Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De nang cao chat luong mon Toan o truong pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.64 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Để nâng cao chất lượng mơn Tốn ở trường </b>


<b>phổ thơng</b>



<i><b>Những năm gần đây, tình hình dạy mơn Tốn ở trường THPT đạt những thành tựu qua các </b></i>
<i><b>kì thi học sinh (HS) giỏi và thi Đại học. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học mơn Tốn cịn </b></i>
<i><b>khơng ít vấn đề cần khắc phục.</b></i>


Sau đây tơi xin nêu một số vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn để các em HS
và các đồng nghiệp cùng trao đổi:


<b>Về phía HS</b>, mặc dù đa số HS đã có ý thức về tầm quan trọng của mơn Tốn, tuy nhiên chất
lượng học tập mơn Tốn chưa thật sự cao, nhất là chưa đồng đều. Chất lượng chỉ tương đối ổn
định ở lớp chọn và các lớp thuộc ban nâng cao. Còn đa số các lớp thuộc chương trình chuẩn, chất
lượng thường thấp. Theo suy nghĩ của cá nhân, tơi thấy có những nguyên nhân sau:


- Chất lượng đầu vào thấp. Chẳng hạn các em đã đậu vào lớp 10 nhưng điểm thi tuyển của rất
nhiều em là dưới trung bình. HS thường mắc phải những sai sót rất cơ bản trong quá trình học
tập, chẳng hạn làm sai từ các phép biến đổi đơn giản, cách giải các phương trình, bất phương
trình cơ bản…


- Có q nhiều lỗ hổng kiến thức vì vậy HS dễ chán nản và khơng ham thích học Tốn. Khả năng
tiếp thu của HS cịn hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống Tốn học đơn
giản nên kết quả học tập còn rất hạn chế.


Đây là hệ quả tất yếu của quá trình cho HS lên lớp theo chỉ tiêu đề ra ở cấp tiểu học và THCS,
trong suốt 9 năm học không một lần tuyển sinh hoặc thi tốt nghiệp trước khi bước vào bậc
THPT.


- Đa phần HS chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, khơng thể hiện được ý
thức phấn đấu, vươn lên.



- Chưa có sự quan tâm đúng đắn từ phía phụ huynh. Nhiều gia đình HS hầu như khốn trắng việc
học của con em mình cho nhà trường, chưa có biện pháp đề nghị nhà trường giúp đỡ thiết thực
và có hiệu quả.


Về phía GV, trong những năm gần đây hầu hết GV đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học
Toán nhưng chưa đi vào thực chất và chưa có chiều sâu, chưa triệt để, chỉ mới dừng lại ở việc cải
tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách sử dụng các câu hỏi tái hiện, các câu hỏi nêu
vấn đề nhưng chưa thực sát tình huống thực tế.


Trong quá trình giảng dạy chúng ta chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lượng kiến thức nhưng
cịn ít chú trọng đến cách dẫn dắt HS tìm hiểu khám phá và lĩnh hội kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong qua trình giảng dạy chưa khơi dậy được niềm say mê và hứng thú học tập. Chưa góp phần
tích cực vào việc xác lập động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.


Qua cách nhìn nhận vấn đề của mình, tơi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học mơn Tốn.


Đối với HS, theo tôi một HS muốn học tốt cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:


- Học tập chăm chỉ, có động cơ, mục đích học tập và ý thức phấn đấu trong lớp, tích cực lắng
nghe thầy cơ giảng bài và đóng góp xây dựng bài.


- Sau mỗi tiết học, thầy sửa bài tập, HS phải giải hoàn chỉnh các bài tập. Xem đó như kết quả tiếp
thu của mình. Từng bước nâng cao trình độ năng lực của bản thân. Nghiêm túc trong kiểm tra
đánh giá, rèn luyện kỹ từng nội dung trong chuẩn kiến thức.


<b>Đối với GV</b>, mỗi GV khi lên lớp cần chú trọng nhiều đến việc chuẩn bị nội dung. Đối với các
tiết bài tập giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật
Tốn đơn giản, giúp HS từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú học tập.



Trong cách dạy, chúng ta dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức
không cần phải bổ sung, nâng cao đối với HS yếu kém; cần giúp HS nắm được kiến thức cơ bản,
trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học Toán.


Đối với những vấn đề trọng tâm, GV cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để HS giải
quyết, tránh trường hợp dạy vịng vo, trình bày lý thuyết nhiều… làm cho HS khó tiếp thu; kiến
thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô động lại
kiến thức trọng tâm từng bài, để giúp HS ôn tập được dễ dàng. Không được chủ quan đối với
những kiến thức đã dạy xem như HS đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến
thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.


Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới
phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với GV chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để
nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.


Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của HS trong quá trình giảng bài, nhất là các tiết luyện
tập, tiết trả bài kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp HS phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để
khắc phục dù những sai lầm hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp HS tự đánh giá và đánh
giá bạn mình trong quá trình học tập và rèn luyện, nhất là sau mỗi tiết kiêm tra phải rút kinh
nghiệm tìm ra những sai lầm HS mắc phải hay những điểm yếu của HS để giúp các em học tốt
hơn. GV tích cực hướng dẫn HS phương pháp học, cách thức lĩnh hội kiến thức môn Tốn.
GV phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ mơn, thảo luận những vấn đề khó để tìm giải pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn. Cần tích cực, mạnh dạn đổi mới các
phương pháp dạy học. Mỗi lần thay đổi PPDH là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ
tránh được sự đơn điệu, nhàm chán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép, nhất là hình thành từng
bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán.



Thái Sơn
(Hà Tĩnh)
<i>LTS Dân trí – Mơn Tốn là mơn học làm nền tảng cho nhiều mơn học khác, cũng vì vậy là môn </i>
<i>thi bắt buộc đối với nhiều chuyên ngành ở bậc đại học.</i>


<i>Tác giả bài viết trên đây là thầy giáo dạy mơn Tốn nêu lên những điều đáng lưu ý và rất có ích </i>
<i>đối với việc dạy và học mơn Tốn.</i>


<i>Khó khăn của thầy cơ dạy mơn tốn ở nhiều trường gặp phải tình trạng học sinh “ngồi nhầm </i>
<i>lớp”, kiến thức toán ở các lớp dưới có nhiều lỗ hổng nên khơng tiếp thu được bài học mới dễ </i>
<i>sinh ra chán nản và ngày càng kém. Khắc phục điều này địi hỏi thầy cơ phải mất cơng, vừa tìm </i>
<i>cách lấp những lỗ hổng kiến thức cho các em, vừa dạy kiến thức mới và hướng dẫn các em làm </i>
<i>bài tập để hiểu sâu bài và nắm vững những kiến thức cơ bản.</i>


<i>Trong khi phải chiếu cố đến những em học yếu, mất cơ bản, người Thầy lại không thể quên </i>
<i>những em học khá, tiếp thu kiến thức nhanh. Giải quyết mâu thuẫn này là điều không dễ. Nhưng </i>
<i>Thầy giáo giỏi và tâm huyết với trị vẫn tìm được cách giải quyết, thậm chí dùng ngay những em </i>
<i>giỏi phụ đạo cho bạn qua việc tổ chức học nhóm. Mặt khác, thầy giáo có thể ra thêm những bài </i>
<i>tập khó cho các em có sức học khá giỏi</i>


</div>

<!--links-->

×