.
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN RỐI LOẠN LO ÂU Ở NHỮNG NGƯỜI
NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Huỳnh Ngọc Vân Anh
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 9/2018
.
.
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN RỐI LOẠN LO ÂU Ở NHỮNG NGƯỜI
NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài
Huỳnh Ngọc Vân Anh
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 9/2018
.
.
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
1. Tô Gia Kiên
2. Huỳnh Ngọc Vân Anh
3. Phạm Đình Quyết
.
.
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở những người nhiễm
HIV đang điều trị ARV
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Huỳnh Ngọc Vân Anh
Điện thoại: 0909 944 845
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): BM. Thống kê y học và Tin học,
Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TpHCM
- Thời gian thực hiện: 6/2015 – 12/2017
2. Mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại
phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
- Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và các đặc điểm dân số xã hội học ở những
người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò
Vấp, Tp. HCM năm 2017.
- Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và hành vi sử dụng chất gây nghiện, quan
hệ tình dục ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại
trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
- Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và giúp đỡ xã hội ở những người nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM
năm 2017.
- Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh kèm theo
ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV
quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
- Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và quá trình phát hiện và điều trị ở những
người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò
Vấp, Tp. HCM năm 2017.
.
.
- Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và tiền sử khám bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần,
sử dụng thuốc chống trầm cảm, lo ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
3. Nội dung chính:
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên những người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại
phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được
chọn và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn gồm những
thông tin về dân số xã hội, hành vi sử dụng chất, hành vi tình dục, sự giúp đỡ xã hội, quá
trình phát hiện và điều trị HIV, triệu chứng bệnh, bệnh đi kèm, tiền sử điều trị tâm thần và
tình trạng rối loạn lo âu. Kiểm định chi bình phương để xác định mối liên quan giữa các đặc
điểm của đối tượng và tình trạng rối loạn lo âu với ngưỡng ý nghĩa khi p<0,05 và lượng giá
mức độ liên quan bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%. Nghiên cứu cịn sử
dụng mơ hình hồi quy Poisson đa biến để xác định các yếu tố thực sự có liên quan đến tình
trạng rối loạn lo âu ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV.
4. Kết quả chính đạt được:
Đặc tính nổi bật của đối tượng tham gia nghiên cứu là nam giới, nhóm tuổi từ 30 – 49 tuổi
chiếm tỷ lệ cao, sống chung với gia đình, có việc làm và có nhận được sự giúp đỡ xã hội ở
mức trung bình và cao. Có hơn một nửa người tham gia có số triệu chứng liên qua đến HIV
là 1, và chủ yếu ở giai đoạn lâm sàng 1 của bệnh HIV, đa số là tuân thủ điều trị tốt.
Tỷ lệ rối loạn lo âu là 83,2%; trong đó có 73% rối loạn lo âu nhẹ, 5,5% trung bình và 4,7%
nặng. Kết quả nghiên cứu ghi nhận những người trẻ tuổi có tỷ lệ rối loạn lo âu cao hơn những
người lớn tuổi, những người không hút thuốc lá thì có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn những người
có hút thuốc lá. Những người có đường lây nhiễm là đường tiêm chích thì có tỷ lệ rối loạn
lo âu cao hơn những người có đường lây truyền khơng phải đường này. Những người có thời
gian điều trị ARV thấp, bằng phác đồ 1 thì có tỷ lệ rối loạn lo âu cao hơn những người đã
điều trị lâu dài, và phác đồ 2. Những người có nhiều triệu chứng bệnh thì có tỷ lệ rối loạn lo
âu cao hơn những người có ít triệu chứng.
.
.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 5
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới ..................................................................... 5
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam ................................................................... 5
1.3. Khái quát về rối loạn lo âu......................................................................................... 6
1.4. Công cụ đo lường rối loạn lo âu ................................................................................ 8
1.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................................. 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................... 13
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 13
2.3. Thu thập dữ kiện ...................................................................................................... 14
2.4. Xử lý dữ liệu ............................................................................................................ 15
2.5. Xử lý phân tích số liệu ............................................................................................. 20
2.6. Vấn đề y đức ............................................................................................................ 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 23
3.1. Đặc tính dân số, kinh tế, xã hội của đối tượng nghiên cứu ..................................... 23
3.2. Đặc điểm hành vi sử dụng chất, quan hệ tình dục của đối tượng nghiên cứu ......... 25
3.3. Đặc điểm về nhận được giúp đỡ xã hội của đối tượng nghiên cứu ......................... 25
3.4. Bệnh đi kèm, nhiễm trùng cơ hội của mẫu nghiên cứu ........................................... 26
3.5. Quá trình nhiễm, chăm sóc và điều trị của đối tượng nghiên cứu ........................... 27
3.6. Đặc điểm rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu .................................................. 30
3.7. Mối liên quan rối loạn lo âu và các đặc tính của đối tượng nghiên cứu. ................. 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................................. 40
4.1. Đặc điểm dân số, kinh tế, nhân trắc, xã hội học (Bảng 3.1) .................................... 40
4.2. Đặc điểm về sử dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục, bệnh đi kèm................... 41
4.3. Đặc điểm nhận được giúp đỡ xã hội (Bảng 3.5) ...................................................... 42
4.4. Đặc điểm quá trình phát hiện và điều trị bệnh HIV, nhiễm trùng cơ hội, bệnh kèm
theo 42
4.5. Đặc điểm về rối loạn lo âu trên bệnh nhân HIV (Bảng 3.9) .................................... 43
4.6. Đặc điểm về rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ................................................. 44
4.7. Điểm hạn chế và điểm mạnh của đề tài ................................................................... 46
4.8. Tính mới và ứng dụng của đề tài ............................................................................. 46
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 48
.
.
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... I
Phụ lục 01: VĂN BẢN ĐỒNG Ý THAM GIA.....................................................................V
Phụ lục 02: BỘ CÂU HỎI ................................................................................................... VI
Phụ lục 03: PHIẾU THU THẬP TỪ HỒ SƠ BỆNH ÁN .................................................XIII
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Công cụ đánh giá rối loạn lo âu
8
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu nước ngoài
10
Bảng 1.3: Một số nghiên cứu trong nước
11
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số xã hội
23
Bảng 3.2: Đặc điểm về kinh tế
24
Bảng 3.3: Đặc điểm về sử dụng chất
25
Bảng 3.4: Đặc điểm về hành vi tình dục
25
Bảng 3.5: Đặc điểm về nhận được giúp đỡ xã hội
25
Bảng 3.6: Bệnh đi kèm, nhiễm trùng cơ hội
26
Bảng 3.7: Đặc điểm về quá trình nhiễm và điều trị bệnh HIV
27
Bảng 3.8: Đặc điểm về triệu chứng bệnh HIV
29
Bảng 3.9: Tỷ lệ rối loạn lo âu của dân số nghiên cứu
30
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và đặc điểm dân số-xã hội
31
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và đặc điểm nghề nghiệp
32
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và hành vi sử dụng chất, hành vi tình dục
32
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và giúp đỡ xã hội
34
Bảng 3.14: Mối liên quan rối loạn lo âu cảm và đặc điểm bệnh đi kèm, nhiễm trùng cơ hội 34
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và đặc điểm quá trình nhiễm bệnh HIV
35
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và đặc điểm điều trị
36
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và yếu tố tiền sử khám bác sĩ tâm thần và điều trị
thuốc chống trầm cảm và lo âu
37
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan bằng mơ hình Poisson đa
biến
38
Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ mức độ rối loạn lo âu giữa các nghiên cứu
.
44
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
Acquired Immune Deficiency Syndrom
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ARV
Antiretro virus
Điều trị kháng vi rút sao chép ngược
ATV/r
Atazanavir/Ritonavir
Thuốc Atazanavir/Ritonavir
AZT
(ZDV)
Azidothymidine (Zidovudine)
BMI
Body Mass Index
Thuốc Azidothymidine (Zidovudine)
Chỉ số khối cơ thể
CES-D
Centre For Epidemiological Studies Depression Scale
Bộ công cụ CES-D
CD4
Lympho T CD4+ cell
Tế bào lympho CD4+
DSM IV
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder IV
Chẩn đoán và thực hành theo số liệu của rối loạn tâm thần IV
DSM V
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder V
Chẩn đoán và thực hành theo số liệu của rối loạn tâm thần V
EFV
Efavirenz
Thuốc Efavirenz
HAM-A
Bộ câu hỏi HAM-A
HIV
Human imunovirus
Vi rút HIV
HSI
HIV symptom index
Bộ câu hỏi HSI
KTC
Khoảng tin cậy
.
.
KTC hc
Khoảng tin cậy hiệu chỉnh
LPV/r
Lopinavir And Ritonavir
Thuốc Lopinavir And Ritonavi
MSM
Men who have sex with men
Nam có quan hệ với nam
MSPSS
Mutidimensional scale of perceived social support
Bộ câu hỏi nhận được giúp đỡ xã hội
NVP
Nevirapine
Thuốc nevirapine
ORhc
Odds ratio
Tỉ số số chênh hiệu chỉnh
PR
Prevalence ratio
Tỉ số hiện mắc
PVPS
Phan Vietnamese Psytriatric
Bộ câu hỏi Phan Vietnamese Psytriatric
TCYTTG
Tổ chức y tế thế giới
TDF
Tenofovir
Thuốc Tenofovir
Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UNAIDS
The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
Chương trình phối hợp của liên hợp quốc về HIV/AIDS
VGB
Viêm gan siêu vi B
VGC
Viêm gan siêu vi C
YLD
Years living with disability
Năm sống với tàn tật
3TC
Lamivudine
Thuốc Lamivudine
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
AIDS (Acquired Imunedeficiency Syndrom) được phát hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào
năm 1981. Sau đó, vào năm 1983, các nhà khoa học đã phân lập được HIV (Human Immuno
Vi rút) là nguyên nhân chính gây ra AIDS. Cho đến thời điểm hiện tại, HIV/AIDS đã lan ra
khắp thế giới và trở thành dịch bệnh, đại dịch toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế
giới (TCYTTG), trên thế giới có khoảng 36,7 triệu người mắc bệnh, khoảng 1,1 triệu người
chết năm 2015 vì các nguyên nhân liên quan tới HIV/AIDS, và có khoảng 2 triệu người
nhiễm mới mỗi năm[101]. Số lượng người nhiễm cũng như gánh nặng phân bố không đều ở
các vùng, các quốc gia. Vào năm 2016 vùng cận Sahara hiện tại đang có số người mắc cao
nhất thế giới khoảng 25,8 triệu người chiếm 70% người nhiễm trên thế giới [64, 103]. Hiện
châu Á đang đứng thứ hai với số người HIV/AIDS, cao nhất là Trung Quốc, ẤnĐộ, Việt
Nam, Thái Lan, Indonesia [102, 103]. Tại Việt Nam tính đến tháng 6/2016, HIV/AIDS đã xuất
hiện trên 100% tỉnh thành phố, 99,8% trên các quận huyện và 80,3% các xã, tồn quốc có
227.225 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 85.753 đã chuyển sang giai đoạn AIDS, và có
89.210 trường hợp đã tử vong[5, 6]. Số người nhiễm HIV hàng năm có xu hướng giảm trong
vòng 7 năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 12.000-14.000 trường hợp mỗi năm[5, 8].
Ước tính trên Thế Giới năm 2015 có 1,1 triệu người chết vì AIDS giảm 45% so với năm
2005 đây là một trong những hiệu quả của điều trị ARV (Antiretrovirus) [64]. Mặc dù việc
điều trị ARV khơng khỏi hồn tồn, nhưng nó làm giảm vi rút nhân lên dẫn đến giảm lây
truyền, điều này góp phần làm giảm số người mới mắc cịn 35% so với năm 2000, và ước
tính 7,8 triệu người được cứu sống [100]. Điều trị người HIV có nhiều bước tiến mới như phát
hiện thêm nhiều thuốc mới, tăng số người HIV trên thế giới được điều trị ARV khoảng 46%
năm 2015[98, 100]. Tuy nhiên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của
người nhiễm HIV chỉ ra sức khỏe tinh thần có mối liên quan chặt chẽ tới kết quả điều trị
ARV. Cụ thể là những người có những rối loạn về tâm thần có nguy cơ: thất bại điều trị cao
hơn[26], tuân thủ điều trị kém hơn[30, 33], chất lượng cuộc sống thấp hơn[33, 36, 45], kì vọng sống
thấp, thay đổi tế bào CD4 (Lympho T CD4+)[26], có các hành vi nguy cơ lây truyền cao hơn [65,
nhóm người khơng có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, rối loạn về sức khỏe tâm
thần cịn ảnh hưởng đến cơng việc, những hoạt động thường ngày, vận động thể lực, các mối
quan hệ với người thân và xã hội, khả năng đối mặt với những stress trong thường ngày [24].
85]
Trong các bệnh về tâm thần kinh ở nhóm người HIV/AIDS thì tỷ lệ mắc cao nhất là rối
loạn lo âu. Tỷ lệ này thay đổi theo từng quốc gia từ 21% đến 31% [31, 50, 67, 71, 72, 75, 78, 107].
Trong khi đó tỷ lệ này ở dân số chung là khoảng 3,6% [105], và nó ảnh hưởng lên khoảng
10% dân số thế giới[97]. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lo âu cũng cao ở các nước, thay đổi từ
1,3% - 24,5%[75, 78, 86]. Theo tác giả Đặng Thị Thanh Thảo[13] thì tỷ lệ rối loạn lo âu được tìm
thấy ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại bệnh viện Nhiệt Đới là 54,4%.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa bao quát về các vấn đề người nhiễm HIV gặp phải trong
.
.
q trình điều trị. Vì vậy cần thiết có một nghiên cứu bao quát hơn về rối loạn lo âu và các
yếu tố liên quan ở nhóm người bệnh HIV/AIDS.
Nghiên cứu được thực hiện tại Tp. HCM vì đây là thành phố đông dân nhất Việt Nam
với 8 triệu người, có số người nhiễm HIV tính đến hết 2015 là 69.334 trường hợp nhiễm
HIV được quản lý chiếm số người nhiễm cao nhất cả nước [7]. Hiện tại, các phòng khám ngoại
trú HIV tại Tp. HCM là những đơn vị đang có số người HIV/AIDS khám lớn nhất. Trong
khi đó phòng khám và điều trị HIV quận Gò Vấp Tp. HCM được thành lập năm 2007 có
khoảng 1000 bệnh nhân khám và điều trị ARV, chưa có nghiên cứu về rối loạn lo âu tại
phịng khám này. Vì vậy, Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Tỷ lệ rối loạn lo âu ở những
người HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM
năm 2017 là bao nhiêu? Và các yếu tố nào liên quan đến rối loạn lo âu ở người nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV ở đây?
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu trên những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV và
các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp.
HCM năm 2017.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
2. Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và các đặc điểm dân số xã hội học ở
những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV
quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
3. Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và hành vi sử dụng chất gây nghiện,
quan hệ tình dục ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng
khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
4. Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và giúp đỡ xã hội ở những người nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp.
HCM năm 2017.
5. Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh kèm
theo ở những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại
trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
6. Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và quá trình phát hiện và điều trị ở
những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV
quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
.
.
7. Xác định mối liên quan giữa rối loạn lo âu và tiền sử khám bác sĩ tâm lý hoặc tâm
thần, sử dụng thuốc chống trầm cảm, lo ở những người nhiễm HIV/AIDS đang
điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp. HCM năm 2017.
.
.
DÀN Ý NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ XÃ HỘI
- Tuổi
- Giới
- BMI
- Học vấn
- Nghề nghiệp tạo thu nhập
- Hài lịng thu nhập
- Tình trạng sống chung
TIỀN SỬ
ĐIỀU TRỊ
TÂM THẦN
- Sử dụng thuốc
- Khám bác sĩ
- Uống rượu
- Hút thuốc
- Sử dụng chất
- Xu hướng tình dục
- Hành vi tình dục
khơng an tồn
GIÚP ĐỠ XÃ HỘI
- Từ gia đình
- Từ bạn bè
- Từ người quan trọng
khác
- Mức độ giúp đỡ
RỐI LOẠN LO ÂU
BỆNH ĐI KÈM,
NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
-
HÀNH VI SỬ DỤNG
CHẤT, TÌNH DỤC
Bệnh đi kèm
Loại bệnh mạn tính đi kèm
Bệnh nhiễm trùng cơ hội
Loại bệnh nhiễm trùng
cơ hội
.
QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN
VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS
-
Khoảng thời gian phát hiện
Khoảng thời gian điều trị
Phác đồ điều trị hiện tại
Tác dụng phụ
Triệu chứng bệnh HIV
Số tế bào CD4,
Tuân thủ điều trị
Tình trạng bộc lộ
Đường nhiễm
Tải lượng vi rút
Điều trị dự phòng
.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Cho đến thời điểm hiện tại HIV/AIDS đã lan ra khắp thế giới và trở thành dịch bệnh, đại
dịch toàn cầu. Theo báo cáo của UNIAIDS (The Joint United Nations Programme on HIV
and AIDS) năm 2015 trên thế giới có khoảng 37 triệu người nhiễm HIV trong đó người lớn
chiếm 78% và trẻ em chiếm 22%. Ước tính trong năm 2015 có khoảng 2,1 triệu ngườ i nhiễm
mới, người lớn chiếm đa số với 90,4%, còn lại là trẻ em. Số người chết trong năm 2015 có
liên quan tới AIDS khoảng 1,1 triệu. Trong đó, người lớn chiếm 90,9% còn lại là trẻ em dưới
15 tuổi[90, 103].
Vào năm 2015, số lượng người nhiễm cũng như gánh nặng phân bố không đều ở các
vùng, các quốc gia. Vùng cận Sahara hiện tại đang có số người mắc cao nhất thế giới chiếm
70% người nhiễm trên thế giới [103]. Sự khác biệt này còn thể hiện ở tỷ lệ phân bố người mới
nhiễm, như ở Châu Âu và Bắc Châu Phi số người nhiễm mới trong nhóm MSM chiếm 49%,
trong khi ở Đông và Nam Châu Phi chỉ chiếm 6%. Trong khi đó, Châu Á là nơi có tỷ lệ lây
truyền qua nhóm mại dâm cao nhất 51%, điều này cũng tương ứng với số người nhiễm mới
chủ yếu trên 25 tuổi là 39%, và chiếm đến 53% số người hiện tại đang nhiễm HIV tương
đương giữa nam và nữ[90].
Trong những năm gần đây số người nhiễm HIV đang có xu hướng gia tăng, nhưng số
người nhiễm mới đang giảm dần và số người tiếp cận được với điều trị ARV liên tục tăng,
điều này làm giảm số người chết liên quan tới AIDS trong các năm gần đây [90].
Hiện châu Á Thái Bình Dương đang đứng thứ hai với 51,1 triệu người nhiễm HIV, trong
đó Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Papua New
Guinea, Philipines và Việt Nam chiếm 96% người nhiễm trong khu vực [102]. Ước tính 64%
người nhiễm HIV trong khu vực biết được tình trạng bệnh của mình, chỉ có 34% người được
điều trị ARV. Chi phí điều trị và phịng ngừa trong khu vực còn chủ yếu dựa vào nguồn viện
trợ quốc tế (57%), tỷ lệ này không đều trong các nước [89].Tại các nước nghèo và trung bình
chi phí đầu tư vào việc phịng ngừa tăng lên gấp đơi so với năm 2005, 19 triệu đơ la Mỹ [89].
1.2.
Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, HIV/AIDS đã lan rộng ra cả nước với 227.225 trường hợp nhiễm HIV,
85.753 người giai đoạn AIDS, đã có 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong, tính đến tháng 6
năm 2016, và có khoảng 12.000 - 14.000 nhiễm mới mỗi năm[6]. Trong số những trường hợp
được báo cáo, có khoảng 80-85% số trường hợp được quản lý và theo dõi[8]. Số người nhiễm
mới HIV tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao là
người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm, chủ yếu qua
ba đường truyền là quan hệ tình dục 56%, tiêm chích 34%, mẹ sang con 2% [5, 6].
.
.
Tính đến 31/12/2015, Điện Biên vẫn là tỉnh có tỷ lệ người mắc /100.000 dân cao nhất cả
nước (821), sau đó là Lạng Sơn là (668), Tp. Hồ Chí Minh (621), Quảng Ninh (458), và ít
nhất là Bình Định (19), tính chung cho cả nước là 250/100.000 dân. Tuy nhiên, Tp. HCM là
nơi có người nhiễm cao nhất nước với 49.561 người nhiễm HIV và 19.773 người AIDS. Số
trường hợp phát hiện mới cũng cao nhất ở Tp. HCM (1.650 trường hợp) và thấp nhất Quảng
Trị (10 trường hợp)[7]. Tỷ lệ nam giới nhiễm HIV chiếm 70% năm 2016, người nhiễm HIV
tập trung chủ yếu ở nhóm người có độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi (77%) [16].
Tính đến hết năm 2015 chỉ có 34% người nhiễm HIV/AIDS đang trong chương trình
điều trị ARV trên cả nước, nơi có số tỷ lệ bệnh nhân trong chương trình cao nhất và thấp
nhất là Thừa Thiên Huế (95%), và Bắc Ninh (21%) [9].
1.3.
Khái quát về rối loạn lo âu
Lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi các cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ
kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như: đau đầu, vã mồ hơi, hồi hộp, siết chặt ở ngực,
khơ miệng, khó chịu ở thượng vị, và bứt rút, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ. Lo
âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử
dụng mọi biện pháp để đương đầu với đe dọa. Sợ cũng là một tín hiệu báo động nhưng khác
với lo âu. Sợ là đáp ứng với một đe dọa đã được biết rõ, từ bên ngồi, rõ rệt, hoặc có nguồn
gốc xung đột.
Lo âu bình thường và lo âu bệnh lý: sự phân biệt có thể dựa trên khả năng kiểm sốt,
cường độ, thời gian kéo dài và các hành vi kèm theo. Lo âu được xem là bình thường khi mà
xuất hiện phù hợp với tình huống, và mất đi khi được giải quyết. Lo âu bệnh lý là lo âu khơng
có nguyên nhân rõ rệt, quá mức so với mong đợi, có các triệu chứng nặng và nhiều khó chịu,
kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh, hoặc có thể kéo theo
những hành vi quá mức hoặc vô lý (tránh né, hành vi cưỡng chế). [3, 27, 105]
1.3.1. Các dạng của rối loạn lo âu
Rối loạn hoảng loạn (Panic disorder): các cơn lo âu dữ dội xuất hiện khơng giới hạn
trong bất cứ tình huống hoặc hồn cảnh đặc biệt nào, rất khó tiên đốn. Thơng thường, trong
cơn hoảng loạn, người bệnh thường có các triệu chứng khởi đầu như tim đập nhanh, đau
ngực, nghẹt thở, chống váng, và có những cảm giác kỳ lạ. Rối loạn hoảng loạn có thể có
các dạng[3, 27]:
-
Rối loạn hoảng loạn kèm chứng sợ khoảng rộng (Panic Disorder With Agoraphobia).
-
Rối loạn hoảng loạn không kèm chứng sợ khoảng rộng (Panic Disorder Without
Agoraphobia).
-
Cơn hoảng loạn (Panic Attack).
Các chứng sợ (Phobia)[3, 27]:
.
.
-
Chứng sợ khoảng rộng (Agoraphobia): lo lắng ở một tình huống hoặc một vi trí, mà
tại đó thốt khỏi khó khăn, thường chỉ xảy ra ở ngoài nhà, và trong đám đông hoặc
-
đứng trong hàng, trên cầu, trên xe bus, ..
Chứng sợ chuyên biệt (Specific Phobia): người bệnh có xu hướng sợ chuyện biệt
-
một vật hoặc một tình huống cụ thể nào đó, nhưng sợ hoặc lo lắng này vượt quá
mong đợi về cường độ và thời gian.
Chứng sợ xã hội (Social Phobia): những tình huống xã hội như: cuộc nói chuyện, hội
họp mà bao gồm những người khơng cùng gia đình, hoặc trình diễn trước nhiều
người, họ sợ rằng sẽ hoạt động theo những cách hoặc biểu hiện các triệu chứng của
lo âu như là run, tốt mồ hơi sau khi nói được một từ. Những triệu chứng này kéo dài
sáu tháng.
Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder)[3, 27]: đặc trưng bởi sự
hiện diện của rối loạn ám ảnh và/hoặc rối loạn cưỡng chế có tính lặp lại, dai dẳng. Tình trạng
này thường nặng và kéo dài ít nhất 1 giờ/ngày, gây ra lo lắng và đau khổ rõ rệt cho người
bệnh. Ám ảnh là các ý nghĩ, xung động hoặc hình ảnh xuất hiện trong đầu người bệnh một
cách dai dẳng, có tính chất xâm lấn, khơng phù hợp, gây lo âu và đau khổ rõ rệt. Cưỡng chế
là các hành vi lặp lại (như rửa tay, sắp xếp, kiểm tra) hay các hành động trí óc (cầu nguyện,
lẩm nhẩm các từ) nhằm mục đích ngăn ngừa, giảm lo âu hoặc đau khổ. Người bệnh thường
có thể nhận thấy được sự vô lý của các ám ảnh và cưỡng chế và tìm cách chống lại. Tuy
nhiên, ở giai đoạn nặng, họ có thể khơng phân biệt được tính hợp lý của các rối loạn này.
Rối loạn stress sau chấn thương (Post-traumatic Stress Disorder)[3, 27]: là sự tiến triển
muộn và dai dẳng của các triệu chứng đặc trưng theo sau bởi một stress cực nặng về cơ thể
hoặc tình cảm (đứng trước cái chết, thiên tai, chiến tranh, bạo lực, cưỡng bức…). Các triệu
chứng tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng sau tổn thương nhưng thường không kéo dài quá 6
tháng, thường hồi phục tốt, một số trường hợp trở thành mạn tính, gây biến đổi nhân cách.
Phản ứng cấp với stress (Acute Stress Disorder) [3, 27]: những rối loạn tạm thời trên
người bình thường do một sang chấn cơ thể hoặc tâm lý rất mạnh xảy ra trong vòng một
tháng sau khi tiếp xúc với sang chấn. Thường biểu hiện với các triệu chứng: thiếu đáp ứng
về cảm xúc, giảm nhận thức về xung quanh hoặc mất trí nhớ về một khía cạnh nào đó của
chấn thương.
Rối loạn lo âu toàn thể (Generalized Anxiety Disorder) [3, 27]: sự lo âu, lo lắng dai
dẳng và quá mức về rất nhiều lĩnh vực khác nhau và khơng thể nào kiểm sốt được. Người
bệnh thường có các triệu chứng thực thể như bồn chồn, dễ mệt mỏi, khó tập trung, nhạy cảm,
dễ bị kích thích, cáu gắt, căng cơ, rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu này hầu như tồn tại mỗi
ngày và kéo dài trên sáu tháng. Các triệu chứng lo âu trong rối loạn lo âu tồn thể khơng liên
quan đến rối loạn sử dụng chất, một bệnh cơ thể và khơng chỉ xảy ra trong một rối loạn khí
sắc hoặc một rối loạn tâm thần khác.
.
.
Rối loạn lo âu do sử dụng chất (Subtance-induced Anxiety Disorder)[3, 27]: các rối
loạn lo âu về mặt lâm sàng, được đánh giá là do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất
gây nghiện, thuốc, hóa dược, chất độc).
Các rối loạn lo âu không chuyên biệt khác (Anxiety Disorder Not Otherwise
Specified)[3, 27]: bao gồm các rối loạn tâm thần khác kèm lo âu, rối loạn lo âu-trầm cảm, rối
loạn lo âu nhẹ kèm rối loạn khí sắc.
Rối loạn lo âu do tình trạng sức khỏe tổng quát (Anxiety Disorder Due to General
Medical Condition)[3, 27]: là các lo lắng về mặt lâm sàng được đánh giá là do các tác động
sinh lý trực tiếp của một tình trạng sức khỏe nói chung. Các triệu chứng có thể biểu hiện như
cơn hoảng loạn, rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn ám ảnh và cưỡng chế. Phải có bằng chứng
về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, và các xét nghiệm chứng minh rằng các rối loạn lo âu này
là hậu quả sinh lý trực tiếp của một tình trạng sức khỏe nói chung. Các chẩn đốn khơng
được thực hiện lúc bệnh nhân có cơn mê sảng. Rối loạn này khơng do bất kỳ một rối loạn
tâm lý nào khác. Tình trạng này gây ảnh hưởng có ý nghĩa đến hoạt động xã hội, hoạt động
sống, làm việc.
1.4.
Công cụ đo lường rối loạn lo âu
Hiện tại trên thế giới có nhiều công cụ đánh giá rối loạn lo âu, tuy nhiên chỉ có một số
cơng cụ đã sử dụng tại Việt Nam với nhiều nhóm dân số khác nhau, và trên bệnh nhân HIV.
Bảng 1.1: Công cụ đánh giá rối loạn lo âu
S
T
T
Công cụ
Depression
anh anxiety
stress scale
1.
(DASS)
2.
3.
Tác giả
năm tạo lập
Lovibond
1995 [79]
Max
Hamilton
1959[55]
Hamilton A
HADS
Zigmond
A.S
1983
.
[108]
Mô tả
Nghiên cứu tính
giá trị
Chỉ số
cronbach
Với 7 câu hỏi, có 4 lựa
chọn từ 0-4 tương ứng với
mức triệu chứng. <5
khơng có, 5-7 nhẹ, 7-10
trung bình, 11-13 nặng, >
14 rất nặng.
Osman A 2012,
[74] N = 887
Trên sinh
viêntrường đại
học Santonio,
Hoa Kỳ
= 0,81
13 câu hỏi có 4 lựa chọn
từ khơng có đến rất nặng
tương ứng với 0-3 điểm.
với 1 điểm là có rối loạn
lo âu
M. K Shear [83]
2001
Tương quan
nội bộ nhóm
0,89
Gồm 7 câu hỏi trả lời theo
thang điểm likert , với 0 7, 8 - 10, 11 - 21 tương
ứng bình thường, gần bất
thường, bất thường
Ayalu Reda[81],
2011,
N = 89
Tin cậy lặp
lại 0,99
N= 205 bệnh
nhân HIV
Tương quan
nội bộ nhóm
= 0,86,
tính hằng
định = 0,76.
.
S
T
T
Cơng cụ
4.
Phan
vietnamese
pyschiatric
scale
(PVPS)
Tác giả
năm tạo lập
Mơ tả
Nghiên cứu tính
giá trị
Phan T[12]
Phan T[12]
2004
Gồm có 13 câu hỏi trầm
cảm, xây dựng theo văn
hóa người Việt Nam.
2004
N = 185 người
tại Sydney,
Australia
Chỉ số
cronbach
Độ tin cậy
lặp lại (test–
retest
reliability)
0,81 - 0,89
Bộ công cụ Hamilton A (Hamilton anxiety rate scale, HAM-A) là bộ công cụ do Max
Hamilton[55] xây dựng vào năm 1959 với 13 câu hỏi để đánh giá mức độ rối loạn lo âu của
bệnh nhân đã được chẩn đoán rối loạn lo âu và đáp ứng điều trị các thuốc hướng thần. Bộ
công cụ này thường dùng để đánh giá rối loạn lo âu toàn thể. Sau đó, được phát triển thành
14 câu hỏi (HARS) được đánh giá độ giá trị và độ tin cậy cho kết quả tốt như: tác giả John
H. Riskind và cộng sự (1987)[82] cho điểm số Cronbach’s là 0,83 với phiên bản 13 câu hỏi
và 0,87 cho phiên bản 14 câu hỏi. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng bộ câu hỏi
cịn có sự trùng lặp giữa trầm cảm và rối loạn lo âu. Bộ câu hỏi cịn được đánh giá tính giá
trị, độ tin cậy cho đối tượng thanh thiếu niên của tác giả Duncan B Clack và cộng sự
(1994)[38] với độ tin cậy giữa các câu hỏi là 0,92, Cronbach’s là 0,86. Một nghiên cứu khác
của tác giả M. Katherine Shear và cộng sự (2001) [83] đánh giá độ giá trị và độ tin cậy của bộ
câu hỏi phỏng vấn cấu trúc cho thang điểm rối loạn lo âu Hamilton (Strutured interview
guide for the hamilton anxiety sacle, SIGH-A). Với kết quả là hệ số tương quan nội bộ nhóm
(interclass correlation coeffident) của SIGH-A và HAM-A là 0,89 và 0,86, độ tin cậy lặp lại
(interrater reliability) là 0,99 và 0,98, liên quan giữa các câu hỏi là 0,81; 0,76 cho SIGH-A
và HAM-A. Tác giả lựa chọn vào nghiên cứu những người có rối loạn lo âu và loại trừ những
người có rối loạn trầm cảm, rối loạn hoảng loạn kết hợp với rối loạn lo âu tổng quát, lạm
dụng chất theo tiêu chuẩn DSM - IV bằng phỏng vấn của các bác sĩ tâm lý, sau đó người
tham gia nghiên cứu sẽ trả lời bộ câu hỏi SIGH-A, HAM-A, từ đó tác giả có thể xác định
được mức độ lo âu của đối tượng. Từ đó tác giả có thể đưa ra được bộ câu hỏi có thể làm
giảm được sai lệch của những phỏng vấn viên. Tại Việt Nam, nghiên cứu Trịnh Ngọc Tuân
và cộng sự (2004)[17] nghiên cứu “Sử dụng thang đo đánh giá lo âu Hamilton cho bệnh nhân
có rối loạn lo âu tại bệnh viện sức khỏe tâm thần” tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Tác giả
dùng phương pháp là so sánh đối chiếu kết quả của các câu trắc nghiệm và bệnh cảnh lâm
sàng của hai bộ công cụ là HAM-A và Zung (Zung là bộ câu hỏi đánh giá rối loạn lo âu).
Tác giả đã kết luận “HAM-A hồn tồn có thể áp dụng tại Việt Nam để áp dụng cho việc
nghiên cứu chẩn đoán, điều trị các rối loạn lo âu”. Hơn nữa, bộ câu hỏi đánh giá là lo âu toàn
thể và cũng được thực hiện trên đối tượng HIV tại bệnh viện Nhiệt Đới năm 2015 [13] do đó
chúng tơi chọn thang đo này để đánh giá rối loạn lo âu trong nghiên cứu.
.
.
Bộ câu hỏi Hamilton A gồm 14 câu hỏi, mỗi câu hỏi được cho điểm từ 0 - 4 tương ứng
với khơng có sự lo lắng cho đến lo lắng rất nặng. Tổng điểm của thang đo từ 0 - 56 điểm,
trong đó tổng điểm bằng 0 tức là khơng lo âu, 1 - 17 là rối loạn lo âu nhẹ, 18 - 24 là mức
trung bình, 25 - 56 là rối loạn lo âu nặng.
Trước khi nghiên cứu chúng thôi đã tiến hành nghiên cứu thử trên 35 người tại vị trí lấy
mẫu. Kết quả quả phân tích cho thấy chỉ số Cronbach’s chung cho bộ câu hỏi là 0,83, câu
hỏi có chỉ số thấp nhất là 0,81 và cao nhất là 0,84. Với kết quả này cho thấy thang đo này
phù hợp với đối tượng tại địa điểm nghiên cứu của chúng tơi.
1.5.
Nghiên cứu trong và ngồi nước
1.5.1. Nghiên cứu ngoài nước
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu nước ngoài
S
T
T
Tên nghiên cứu
1. Lorenza Nogueira
Compos và cộng sự[33]
Địa điểm,
năm thực hiện
Brazil 20012002
Cơng cụ
HADS
RLLA 51% và trầm cảm 40,6%.
Có 8,9% có sử dụng thuốc chống
trầm cảm, lo âu, 10% có tìm đến
bác sĩ tâm lý.
Đồn hệ tiến
cứu
2. Getachew Tesfaw và
cộng sự[86]
Kết quả
Ethiopia năm
2015
HADS,
Theo dõi dọc
support
Social
24,5% có rối loạn trầm cảm và lo
âu 41,2% với trầm cảm và 32,4%
với RLLA. Các yếu tố liên quan
giúp đỡ từ xã hội, giai đoạn HIV,
tuân thủ điều trị kém .
Nghiên cứu khác tại Brazil của tác giả Lorenza Nogueira Compos và cộng sự[33] (20012002) về lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị. Đây là nghiên cứu
theo dõi trong vòng một năm ở những người được khởi trị ARV. Tác giả cũng đã loại bỏ
được các yếu tố gây sai lệch chọn lựa như bà mẹ đang mang thai do họ có thể sử dụng thuốc
ARV một thời gian ngắn rồi ngừng, sai lệch chọn lựa khác có thể xảy ra là mất mẫu, tác giả
đã khắc phục bằng cách tới nhà người tham gia nghiên cứu cụ thể là gần 50% ghé thăm được
ba lần, còn lại 30% và 24% là ghé thăm được hai lần và một lần. Những thông tin về tuân
thủ điều trị được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc, người phỏng vấn được tập huấn
trước, từ đó làm cho thơng tin về tn thủ điều trị sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể
xảy sai lệch do nhớ sai của các đối tượng nhất là các đối tượng có rối loạn về tâm thần. Từ
đó tác giả cho ra kết luận trước khi khởi trị có 12,8% và 5,8% có triệu chứng của rối loạn lo
âu và trầm cảm, tuy nhiên tính chung trong thời gian nghiên cứu có 51% và 40,6% là có triệu
.
.
chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm. Trong số đó chỉ có 6,5% người có rối loạn tâm thần
được sử dụng thuốc chống trầm cảm, và 10,6% là có tham gia vào các điều trị tâm lý như cá
nhân hay nhóm. Tác giả cũng chỉ ra rằng rối loạn lo âu làm tăng nguy cơ không tuân thủ
điều trị (HR = 1,87; 95% KTC = 1,14-3,06, p < 0,01). Tuy nhiên rối loạn trầm cảm nặng
khơng có liên quan đến tuân thủ điều trị sau khi đã hiệu chỉnh cho các yếu tố trình độ học
vấn thấp, thất nghiệp, sử dụng chất, triệu chứng HIV/AIDS.
Nghiên cứu của tác giả Getachew Tesfaw và cộng sự [86]năm 2016 về tỷ lệ trầm cảm và
rối loạn lo âu của những người HIV ngoại trú tại Ethiopia. Đây là một nghiên cứu theo dõi
được thực hiện từ năm 2015, đầu tiên tác giả tiến hành một nghiên cứu cắt ngang lúc bắt đầu
nghiên cứu thì có 41,2% và 32,4% là có trầm cảm và rối loạn lo âu. Các yếu tố có liên quan
có ý nghĩa thống kê với trầm cảm và rối loạn lo âu là giúp đỡ từ xã hội thấp (OR hc = 2,02,
KTC hc 95% 1,2 - 3,27), giai đoạn HIV (OR hc = 2,80, KTC hc 95% 1,50 - 5,21), tuân thủ điều
trị kém (OR hc = 1,61, KTC hc 95% 1,02 – 2,55), đối với giới tính là nữ (OR hc = 3,13, KTC hc
95% 1,8 – 5,44),và ly dị (ORhc = 2,51, KTChc 95% 1,2 - 5). Tuy nhiên nghiên cứu chọn tất
cả những người lớn hơn 18 tuổi vì vậy điều này rất dễ xảy ra sai lệch chọn lựa, ví dụ như
những người bị khiếm khuyết về tâm thần. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu chọn mẫu theo kiểu
chọn lựa hệ thống, tính cỡ mẫu dựa vào ước lượng một tỷ lệ, có ước lượng mất mẫu là 10%
điều này có thể là cho mẫu của nghiên cứu sẽ có tính đại diện hơn.
1.5.2. Nghiên cứu trong nước
Bảng 1.3: Một số nghiên cứu trong nước
S
T
Tên nghiên cứu
T
Năm thực
hiện
1. Lê Minh Giang và Hà Nội,
cộng sự [53]
Nha Trang,
Tp.HCM
Cơng cụ
CES-D
Beck A
Cắt ngang
Kết quả
58,2% có trầm cảm, 16% RLLA,
các yếu tố liên quan sử dụng chất,
xu hướng tình dục.
2015
2. Đặng Thị Thanh
Thảo[13]
BV. Nhiệt
Đới
2015
Hamilton A
Cắt ngang
Có 54,4% rối loạn lo âu. Các yếu
tố liên quan như: tình trạng bộc lộ
HIV, sử dụng chất gây nghiện, số
lượng CD4, EFV.
Một nghiên cứu khác của Lê Minh Giang và cộng sự nghiên cứu về tỷ lệ trầm cảm và
rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở ba thành phố: Hà Nội, Nha Trang và Hồ Chí Minh
năm 2015[53], được thực hiện trên đối tượng nam quan hệ tình dục với nam (N = 710). Tác
giả lập một bản đồ sau đó lấy mẫu ở các đường phố điều này tránh được chọn mẫu lần hai
.
.
trên cùng một đối tượng. Tiếp theo, tác giả lấy các mẫu xét nghiệm (nước tiểu, dịch cơ thể,
máu) để kết luận về bệnh STIs. Điều này làm tránh được sai lệch thơng tin xảy ra. Từ đó tác
giả cho kết quả: có 58,2%, 16% người tham gia nghiên cứu có trầm cảm và rối loạn lo âu,
và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba thành phố (p < 0,01). Tác giả sau khi hiệu
chỉnh thì các yếu tố sử dụng thuốc lá, cần sa (marjiuana) có liên quan đến rối loạn lo âu (p =
0,05; 0,006). Người có xu hướng tình dục với nữ hoặc cả nam và nữ thì có nguy cơ rối loạn
lo âu cao hơn (p = 0,04; 0,013). Đối với trầm cảm thì sử dụng thuốc lá, xu hướng tình dục
với nữ, giới tính là nữ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn với giá trị p lần lượt bằng 0,02; 0,03; 0,001.
Tuy nghiên nghiên cứu này cũng là một nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Nghiên của Đặng Thị Thanh Thảo[13] nghiên cứu “Rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan
trên bệnh nhân HIV đang điều trị ARV tại bệnh viện Nhiệt Đới năm 2015” tác giả sử dụng
bộ câu hỏi Hamilton A cho kết quả có 54,4% người nhiễm HIV/AIDS có rối loạn lo âu và
các yếu tố giới tính (p = 0,03), hài lịng về kinh tế (p = 0,004), tình trạng bộc lộ HIV(p =
0,041), người có sử dụng chất gây nghiện (p = 0,012), tình trạng miễn dịch (p = 0,012), và
có điều trị ARV (p = 0,012), thời gian phát hiện (p = 0,076) là có liên quan đến tình trạng
lo âu của bệnh nhân. Cả hai nghiên cứu này lấy mẫu theo cách thuận tiện, và chưa đánh giá
được tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS hiện đang sử dụng thuốc chống lo âu, chống trầm cảm. Do
vậy, khi bệnh nhân sử dụng thuốc thì sẽ làm giảm triệu chứng bệnh do đó cũng có thể dẫn
đến ước lượng thiếu tỷ lệ nghiên cứu.
Nói chung đã có một vài nghiên cứu trong nước nghiên cứu về rồi loạn tâm thần của
bệnh nhân nhiễm HIV, tuy nhiên hầu hết là nghiên cứu cắt ngang và chưa bao quát được các
vấn đề mà người nhiễm HIV ở Việt Nam gặp phải khi điều trị ARV tại các phòng khám
ngoại trú của nước ta cũng như ở Tp. HCM. Từ đó, nghiên cứu được thực hiện để có cái nhìn
bao quát hơn về các vấn đề, yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần ở bệnh nhân điều trị ARV
gặp phải.
.
.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Địa điểm: tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp Tp. HCM.
Đối tượng nghiên cứu
2.2.
2.2.1. Dân số mục tiêu
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận
Gò Vấp Tp. HCM.
2.2.2. Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp
Tp. HCM vào thời điểm nghiên cứu được tiến hành.
2.2.3. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu dựa trên ước lượng một tỷ lệ dân số [10]:
𝟐
𝐧 = 𝐙(𝟏−
𝛂⁄
𝐩(𝟏−𝐩)
𝟐)
𝐝𝟐
Trong đó:
o
n: số đối tượng cần thu nhập.
o 𝛼: xắc suất sai lầm loại một, = 0,05.
o 𝑍1−𝛼⁄2 : trị số từ phân phối chuẩn. Z = 1,96.
o
𝑑: sai số biên cho phép của ước lượng trong nghiên cứu, chọn d = 0,05.
o p: tỷ lệ mong muốn.
- Theo nghiên cứu tác giả Đặng Thị Thanh Thảo[13] tại bệnh viện Nhiệt Đới Tp.
HCM năm 2015, tỷ lệ rối loạn lo âu là 54% từ đó chọn p = 0,54. Tính được cỡ
mẫu là 381 người .
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 381 người.
2.2.4. Kỹ thuật lấy mẫu
Chọn mẫu thuận tiện. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám,
điều trị HIV tại phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp Tp. HCM, sẽ được chọn vào theo
tiêu chí chọn và loại mẫu.
2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn mẫu
-
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS lớn hơn 18 tuổi đang điều trị ARV tại phòng khám
ngoại trú HIV quận Gò Vấp Tp. HCM đồng ý tham gia nghiên cứu.
.
.
-
Thời gian bệnh nhân được điều trị ARV ít nhất là 1 tháng[42].
Tiêu chí loại ra
-
Đối tượng khơng biết đọc biết viết.
Đối tượng khơng tìm được hồ sơ bệnh án.
-
Đối tượng trả lời không đầy đủ các câu hỏi của thang đo trầm cảm, rối loạn lo âu.
Đối tượng đang mang thai, thiểu năng về tâm thần.
-
Đối tượng trong tình trạng cấp cứu.
2.2.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Dựa vào danh sách bệnh nhân tới khám theo ngày, bệnh nhân tới khám sẽ được hỏi các
câu hỏi theo tiêu chí loại và nhận mẫu, những người đi nhận thuốc giúp người thân sẽ được
loại ra. Những người đồng ý tham gia sẽ ký vào văn bản đồng ý tham gia. Điều tra viên ghi
lại mã số hồ sơ để tránh chọn mẫu lần hai.
Khi thu thập những mẫu có số câu trả lời dưới 100% đối với bộ câu hỏi trầm cảm và rối
loạn lo âu thì được loại ra.
2.3.
Thu thập dữ kiện
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trước khi bệnh nhân được tham gia vào nghiên cứu sẽ được giải thích về nghiên cứu
và mục tiêu nghiên cứu, ký vào bản xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thập dựa vào bộ câu tự điền, người tham gia nghiên cứu sẽ nhận được
khi đi tái khám (trước hoặc sau khi khám), và hoàn thành ngay khi nhận được bộ câu hỏi.
Tiếp theo người thu thập sẽ lấy các thông tin về chiều cao và cân nặng.
Cuối cùng, người thu thập dữ liệu sẽ dựa vào số hồ sơ trên sổ khám bệnh của bệnh nhân
để tìm hồ sơ, và ghi nhận các thơng tin như: số tế bào CD4+ hiện tại, tải lượng vi rút, tác
dụng phụ của thuốc, thời gian điều trị ARV, thời gian nhiễm HIV.
2.3.2. Công cụ thu thập dữ kiện
Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc: gồm: 83 câu hỏi tự điền, và 13 câu hỏi thu thập trong hồ sơ
bệnh án.
Phần A: Đặc điểm dân số học: bao gồm 7 câu hỏi, nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến
đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tình
trạng hơn nhân, cư ngụ, hài lòng về kinh tế.
Phần B: 13 câu hỏi thu thập các dữ liệu liên quan bệnh đi kèm, bệnh nhiễm trùng cơ hội,
hành vi sử dụng chất sử dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục, điều trị rối loạn tâm thần.
Phần D: Rối loạn lo âu: đánh giá theo thang đo HAM-A gồm 14 đánh giá về rối loạn lo âu
14 câu hỏi đánh giá trong vòng một tuần gần nhất.
.
.
Phần E: Triệu chứng bệnh: đánh giá theo thang đo HSI 17 câu hỏi thu thập các dữ liệu liên
quan đến các triệu chứng bệnh HIV trong vòng một tháng gần nhất.
Phần F: Giúp đỡ xã hội theo thang đó MSPSS gồm 12 câu hỏi thu thập các dữ kiện liên
quan đến giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, người quan trọng khác.
Phần G: Phần thu thập từ bệnh án: thu thập những dữ liệu liên quan đến quá trình điều trị
như CD4, tải lượng vi rút, tác dụng phụ, phác đồ, EFV, ngày khỏi trị, ngày nhiễm bệnh, điều
trị phịng ngừa, chiều cao, cân nặng hiện tại.
2.3.3. Kiểm sốt sai lệch thông tin
Các biến số định nghĩa rõ ràng, từ đó xây dựng bộ câu hỏi phù hợp bằng cách dịch tới
và dịch ngược với những bộ câu hỏi chưa được chuẩn hóa hoặc chưa được sử dụng tại Việt
Nam. Và có điều tra thử 35 người sau đó điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng,
kết quả nghiên cứu thử cho thấy chỉ số Cronbach’s cho từng bộ câu hỏi thành phần với
HAM-A là 0,83, MSPSS là 0,94, HSI là 0,90.
Trước khi phát bộ câu hỏi, người phỏng vấn giải thích rõ về bộ câu hỏi, nếu người tham
gia có câu hỏi thắc mắc thì có thể giải đáp nhưng khơng dẫn dắt người được phỏng vấn chọn
đáp án và tạo điều kiện riêng tư cho đối tượng hoàn thành bộ câu hỏi. Những thông tin liên
quan đến CD4, thời gian điều trị ARV, mắc HIV người nghiên cứu tra trong hồ sơ để tránh
sai lệch thông tin do người tham gia nghiên cứu nhớ lại.
2.4.
Xử lý dữ liệu
2.4.1. Liệt kê và định nghĩa biến số
2.4.1.1.
Biến số về dân số xã hội
Tuổi: là biến số định lượng, đơn vị là năm. Tính tuổi trịn bằng năm hiện tại trừ năm sinh.
Giới tính: là biến số định tính đánh giá về mặt sinh học. Là biến số nhị giá, có hai giá trị là:
nam và nữ.
Chiều cao: là biến số định lượng, tính bằng centimet, là chiều cao hiện tại của người tham
gia nghiên cứu được đo bằng thước đo với độ chính xác là milimet tại phòng khám.
Cân nặng: là biến số định lượng, tính bằng kilogram, là cân nặng hiện tại của bệnh nhân,
được thu thập tại phịng khám với cân có độ chính xác là gram.
BMI: là biến số định lượng đơn vị là kg/m2, được tính bằng cân nặng chia cho chiều cao
bình phương của đối tượng.[93]
Tình trạng dinh dưỡng: là biến số thứ tự có 4 giá trị sắp xếp dựa trên BMI, dựa theo cách
phân loại của TCYTTG cho người châu Á.[93]
18,5 kg/m2: suy dinh dưỡng
18,5 - 23 kg/m2: bình thường
.