Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích các chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lê Nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.28 KB, 2 trang )

Câu 2: Phân tích các chức năng của KTCT Mác – Lê Nin. Hãy nêu rõ ý nghĩa của
việc học tập nghiên cứu môn học này đối với sinh viên, cán bộ của Đảng và Nhà
nước?
Phân tích các chức năng của KTCT Mác – Lê Nin: có 4 chức năng
- Chức năng nhận thức: Nhận thức là chức năng chung của mọi khoa học, là lý do xuất
hiện của các khoa học trong đó có KTCT. Một mơn khoa học nào đó cịn cần thiết là vì
cịn có những vấn đề cần nhận thức, khám phá. Chức năng nhận thức của KTCT biểu
hiện ở chỗ: nó cần phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình phát triển kinh tế
của đời sống XH, tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người
vận dụng các QLKT một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả KT-XH
cao.
- Chức năng thực tiễn: Cũng giống như nhiều môn khoa học khác, chức năng nhận thức
của KTCT khơng có mục đích tự thân. Không phải nhận thức để nhận thức, mà nhận
thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn của KTCT.
Chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn của KTCT có QH chặt chẽ với nhau:
Từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống XH, phát hiện
ra bản chất của chúng, các quy luật chi phối chúng và cơ chế hoạt động của các quy luật
đó, KTCT cung cấp những luận cứ khoa học đề hoạch định đường lối chính sách và biện
pháp kinh tế.
Đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn
đã nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn.
Cuộc sống chính là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách, biện pháp kinh tế
và kiểm nghiệm những kết luận mà KTCT đã cung cấp trước đó. Thực tiễn vừa là nơi
xuất phát, vừa là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận kinh tế. Căn cứ để đánh giá
tính đúng đắn của lý luận kinh tế là ở sự phát triển của nền SX XH, tính hiệu quả của
hoạt động kinh tế.
- Chức năng phương pháp luận:
KTCT là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận của
KTCT biểu hiện ở các phạm trù và QLKT có tính chất chung là cơ sở lý luận của các
môn kinh tế chuyên ngành như: kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và các
môn kinh tế chức năng như: kinh tế LĐ, kế hoạch, tài chính, tín dụng…


Ngồi ra, KTCT cũng là cơ sở lý luận cho các môn khác như: địa lý kinh tế, dân số học,
lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết quản lý…
- Chức năng tư tưởng:
Trong các XH có giai cấp, chức năng tư tưởng thể hiện ở chỗ: các quan điểm lý luận
xuất phát từ lợi ích và bảo vệ lợi ích của các giai cấp hoặc các tầng lớp XH nhất định. Lý
luận KTCT của giai cấp tư sản đều phục vụ cho việc củng cố sự thống trị của giai cấp tư
sản, biện hộ cho sự bóc lột của CNTB.
KTCT Mác – Lê Nin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế giới quan, nhân sinh
quan và niềm tin sâu sắc vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân LĐ
nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột giai cấp và dân tộc, xây dựng thành công CNXH.
Ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu môn học này đối với sinh viên, cán bộ của Đảng và
Nhà nước.
+ Giúp cho người học hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm
được các qui luật kinh tế, chi phối sự vận động và phát triển kinh tế; phát triển lý luận


kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan,
giáo điều, duy ý chí, từ đó góp phần hình thành tư duy kinh tế mới.
+ Giúp người học có cơ sở lý luận và phương pháp luận nhằm học tập tốt các mơn khoa
học kinh tế khác vì các mơn kinh tế khác đều phải dựa vào các kiến thức, các phạm trù
kinh tế và các qui luật mà kinh tế chính trị Mác-Lênin nêu ra.
+ Cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho sự hình thành đường lối, chiến lược phát
triển KT-XH và các chính sách, biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy
luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước trong thời kỳ hiện nay. Đồng thời, nó
cũng giúp cho người học hiểu được các chính sách, chiến lược, qui hoạch do nhà nước
đặt ra.
+ Giúp người học hiểu được sự thay đổi của phương thức SX, các hình thái KT-XH là tất
yếu khách quan, là quy luật của lịch sử; giúp người học có niềm tin sâu sắc vào con
đường XHCN mà ĐCSVN và nhân dân ta đã lựa chọn, là phù hợp với quy luật khách
quan, đi với dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.




×