Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đánh giá việc thực hiện chuẩn KN-KN và đổi mớiPPDH bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.78 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT TP TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHƯỜNG 6 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số: 183/ BC-THP6 Phường 6, ngày 08 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
Về việc đánh giá thực hiện chuẩn KT, KN các môn học và đổi mới PPDH ở tiểu học
Căn cứ vào công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 5/02/2009 về việc Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học và công văn số 135/PGD-ĐT ngày
5/11/2010 của Phòng GD-ĐT TP Trà Vinh về việc đánh giá thực hiện chuẩn KT, KN các môn
học và đổi mới PPDH ở tiểu học,
Trường TH Phường 6 báo cáo tình hình thực hiện của trường như sau:
1. Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
a) Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo Công văn số
624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng
các môn học ở tiểu học:
* Công tác tập huấn giáo viên tại trường:
- Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học:
100% GV và CBQL được trang bị đầy đủ tài liệu bồi dưỡng chuẩn kiến thức và kĩ
năng do Bộ GD quy định.
100% GV được học tập trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn hè và sinh hoạt tổ khối
định kì.
Tuy nhiên, việc thực hiện cũng còn gặp khó khăn:
GV và HS đã quen với bộ sách giáo khoa, xem như là tài liệu pháp lệnh mà Bộ GD-
ĐT đã quy định, bây giờ còn in sâu trong tâm thức nên rất khó thay đổi.
Việc thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng vào làm tài liệu giảng dạy thì tất cả giáo viên
phải nghiên cứu cả 3 bộ sách (chuẩn kiến thức và sách GK, sách GV) trong khi thời gian
chuẩn bị bài dạy có giới hạn. Đồng thời, giáo viên cần chuẩn bị bài để bồi dưỡng HS dự thi
các kì thi HS giỏi các cấp ngoài chuẩn KT-KN.
- Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học đối với khả
năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh; đánh giá hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến
thức kĩ năng của giáo viên (phù hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn…).


Trường Tiểu học Phường 6 chỉ có 1 điểm học, là nơi có điều kiện thuận lợi, đồng thời
đang thực hiện học chương trình 2 buổi/ngày nên hầu hết học sinh tiếp thu bài khá tốt, đạt
được chuẩn và trên chuẩn kiến thức, kĩ năng tối thiểu do Bộ GD - ĐT quy định. Các môn học
đánh giá bằng điểm số cũng như các môn đánh giá bằng nhận xét được thực hiện.
1
Việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn học, nhằm đáp ứng mục tiêu
giáo dục tiểu học là vấn đề rất cần thiết và phù hợp, đồng thời làm giảm bớt trình trạng quá
tải, gây chán nản cho học sinh và bức xúc cho xã hội, đã giúp cho việc đánh giá công tác dạy
- học và tập thể giáo viên trực tiếp giảng dạy định hướng được mục tiêu chương trình giáo
dục, đồng thời vận dụng phương pháp dạy học hợp lý theo nội dung sách giáo khoa, sách giáo
viên hiện nay.
* Việc thực hiện chuẩn KT-KN còn nhiều điều bất cập:
- Giữa chuẩn KT-KN và phân phối chương trình lệch nhau ở một số bài dạy.
- SGK là tài liệu chính thức để dạy – học, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kỹ năng cần phải thực hiện cho phù hợp đối tượng HS nhưng chúng ta thực hiện không đồng
bộ, nhất quán, dẫn đến nhiều khó khăn trong thực tiễn. Bên cạnh đó lại lồng ghép GD bảo vệ
môi trường, GD kĩ năng sống. Một số nội dung chuẩn KT-KN đã giảm đi nhưng lại là nội
dung GD lồng ghép kĩ năng sống. Ví dụ:
Bài “Những con sếu bằng giấy” (Tập đọc 5 – tuần 4), chuẩn KT-KN yêu cầu cần đạt
chỉ trả lời câu hỏi 1, 2, 3 nhưng trong tài liệu GD kĩ năng sống lại yêu cầu trả lời câu hỏi 4
trong phần thực hành kĩ năng sống.
Vừa phải nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau vừa không nhất quán giữa các tài liệu
chuyên môn gây những băn khoăn cho GV và CBQL không biết phải thực hiện thế nào.
b) Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo Công văn số
7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở
tiểu học:
- Việc dạy học môn Thủ công lớp 1, 2, 3 không thay đổi so với PPCT quy định tại
công văn số 9832/BGD&ĐT ngày 01/9/2006. Nội dung giảng dạy theo chương trình phù hợp
với trình độ HS.
- Việc dạy học môn Kĩ thuật 5 thực hiện theo PPCT quy định tại công văn 8323/BGD-

ĐT-GDTH ngày 8/8/2007.
- Theo tình hình thực tế của trường, việc dạy – học môn Kĩ thuật 4 có thay đổi để phù
hợp với điều kiện địa phương. Học kì I thực hiện theo PPCT quy định tại công văn
8323/BGD-ĐT-GDTH ngày 8/8/2007, học kì II thực hiện theo PPCT quy định tại công văn số
9832/BGD&ĐT ngày 01/9/2006 (phương án 2).
c) Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/BGDĐT-
GDTH ngày 27/10/2010.
Trường thực hiện đánh giá xếp loại HS theo đúng tinh thần của Thông tư 32 đồng thời
thực hiện đồng thời triển khai thực hiện công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010
của Bộ GD về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư 32.
2
d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số
7312/BGD-ĐT ngày 21/8/2009 và Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010 về việc
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, năm học 2010 – 2011.
- Trường đã thực hiện việc bàn giao chất lượng HS từ lớp dưới lên lớp trên từ năm học
2009-2010 (có biên bản bàn giao và hồ sơ từng HS).
2. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học 2007 –
2008 đến nay.
- Công tác bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
Từ năm học 2007-2008 đến nay, trường có tổ chức bồi dưỡng chuyên môn hè, sinh
hoạt chuyên môn khối định kì trong năm học cho GV về đổi mới PPDH với các hình thức
triển khai chuyên đề, thao giảng, dự giờ, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Mặt
khác, trường còn đưa GV dự các lớp bồi dưỡng PPDH do tổ chức Oxfam Anh tài trợ (8
chuyên đề). Sau các đợt bồi dưỡng CM hè, GV có viết bài thu hoạch.
- Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH.
Các tài liệu bồi dưỡng CM cho GV do Bộ GD ban hành được sử dụng hợp lí. Các thiết
bị dạy học được sử dụng thường xuyên. Trường có thực hiện kiểm tra việc sử dụng của GV
hàng tháng qua sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học.
- Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học:
+ Thuận lợi:

Đội ngũ cán bộ quản lí là cốt cán chuyên môn của Phòng GD và Sở GD và đã qua
nhiều lớp tập huấn đổi mới PPDH.
Trường được trang bị khá đầy đủ các phương tiện dạy học (máy chiếu, máy scan, máy
vi tính, máy ảnh, các đồ dùng dạy học do Sở GD cấp).
Trường tập trung ở 1 điểm học nên thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động CM và
kiểm tra, theo dõi.
Trường có CB Thư viện – Thiết bị phục vụ kịp thời cho GV trong việc mượn ĐDDH,
có phòng Thư viện và Thiết bị riêng biệt.
+ Khó khăn:
Một số đồ dùng học tập của HS qua sử dụng nhiều năm bị thất lạc, bị hỏng một số chi
tiết, khi bổ sung thì không đồng bộ với bộ đồ dùng có sẵn.
Một số GV lớn tuổi chưa tiếp cận kịp thời với những đổi mới về ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy.
Số HS ở mỗi lớp học quá đông (bình quân 42 HS/lớp) nên khó thực hiện tốt hoạt động
nhóm hoặc dạy học phân loại theo đối tượng HS.
3
+ Kết quả:
Chất lượng HS của trường tiến bộ hàng năm, số lượng HS giỏi các cấp tăng. Trường
có nhiều bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin đạt giải cao tại hội thi của Phòng GD và Sở
GD tổ chức.
3. Kiến nghị, đề xuất:
- Cần có chương trình, nội dung giảng dạy nhất quán trong một tài liệu giảng dạy
chung (SGK, chuẩn KT-KN, lồng ghép GD môi trường – GD kĩ năng sống, ...), tránh tình
trạng có nhiều nội dung và hướng dẫn giảng dạy rời rạc gây khó khăn cho GV trong quá trình
soạn giảng.
Nơi nhận: KT.HIỆU TRƯỞNG
- PGD-ĐTTPTV. P.HIỆU TRƯỞNG
- Lưu HC
4

×