nghĩ về một bài ca dao mà em đã học.
- Hoàn thiện các bài tập
* Rút kinh
nghiệm: .............................................................................................................................
............................................................................................................................................
..............

24



Ngày soạn: 03/ 11/ 2020
Ngày dạy: 05/11/ 2020
Buổi 5.
Tiết 13+14+15
ÔN TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
(TỪ GHÉP, TỪ LÁY, ĐẠI TỪ, TỪ HÁN VIỆT)
I. MỤC TIÊU :
1.- Kiến thức:
- Ôn tập, vận dụng các kiến thức đã học để thực hành làm bài tập dưới nhiều
dạng khác nhau của từ ghép, từ láy, đại từ , từ Hán Việt , để khắc sâu, mở rộng kiến
thức về chúng.
2- Kĩ năng:
Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, từ láy, đại từ , từ Hán Việt , khi nói hoặc viết.
- Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn để phân tích một số
văn bản học trong chương trình.
3- Thái độ:
-Bồi dưỡng ý thức, tinh thần cầu tiến của học sinh
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : bài soạn, các bài tập nâng cao.
2. Học sinh: ôn tập, tổng hợp kiến thức. Vận dụng vào bài dạy
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn đinh lớp
2.Bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Ôn tập lí thuyết
I LÍ THUYẾT
Gv hướng dẫn học sinh nêu lại kiến thức về

các phần theo nội dung trong sách giáo khoa.
Cho học sinh thực hành làm các bài tập vận
dụng, từ cơ bản đến nâng cao.
II. THỰC HÀNH
1. Từ ghép
Bài tập 1:
Bài tập 1:
Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại.
Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại.
a. Trẻ em như búp trên cành.
a. Trẻ em , cành.
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.
ăn ngủ, học hành
(HCM)
bát cơm
b. Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm , đắng cay
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(ca dao)
25


×