Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.89 KB, 8 trang )

Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều
Nguyễn Trãi đã nói như trên mà khơng duy ý chí vì ơng đã thấy được sức mạnh
của chính nghĩa (Lấy đại nghĩa thắng hung tàn), của lịng nhân ái (Lấy chí nhân
thay cường bạo). Ngày nay, ở nước ta, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ta vẫn còn phải
lo chống giặc dốt. Liệu ta có thể bắt chước Nguyễn Trãi mà nói: “Lấy nghèo thắng
giàu”, “lấy lạc hậu vượt tiên tiến” được khơng? Nguyễn Trãi chỉ ra hai sức mạnh
là “chính nghĩa” và “lòng nhân ái”, còn chúng ta ngày nay, để đánh giặc dốt,
chúng ta có sức mạnh gì?
Nguyễn Trãi đã nói như trên mà khơng duy ý chí vì ơng đã thấy được sức
mạnh của chính nghĩa (Lấy đại nghĩa thắng hung tàn), của lịng nhân ái (Lấy chí
nhân thay cường bạo). Ngày nay, ở nước ta, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ta vẫn
còn phải lo chống giặc dốt. Liệu ta có thể bắt chước Nguyễn Trãi mà nói: “Lấy
nghèo thắng giàu”, “lấy lạc hậu vượt tiên tiến” được khơng? Nguyễn Trãi chỉ ra
hai sức mạnh là “chính nghĩa” và “lòng nhân ái”, còn chúng ta ngày nay, để đánh
giặc dốt, chúng ta có sức mạnh gì?
Theo tơi, chúng ta có hai sức mạnh: đó là nội lực tự học (bao gồm cả tự
nghiên cứu, tự trau dồi nghề nghiệp, tự tìm nghề và mở thêm nghề mới) ở người
học và lực liên kết hệ thống. Về nội lực tự học thì có quy luật sau đây (sẽ gọi là
quy luật 1 và viết tắt là QL1): “nội lực của người học quyết định chất lượng học
tập, ngoại lực là quan trọng”. Về liên kết hệ thống thì có quy luật gọi là quy luật
tròn lên (tiếng Pháp gọi là “loi d'e' mergenu và tiếng Anh là Emergency law) mà ta
sẽ gọi là quy luật 2, viết tắt là QL2): Khi hai hệ thống trước đây đứng riêng rẽ, trở
thành hai hệ con của cùng một hệ mẹ, thì giữa chúng sẽ trịn lên những lực liên kết
trước đó khơng có.
QL1 và QL2 sẽ giúp chúng ta “lấy nghèo thắng giàu”, “lấy lạc hậu vượt
tiên tiến”. Liệu có tin được không? Nhiều thực tiễn ở Việt Nam sẽ cho ta lịng tin
đó.


Về QL1 thì có thể lấy ví dụ ở thực tiễn “phổ thông 9 năm” hồi kháng chiến chống
Pháp. Học sinh thời đó chỉ có 9 năm phổ thơng là đã có thể vào đại học. Bây giờ


phải mất 12 năm nhưng phải tính thêm thời gian để đi học thêm tràn lan, tính cho
hết thì cũng thành 14 năm. Vậy “nghèo” đã thắng “giàu”. Ai “nghèo”? Là nước ta
hồi kháng chiến chống Pháp. Ai “giàu”? Nước ta ngày nay (dù còn nghèo so với
nhiều nước), so với ngày xưa như đã có dầu thơ xuất khẩu, lại đã có lọc dầu, đã
xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo năm 2009, đã kiên cố hóa được phần lớn trường
học và đã đưa dần công nghệ thông tin vào dạy và học... Những chuyện đó thời
CCGD năm 1950 nằm mơ cũng chưa thấy. Nhưng nhân dân lại bằng lòng với giáo
dục hơn bây giờ, số học sinh học 9 năm rồi vào đại học cũng nhiều người thành
đạt, trở thành những cán bộ rường cột của đất nước. Bây giờ phải kéo dài 9 năm ra
thành 14 năm thì mới được thi vào đại học. Cứ tính mỗi học sinh ăn, ở, học hành,
đi lại, vui chơi giải trí mỗi tháng hết nửa triệu thì kéo dài thêm 5 năm là xã hội
phải chi thêm cho mỗi em 30 triệu, đem nhân với số học sinh là 24 triệu thì ra 270
triệu tức 720.000 tỉ, chi cho 14 thì lấy phí mỗi năm ngót 50.000 tỉ, gần tồn bộ
ngân sách mỗi năm giành cho giáo dục hiện nay. Nhưng tại sao giàu lại thua
nghèo? Vì ta đã phạm một sai lầm mà mãi cho đến nay ta vẫn chưa thấm hết tai
hại của nó. Đó là ta đã để thối hóa truyền thống tự học và văn hóa đọc ở học sinh,
sinh viên. Nhờ truyền thống đó mà học sinh ngày xưa biết được nhiều điều mà nhà
trường không dạy, học sinh phổ thơng 9 năm có thể học chung với học sinh phổ
thơng 12 năm (lúc mới giải phóng thủ đơ), cịn học sinh bây giờ mơn nào có thi thì
mới học, khơng thi thì khơng học dù cho nhà trường có dạy. Tài ngun “tự học”
cịn hơn cả niêu cơm Thạch Sanh. Cơm trong niêu Thạch Sanh ăn hết đến đâu lại
đầy lên như cũ, còn khả năng tự học càng đem ra thi thố thì khơng những khơng
hao mịn mà cịn phát triển hầu như khơng giới hạn, qua nhiều thang bậc hiểu sơ
bộ: hiểu, vận dụng, thấm, ngấm, lắng đọng, thưởng thức rồi phát triển, thăng hoa
lên thành nhân sinh quan, thế giới quan, phương pháp luận... Chả thế mà sáng tạo
lại “đẻ” ra sáng tạo, làm nên luật số mũ trong phát triển kiến thức. Chúng ta hoen
rỉ vì những nhận thức nơng cạn như hiểu sai “không thầy đố mày làm nên” mới ăn


thua, chớ “tự học” là mình dạy mình thì “cơm chấm cơm”, ăn thua gì. “Khơng

thầy đố mày làm nên” cần hiểu là trẻ con đến tuổi đi học, dù là thần đồng cũng
phải có thầy dạy, chưa có đứa trẻ nào cứ thế lớn lên mà giỏi, chả cần ai dạy.
Nhưng cũng phải thấy rằng, đứa trẻ nào rồi cũng đến ngày phải “cai dạy” vì chẳng
ai suốt đời đi học đều có thầy dạy cho. “Cai dạy” cũng như “cai sữa” là tất yếu và
phải được chuẩn bị từng bước trong khi cịn học có thầy và chính ông thầy dạy
đứa trẻ phải góp phần để cho đứa trẻ sớm có thể “cai dạy”. Lại phải thấy rằng, mỗi
người sẽ đóng góp cho xã hội nhiều nhất là sau khi đã “cai dạy”. Nhưng như vậy
có phải là hạ thấp vai trò của thầy? Ta quen coi thầy là người rót kiến thức, trị là
người hứng kiến thức. Ngày nay, thầy phải như người nhóm lị, lúc đầu cịn phải
dùng phương tiện gì đó (quạt, thổi) nhưng phải làm khéo sao cho lò đạt sớm đến
mức tự cháy theo quy luật tự nhiên, chẳng cần quạt, thổi gì nữa. Ngày nay, thầy
nào chỉ biết đem kiến thức đến cho học trò sẽ bị đánh giá là dạy dở, người nào biết
đem đến cho học trò khả năng tự tìm lấy những kiến thức mình cần là dạy giỏi.
Vậy QL1 khơng hạ thấp vai trị của thầy mà cịn đề cao vì làm thay học trị (trong
việc tìm kiến thức) thì dễ hơn nhiều so với việc tạo cho họ năng lực tự tìm lấy.
“Nội lực của người học quyết định chất lượng giáo dục” đó là chân lý khách quan.
Dù có coi trọng thầy thì cũng khơng thể phủ nhận chân lý đó. Thầy, dù gì cũng là
ngoại lực nhưng trong các ngoại lực thì thầy cũng là ngoại lực quan trọng nhất.
Nội lực ở người học có thể nhân cách hóa thành một người thầy bên trong người
học mà ta sẽ gọi là “thầy trong”. Hiện nay, xã hội ta vẫn coi nhẹ “thầy trong” vì
cho rằng ơng ta chính là bản thân người học, có dạy thì cũng là “cơm chấm cơm”.
Nhưng xin đừng quên rằng “học” ngày nay đâu có đơn giản là hứng lấy kiến thức
thầy rót cho mà cịn rèn luyện tư duy và nhân cách làm sao cho có được năng lực
tự tìm lấy kiến thức mà mình cần. “Thầy ngồi”, với thì giờ ít ỏi trên lớp có thể chỉ
ra “cách học”, như học trị phải tự mình luyện cách học đó cho thật nhuần nhuyễn
thì mới mong nảy dần khả năng tư duy, rèn nhân cách đến độ thăng hoa thành
nhân sinh quan, thế giới quan, phương pháp luận. Muốn làm việc đó thì phải thực
hiện được “sáu mọi”: học mọi lúc, mọi nơi, mọi người, mọi điều kiện, mọi hoàn



cảnh, mọi nội dung có thể mới đủ thấm, đủ ngấm, đủ lắng đọng để rồi không chỉ
được kiến thức mà còn thăng hoa thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương
pháp luận, sự nhạy cảm với cái mới. Có thế mới đạt đến mục tiêu năng động và
sáng tạo mà thời đại địi hỏi. Thầy ngồi làm sao mà cùng “sáu mọi” với học trị,
chỉ có thầy trong mới cùng “sáu mọi” với học trị. Tính ra, trong suốt cuộc đời của
một con người, thời gian tiếp xúc với “thầy trong” gấp hơn 200 lần thời gian tiếp
xúc với “thầy ngồi” vì “thầy trong” gắn với học trị như hình với bóng (trừ khi
học trị ngủ) suốt cả cuộc đời của trị. Thế mạnh này của “thầy trong” ít ai nhìn
thấy. Đó là chưa nói “thầy trong” là tự có, khơng tốn tiền của đào tạo, khơng phải
trả lương, có bao nhiêu người học thì có bấy nhiêu “thầy trong”. Cho nên “nghèo”
có thể thắng giàu là vì vậy. Trên kia, ta nêu ví dụ về 9 và 12 là mới chỉ đụng đến
giàu, nghèo trong cùng một nước, mở rộng ra giàu, nghèo giữa hai nước khác nhau
cũng thế. Ngay ở điều 15 của Luật Giáo dục sửa đổi: “Nhà giáo quyết định chất
lượng giáo dục”. Điều 15 chả đả động gì đến người học, ai muốn học thì cứ đến
trường rồi các thầy sẽ mang chất lượng đến cho. Nên sửa điều 15 như sau: “Nội
lực tự học ở người học quyết định chất lượng giáo dục, ngoại lực là quan trọng và
nhà giáo là ngoại lực quan trọng nhất”. Phải thấm sâu quy luật đã sửa chữa như
trên, tránh những suy nghĩ giản đơn, một chiều như “khơng thầy đố mày làm nên”
thì hiểu sai thành “học ln ln có thầy bên cạnh mới tốt”, hoặc như cho rằng
“siết chặt đầu vào Đại học là nâng chất lượng tuyển sinh” mà không thấy rằng siết
chặt đầu vào thì cửa trường Đại học càng cao vời vợi và càng thúc đẩy việc dạy
thêm, học thêm tràn lan; muốn xóa nạn này, phải thiết kế ra nhiều loại cổng: có
cổng cao vời vợi (Đại học đẳng cấp quốc tế), cao vừa vừa (Đại học trọng điểm),
cao phổ biến (Đại học ở các địa phương) và Cao đẳng cộng đồng (dạy nghề thiết
thực, ngắn hạn). Mỗi thí sinh sẽ lựa sức mình mà chọn cổng, chứ khơng đi học
thêm tràn lan như hiện nay.
Chúng ta cịn một lãng phí lớn khác là rất ít vận dụng QL2 để làm trồi lên
những nguồn lực mới mà chả tốn kém gì. Hệ thống giáo dục là một hệ có rất nhiều



hệ con, hệ cháu chằng chịt, bản thân lại là hệ con của hệ thống toàn xã hội và của
nền giáo dục quốc tế. Thế nhưng các hệ con của cùng một hệ mẹ lại rời rạc, không
phải từ bản chất mà là từ cách quản lý của chúng ta. Ví dụ, hệ thống phổ thơng và
hệ thống dạy nghề (trong đó có Đại học là những trường nghề cao cấp) rất rời rạc
do dạy nghề lâu nay vẫn được phân chia cho hai Bộ khác nhau quản lý để rồi cứ
than thở rằng các trường phổ thông không làm hướng nghiệp nên học sinh cứ
nhằm thẳng một mạch mà học lên. Tuy nhiên, cũng đã có những cuộc thử nghiệm
đầy hứa hẹn nhưng lại ít được ủng hộ nên nửa đường phải dẹp. Trường Đại học sư
phạm Hà Nội đã từng sử dụng học sinh phổ thông làm cộng tác viên cho những đề
tài nghiên cứu khoa học thích hợp và thấy ra rằng hai bên đều có lợi: Đại học được
lợi ở chỗ được nối thêm tay, thêm óc của đông đảo học sinh phổ thông có sẵn tổ
chức ở khắp nơi. Phổ thông được lợi ở chỗ có một cách mới để “học đi đơi với
hành” mà “hành” rất hiện đại, có tác dụng rèn luyện tư duy khoa học và tác phong
công nghiệp. Sự liên kết này lại kéo theo một liên kết khác: nhà trường với đời
sống, biến được học sinh phổ thông thành những người chuyển giao công nghệ từ
trường Đại học vào cuộc sống. Sau 15 năm triển khai chủ trương trên thì nạn dạy
thêm, học thêm tràn lan đã cuốn hút học sinh vào luyện thi, lơi dần chuyện “làm
đề tài” rồi thơi hẳn.
Một ví dụ khác là “vừa học vừa làm”. Trong giáo dục, từ lâu đã có phương
châm “học đi đôi với hành” nhưng “hành” thường được quan niệm là chỉ để củng
cố “học” và thường bị hạn chế trong khn viên của nhà trường (lớp học, phịng
thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường), còn xa mới đến “làm” theo nghĩa là làm
thực sự như người lao động xã hội. Cho nên “vừa học vừa làm” là cách liên kết hai
hệ thống “học” và “làm”. Ở nông thôn hiện nay, người “làm” là nông dân cũng
học trong các trung tâm học tập cộng đồng, còn người “học” là con cái họ thì học
trong các trường phổ thơng, nhưng học phần lớn nhằm thốt ly nơng thơn nên hai
hệ thống học đó của “cha” và “con” vẫn tách rời. Ở Pháp, các ông chủ trang trại
rất lo lắng khi thấy con cái ra thành phố học Đại học hầu hết chọn nghề khác để



học rồi khơng trở về nơng thơn nữa. Trước tình hình đó, nhiều chủ trang trại gần
nhau chung lưng xây một trường Đại học “nhà” cho con em họ học Đại học, nhằm
mục tiêu đào tạo là kế nghiệp bố mẹ. Mới đầu, nhà nước Pháp không công nhận
các trường này nhưng họ khơng cần có sự cơng nhận vì con cái họ đâu có cần
bằng vì học trường “nhà” rồi làm ngay cho “nhà”. Dần dần rồi Nhà nước cũng
công nhận nhưng giao cho Bộ Nông nghiệp (chứ không phải Bộ Giáo dục) quản lý.
Đến nay, ở Pháp đã có cỡ 600.000 sinh viên “trường nhà”. Những vấn đề đặt ra
cho Pháp hiện đã thổi đến nước ta, ở mức “trung học phổ thông”, chưa phải mức
Đại học. Cách đây hơn 10 năm, trước nhu cầu học trung học phổ thơng của những
em nghèo, khơng có khả năng ra trọ ở thị xã, thị trấn để học, trường phổ thông dân
lập Nguyễn Trường Tộ ở Vinh đã nẩy ra ý kiến tổ chức cho các em vừa học, vừa
làm. Nhưng làm gì? Khơng thể theo cách của trường Thanh niên lao động xã hội
chủ nghĩa Hịa Bình vì lấy đâu ra mấy trăm hecta đất để các em làm “nơng
nghiệp”. Cách tốt nhất là “làm kinh tế gia đình”. Như vậy thì mỗi gia đình học
sinh trở thành một đơn vị của “trường nhà” và trường Nguyễn Trường Tộ không
phải lo cơ sở vật chất cho “làm” mà các gia đình phải tự lo lấy. Trường Nguyễn
Trường Tộ lo dạy văn hóa và dạy nghề cho học sinh “trường nhà”. Họ đã cố hết
sức mời cho được các kỹ sư, các nông dân, thợ thủ công giỏi nghề để dạy nghề
cịn dạy văn hóa thì trong tương lai xa sẽ dùng giáo dục từ xa còn trước mắt, một
mặt khuyến khích học sinh tự học qua sách, mặt khác các thầy chịu khó đi xa đến
các thơn xóm các em ở để giúp đỡ. Nói chung là học sinh và phụ huynh học sinh
hài lòng nhưng xã hội còn lạnh nhạt. Rồi ông hiệu trưởng là linh hồn của hình thức
vừa học, vừa làm ốm và qua đời. Gánh nặng kinh phí đề tài ảnh hưởng đến thu
nhập của cán bộ, công nhân viên nhà trường nên đề tài phải kết thúc, để lại một
hướng chiến lược cho những nhà quản lý giáo dục suy nghĩ.
Hình thức “vừa học, vừa làm” chắc rồi sẽ có tương lai vì càng ngày mục
tiêu đào tạo càng có lắm u cầu khơng thể đạt được bằng cách dạy và học truyền
thống (thầy giảng, trị nghe), ví như tác phong cơng nghiệp, khả năng giao tiếp,



khả năng thuyết phục… Ngồi ra, cịn có những lĩnh vực như công nghệ thông tin
tiến bộ rất nhanh, học mà khơng làm ngay, chờ ra trường mới làm thì cái học đã
lạc hậu mất rồi. Muốn học những cái đó, phải bắt tay làm một cách khoa học,
chính xác rồi cố gắng khái quát nên những bài học mang tính chất triết lý, tâm lý.
Chẳng hạn, ngày nay người ta đã thừa nhận rằng “vừa học, vừa làm” là phương
thức tốt nhất để đào tạo thầy giáo và thầy thuốc vì với hai nghề này khơng thể làm
tốt nếu giao tiếp với học sinh (bệnh nhân), gia đình họ, nhân dân địa phương
không tốt. Việt Nam đã mở đầu việc đào tạo giáo viên bằng hình thức “vừa học sư
phạm, vừa làm giáo viên” trong thời gian từ 1977 đến 1988 và đã có thực tế để
chứng minh rằng giáo viên đào tạo ra hơn giáo viên đào tạo chính quy về phương
diện “giao tiếp”, cũng có điều kiện hơn để giúp học sinh gắn với đời sống. Mỹ,
Anh, Úc ngày nay đã có các trường sư phạm tổ chức na ná như mơ hình “Thái
Dương hệ” trường sư phạm ở giữa, xung quanh có các trạm Đại học (vừa học vừa
làm giáo viên) của các tỉnh, xung quanh mỗi trạm có các trường phổ thơng được
chọn làm trường thực hành để cho giáo sinh đến đó làm giáo viên mà ta đã tổng
kết khi kết thúc đề tài: “Vừa học sư phạm, vừa làm giáo viên” (Xin xem tuyển tập:
Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Tồn, tập 2, trang 100). Nói
“na ná” vì họ khơng có trạm Đại học vừa học vừa làm giáo viên như ta mà có
trường phổ thơng thực hành “trưởng” trong từng cụm trường phổ thông thực hành.
Điều đáng nói ở đây là Việt Nam mở đầu hình thức “vừa học Sư phạm vừa làm
giáo viên” thắng lợi từ năm 1977 đến 1988 ở phía Bắc, sau đó nhiều tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long do thiếu giáo viên, cũng xin mở, nhưng bộ trưởng mới, khác
với bộ trưởng cũ, không cho mở. Đi sau ta hơn 20 năm, Mỹ, Anh, Úc đã khẳng
định và công bố ra trước thế giới rằng “vừa học sư phạm vừa làm giáo viên” là
cách tốt nhất để đào tạo thầy giáo. Liệu sư phạm của chúng ta sẽ cải cách như thế
nào để đổi mới được sự nghiệp giáo dục? Điều đó chứng tỏ rằng Việt Nam cũng
có thể đi trước, nhưng tổ chức của mình rất dở. “Nội lực ở người học” và “liên kết
hệ thống” sẽ là hai bửu bối giúp chúng ta xây dựng giáo dục với khẩu hiệu “lấy



nghèo thắng giàu”, lấy “lạc hậu vượt tiên tiến” nhưng phải đổi mới mạnh mẽ sự
quản lý giáo dục của chúng ta.



×