Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.65 KB, 6 trang )

Tây Sơn phị Lê diệt Trịnh
2

Ngơ Cảnh Hồn, người làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, trấn Nghệ An, là một
trung thần của nhà Lê. Ngơ có người vợ thứ tên Phan Thị Thuấn sắc đẹp, đức cao.
Ðược tin Ngô tử trận, người nhà ai nấy thương khóc, riêng bà vẫn cười nói như
thường. Có người hỏi, bà đáp:
- Ðược chết vì nước, cịn chi hơn nữa mà buồn.
Người chung quanh cạn nghĩ, chê bà không thương chồng. Bà không chút quan
tâm. Ðến tuần bá nhật, cúng tế xong, bà trang điểm lịch sự, sai bơi thuyền ra tại
chỗ Ngô Cảnh Hoàn bị giết, kêu lên một tiếng chàng ơi rồi tự trầm. Nhân dân địa
phương thương người tiết nghĩa, lập đền thờ và dựng bia kỷ niệm ở bên sông.
Người sau có thơ:
Chàng đi theo nước, thiếp theo chồng
Thiếp chết trinh mà chàng chết trung
Ðến thế ân tình thơi trọn vẹn
Việc chi cười nói vẫn thung dung


Ma chay đã đủ trên trần thế
Ðào đỏ thôi về với thủy cung
Giã họ giã hàng giã thơn xóm
Cương thường để lại với non sông.
(DƯƠNG BÁ TRẠC)
Chàng trung cho thiếp mới nên trinh
Nửa vị giang san nửa vị tình
Má phấn môi son làn nước biếc
Gan vàng dạ ngọc đá bia xanh
Sơ gai thiên hạ âu thừa nhĩ
Gió bụi nhân gian chẳng bợn mình
Qua lại thuyền ai sơng Thúy Ái


Cịn chăng gợn sóng với hương thanh.
(TẢN ÐÀ)
Thắng Ngơ Cảnh Hồn qn Tây Sơn tiến đánh Hoàng Phùng Cơ ở hồ Vạn Xuân.
Quân Trịnh tan rã, Phùng Cơ tẩu thoát. Trịnh Khải vội lên voi thúc quân tiến đánh,
bị Nguyễn Huệ đánh tơi bời, phải bỏ chạy lên Sơn Tây. Ðến làng Hạ Lôi bị người


địa phương bắt đem nạp cho Tây Sơn. Ði nửa đường lấy gươm tự vẫn. Nguyễn
Huệ dùng vương lễ tống táng cho họ Trịnh.
Ngày 26 tháng 6 năm Bính Ngọ (21-7-1786), Nguyễn Huệ vào Thăng Long mở
kho Hữu Viên phát chẩn cho người nghèo. Ngày hôm sau, vào cung Vạn Thọ yết
kiến Vua Lê.
Bấy giờ Vua Lê Hiển Tông đương bệnh, không ngồi dậy được, bèn mời Nguyễn
Huệ vào ngồi bên sập ngự, lấy lời ôn tồn mà phủ dụ. Nguyễn Huệ tâu rằng đem
binh ra Bắc Hà khơng cịn mục đích nào khác hơn là để diệt Trịnh, phị Lê. Hiển
Tông mừng rỡ, tạ ơn.
Khi binh Tây Sơn vào thăng long thì các quan triều đều chạy trốn hết. Vua Hiển
Tông xuống chiếu triệu về, rồi định ngày 7 tháng 7, lập đại trào ở điện Kính Thiên,
Nguyễn Huệ đem các tướng vào bái yết và dâng sổ quân sĩ dân đinh, để tỏ nghĩa
tôn phù nhất thống. Vua phong cho Nguyễn Huệ là Ngun Sối Uy Quốc Cơng
và gả người con gái thứ 21 là Ngọc Hân Công Chúa, tục gọi là Chúa Tiên, con bà
Chiêu Nghi Hoàng Hậu.
Mười hôm sau - 17 tháng 7 (10-8-1786)


- Vua Hiển Tơng băng hà. Hồng Tơn là Lê Duy Kỳ lên nối ngôi đặt niên hiệu là
Chiêu Thống. Vua Thái Ðức được tin Nguyễn Huệ kéo quân đi đánh Bắc Hà, cho
người ra ngăn cản nhưng không kịp. Lại được tiếp tin Huệ lấy xong Thăng Long
và còn ở lại giúp Vua Lê sửa sang việc nước, Vua Thái Ðức sợ em ở ngoài lâu
sanh biến muốn gọi về, song liệu giấy mực không chế ngự nổi, nên phải thân hành

ra Bắc. Nhà vua đem theo 500 nhuệ binh ra Thuận Hóa lấy thêm 2.000 nữa, rồi
ngày đêm đi thẳng ra Thăng Long.
Ðến Nghệ An, nhà vua gặp một toán người trần truồng tay cầm ống tre đứng hai
bên đường, xưng là người đi buôn bị tướng cướp là Chưởng Tấn đoạt hết của cải
và quần áo, cầu xin nhà vua bắt kẻ hung đồ đặng lấy lại vật bị cướp. Ðoạn chỉ
đường cho nhà vua đi. Ðến nơi quanh co khúc khuỷu, toán người trần truồng hè to
một tiếng, rút kiếm giấu trong ống tre ra chém nhà vua. Liền đó một số người
đơng đảo từ trong bụi rậm nhảy ra đâm chém quân tùy tùng. Lanh như chớp, nhà
vua rút trường kiếm, quay một vòng, bao nhiêu lưỡi kiếm chém vào nhà vua đều
lớp bị gãy lớp văng ra, và quay tiếp một vòng nữa, mươi mươi lăm chiếc đầu rụng
xuống như sung. Còn số người từ trong bụi nhảy ra bị quân Tây Sơn đánh giết, lớp
chết lớp quăng vũ khí chạy thốt thân. Hỏi ra thì đó là tốn ăn cướp do Chưởng


Tấn cầm đầu. Chưởng Tấn là bộ hạ của viên trấn thủ Nghệ An bị tướng Tây Sơn
giết. Chưởng Tấn thoát chết, tụ tập bọn bất lương chờ dịp báo thù cho chủ. Bọn
chúng có trên vài trăm người, ngày ngày chận đường cướp giựt hành khách và vào
xóm làng phá phách nhân dân. Nay nhà vua tiêu diệt được bọn chúng, đồng bào
địa phương rất hàm ơn .
Ðến Thanh Hóa, thuyền nhà vua vừa ra đến giữa sơng thì thình lình bị người lặn
dưới nước đâm thủng đáy. Nước chảy ấp vào thuyền. Quân cận vệ không kịp trở
tay bị chết đuối. Nhà vua lanh chân nhảy qua thuyền khác được an tồn.
Từ ấy biết rằng có kẻ địch theo bên mình, nhà vua đề phịng ráo riết. Ban đêm
nghỉ dọc đường, chớ không ghé vào nhà ai hết.
Ði đến Thăng Long thì người mệt ngựa mỏi.
Ðược tin Vua Thái Ðức đến Thăng Long, Nguyễn Huệ loan báo cho dân chúng
biết để khỏi kinh động nhân tâm, rồi cùng tướng sĩ ra ngồi thành nghinh đón. Vua
Chiêu Thống đem quần thần ra chực nơi cửa Nam Giao. Nhưng Vua Thái Ðức
theo em đi thẳng đến phủ chúa Trịnh mà Nguyễn Huệ và tướng sĩ đương đóng,
cho người đến hẹn cùng Vua Chiêu Thống sẽ hội kiến ngày hôm sau [54].



Lễ tương kiến của hai Vua tổ chức tại phủ chúa Trịnh. Vua Thái Ðức ngồi giữa,
Vua Chiêu Thống ngồi bên tả, Nguyễn Huệ ngồi bên hữu, các quan văn võ đứng
chầu hai bên. Sau khi làm lễ, Vua Chiêu Thống nói:
- Nhà Lê tơi bị họ Trịnh tiếm lộng đã hai trăm năm dư. Nay nhờ quý quốc trượng
nghĩa hành nhân, vì tệ quốc gia mà chỉnh đốn lại, thì cái cơng đức kiền khơn tái
tạo đó khơng biết lấy chi báo đáp cho xứng. Kính xin cắt đất vài quận làm quà để
khao thưởng tướng sĩ.
Vua Thái Ðức đáp:
- Anh em chúng tơi ra đây để phị Lê diệt Trịnh. Nếu đất của họ Trịnh thì một tấc
cũng khơng để lại, nhưng mà của nhà Lê thì một tấc cũng không dám lấy. Mong
nhà vua giữ yên bờ cõi, đời đời giao hiếu với nhau. Ðó là cái phúc của hai nước.
Rồi Vua Chiêu Thống lui về cung.
Một tuần nhật sau Vua tôi nhà Tây Sơn rút quân về nước.
Nguyễn Huệ xét thấy Nguyễn Hữu Chỉnh là con người giảo quyệt, định bỏ lại Bắc
Hà, nên mật truyền cho các tướng thu xếp quân thủy bộ, rồi nửa đêm ngày 17
tháng 7 nhuận (9-9-1786) kéo quân về Nam, lặng lẽ êm đềm, người trong thành
không một ai hay biết .



×