Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 (giải pháp nâng cao chất lượng môn lịch sử 7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.12 KB, 30 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MƠN LỊCH SỬ 7
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung ở lớp 7 nói riêng có chức
năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Không chỉ
ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy mơn lịch sử
vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Bộ giáo dục coi trọng việc dạy và học
bộ môn lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu
trong cuốn lịch sử nước ta:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Nhưng trong thực tế cũng khơng ít người cho rằng, mơn lịch sử là bộ môn
học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào môn
phụ, vì vậy ảnh hưởng khơng tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.
Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định lịch sử
là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư
duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra
kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào
tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong q trình giảng dạy, ngồi các phương pháp
thường dùng tơi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử,
sử dụng kênh hình, phương pháp hoạt động nhóm, liên hệ với thực tế để giáo dục
tư tưởng cho học sinh.
Các câu chuyện lịch sử, tranh ảnh, hoạt động nhóm… khơng chỉ có tác dụng
làm nổi bật nội dung, mà cịn là nguồn tri thức khơng thể thiếu được trong bài học.
Nếu những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh và hoạt động nhóm được sử dụng tốt, sẽ
huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống
tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu,
gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực
chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. Với tính ưu việt đó, vì vậy tơi quyết định


chọn đề tài “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn
lịch sử 7 ” để nghiên cứu và cùng chia sẻ. Với việc nghiên cứu đề tài này tơi mong
muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học lịch sử đạt hiệu
quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ
đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường. Đó là lý do tôi chọn đề
tài này.


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
1. Đối với giáo viên.
Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, phát triển tư duy, tính
tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh.
Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức,
tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của bài học lịch sử
lớp 7 với hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài
học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường.
2. Đối với học sinh.
Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá và
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh
luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn; biết vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống.
Thông qua nội dung bài học, lên hệ thực tế tạo cho học sinh biết cách ứng phó
trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sống bình
thường trong một xã hội hiện đại.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Áp dụng “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
môn lịch sử 7 ” vào tổ chức dạy và học làm tăng hứng thú học môn lịch sử của học
sinh, từ đó tạo cho học sinh ý thức muốn lĩnh hội cả về kiến thức, kĩ năng lẫn thái

độ.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.
Học sinh lớp 7A, 7B trung học cơ sở.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi nghiên cứu.
Để nâng cao quá trình tiếp thu và tạo hứng thú của các em trong quá trình
học lịch sử, tơi tiến hành nghiên cứu “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn lịch sử 7”. Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những
vấn đề về việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực như kể chuyện lịch
sử, sử dụng tranh ảnh và tiến hành hoạt động nhóm trong việc tổ chức dạy và học.
Trong đề tài này tơi tập trung nghiên cứu tồn bộ bộ mơn lịch sử 7 và có thể áp
dụng cho tất cả các khối 6,8,9 học lịch sử và có một số điểm áp dụng cho môn
Văn, Giáo dục công dân…
2. Kế hoạch nghiên cứu.
Đề tài này được tôi nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm từ năm học 2015- 2016
đến hết học kì một năm học 2016 - 2017.


VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Tìm hiểu thực tế.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
- Tổng hợp tư liệu, tài liệu.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ
tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu hay
khơng, chính là nhờ một phần cơng lớn trong học tập của các em ”, trước khi
người ra đi trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn: “ Phải giáo dục thế
hệ trẻ để cho họ trở thành người vừa hồng vừa chuyên”. Trong điều kiện khoa

học kỉ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính tồn cầu thì nhiệm
vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn, một nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên
thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội lần thứ IX Đảng
cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,
tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia
đó. Giáo dục khơng chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học
sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục,vừa mang
tính giáo dưỡng cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên
và trân trọng nó.
Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất
nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài
thực hành, sơ đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất
lượng giáo dục ở đối tượng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ
yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên.
Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và địi hỏi
người dạy phải đóng vai trị chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp
học sinh vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì
nay phương pháp này khơng hợp lý trong chương trình sách giáo khoa mới từng bộ
phận. Chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học mới lấy
học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trị chủ đạo trong tiết học thì người thầy,
người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Dạy học là một quá trình dưới sự hoạt động tổ chức, điều khiển của người
giáo viên, còn người học tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt


động học tập của mình. Đặc thù học tập mơn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các
em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh
nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến trung, từ cận
đại đến hiện đại . Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội

dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Vì thế bộ mơn Lịch sử khó gây được
hứng thú học tập ở các em.
Để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở
trường THCS giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy,
giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu
kiến thức mà không bị gị ép. Trong đó phương pháp kể chuyện lịch sử, sử dụng
tranh ảnh là một trong những phương pháp có ưu thế trong việc gây hứng thú học
tập cho HS. Thông qua những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh sinh động có liên quan
đến một nhân vật, một địa danh hay một sự kiện sẽ có tác dụng giúp học sinh ghi
nhớ tốt những sự kiện lịch sử, những nhân vật, mốc thời gian.
Trong nội dung bài học có tiểu mục có nội dung dễ nhận biết, nhưng có tiểu
mục có nội dung trừu tượng… khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học
sinh thì giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, khơng
nên tự giải thích, thuyết trình kiến thức cho các em. Để làm được việc này thì nên
cho các em thảo luận nhóm , các nhóm đọc sách giáo khoa cùng bàn bạc - phân
tích - mổ xẻ - so sánh một nội dung ở tiểu mục giáo viên cho câu hỏi thảo luận rồi
các em đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung trong đó. Với tình
huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề. Các em sẽ tự tin mạnh
dạn, thêm yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Các em cịn có được sự
đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực. Giáo
viên hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang tính áp đặt kiến thức.
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thuận lợi.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, rất nhiều câu
chuyện lịch sử đã được khám phá, tranh ảnh được đăng tải vì vậy giáo viên có thể
dễ dàng tìm được những câu chuyện, tranh ảnh lịch sử hay, phù hợp và hỗ trợ
nhiều cho nội dung mà bài học không đề cập hết.
Đối với việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với học sinh vì các
em đã tiếp cận với phương pháp này từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các môn
học nên khá quen thuộc với giờ học mà học sinh là chủ thể hoạt động. Một số học

sinh có kĩ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc…đã hỗ trợ giáo viên tổ
chức giờ dạy học thành công.


Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy là phù hợp xu thế
chung của ngành giáo dục nước ta hiện nay nên được sự ủng hộ từ ban giám hiệu,
các các đồng nghiệp, học sinh.
Chương trình mơn lịch sử 7 có nhiều nội dung khơng những phù hợp với
phương pháp thảo luận nhóm mà cịn phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức
cho học sinh thảo luận nhóm.
Giáo viên đã được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy
học.
2. Khó khăn.
* Học sinh:
Chất lượng dạy học môn Lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số
lượng học sinh say mê u thích mơn Lịch sử là rất ít.
Quan niệm của học sinh đối với môn lịch sử cịn lệch lạc nên các em khơng đầu tư,
khơng chú ý, xem thường hoặc học cho xong.
Vì bộ mơn Lịch sử lớp 7 với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức
tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu cầu cao
mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ mơn Lịch sử nó
gây ra nhiều khó khăn cho q trình nhận thức của các em. Vì đối tượng của lịch
sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “ trực quan sinh động”,
cũng không thể trực tiếp quan sát được.
* Phụ huynh:
Gia đình là mơi trường đầu tiên giúp học sinh có ý thức học tập đối với mơn Lịch
sử, nhưng hiện nay khơng có nhiều gia đình, các bậc cha mẹ khuyến khích con em
yêu thích lịch sử và tạo điều kiện cho con em học tốt, học giỏi mơn này, vì một tâm
lý “thực dụng”.
* Giáo viên:

Giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự
hứng thú, tìm tịi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều
học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một
số em ở một số lớp cịn thấp.
Tơi đã tiến hành khảo sát trước khi vận dụng dụng một số phương pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học môn lịch sử 7 và thu được kết quả như sau:
Năm học 2015 - 2016
Sĩ số HS ( Giỏi )
HS ( Khá )
HS (Trung bình)
HS ( Yếu )
62
16
9
30
7
Tỷ lệ

26 %

15 %

48 %

11 %


IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Qua thực tế, chúng ta (những người trực tiếp đứng lớp, những nhà quản lý
giáo dục) đều hiểu rằng: Hiện đang có tình trạng học sinh khơng u mơn lịch sử,

một trong những lí do là bởi phương pháp dạy còn nhàm chán. Để học sinh u và
có hứng thú hơn với mơn lịch sử, tơi xin đưa ra một số phương pháp nhằm nâmg
cao chất lượng dạy và học mơn lịch sử 7 nói riêng và lịch sử trung học cơ sở nói
chung.
1. Phương pháp kể chuyện lịch sử.
1.1. Khái niệm về phương pháp kể chuyện lịch sử.
Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động
hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đang xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện kể
có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học,
có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích
cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học.
1.2. Nguyên tắc kể chuyện lịch sử.
Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu những câu chuyện kể luôn luôn mang lại
hiệu quả. Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, môn lịch sử cũng không là
ngoại lệ. Điếu quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó phát huy
giá trị và khơng làm mất thời gian của tiết học.
Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể ngắn gọn và sau mỗi câu chuyện phải
biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó
học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
1.3. Ứng dụng cụ thể phương pháp kể chuyện lịch sử trong giờ dạy.
Với những nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:
Ví dụ 1: Khi dạy bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, ở mục I 2 giáo
viên có thể kể về thái hậu Dương Vân Nga:
Khi đề cao võ cơng văn trị của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hồn, những vị anh hùng của
công cuộc thống nhất đất nước không thể không nhắc đến công lao cua Dương
Vân Nga đối với đất nước. Cỏ thể xem Dương Vâm Nga là cái cầu nối giữa Đinh
Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho côg cuộc thống nhất đất nứơc do Đinh Bộ
Lĩnh khởi xưởng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy
khơng được sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. Vốn
là con của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình rồi trở thành vợ

của Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp
Hoàng đế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt q sức mình.
Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa mới hồn thành thì bị đe doạ từ nhiều phía.
Bên ngồi phong kiến phương bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các
triều thần phân biệt tranh chấp ngay gắt có nguy cơ xảy ra nội chiến lớn. Là người


có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận thấy chỉ có Thập đạo tướng qn
Lê Hồn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương
Vân Nga khơng biết đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của dịng họ, bà có thể
dựa vào một quyền thần để chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai
vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nước
vào thảm cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga lây chiếc áo bào chồng
lên vai Lê Hoàn, về sau lại tở thành vợ của Lê Hồn mà sử sách phong kiến đã xố
sạch cơng lao của bà. Ngược lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ
rộng lượng và đúng đắn. Sử cũ chép: “Tục dân lập đền thờ tô ba pho tượng Tiên
Hoàng, Đại Hành và Dương Vân Nga cùng ngồi”. Vùng Hoa Lư còn lưu nhiều
truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nằm ghi nhận công lao của bà. Đến thời Lê
Mạt, An phủ sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm thờ chung ba nhân vật của sự nghiệp
thống nhất hồi cuối thế kỉ thứ 10 thì dư luận dân gian đã phê phán quyết liệt.
Truyền thuyết ở Hoa Lư còn kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa
trắng vào cổ tay bức tượng Dương Vân Nga, dong tượng bà từ đền thờ Đinh Bộ
Lĩnh về đền thờ Lê Hồn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy đã lăn ra chết vì đứt
ruột.
( Theo: Các triều đại Việt Nam)
Kể chuyện này giáo viên chú ý bỏ qua những đoạn đánh giá nhận xét mà tập trung
vào đoạn Dương Vân Nga lấy áo bào khốc lên người Lê Hồn, cách đối xử của
mọi người đối với bà. Từ đó đặt câu hỏi để học sinh thể hiện ý kiến của mình đối
với thái hậu Dương Vân Nga, qua đó giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Ví dụ 2. Khi dạy bài 14 – Ba lần kháng chiến chống quan xâm lược Mông –

Nguyên, ở mục IV – Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, có thể kể về
Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, …
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Hơn bảy trăm năm trước, cả Á – Âu đang trong cơn kinh hồng, khiếp đảm về cái
hoạ Tác – ta (giặc Mơng ), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết
nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương sang tận bên bờ Địa Trung Hải,
khắp Á – Âu chưa có một danh tướng nào ngăn cản được. Giáo hồng La Mã sợ
hãi đến nỗi “… tuỷ khơ, thân gầy, sức kiệt”. Người Đức hàng ngày cầu nguyện: “
Xin chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác – ta !”, vó ngựa của chúng đi
đến đâu cỏ khơng mọc được đến đó. Vậy mà ở miền Đơng Nam châu Á, lũ giặc
Tác – ta phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt
vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc Công Tiết chế, Hưng
Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Công lao to lớn của Người, ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cả phá
quân Nguyên – Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam
Vương Thoát Hoan chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thốt chết.


Với tài thao lược, trí dũng song tồn, ln đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết,
Trần Hưng Đạo khơng chỉ sống mãi trong lịng mọi người dân đất Việt mà còn
vang danh khắp năm châu bốn biển. Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là một anh
hùng kiệt xuất của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
Người sinh ngày 10-12-1228 (Mậu tý), là con của An sinh vương Trần Liễu (anh
ruột Trần Thái Tông – Trần Cảnh).
Người dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên
cứu lục tam thao lược của người xưa và dành cả tâm huyết, hiểu biết của mình để
viết: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm qn đánh giặc,
khích lệ lịng u nước của qn dân Đại Việt.
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai, thấy rõ nếu để ngành
trưởng và ngành thứ xích mích, nghi kị lẫn nhau thì chỉ có lợi cho kẻ thù. Người

đã chủ động giao lưu hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự đồn kết nhất trí
trong Vương triều, bảo đám đánh thắng quân thù .
Chuyện kể rằng: Một hôm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở bến
Bình Than sai người mời Trần Quang Khải sang thuyền mình trị chuyện, chơi cờ
rồi sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa với Trần Quang Khải, từ đó vĩnh
viễn xố bỏ hiềm khích giữa hai chi họ (Quốc Tuấn là con của Trần Liễu ngành
trưởng , Quang Khải con của Trần Cảnh ngành thứ ). Lần khác, Quốc Tuấn đem
việc xích mích hỏi các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ơng nến cướp ngơi của chi
thứ.
Ơng nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những
người tâm phúc van xin, ông mới bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:
Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ khơng nhìn thằng nghịch tử, phản thầy này
nữa.
Trong kháng chiến ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt .dư luận xì xào
sợ ơng giết vua. Ong liền bỏ ln phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi,
làm yêu lịng dân qn.
Ba lần chống giặc Ngun – Mơng, các vua Trần đều giao cho ông chức Tiết
chế(tổng tư lệnh qn đội ), vì ơng biết dùng người tài, thương u binh lính vì vậy
tướng sĩ hết lịng thương u ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đạo quân bách
chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng trụ cột của triều đình. Ơng đã soạn hai bộ binh
thư: Binh thư yếu lược và Vạn Khiếp tổng bí truỵền thư để răn dạy các tướng
cầm quân đánh giặc.khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, ông viết “ Hịch tướng
sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất
hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc đại bút.
Trần Quốc Tuấn là một bậc đại tướng gồm đủ đức và tài. Là tướng nhân oâng
thương dân như quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc
phải hơn điều nghĩa. Là tướng trí, ơng xơng pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc,



tạo nên những trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ơng bày tỏ trước
qn lính theo ơng sẽ được gì, trái lời ơng sẽ gặp hoạ. Cho nên cả ba lần đánh
giặc Nguyên, ông đều được giao trọg trách điều sát binh mã và đều la[65 được
công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh tông đến thăm và hỏi:
- Nếu chẳng may khanh mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách
làm sao ?
Ơng đã trăng trối những lới tâm huyết ,sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:
- Thời bình phải khoan thứ sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách
giữ nước.
Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh tý (1300) “Bình Bắc đại ngun sối”
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn qua đời. Theo lới ông dặn, thi hài ơng được
hoả tảng thu vào bình đồngvà chơn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh,
không xây lăng mộ, đất san phẳng , trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ơng chức
Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ơng tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong
của ông lúc sinh thời.
( Theo: Các triều đại Việt Nam )
Lúc kể những câu chuyện lịch sử chính là lúc HS tập trung chú ý lắng nghe,
đó là cơ hội tốt để giáo dục tư tưởng cho HS, làm cho HS càng thêm yêu dân tộc
mình, biết thêm những điều mà trong SGK chưa cung cấp nhưng lại rất cần thiết
trong cuộc sống, trong quá trình học tập của mỗi con người.
Có một điều chắc chắn rằng HS sẽ nhớ nội dung của mỗi bài nhiều hơn nhờ những
câu chuyện này. Đặc biệt HS sẽ biết nhiều hơn về mỗi triều đại, biết nhiều nhân vật
lịch sử hơn. Từ đó mơn lịch sử có giá trị cao hơn trong lịng các em. Điều này có
thể được chứng thực ở lớp 7A,7B.
Nguyên tắc khi kể chuyện trong giờ học lịch sử là không kể tràn lan và phải thông
qua câu chuyện để làm nổi bật nội dung bài, giáo dục tư tưởng cho học sinh.
2. Phương pháp khai thác kênh hình.
2.1. Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử.
Tranh, ảnh lịch sử: Là kênh hình có khả năng khơi phục lại hình ảnh của những

con người, đồ vật, sự kiện lịch sử, biến cố một cách cụ thể sinh động và khá xác
thực.
Lược đồ lịch sử: Là kênh hình nhằm xác định địa điểm của những sự kiện trong
thời gian và không gian nhất định. Đồng thời giúp học sinh suy nghĩ và giải thích
các hiện tượng Lịch sử về mối quan hệ liên hệ nhân quả, có tính quy luật và trình
độ phát triển của q trình Lịch sử, giúp các em học sinh ghi nhớ những kiến thức
đã học.


Biểu đồ: Là kênh hình dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một
sự kiện Lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Biểu đồ
thường được biểu diễn trên trục hoành ( Ghi thời gian) và trục tung ( Ghi sự kiện).
2.2. Kỹ năng khai thác kênh hình.
Để khai thác tốt kênh hình phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, cần đảm
bảo một số kĩ năng cơ bản sau:
Phải biết và hiểu được kiến thức cơ bản của kênh hình. Xác định mục đích cần
hướng đến khi khai thác kênh hình. Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
2.3. Nguyên tắc khai thác kênh hình.
Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước
nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ
hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính u cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng
cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp.
Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng
vai trị hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến
thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến
kênh hình, trao đổi chun mơn tổ, cụm chun mơn để có cách sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự hướng dẫn
gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là: Sử dụng đúng mục đích.
Hai là: Sử dụng đúng lúc.
Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ.
Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị.
Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn.
Sáu là: Hướng dẫn học sinh quan sát (từ tổng thể đến chi tiết), kết hợp
miêu tả, phân tích, đàm thoại thơng qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để
học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc tồn lớp.
2.4. Ứng dụng cụ thể phương pháp sử dụng kênh hình trong giờ dạy.
Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng dụng
cụ thể:
Ví dụ 1: Khi dạy bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, ở
mục 1 – Sự thành lập nhà Lý, có thể sử dụng hình ảnh:


Hình 1: Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội
Khi HS đọc xong mục 1 giáo viên có thể cho HS xem hình và đặt câu hỏi để HS
xác định tượng trong hình là ai. Khi xác định được giáo viên lại hỏi về thân thế của
họ. Từ đó giáo viên dựa vào hình để tổng kết, nêu lên cơng lao của Lý Cơng Uẩn.
Ví dụ 2. khi dạy bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hóa, ở mục II 2 giáo viên có
thể sử dụng hình chùa Một Cột trong SGK trang 48 hoặc hình sau (mặt sau của
chùa):


Hình 2: Chùa Một Cột ở thủ đơ Hà Nội
Giáo viên có thể hỏi HS những hiểu biết về ngơi chùa này như: năm xây dựng,
kiểu kiến trúc, sự độc đáo của nó, …Từ đó giáo viên khắc sâu những kiến thức liên
quan làm cho HS có ấn tượng sâu sắc về ngơi chùa. Từ đây các em có thể giải đáp
cho bất cứ ai hỏi về ngôi chùa, cho dù đó là người nước ngồi.

Ngồi chùa Một Cột, thời Lý cịn có nhiều ngơi chùa nổi tiếng khác có thể dùng để
làm nổi bật kiến trúc thời Lý như: chùa Keo, chùa Phật Tích( Bắc Ninh), chúa
Thầy(Hà Tây)
Ví dụ 3. Ngồi ra giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh sau đề làm cho mục
II 2 được rõ hơn (Những ngôi chùa được xây dựng hoặc đại tu dưới thời Lý):


Hình 3: Bố cục của Văn miếu Quốc tử giám


Hình 4: Tượng A –di – đà (chùa Phật Tích – Bắc Ninh


Hình 5: Chùa Trấn Quốc (được trùng tu dưới thời Lý)
2.5. Cung cấp tư liệu cho học sinh.
Sách giáo khoa thường cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản. Đó là một
việc làm hết sức cần thiết, khơng cần phải bàn cải. Nhưng bây giờ thử hỏi, học
xong lịch sử lớp 7 mà HS khơng biết nhà Lý có những vị vua nào, nhà Trần có
những vị vua nào? Lý Thường Kiệt là ai? Chu Văn An là ai? Thì đã thực sự hợp lý
hay chưa. Vì vậy để HS của mình có cái nhìn khái qt hơn, cụ thể hơn thì giáo
viên nên cung cấp cho HS những tư liêu cần thiết.
Tư liệu cung cấp cho HS phải phục vụ cho việc học của HS, tư liệu đó HS có
thể sử dụng lâu dài trong cuộc sống.
Khi cung cấp tư liệu giáo viên không được bắt ép HS phải có nó mà phải để
cho HS hồn tồn tự nguyện sử dụng. Giáo viên chỉ cố gắng động viên cho HS có
được nó và sử dụng.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 – Nước ta buổi đầu độc lập, giáo viên có thể hỏi: từ
trước đến nay nước ta có những tên gọi nào?
HS sẽ trả lời nhưng chắc chắn khơng đầy đủ. Từ đó giáo viên cho HS thấy sự
cần thiết phải biết các quốc hiệu của nước mình (như đặt ra trường hợp một người

nước ngoài hỏi chẳng hạn, nếu khơng trả lời được thì sẽ như thế nào). Bây giờ giáo
viên có thể cung cấp cho HS tư liệu về Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì:


Quốc hiệu Việt Nam
Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dịng lịch sử.
Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được
chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.
1. Văn Lang.
Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở
Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và
ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ.
2. Âu Lạc.
Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn
Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh
thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179
TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc
kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị diệt vong.
3. Vạn Xuân.
Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi. Quốc
hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
4. Đại Cồ Việt.
Đại Cồ Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý,
do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054,
đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
5. Đại Việt
Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi
vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7
năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương

triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
6. Đại Ngu.
Đại Ngu (nghĩa là Niềm vui lớn) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc
hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền.
Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho
Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
7. Việt Nam.
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long sử
dụng từ năm 1804.
8. Đại Nam.
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ
ý một nước Nam rộng lớn. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.


9. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến
đến 1976. Nhà nước được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc
khánh của Việt Nam ta ngày nay).
10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã
quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu
này được sử dụng từ đó đến nay.
Các tư liệu, trong quá trình dạy học giáo viên cần cho HS vận dụng để các
em thấy kiến thức đó là bổ ích. Có như vậy thì HS mới chịu đọc, cịn khơng dù có
các em cũng bỏ đó mà khơng dùng tới.
Ví dụ: Khi gọi HS lên bảng ngồi các câu hỏi trong chương trình giáo viên
có thể sử dụng câu hỏi phụ để hỏi HS về những kiến thức bổ sung như: Hãy kể tên
các vua thời Lý. Làm như vậy HS sẽ tích cực đọc để biết thêm, từ đó rèn văn hóa
đọc cho học sinh.
3. Phương pháp thảo luận nhóm.

3.1. Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dùng lời nói trong đó giáo viên hoặc
trưởng nhóm gợi mở động viên và tổ chức cho học sinh tham gia ý kiến về một vấn
đề mở, trên cơ sở đó rút ra kết luận, kiến thức mới, xác định và làm sáng tỏ vấn đề,
trao đổi ý kiến,tin tức liên quan đến bài học, chuẩn bị cho một kế hoạch tìm tịi và
nghiên cứu vấn đề…
3.2. Đặc điểm của phương pháp thảo luận nhóm.
Mang tính tích cực, tự lực, tự giác rất cao và có tính chất chủ thể.
Địi hỏi người học phải có kiến thức, kinh nghiệm, có đủ tài liệu tham khảo.
Người học tìm ra kiến thức mới, nhìn vấn đề nhiều góc cạnh khác nhau.
Về mặt xã hội: Thảo luận tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa các thành viên
nhóm học sinh, nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo.
Về mặt giáo dục: Phát triển tính dân chủ, hợp tác ở học sinh.
3.3. Mục đích sư phạm của phương pháp.
Tạo cho học sinh có cơ hội lập luận bảo vệ ý kiến của mình.
Tạo cho học sinh có cơ hội lắng nghe ý kiến của bạn và điều chỉnh quan điểm của
mình.
Đưa ra một ý kiến quyết định chung của một nhóm hoặc một tập thể từ nhiều ý
kiến kinh nghiệm khác nhau.
3.4. Phân loại phương pháp thảo luận.
Thảo luận có hướng dẫn; Báo cáo Xêmina có thảo luận; tọa tàm; tranh luận.


3.5. Ưu điểm và hạn chế.
a. Ưu điểm:
Tăng khả năng giao tiếp học sinh và giáo viên hoặc học sinh và học sinh.
Nhiều người trình bày được nhiều ý kiến dưới góc nhìn khác nhau.Với thái độ
hiểu biết và chấp nhận.
Có khả năng xử lý thơng tin,nhạy bén với các quyết định.
Phát huy tính tự giác tích cực,tự lực của học sinh.

Tăng tinh thần hợp tác,tổ chức của học sinh.
b. Hạn chế:
Số người thảo luận nhóm phải có giới hạn.
Hạn chế chủ đề một số nội dung,một số học sinh.
Tốn nhiều thời gian chuẩn bị,tiến hành, đúc kết.
Người tham gia phải có kinh nghiệm và đủ tài liệu tham khảo.
Người học khó chịu vì phải suy nghĩ,chú ý nhiều,góp ý kiến nhiều.
Một số người còn chủ quan,thành kiến dẫn đến bảo thủ,ngụy biện lạc đề.
3.6. Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, GV cần phải quan tâm đến các khâu
quan trọng như sau.
a. Chuẩn bị:
Chuẩn bị nội dung thảo luận.
Tổ chức thảo luận.
Theo dõi thảo luận.
Tổng kết thảo luận.
b. Một số yêu cầu trong phương pháp thảo luận:
Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên chia thành
bao nhiêu nhóm ,số lương thành viên trong nhóm. Tùy theo mục tiêu và yêu cầu
vấn đề học tập mà mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc định, được duy
trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết học. Các
nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ.
Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể dùng thẻ học tập co ghi số hoặc điểm danh
hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập. Trong tiết học ,nếu có nhiều nội dung, ta nên
thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mớ, khơng khí học tập vui vẻ hơn
Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh (trình độ, thái
độ, tính cách, giới tính…) để cơ cấu nhóm cho phù hợp.
* Các hình thức nhóm cụ thể:
Nhóm nhỏ 2-3 HS: Kỹ thuật này thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo luận
những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn.



Nhóm ghép đội: dùng để nghiên cứu , phân tích , trao đổi vê một số vấn đề
phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao.
Nhóm 4-6 HS: dung khi hs trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công việc cụ thể
đồi hỏi nổ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận.
Nhóm 6-8 HS: dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề, nhiều quan điểm
trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào
một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả lớp.
Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu: dùng khi thu thập thông tin và các vấn đề
thảo luận, rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hợp chung cả lớp, chia nhóm, nêu vấn đề học tập xác định
nhiệm vụ nhận thức cho nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh cách thảo luận.
Bước 2: Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Giáo viên
quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần.
Bước 3: Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm, góp ý và bổ sung cho
nhau.
Bước 4: Giáo viên đánh giá, nhận xét, bổ sung, kết luận.
c. Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận.
* Chuẩn bị nội dung thảo luận:
Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận.
Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS đã biết gì
về chủ đề đã nêu ra.
Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh
chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận.
Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, kế
hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân…
* Tổ chức thảo luận:
Mở đầu thảo luận: GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và
nguyên tắc thảo luận.

Hướng dẫn thảo luận:Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo
dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản
ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm
tăng thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng có thế đưa ra các câu, giống như
“ván nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo khơng khí sơi nổi cho buổi thảo
luận. Tạo khơng khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS
trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải nghe cẩn thận những điều học HS nói
để hiểu HS định nói cái gì.


* Tổng kết thảo luận:
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống
những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều cần
thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau
GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung
của tập thể, của nhóm và cá nhân HS.
* Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm:
Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong nhóm
cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài.
Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung bình –
yếu – kém, hiếu động – trầm lặng…). Nên để học sinh ln phiên nhau làm nhóm
trưởng, thư kí. Qui mơ nhóm khơng nên q đơng.
Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra
cùng các phương án xử lý.
Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm vụ.
Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm, có sự giúp
đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc.
Trong mỗi nhóm cần có sự phân cơng ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trị
hợp tác.

Cần tao khơng khí thi đua giưa các nhóm để khuyến khích học tập.
Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời
động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm
làm việc chưa tốt.
3.7. Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm.
a. Về chuẩn bị dụng cụ để hoạt động nhóm:
Theo tôi đặc thù các lớp 7 ở trường Trung học cơ sở thì mỗi lớp có 16 bàn nên chia
thành 4 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ 2
bàn quay mặt lại là được).
Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thước không nhỏ và cũng không quá to, quy
định cỡ 50cm x 70cm là vừa + bút lơng xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây màu xanh
hoặc đen. Nếu vùng khó khăn giáo viên có thể làm bảng phụ bằng giấy A4 và bút
chì màu.
Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng, nhóm phó,thư kí (phịng khi nhóm
trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
b. Về phương pháp cách thức hoạt động.


* Về phía giáo viên:
Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng tâm,
có tính tư duy học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi, tình huống vấn đề phải cụ thể rõ ràng có
dàn ý hệ thống chi tiết, giúp HS dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ thống (vì
thời gian có hạn).
GV nên cho HS về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu là tồn bài học mới, nhưng
để chuẩn bị thì có thể cho 2 đến 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn
bị một nội dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá (4) hoặc ít quá (1)
nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy.
* Về phía học sinh:
Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà.

Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào SGK,
kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận.
Nhóm trưởng phải tơn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm, phải
làm sao ( giảng giải, phân tích…) cho các học sinh trung bình, yếu trong nhóm
hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp.
HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, khơng cãi và ồn ào, đi lại trong lớp, khi có
hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo
dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến…
Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải thích…)
nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập (hoặc giấy
nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
3.8. Ứng dụng cụ thể phương pháp thảo luận nhóm trong giời dạy.
* Ví dụ 1:
Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Sau khi giáo viên dùng bản đồ giới thiệu kết hợp phân tích điều kiện hình thành và
phát triển của Trung Quốc, có thể cho học sinh thảo luận theo hình thức nhóm 6
đến 8 em theo 2 câu hỏi sau:
- Câu 1 ( Nhóm 1, 2): Những điều kiện nào đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Trung
Quốc thời cổ đại?
- Câu 2( Nhóm 3, 4): Xã hội Trung Quốc đã bị phân hoá như thế nào?
Với những câu hỏi này có thể cho học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi học sinh
thảo luận, các nhóm trình bày và nhận xét trong cùng câu hỏi, giáo viên đưa ra đáp
án ( có thể ghi bảng phụ hoặc dùng máy chiếu) kết hợp khái quát nội dung và nhận
xét phần báo cáo của mỗi nhóm.


* Đáp án:
- Những điều kiện đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Trung Quốc thời cổ đại:
+ Những tiến bộ trong sản xuất : Việc xuất hiện công cụ sản xuất bằng sắt và

những tác dụng của nó => kĩ thuật canh tác mới, giao thông và thuỷ lợi thuận tiện,
năng xuất lao động tăng.
+ Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội có sự biến
đổi.
- Xã hội Trung Quốc đã bị phân hoá như thế nào?
+ Giai cấp địa chủ xuất hiện
+ Nơng dân bị phân hố
=> Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành
(Hoặc giáo viên có thể khái quát trên sơ đồ)
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần- Hán.
Ở ý thứ nhất- thời nhà Tần, sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về Tần Thuỷ
Hồng, có thể cho các em thảo luận theo nhóm lớn sơ đồ tư duy với hai câu hỏi
sau:
Câu 1( Nhóm 1, 2): Em trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần?
Câu 2 ( Nhóm 3, 4): Các chính sách của ơng đã gây ra hậu quả gì?
Tương tự như phần trên, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận trong 5
phút, sau đó các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo trong cùng câu hỏi. Giáo
viên đưa ra đáp án, khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
Ở phần này, sau khi giáo viện cho học sinh đọc sách giáo khoa, yêu cầu học
sinh thảo luận cặp đôi trong thời gian 3 phút theo câu hỏi sau: ? Sự thịnh vượng
của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện như thế nào?
Sau khi học sinh thảo luận, đại diện một số cặp sẽ trình bày, các nhóm khác theo
dõi và nhận xét. Sau các ý kiến nhận xét, giáo viên nhận xét chung và khái quát nội
dung
* Ví dụ 2:
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống ( 1075- 1077)
I. Giai đoạn thứ nhất.



1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
2. Nhà Lý chủ động tiến cơng để phịng vệ.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu phần này, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận
theo nhóm với kĩ thuật khăn phủ bàn bằng hai câu hỏi sau:
- Câu 1(nhóm 1, 2): Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là hành động
xâm lược khơng? Vì sao?
- Câu 2(nhóm 3, 4): Việc nhà Lý chủ động tấn cơng vào đất Tống có ý nghĩa như
thế nào?
Học sinh thảo luận trong thời gian 5 phút, sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết
quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Sau thời gian
báo cáo và nhận xét của các nhóm giáo viên đưa ra đáp án ( có thể ghi bảng phụ
hoặc dùng máy chiếu), khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của từng
nhóm.
* Đáp án:
Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý không phải là hành động xâm
lược, vì nhà Lý chỉ tấn cơng các căn cứ qn sự, kho lương thảo, đó là những nơi
quân Tống tập trung lực lượng, vũ khí để chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Hơn nữa,
khi hoàn thành được mục đích thì nhà Lý đã cho rút quân ngay.
Câu 2: Việc chủ động tấn công quân Tống có ý nghĩa:
- Tiêu diệt lực lượng mà quân Tống chuẩn bị để xâm lược nước ta.
- Làm quân Tống hoang mang, bị động, thêm khó khăn cho việc xâm lược
nước ta.
- Buộc quân Tống phải có thời gian để củng cố lực lượng và quân ta cũng có
thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến chống Tống mà biết trước khơng
thể tránh khỏi.
Các nhóm theo dõi, so sánh với kết quả thảo luận của nhóm mình và tự rút kinh
nghiệm.
* Ví dụ 3:
Bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XVIII

I. Nhà Trần thành lập.
1. Nhà Lý sụp đổ.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có thể
cho các em hoạt động nhóm bằng sơ đồ tư duy theo hai yêu cầu sau:
Câu 1( nhóm 1, 2): Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cấp trung ương thời nhà Trần?
Câu 2( nhóm 3, 4): Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cấp trung gian và cấp cơ sở thời
nhà Trần?


Với câu hỏi thảo luận này giáo viên có thể cho các nhóm tiến hành trong 3- 4 phút,
sau đó u cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày, hoặc trình bày ra giấy( nếu
dạy máy chiếu), hoặc ra bảng phụ. Thành viên các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Sau khi học sinh trình bày, nhận xét, giáo viên đưa ra sơ đồ đã chuẩn bị:

- Học sinh quan sát, rút kinh nghiệm.
* Ví dụ 4:
Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ ( 1428- 1527)
II. Tình hình kinh tế- xã hội.
1. Kinh tế.
Để dạy phần này, giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa sau đó thảo
luận theo câu hỏi sau:
? Để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế, nhà nước Lê sơ đã thực hiện
những biện pháp gì? Nhận xét về những biện pháp đó?
Sau đó giáo viên chia nhóm ( 4- 6 học sinh) thảo luận kĩ thuật khăn phủ bàn theo
lĩnh vực kinh tế, cụ thể:
- Nhóm 1, 2 : Thảo luận về vấn đề nông nghiệp.


- Nhóm 3, 4: Thảo luận về vấn đề thủ cơng nghiệp.

- Nhóm 5, 6: Thảo luận về vấn đề thương nghiệp.
Thời gian cho phần thảo luận là 5 phút, sau thảo luận các nhóm báo cáo kết
quả( nếu sử dụng máy chiếu, giáo viên có thể chiếu kết quả của từng nhóm lên màn
hình), các nhóm khác cùng theo dõi và nhận xét.
Sau phần báo cáo và nhận xét của học sinh, giáo viên đưa ra nội dung đáp án
của câu hỏi đã chuẩn bị:
- Về nơng nghiệp:
+ Xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang đời sống nhân dân
khổ
cực.
+ Cho lính về quê làm rộng.
+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng..
+ Đặt các chức quan chun lo sản xuất nơng nghiệp.
+ Thực hiện chính sách quân điền.
+ Cấm giết trâu bò.
=> Lực lượng sản xuất được đảm bảo, nơng dân có ruộng để sản xuất, diện
tích đất nơng nghiệp được mở rộng => nơng nghiệp phát triển.
- Về thủ công nghiệp:
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.
+ Thăng Long là nơi tập trung nhiều nghành nghề thủ công nhất.
+ Quản lý, đẩy mạnh các xưởng thủ công nhà nước.
=> Thủ công nghiệp được mở rộng về qui mơ sản xuất, trình độ kỹ thuật của
thợ thủ công ngày càng cao.
- Về thương nghiệp:
+ Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
+ Đúc tiền đồng.
+ Bn bán với nước ngồi phát triển.
=> Hàng hố, tiền tệ được lưu thơng dễ dàng.
Học sinh so sánh kết quả thảo luận của mình với đáp án, rút ra bài học.
* Lưy ý: Hoạt động thảo luận nhóm cịn được thể hiện ở những trị chơi lịch sử

( trị chơi ơ chữ, ai nhanh hơn ai cho nhóm 2 học sinh, trị chơi ngơi sao may mắn,
theo dịng lịch sử cho nhóm 4- 6 học sinh . . .), nhất là ở các bài dạy có áp dụng
công nghệ thông tin. Trong phạm vi hạn hẹp của một đề tài nên tôi không thể đưa
hết tất cả các ví dụ minh hoạ được.
* Các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy, giáo viên rút ra những đặc
điểm chung sau:


×