Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Tài liệu môn: Luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.03 KB, 148 trang )

TÀI LIỆU MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
Chương 1. một số vấn đề cơ bản
của ngành luật đất đai
Chương 1 gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Giới thiệu chung về ngành Luật Đất đai.
- Quan hệ pháp luật đất đai.
- Chế độ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Mục tiêu của chương 1 là:
- Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về ngành Luật Đất đai trong
hệ thống pháp luật Việt Nam dưới giác độ của khoa học pháp lý.
- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ pháp
luật đất đai của Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp thu nội dung pháp luật thực định
ở các chương sau.
- Cung cấp cho người học một số quy định chung của Luật Đất đai thực định
gắn với lý luận pháp lý về quan hệ pháp luật đất đai, sở hữu đất đai.
- Cung cấp cho người học kiến thức lý luận về sở hữu đất đai, một trong các
nội dung lý luận cơ bản quyết định nội dung các quy định của pháp luật đất đai.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm ngành Luật Đất đai
Như các Nhà nước khác, Việt Nam có hệ thống pháp luật gồm nhiều ngành
luật, mỗi ngành luật là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội thuộc một lĩnh vực quan trọng của cuộc sống.
Đất đai là nguồn tài nguyên quý của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại, để
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này phục vụ cho sự phát triển, đáp ứng nhu
cầu của con người, mỗi quốc gia đều coi trọng việc ban hành luật pháp để điều
chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tới đất đai. Như đa số các quốc gia trên
thế giới, Việt Nam có ngành Luật Đất đai.
ngành Luật Đất đai là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt
số phận pháp lý đối với đất đai nhằm quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả kinh
tế cao phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất.


Như mọi ngành luật, ngành Luật Đất đai gồm tất cả các quy tắc pháp lý, các
quy phạm pháp luật có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp
tới đất đai, mà chủ yếu là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện
chế độ quyền sở hữu đối với đất đai, gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt số phận pháp lý đối với đất đai. Trong đó, xét dưới góc độ thực
tiễn thì việc sử dụng đất là quan trọng nhất. Bởi việc thực hiện quyền chiếm hữu,


quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với đất đai cũng chỉ nhằm sử dụng nguồn tài
nguyên quý giá này hiệu quả nhất. Với đặc thù là nguồn tài nguyên quý của quốc
gia, là thứ tài sản đặc biệt, việc sử dụng hiệu quả đất đai thể hiện ở nhiều góc độ,
khía cạnh với các giá trị khác nhau, trong đó cần bảo đảm việc chia sẻ lợi ích cho
nhiều chủ thể liên quan gồm Nhà nước, người sử dụng đất và toàn xã hội.
1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Đất đai
Đối tượng và phương pháp điều chỉnh là hai nội dung quan trọng, là căn cứ
để xác lập một ngành luật trong khoa học pháp lý. Nói cách khác, mỗi ngành luật
có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng, đây là căn cứ phân biệt
các ngành luật với nhau.
1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Đất đai
Theo cách hiểu thông thường, đối tượng là mục tiêu, là cái đích của mọi hoạt
động. Pháp luật với tính chất là nhân tố điều chỉnh quan hệ xã hội thì mục tiêu, cái
đích của nó chính là những quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Như vậy, đối tượng
điều chỉnh của ngành Luật Đất đai chính là các quan hệ xã hội pháp sinh trong quá
trình chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt đối với đất đai. Cụ thể gồm hai
nhóm quan hệ sau đây:
* Quan hệ quản lý đối với đất đai:
Nhóm quan hệ này nảy sinh giữa người quản lý (Nhà nước, cơ quan nhà
nước) với người sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình…). Trong đó, Nhà
nước, cơ quan quản lý thực hiện quyền quản lý, người sử dụng đất và đất đai là đối
tượng của hoạt động quản lý của Nhà nước, chịu sự quản lý của Nhà nước. Quan

hệ quản lý nói chung, quan hệ quản lý đối với đất đai nói riêng được các quy phạm
pháp luật điều chỉnh, được gọi chung là quan hệ pháp luật đất đai thuộc nhóm quan
hệ quản lý đối với đất đai.
Khơng chỉ quan hệ với người sử dụng đất, để thực hiện hoạt động quản lý
Nhà nước đối với đất đai, người quản lý có quan hệ với nhau. Tuy nhiên, quan hệ
này không thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Đất đai mà thuộc đối tượng
điều chỉnh của ngành luật khác trong hệ thống pháp luật là ngành luật hành chính.
* Quan hệ sử dụng đất đai:
Nhóm quan hệ này nảy sinh giữa những người sử dụng đất với nhau. Trong
quá trình thực hiện các quyền sử dụng đất, người sử dụng đất thiết lập nhiều quan
hệ liên quan trực tiếp với đất đai. Các quan hệ này được các quy phạm pháp luật
đất đai điều chỉnh, được gọi chung là quan hệ pháp luật đất đai, thuộc nhóm quan
hệ sử dụng đất.
1.2.2 Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Đất đai
Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà Nhà nước sử dụng pháp luật tác
động vào các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Như vậy,
phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Đất đai là cách thức để đạt được mục tiêu,
đến được cái đích với tính chất là đối tượng điều chỉnh của ngành luật này.


Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh nhất định phù hợp với tính chất
của các đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Với hai đối tượng điều chỉnh chủ
yếu nêu trên, ngành Luật Đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh phù hợp
tương ứng sau đây:
* Phương pháp phương pháp mệnh lệnh (phương pháp hành chính):
Phương pháp này phù hợp với tính chất của quan hệ quản lý đối với đất đai.
Bởi trong quan hệ quản lý, một bên là Nhà nước (cơ quan nhà nước), người có
quyền quản lý, sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện quyền quản lý; phía
người sử dụng đất phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Đây là quan hệ giữa hai chủ
thể khơng bình đằng với nhau về địa vị pháp lý. Trong đó nước được sử dụng

quyền uy, đưa ra mệnh lệnh buộc chủ thể sử dụng đất phải phục tùng.
* Phương pháp bình đẳng:
Phương pháp này có tính chất phù hợp với quan hệ giữa các chủ thể bình
đẳng với nhau về địa vị pháp lý là quan hệ sử dụng đất, quan hệ giữa người sử
dụng đất với nhau. Trong đó, việc thiết lập quan hệ pháp luật này được thực hiện
qua cơ chế thỏa thuận giữa các chủ thể trong khuôn khổ pháp luật. Như đã nêu
trên, trong chừng mực nhất định phương pháp này được sử dụng trong quan hệ
quản lý Nhà nước đối với đất đai. Tuy nhiên, thông thường phương pháp quyền uy
không được sử dụng trong quan hệ sử dụng đất.
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật Đất đai
Để đạt mục tiêu trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, nguồn tài nguyên
quý của quốc gia, Nhà nước Việt Nam đã đề ra các nguyên tắc với tính chất là
những tư tưởng, phương hướng chỉ đạo, cơ sở chủ yếu để dựa vào đó pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguyên tắc của ngành Luật Đất đai là những tư tưởng xuyên suốt, là kim chỉ
nam trong quá trình Nhà nước Việt Nam xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện
pháp luật trên thực tế để thực hiện việc chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt
đối với đất đai. Với tính chất là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
của Nhà nước Việt Nam, ngành Luật Đất đai có các nguyên tắc cơ bản sau đây.
1.3.1 Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Trong lịch sử quan hệ pháp luật đất đai của Việt Nam đã tồn tại nhiều hình
thức sở hữu đối với đất đai. Hiện nay, kế thừa Hiến pháp năm 1980, Điều 17 Hiến
pháp năm 1992 và Khoản 1 Điều 5 Luât Đất đai năm 2003 đều ghi nhận tại Việt
Nam “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Sở hữu toàn dân đối với đất đai là nguyên tắc
tối thượng của ngành Luật Đất đai, cần được hiểu như sau:
- Như mọi quan hệ khác, các quan hệ liên quan đến đất đai đều bị chi phối
bởi quan hệ sở hữu. Do đó, đề cấp tới các quan hệ liên quan đến đất đai, trước tiên
phải đề cập tới quan hệ sở hữu. Sở hữu toàn dân đối với đất đai chi phối nội dung
của tất cả các nguyên tắc còn lại của ngành Luật Đất đai, của toàn bộ nội dung của



ngành Luật Đất đai, và chi phối quá trình chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt
đối với đất đai trên thực tế của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
- Sở hữu toàn dân là một chế độ sở hữu, khơng phải là một hình thức sở hữu
theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (theo quy định tại Điều 200 về tài sản
thuộc hình thức sở hữu Nhà nước thì đất đai là tài sản thuộc hình thức sở hữu này).
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất
quản lý Nhà nước về đất đai.
- Tồn bộ diện tích lãnh thổ Việt Nam gồm cả đất liền, biển, đảo… đều thuộc
chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, khơng có điện tích đất đai nào của Việt
Nam khơng có chủ sở hữu (vơ chủ). Đất đai do Nhà nước Việt Nam thống nhất
quản lý, các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất.
Thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là vấn đề phức tạp về lý
luận và thực tiễn, theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm
2003 thì Nhà nước là đại diện và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân đối
với đất đai. Với tư cách này Nhà nước thiết lập hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước
đối với đất đai, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ghi nhận và thực hiện quyền
định đoạt đối với đất đai; trao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho người sử dụng
đất… Đây là nội dung lý luận quan trọng được giới thiệu đầy đủ tại mục 3 của
chương này.
1.3.2 Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và pháp luật
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 18 Hiến pháp năm 1992 và tại
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn
dân đối với đất đai và tư cách là người quản lý mọi mặt đời sống xã hội, Nhà nước
Việt Nam thống nhất quản lý đối với đất đai. Để thực hiện cơng tác này, ngồi các
cơ quản quản lý có thẩm quyền chung, Nhà nước Việt Nam lập hệ cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền chuyên mơn đối với đất đai, ban hành hệ thống chính
sách, pháp luật, chế độ quản lý áp dụng thống nhất trên tồn quốc, đối với mọi diện
tích đất, loại đất, thửa đất và đối với mọi chủ thể sử dụng đất… khơng có sự phân

biệt nào trong q trình áp dụng các quy định của pháp luật và các quy tắc khác
trong công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai.
Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, công tác quản lý Nhà nước đối
với loại tài nguyên quý này càng trở nên quan trọng. Với đặc thù của đất đai là trải
rộng về không gian, sử dụng lâu dài theo thời gian, thay đổi theo nhu cầu của con
người… nên bên cạnh pháp luật, việc quản lý của Nhà nước đối với đất đai còn
được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đai. Đây là công cụ quản lý đặc thù,
tương đối đặc biệt và quan trọng của Nhà nước khi thực hiện quản lý đối với đất
đai so với việc Nhà nước quản lý đối với các lĩnh vực khác của xã hội. Tuy nhiên,
xét ở khía cạnh nào đó, quy hoạch sử dụng đất cũng là pháp luật đất đai.


Để thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai, Nhà nước Việt Nam
sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật và quy hoạch là
công cụ, phương tiện quan trọng và hiệu quả nhất. Để bảo đảm thực hiện nguyên
tắc này trong thực tế Nhà nước cần ban hành để hoàn thiện hệ thống quy phạm
pháp luật về đất đai và bảo đảm thực hiện trong thực tế; xây dựng và quản lý quy
hoạch sử dụng đất, đảm bảo thực hiện bằng việc cụ thể hóa nội quy hoạch sử dụng
đất thành kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện hiệu quả; người sử dụng đất
triệt để thực thi pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý nghiêm minh
các hành vi vi phạm…
1.3.3 Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm
Với mục đích sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ cho sự phát triển
đời sống kinh tế xã hội, một trong các yêu cầu quan trọng là sử dụng đất hợp lý,
tiết kiệm.
Sử dụng đất hợp lý được hiểu là việc sử dụng đất dựa trên cơ sở khả năng
sinh lợi của đất và nhu cầu của con người về những giá trị mà đất có thể tạo ra.
Nếu việc sử dụng đất chỉ dựa trên cơ sở khả năng sinh lợi của đất nhưng những lợi
ích đó con người khơng có nhu cầu/có nhu cầu thấp hoặc việc sử dụng đất chỉ dựa
trên nhu cầu của con người nhưng đất lại khơng có khả năng/có khả năng thấp

trong việc tạo ra những giá trị đó thì chưa phải là sử dụng đất hợp lý.
Sử dụng đất tiết kiệm là việc sử dụng triệt để từng diện tích, từng thửa đất,
khơng để đất hoang hóa, khơng để đất trống, đồi trọc, khơng sử dụng đất. Ngồi
việc tiết kiệm đất về khơng gian, việc sử dụng đất liên tục, không để đất ngừng sử
dụng trong một thời gian nhất định cũng là một khía cạnh của việc sử dụng đất tiết
kiệm.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như diện tích đất đai, khả năng tạo ra lợi ích
của đất để đáp ứng nhu cầu của con người… có hạn nhưng nhu cầu của con người
đối với các lợi ích phát sinh từ đất không ngừng tăng lên (do tăng dân số, nhu cầu
của cuộc sống…)… nên sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm trở thành nguyên tắc của
ngành Luật Đất đai.
Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm chỉ được bảo đảm thực hiện trên
thực tế khi có sự kết hợp với nhiều nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai, nội
dung sử dụng đất đai khác như làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
làm cơ sở khoa học và điều kiện cho công tác sử dụng đất; xác định và bảo đảm
việc sử dụng đất đúng mục đích; chú trọng cơng tác khai hoang, vỡ hóa để đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng nhằm tăng diện tích sử dụng đất, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của con người; kết hợp thực thi các biện pháp tăng cường hiệu suất sử dụng
đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý… trong sản xuất
nông nghiệp…
1.3.4 Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa


Ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa được hiểu là hạn
chế tới mức tối đa việc giảm diện tích đất này.
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu diện tích các loại đất
khác như đất mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất chuyên dùng… kể cả diện tích đất
ở cũng tăng lên và nhu cầu tăng diện tích của tất cả các loại đất đó đều đè nặng lên
diện tích đất nơng nghiệp nói chung, diện tích đất trồng lúa nói riêng. Trong khi đó,
là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp, hiện số người sống bằng sản xuất nơng

nghiệp cao trong khi diện tích đất nơng nghiệp hạn chế thì việc ưu tiên bảo vệ đất
nơng nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa là vấn đề quan trọng. Đặc biệt, trong điều
kiện diện tích đất trồng lúa có nguy cơ giảm mạnh khi các đồng bằng của Việt Nam
bị ngập nước vì nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu tồn cầu. Bảo vệ nghiêm
ngặt diện tích đất trồng lúa không chỉ là bảo đảm nhu cầu mưu sinh cho đại đa số
người dân sống tại nông thôn Việt Nam; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia từ
đó góp phần bảo đảm trật tự an tồn xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước,
trong điều kiện Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới thì nó cịn góp
phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, đảm bảo sự ấm no, hạnh phúc của nhân
loại khi nhu cầu về lương thực, lúa gạo vẫn cao và tăng dần theo thời gian.
Để bảo đảm nguyên tắc này được thực thi trong thực tiễn cần làm tốt công
tác quy hoạch sử dụng đất, trong đó cần xác định những vùng đất lúa chuyên canh
được bảo vệ nghiêm ngặt; mở rộng diện tích đất nơng nghiệp bằng cơng tác khai
hoang, vỡ hóa từ diện tích đất chưa sử dụng hoặc đất sử dụng vào mục đích khác
khơng hiệu quả nhưng có khả năng sản xuất; thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất…
nhằm tăng hiệu quả sử dụng diện tích đất nơng nghiệp có sẵn. Mặt khác, cần quy
định cụ thể và bảo đảm thực thi quy định của pháp luật về tạo điều kiện cho người
làm nơng nghiệp có đất sản xuất; về hạn chế đối tượng nhận chuyển nhượng đất
nông nghiệp; về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp chặt chẽ; về
khuyến khích mọi chủ thể tham gia khai hoang để mở rộng diện tích đất nơng
nghiệp, trong đó có diện tích đất trồng lúa…
1.3.5 Nguyên tắc cải tạo, bồi bổ đất
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo đảm khả năng sử dụng đất lâu dài
phục vụ sự phát triển của xã hội công tác cải tạo, bồi bổ đất trở thành vấn đề mang
tính nguyên tắc.
Cải tạo đất được hiểu là việc thực hiện các giải pháp vật chất kỹ thuật nhằm
thay đổi về dưỡng chất, tính năng của đất để đưa đất vào sử dụng, bảo đảm khả
năng sử dụng đất.
Bồ bổ đất được hiểu là việc thực hiện các giải pháp vật chất kỹ thuật nhằm
tăng dưỡng chất của đất góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của đất.

Với nội dung như nêu trên, công tác cải tạo, bồi bổ đất chỉ đặt ra đối với một
số loại đất nhất định, chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng trọt. Bởi một
số loại đất này chỉ có thể sử dụng, tạo ra lợi ích khi đạt đến độ sinh hóa nhất định


và việc tăng cường dưỡng chất của các loại đất này sẽ dẫn đến nâng cao giá trị sử
dụng đất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Việc sử dụng đất trên thực tế
luôn dẫn đến việc dưỡng chất của đất giảm đi nên song song với quá trình sử dụng
đất là quá trình cải tạo, bồi bổ đất. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua chúng ta chú
trọng công tác sử dụng đất tới mức khai thác kiệt quệ tiềm năng, khả năng sinh lợi
của đất trong khi công tác cải tạo, bồi bổ đất bị coi nhẹ đã dẫn đến nhiều diện tích
đất đai bị thối hóa, mất hoặc giảm khả năng sử dụng. Việc sử dụng đất lâm nghiệp
đã dẫn đến sự giảm sút mạnh diện tích rừng, do vậy một diện tích đáng kể đất nơng
nghiệp bị sói mịn, thối hóa nên mất hoặc giảm khả năng sử dụng. Mặt khác, trong
quá trình khai thác triệt để khả năng của đất, việc lạm dụng và sử dụng không đúng
khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng dẫn đến làm tổn hại đến đất đai…
Để nguyên tắc cải tạo và bồi bổ đất được thực thi trong thực tiễn cần quan
tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; thậm chí sử dụng các biện
pháp kỹ thuật truyền thống phù hợp để giữ lại và tăng dưỡng chất cho đất; kết hợp
với nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, không nên quá chú trọng công tác khai thác giá
trị của đất tới mức làm kiệt quệ khả năng sử dụng đất…Nhà nước cần khuyến
khích, hướng dẫn, hỗ trợ người sử dụng đất cải tạo, bồi bổ đất; xử lý vi phạm, thậm
chí thu hồi đất khi người sử dụng đất.
1.3.6 Nguyên tắc sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường
Hiện nay, bảo vệ môi trường là mối quan tâm của tồn nhân loại, nó trở
thành nghĩa vụ của mọi quốc gia, mọi tổ chức, cá nhân và được thể hiện trong mọi
hoạt động của mọi chủ thể, trong đó có hoạt động sử dụng đất.
Sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường được hiểu là cần bảo đảm không làm
xấu đi, làm tổn hại đến môi trường tự nhiên trong quá trình sử dụng đất.
Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản của môi trường nên sử dụng đất là

sử dụng một trong các yếu tố cơ bản của môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường, trước hết là ảnh hưởng đến môi trường đất, từ ô nhiễm môi trường đất sẽ
ảnh hưởng đến môi trường khơng khí, mơi trường nước.
Mơi trường là nơi diễn ra hoạt động sống của mọi lồi sinh vật, trong đó có
con người, khi mơi trường bị ảnh hưởng xấu, bị tổn hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
sự đa dạng sinh học do nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng, de doạ tuyệt chủng; tới
chất lượng cuộc sống, thậm chí tới sự tồn vong của nhân loại... Do vậy bảo vệ trực
tiếp mơi trường đất nói riêng, bảo vệ mơi trường nói chung trong q trình sử dụng
đất là để bảo vệ sự sống trên trái đất, bảo vệ nhân loại.
Tại Khoản 2 Điều 11 Luật Đất đai năm 2003 quy định việc sử dụng đất phải
đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và khơng làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; tại Khoản 5 Điều 107 quy định,
tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất có liên quan... đã quán triệt nguyên tắc sử dụng đất gắn
với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để nguyên tắc này được thực hiện hiệu quả


trong thực tiễn cần coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, theo đó những hoạt
động kinh tế cơng nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần được đặt xa khu dân cư,
tránh ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của con người; coi trọng việc sử
dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường, ít gây tổn hại tới môi trường;
coi trọng việc xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp; coi trọng việc thay
đổi hành vi sử dụng hóa chất trong sản xuất nơng nghiệp của người nông dân...
2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
2.1. Lịch sử quan hệ pháp luật đất đai
Phù hợp với lịch sử của dân tộc trong từng giai đoạn, lịch sử quan hệ pháp
luật đất đai biến động và phát triển không ngừng. Như mọi quan hệ khác trong xã
hội, quan hệ pháp luật đất đai có nội dung phong phú gồm quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý, quan hệ sử dụng, quan hệ phân phối... trong đó, quan hệ sở hữu là quan hệ
quan trọng nhất, quyết định các quan hệ cịn lại. Với ý nghĩa đó, nội dung này chủ

yếu đề cấp đến quan hệ sở hữu quan hệ pháp luật đất đai.
2.1.1 Thời kỳ lập quốc (Từ đầu thiên niên kỷ I tới thứ kỷ III trước công nguyên)
Thời kỳ này tên nước là Văn Lang và sau đó có tên gọi là Âu Lạc, lịch sử
chia thành hai phân kỳ cụ thể là:
Thời kỳ Hùng Vương cơng xã thị tộc với tính chất quần hôn, quan hệ huyết
thống tan dã do sự xuất hiện của gia đình. Một số gia đình sống quần tụ trên một
khu vực địa lý nhất định dẫn đến hình thành cơng xã nơng thơn. Trong cơng xã
nơng thơn, ngồi quan hệ xóm giềng thì quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn.
Công xã nông thôn khẳng định là chủ đối với diện tích đất đai (ruộng đất, ao, đầm,
hồ…) mà công xã đang quản lý và phân chia cho các thành viên của cơng xã là các
hộ gia đình và những người lao động tự do sử dụng.
Thực tiễn của Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ở thời kỳ lập quốc chưa hình
thành xã hội chiếm hữu nơ lệ rõ ràng, bởi số lượng nê lệ cịn ít, chủ yếu là nơ lệ gia
đình. Tuy nhiên, thời kỳ này tầng lớp quí tộc đã xuất hiện. Họ chủ yếu là những
người lãnh đạo thị tộc, bộ lạc, công xã… do lạm dụng quyền hạn của mình chiếm
hữu của cải dư thừa của thị tộc, bộ lạc, công xã mà trở nên giầu có. Họ chiếm giữ,
quản lý một diện tích đất đáng kể và khẳng định là chủ đối với diện tích đất rộng
lớn này.
Là Nhà nước tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào Vua, người đứng
đầu Nhà nước. Để khẳng định một Nhà nước mạnh, như các Nhà nước nói chung,
Nhà nước thời kỳ lập quốc cũng khẳng định là chủ đối với diện tích đất đai thuộc
lãnh thổ của Nhà nước mình.
Sau thời kỳ Hùng Vương kéo dài vài trăm năm là thời kỳ An Dương Vương
kéo dài khoảng nửa thế kỷ. Đất nước thời kỳ này mang tên gọi là Âu Lạc. Về cơ
bản xã hội Âu Lạc không thay đổi nhiều, do đó quan hệ pháp luật đất đai, đặc biệt
là quan hệ sở hữu đối với đất đai vẫn kế thừa từ thời kỳ Hùng Vương.


Như vậy, thời kỳ lập quốc quan hệ pháp luật đất đai được thiết lập trên cơ sở
ba hình thức sở hữu đối với đất đai là sở hữu Nhà nước đối với đất đai, sở hữu

công xã nông thôn đối với đất đai và sở hữu tư nhân đối với đất đai. Thực tế việc
sở hữu đất đai của các chủ sở hữu thời kỳ lập quốc khơng có đầy đủ quyền năng
pháp lý như quy định của luật pháp hiện nay mà chỉ có tính chất là sự chiếm giữ
đất đai.
2.1.2 Thời kỳ thuộc Bắc (Từ cuối thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ X sau
công nguyên)
Sau các cuộc chiến tranh, nước Âu Lạc trở thành một quận, huyện của chính
quyền phong kiến phương Bắc (Nhà Triệu và nhà Hán). Khi xâm lược được miền
đất mới, Nhà nước phong kiến phương Bắc coi đất Âu Lạc là một phần diện tích
lãnh thổ của mình, khẳng định là chủ đối với diện tích đất mới chiếm đóng. Mặt
khác, chính quyền Nhà nước phong kiến phương Bắc được tổ chức tới địa phương,
gồm cả miền đất mới. Theo đó, quan lại Nhà nước phương Bắc được đưa về cơ
quan chính quyền thực hiện quản lý miền đất mới, và để bảo đảm cho họ yên tâm
với công việc, gắn bó với miền đất này, Nhà nước ban thưởng nhiều đất đai cho họ
và gia đình họ. Với chức quyền của mình, quan lại phong kiến phương Bắc lại vơ
vét, bóc lột và ngày càng thâu tóm nhiều đất đai hơn.
Như vậy, các quan hệ pháp luật đất đai gắn bó với lợi ích của chính quyền và
con người Nhà nước phong kiến phương Bắc được phát triển. Để thực hiện việc
đồng hóa dân tộc Việt, hiểu rõ nét văn hóa cơng xã (làng xã sau này) của người
Việt, chính quyền phong kiến phương Bắc đã từng bước làm suy yếu công xã, mà
một trong các biện pháp được tiến hành là tước bỏ đất đai thuộc quyền sở hữu của
công xã nông thôn. Tuy nhiên, tiếp tục phát huy truyền thống của mình, “ứng vạn
biến” trong tình hình chịu sự cai trị của chính quyền phương Bắc, sở hữu đất đai
của công xã nông thôn vẫn tồn tại nhưng có phần suy yếu so với thời kỳ lịch sử
trước đó.
Nội dung trên cho thấy thời kỳ thuộc Bắc quan hệ pháp luật đất đai vẫn chịu
chi phối bởi ba hình thức sở hữu là sở hữu Nhà nước đối với đất đai, sở hữu công
xã nông thôn đối với đất đai và sở hữu tư nhân đối với đất đai. Trong đó, phù hợp
với tình hình lịch sử cụ thể mà mỗi hình thức sở hữu phát triển hoặc giảm sút so
với thời kỳ lập quốc.

2.1.3 Thời kỳ Phong kiến (Từ thế kỳ X tới thế kỷ XX)
Thời kỳ này kéo dài qua nhiều triều đại, do đặc điểm lịch sử và quy luật vận
động xã hội, quan hệ pháp luật đất đai có nhiều thay đổi.
a. Thời kỳ nhà Đinh và nhà Tiền lê
Sau khi giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc, chính sự trong nước
không ổn định do hiện tượng loạn mười hai sứ quân. Do vậy, sau khi thống nhất
được quyền lực, Đinh Tiên Hoàng bắt tay vào xây dựng một Nhà nước tập quyền
mạnh, toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào Vua. Là một Nhà nước mạnh,


tồn bộ diện tích đất đai thuộc lãnh thổ quốc gia đều thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được coi trọng, trong đó ngồi việc
phát triển thủy lợi, chống thiên tai, nhà vua cịn thực hiện việc cầy tịch điền là hình
thức vua cầy tượng trưng, lấy thóc lúa đó thờ tơn miếu.
Trong triều đại nhà Đinh, một số quan lại được vua cấp cho một số hộ hoặc
một diện tích đất để hưởng thuế gọi là thực ấp, một số quan lại được nhà vua cấp
đất thưởng cơng, nhưng đất đó vẫn là của vua. Do vậy, Nhà nước có quyền sở hữu
tối cao đối với đất đai.
Công xã nông thôn vẫn quản lý và chia ruộng đất cho các thành viên của
công xã sử dụng đất, các thành viên không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có
quyền chiếm hữu đất đai riêng lẻ. Người nông dân là thần dân của vương quyền
được phân phối ruộng đất để cấy cầy, có nghĩa vụ nộp tơ, thuế, đi phu, đi lính cho
Nhà nước. Như vậy, về cơ bản hình thức sở hữu tư nhân đối với đất đai ít tồn tại.
Quan hệ pháp luật đất đai trong triều đại nhà Hậu Lê về cơ bản không thay
đổi so với quan hệ pháp luật đất đai trong triều đại nhà Đinh. Trong đó, hình thức
sở hữu Nhà nước đối với đất đai được củng cố, phát triển mạnh, hình thức sở hữu
tư nhân đối với đất đai suy giảm mạnh còn sở hữu công xã nông thôn khôi phục trở
lại so với thời kỳ lịch sử trước đó.
b. Thời kỳ nhà Lý và nhà Trần
Nối tiếp chính sách đất đai của hai triều đại trước đó, chế độ sở hữu Nhà

nước đối với đất đai vẫn chiếm ưu thế trong xã hội, kể cả ruộng đất của công xã,
dù công xã thực hiện việc quản lý và phân phối cho các thành viên sử dụng nhưng
vẫn phải đặt dưới quyền tối cao của vua. Người dân sử dụng ruộng công phải nộp
tơ, thuế, đi lao dịch, đi lính cho Nhà nước. Mặt khác, vua thực hiện việc phong cấp
cho quý tộc và quan lại ruộng đất hoặc một số hộ để họ quản lý, thu thuế hưởng
bổng lộc thay cho việc hưởng lương.
Tuy nhiên, hai triều đại nhà Lý và nhà Trần xây dựng Nhà nước thân dân,
việc mua bán ruộng đất và hình thức sở hữu tư nhân đối với đất đai được luật pháp
cơng nhận. Ngồi ra, luật cịn có nhiều quy định cụ thể về việc chuộc lại đất đã
được cầm đợ, đã bị bỏ hoang, đã có văn khế bán đoạn cũng như quy định việc cấm
các nhà quyền thế ngăn trở việc sử dụng đất đai ngồi phạm vi đầm, ao của mình.
Đặc biệt, triều đại nhà Trần vào thế thử thứ XIII đã đặt ra chính sách chuyển đất
cơng thành đất tư góp phần cho sự phát triển hình thức sở hữu tư nhân đối với đất
đai. Mặc dù vậy, quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đối với tồn bộ diện tích lãnh
thổ quốc gia vẫn được coi là thiêng liêng.
Triều đại nhà Lý đã tạo lập được một công cụ phục vụ quản lý Nhà nước đối
với đất đai là sổ điền bạ. Đây là cơng cụ có tính chất pháp lý và tính chất tác
nghiệp kỹ thuật đầu tiên trong lịch sử được tạo lập để phục vụ quản lý Nhà nước
đối với đất đai. Nó thể hiện trình độ quản lý Nhà nước đối với đất đai được nâng
cao, góp phần ổn định, phát triển quan hệ pháp luật đất đai.


Hai triều đại nhà Lý và nhà Trần có chính sách đất đai tương đồng với nhau,
trong đó cùng có chính sách sử dụng đất phát triển sản xuất nơng nghiệp với các
nội dung cơ bản là coi trọng công tác khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích sản xuất,
triều đại nhà Trần thậm chí đã lập các chức quan, giao trách nhiệm cho các chức
quan đó trơng coi công việc quan trọng này; coi trọng công tác trị thủy, thủy lợi
phục vụ cho sản xuất; phát triển các điền trang bên cạnh ruộng tịch điền, ruộng
quốc khố…
c. Thời kỳ nhà Hồ

Nhà Hồ tồn tại trong thời gian ngắn xong đã có chính sách đất đai riêng biệt
khác với thời kỳ lịch sử trước đó. Biểu hiện rõ nét là quy định về hạn điền, theo đó
chỉ Đại Vương và Trưởng Cơng chúa khơng bị hạn điền cịn thứ dân có mức hạn
điền là khơng q 10 mẫu ruộng, nếu vượt q thì phải nộp quan; người phạm tội
có thể chuộc tội bằng đất đai. Quy định này đã hạn chế sự phát triển của sở hữu tư
nhân đối với đất đai, ngược lại đã tạo điều kiện cho sự phát triển của sở hữu Nhà
nước đối với đất đai.
d. Thời kỳ nhà Hậu Lê
Thời kỳ này, chính sách đất đai được gắn với chính sách kinh tế. Nhà nước
xóa bỏ điền trang, thái ấp, hạn chế chế độ tư hữu đối với đất đai. Nhà nước thay
chế độ phong cấp thái ấp bằng chế độ lộc điền, chế độ này được cấp tạm thời để
quan lại hưởng hoa lợi. Bên cạnh đó là chế độ quân điền mà Luật Hồng Đức đã
quy định cụ thể cách phân phối, sử dụng đất của cơng xã nơng thơn. Theo đó tất cả
mọi nông dân tự do từ vợ con của những người bị tội đồ, lưu đến quan tam phẩm
đều được hưởng khẩu phần ruộng của làng xã. Làng nào quản lý ruộng đất của
làng đó, Nhà nước khơng cắt ruộng đất của làng này cho làng khác. Ruộng đất của
làng xã được chia theo đẳng hạng là: nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng, chỗ tốt bù chỗ
xấu và cứ 3 năm chia lại một lần. Người có quyền chức khơng được chiếm ruộng,
trong khi binh lính được ưu đãi chia ruộng đất do không được nhận lương của Nhà
nước. Người sử dụng đất của công xã phải nộp tô, thuế, quân dịch, phu phen nên
công xã trở thành cơ sở bóc lột của Nhà nước trung ương.
Tuy nhiên, cuối triều đại nhà Hậu Lê pháp luật thừa nhận việc mua bán, cầm
cố và thừa kế ruộng đất. Việc mua bán ruộng đất được thực hiện khi hai bên ký kết
vào hợp đồng. Ruộng đất bán đứt thì khơng được địi lại. Về cầm cố ruộng, pháp
luật có quy định thời hạn tối đa, q thời hạn đó khơng được chuộc lại. Với các
quy định này, pháp luật đã tạo điều kiện cho sự phát triển của sở hữu tư nhân đối
với đất đai.
Trong triều đại nhà Hậu Lê, việc sử dụng đất phát triển sản xuất nông nghiệp
tiếp tục được coi trọng thông qua công tác khai hoang mở rộng diện tích sản xuất,
làm cơng tác thủy lợi, đắp đê trị thủy… Cùng với đó là q trình mở mang bờ cõi

về phương Nam. Để phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai trong điều
kiện diện tích lãnh thổ ngày càng được mở rộng, nhà Hậu Lê đã lập được bản đồ


hành chính. Như vậy sau nhà Lý với việc lập sổ điền bạ, việc nhà Hậu Lê lập bản
đồ hành chính cho thấy cơng tác quản lý Nhà nước đối với đất đai được các triều
đại phong kiến Việt Nam coi trọng, khơng ngừng tìm tịi để thực hiện và hồn thiện
các cơng cụ, phương tiện, giải pháp… nhằm quản lý đất đai tốt hơn, góp phần tạo
điều kiện cho các quan hệ pháp luật đất đai vận động, phát triển.
Cuối triều đại, nhà Hậu Lê suy yếu cũng là giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân
tranh. Ở đàng ngoài, họ Trịnh thi hành chế độ lộc điền, quan lại được miễn thuế
ruộng tư, nạn địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nơng dân diễn ra dữ dội. Trong khi đó
ở miền trong, họ Nguyễn tiếp tục thực thi công tác khai khẩn đất đai và ưu đãi cho
binh sĩ khi chia cấp đất đai. Đất đai mà quan lại có được do chiêu tập binh lính và nơ
tỳ khai khẩn thuộc sở hữu của họ nhưng phải nộp thuế cho Nhà nước.
Như vậy, khác với các thời kỳ lịch sử trước đây là quan hệ pháp luật đất đai
tương đối ổn định, từ thời kỳ nhà Hồ, quan hệ pháp luật đất đai đã có chuyển biến
nhanh chóng, thậm chí trong thời kỳ nhà Hậu Lê, chính sách đất đai đã không
thống nhất.
đ. Thời kỳ nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn gồm 2 triều đại là Nguyễn Tây sơn và Nguyễn Phú xuân (tên
gọi theo nơi phát tích của triều đại). Triều đại nhà Nguyễn Tây sơn tồn tại ngắn
ngủi nhưng đã thực thi được một số chính sách đối với đất đai như chiếu khuyến
nông, giảm nhẹ tô, thuế cho nông dân, chiêu hồi dân sơ tán và khai khẩn ruộng đất
bỏ hoang…
Nhà Nguyễn Phú xuân ban đầu đã thực hiện việc tịch thu ruộng đất của
những người theo nhà Nguyễn Tây sơn, người dân phải trả lại đất cho chủ cũ, mất
dần đất và chịu tô thuế nặng nề. Cùng với nó, q trình tập trung ruộng đất vào địa
chủ diễn ra nhanh chóng. Để khắc phục tình trạng bần cùng hóa của người nơng
dân, nhà Nguyễn Phú xn khuyến khích cơng tác khai khẩn đất đai cùng với q

trình mở rộng bờ cõi quốc gia về phương Nam. Thậm chí, nếu mới đầu Nhà nước
nghiêm cấm thì giai đoạn về sau đã cho phép chuyển đất công thành đất tư và chấp
nhận quyền cầm cố đất cơng có thời hạn của các làng xã. Cùng với quyền thu thuế
của Nhà nước, càng về cuối triều đại nhà Nguyễn thì quyền tư hữu về ruộng đất
của địa chủ càng được củng cố.
Như vậy, cũng như thời kỳ nhà Hậu Lê, quan hệ pháp luật đất đai của thời
kỳ nhà Nguyễn không ổn định bởi quan hệ sở hữu đối với đất đai của cả hai triều
đại này đều thay đổi giữa thời kỳ cuối so với thời kỳ đầu của mỗi triều đại. Theo
đó, ở thời kỳ đầu cả hai triều đại, sở hữu Nhà nước đối với đất đai được củng cố,
phát triển nhưng ở cuối hai triều đại này sở hữu tư nhân đối với đất đai được khôi
phục, phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên nghiên cứu của các sử gia Việt Nam cho thấy, trải suốt từ thời kỳ
Lập quốc qua thời kỳ Phong kiến ở VN, Nhà nước ln giữ quyền sở hữu tối cao
đối với tồn bộ đất đai của quốc gia, còn quyền tư hữu đối với đất đai là một thứ


quyền hạn chế và khơng hồn chỉnh, ln chịu sự chi phối của quyền sử hữu tối
cao của Nhà nước.
e. Thời kỳ thuộc Pháp
Thời kỳ này chính quyền phong kiến Việt Nam vẫn tồn tại (thời kỳ nhà
Nguyễn), nội dung phần trên cho thấy ruộng đất tập trung ngày càng nhiều vào tay
cường hào, phong kiến. Theo thống kê thì đến năm 1930 đã có 6530 địa chủ có
trên 50 ha ruộng đất; với 2% dân số, địa chủ đã nắm giữ 52% diện tích ruộng đất;
trong khi 97% nơng dân chỉ sử dụng 36% diện tích ruộng đất cả nước; trong số đó,
gần 60% người nơng dân khơng có ruộng đất canh tác. Riêng Nam bộ có 6300 địa
chủ, chiếm 45% diện tích ruộng đất của vùng, tại vùng đất này có tới gần 70%
nơng dân khơng có đất sản xuất.
Cùng với giai cấp địa chủ phong kiến, bọn thực dân, tư bản cũng ngày càng
chiếm được nhiều ruộng đất. Các võ quan người Pháp được Chính phủ bảo hộ cấp
đất đền công chinh phục miền đất thuộc địa mới; lực lượng thực dân có quyền thế

cũng được quyền khai khẩn đất đai lập đồn điền, trại ấp, công xưởng. Theo số liệu
thống kê, nếu năm 1890 tại Đông Dương chỉ có hơn 115 đồn điền với tổng diện
tích chưa tới 12.000 ha thì sau đó 40 năm – năm 1930 tổng diện tích các đồn điền
đã tăng gấp hơn trăm lần – khoảng 1.2500.000 ha.
Như vậy, thời kỳ thuộc Pháp, chính sách đất đai của chính quyền bảo bộ và
triều đình phong kiến đều tạo điều kiện thuận lợi cho sở hữu tư nhân đối với đất
đai phát triển. Bên cạnh đó, hình thức sở hữu Nhà nước đối với đất đai và sở hữu
công xã nông thôn (làng xã) đối với đất đai vẫn tồn tại. Riêng hình thức sở hữu
Nhà nước đối với đất đai thời kỳ này khác với thời kỳ thuộc Bắc ở chỗ, chủ sở hữu
gồm cả Nhà nước phong kiến bản địa và Nhà nước bảo hộ.
f. Thời kỳ Mỹ - Ngụy tạm chiếm miền Nam
Dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, đi theo con đường tư bản, hình thức sử hữu tư
nhân nói chung, sở hữu tư nhân đối với đất đai nói riêng phát triển mạnh trong thời
kỳ Nhà nước Miền nam Cộng hịa.
Để xóa bỏ thành quả của cách mạng Tháng Tám mang lại cho nông dân
Nam bộ, giảm ảnh hưởng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, khơi phục và
duy trì chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, thực dân… chính quyền Miền nam
Cộng hịa đã thực hiện một số chính sách đất đai như sau:
* Quốc sách cải cách điền địa: Với nội dung cơ bản là:
+ Truất hữu ruộng đất của địa chủ, thu hồi ruộng đất của thực dân, tư sản.
+ Lập khế ước tá điền; tiểu điền chủ hóa tá điền.
* Luật Người cày có ruộng: Có nội dung cơ bản là:
+ Quy định mức hạn điền đối với địa chủ tại miền Trung là không vượt quá
5ha và đối với địa chủ tại miền Nam là không vượt quá 15 ha.
+ Việc chuất hữu ruộng đất của địa chủ được thực hiện theo cách Nhà nước
mua ruộng đất của họ và bán lại ruộng đất đó cho nơng dân, tá điền.


Việc thực hiện các chính sách nêu trên của Chính quyền Miền nam Cộng hịa
dù mang những cái tên có tính chất cách mạng nhưng thực chất lại có nội dung

phản động, không làm thay đổi bản chất chế độ, không thay đổi quan hệ pháp luật
đất đai mà ở đó người nơng dân, tá điền khơng có đất phải đi làm thuê cho địa chủ,
tư bản.
g. Thời kỳ có Đảng đến nay
Do đặc điểm lịch sử, phù hợp với tình hình cách mạng trong mỗi thời kỳ,
chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước Việt Nam không ổn định.
* Thời kỳ từ khi Đảng ra đời đến hoàn thành cải cách ruộng đất
Tại Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu của cuộc cách mạng
là đánh đổ đế quốc, phong kiến, dành ruộng đất cho dân cày với khẩu hiệu: Tịch ký
hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và giáo hội, giao ruộng đất ấy
cho trung và bần nông. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vấn đề ruộng đất được
coi là vấn đề cách mạng và cách mạng ruộng đất được đặt thành một trong những
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Như trong bản 134Tun ngơn của Đảng Cộng
sản, Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân
tộc".
Trong xã hội phong kiến, ước mơ của người nơng dân là có ruộng đất, cách
mạng thắng lợi đem lại ruộng đất cho dân cày chính là động lực thúc đẩy người
nơng dân tham gia kháng chiến để bảo vệ chính quyền cách mạng. Muốn đem lại
ruộng đất cho dân cày thì khơng thể không tiến hành cải cách ruộng đất. Song sau
khi cách mạng dân tộc dân chủ cơ bản hoàn thành vào tháng 8 năm 1945, do chính
quyền cách mạng cịn non trẻ, phải đối phó với thù trong, giặc ngồi; với giặc đói,
giặc dốt... nên Đảng và Nhà nước Việt Nam chưa tiến hành được cách mạng cải
cách ruộng đất.
Tuy nhiên, công tác chuẩn bị được Đảng và Nhà nước tiến hành thơng qua
việc ban hành một số chính sách liên quan đến ruộng đất như Thông tri của Bộ nội
vụ tháng 11 năm 1945 sau đó được thay thế bằng Sắc lệnh số 78/SL ngày
14/7/1949 của Chính Phủ; Hệ thống chính sách ruộng đất của Hội nghị Trung ương
Đảng mở rộng lần thứ hai tháng 1 năm 1948; Sắc lệnh số 88/SL về Thể lệ lĩnh canh
của tá điền ngày 22/5/1950 của Chính phủ; Điều lệ tạm thời về việc sử dụng cơng
điền, cơng thổ ngày 5/3/1952 của Chính phủ;...

Tháng 11 năm 1953, Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương
Đảng thông qua Cương lĩnh ruộng đất và Quyết định cải cách ruộng đất nhằm xoá bỏ
quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất
của nông dân, thực hiện người cày có ruộng.
Ngày 4/12/1953, Quốc hội thơng qua Luật Cải cách ruộng đất; Ngày
19/12/1953 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh số 197/SL ban
bố Luật Cải cách ruộng đất. Luật này gồm 5 chương, 38 điều, tại Điều 1 đã ghi rõ
mục đích và ý nghĩa của cải cách ruộng đất là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất


của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác của Việt Nam; xoá bỏ chế độ
phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; thực hiện chế độ sở hữu
ruộng đất của nông dân... Phù hợp với nội dung đó, Luật Cải cách ruộng đất quy
định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất, về cách chia ruộng đất; về cơ
quan chấp hành, phương pháp cải cách ruộng đất và về điều khoản thi hành.
Luật Cải cách ruộng đất được ban hành là cơ sở pháp lý để thực hiện triệt để
khẩu hiệu người cày có ruộng. Nhưng do sự thay đổi của tình hình đất nước sau
khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc và Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết năm
1954, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết bổ sung về cải cách ruộng đất
nhằm đặt cơ sở pháp lý cho việc triển khai cải cách ruộng đất trên quy mô lớn ở
miền Bắc. Những điểm bổ sung và sửa đổi đó là dùng hình thức Tồ án thay cho
những cuộc đại hội đấu tranh của nông dân; thu hẹp diện trưng thu, mở rộng diện
trưng mua và quy định việc hiến ruộng; chia đất chiếu cố những địa chủ kháng
chiến và gia đình địa chủ có con đi bộ đội, cán bộ, viên chức cách mạng, chiếu cố
các nhà công thương kiêm địa chủ và những nhà tu hành.
Quá trình thực hiện Luật Cải cách ruộng đất đến năm 1956 đã thu được
những kết quả đáng khích lệ, song cũng mắc phải nhiều sai lầm. Ngày 2/1/1957,
Quốc hội Việt Nam kiểm điểm về cơng tác cải cách ruộng đất, trong đó nêu rõ, cải
cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị
đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xố bỏ, nơng dân đã làm chủ

nơng thơn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có ruộng đã được
thực hiện... Tuy nhiên, trong báo cáo của Chính phủ có ghi rằng những sai lầm
nghiêm trọng đã gây thiệt hại cho chúng ta, đau thương cho đồng bào về tính
mệnh, tài sản, tinh thần, tình cảm, gây tình hình căng thẳng ở nơng thơn, ảnh
hưởng đến tinh thần đồn kết, tinh thần phấn khởi và lịng tin tưởng của nhân dân...
* Thời kỳ từ sau cải cách ruộng đất đến năm 1980
Sau khi hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất, ở miền Bắc người nông dân đã
có ruộng cày. Nhưng sau một thời gian ngắn, thực tế xuất hiện hiện tượng người
nông dân bán ruộng đất của mình, khơng cịn đất sản xuất, đi làm th trên đất của
người khác dÉn tíi sự phân hố xã hội do tái diễn cảnh người bóc lột người. Theo
điều tra của Ban công tác nông thôn Trung ương năm 1958 ở 12 xã thuộc Hồng
Quảng, Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình đã có gần 120 gia đình bán ruộng. Để tiếp
tục thực hiện đường lối cách mạng đã vạch ra ngay từ Cương lĩnh đầu tiên và khắc
phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam một mặt cho thành lập các nông
trường quốc doanh, trạm, trại nông nghiệp, mặt khác vận động nông dân vào làm ăn
tập thể trong các hợp tác xã.
Vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp được ghi nhận trong Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương lần thứ XVI, tháng 4 năm 1959. Theo đó ruộng đất của xã viên,
về nguyên tắc phải đưa toàn bộ vào hợp tác xã và thống nhất sử dụng... Cũng vào
năm 1959, Nhà nước ban hành Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp. Năm 1960 mở đầu


cao trào hợp tác hố nơng nghiệp trong thực tiễn xã hội. Cùng với sự xuất hiện của
hợp tác xã, hình thức sở hữu tập thể đối với đất đai hình thành. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử quan hệ pháp luật đất đai một hình thức sở hữu đối với đất đai phi
truyền thống hình thành.
Như vậy, theo Hiến pháp năm 1959 và các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan, thời kỳ này tại Việt Nam tồn tại ba hình thức sở hữu đối với đất đai là sở hữu
nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về ruộng đất. Trong đó, luật pháp quy
định rõ mỗi chủ thể là chủ sở hữu đối với loại đất đai, nguồn đất đai… cụ thể.

* Thời kỳ từ khi có Hiến pháp 1980 đến nay
Phù hợp với đường lối xây dựng Chủ nghĩa Xã hội tại Việt Nam, Điều 19
Hiến pháp năm 1980 quy định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên
thiên nhiên trong lịng đất... đều thuộc sở hữu tồn dân. Quy định này, đã xố bỏ
các hình thức sở hữu đất đai truyền thống và phi truyền thống khác đã, đang tồn tại
trong lịch sử quan hệ pháp luật đất đai của Việt Nam.
Như vậy, từ năm 1980 trở lại đây, tồn bộ diện tích đất đai của Việt Nam chỉ
thuộc chế độ sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, sau quy định này của
Hiếp pháp, nhà nước Việt Nam không thực hiện đầy đủ các biện pháp pháp lý, biện
pháp vật chất kỹ thuật cụ thể để khẳng định và đưa chế độ sở hữu toàn dân đối với
đất đai vào thực tiễn cuộc sống xã hội. Các chủ thể sử dụng đất từ trước như thế
nào thì vẫn tiếp tục chiếm hữu và sử dụng nên quyền sở hữu toàn dân đối với đất
đai về thực chất chỉ được quy định trên văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật
quy định về thẩm quyền, thủ tục có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trong thời
kỳ này q ít, khơng đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới đất đai nảy
sinh trong thực tế. Do vậy, quan hệ pháp luật đất đai trở nên lộn xộn, phức tạp, nảy
sinh nhiều xung đột xã hội.
Sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhà nước Việt Nam đã quan
tâm tới việc thực thi các giải pháp pháp lý nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến
pháp năm 1980 về quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cụ thể là ngày 29 tháng
7 năm 1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai, ngày 8 tháng 1 nm 1988 văn bản
luật này cú hiu lc. Lut t đai năm 1987 gồm 6 chương, 57 điều quy định các
nguyên tắc về sử dụng đất, xác định đối tượng giao đất ổn định, lâu dài, các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể được Nhà nuớc giao quyền sử dụng đất...
Do thực tiễn xã hội Việt Nam chuyển biến nhanh chóng trong thời kỳ đổi
mới và việc ban hành Hiến pháp năm 1992, ngày 14 tháng 7 năm 1993 Quốc hội
thông qua Luật Đất đai thay thế cho Luật Đất đai năm 1987. Luật này gồm 7
chương, 89 điều quy định nhiều nội dung mới trên cơ sở kế thừa một cách có chọn
lọc những nội dung của Luật Đất đai năm 1987. Hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1993 cũng được quan tâm ban

hành. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, của kinh tế trang trại
và sự hình thành của thị trường bất động sản… đã dẫn đến Luật sửa đổi, bổ sung


Luật đất đai năm 1993 lần thứ nhất (được Quốc hi thụng qua ngy 02 thỏng 12
nm 1998) và lần thứ hai (được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001).
Nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự ổn định và phát triển của quan hệ pháp luật đất
đai, ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Đất đai thay
thế cho Luật Đất đai năm 1993 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật này. Luật đất đai
năm 2003 gồm 7 chương, 146 điều, có bước phát triển đáng kể về quy mơ so với
các Luật Đất đai trước đó. Điều này cho thấy, nội dung của Luật Đất đai năm 2003
đã phát triển đáng kể nhằm tiến tới hình thành Bộ luật Đất đai trong tương lai. Luật
Đất đai năm 2003 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.
Ngoài các giải pháp pháp lý, nhà nước Việt Nam quan tâm tới việc thực thi
các giải pháp vật chất kỹ thuật để khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất
đai trong đời sống xã hội như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều tra, đo
đạc, khảo sát đất đai, thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ, hồ sơ về đất đai... Phù
hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2003, hệ thống tổ chức dịch vụ, tư vấn về
đất đai được thiết lập và hoàn thiện để thực hiện tốt hơn các hoạt động vật chất kỹ
thuật đối với đất đai.
2.2. Quan hệ pháp luật đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành
2.2.1. Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai
Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu,
quản lý đất đai. Dưới các chế độ xã hội khác nhau, quan hệ về pháp luật đất đai
được nhìn nhận khác nhau. Dưới chế độ Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến và Tư bản
chủ nghĩa, đất đai là phương tiện bóc lột của giai cấp thống trị đối với các tầng lớp
nhân dân trong xã hội. Đất đai được quan niệm thuần tuý như một bất động sản mà
chủ sở hữu được thực hiện đầy đủ các quyền năng của mình như mọi tài sản thông
thường khác. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, mặc dù có nhiều hình thức sở hữu đất
đai khác nhau, nhưng đất đai khơng cịn là phương tiện để bóc lột và các quan hệ

về đất đai được điều chỉnh bằng một ngành luật độc lập - Luật Đất đai.
Đối với Việt Nam, do điều kiện lịch sử mà mỗi giai đoạn quan hệ pháp luật
đất đai, hình thức sở hữu đối với đất đai được pháp luật ghi nhận khác nhau, nhưng
kể từ năm 1980 đến nay, quan hệ đất đai được quyết định bởi một chế độ sở hữu
đối với đất đai là sở hữu toàn dân. Và như mọi quan hệ xã hội, mọi quan hệ pháp
luật, quan hệ pháp luật đất đai nảy sinh giữa những chủ thể nhất định, đó là chủ thể
quản lý đối với đất đai và chủ thể sử dụng đất, nội dung của quan hệ này chịu sự
chi phối của chế độ quyền sở hữu.
Tóm lại: Quan hệ pháp luật đất đai là những quan hệ xã hội phát sinh giữa
đại diện chủ sở hữu đất đai với các chủ thể sử dụng đất và giữa các chủ thể sử
dụng đất với nhau trong quá trình thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai,
quản lý và sử dụng đất đai được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
2.2.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật đất đai
a. Chủ thể quan hệ pháp luật đất đai


Chủ thể quan hệ pháp luật đất đai là các cá nhân, tổ chức, trong đó gồm cả
nhà nước.
* Các loại chủ thể quan hệ pháp luật đất đai
Dựa vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các loại chủ thể khác nhau. Về cơ bản,
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai có hai nhóm chủ thể sau:
- Chủ thể quản lý đất đai:
Phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện
chủ sở hữu; phù hợp với chức năng của mình, nhà nước Việt Nam thống nhất quản
lý tồn bộ diện tích đất đai trên tồn quốc. Như vậy, người quản lý đối với đất đai
tại Việt Nam là nhà nước Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có bộ mỏy Nh nc gồm hệ thống các cơ quan nhà nớc
đợc lập t trung ng n a phng. ỏp ng yêu cầu quản đối với đất đai, nhà
nước Việt Nam lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai gồm cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền chun mơn. Phù hợp với thẩm quyền đó và tính chất của cấp quản lý, nhà
nước trao quyền và trách nhiệm cụ thể trong công tác quản lý nhà nước đối với đất
đai cho từng cơ quan nhà nước.
Do vậy, có thể nói chủ thể quản lý nhà nước đối với đất đai là cơ quan nhà
nước. Trong đó, mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể trong
quản lý nhà nước đối với đất đai. Cơ quan nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước đối
với đất đai) tham gia quan hệ pháp luật đất đai phù hợp với thẩm quyền, trách
nhiệm của mình và nhằm thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm đó. Nội dung này
được giới thiệu cụ thể trong chương 2 của tài liệu này.
Cơ quan nhà nước tham gia quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là người
quản lý, có quyền uy, sử dụng quyền uy của mình ban hành và bảo đảm thực hiện
các quyết định, mệnh lệnh hành chính đối với người sử dụng đất. Pháp luật đất đai
sử dụng phương pháp hành chính để điều chỉnh quan hệ này.
- Chủ thể sử dụng đất:
Chủ thể sử dụng đất rất đa dạng. Dựa vào các tiêu chí khác nhau sẽ có những
loại chủ thể sử dụng đất khác nhau. Theo Điều 9 Luật Đất đai năm 2003 thì chủ thể
sử dụng đất tại Việt Nam gồm các tổ chức, cá nhân trong nước, các tổ chức cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Người sử dụng đất tham gia quan hệ pháp luật đất đai bằng những cách thức
nhất định và có thể khác nhau theo quy định của pháp luật. Khi tham gia quan hệ
pháp luật này, các chủ thể sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ nhất định và có
điểm khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đặc thù của chính
chủ thể. Nội dung này được giới thiệu cụ thể tại phần nội dung quan hệ pháp luật
đất đai sau đây và tại chương 4 của tài liệu này.
* Điều kiện trở thành chủ thể quan hệ pháp luật đất đai


Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, đại diện
chủ sử hữu tồn dân đối với đất đai thì hiển nhiên là có tư cách chủ thể đương
nhiên trong quan hệ pháp luật đất đai. Do vậy điều kiện trở thành chủ thể quan hệ

pháp luật đất đai chỉ đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Theo đó tổ
chức, cá nhân cú cỏc iu kin sau õy l chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai.
- Năng lực pháp luật đất đai: Năng lực pháp luật đất đai là khả năng của các
chủ thể được hưởng những quyền và gánh chịu các nghĩa vụ pháp lý nhất định do
pháp luật quy định khi tham gia vµo quan hệ pháp luật đt ai. õy l iu kin
cn tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai. Phù hợp
với chế độ sở hữu tồn dân đối với đất đai; mục đích của hoạt động quản lý nhà
nước đối với đất đai; mục tiêu sử dụng đất đai hiệu quả; tính chất, vị trí của chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai và các điều kiện thực tiễn... các cá nhân, tổ
chức, trong đó gồm cả nhà nước có năng lực pháp luật không giống nhau.
- Năng lực hành vi đất đai: Năng lực hành vi đất đai là khả năng của chủ thể
bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia
quan hệ pháp luật đất đai. Thông thường chủ thể quan hệ pháp luật đất đai có năng
lực hành vi khi đáp ứng các điều kiện nhất định, phù hợp với tính chất của mỗi loại
chủ thể. Đối với tổ chức và các chủ thể cùng loại thì năng lực hành vi đất đai xuất
hiện khi được thành lập hợp pháp. Đối với cá nhân và chủ thể cùng loại thì năng
lực hành vi đất đai xuất hiện khi đạt độ tuổi và có khả năng nhận thức. Điều kiện
cụ thể phụ thuộc vào cách thức mà chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai nhất
định và nhiều yếu tố khác.
- Tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đất đai
Đây là điều kiện để tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật đất
đai trên thực tế. Bởi xét trên phương diện lý luận, khi cú nng lc phỏp lut t ai
và năng lc hành vi đất đai th× tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp
luật đất đai. Song tổ chức, cá nhân chỉ trở thành chủ thể quan hệ pháp luật đất đai
thực sự khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai cụ thể trên thực tế.
b. Nội dung quan hệ pháp luật đất đai
Nội dung của quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật đất đai nói
riêng là tồn bộ các quyền, nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất
đai có được theo quy định của pháp luật.
Tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai tại Việt Nam là hai nhóm chủ thể là

chủ thể quản lý và chủ thể sử dụng đất. Theo nguyên tắc pháp lý thì các chủ thể
bình đẳng với nhau trước pháp luật. Song do vị trí, vai trị, tính chất của mỗi chủ


thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai khác nhau nên mỗi nhóm chủ thể vẫn có
quyền và nghĩa vụ riêng biệt.
* Quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý đất đai
- Quyền của chủ thể quản lý đất đai
Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu duy nhất và tư cách người quản lý
chung mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có đất đai, khi tham gia quan hệ pháp luật
đất đai để thực hiện thống nhất quản lý đối với toàn bộ vốn đất đai của cả nước,
Nhà nước có hai nhóm quyền căn bản sau đây:
+ Quyền đại diện chủ sở hữu đối với đất đai gồm: Quyền chiếm hữu đất đai;
Quyền sử dụng đất đai; Quyền định đoạt đất đai. Nội dung các quyền năng này
được nghiên cứu đầy đủ tại phần 3 của chương này.
+ Quyền quản lý đất đai: Quyền quản lý đất đai của nhà nước Việt Nam vừa
xuất phát từ tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai, vừa xuất phỏt
t t cỏch là tổ chức quản lý mi mt đời sống xã hội của nhà nước, với tư cách
này thì đương nhiên nhà nước thực hiện quyền quản lý đối với đất đai.
- Nghĩa vụ của chủ thể quản lý đất đai
Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể các nội dung quản lý nhà
nước đối với đất đai. Đây cũng chính là nghĩa vụ của Nhà nước khi tham gia quan
hệ pháp luật đất đai, các nghĩa vụ đó gồm:
+ Nắm chắc tồn bộ quỹ đất quốc gia thông qua các hoạt động kỹ thuật,
nghiệp vụ của cơ quan chức năng như: điều tra, khảo sát, đánh giá, đăng ký sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân chia một cách hợp lý
quỹ đất quốc gia nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế, xã hội.
+ Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất.
+ Bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất.

+ Giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện, xử lý vi phạm pháp luật đất đai.
Các nội dung trên được xác định là nghĩa vụ của chủ thể quản lý đất đai (của
nhà nước, cơ quan nhà nước) bởi trên thực tế các nội dung này chưa được các chủ
thể quản lý đất đai thực hiện tốt. Đây là sự giàng buộc về pháp lý để bảo đảm rằng
các nội dung đó được chủ thể quan lý đối với đất đai thực hiện tốt hơn góp phần để
quan hệ pháp luật đất đai ổn định và phát triển.
* Quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất


Khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, chủ thể sử dụng đất có những
quyền và nghĩa vụ pháp lý chung theo quy định tại Điều 105 và Điều 107 Luật Đất
đai năm 2003.
- Quyền của chủ thể sử dụng đất: Với tư cách của mình, người sử dụng đất
có ba nhóm quyền cơ bản là:
+ Các quyền chung như đỵc cấp giấy chứng nhận; hưởng thành quả lao động,
kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ,
cải to t nụng nghip; ợc Nhà nớc hớng dẫn và gióp ®ỡ trong việc cải tạo, bồi
bổ đất nơng nghiệp v ợc bảo hộ khi b ngi khỏc xõm phm đến quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình...
+ Các quyền năng cụ thể như chun ®ổi, chuyển nhượng, cho th, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
+ Quyền lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất, quyền được bồi thường
khi nhà nước thu hồi đất…
- Nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất: Với tư cách của mình, ngồi hưởng các
quyền do Nhà nước trao, khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai, chủ thể sử dụng
đất phải chịu giàng buộc với các nghĩa vụ nhất định gồm:
+ Các nghĩa vụ chung như sư dơng ®Êt ®óng mơc ®ích, đúng ranh giới
thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên khơng,
bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong lịng đất; ăng ký quyn s dng t, lm
y th tc khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng

cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; thực hiện nghĩa vụ tài
chính; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất…
+ Các nghĩa vụ cụ thể khác phụ thuộc vào chủ thể sử dụng đất, loại đất,
nguồn đất…
Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất được giới thiệu
đầy đủ và cụ thể tại chương 4 của tài liệu này.
c. Khách thể quan hệ pháp luật đất đai
Khi tham gia quan hệ pháp luật, các chủ thể hướng tới lợi ích nhất định, theo
khoa học pháp lý thì lợi ích đó là khách thể của quan hệ pháp luật. Các chủ thể khi
tham gia quan hệ pháp luật đất đai cũng hướng tới các lợi ích nhất định, đó là các
lợi ích phát sinh từ đất.
Động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai chính là
việc họ tìm thấy những lợi ích đáp ứng nhu cầu của mình. Nếu khơng phải vì các
lợi ích đó, người sử dụng đất sẽ khơng tham gia quan hệ pháp luật đất đai. Trên


thực tế, các chủ thể chỉ tham gia quan hệ pháp luật đất đai trong những trường hợp
nhất định, bằng các cách thức nhất định, đối với những diện tích đất nhất định,
những loại đất nhất định... Điều đó cho thấy bản thân đất đai khơng phải là lợi ích
mà các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai hướng tới, không phải là khách thể
của quan hệ pháp luật đất đai.
Khách thể cụ thể của mỗi quan hệ pháp luật đất đai là những lợi ích cụ thể
gắn với nhu cầu cụ thể của từng chủ thể, nhóm chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
đất đai và phụ thuộc vào khả năng tạo ra các lợi ích nhất định của đất đai. Các chủ
thể cũng chỉ đạt được các lợi ích này thơng qua q trình sử dụng đất.
2.3. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai
Như mọi quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật đất đai phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt do các sự kiện pháp lý nhất định.
2.2.1 Cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai
Cơ sở pháp lý của việc hình thành quan hệ pháp luật đất đai giữa nhà nước

với các chủ thể sử dụng đất gồm:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Quyết định (nội bộ) giao đất, cho thuê đất, cho khoán, nhận thầu đất của
Ban quản lý nông trường, lâm trường cho hộ gia đình, cá nhân thành viên; của Ban
quản lý rừng đặc dụng, rừng phịng hộ cho hộ gia đình, cá nhân.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của Ban quản lý khu công nghệ cao, Ban
quản lý khu kinh tế cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân...
Chủ thể làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai là nhà nước và đơn vị được
nhà nước ủy quyền, mà phổ biến là các ban quản lý. Các đơn vị mà đại diện là các
ban quản lý này có tính chất là chủ thể quản lý đất đai chứ khơng có tính chất là chủ
thể sử dụng đất. Chủ thể quản lý thực hiện một trong năm hành vi cụ thể là căn cứ
phát làm sinh quan hệ pháp luật đất đai, trong đó phổ biến nhất là hành vi giao đất,
cho thuê đất. Về cơ bản, những căn cứ pháp lý dẫn đến xác định được người sử dụng
đất đầu tiên đối với đất sẽ dẫn đến làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai.
2.3.2 Cơ sở làm thay đổi quan hệ pháp luật đất đai
Sau khi có các căn cứ làm phát sinh, quan hệ pháp luật đất đai được thiết lập,
quan hệ pháp luật này thay đổi khi có các căn cứ nhất định như hợp đồng, thỏa
thuận, di chúc… của người sử dụng đất.
Thông thường, khi các chủ thể thực hiện các quyền năng cụ thể đối với đất
đai theo quy định của pháp luật như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho


thuê đất… người sử dụng đất lập các hợp đồng, thỏa thuận, di chúc… và nó trở
thành căn cứ làm thay đổi quan hệ pháp luật đất đai sau khi việc thực hiện các
quyền năng của người sử dụng đất được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Ngoài ra trong một số trường hợp nhất định, phï hỵp víi quyền hạn và trách
nhiệm của mình, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quyết định, bản án… và
chúng có thể trở thành các căn cứ pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật đất đai.
Pháp luật quy định rõ quyền năng của chủ thể, điều kiện của đất... và các căn

cứ pháp lý nhất định dẫn đến sự thay đổi quan hệ pháp luật đất đai. Trong thực tế,
từ góc độ người sử dụng đất thì khi quan hệ pháp luật đất đai thay đổi thường dẫn
đến phát sinh quan hệ pháp luật đất đai của chủ thể sử dụng đất nhất định và chấm
dứt quan hệ pháp luật đất đai của chủ thể sử dụng đất cụ thể khác. Và đó chỉ là sự
thay đổi quan hệ pháp luật đất đai (thực tế là thay đổi chủ thể sử dụng đất), bởi
quan hệ pháp luật đất đai vẫn tồn tại từ sau khi chúng phát sinh.
2.3.3. Cơ sở làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai
Chủ thể làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai là nhà nước và hành vi duy
nhất mà nhà nước thực hiện đó lµ thu hồi đất. Theo quy định tại Điều 38 Luật Đất
đai năm 2003, nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau:
+ Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế;
+ Tổ chức bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu
cầu sử dụng đất;
+ Đất được giao không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền;
+ Sử dụng đất không đúng mục đích, khơng có hiệu quả;
+ Cá nhân sử dụng đất chết mà khơng có người thừa kế;
+ Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
+ Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai
tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám
tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng
liền; đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được
sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai
mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất
trên thực địa mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất,
cho thuê đất đó cho phép;
+ Đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi
hết thời hạn;



+ Đất bị lấn, chiếm là đất chưa sử dụng; đất không được chuyển quyền sử
dụng đất mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
+ Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
+ Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
Để thu hồi đất, nhà nước ra quyết định thu hồi đất. Như vậy, quyết định thu
hồi đất của nhà nước là căn cứ pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai.
3. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
3.1. Giới thiệu chung về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
3.1.1 Khái niệm về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Trong lịch sử pháp luật đất đai, tại Việt Nam đã xuất hiện các hình thức sở
hữu nhà nước đối với đất đai, sở hữu công xã nông thôn đối với đất đai, sở hữu tập
thể đối với đất đai và sở hữu tư nhân đối với đất đai. Trong đó, tùy thuộc điều kiện
lịch sử mà mỗi hình thức hữu đối với đất đai phát triển hay suy yếu, tồn tại lâu dài
hay tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi khác nhau. Hiện nay, theo quy định tại
Điều 200, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đất đai là tài sản thuộc hình thức sở hữu
Nhà nước, cịn theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003 thì tồn bộ
diện tích đất đai của quốc gia thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Chế độ sở hữu toàn
dân là nội dung trở thành nguyên tắc của ngành luật đất đai, nó chi phối tồn bộ nội
dung của Luật Đất đai và các lý thuyết liên quan.
Vậy, chế độ sở hữu toàn dân đi vi t ai l tng hợp các quy phạm
pháp luật quy định và bảo vệ quyền của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở
hữu trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Khái niệm trên cho thấy, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là một chế
độ pháp lý gồm tất cả các quy định của luật pháp về sở hữu toàn dân.
Trong chế độ phong kiến và tư sản, vì đại đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân,
nên pháp luật chủ yếu duy trì và bảo vệ quyền lợi của sở hữu chủ là tư nhân đối với
đất đai. Mặt khác, do nhà nước chỉ đại diện cho quyền lợi của thiểu số giai cấp
thống trị nên thực chất sở hữu nhà nước chỉ là sở hữu của một nhóm người mà
thơi. Tại Việt Nam hiện nay, nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất
đai, pháp luật quy định và bảo vệ quyền của nhà nước với tư cách này. Đó là các

quyền năng của chủ sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt đối với đất đai.
3.1.2 Cơ sở lý luận của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Khi nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của đất đai trong việc phát triển
kinh tế nông nghiệp, các học giả tư sản đã chỉ ra rằng, sở hữu manh mún, riêng rẽ
từng diện tích đất nhất định sẽ cản trở quá trình quy hoạch tổng thể đất đai, quá
trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nơng nghiệp, đất đai
khơng có điều kiện khai thác hết tiềm năng. Họ cho rằng, cần thiết phải có một


hình thức sở hữu chung đối với đất đai để khắc phục những hạn chế đó. Tuy nhiên,
việc xây dụng một hình thức sở hữu chung đối với đất đai ở các nước tư bản là
không thể thực hiện được vì sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là vấn đề mang
tính bản chất của giai cấp tư sản, của chế độ tư bản, nên nó là thiêng liêng, bất khả
xâm phạm.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, chỉ đến Chủ nghĩa Xã hội thì quốc hữu
hố đất đai mới trở thành hiện thực, vì mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là
xoá bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người mà nguyên nhân chính là sự tồn tại chế
độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó đất đai là tư liệu quan trọng nhất.
Phát triển quan điểm của Mác, Lênin chỉ ra rằng, quốc hữu hoá đất đai là
một quy luật tất yếu khách quan đối với bất kỳ nước nào làm cách mạng vô sản
nhưng không nhất thiết phải tiến hành ngay lập tức sau khi giai cấp vơ sản giành
chính quyền mà có thể thực hiện dần dần từng bước từ thấp đến cao, từ tập thể hoá
đến xã hội hoá.
Đảng và nhà nước Việt Nam xác định đất đai là thành quả cách mạng mà bao
thế hệ đã hy sinh xương máu để giành giật và giữ gìn; nhân dân đã hao tốn bao
cơng sức để khai phá, bồi bổ và cải tạo, vì lẽ đó mà đất đai không thể chỉ của riêng
ai, của riêng tầng lớp nào, giai cấp nào mà cần trở thành tài sản của toàn dân. Mặt
khác, trong lịch sử, để phát triển nền sản xuất nông nghiệp, nhà nước Việt nam
cũng đã phải sử dụng nhiều diện tích đất phục vụ mục đích cơng như đất xây dựng

cơng trình thủy lợi, trị thủy... Trong q trình cơng nghệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay và tương lai thì các diện tích
đất phục vụ mục đích cơng cộng càng cần tăng lên. Như vậy, việc hình thành một
chế độ, hình thức sở hữu có tính chất cơng đối với đất đai là cần thiết.
3.2. Nội dung của quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai
3.2.1. Chủ thể quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai
Tại mỗi thời điểm lịch sử, mỗi nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam thừa
nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu về đất đai. Việt Nam là nước duy nhất
trên thế giới hiện nay chỉ thừa nhận sự tồn tại của chế độ sở hữu duy nhất đối với
đất đai là sở hữu tồn dân.
Sở hữu tồn dân khơng có nghĩa là mỗi người dân đều có quyền sở hữu đất
đai riêng lẻ mà có nghĩa là việc khai thác những lợi ích do đất đai mang lại đều
nhằm phục vụ lợi ích của tồn thể nhân dân. Để đạt mục tiêu đó, tránh hiện tượng
nhiều chủ hóa vơ chủ do “cha chung khơng ai khóc”, tồn dân Việt Nam xác định
nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai. Việc người dân Việt Nam lựa chọn


×