Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề tài: Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của Đảng ta trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.04 KB, 18 trang )

Đề bài: Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của Đảng ta trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở Miền Nam.

Bài làm:
KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
1. Bối cảnh đất nước

a) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở miền Nam (1954-1975) là sự tiếp tục
cuộc cách mang dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Từ khi ra đời (3-2-1930), Đảng ta đã chỉ rõ: đất nước ta vốn là một Tổ quốc thống nhất và nhân
dân ta có truyền thống đồn kết chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi và cùng nhau xây dựng đất
nước. Nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược, chúng đã cùng bọn vua quan phong kiến đầu
hàng, thống trị nhân dân ta, xã hội Việt Nam thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với hai
mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa
nhân dân ta, mà chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Đảng ta gánh vác sứ
mệnh lãnh đạo dân tộc giải quyết hai mâu thuẫn trên là thực hiện hai nhiệm vụ của cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân: chống đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất Tổ quốc và
chống phong kiến, giành lại ruộng đất cho nơng dân.
Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc
và bọn tay sai. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, cùng bọn tay sai Ngơ Đình Diệm tiếp tục
thống trị nhân dân ta ở miền Nam, hai mâu thuẫn cơ bản trên vẫn tồn tại và đất nước tạm thời bị
chia cắt. Nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai là tiếp tục cuộc
cách mạng đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng từ đâu nǎm 1930, nhằm hoàn thành sự
nghiệp giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây
là sự tiếp nối lịch sử tất yếu. Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội tân thứ III (tháng 91960): "Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân
dân ta trong điều kiện mới của lịch sử". Từ bối cảnh lịch sử chiến đấu và chiến thắng ấy, nhân
dân ta ở miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược với tư thế của
người chiến thắng và đã kế thừa được nhiều kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó cũng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng miền


Nam. Đồng chí Lê Duẩn nói: Chúng ta thắng Mỹ là nhờ có những kinh nghiệm quý báu của
Cách mạng tháng Tám và 9 nǎm kháng chiến chống Pháp. Khơng có Cách mạng tháng Tám,
khơng có 9 nǎm kháng chiến chống Pháp thì khơng thể có thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ.
b) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia làm hai miền,
phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của
Đảng.


Đây là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7 nǎm 1954
đến tháng 5 nǎm 1975.
Trong suốt thời gian đó việc hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng
phải phản ánh rõ đặc điểm lớn này. Từ mục tiêu chung của cách mạng cả nước và mục tiêu cụ
thể của từng miền đến những vấn đề chủ trương, sách lược và phương pháp tiến hành phải phù
hợp với đặc điểm trên và sát đúng với điều kiện lịch sử cụ thể của từng miền. Đồng thời, phải
xác định rõ vị trí cách mạng từng miền và mối quan hệ khǎng khít giữa cách mạng hai miền
trong thế chiến lược chung của cả nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), xác định đường lối cách mạng của
nước ta:
- Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.
Về vị trí chiến lược cách mạng của từng miền, Đảng ta xác định: miền Bắc là cǎn cứ địa chung
của cách mạng cả nước và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.
Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Thông qua thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mỗi
miền mà góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là hoàn thành độc lập, thống nhất đất
nước.
Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở

hai miền là nét độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử, là thành cơng lớn của Đảng ta.
Đó là đường lối duy nhất đúng, biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta.
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn
của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ
lịch sử trước đây. Đó là một nguyên nhân chủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc
Mỹ và tay sai.
Trên thực tế, việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau trên hai miền Nam Bắc chẳng những không mâu thuẫn, mà lại từng bước đưa cách mạng hai miền cùng phát triển,
cùng đi lên trong thế tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng
hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc.


2. Bối cảnh quốc tế.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ, có tác động to
lớn tới q trình phát triển của thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới nối liền từ châu á
sang châu Âu, không ngừng phát triển và củng cố về mọi mặt. Nếu miền Bắc là hậu phương
trực tiếp cho cách mạng miền Nam, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này nối liền với
miền Bắc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuận lợi
chưa bao giờ có đối với cách mạng nước ta.
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong tràon giải phóng dân tộc
cuồn cuộn dâng cao ở châu á châu Phi và châu Mỹ latinh, hệ thống thuộc đia của chủ nghĩa đế
quốc bị thu hẹp và đi vào quá trình tan rã. Cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hồ bình ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển rộng khắp và liên tục. So sánh lực lượng trên thế giới lúc
đó ngày càng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho lực lượng cách mạng. Chủ nghĩa đế
quốc tiếp tục suy yếu và khó khǎn. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến cơng. Cách mạng
Việt Nam đã hồ được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới.
Thời kỳ này cũng cần lưu ý rằng, tuy chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu nhưng chừng nào cịn chủ
nghĩa đế quốc thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiến tranh. Lực lượng xâm lược gây chiến chủ
yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ. Chúng đang dẫn đầu các thế lực đế quốc hiếu chiến chạy đua
vũ trang, củng cố các khối liên minh quân sự xâm lược, xây dựng các cǎn cứ quân sự, phục hồi

chủ nghĩa phátxít ở Tây Đức và qn phiệt ở Nhật Bản, nhóm lên những lị lửa chiến tranh ở
châu Âu và châu á, ra sức chuẩn bị chiến tranh mới. Nguy cơ chiến tranh thế giới vẫn tồn tại.
Nhân dân các nước đang đứng trước sự đe doạ hết sức nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh
hạt nhân. Mặt khác, sự tàn sát và huỷ diệt ghê gớm trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai
và hậu quả của nó cịn làm cho nhiều người lo ngại và lẫn lộn giữa chiến tranh chính nghĩa và
chiến tranh phi nghĩa. Trong điều kiện đó đã nảy sinh nhiều tư tưởng và khuynh hướng của chủ
nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc làm cho tình hình thế giới phức tạp.
Họ tuyệt đối hố đường lối chung sống hồ bình, đi vào phịng ngự bị động, gây khơng ít khó
khǎn cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt với phong trào giải phóng dân tộc. Trong tình
hình đó, nhân dân ta tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam, Đảng và nhân dân ta phải giải
quyết thành công mối quan hệ giữa hồ bình và cách mạng. Giải quyết mối quan hệ này, địi hỏi
Đảng ta hết sức sáng suốt và có sách lược đúng đắn. Thực tế Đảng ta đã giải quyết tốt mối quan
hệ đó, góp phần bảo vệ hồ bình, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên hoàn thành
độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Khi nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thế giới tồn tại bốn mâu thuẫn
chủ yếu: mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với các lực lượng tư bản chủ nghĩa
thế giới; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc đòi độc lập với
các lực lượng đế quốc thực dân; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
Đế quốc Mỹ xâm chiếmvà thiết lập sự thống trị của chúng ở miền Nam nước ta đã làm nảy sinh
và sâu sắc thêm cả bốn mâu thuẫn trên ở miền Nam. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược
lâu dài miền Nam, biến nơi đây thành cǎn cứ quân sự của chúng nhằm ngǎn chặn "làn sóng"


cộng sản tràn xuống Đông - Nam á, và chuẩn bị tiến công các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ tuyên
bố chiến tranh ở Việt Nam là chiến tranh hệ tư tưởng, giữa hệ tư tưởng cộng sản với hệ tư tưởng
"tự do" kiểu Mỹ. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, đẩy dần các đế
quốc châu Âu ra khỏi Đông Nam á, chèn ép quyền lợi của tư bản thực dân nhiều nước ở vùng
này, càng làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ với các đế quốc khác thêm sâu sắc. Đế quốc Mỹ áp đặt
chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam, chia cắt đất nước ta làm cho cả dân tộc ta mâu thuẫn gay
gắt với chúng, nhân dân ta đã đồng tâm đứng dậy chống Mỹ xâm lược, kiên quyết giành độc lập

dân tộc, thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ cố xây dựng ở miền Nam một giai cấp tư sản mại
bản làm tay sai cho chúng, làm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản ở miền Nam càng
trở nên sâu sắc. Để phục vụ chiến tranh của chúng ở miền Nam, đế quốc Mỹ bóc lột giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Mỹ, bắt họ sang miền Nam làm bia đỡ đạn để bọn tư bản Mỹ
thu những món lợi kếch xù tử cuộc chiến tranh này.
Mỹ cịn lơi kéo các nước tay sai đổ của đổ người vào cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam.
Do vậy, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Mỹ và các nước chư hầu của Mỹ bị lôi cuốn vào
cuộc chiến tranh, ngày càng mâu thuẫn quyết liệt với tư bản Mỹ, với các nhà cầm quyền Mỹ và
giai cấp tư bản các nước chư hầu Mỹ, làm rung chuyển hậu phương của chúng.
Điều đó nói lên rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc đụng đầu
lịch sử mang tính thời đại sâu sắc
3- Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới.
Chống đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới của chúng là điểm mới, mang tính đặc trưng
của cách mạng miền Nam lúc này, khác các thời kỳ trước đây của cách mạng nước ta là chống
chủ nghĩa thực dân cũ của đế quốc Pháp.
Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam nước
ta, biến nơi đây thành thuộc đia kiểu mới và cǎn cứ quân sự của chúng. Từ đây, đế quốc Mỹ đã
thành kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất của nhân dân ta. Từ tháng 7 nǎm 1954, Nghị quyết Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 đã xác định: "Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân
u chuộng hồ bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông
Dương". Do vậy, trong giai đoạn mới phải chĩa mui nhọn vào đế quốc Mỹ.
Chính sách thực dân mới của Mỹ là con đẻ của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, của chính sách đế
quốc thực dân. Nó ra đời trong cơn tổng khủng hoảng và trước nguy cơ sụp đổ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai.
Đảng ta nhận biết sớm bản chất chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Nghị quyết 9 của Trung ương
đã chỉ ra: "Đặc điểm chủ yếu của chính sách thực dân là đế quốc Mỹ không trực tiếp cai trị mà
thông qua chính quyền tay sai, dùng viện trợ kinh tế và qn sự để áp bức, bóc lột nhân dân
miền Nam".
Chính sách thực dân mới là hiện tượng mới, do vậy ta chưa thể hình dung và thấy rõ, đây đủ
ngay trong thời gian đầu của cuộc cách mạng miền Nam. Qua thực tiễn đấu tranh với Mỹ,



chúng ta ngày càng hiểu đầy đủ bản chất và thủ đoạn của chính sách thực dân mới của chúng.
Về chính trị, Mỹ khơng thiết lập bộ máy thực dân thơng qua chính quyền tay sai với chiêu bài
quốc gia, dân chủ giả hiệu. Về quân sự, Mỹ tin dùng và ra sức xây dựng đội quân nguy đủ mạnh
làm lực lượng chiến đấu chiến lược cho chúng. Với cả hai mặt chính trị và quân sự như vậy, đế
quốc Mỹ nhầm một ý đồ nham hiểm là khơi sâu và làm đậm nét tính chất nội chiến của cuộc
đấu tranh, che đậy bản chất thực dân xâm lược của chúng. Về kinh tế, Mỹ dùng viện trợ làm
công cụ chủ yếu để cột giữ chế độ tay sai ở miền Nam đi vào con đường phát triển tư bản chủ
nghĩa, đối lập với miền Bắc, chia cắt lâu dài nước ta. Về vǎn hoá - xã hội, chúng ra sức du nhập
lối sống Mỹ, vǎn hố Mỹ, hịng làm mất đi tất cả những gì là tinh hoa, truyền thống dân tộc ta.
Ngày càng hiểu sâu sắc bản chất và thủ đoạn xảo quyệt của chính sách thực dân mới của Mỹ,
Đảng và nhân dân ta đã có những chủ trương, phương pháp đấu tranh sát đúng, thích hợp, từng
bước đánh bại chúng. Phương pháp cách mạng đúng đắn nhất để đánh bại chủ nghĩa thực dân
mới là phải kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với quân sự và hình thức đấu tranh chính trị với
qn sự. Đó là quy luật cơ bản của phương pháp cách mạng bạo lực ở miền Nam.
Quá trình xâm lược và thống trị của đế quốc Mỹ ở miền Nam là quá trình nhất quán thực hiện
chủ nghĩa thực dân mới. Âm mưu xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ đã có từ lâu.
Song, đến giữa nǎm 1954 mới có thời cơ để Mỹ trực tiếp thực hiện âm mưu đồ của chúng. Ngày
20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hồ bình ở Đơng Dương được ký kết. Đế quốc Mỹ phá
hoại Hội nghị Giơnevơ. Chúng đã không chịu ký vào bản tuyên bố chung của Hội nghị
Giơnevơ. Ngày 20-7-1954, tổng thống Mỹ Aixenhao đã trắng trợn tuyên bố: "Mỹ không ký
Hiệp định Giơnevơ nên không bị ràng buộc bởi Hiệp định".
Đế quốc Mỹ ráo riết thực hiện âm mưu của chúng sau Hiệp định Giơnevơ là: nhanh chóng hất
cẳng Pháp, độc chiếm quyền thống trị ở miền Nam và Đông Dương; đàn áp phong trào cách
mạng và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam nước ta, chia cắt lâu dài Việt Nam,
biến miền Nam thành thuộc địa và cǎn cứ quân sự của chúng ở Đơng Nam á.
Sự thật thì Mỹ đã chuẩn bị triển khai chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam từ trước. Mỹ đã nuôi
dưỡng và đào tạo bọn tay sai ngay từ đầu những nǎm 50. Trước khi Hiệp định Giơnevơ được
ký, đế quốc Mỹ đã tìm cách ép Pháp đưa Ngơ Đình Diệm (tay sai của Mỹ) về giành ghế thủ

tướng nguy của Bửu Lộc (tay sai của Pháp) vào ngày 7-7-1954, mở đầu quá trình Mỹ hất cẳng
Pháp và cũng là mở đầu quá trình Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam nước ta.
Ngày 8-9-1954, Mỹ lôi kéo một số nước đế quốc và chư hầu lập ra khối SEATO, đặt miền Nam
Việt Nam, Lào và Campuchia vào khu vực bảo hộ của khối này. Cùng lúc, Mỹ xúc tiến việc
mua chuộc và tiêu diệt các lực lượng thân Pháp ở miền Nam không chịu hàng phục Mỹ, tǎng
cường viện trợ trực tiếp cho chính quyền Diệm và điều khiển chúng chống phá cách mạng.
Ngày 2-12-1954, Mỹ ép Pháp ký kết việc rút quân Pháp khỏi miền Nam Việt Nam và ngày 1012-1954, thỏa thuận một kế hoạch tổ chức, huấn luyện quân nguy theo phương hướng của Mỹ.
Ngày 23-10-1955, Ngơ Đình Diệm tổ chức cái gọi là: "tưng cầu dân ý" phế truất Bảo Đại. Sau
đó ba ngày, Diệm lên làm tổng thống, tuyên bố thành lập nhà nước "Việt Nam cộng hoà" và đổi
"quân đội quốc gia", tay sai của Pháp, thành ", quân lực Việt Nam cộng hoà", tay sai của Mỹ.


Như vậy, bằng tất cả các thủ đoạn ngoại giao, quân sự, chính trị, kinh tế, đế quốc Mỹ đã thực
hiện được âm mưu hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, triển khai chính sách thực
dân mới của chúng ở miền Nam nước ta trên các mặt.
Từ đây, dân tộc ta phải trực tiếp đương đâu với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ xâm
lược miền Nam nước ta. Qua 21 nǎm kháng chiến cực kỳ gian khổ và oanh liệt, dân tộc ta đã
toàn thắng đế quốc Mỹ, chặt đứt một mắt xích trong hệ thống chiến lược toàn cầu phản cách
mạng của đế quốc Mỹ và đẩy chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ thêm một bước suy yếu và khủng
hoảng; thực hiện được nguyện vọng thiêng liêng là hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý góp phần
tích cực vào phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bảo vệ hồ bình thế giới.
II. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC
1- Kiềm chế đế quốc Mỹ để thắng chúng một cách có lợi nhất
Ln tìm cách kiềm chế đế quốc Mỹ để tránh thế khó khǎn bất lợi và thắng chúng một cách có
lợi nhất là một chủ trương nhất quán của Đảng ta. Chủ trương đó dựa trên cơ sở phân tích chính
xác âm mưu, thủ đoạn và khả nǎng hành động của đế quốc Mỹ trong các mối quan hệ quốc tế
đương thời; mặt khác thấy rõ thế và lực cùng khả nǎng phát triển của ta.
Đế quốc Mỹ mang dã tâm xâm lược nước ta, vì vậy, tìm cách kiềm chế những âm mưu và hành

động của chúng là cần thiết và có thể thực hiện được.
Trước hết, tránh những khó khǎn, bất lợi sớm phải đụng đối với một kẻ thù lớn mạnh hơn ta
nhiều lần, mà lực lượng của ta còn hạn chế. Chúng ta có chính nghĩa và đang ở thế phát triển,
nên có khả nǎng tập hợp đơng đảo lực lượng cách mạng trong nước và tranh thủ được các lực
lượng dân chủ và hồ bình trên thế giới, có khả nǎng ngǎn chặn, phá tan những âm mưu và hành
động chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Mặt khác, đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là phi nghĩa, không thể lừa bịp được mãi nhân dân và
Quốc hội Mỹ. Nước Mỹ tuy giàu có bậc nhất thế giới, song khơng phải bọn xâm lược Mỹ muốn
huy động bao nhiêu lực lượng vào cuộc chiến tranh xâm lược nước ta cũng được. Mỹ có chiến
lược tồn cầu phản cách mạng, nhưng không phải lực lượng của Mỹ ở đâu cũng mạnh, chúng
cũng phải tự kiềm chế.
Kiềm chế Mỹ chậm đưa quân vào trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta
Đầu những nǎm 40, đế quốc Mỹ đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam, nhất là từ đầu những nǎm
50 thì Mỹ triển khai ráo riết. Phân tích đúng âm mưu của Mỹ, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân kiên
quyết đứng lên làm Cách mạng tháng Tám nǎm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân trước
khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương, cũng như đánh bại thực dân Pháp xâm lược và can
thiệp Mỹ trong kháng chiến 9 nǎm, nên đã kiềm chế và chặn đứng Mỹ đưa quân, kéo dài và mở
rộng chiến tranh xâm lược nước ta.


Sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), đế quốc Mỹ lấn dần thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam
nước ta, chúng thiết lập chế độ thực dân mới và dựng nên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm.
Chế độ Mỹ - Diệm đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam. Nhân dân
ta không chịu khuất phục đã vùng lên chống lại chúng, Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (1-1959) về
cách mạng miền Nam. Nghị quyết ra đời tuy có phần muộn, nhưng cũng đã kịp phát động quần
chúng đấu tranh, đi tới cao trào đồng khởi khắp miền Nam. Phong trào đồng khởi đã đưa cách
mạng miền Nam "từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công", là sự sáng tạo cách mạng của
nhân dân ta ở miền Nam, mở đâu cuộc chiến tranh cách mạng từ thấp lên cao, vừa tầm, vừa sức
của lực lượng cách mạng miền Nam mới nổi dậy và đã kiềm chế được đế quốc Mỹ sớm đưa
quân vào miền Nam, tránh được những khó khǎn, bất lợi của cách mạng miền Nam trong buổi

ban đầu.
Kiềm chế đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh từng bước
Bước vào những nǎm 60, lực lượng so sánh trên thế giới nghiêng hẳn về phía cách mạng và hịa
bình. Khả nǎng ngǎn chặn chiến tranh thế giới ngày càng nhiều. Chính sách "bên miệng hố
chiến tranh" của Mỹ cùng chiến lược quân sự mang tính chất phản cơng của chúng như "trấn áp
ồ ạt", "trả miếng hàng loạt" đã bị phá sản. Để thích ứng với tình hình, đế quốc Mỹ cho ra đời
chiến lược qn sự mới vừa có tính chất tiến cơng, vừa có tính chất phịng ngự. Đó là chiến
lược "phản ứng linh hoạt" với ba loại chiến tranh: "chiến tranh thế giới", "chiến tranh cục bộ",
và "chiến tranh đặc biệt".
ở miền Nam nước ta từ khi có Phong trào Đồng khởi, đế quốc Mỹ đã thực hiện "chiến tranh đặc
biệt" nhằm ba mục đích:
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, thực hiện chính sách thực dân mới;
- Xây dựng cǎn cứ quân sự, chuẩn bị tiến công phe xã hội chủ nghĩa;
- Ngǎn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam á.
Thực hiện ba mục đích trên, đế quốc Mỹ muốn khắc phục những mâu thuẫn đang tồn tại ở miền
Nam Việt Nam: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, mâu thuẫn
giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa với lực lượng
đế quốc chủ nghĩa, và mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ với các đế quốc khác, nhất là đế quốc Pháp.
Nhưng trên thực tế, Mỹ thực hiện "chiến tranh đặc biệt" chống lại nhân dân ta lại càng làm sâu
sắc những mâu thuẫn đó.
Đảng ta chỉ ra rằng, cách mạng miền Nam đề ra nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược giành độc
lập dân tộc, dân chủ và hồ bình trung lập là để chủ động kiếm chế địch trong loại "chiến tranh
đặc biệt" và tìm cách hồ hỗn mâu thuẫn giữa lực lượng đế quốc chủ nghĩa với hệ thống xã hội
chủ nghĩa trên vấn đề miền Nam Việt Nam, tranh thủ giai cấp tư sản dân tộc ở miền Nam để
chống đế quốc Mỹ và tay sai, đồng thời tranh thủ sự đồng tình của các nước dân tộc chủ nghĩa


và khơi sâu mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và đế quốc Pháp.
Đảng ta khẳng định: Chúng ta cần phải và có khả nǎng kiềm chế và thắng địch trong loại "chiến
tranh đặc biệt". Bởi vì, khả nǎng này sẽ tǎng lên nhiều, nếu chúng ta kiên quyết chống đế quốc

Mỹ và tay sai, đồng thời có sách lược khơn khéo biết lợi dụng hơn nữa mâu thuẫn trong nội bộ
địch, giữa đế quốc Mỹ và các đế quốc khác, nhất là đế quốc Pháp, giữa Mỹ và bọn tay sai ở
miền Nam với bọn tư bản cầm quyền ở Đơng Nam á, do đó mà làm cho đế quốc Mỹ khó sử
dụng được lực lượng của khối xâm lược Đông Nam á để mở rộng chiến tranh ở miền Nam. Mặt
khác, chúng ta phải tranh thủ mở rộng phong trào chống đế quốc Mỹ gây chiến và xâm lược,
làm cho nhân dân thế giới, nhất là nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc á, Phi và Mỹ
latinh, ủng hộ cách mạng miền Nam ngày càng sâu rộng và thiết thực hơn nữa.
Kiềm chế và thắng Mỹ trong "chiến tranh đặc biệt" là chúng ta đã đẩy Mỹ vào thế bị động leo
thang chiến tranh từng bước.
Nhân dân ta đã thực hiện xuất sắc tư tưởng chỉ đạo trên của Đảng Đó là q trình nhân dân ta
tiến hành ba mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự chống địch ở miền Nam và đấu
tranh ngoại giao để cô lập địch, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ đối với ta trên trường quốc tế,
mà đấu tranh chính trị và quân sự ở miền Nam là cơ bản và đấu tranh ngoại giao là rất quan
trọng. Thực hiện q trình đó, nhân dân ta đã phá tan các hành động chiến tranh của Mỹ - ngụy
và làm phá sản các chiến thuật tân kỳ của chúng làm cho "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ
bị thất bại.
Mặt khác, đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam là nhằm thực hiện một khâu quan trọng
trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, nhằm thiết lập ở miền Nam chế độ thực
dân mới. Tất cả các âm mưu, thủ đoạn chính trị và quân sự của Mỹ đêu nhằm mục đích đó. Do
vậy, Mỹ thực hiện "chiến tranh đặc biệt", hay trước thất bại nặng nề mà liều lĩnh tiến hành
"chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải
quân cũng đều nhằm mục đích đó. Mỹ khơng thể liều lĩnh đến mức có thể gây phương hại đến
chiến lược tồn cầu phản cách mạng của chúng. Điều đó địi hỏi Mỹ phải có thời gian để xây
dựng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của chúng, đánh
phá lực lượng cách mạng miền Nam bằng những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt hơn. Do vậy,
Mỹ buộc phải thực hiện chính sách leo thang chiến tranh từng bước.
Kiềm chế chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ trên phạm vi chiến trường
miền Nam
Giữa nǎm 1965, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ hoàn tồn phá sản, tổng thống Mỹ
Giơnxơn đã tun bố đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước chư hầu vào trực tiếp tham

chiến ở miền Nam, thực hiện "chiến tranh cục bộ" và tǎng cường đánh phá miền Bắc bằng
khơng qn và hải qn.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã nhận định: trong khi chiến lược quân sự của địch đã có sự thay
đổi và đã vượt khỏi khn khổ của "chiến tranh đặc biệt" thì mục đích chính trị của đế quốc
Mỹ. ở miền Nam vẫn là tiếp tục thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, tính chất cơ bản của


cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Đế quốc
Mỹ đưa quân đội viễn chinh vào, miền Nam không những để tǎng cường hoạt động quân sự và
còn để tạo điều kiện ổn định ngụy quyền, ra sức xây dựng lực lượng tay sai của chúng về mọi
mặt, tức là chúng cố dựng cho được chế độ thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam.
Đảng ta phân tích các mối quan hệ giữa Mỹ và các nước, các khu vực trên thế giới: rõ ràng là
tình hình chung trên thế giới hiện nay cũng như tình hình riêng của nước Mỹ không cho phép sử
dụng hết sức mạnh về kinh tế và quân sự của chúng trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt
Nam.
Mỹ thua trong "chiến tranh đặc biệt", buộc phải đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam
mở rộng chiến tranh, chúng đã mắc sai lầm đánh giá quá thấp lực lượng của ta.
Chúng tính, với "chiến tranh cục bộ" sẽ thay đổi thế bị động của chúng thành thế chủ động và
đẩy lực lượng cách mạng từ thế chủ động, thế thắng thành thế bị động và bị tiêu diệt.
Phân tích tồn diện thế và lực cách mạng cả nước ta lúc này, Đảng ta kết luận: mặc dù đế quốc
Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn
không thay đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta
đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực
lượng và điều kiện đánh bại âm mưu trước mất và lâu dài của địch.
Đế quốc Mỹ ra sức lợi dụng sự bất đông giữa Liên Xô và Trung Quốc để leo thang chiến tranh
chống Việt Nam, nhưng cũng chỉ có giới hạn. Vì với cách mạng Việt Nam, Liên Xô, Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác lúc này vẫn hết lòng ủng hộ và chi viện có hiệu quả.
Đồng thời, phong trào độc lập dân tộc, hồ bình, cùng những nhà hoạt động chính trị - xã hội
nổi tiếng trên thế giới, đã hình thành trong thực tế mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Như vậy, Đảng ta đánh giá đúng việc Mỹ đưa hàng chục vạn quân vào miền Nam, mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc, đánh giá đúng lực lượng và khả nǎng của địch, đồng thời đánh
giá đúng lực lượng và khả nǎng to lớn của nhân dân ta ở cả hai miền và các điều kiện quốc tế.
Trên cơ sở đó, Đảng đã xác định quyết tâm chiến lược đúng đắn là: tập trung lực lượng cả nước,
kiên quyết đánh địch và thắng địch trong cuộc chiến tranh hạn chế đó. Chúng ta động viên lực
lượng cả nước đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, gây cho địch nhiều tổn thất
nặng nề, đẩy chúng ngày càng sa lầy và thất bại lớn, đi tới giành thắng lợi quyết định ở miền
Nam.
Tuy vậy, Đảng ta cũng chỉ ra là cần phải đề phòng đế quốc Mỹ liều lĩnh mở rộng "chiến tranh
cục bộ" ra cả miền Bắc, phải xây dựng và bố trí lực lượng sẵn sàng đánh bại chúng ngay từ trận
đầu nếu xảy ra.
Có đường lối đúng đắn lại được chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Trung ương và các cấp
đảng bộ, nhân dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc đã phối hợp nhịp nhàng trong chiến đấu và xây
dựng lực lượng, đã làm thất bại tất cả các kế hoạch quân sự của Mỹ - nguỵ, bẻ gẫy tất cả các


cuộc phản công của địch, dồn địch vào thế tiến thối lưỡng nan, trên cơ sở đó ta mở cuộc tiến
công chiến lược Xuân 1968, làm phá sản kế hoạch "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. Với
thắng lợi này, nhân dân ta đã giữ vững được thế thắng, kiềm chế và thắng địch trong "chiến
tranh cục bộ" của chúng trên chiến trường miền Nam.
2- Biết giành thắng lợi từng bước.
Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đánh thắng
"chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy
Tháng 11-1959, xứ uỷ Nam Bộ quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương. Nghị quyết 15 đi vào
cơ sở giữa lúc quần chúng đang sôi sục cǎm thù Mỹ - Diệm, đã bùng lên thành phong trào đông
khởi khắp miền Nam. Phong trào đông khởi đã giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao,
làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đây
là một mốc rất quan trọng chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, làm thất bại kế
hoạch "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
Sau Đồng khởi, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được thế làm chủ của nhân dân. Tháng

1-1961, Bộ Chính trị họp và ra nghị quyết chỉ rõ hướng phát triển của cách mạng miền Nam sau
Đồng khởi là chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa
quần chúng với chiến tranh cách mạng để đưa cách mạng tiến lên. Bộ Chính trị cũng chỉ rõ
phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam sau Đồng khởi là: Đẩy mạnh hơn nữa đấu
tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn
cơng địch bằng cả hai mặt quân sự và chính trị. Bộ Chính trị khẳng định: Cần phải ra sức xây
dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Dưới ánh sáng chỉ đạo của Nghị quyết Bộ Chính trị, cách mạng miền Nam đã phát triển và
trưởng thành nhanh chóng. Một lực lượng lớn được đưa từ miền Bắc vào cùng lực lượng tại chỗ
tạo cho cách mạng miền Nam vững vàng cả về thế và lực. Với thế và lực đó, với phương hướng
tiến lên bằng cả lực lượng chính trị và quân sự, bằng sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh
chính trị và qn sự, nhân dân ta ở miền Nam đã liên tục tiến công địch, làm phá sản kế hoạch
Xtalây Taylơ nhằm bình định miền Nam trong vịng 18 tháng (1961-1962) và kế hoạch Giơnxơn
- Mắcnamara cùng mục đích trên thực hiện trong hai nǎm (1964-1965). Đây là quá trình nhân
dân miền Nam đánh bại "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - nguy.
Những chiến thắng vang dội và có ý nghĩa bước ngoặt như chiến thắng ấp Bắc (2-1-1963),
chiến thắng Bình Giã (12-1964), chứng tỏ sự trưởng thành toàn diện của lực lượng cách mạng,
khẳng định thế tất thắng của nhân dân ta, mở ra phong trào thi đua diệt nguy, diệt Mỹ khắp miền
Nam. Đến giữa nǎm 1965, quân nguỵ bị đánh tan vỡ từng mảng, ngụy quyền khủng hoảng triển
miên, quốc sách "ấp chiến lược" bị phá sản, "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy bị thất bại.
Giữ vững thế thắng, thế tiến còng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh.
"Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ bị đánh bại. Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố theo
đuổi chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ đã leo thang chiến tranh, tiến hành


"chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân ác lệt
hơn. Đây là một thử thách quyết liệt có tính chất quyết định thắng bại với cả hai bên tham
chiến.
Trước chiều hướng đó, tháng 3-1965, Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 11. Trên cơ sở
phân tích hết sức khách quan các yếu tố của cuộc chiến tranh, Hội nghị đã nhận định: Mỹ sẽ mở

rộng chiến tranh, đưa quân vào miền Nam thực hiện "chiến tranh cục bộ" và tiến hành chiến
tranh phá hoại miền Bắc thường xuyên và ác liệt hơn. Trung ương Đảng hạ quyết tâm: quyết
thắng địch ở mức cao nhất trong "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở
miền Bắc.
Chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng địch nếu chúng biến chiến tranh ở miền Nam thành "chiến tranh
cục bộ" và kể cả khi chúng mở rộng "chiến tranh cục bộ" ra hai miền Nam - Bắc nước ta.
Đây là một dự đốn rất đúng đắn và kịp thời.
Tháng 5-1965, Giơnxơn tuyên bố đưa quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam. Tháng 91965, Bộ Chính trị họp và tháng 12-1965, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 12 bàn về
cách mạng miền Nam đã nhận định: Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam
đã từ "chiến tranh đặc biệt" chuyển thành "chiến tranh cục bộ", song về tính chất và mục đích
vẫn là nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Hội nghị đã phân tích rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của
địch, đề ra phương châm chiến lược của chiến tranh giải phóng miền Nam và những hình thức,
biện pháp cụ thể để đánh thắng cả lực lượng Mỹ và nguỵ. Một lần nữa, Đảng ta hạ quyết tâm:
quyết chiến và quyết thắng đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh. Phải đánh phủ đầu quân Mỹ ngay
khi chúng vừa vào miền Nam. Tháng 5-1965, khi quân Mỹ gồm đủ các quân binh chủng hùng
hổ kéo vào miền Nam thì tại cǎn cứ Núi Thành, một đại đội thuộc bộ đội tỉnh Quảng Nam đã
tập kích tiêu diệt gọn một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ, 180 tên chết và bị thương. Đây là trận
đầu tiên lực lượng vũ trang cách mạng giáp chiến tiêu diệt gọn một đại đội lính Mỹ ở miền
Nam. Qua trận Núi Thành, ta hiểu rõ mặt mạnh, mặt yếu của quân Mỹ trên thực tế, và khẳng
định ta đánh được Mỹ. Tiếp trận Núi Thành là chiến thắng Vạn Tường, Plâyme... là những trận
phủ đầu nặng nề đối với quân Mỹ. Phong trào thi đua diệt Mỹ nở rộ khắp miền Nam. Ngay nǎm
1965, nǎm đầu quân Mỹ tham chiến ở miền Nam, ta đã tiêu diệt 20 vạn quân Mỹ - ngụy. Khí thế
chiến thắng này đã tạo đà cho quân dân ta ở miền Nam đánh bại hai cuộc phản công chiến lược
của Mỹ vào hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. Với cuộc phản công chiến lược mùa khơ
1966-1967 thì sự cố gắng cùng sự thất bại của Mỹ đã đến độ cao, bộ mặt xâm lược tàn bạo của
chúng đã lộ rõ trước dư luận thế giới, xã hội Mỹ khủng hoảng sâu sắc, chính giới Mỹ phân hố
và mâu thuẫn gay gắt. ở miền Nam, đế quốc Mỹ lâm vào thế thua, thế bị động và khó khǎn;
ngược lại, ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi. Tình hình đó cho phép ta chuyển cuộc
chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới. Quân và dân ta ở miền Nam đã thực hiện bước
chuyển đó bằng cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy đồng loạt khắp nông thôn và thành thị miền

Nam vào đầu Xuân 1968. Đây là đòn quyết định đánh bại "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ,
buộc chúng phải từng bước xuống thang chiến tranh và đi vào chiều hướng kết thúc cuộc chiến.
Tuy vậy, trong bản anh hùng ca Xuân 1968, Đảng ta mắc sai lầm chủ quan, nóng vội, muốn kết
thúc chiến tranh khi điều kiện chưa đủ. Bởi vậy, đợt tổng tiến công nổi dậy đầu tiên ta giành
thắng lợi vang dội, nhưng các đợt sau ta bị tổn thất nặng nề, làm chậm lại sự phát triển theo


chiều hướng trên của cuộc chiến mà thắng lợi thuộc về ta đã rõ.
Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao giành thắng lợi quyết định
Phải xuống thang chiến tranh, nhưng đế quốc Mỹ lại thực hiện cái gọi là học thuyết Níchxơn
bằng chiến lược "Việt Nam hố chiến tranh" hịng kéo dài chiến tranh, duy trì chủ nghĩa thực
dân mới ở miền Nam. Chúng đổ tiền của vào cố xây dựng cho được ngụy quyền và ngụy quân
làm xương sống cho "Việt Nam hoá chiến tranh". Mỹ thực hiện ở miền Nam một lúc ba loại
chiến tranh: giành dân, bóp nghẹt và huỷ diệt tàn khốc hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, đồng
thời thực hiện ngoại giao xảo quyệt để cản phá ta giành thắng lợi hoàn toàn.
Tháng 1- 1970, Trung ương Đảng ta họp Hội nghị lần thứ 18, Hội nghị đã phân tích sâu sắc tính
chất thâm độc của chiến lược "Việt Nam hố" và những mâu thuẫn khơng thể khắc phục được
của nó. Trên cơ sở đó, Hội nghị đề ra nhiệm vụ trước mắt cho cách mạng miền Nam là ra sức
xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, đẩy mạnh tiến cơng qn sự, chính trị và ngoại giao
làm thất bại âm mưu "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ.
Quân và dân ta đã thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ trên và đã giành thắng lợi quyết định. Tận
dụng sai lầm của Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, tháng 4-1970, Hội nghị cấp cao
Đông Dương đã họp, hình thành mặt trận thống nhất nhân dân Đơng Dương đồn kết chống
Mỹ, củng cố vững chắc thế liên hồn Đơng Dương là một chiến trường, phối hợp chặt chẽ với
Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ ba nước Đông Dương chống Mỹ xâm lược. Mặt trận ngoại
giao đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và chính trị, liên tục tiến công đế
quốc Mỹ tại Hội nghị Pari và trước dư luận tồn thế giới. Mũi tiến cơng qn sự đã giành thắng
lợi rực rỡ, thực sự làm đòn xeo cho mũi tiến cơng chính trị và ngoại giao. Nǎm 1969-1971, ta
phối hợp với quân dân Lào và Campuchia giành thắng lợi lớn ở XǎmThông - Loong Chẹng,
Cánh Đồng Chum trên chiến trường Lào và giải phóng phần lớn đất đai cùng 4,5 triệu dân ở

Campuchia, chiến thắng đường số 9 -Nam Lào đã mở ra khả nǎng thực tế làm thất bại chiến
lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.
Ngày 30-3-1972, ta mở cuộc tiến cơng chiến lược ở miền Nam với quy mô lớn, cường độ mạnh,
với đủ các binh chủng tác chiến hợp đồng và kéo dài suốt nǎm 1972. Bị thất bại nặng, Mỹ đã
"Mỹ hoá" trở lại cuộc chiến tranh, thả mìn các cửa sơng, cửa biển và ném bom trở lại miền Bắc,
đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao xảo quyệt hịng ngǎn cản thắng lợi của ta. Mỹ lật
lọng tại Hội nghị Pari và tháng 12-1972, chúng mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52
vào Hà Nội, Hải Phòng suốt 12 ngày đêm. Nhưng cũng như ở miền Nam, cuộc tập kích này của
Mỹ đã thất bại nặng nề. Đúng như Đại hội IV của Đảng ta (12-1976) đã nhận định: "Thắng lợi
to lớn của cuộc tiến công chiến lược nǎm 1972 và chiến công xuất sắc của quân và dân ta đập
tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B. 52 vào Hà Nội, Hải Phòng, cuối cùng đã buộc đế
quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi
nước ta". Ta đã giành thắng lợi quyết định với đế quốc Mỹ.
Từ thắng lợi quyết định tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn .
Phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục dùng ngụy


quyền Sài Gịn làm cơng cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của chúng ở miền Nam, biến
miền Nam thành một "quốc gia" thân Mỹ, xố bỏ chính quyền cách mạng.
Sau Hiệp định Pari, ở miền Nam chưa có ngừng bắn hồn tồn, chưa có hồ bình thật sự, Mỹ ngụy vẫn tiến hành bình định và lấn chiếm khắp miền Nam.
Tháng 7-1973, Trung ương Đảng đã kịp thời họp Hội nghị lần thứ 21, phân tích rõ tình hình
trên, âm mưu và hành động phá hoại Hiệp định Pari của Mỹ - nguỵ. Hội nghị cũng chỉ ra điểm
mạnh, điểm yếu của địch.
Hội nghị nhận định thế và lực của cách mạng miền Nam hiện mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào kể từ
nǎm 1954 đến đó. Nhưng ta cũng cịn nhiều mặt cần nhanh chóng khắc phục, nhất là đấu tranh
quân sự, chính trị, binh vận và xây dựng lực lượng phát triển chưa đều từ sau Hiệp định Pari.
Hội nghị khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là: tiếp tục thực hiện
chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ngụy quyền, làm thất bại hoàn toàn
chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Phương pháp cách mạng bạo lực là nhất quán cả quá trình cách
mạng miền Nam đi tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Nghị quyết 21 của Trung ương giúp các đảng bộ miền Nam kịp thời nhận thức và khắc phục
những thiếu sót, lệch lạc từ sau Hiệp định Pari. Nhờ vậy, tình hình chiến trường miền Nam có
những chuyển biến tích cực và nhanh chóng. Đầu nǎm 1974, về cơ bản ta đã thu hồi được các
vùng giải phóng và vùng tranh chấp bị địch lấn chiếm từ sau Hiệp định Pari và giải phóng thêm
được gần nửa triệu dân. Từ giữa nǎm 1974, những điều kiện cho việc giải phóng hồn tồn
miền Nam đang chín muồi.
Tháng 10 - 1974, Bộ Chính trị họp đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 nǎm (19751976). Sau đó Bộ Chính trị làm việc với các đồng chí lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường
miền Nam. Tháng 1-1975, Bộ Chính trị nhận định: "Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về
quân sự, chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn, thuận lợi như hiện nay để hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hồ bình thống nhất Tổ quốc".
Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định lấy chiến trường Tây Nguyên và Buôn Ma
Thuột làm chiến trường và điểm mở đầu cho kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam. Bộ
Chính trị theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo kịp thời các bước tiến quân giành thắng lợi ở các chiến
trường miền Nam.
Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (từ ngày 10 đến 20-3-1975) đã điểm trúng huyệt vào Buôn
Ma Thuột, làm rung chuyển hệ thống bố trí chiến lược của quân ngụy Sài Gòn, ngụy quyền hốt
hoảng cho rút quân chiến lược khỏi Tây Nguyên, làm rối loạn quân ngujy. Ta giải phóng hồn
tồn Tây Ngun.
Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 đến 29-3-1975) đã phá tan âm mưu co cụm
về giữ đồng bằng ven biển miền Trung của địch, đẩy địch lún sâu hơn nữa vào thế suy sụp, tan
vỡ không sao cứu vãn nổi, làm xuất hiện thời cơ tổng tiến công và nổi dậy vào sào huyệt cuối
cùng của địch: Chiến dịch giải phóng Sài Gịn và Nam Bộ - Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày


26 đến 30-4-1975). 17 giờ ngày 26-4-1975, nǎm quân đoàn của ta mở cuộc tổng tiến cơng vào
Sài Gịn - Gia Định, 11 giờ ngày 30-4-1975, quân ta chiếm dinh tổng thống ngy, buộc ngụy
quyền Sài Gịn đầu hàng vơ điều kiện. Sự nghiệp giải phóng hồn tồn miền Nam của nhân dân
ta toàn thắng.
3- Sáng tạo nhiều cách đánh, cách thắng đế quốc Mỹ
Đánh thắng đế quốc Mỹ bằng phương pháp cách mạng bạo lực của quần chúng.

Đây là phương pháp nhất quán của Đảng ta suốt quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Nó khơng ngừng được bổ sung và hồn thiện trong q trình cách mạng.
Nghị quyết 15 của Trung ương đã chỉ rõ: "Ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam
khơng có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nơ lệ", "con đường đó là lấy sức
mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực
lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền
cách mạng của nhân dân".
Vào bước cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội nghị trung ương lần thứ 21
lại khẳng định: tư tưởng cách mạng bạo lực là thống nhất của cả quá trình cách mạng miền
Nam. Chiến thắng 30-4-1975 chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của phương pháp cách mạng
bạo lực của Đảng ta.
Bạo lực cách mạng trong cách mạng Việt Nam có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, với
hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự và sự kết hợp đấu tranh chính trị với qn
sự. Q trình thực hiện bạo lực cách mạng, nhân dân ta thể hiện sinh động sự kết hợp chặt chẽ
giữa ý chí giành độc lập dân tộc với phương pháp cách mạng đúng đắn.
ý chí giành cho được độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc là truyền thống thiêng liêng của cả dân
tộc ta, là mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. ý chí đó đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khẳng định khi cả dân tộc đứng lên làm Cách mạng tháng Tám
1945: Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do. 21 nǎm sau,
khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ở thời điểm quyết liệt nhất, Người lại nói: Khơng có gì q hơn
độc lập tự do.
Để giữ vững và thực hiện được ý chí dó, suốt 21 nǎm lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta
đã vận dụng những giải pháp hết sức mềm dẻo và khôn khéo về chính trị, qn sự, ngoại giao.
Do đó, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng ta đã giữ vững được tính độc lập sáng tạo
về đường lối cách mạng, đã lãnh đạo tiến hành chiến tranh cách mạng thắng lợi, đồng thời góp
phần cùng nhân dân các nước bảo vệ hồ bình thế giới. Một nước nhỏ, dân số khơng đơng, kinh
tế cịn kém phát triển đã liên tục đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, làm thất
bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam.
Từ khởi nghĩa quần chúng chuyển sang tiến hành chiến tranh cách mạng và kết hợp khởi nghĩa
quần chúng với chiến tranh cách mạng .



Đây là phương pháp nổi bật trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ở miền Nam được
Đảng ta tổng kết và chỉ ra là hướng đi lên của cách mạng miền Nam sau Phong trào Đồng khởi
(1960). Bằng cách thức đó, lực lượng cách mạng miền Nam đã đánh bại "chiến tranh đặc biệt"
của Mỹ - ngụy, và đã phát triển cao ở các thời kỳ tiếp theo, thể hiện hết sức phong phú, sinh
động trong đấu tranh chính trị, qn sự và kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh chính trị và quân
sự. Về sau lại được kết hợp với hình thức đấu tranh ngoại giao.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sáng ngời chính nghĩa, đó là ưu thế chính trị rất lớn của
ta, cũng là điểm yếu cǎn bản của Mỹ - ngụy. Đảng và nhân dân ta đã biết phát huy ưu thế này
mà liên tục tiến cơng địch trên mặt trận chính trị, những "đội quân tóc dài", học sinh, sinh viên,
giáo phái... đã tiến công chủ nghĩa thực dân mới bằng chính những luận điệu mị dân của chúng.
Đấu tranh chính trị kết hợp chặt chẽ với đấu tranh ngoại giao đã tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ
trước nhân dân tồn thế giới, hình thành ba tầng mặt trận: trong nước, Đông Dương và thế giới,
cùng tiến công đế quốc Mỹ và bọn tay sai.
Từ thực hiện chiến tranh cách mạng chống lại chiến tranh thực dân mới, đồng thời cũng là làm
chiến tranh giải phóng, tất yếu phải xây dựng được lực lượng quân sự và đấu tranh quân sự
mạnh. Thực tiễn kháng chiến chống Mỹ cho ta thấy khơng có lực lượng qn sự và đấu tranh
qn sự mạnh thì khó lịng đẩy mạnh các mặt đấu tranh chính trị và ngoại giao và khơng thể có
thắng lợi triệt để như mùa Xuân 1975.
Mặt trận ngoại giao của ta đã phát huy tính chủ động liên tục tiến công địch, đồng thời phối hợp
chặt chẽ, nhịp nhàng với mặt trận chính trị và quân sự tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh bại kẻ
thù. Đây là một nét đặc sắc trong lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta.
Đánh thắng quân viễn chinh Mỹ bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp.
Phát động chiến tranh nhân dân chống lại các thế lực xâm lược là truyền thống của dân tộc ta và
cũng là đường lối nhất quán suốt 30 nǎm lãnh đạo chiến tranh của Đảng ta chống lại hai đế quốc
to là Pháp và Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến tranh nhân dân của ta phát
triển tới đỉnh cao. Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân. Nhờ vậy, tuy quân số ta không đông, nhưng lực lượng vũ
trang của ta được huy động và bố trí chiến lược đồng đều và rộng khắp, địch ở đâu cũng có thể

bị tiến cơng.
Nét đặc trưng của chiến tranh nhân dân Việt Nam là cách đánh địch không chỉ ở ba thứ quân
trong lực lượng vũ trang, mà bất cứ ai từ già đến trẻ đều có thể góp sức mình tiến cơng giặc,
góp phần giải phóng quê hương. Cách đánh sở trường, rộng khắp là đánh du kích. Bằng cách
đánh này, mà vũ khí thơ sơ của ta đã nhiều lần làm cho kẻ thù có vũ khí hiện đại phải chấp nhận
thất bại. Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các
lực lượng vũ trang và sức mạnh của tồn dân đánh giặc.
Hình thức tác chiến trong chiến tranh nhân dân của ta vô cùng phong phú, đánh nhỏ, đánh vừa,
đánh lớn và sự kết hợp các quy mơ tác chiến đó trong từng chiến dịch một cách linh hoạt và


sáng tạo, làm cho kẻ địch không thể lường hết được các mũi tiến công của ta.
Chiến tranh nhân dân của ta tiến cơng địch cả bằng qn sự, chính trị và binh vận, và sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các hình thức này, nâng cao hiệu quả chiến đấu của ta lên rất cao.
Cả ba vùng miền núi, đồng bằng và đơ thị đều có những hình thức tiến công địch phù hợp là nét
đặc sắc trong chiến tranh nhân dân của ta. Miền núi lấy tiến công quân sự là chủ yếu; vùng nông
thôn đồng bằng tiến công cả quân sự và chính trị, và kết hợp hai hình thức đó; ở các đơ thị ta
tiến cơng địch bằng chính trị là chủ yếu, đồng thời kết hợp tiến công quân sự với những lực
lượng nhỏ, tinh nhuệ vào các sào huyệt của địch đạt hiệu quả chiến đấu cao.
4- Tổ chức và chỉ đạo phối hợp chặt chẽ cách mạng hai miền
Đất nước Việt Nam vốn thống nhất, từ kinh tế - xã hội, tiếng nói, tình cảm và truyền thống, cố
kết nhau trong một cộng đồng bền vững từ lâu đời mà tồn tại và phát triển. Từ khi Đảng ta lãnh
đạo cách mạng, khối đoàn kết thống nhất của dân tộc được kế thừa và phát triển , trở thành
truyền thống cách mạng.
Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuy mỗi miền có nhiệm vụ cụ thể khác nhau,
nhưng đều có chung một mục tiêu là hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Nhiệm vụ cách
mạng hai miền có mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau. Trên cơ sở đó, Đảng ta đã tổ
chức, chỉ đạo sự kết hợp chặt chẽ cách mạng hai miền Nam - Bắc trên nhiều mặt từ chiến lược,
sách lược và những nội dung cụ thể.
Kết hợp về chiến lược, Đại hội III của Đảng ta đã xác định: "Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ

nghĩa ở miền Bắc rõ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách
mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta". "Cách mạng miền Nam
có một vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng
miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hồ bình thống nhất
nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước". Và cách
mạng hai miền "cùng có một mục tiêu chung là thực hiện thống nhất nước nhà, cho nên quan hệ
mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển".
Miền Bắc là hậu phương của tiền tuyến miền Nam, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng
lợi. Vì vậy, bất kể trong tình huống nào, hồ bình hay khơng có hồ bình, hoặc vừa có hồ bình
vừa có chiến tranh, thì nhân dân ta vẫn quyết tâm xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt.
Cách mạng miền Nam cịn có vai trị tích cực bảo vệ miền Bắc. Đồng bào miền Nam nói: Mỹ
đánh miền Bắc một, chúng ta đánh Mỹ gấp mười ở miền Nam. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong
sự kết hợp giữa hậu phương và tiền tuyến, mỗi địn tấn cơng mạnh của quân dân ta ở miền Nam
có tác dụng trực tiếp đánh bại cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
Xây dựng lực lượng và tổ chức chiến đấu là lĩnh vực kết hợp phong phú nhất của cách mạng hai
miền. Miền Bắc bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời với chất lượng tốt nhất về lực lượng vũ
trang, vũ khí, trang bị và mọi nhu cầu thiết yếu cho tiền tuyến miền Nam. Cách mạng miền
Nam bên cạnh nhiệm vụ xây dựng lực lượng tại chỗ, đồng thời phải tổ chức, chuẩn bị địa bàn


tiếp nhận lực lượng từ miền Bắc chi viện và bảo đảm sự chi viện đó phát huy hiệu quả cao nhất.
Trong chiến đấu, cách mạng miền Nam có nhiệm vụ kiềm chế và thắng Mỹ ngay tại chiến
trường miền Nam. Thực hiện tốt nhiệm vụ đó, đồng bào ta ở miền Nam đã góp phần tích cực
bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đồng bào ta ở miền Bắc vì miền Nam ruột thịt, mỗi người
làm việc bằng hai, vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu giỏi.
5- Đoàn kết và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cao nhất
Đoàn kết quốc tế là tư tưởng chiến lược nhất quán và sách lược khôn khéo của Đảng ta. Ngay từ
khi ra đời, Đảng ta đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Tại
Hội nghị thành lập Đảng, trong Sách lược vắn tắt của Đảng đã khẳng định: "Trong khi tuyên
truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, lại phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với

bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới" . Tư tưởng này là cơ sở cho sự phát triển chính
sách đồn kết quốc tế của Đảng ta. Chính sách đó ln được bổ sung, hồn thiện và là một
nguồn tǎng thêm sức mạnh lớn hơn sức mạnh vốn có của ta, là một nhân tố thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi tình hình thế giới đã có nhiều
thay đổi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cách mạng thế giới ở thế tiến công. Chủ nghĩa đế
quốc lâm vào tổng khủng hoảng. Các đế quốc bị kiệt quệ sau chiến tranh. Riêng đế quốc Mỹ trở
thành giàu nhất và mạnh nhất về kinh tế, tài chính, quân sự và trở thành kẻ thù chung của các
dân tộc trên thế giới.
Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt ở một số nước xã hội chủ nghĩa xuất
hiện tư tưởng hồ bình chủ nghĩa và chủ nghĩa cơ hội mang màu sắc dân tộc.
Trong tình hình đó, chính sách đồn kết quốc tế của Đảng ta nhằm đưa cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào thế tiến công chung của các lực lượng cách mạng và tiến bộ
trên thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. Chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đồng thời cùng nhân dân thế giới đấu tranh giữ vững hồ
bình.
Chính sách đồn kết quốc tế của Đảng ta lúc này là: tiếp tục tǎng cường sự đoàn kết nhất trí
giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa khác, củng cố tình hữu nghị khơng gì lay chuyển nổi
giữa nước ta với các nước anh em, đồng thời góp phần tǎng cường sự thống nhất của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân u chuộng hồ
bình và tiến bộ trên thế giới đấu tranh bảo vệ hồ bình, chống lại chính sách xâm lược và chiến
tranh của đế quốc Mỹ. Ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc
lập dân tộc của nhân dân các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ latinh. Với các nước, chúng ta
xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đi đôi với việc xây dựng và tǎng
cường quan hệ giữa các chính phủ, cần mở rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân
các nước.
Nhờ có chính sách đồn kết quốc tế đúng đắn lại có sách lược khôn khéo nên trong cuộc kháng



chiến chống Mỹ cứu nước, ta đã giành được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ cả về tinh thần và
vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước u chuộng hồ bình, các tổ chức quốc tế và
nhiều cá nhân có tên tuổi ở nhiều nước trên khắp thế giới. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng
góp phần đưa sự nghiệp vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi.
Trong chính sách đồn kết quốc tế của mình. Đảng ta đặc biệt chú ý xây dựng và củng cố khối
đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Trên thực tế, ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia đã hình thành mặt trận chung chống đế quốc Mỹ xâm lược, phối
hợp chặt chẽ trong chiến đấu. Đông Dương thành một chiến trường, cùng chiến đấu và cùng
chiến thắng đế quốc Mỹ.
Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng nên có mâu thuẫn với cả thế giới, là
kẻ thù chung của nhân dân thế giới. Đó là một cơ sở để nhân dân ta thực hiện trên thực tế mặt
trận nhân dân toàn thế giới đoàn kết, ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chưa bao
giờ nhân dân thế giới đến với nhân dân ta nhiều và mạnh mẽ như thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta đã hình thành trên thực tế ba tầng mặt
trận đông đảo, rộng khắp, sôi nổi ở trong nước, trên bán đảo Đơng Dương và trên tồn thế giới,
tập trung mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ, kẻ thù chủ yếu, trực tiếp của nhân dân ta và cũng
là kẻ thù chung của nhân dân thế giới.
Sự giúp đỡ về vật chất của bạn bè trên thế giới là cực kỳ to lớn. Nhân dân ta đã sử dụng vũ khí,
trang bị và các phương tiện chiến tranh của các nước anh em và bạn bè giúp đỡ với hiệu quả
cao.
Đảng ta xác định: "Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là chiến đấu lâu dài,
dựa vào sức mình là chính", "nhưng đồng thời chúng ta hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ
và viện trợ quốc tế", "kể cả nhân dân Mỹ". Thực tiễn đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng ta
trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược đã làm sáng tỏ phương châm đó.



×