Gợi ý viết thư UPU lần thứ 40
Đề: Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong khu rừng. Em hãy viết thư cho 1
người nào đó để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng
I/ Ý Nghĩa đề tài:
Chủ đề cuộc thi năm nay của UPU nhằm hưởng ứng "Năm quốc tế về Rừng -2011"
II/ Tìm hiểu về rừng:
1.1. Rừng
- Thuở sơ khai, rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống con người.
- Rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã
sinh vật này phải có diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với
môi trường, giữa các phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ đủ lớn nhằm hình thành hoàn
cảnh rừng khác với hoàn cảnh bên ngoài.
1.2. Vai trò, lợi ích của rừng đối với cuộc sống
- Rừng cung cấp dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật, và sâu bọ trên Trái
Đất (Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối thì rừng chiếm 37 tỷ tấn
(70%). Cây rừng sẽ thải ra 52.5 tỷ tấn (44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người,
động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm). Một hecta rừng hằng năm tạo nên 16 tấn
O2 (rừng thông: 30 tấn, rừng trồng: 3-10 tấn). Mỗi người một năm cần 4000kg O2, tương ứng
với lượng oxy do 1000 - 3000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm. Với khả năng hấp thụ khí
đioxit các-bon và lọc các chất gây ô nhiễm khác, cây giúp chúng ta giữ gìn h=không khí trong
lành và làm giảm nguy cơ nóng lên của toàn cầu.
-Rừng điều hòa khí hậu (Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng
3-5 độ C)
- Rừng bảo vệ và ngăn gió bão xói mòn, lở đất, điều hòa và cung cấp nguồn nước... (Lượng đất
xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng)
-Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi, dược liệu...
- Rừng là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen vô tận, quý hiếm...
-Cây rất quan trọng đối với lợi ích của hành tinh chúng ta và giữ vai trò thiết yếu trong việc
điều hòa các chu trình khí hậu và nước.
+ Lá hấp thụ khí đioxit các-bon, một loại chất khí thải ra khi các nhiên liệu như củi, dầu và
xăng bị đốt cháy, góp phần dẫn đến sự thay đổi khí hậu. Loại khí này sau đó được chuyển
thành (hoặc được quang hợp thành) các loại dinh dưỡng mà cây đang sinh trưởng sử dụng và
tích lũy. Với khả năng hấp thụ khí đioxit các-bon và lọc các chất gây ô nhiễm khác, cây giúp
chúng ta giữ gìn ko khí trong lành và làm giảm nguy cơ nóng lên của toàn cầu.
+ Rễ cây hút nước, ô-xy, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác từ đất. Chúng cũng giúp
cho cây đứng vững và giữ đất, bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi hay xói mòn. Khi rễ phát triển và lan
rộng ra những chỗ rỡng trong đất xung quanh chúng sẽ xuất hiện, nạp ko khí cho trái đất và tạo
ra hiệu ứng bọt biển làm cho đất hút được nước, rồi nước dần dần chyar ra suối ra sống ngòi.
+ Rừng còn được cấu thành bởi hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật mà đời sống
của chúng đều liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Nguyên nhân suy thoái rừng:
a, Do tự nhiên và sự bất cẩn của con người đã dẫn đến những vụ cháy rừng lớn
b, Việc chặt hạ gỗ quý, khai thác khoáng sản, săn bắt thú bừa bãi.. dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng là đất đai bạc màu, lũ lụt ngày một nhiều hơn và nhiều thiệt hại nặng nề khác về môi
trường.
c, Dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan từ lối sống du canh du cư
d, Chiến tranh kéo dài (hóa chất độc hủy hoại rừng, chính phủ chưa có điều kiện quan tâm bảo
vệ rừng).
e, Việc xây dựng các công trình giao thông, khu công nghiệp, du lịch, nhà máy thủy điện...
không phù hợp cũng gây ra nguy hại cho rừng.
g, Việc bảo vệ rừng chưa có giải pháp thỏa đáng và hiệu quả từ các chính phủ và cơ quan quản
lý (các chính sách, biện pháp về bảo vệ và khai thác rừng không hợp lý, lực lượng kiểm lâm
còn quá mỏng và thiếu phương tiện...)
h, Ý thức bảo vệ rừng của nhiều người còn kém,
3/ Các biện pháp, hoạt động bảo vệ rừng (giữ cân bằng sinh thái rừng)
3.1, Có chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế..; rút ngnaws
khoảng cách giàu nghèo, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi...; chấm dứt tìnht rạng
tự do du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy...
3.2, Đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong 1 thời gian dài để
có đủ thời gian phát triển đa dạng các thảm thực vật, loài động vật..
3.3, Có cac schuowng trình, dự án như "Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng", "Chương trình lá
phổi xanh", "Trồng cây gây rừng"
3.4, Có chính sách, quy hoạch về xây dựng cơ bản, xây dựng đường giao thông, công trình
thủy điện, du lịch trên cơ sở bảo vệ hệ sinh thái của rừng,,,
3.5, Có chính sách đúng đắn về khia thác tài nguyên, sản vật của rừng...
3.6, Tăng cường nhân lực, phương tiện để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng
với lâm tặc, săn bắt thú trái phép.
3.7, Xây dựng khung pháp lý nghiêm về bắt giam, khởi tố và truy tố với những người phá hoại
rừng
3.8, Nghiên cứu khoa học để tìm các biện pháp bảo vệ rừng.
3.9, Giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi người.
III. Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
Ba câu hỏi của đề bài:
- Chọn cây nào trong khu rừng nào để hóa thân (người viết thư) và chọn ai để gửi bức thư
(người nhận thư)?
- Trao đổi những vấn đề nào về việc "bảo vệ rừng là rất quan trọng" (nội dung bức thư)?
- Diễn đạt bức thư thế nào cho đọc đáo (cách viết)?
1. Chọn cây trong khu rừng để hóa thân và chọn người để gửi bức thư?
1.1, Chọn cây
- Trong khu rừng, ngoài cây cối còn có muông thú, đất đai, suối thác... Nhưng "chủ nhân" của
rừng là cây cối, cây là đại diện cho tất cả "cư dân" của rừng, "tiếng nói" của cây là của cả khu
rừng... Cây có hàng vạn loài. Tùy theo vùng khí hậu quốc gia vùng miền, tùy mỗi loại rừng lại
có những loài cây khác nhau.
- Cây được chọn phải có tên cụ thể, có đời sống tương đối dài để chứng kiến những đổi thay,
để có thể "hiểu biết", "trải nghiệm" nhằm trao đổi việc "bảo vệ rừng"...
- Nên tìm hiểu kĩ loại cây mình chọn (tên gọi, hình dáng, "tập tính", "đời sống", cách thức gieo
trồng, công dụng của cây; đặc biệt là "hoàn cảnh", "cuộc đời", "bạn bè", "tâm trạng" của cây).
1.2, Chọn người nhận thư
- Là người biết lắng nghe, cùng quan tâm, biết chia xẻ và có thể làm được điều đó để cùng
nhau bảo vệ rừng. Người nhận thư và người viết thư phải cụ thể, có thật, như thật, hai người có
1 mối quan hệ đặc biệt nào đó thì bức thư mới tạo ấn tượng. Không nên gửi cho 1 ai đó chung
chung, thiếu những hoàn cảnh cụ thể.
- Người nhận thư càng độc đáo thì việc trao đổi càng có nhiều chuyện thú vị để nói.
2/ Trao đổi những vấn đề về việc "bảo vệ rừng là rất quan trọng "
2.1, Lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người.
2.2, Tác hại khi rừng bị hủy hoại, suy thoái
2.3, Những biện pháp bảo vệ rừng được vẹn toàn.
**Lưu ý: Không nói trực tiếp các nội dung trên mà +++g trong hình ảnh, trong hình tượng,
trong câu chuyện...
3/ Bức thư được diễn đạt độc đáo (cách viết)
3.1, Chọn lựa cấu trúc bức thư
- Không nên viết cho ai đó để bàn luận trực tiếp thế nào là rừng, rừng có những loại nào, rừng
mang lại lợi ích gì, phá rừng nguy hại ra sao, các biện pháp bảo vệ rừng....
- Nên tưởng tượng để chọn 1 câu chuyện hoặc 1 tình huống, một sự cố của chính mình (một
cây đang sống giữa rừng) để nhân đó trao đổi các nội dung chung quanh việc "bảo vệ rừng là
rất quan trọng"
** Một số hướng cấu trúc bức thư có tính chất gợi ý :
- Cây Chò Chỉ ở rừng Cúc Phương viết thư gửi 1 học sinh nhân Năm quốc tế về rừng.
- Cây Huỳnh Đàn bị bật gốc sau trận lũ lớn, viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ
-Thư của trầm hương rừng Phước Sơn gửi người tìm trầm
- Cây Pơ Mu gửi người tạc tượng.
-Cây Thông Năm Lá Đà Lạt gửi tác giả ca khúc "Một đời người, một rừng cây"
- Cây Đào Chuông ở Bà Nà gửi thư cho 1 nhà khoa học Nhật Bản
- Cụ Bách Xanh 500 tuổi gửi Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc nhân "Năm quốc tế về rừng -2011"
- Cây Cầm Lai rừng Tây Nguyên gửi người kiểm lâm đã hy sinh trong khi bảo vệ rừng.
- Cây Bạch Đàn Nâu rừng Tây Bắc gửi 1 bạn học sinh khi đang chuẩn bị tết trồng cây
- Thư của cây Tràm Đồng Tháp Mười gửi tác giả "Đất rừng phương Nam"
- ...
3.2, Tìm cách chuyển tải những ý tưởng sâu sắc qua bức thư
- Các nội dung về ý nghĩa việc bảo vệ rừng đã nói trên phải được chuyển hóa vào bức thư 1
cách nhuần nhuyễn, cô đọng, tiêu biểu: không nói lan man, sa đà dài dòng. qua bức thư, các
yêu cầu trên đều được đề cập đến nhưng hêt sức kín đáo., phù hợp với lứa tuổi và cách nghĩ
trong sáng của các em
3.3, Ngôn ngữ và giọng điệu
- Đây là lời của "cây: nên từ dùng phải cân nhắc cho phù hợp, tránh trùng lặp, không nên "lên
gân" theo kiểu căm giận, oán hờn hay hô hào làm mất đi sự hồn nhiên, chân thành. Nên nhỏ
nhẹ, chia sẻ, từ tốn, thuyết phục... hợp với nhân vật.
- Phải thay đổi giọng điệu theo từng nội dung: Chỗ nào lập luận thì phải viết rõ ràng, súc tích,
chặt chẽ, từ ngữ chính xác; chỗ nào thiên về tình cảm thì viết xúc động
4/ Các bước cần tuân thủ khi viết thư
- Bước 1: Tìm đọc những bức thư hay để tạo cảm hứng, học tập cách viết,
- Bước 2: Suy nghĩ, tưởng tươngk, tìm ý tưởng, tìm kết cấu phù hợp. (Hóa thân vào cây gì?
Hình dáng, tập tính, suy nghĩ của cây ấy thế nào? Gửi thư cho ai? Người ấy đang có hoàn cảnh
công việc thế nào? Mình với người ấy có mối liên hệ ra sao? Bắt đầu thư thế nào cho ấn
tượng? Dẫn câu chuyện đến đâu? Kết thúc ra sao? Toàn bộ bức thư và từng chi tiết sẽ nói lên ý
nghĩa nào về việc bảo vệ rừng? ) Nên trao đôi với thầy cô, những người hiểu biết để tham khỏa
về nội dung cách viết.
- Bước 3: Xây dựng bài viết
+ Lập bố cục: Từng ý, từng đoạn liên kết nhau (yếu tố quyết định thành công)
+ Tìm những chi tiết, hình ảnh , cách nói, từ ngữ xác đáng
+ Tìm cách mở bài, kết bài sao cho tự nhiên, cho ấn tượng ) đọc là thấy vấn đề, nhưng ko được
lộ)
+ Tìm cahcs diễn đạt: Chú ý ngôn ngữ sử dụng; sử dụng cách nói hình tượng, hình ảnh, các
biện pháp tu từ, cách đặt câu
+ Bước 4: Viết theo dàn ý đã vạch ra
+ Bước 5: Đọc, sữa chữa, hoàn chỉnh
+ Bước 6: Nộp bài