Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TỐ HỮU_ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.59 KB, 4 trang )

TỐ HỮU
----------------------
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TIỂU SỬ VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT :
1) Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù
Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Truyền
thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố
quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.
- Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại
đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của
Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki... kết hợp với sự vận động,
giác ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu,
Nguyễn Chí Diểu), người thanh niên Nguyễn Kim Thành sớm nhận ra lý
tưởng đúng đắn. Gia nhập Ðoàn thanh niên, hăng hái hoạt động, được kết
nạp Ðảng năm 1938.
- Tháng 4/1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù,
người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động
cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
- Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa). Khi
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là Chủ tịch Uíy ban khởi nghĩa của thành
phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc
làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong
công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước (1948 : Phó
tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam ; 1963 : Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp
văn học nghệ thuật Việt Nam ; tại đại hội Ðảng lần II/02-1951 : Ủy viên dự
khuyết Trung ương ; 1955 : Ủy viên chính thức ; tại đại hội Ðảng lần III/9-
1960 : vào Ban Bí thư ; tại đại hội Ðảng lần IV/1976 : Ủy viên dự khuyết Bộ
Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền


Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương ; từ 1980 : Ủy viên chính
thức Bộ Chính trị; 1981 : Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng).
2) Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam (Trần Ðình Sử).
Có thể tìm thấy ở đó những nét tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách
mạng.
- Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải
không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng ; xác định thật rõ
ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất
đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra,
các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng
trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, phải xứng đáng
là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn chương sẽ
không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng
là nơi đi tới của văn học. Với Tố Hữu, thơ là Tiếng nói đồng ý, đồng tình,
tiếng nói đồng chí ; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câu chữ,
khi cái tình thật mãnh liệt. Màu sắc dân tộc đậm đà cũng là yêu cầu hàng đầu
đối với thơ hay, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Dân tộc
mà hiện đại, hiện đại trên cơ sở dân tộc, truyền thống.
II. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC :
* Tác phẩm của Tố Hữu :
- Thơ : Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu
và Hoa (1977) ; Một tiếng đờn (1993).
- Tiểu luận : Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với
thời đại ta (1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981).
1. TỪ ẤY :
- Tập thơ đầu tay, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946).
- Chia thành ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của
người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Máu lửa gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt
trận Dân chủ ; tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát

xít, phong kiến ; đòi hòa bình, cơm áo ; vấn đề quyền sống con người và
cách mạng giải phóng dân tộc. Xiềng xích gồm 30 bài, viết trong tù ; thể
hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong
chốn lao tù. Giải phóng gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau
ngày độc lập ; chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và
niềm vui chiến thắng.
- Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui
vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những
số phận bất hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét
đầy hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận
chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống.
- Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : khẳng định vai trò lãnh đạo của
Ðảng cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho
quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu không phải là nhà
thơ của riêng tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai
(K và T trên báo Mới, 1/5/1939).
- Những bài thơ tiêu biểu : Mồ côi, Hai đứa bé ; Ði đi em ; Vú em; Dửng
dưng ; Tiếng hát sông Hương ; Từ ấy ; Tâm tư trong tù ; Trăng trối ; Dậy mà
đi ; Hồ Chí Minh ; Vui bất tuyệt,....

×