Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu chuỏng 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.32 KB, 9 trang )

PHẦN SINH THÁI HỌC - Chương 3. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
KIẾN THỨC:
1. Hệ sinh thái. Chức năng cơ bản và các thánh phần cấu trúc trong hệ sinh thái.
* Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã sinh vật. trong hệ sinh thái (HST), các
sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trươờn tạo nên một hệ
thống hoàn chỉnh và thống nhất.
Sự tác động qua lại giữa các quần xã và sinh cảnh tạo nên những mối quan hệ dinh dưỡng xác định, tạo nên
cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã
và các nhân tố vô sinh.
* Chức năng của hệ sinh thái:
- Trao đổi chất
- Trao đổi năng lượng
* Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
+ Thành phần vô sinh (sinh cảnh)
Chất vô cơ (C, N
2
, CO
2
, H
2
O,…) chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit,...) và chế độ khí hậu
+ Thành phần hữu sinh:
- Sinh vật sản xuất: có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
- Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.
- Sinh vật phân giải chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số động vật không xương sống (giun đất, sâu bọ,...),
chúng phân giải xác chết và chất thải của các sinh vật thành các chất vô cơ.
2. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Nội dung phân biệt Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tao
Thành phần loài Đa dạng Ít đa dạng
Tính ổn định Cao, ít phát sinh dịch bệnh Kém, dễ phát sinh dịch bệnh
Quan hệ dinh dưỡng chuỗi thwusc ăn dài, lưới thức ăn phức


tạp
Đơn giản
Năng suất sinh học - Thấp
- Chu trình vật chất không khép kín
- Cao
- Chu trình vật chất khép kín
Cơ chế duuy trì ổn
định
Hoàn toàn tự nhiên thông qua hiện tượng
khống chế sinh học
Nhờ sự bổ sung vật chất và áp dụng các
biện pháp kĩ thuật.
3. Chuỗi thức ăn.
* Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là
một mắt xích của chuỗi, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu
thụ.
* Trong một chuỗi thức ăn có 3 loại sinh vật:
- Sinh vật sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ:
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: là sinh vật ăn thực vật hay sinh vật kí sinh trên thực vật
+ Sinh vật tieu thụ bậc 2: là sinh vật ăn thịt hay sinh vật ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1.
+ Có thể có sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4,…
- Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, côn trùng,…
Ví dụ:
Lúa → Châu chấu → ếch → rắn → đại bàng → sinh vật phân giải
Mùn bã hữu cơ → Tôm đất → cá → chim bói cá → sinh vật phân giải
4. Chu trình sinh địa hoá, chu trình
a) Chu trình sinh địa hoá
;à chu trình trao đổi chất trong tự nhiên theo đường từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật (quần xã sinh
vật), qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng trở về lại môi trường.

b) Chu trình cacbon
- Cacbon từ môi trường vào quần xã sinh vật dưới dạng cacbondioxit khử CO
2
được thực vật hấp thụ, thông
qua quá trình quang tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon.
- Cacbon trao đổi trong quần xã. Hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn (trên cạn
và dưới nước)
- Cacbon trở lại môi trường vô cơ : quá trình hô hấp ở sinh vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành
chất vô cơ của vi sinh vật đã thải ra một lượng lớn CO
2
, hoạt động sản xuất công nghiệp, đốt cháy nguyên
liệu hoá thạch nhưn than đá, dầu lửa,…giao thông vận tải.
- Cacbon lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa.
BÀI TẬP
I. Bài tập tự luận
Câu 1. Thế nào là lưới thức ăn ? Trong 1 lưới thức ăn có thể có những bậc dinh dưỡng nào ?
Câu 2. Tháp sinh thái là gì ? Hãy phân biệt các loại hình tháp sinh thái. Phát biểu quy luật tháp sinh thái.
Câu 3. Chu trình nitơ và chu trình nước trong hệ sinh thái được diễn ra như thế nào ?
Câu 4. Hiệu suất sinh thái là gì ? Vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ
dần ?
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Hệ sinh thái bao gồm
A. quần thể sinh vật và sinh cảnh B. quần xã sinh vật và sinh cảnh
C. tập hợp các nhóm cá thể cùng loài trong một khoảng không gian xác định
D. các loài sinh vật luôn tác động qua lại với nhau
Câu 2. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi chất và năng
lượng giữa
A. quần xã sinh vật và môi trường của chúng B. các sinh vật trong quần thể
C. các sinh vật trong loài D. các sinh vật với nhau và với ngoại cảnh
Câu 3. Nội dung nào sau đây sai?

A. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng B. Hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất
C. Bất kì một sự gắn kết nào giữa các sinh vật với nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một
chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được coi là một hệ sinh thái
D. Một giọt nước ao không được coi là hệ sinh thái
Câu 4. Thành phân cấu trúc của một hệ sinh thái gồm
A. thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ B. thành phân vô sinh và sinh vật sản xuất
C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
D. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
Câu 5. Sinh vật phân giải gồm
A. vi khuẩn, nấm B. quạ ăn xác động vật chết
C. vi khuẩn, nấm và một số động vật không xương sống như giun đất, sâu bọ
D. vi sinh vật hoá tự dưỡng
Câu 6. Sinh vật sản xuất gồm
A. thực vật B. vi sinh vật quang tự dưỡng
C. chủ yếu là thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡngD. vi sinh vật hoá tự dưỡng
Câu 7. Nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ
1. Nấm 2. Giun đất 3. Động vật ăn thực vật
4. Cây xanh 5. Động vật ăn thịt 6. Tảo lục
Phương án được chọn là:
A. 1, 2 B. 2, 5 C. 4, 6 D. 3, 5
Câu 8. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định vì
A. các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
B. các sinh vật trong quần xã luôn tác động với nhau
C. các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành
phần vô sinh của sinh cảnh
D. các sinh vật trong quần xã luôn tác động với nhau và với các quần thể khác cùng loài
Câu 9. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất được chia thành các nhóm
A. hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái rừng
B. hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái vùng biển khơi
C. hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái nước đứng

D. hệ sinh thái dưới nước, hệ sinh thái trên cạn
Câu 10. Dựa vào nguồn gốc hình thành hệ sinh thái được chia ra
A. hệ sinh thái dưới nước, hệ sinh thái trên cạn
B. hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt
C. hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển
D. hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo
Câu 11. Vai trò chủ yếu trong sự hình thành các hệ sinh thái trên cạn là yếu tố
A. địa hình B. thổ nhưỡng C. dinh dưỡng D. khí hậu
Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng về đặc điểm của các hệ sinh thái dưới nước?
1. Hệ sinh thái nước mặn có thành phần loài nghèo nàn hơn so với hệ sinh thái trên cạn
2. Hệ sinh thái nước mặn có hệ động vật rất phong phú, có hầu hết các nhóm động vật
3. Hệ sinh thái nước đứng có kích thước lớn bao nhiêu thì càng ổn định bấy nhiêu
4. Hệ sinh thái nước đứng có kích thước nhỏ bao nhiêu thì càng ổn định bấy nhiêu
5. Hệ sinh thái nước chảy có chế độ nhiệt, nồng độ muối hoà tan không đồng đều và thay đổi theo mùa
6. Hệ sinh thái nước chảy có chế độ nhiệt, nồng độ muối hoà tan nói chung đồng đều và thay đổi theo mùa
Phương án được chọn là:
A. 1, 2, 4, 6 B. 1, 3, 5, 6 C. 2, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 4
Câu 13. Hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao là
A. ao, hồ B. sông, suối C. vùng khơi xa D. vùng ven bờ
Câu 14. Hệ sinh thái trên cạn có độ đa dạng sinh học cao là hệ sinh thái
A. nông nghiệp B. rừng mưa nhiệt đới C. đồng cỏ D. thảo nguyên
Câu 15. Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì
A. có nhiều chuỗi thức ăn B. có chu trình tuần hoàn vật chất
C. có kích thước quần xã lớn
D. trong quần xã thể hiện mối quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích cho các loài
Câu1 6. Mô hình VAC là một hệ sinh thái vì
A. có năng suất sinh học cao, sử dụng nguồn vật chất trong tự nhiên và con người có bổ sung cho hệ
nguồn vật chất và năng lượng khác.
B. có chu trình tuần hoàn vật chất
C. có sự tham gia của sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

D. có sự tham gia của con người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
Câu 17. Nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất trong một hệ sinh thái là
A. động vật ăn thịt B. động vật ăn thực vật C. sinh vạt sản xuất D. sinh vật phân giải
Câu 18. Trong hệ sinh thái dưới nước, vùng thực vật phát triển mạnh nhất là
A. tầng giữa B. tầng đáy C. tầng trên D. nơi tiếp giáp giữa tầng giữa và tầng đáy
Câu 19. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ
A. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi
B. mật thiết với nhau về thức ăn, nơi ở
C. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước,
vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
D. dinh dưỡng với nhau.
Câu 20. Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn
A. chuỗi thức ăn trên cạn và chuỗi thức ăn dưới nước
B. chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ
C. chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển
D. chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước ngọt và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước biển
Câu 21. Chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái trên cạn thường có
A. 4 đến 5 bậc dinh dưỡng B. 6 đến 7 bậc dinh dưỡng
C. 2 đến 3 bậc dinh dưỡng D. 5 đến 6 bậc dinh dưỡng
Câu 22. Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không đúng ?
A. lúa → châu chấu → ếch, nhái → rắn B. lúa → chim → rắn
C. lúa → rắn→ diều hâu D. lúa → sâu bọ → chim → diều hâu
Câu 23. Nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra sản lượng sơ cấp ?
A. Động vật ăn thực vật B. Thực vật C. Động vật ăn động vật D. Sinh vật phân giải
Câu 24. Cho một chuỗi thức ăn sau : Ngô → sâu ăn ngô → nhái→ rắn hỗ mang → diều hâu. Tiêu diệt
mắt xích nào sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhất ?
A. Sâu ăn ngô B. Ngô và diều hâu C. Nhái D. Rắn hổ mang
Câu 25. Lưới thức ăn
A. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành mắt xích chung
tạo thành một lưới thức ăn.

B. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn.
C. mỗi loài trong quần xã sinh vật là một mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Các chuỗi thức
ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
D. mỗi loài trong quần xã tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn
Câu 26. Chuỗi thức ăn phản ánh mốii quan hệ giữa các loài sinh vật về
A. dinh dưỡng B. nơi ở C. kết đôi giao phối D. nguồn gốc
Câu 27. Bậc dinh dưỡng gồm những loài
A. tham gia vào lưới thức ăn B. tham gia vào chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
C. cung cấp thức ăn cho sinh vật tiêu thụ D. có cùng mức dinh dưỡng hay năng lượng
* Cho lưới thức ăn sau
Cào cào Ếch
Thực vật Chuột Rắn Vi sinh vật
Thỏ Đại bàng
Sử dụng lưới thức ăn trên để trả lời câu 28, 29.
Câu 28. Số lượng chuỗi thức ăn là
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 29. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 là
A. ếch, rắn, đại bàng B. chuột, cào cào
C. chuột, thỏ, rắn D. đại bàng, chuột, thỏ
Câu 30. Vai trò của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoà vật chất là đảm bảo
A. mối quan hệ dinh dưỡng B. các mối quan hệ trong quần xã
C. mối quan hệ dinh dưỡng và sinh sản trong quần xã
D. sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Câu 31. Xây dựng tháp sinh thái nhằm
A. mô tả các mối quan hệ trong quần xã B. tìm hiểu quy luật phát triển của quần xã
C. tìm hiểu sự biến động số lượng cá thể của quần xã
D. xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Câu 32. Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên
A. một đơn vị thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng

C. một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng D. một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng
Câu 33. Tháp sinh thái hoàn thiện nhất là
A. tháp số lượng và tháp sinh khối B. tháp năng lượng và tháp sinh khối
C. tháp số lượng và tháp năng lượng D. tháp năng lượng
Câu 34. Lưới thức ăn thể hiện
A. quan hệ động vật ăn thịt và con mồi
B. các quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã và mỗi loài là một mắt xích chung
của nhiều chuỗi thức ăn
C. quan hệ ký sinh vật chủ D. quan hệ cạnh tranh
Câu 35. Nhược điểm của tháp số lượng là
A. thành phần hoá học và giá trị năng lượng của các chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác
nhau
B. kích thước cá thể và chất sống tạo nên cá thể trong mỗi bậc dinh dưỡng là khác nhau
C. đòi hỏi sự tính toán công phu, tỉ mỉ
D. không chú ý đến thời gian tích luỹ sinh vật lượng ở mỗ bậc dinh dưỡng
Câu 36. Theo quy luật hình tháp thì sinh vật nào
A. càng gần vị trí của sinh vật sản xuất thì nguồn thức ăn càng phong phú
B. càng gần vị trí của sinh vật sản xuất thì nguồn thức ăn càng khang hiếm
C. càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì nguồn thức ăn càng phong phú
D. càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ
Câu 37. Chu trình sinh địa hoá là chu trình
A. phân giải các chất trong tự nhiên B. tổng hợp các chất trong tự nhiên
C. trao đổi các chất trong tự nhiên D. tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
Câu 38. Ý nghĩa của chu trình sinh địa hoá là
A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
B. lắng đọng vật chất tạo tài nguyên thiên nhiên
C. tạo sự ổn định của bầu khí quyển D. tạo sự ổn định của nhiệt độ trên Trái đất
Câu 39. Nội dung không ddungsddoois với chu trình trao đổi cacbon là
A. tất cả lượng cacbon trong quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn khép kín
B. trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn

C. cacbon trong khí quyển được thực vật hấp thụ thông qua quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu
cơ có cacbon
D. cacbon trở lại môi trường vô cơ nhờ quá trình hô hấp của sinh vật thải ra một lượng lớn CO
2
Câu 40. Trong tự nhiên, lượng muối nitơ được tổng hợp lớn hơn cả bằng con đường
A. sinh học B. hoá học C. vật lí D. vi sinh vật cố định nitơ từ không khí
Câu 41. Dạng hơi nước trong khí quyển có nguồn gốc từ
A. sự tan ra của băng B. do mưa C. do hidro và oxi trong khí quyển
D. hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên bề mặt.
Câu 42. Nội dung không đúng với chu trình nước là
A. nước luân chuyển tuần hoàn và phụ thuộc nhiều vào thảm thực vật
B. nước mưa rơi xuống Trái đất một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, phần lớn được tích luỹ
trong nước đại dương, sông, hồ
C. giữa cơ thể sinh vật và môi trường luôn xảy ra quá trình tảo đổi nước
D. trong khí quyển, nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống ở lục địa với một lượng lớn.
Câu 43. Sinh quyển là
A. những sinh vật sống trong các lớp đất, nước của trái đất
B. gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của trái đất
C. những sinh vật sống trong các lớp nước, không khí
D. những sinh vật sống trong các lớp đất, không khí
Câu 44. Sinh quyển được chia ra các khu sinh học sau
A. khu sinh học trên cạn, khu sinh học dưới nước
B. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước đứng, khu sinh học nước chảy
C. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt, khu sinh học biển
D. khu sinh học trên cạn, khu sinh học vùng ven bờ
Câu 45. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất là năng lượng
A. trong các phản ứng hoá học B. ánh sáng mặt trời
C. do núi lửa hoạt động D. do sóng biển
Câu 46. Nọi dung đúng khi nói về năng lượng ánh sáng mặt trời
1. ánh sáng mặt trời phân bố không đều trên bề mặt trái đất

2. càng xa xích đạo, thành phần tia sáng càng thay đổi nhiều
3. ánh sáng thay đổi theo thời gian trong năm
4. vùng xích đạo ánh sáng có cường độ mạnh hơn vùng ôn đới

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×