Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ: GÓC NHÌN TỪ ĐẠO LUẬT SARBANES - OXLEY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.62 KB, 3 trang )

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ: GĨC NHÌN TỪ ĐẠO LUẬT
SARBANES – OXLEY
Posted on 14/06/2009 by Civillawinfor
DUY CƯỜNG
Sau sự sụp đổ gây chấn động nước Mỹ của nhiều tập đoàn lớn như: Enron,
WorldCom, Peregrine Systems…, nước Mỹ mới ban hành một đạo luật nhằm ngăn
chặn những gian dối tài chính và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
Đạo luật Sarbanes-Oxley (hay cịn gọi là Sarbox, SOX) có thể là sự tham khảo hữu ích
cho những nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay
khi mà liên tục xảy ra những scandal khơng đáng có.
Được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 30/7/2002, đạo luật được bảo trợ bởi nguyên Thượng
nghị sỹ bang Maryland, Paul Sarbanes và Nghị sỹ Michael Oxley, và là một trong những
luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán.
Dài 66 trang, đạo được cho là một sự bổ sung quan trọng nhất trong Luật Chứng khốn
Mỹ, nhằm mang lại tính minh bạch cho thị trường chứng khốn.
Mục tiêu chính của đạo luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư bằng cách buộc
các công ty đại chúng phải đảm bảo sự minh bạch hơn của các báo cáo, các thơng tin tài
chính khi cơng bố.
Đồng thời, đạo luật cũng bổ sung thêm các quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân của
giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối với độ tin cậy của báo cáo tài chính, bênh
cạnh đó u cầu các cơng ty đại chúng phải có những thay đổi trong kiểm sốt nội bộ,
đặc biệt là kiểm sốt cơng tác kế tốn.
Cũng nhờ đạo luật này, vị trí và thị thế của kiểm tốn viên được đặt ở vị trí trung tâm, là
cầu nối quan trọng tạo nên những bản báo cáo tài chính có tính độc lập cao và mức độ tin
tưởng cao hơn.
Đạo luật Sarbanes-Oxley có 6 điểm quan trọng
Một là, các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính phải trực tiếp ký vào các báo cáo tài
chính được ban hành chính thức và đảm bảo tính trung thực của bản báo cáo đó. Nếu có
những sai phạm, thì họ có thể phải ngồi tù.
Hai là, các cơng ty phải lập ra ban giám sát kế toán thực hiện chức năng giám sát hoạt
động kết toán trong nội bộ của tập đoàn, đồng thời giám sát chặt hoạt động của các cơng


ty kiểm tốn cho tập đồn đó.


Ba là, các cơng ty kiểm tốn khơng được thực hiện tất cả các nghiệp vụ kiểm toán của
một tập đồn mà phải chia phần việc cho các cơng ty kiểm tốn khác để tránh tình trạng
tập trung lợi ích có thể dẫn tới những tiêu cực có thể xảy ra.
Bốn là, ban giám đốc công ty không được quyền quyết định chọn hay chấm dứt hợp đồng
với công ty kiểm toán, mà quyết định này thuộc về ban kiểm tốn của cơng ty.
Năm là, hàng năm, các cơng ty phải có báo cáo kiểm sốt nội bộ, trong đó các thơng tin
về tình hình tài chính của cơng ty phải có sự chứng thực của cơng ty kiểm tốn.
Sáu là, các tội danh liên quan đến các thay đổi, hủy hồ sơ, tài liệu hay cản trở gây ảnh
hưởng pháp lý điều tra có thể bị phạt tù lên đến 20 năm (Mục 802).
Một điểm đáng chú ý khác, trong Mục 404 của đạo luật yêu cầu: “Các công ty được yêu
cầu phải công bố thông tin trong báo cáo hàng năm của họ liên quan đến phạm vi và phù
hợp với kiểm sốt nội bộ. Các cơng ty phải đăng ký kế toán, trong cùng một báo cáo,
chứng thực và báo cáo về việc đánh giá về hiệu quả của các cơ cấu kiểm soát nội bộ và
các thủ tục cho các báo cáo tài chính…”.
Trong một diễn văn của mình tại Việt Nam năm 2008, ơng Paul Sarbanes cho rằng, lúc
đầu đạo luật này có nhiều điểm bị phản ứng mạnh từ phía các cơng ty đại chúng ở Mỹ,
đặc biệt là các công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn New York do những yêu cầu rất
cao về tính minh bạch.
Tuy nhiên sau những thỏa thuận về một vài thay đổi đáp ứng những yêu cầu từ các nhà
làm luật, đạo luật này mới chính thức được thông qua ở Hạ viện và Thượng viện trước
khi được nguyên Tổng thống George W.Bush (năm 2002) ký thông qua thành luật.
Bảo vệ nhà đầu tư
Mới đây, Ủy ban Chứng khốn khốn Nhà nước đã có thơng báo không cho Công ty Cổ
phần Mai Linh được phát hành cổ phiếu thưởng vì kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty này từ năm 2005 đến năm 2007 bị lỗ và có nhiều khoản bị ngoại trừ, trong khi
cơng ty lại cơng bố báo cáo tài chính “đã được kiểm tốn” là có lãi.
Hoặc Cơng ty Cổ phần Bơng Bạch Tuyết (mã BBT-HOSE) biến lỗ thành lãi cũng như

nhiều sai phạm trong công tác công bố thông tin… đã dẫn đến hậu quả là cổ phiếu bị đưa
vào kiểm soát và chỉ được giao dịch 15 phút cuối phiên giao dịch.
Nếu tìm thấy có điểm chung giữa trường hợp của Mai Linh và BBT thì có thể thấy người
chịu trách nhiệm cao nhất là tổng giám đốc, kế toán trưởng vẫn “bình chân như vại”, để
lại những hậu quả và những mất mát cho các cổ đông, đặc biệt là các cổ đơng nhỏ.
Cịn các cơng ty kiểm tốn và kiểm toán viên cũng chịu mức kỷ luật chưa đủ để răn đe và
chưa mang tính “phịng bệnh” cho những sai phạm sau này có thể xảy ra của các công ty
khác.


Người viết cho rằng, nếu tạo ra một hành lang pháp lý chặt hơn đối với hoạt động kiểm
toán, kiểm soát nội bộ,.. đồng thời gắn trách nhiệm cao đối với các giám đốc điều hành,
kế toán trưởng (hay giám đốc tài chính) như các quy định có thể tham khảo trong Đạo
luật Sarbanes-Oxley thì rất có thể sẽ tạo nên sự minh bạch cao hơn, qua đó tạo thêm niềm
tin cho nhà đầu tư tại Việt Nam.



×