Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chị em phụ nữ hãy tự giải phóng mình - Một luận điểm tích cực và sáng tạo của Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.23 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 7 (32) - Tháng 9/2015

Chị em phụ nữ hãy tự giải phóng mình Một luận điểm tích cực và sáng tạo của Hồ Chí Minh
về quyền của phụ nữ
Women to liberate themselves –
A thesis positive and creative by Ho Chi Minh
about the rights of women
ThS. Lê Anh Thi
Trường Đại học Tiền Giang
M.A. Le Anh Thi
The University of Tien Giang
Tóm tắt
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy việc thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ, giải phóng họ khỏi những bất
cơng phi lý là một trong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam. Người luôn đấu tranh,
tạo điều kiện, khuyến khích và đưa ra nhiều chủ trương thiết thực để phụ nữ khẳng định vị thế của họ.
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện bình đẳng cho phụ nữ trên tất cả các phương diện về kinh tế, chính trị, gia
đình và xã hội là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Thêm vào đó, khía cạnh tích cực trong
quan điểm của Người đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ cịn là, Người ln kêu gọi và đặt ra đòi hỏi
trước hết là, bản thân phụ nữ phải tự mình vươn lên, hăng hái, xung phong vượt qua mọi khó khăn trở
ngại, khắc phục tâm lý tự ti, cam chịu, an phận. Đây là một yếu tố mang tính quyết định.
Từ khóa: phụ nữ, giải phóng, tự giải phóng…
Abstract
Ho Chi Minh early found that the implementation of equal rights for women, liberating them from the
absurd injustice is one of the important objectives of Vietnam’s revolution. He was always fighting,
facilitating, encouraging and providing practical guidelines for many women to assert their position.
According to Ho Chi Minh, equality for women in all aspects of economy, politic, family and society is the
responsibility of the Party, the State and society. In addition, the positive aspect of Ho Chi Minh’s views on
women’s liberation was, he always asked for first requirement – women must rise up by themselves, eager
and voluntary to overcome all obstacles, psychological inferiority. This is a crucial factor.


Keywords: women, disenthral, liberate themselves…

1. Trong “Bài nói tại Hội nghị cán bộ
thảo luận Luật hơn nhân và gia đình” (năm
1959), Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Nói
phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng
giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng

một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa” [8, tr. 300]. Hồ Chí Minh nhận
thấy rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ là
một cuộc cách mạng to lớn và khó khăn,
66


LÊ ANH THI

địi hỏi phải có một q trình lâu dài và bền
bỉ. Vì vậy, muốn xóa bỏ tư tưởng lạc hậu
ấy khơng phải đơn giản, nhanh chóng mà
địi hỏi cả một q trình, sự quan tâm của
tồn xã hội, là trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước. Bởi lẽ, đây không phải chỉ là việc
giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp
giữa hai giới nữ và nam. Tuy nhiên, muốn
thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ,
theo Hồ Chí Minh, bản thân người phụ nữ
phải xem đây là sự nghiệp của bản thân,
tức sự nỗ lực tự giải phóng. Nhận thức

được tầm quan trọng của sự nỗ lực tự giải
phóng, Hồ Chí Minh đã nêu lên những biện
pháp, những chỉ dẫn có tính định hướng
nhằm giúp cho phụ nữ có thể giành lại
những quyền lợi vốn phải có của mình
trong xã hội.
2. Những biện pháp thực hiện quyền
bình đẳng của phụ nữ được Hồ Chí Minh
nêu ra rất cụ thể, thiết thực, đó là:
Thứ nhất: Thực hiện quyền bình đẳng
của phụ nữ phải gắn liền với chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Hồ Chí Minh xác định rõ, muốn giải
phóng phụ nữ thành cơng, phải gắn với các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Người ln yêu cầu Đảng và Nhà
nước ta, cần đưa nhiệm vụ này vào chủ
trương, chính sách, đồng thời phải có biện
pháp và cách làm hiệu quả, định hướng kịp
thời cho phụ nữ. Hồ Chí Minh thường
xuyên nhắc nhở các cấp lãnh đạo rằng, sau
khi có chủ trương và chính sách hợp lý cho
phụ nữ được bình quyền, thì phải triển khai
chủ trương, đường lối ấy và thực hiện một
cách cụ thể, thiết thực, nói đi đơi với làm,
bám sát các hoạt động của phụ nữ, hướng
dẫn, giúp đỡ họ tháo gỡ khó khăn. Như
vậy, Đảng, Nhà nước giữ vai trị rất quan
trọng trong cuộc cách mạng bình đẳng giới.

Đối với các chính sách, pháp luật, cũng
phải ban hành những điều luật phù hợp,

giúp phụ nữ thoát khỏi những định kiến từ
ngàn xưa, tạo sự bình đẳng cho hiện tại và
tương lai.
Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng
và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết
thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để
ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công
việc, kể cả công việc lãnh đạo” [10, tr. 617].
Thứ hai: Thực hiện quyền bình đẳng
của phụ nữ là sự nghiệp của bản thân người
phụ nữ.
Năm 1956, Hồ Chí Minh nói: “Chiến
sĩ phụ nữ cịn ít, phụ nữ chiếm nửa số dân
tộc mà cái gì cũng hiếm. Ta phải giúp đỡ.
Nhưng không phải phụ nữ cứ ngồi khoanh
tay ngồi chờ giúp đỡ, mà phải cố gắng” [6,
tr. 295]. Như vậy, ngoài việc nhắc nhở
Đảng, Nhà nước phải giúp đỡ để phụ nữ
tiến bộ, thì theo Hồ Chí Minh, phụ nữ
khơng được chỉ trơng chờ vào các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, mà phải tự đấu tranh giành lấy
quyền lợi, khẳng định vị trí, vai trị của
mình. Người nói: “V phần mình, chị em
phụ nữ khơng nên ngồi chờ Chính phủ, chờ
Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự
mình phải tự cường, phải đấu tranh” [7, tr.

301]. Như vậy, việc giành quyền bình
đẳng, chống sự phân biệt đối xử với phụ
nữ, không phải ai làm thay, mà chính phụ
nữ phải vươn lên tự giải phóng, đứng lên
đấu tranh cho quyền lợi của mình. Có như
thế mới mong cuộc cách mạng mang lại
bình quyền giữa nam và nữ sớm thành
công. Người đã nêu lên những biện pháp
giúp chị em phụ nữ có thể tự nỗ lực, giải
phóng mình bằng cách:
- Xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu của
bản thân và những định kiến của xã hội:
Người cũng sớm thấy “Phụ nữ chúng ta
còn một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng
túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng
của mình” [9, tr. 59]. Trong bài nói chuyện
tại “Đại hội phụ nữ tồn quốc lần thứ III”,
67


CHỊ EM PHỤ NỮ HÃY TỰ GIẢI PHĨNG MÌNH - MỘT LUẬN ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ ...

một lần nữa Người nhấn mạnh: “Phụ nữ ta
phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có
ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên
mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật”
[9, tr. 59]. Như vậy, Hồ Chí Minh không
những rất tin vào năng lực phụ nữ, mà còn
thức tỉnh chị em phụ nữ, giúp họ tin vào
bản thân mình có thể làm được việc lớn, tự

mình cởi bỏ những trói buộc trước đây, xóa
bỏ tâm lý tự ti, mặc cảm. Bởi vì, hơn ai hết,
Hồ Chí Minh hiểu rằng, để phụ nữ có được
vai trị, vị trí của mình trong xã hội, gia
đình, cũng như đạt được sự bình đẳng, tự
do, phát triển, phát huy năng lực và khả
năng của bản thân thì phụ nữ phải phấn đấu
tự giải phóng mình ra khỏi những định kiến
bất bình đẳng, những tư tưởng lạc hậu, đã
in sâu trong xã hội. Người nói: “Bản thân
chị em phụ nữ phải có chí tự cường tự lập,
phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của
mình” [8, tr. 707]. Bằng cách, “Các cơ,
nhất là các cơ ở huyện, phải đấu tranh
mạnh. Vì các cơ mà khơng đấu tranh thì
những đồng chí nam có thành kiến với phụ
nữ sẽ khơng tích cực sửa chữa” [10, tr.
275] và “Phụ nữ phải làm sao cho người ta
thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ khơng cất
nhắc, anh chị em cơng nhân sẽ cử mình
lên” [6, tr. 537].
- Phụ nữ phải phấn đấu học tập, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn
đức, luyện tài: Trong bài viết “Chống nạn
thất học”, Người viết “Phụ nữ lại càng cần
phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là
lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới,
để xứng đáng mình là một phần tử trong
nước...” [4, tr. 41]. Nếu như trong xã hội
phong kiến hay trong thời kỳ thuộc địa nửa

phong kiến, việc học tập chỉ dành cho nam
giới, phụ nữ thì khơng. Do đó, trình độ
nhận thức, cũng như bản lĩnh tham gia xã
hội của phụ nữ là khơng có. Bởi vậy, theo
Hồ Chí Minh, học tập là một con đường
giúp phụ nữ có thể tự giải phóng, xóa bỏ

được những rào cản nhỏ hẹp trong “xó
bếp”, điều mà trước đây mặc định cho họ.
Nhưng phải học tập thật quyết tâm, nghiêm
túc, Người chỉ dẫn tiếp, phụ nữ “Phải quyết
tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng
ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập
thể, đồn kết giúp đỡ nhau để giải quyết
mọi khó khăn của phụ nữ trong cơng tác
chính quyền” [8, tr. 640]. Năm 1960, Hồ
Chí Minh nói thêm rằng, “Bản thân phụ nữ
phải: - Gắng học tập chính trị, học tập văn
hóa, kỹ thuật. - Nâng cao tinh thần yêu
nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa” [7, tr.
511].
- Sự nỗ lực tự giải phóng của phụ nữ
cịn được thực hiện bằng cách, chị em phụ
nữ sẽ tích cực, chủ động thi đua trong mọi
việc, mọi lĩnh vực: Năm 1956, trong tác
phẩm “Chúc mừng ngày phụ nữ quốc tế “8
- 3””, Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng, tùy vào
điều kiện, hồn cảnh, công việc và cương vị
trong xã hội, phụ nữ phải hăng hái thi đua,
thể hiện sự tích cực, chủ động của bản thân.

Có như vậy, sự nghiệp giải phóng, cũng
như vị thế của họ mới dần được thừa nhận.
Người viết: “Chị em phụ nữ nơng thơn THI
ĐUA góp sức hồn thành tốt cải cách ruộng
đất và lập những tổ đổi công tốt. Chị em
công nhân và công chức THI ĐUA làm
trọn nhiệm vụ của mình. Chị em trí thức
THI ĐUA góp phần vào việc phát triển văn
hóa. Nữ thanh niên tùy theo cương vị của
mình, THI ĐUA học và hành, xung phong
trong mọi công việc” [6, tr. 283].
- Bên cạnh đó, phụ nữ cũng phải nắm
chắc nhiệm vụ của mình, tránh bị bao biện,
làm thay: Trong lần nói chuyện với đồng
bào và cán bộ tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc
khen ngợi tinh thần vượt khó để tham gia
xây dựng đất nước, Người cũng nhắc nhở:
“chị em còn phải cố gắng học tập và đấu
tranh hơn nữa để đi đến thật sự nam nữ
bình quyền” [9, tr. 106]. Do vậy, nếu muốn
giải phóng được mình, phụ nữ trước hết
68


LÊ ANH THI

phải làm chủ bản thân mình, cả trong cơng
tác lẫn cuộc sống, có như thế thì sự nghiệp
mới hoàn thành vẻ vang.
3. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng

qua các kỳ đại hội, cũng như những chính
sách của Nhà nước đã luôn nhấn mạnh đến
vấn đề liên quan đến phụ nữ như: Việc
thực hiện bình đẳng giới; cơng tác cán bộ
nữ; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế – xã hội; nâng cao
trình độ học vấn cho phụ nữ. Ngồi những
chủ trương, chính sách được thể hiện trong
các văn bản cụ thể thì Đảng và Nhà nước
cũng chú trọng đến cơng tác phát triển
quyền bình đẳng của phụ nữ, qua những
buổi gặp ngoại giao, những ký kết mang
tính khẳng định vững chắc lập trường của
mình về cơng tác phụ nữ.
Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam năm 1930, trong Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng đã định hướng rõ một trong
những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
là chú trọng thực hiện “nam nữ bình
quyền”. Trong “Tun ngơn độc lập”,
(02/9/1945), đã khẳng định, mọi người sinh
ra đều được hưởng tự do, bình đẳng và
hạnh phúc như nhau, khơng phân biệt màu
da, sắc tộc, khơng phân biệt đó là nam hay
nữ. Trong “Hiến pháp của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa”, năm 1946, đã tuyên
bố với thế giới rằng, dân tộc Việt Nam có
đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Việt Nam có
cơ hội và điều kiện đứng ngang hàng với
nam giới. “Hiến pháp năm 1980”, Điều 57,

khẳng định: “Công dân khơng phân biệt
dân tộc, nam nữ… đều có quyền bầu cử”
[11, tr. 12] và “Hiến pháp năm 1992”, Điều
52, khẳng định “Mọi cơng dân đều bình
đẳng trước pháp luật” [12, tr. 9].
Trong Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí
thư ngày 16/05/1994 về công tác cán bộ
nữ, được thể hiện rõ trong “Chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
đến năm 2010” do Chính phủ cơng bố ngày

04/10/1997. Đây được coi là văn bản ghi
nhận vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam,
họ là đối tượng vừa có tiềm năng lớn, vừa
là động lực khơng kém phần quan trọng
trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh
tế - xã hội. Nhưng đồng thời, về phần
mình, phụ nữ cần kết hợp hài hịa cơng
việc gia đình với cơng tác xã hội. “Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X” đã
đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ
là: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi
mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực
hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ
nữ thực hiện tốt vai trò người công dân,
người lao động, người mẹ, người thầy đầu
tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để
phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các
hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và
quản lý ở các cấp” [13, tr. 3]. Thực hiện

Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể
hóa quan điểm của Đảng đối với việc thực
hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong
thời kỳ mới, Ngày 27/04/2007, Bộ Chính
trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ-TW về công
tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày
29/11/2006 Quốc hội khóa XI, tại kỳ họp
thứ 10 đã thơng qua Luật Bình đẳng giới.
Đây là những văn bản pháp lý có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội,
góp phần hồn thiện hơn hệ thống pháp
luật về bình đẳng giới, là cơng cụ pháp lý
thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phấn đấu thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta.
Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn
Công ước của Liên Hiệp quốc về xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW). Công ước khẳng định tất cả các
hình thức phân biệt đối xử đều bị lên án và
các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi
biện pháp thích hợp, bao gồm cả biện pháp
pháp luật, nhằm bảo đảm cho phụ nữ được
thực hiện và thụ hưởng đầy đủ quyền con
người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng
69


CHỊ EM PHỤ NỮ HÃY TỰ GIẢI PHĨNG MÌNH - MỘT LUẬN ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ ...


với nam giới. Trong buổi tiếp các trưởng
đoàn dự cuộc họp “Mạng lưới lãnh đạo nữ
lần thứ 11 của diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC)”, diễn
ra vào tháng 09/2006 tại Hà Nội, Chủ tịch
Nguyễn Minh Triết nêu rõ: “Ở Việt Nam,
vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ
tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động.
Trong thời kỳ hịa bình và xây dựng đất
nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật… Vai trị của phụ nữ hồn tồn xứng
đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước
và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang” [14, tr. 1].
Bà Steven, một giáo sư sử học người
Mỹ, đã viết: “Hai thế kỷ qua đã sản sinh ra
những lãnh tụ chính trị nổi tiếng trên thế
giới nhiều hơn tất cả các giai đoạn khác
trong lịch sử. Trong số những lãnh tụ là
nam giới như Tô-mát Giéc-phéc-sơn,
Mahatma Găng-đi, Các Mác, V.I. Lênin,
Mao Trạch Đơng... chỉ có Hồ Chí Minh đã
ln nói về quyền bình đẳng của phụ nữ
được hưởng các quyền lợi khác nhau như
nam giới. Chỉ có Hồ Chí Minh là thấy
được rằng phụ nữ đã phải chịu đựng gánh
nặng như nam giới và còn hơn thế nữa. Tất
cả các lãnh tụ nói trên đều quan tâm sâu

sắc đến cơng lý xã hội, cho tồn thể xã hội,
nhưng chỉ có Hồ Chí Minh đã thẳng thắn
nói về chủ đề phụ nữ” [3, tr. 142]. Có thể
nói, Hồ Chí Minh từ chỗ tin tưởng vào vị
trí, vai trị của phụ nữ, Người đã thức tỉnh
họ, mong muốn họ đứng lên đấu tranh,
đồng thời, tạo mọi cơ hội và điều kiện để
phụ nữ vươn lên. Đưa ra những giải pháp
và hướng đi hiệu quả giúp phụ nữ tự khẳng
định mình. Người ln nhắc nhở các cấp
lãnh đạo Đảng và chính phủ phải thật sự tin
tưởng và tạo điều kiện tối đa cho việc thực
hiện nam nữ bình quyền. Từ chỗ, những
chủ trương ban hành liên quan đến quyền

bình đẳng giữa nam và nữ, Hồ Chí Minh
ln khẳng định một điều, đó là bản thân
phụ nữ phải tự cố gắng vươn lên, đấu tranh
cho quyền lợi chính đáng của mình. khơng
được trơng chờ, ỷ lại. Có như thế, sự
nghiệp giải phóng phụ nữ mới thành công,
Bằng nhiều cách khác nhau, phụ nữ sẽ nỗ
lực vươn lên, giải phóng mình. Có thể xem
đây là một trong những luận điểm rất sáng
tạo, tích cực trong quan điểm Hồ Chí Minh
về cơng cuộc giải phóng phụ nữ. Kế thừa,
vận dụng và phát triển quan điểm của Hồ
Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm
tạo điều kiện để phụ nữ được bình đẳng với

nam giới về mọi mặt. Đây là điều kiện
thuận lợi, phá đi rào cản về giới và cũng
chính là là động lực thúc đẩy chị em phụ
nữ tự vươn lên khẳng định mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

1.

Trần Thị Vân Anh (2010), “Những trở ngại
đối với sự phấn đấu của nữ lãnh đạo”,
Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới.

2.

Phạm Hồng Điệp (2008), Chủ tịch Hồ Chí
Minh với sự tiến bộ của phụ nữ, Nxb
Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

3.

G.Steven (1990), Vai trị của Hồ Chí Minh
trong lịch sử tiến bộ của phụ nữ, Hội thảo
quốc tế về Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.

4.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 4,

Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

5.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 8,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

6.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 10,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

7.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 11,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

8.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 12,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

9.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 13,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


LÊ ANH THI


10. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 15,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

Việt Nam />News/NewsDetail.aspx?co_id=30396&cn_id
=517714.

11. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980,
Hà Nội.

14. Trang web của Cổng thông tin điện tử tỉnh
Hậu Giang />data/sites/10/chuyende/phunu/phan2/vitrivai
trocuaphunutrongxuthehoinhapi.html

12. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992,
Hà Nội.
13. Trang web của Báo điện tử Đảng Cộng sản

Ngày nhận bài: 21/11/2014

Biên tập xong: 15/9/2015

71

Duyệt đăng: 20/9/2015



×