Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Gián án Giáo án Văn 10 kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.32 KB, 69 trang )

Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 1, 2.
Ngày soạn: 20/8 /2010.
Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được những kiến thức chung về hai bộ phận văn học viết và
văn học dân gian, tìm hiểu về quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
2. Kĩ năng: Hs cần nắm được hệ thống thể loại, con người trong văn học Việt Nam.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng cho Hs niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc,
lòng say mê đối với văn học nước nhà.
B. Phương Pháp:
-Tổ chức Hs đọc sáng tạo, Gv đặt câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi tìm.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Bài giảng, tài liệu liên quan.
- Hs: Đọc sách giáo khoa, soạn theo hướng dẫn.
D.Tiến Trình Lên Lớp:
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
- Hs đọc mục I và trình bày các
bộ phận chính của văn học VN.
-Gv nêu câu hỏi.
Các bộ phận này có quan hệ với
nhau như thế nào?
Văn học d/gian có mấy thể loại,
đặc trưng của văn học d/gian là
gì?
Văn học viết ra đời khoảng thời
kì nào, thế nào là văn học viết


bằng Chữ Hán, Chữ Nôm.
Hoạt động 2 :
I. Các bộ phận hợp thành của nền văn học.
1.Văn học dân gian.
- Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân
lao động.
- Thể loại: gồm 12 thể loại.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng và tính tập thể.
2. Văn học viết.
- Sáng tác của trí thức, ghi lại bằng chữ viết, là sáng
tác mang dấu ấn của cá nhân.
- Chữ viết: Chữ Hán, Chữ Nôm, Chữ Quốc Ngữ.
- Thể loại: + Văn học trung đại; Thơ, Văn biền
ngẫu, văn xuôi.
+ Văn học hiện đại; Các loại hình mới ra đời.
II. Quá trình phát triển của văn học viết.
1.Văn học trung đại.( Thế kỉ X- Thế kỉ XIX)
- Chữ viết: Chữ Hán, Chữ Nôm.
- Chịu ảnh hưởng của các tư tưởng học thuyết
phương Đông.
- Tiếp nhận một hệ thống thi pháp văn học cổ Trung
Quốc.
- Văn học viết chữ Nôm ra đời đánh dấu sự phát triển
của văn học dân tộc và đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVIII,
đầu thế kỉ XIX.
- Thể hiện lòng yêu nước, nhân đạo, tính hiện thực.
2.Văn học hiện đại ( Đầu thế kỉ XX đến nay)
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
- Hs đọc, tìm hiểu quá trình phát

triển của văn học viết VN.
Nêu một số nét chính về văn
học viết từ thế kỉ X đến hết thế
kỉ XIX.
- Gv chốt lại các ý chính, nêu
câu hỏi.
Dựa vào những tiêu chí nào để
phân chia sự khác nhau giữa văn
học trung đại và văn học hiện
đại?
Hoạt động 3 :
Gv phân nhóm cho Hs tìm hiểu
mục III. Các nhóm cử đại dịên
trình bày các vấn đề chính của
các mục 1,2,3,4.
Gv gọi Hs các nhóm nhận xét về
vấn đề đó.
Gv nhận xét chốt lại ý chính.
- Kế thừa và phát huy truyền thống văn học trung
đại văn học hiện đại có những bước phát triển mới.
+ Đội ngũ sáng tác đông đảo.
+ Đời sống văn học phong phú.
+ Thể loại đa dạng.
+ Thi pháp thay đổi.
- Sau Cm t8 nền văn học mới ra đời .
- Phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người
Việt Nam.
III. Con người Việt Nam qua văn học.
1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự
nhiên.

- Tình yêu thiên nhiên trong văn học dân gian: như
núi sông, đồng lúa, cây đa, bến nước.
- Tình yêu thiên nhiên trong văn học trung đại: gắn
với các lý tưởng cao đẹp.
- Tình yêu thiên nhiên trong văn học hiện đại: tình
yêu quê hương, đất nước, cuộc sống, lứa đôi.
2. Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc.
- Vhọc dgian thể hiện tinh thần yêu nước qua tình
yêu làng xóm, quê cha đất tổ, căm ghét kẻ thù.
- Ý thức độc lập, chủ quyền thể hiện trong văn học
trung đại.
- Lòng yêu nước thể hiện qua tình yêu quê hương,
niềm tự hào truyền thống văn hóa, lịch sử dựng, giữ
nước, ý chí căm thù, tinh thần dám hy sinh....
3. Con người VN trong quan hệ xã hội.
- Ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng.
- Tố cáo, phê phán sự áp bức bất công....
- Cảm hứng xã hội tạo tiền đề hình thành chủ nghĩa
hiện thực, nhân đạo.
- Phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
4. Con người VN ý thức về bản thân.
- Đạo lí làm người, ý thức cộng đồng trách nhiệm
công dân, tinh thần hi sinh. Coi cái chết nhẹ tựa
lông hồng...
- Đề cao quyền sống của con người của cá nhân
nhưng không cực đoan.
4. Củng cố dặn dò. Gv hệ thống hóa lại bài học, yêu cầu Hs nắm nội dung trọng tâm
của từng phần.
Hs đọc phần ghi nhớ.
Gv dặn Hs làm bài tập vẽ sơ đồ các bộ phận văn học VN, soạn bài “Hoạt động giao

tiếp bằng ngôn ngữ”.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 3.
Ngày soạn: 20 /8 /2010
Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, quá trình giao tiếp.
2. Kĩ năng: Hs xác định các nhân tố giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói,
viết, khả năng phân tích, lĩnh hội.
3. Thái độ: Hs sử dụng ngôn ngữ đúng, chính xác, thái độ, hành vi đúng mực.
B. Phương Pháp:
- Gv đặt câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi tìm, luyện tập theo mẫu câu.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Bài giảng, hệ thống câu hỏi, ví dụ.
- Hs: Đọc sách giáo khoa, chuẩn bị các ví dụ.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
- Hs đọc văn bản ở SGK, yêu cầu đọc
đúng ngữ điệu, thích hợp với các vai.( Gv
phân vai cho học sinh đọc nếu thích hợp
với tình hình lớp)
- Gv gợi ý, nêu các ví dụ, Hs rút ra khái
niệm.
Hoạt động 2 :

- Hs làm vào giấy nháp các câu hỏi ở sgk,
hs trả lời gv gọi học sinh khác nhận xét.
Hoạt động 3 :
- Gv hướng dẫn hs nêu quá trình và các
nhân tố giao tiếp.
- Hs đọc hệ thống câu hỏi tìm nhân tố
giao tiếp ở câu hỏi số 2 sgk.
- Gv chốt lại cho hs phần lý thuyết.
I. Thế nào là hoạt đọng giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
1. Khái niệm.
- Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên của
con người trong xã hội ở mọi lúc, mọi nơi, có
thể ở dạng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
2. Quá trình của HĐGT.
- Người nói, viết: tạo lập văn bản.
- Người nghe, đọc: lĩnh hội văn bản.
3. Các nhân tố giao tiếp.
- Mỗi nhân tố gồm các phương diện.
+ Nhân vật giao tiếp.
+ Hoàn cảnh giao tiếp.
+ Nội dung giao tiếp.
+ Mục đích giao tiếp.
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.
4. Củng cố, dặn dò.
- Hs đọc phần ghi nhớ sgk, Gv ra bài tập giúp hs củng cố phần kiến thức đã học.
- Bài tập: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong HĐGT giữa Thầy và Trò.
- Soạn bài: Khái quát văn học dân gian VN.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh

- Tìm các ví dụ về các thể loại của văn học dân gian.
Tiết 4.
Ngày soạn: 26 /8 /2010.
Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
2. Kĩ năng:Hs tìm hiểu, nắm các khái niệm về thể loại, tìm ví dụ minh họa.
3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng cho Hs hiểu được các giá trị to lớn của văn học dân
học dân gian, h/s có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.
B. Phương Pháp:
-Tổ chức Hs đọc sáng tạo, Gv đặt câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi tìm.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Bài giảng, tài liệu liên quan.
- Hs: Đọc sách giáo khoa, soạn theo hướng dẫn.
D.Tiến Trình Lên Lớp:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Nêu các bộ phận hợp thành của nền văn học VN, sự phát triển của
văn học viết VN
3 Bài mới: Giáo viên giới thiệu lời vào bài.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
- Hs đọc các đặc trưng cơ bản
của vhọc dgian, chuẩn bị giấy
nháp những câu hỏi.
Thế nào là tính truyền miệng?
- Gv nhận xét bổ sung ý kiến,
chốt lại vấn đề.
Vai trò của vhọc dgian trong đời
sống cộng đồng như thế nào?
Hoạt động 2:

- Học sinh đọc và nêu 12 khái
niệm văn học dgian. Gv yêu cầu
hs tìm ví dụ minh họa cho 12
thể loại đó.
- Gv kể cho hs nghe câu chuyện
cười về Trạng Quỳnh (Hs tìm
một số câu chuyện khác hoặc
I) Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
1 Vhọc dgian là những tác phẩm nghệ thuật truyền
miệng.
- Văn học dgian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- Văn học dgian phát triển và tồn tại nhờ truyền
miệng.
+ Đó là kiểu ghi nhớ bằng lời .
+ Truyền theo không gian (vùng, miền), thời
gian( thế hệ này, thế hệ khác).
+ Qua quá trình diễn xướng dgian.
2 Văn học dgian là sản phẩm của quá trình sáng tác
tập thể.
- Tập thể là một nhóm người, một cộng đồng.
- Văn học dgian trở thành sản phảm chung.
- Văn học dgian gắn bó phục vụ trực tiếp cho các sinh
hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II) Hệ thống thể loại của văn học dân gian VN.
- Gồm có 12 thể loại; Thần thoại, Sử thi, Truyền
thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười,
Tục ngữ, Câu đố, Ca dao, Truyện thơ, Chèo.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
câu đố).

Hoạt động 3:
- Hs thảo luận nhóm sau đó
trình bày ý kiến của nhóm về
các giá tri của văn học dân gian.
- Gv bổ sung, nhận xét chốt lại
các ý chính.
III) Những giá trị cơ bản của văn học dân gian VN.
1 Văn học dgian là kho tri thức vô cùng phong phú về
đời sống của các dân tộc.
- Bao gồm tri thức về tự nhiên, xã hội, con người.
2 Văn học dgian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý
làm người.
- Thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan.
- Hình thành những phẩm chất cao đẹp.
3 Văn học dgian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần
tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
4 Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Giáo viên củng cố lại hai đặc trưng của vhdg.
- Yêu cầu hs học thuộc 12 thể loại.
- Soạn bài luyện tập Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tiết 5.
Ngày soạn: 26/ 8 /2010
Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs rèn luyện năng lực phân tích, kỹ năng thực hành xác định các
nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.
2. Kĩ năng- Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân, năng lực nói, viết, lĩnh hội.
3. Thái độ: Hs sử dụng ngôn ngữ đúng, chính xác, thái độ, hành vi đúng mực.
B. Phương Pháp:
- Thực hành theo nhóm.

C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Đọc sách giáo khoa, chuẩn bị các bài tập ở nhà.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có mấy nhân tố trong
hoạt động giao tiếp?
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs nhắc lại phần lý thuyết.
Hoạt động 2:
II. Luyện tập:
Câu 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể
hiện trong câu ca dao.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 5
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Gv phân nhóm, hướng dẫn các nhóm làm
việc độc lập.
Các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét
lẫn nhau.
Gv nhận xét chốt lại vấn đề.
Hs đọc đoạn hội thoại trả lời theo câu hỏi.
Hs đọc bài thơ trả lời theo câu hỏi.
Gv hướng dẫn yêu cầu hs viết thông báo
theo : thời gian, nội dung, lực lượng tham
gia, dụng cụ, kế hoạch.
- 4 nhân tố: nhân vật giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp.

- Phương tiện, cách thức giao tiếp.
Câu 2: Đọc đoạn hội thoại trả lời câu hỏi.
a) - Chào: Cháu chào ông ạ!
- Chào đáp: A Cổ hả?
- Hỏi: “Bố cháu......”
- Đáp lời: “Thưa......”
- Khen: “Lớn tướng...”
b) Mục đích hỏi: “Bố cháu....”
c) Kính trọng, thương yêu, thân mật...
Câu 3: Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” - Hồ
Xuân Hương.
- Vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ nói
chung và tác giả nói riêng. Khẳng định
phẩm chất trong sáng của họ.
- Từ ngữ: Trắng tròn, bảy nổi ba chìm,
tấm lòng son.
Câu 4 Viết thông báo.
4. Củng cố dặn dò: - Qua các bài tập em rút ra được điều gì trong hoạt động giao tiếp.
- Làm bài tập ở sách bài tập
- Soạn bài Văn bản, đọc các văn bản 1,2,3.
Tiết 6.
Ngày soạn: 26/ 8 /2010
Tiếng Việt: VĂN BẢN
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu được khái niệm văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức
khái quát về các loại văn bản.
2. Kĩ năng :Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
3. Thái độ: Học tập tích cực
B. Phương Pháp:
- Tổ chức trao đổi thảo luận, trả lời theo câu hỏi.

C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Đọc sách giáo khoa.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao sau:
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 6
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
“Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv gọi hs đọc 3 văn bản ở sgk, so
sánh số câu, nêu vấn đề được đề
cập, mục đích của văn bản là gì?
Hs nêu khái niệm và các đặc điểm.
Gv nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
Hoạt động 2:
Hsinh trả lời câu hỏi 1,2 Gv
hướng hs nêu các loại văn bản.
Tùy theo mỗi loại văn bản mà
người viết, nói sử dụng phù hợp
theo mục đích giao tiếp.
1. Khái niệm, đặc điểm.
a) Khái niệm :
- “Văn bản là sản phẩm........”
b) Đặc điểm :
- Đặc điểm: + Văn bản......
+ Các câu trong văn bản....

+ Mỗi văn bản.......
+ Mỗi văn bản.......
2. Các loại văn bản.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hànhchính.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
4 Củng cố, dặn dò:
- Gv gọi hs kể tên các loại văn bản khác nhau sau đó cho hs sắp xếp theo từng loại văn
bản.
- Ôn lại kiến thức và kỹ năng viết văn biểu cảm, vốn từ tiếng Việt.
Tiết 7.
Ngày soạn: 26 / 8 /2010
Làm văn: Bài viết số 1
A Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về bài văn biểu cảm, kỹ
năng sử dung ngôn ngữ.
B Đề bài:
Đề 1: Trình bày cảm nghĩ của em về một bạn học sinh biết vượt qua khó khăn vươn
lên trong học tập.
Đề 2: Trình bày cảm nghĩ của em về một người thân yêu nhất.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 7
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 8, 9.
Ngày soạn: 31/ 8/ 2010.
Đọc văn: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Sử thi Đăm San – Êđê)
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được những kiến thức cơ bản về sử thi anh hùng, nghệ

thuật miêu tả, sử dụng ngôn từ.
2. Kĩ năng: - Phân tích văn bản, tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của sử thi.
3. Thái độ: - Học sinh nhận thức được lý tưởng cao đẹp của cá nhân hy sinh vì lý tưởng
cộng đồng.
B. Phương Pháp:
- Tổ chức trao đổi thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi nêu vấn đề.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy, tài liệu liên quan.
- Hs: Đọc sách giáo khoa, chuẩn bị các câu hỏi ở phần hướng dẫn.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu khái niệm của sử thi, có mấy loại sử thi? Kể tên một số
tác phẩm mà em biết.
3. Bài mới: Gv giới thuyết về tác phẩm sử thi Đam Săn có ảnh hưởng sâu rộng trong
đời sống của cộng đồng của đồng bào Êđê nói riêng và dân tộc vùng Tây Nguyên nói
chung.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc phần tiểu dẫn, rút ra những
nội dung chính. Mấy loại sử thi, Tóm
tăt nội dung, xác định vị trí, tìm hệ
thống nhân vật.
Gv nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2:
Gv gọi 3 hs phân vai đọc văn bản.
Nêu đại ý của văn bản.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
Hs phân nhóm phân tích thái độ,
hành động của hai bên trong các
cuộc đấu.

I. Tiểu dẫn.
- 2 loại sử thi: + sử thi anh hùng.
+ sử thi thần thoại.
-Tóm tắt nội dung sử thi Đam Săn.
- Vị trí đoạn trích: + Ở giữa tác phẩm.
+ Hệ thống nhân vật, gồm 6
nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
- Miêu tả cuộc chiến đấu của Đam Săn và
Mtao Mxây, cuối cùng Đăm Săn đã chiến
thắng. Đồng thời thể hiện niềm tự hào của cộng
đồng về người anh hùng.
2. 1) Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của
Đăm Săn.
- Hành động: Đăm Săn khiêu chiến –
MtaoMây đáp lại.
- Thái độ : + Đăm Săn quyết liệt.
+ Mtao do dự, đắn đo.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 8
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Nhận xét tính cách của các nhân vật
qua hành động.
Nêu rõ hình ảnh của Đăm Săn.
Vai trò của người anh hùng được thể
hiện như thế nào?
Hs trình bày nghệ thuật miêu tả đoạn
trích.
- Vào cuộc: Hiệp đấu thứ 1.

+ Mtao múa kiếm “ Kêu lạch xạch như quả
mướp khô” => Kém tài nhưng huênh hoang.
+ Đăm Săn vẫn bình thản tự tin => Thể
hiện bản lĩnh.
Hiệp đấu thứ 2.
+ Đăm Săn múa trước “Một lần xốc tới...”
+ Mtao yếu sức bỏ chạy, đâm trượt Đăm
Săn.
+ Đăm Săn được tiếp sức, sức mạnh lên hẳn.
Hiệp đấu thứ 3.
+ Đăm Săn múa trước, sức mạnh như vũ bão.
Đâm trúng áo giáp kẻ thù, cầu khấn thần.
Hiệp đấu thứ 4. Được thần giúp sức => giết
chết kẻ thù.
2.2) Lễ ăn mừng chiến thắng.
- Kêu gọi dân làng theo mình, cộng đồng
hòa hợp, đông đúc.
- Lòng yêu mến, tuân phục của dân làng
“Đoàn người đông như bầy cà tong”
- Quang cảnh nhà Đăm Săn: “đông nghịt
khách....”.
- Hình ảnh người anh hùng: Nằm võng.....
+ Ăn uống không biết no, biết say.
+ Trang phục, thân hình ......
=> Hình ảnh đẹp, cường tráng, dũng mãnh.
3.3) Nghệ thuật miêu tả.
- Cách nói phóng đại “............”.
- Hình ánh so sánh “.................”.
- Âm điệu hùng tráng, lời kể hấp dẫn.
4. Củng cố dặn dò: - Văn bản làm sống dậy khí thế hào hùng của quá khứ thời cổ đại.

- Tự hào về tổ tiên, quá khứ, hướng tới xây dựng tương lai.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
- Tiết sau học bài “Văn bản”.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 9
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 10.
Ngày soạn: 03/ 9/ 2010.
Tiếng Việt: VĂN BẢN (Tiếp theo)
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs nâng cao kỹ năng thực hành phân tích tạo lập văn bản trong hoạt
động giao tiếp. Sử dụng đúng văn phong của các loại văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành, phân tích.
3. Thái độ: Học tập tích cực.
B. Phương Pháp:
- Tổ chức trao đổi thảo luận, trả lời theo câu hỏi.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Chuẩn bị các bài tập, ví dụ.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm, đặc điểm văn bản, các loại văn bản.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
Hs đọc đoạn văn ở sgk nêu các vấn đề
sau:
a) Đoạn văn có chủ đề thống nhất như
thế nào?
(Cách sắp xếp các ý lớn, nhỏ)
b) Các câu trong đoạn có quan hệ với

nhau như thế nào để phát triển chủ đề
chung?
c) Đặt nhan đề của đoạn văn.
Hs thảo luận nhận xét nêu ý kiến về cách
lựa chọn của nhóm mình.
Hs viết đoạn văn ngắn theo câu chủ đề
đã cho.
Hs trả lời câu hỏi, viết lá đơn xin phép.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Câu chủ đề đứng đầu câu và được làm
rõ ở những câu tiếp theo.
- “ Giữa cơ thể và môi trường.......”
- Ý khái quát(câu chủ đề) được khai
triển thành các ý cụ thể( luận cứ), chứng minh
cụ thể( luận chứng)
- Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường
, môi trường và cơ thể.
Bài tập 2: Sắp xếp các câu văn thành đoạn.
-Ví dụ: + 1,3,2,4,5.
+ 1,3,4,5,2.
Bài tập 3: Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề
“ Môi trường sống của loài người đang bị hủy
hoại ngày càng nghiêm trọng.
Bài tập 4: Viết đơn xin phép.
4 Củng cố, dặn dò:- Học sinh đọc lại phần ghi nhớ các loại văn bản.
- Làm bài tập số 6 sách bài tập trang 13.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 10
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
- Đọc văn bản Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy.

Tiết 11, 12.
Ngày soạn: 08/ 9/2010
Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG & MỴ CHÂU –TRỌNG
THỦY
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp Hs tìm hiểu câu truyện cần nắm được đặc trưng chủ yếu của
truyền thuyết, sự lồng ghép yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng.
2. Kĩ năng- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện, thông qua sự việc mất nước, câu
chuyện tình yêu là một lời nhắn gửi của cha ông truyền lại cho thế hệ sau.
3. Thái độ: - Rèn luyện kỹ năng phân tích một tác phẩm văn học dân gian.
B. Phương Pháp:
- Tổ chức trao đổi thảo luận, đọc sáng tạo, gợi tìm.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Đọc văn bản, tìm kết cấu, soạn theo hệ thống câu hỏi.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về truyền thuyết, tóm tắt văn bản.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc phần tiểu dẫn nêu các ý chính.
Gv cho hs xem tranh về thành cổ loa.
Hoạt động 2:
Gv gọi học sinh tìm kết cấu của bài.
Đoạn 1: Quá trình xây thành chế nỏ......
Đoạn 2: Hành vi đánh cắp nỏ của Trọng
Thủy.
Đoạn 3: Diễn biến của cuộc chiến lần 2.
Đoạn 4: Kết cục.

Hoạt động 3: Gv định hướng cho hs tìm
hiểu văn bản. Có thể theo kết cấu hoặc
theo nội dung của truyện.
Quá trình xây thành, chế nỏ diễn biến
như thế nào?
I .Tiểu dẫn:
- Đặc trưng: “Nêu lên sự kiện có ảnh hưởng
đến lịch sử dân tộc...”
- Hiểu tác phẩm ở phương diện nội dung,
nghệ thuật cần đặt tác phẩm trong mối quan
hệ lịch sử, đời sống.
- Tìm hiểu qua quần thể di tích: Đền thờ An
Dương Vương, Am thờ Mỵ Châu, Giếng
Ngọc.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1) Đọc, tìm kết cấu: Chia làm 4 đoạn.
2) Tóm tắt văn bản.
3) Tìm hiểu văn bản.
a) An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ
đất nước.
- Đắp thành=> đổ.
- Lập đàn trai giới....
- Nhờ cụ già....
- Rùa vàng giúp sức.
“Nhà vua băn khoăn trong việc giữ nước”
Chi tiết: Lẫy nỏ => thể hiện ý thức của người
đứng đầu đất nước.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 11
Lý tưởng hóa việc
xây thành.

Tổ tiên ngầm giúp
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Chi tiết Rùa vàng giúp sức có ý nghĩa
gì?
Thái độ của nhân dân như thế nào khi
An Dương Vương để mất nước
Em có suy nghĩ gì về việc nhà vua chém
đầu con gái.
Học sinh thảo luận việc Mỵ Châu cho
Trọng Thủy xem nỏ có phải là hành
động bán nước không.
=> Sự giúp đỡ của thần linh nói lên niềm tự
hào về chiến công xây thành, chế nỏ bảo vệ
đất nước chống ngoại xâm.
b) An Dương Vương để nước mất, nhà tan và
thái độ của nhân dân.
- Triệu Đà cầu hôn –Vua gả con gái cho con
trai Đà.
- Trọng Thủy đánh cắp bí mật và về nước Đà
khởi binh đánh Âu Lạc.
- Nhà vua chủ quan khinh địch, thản nhiên
đánh cờ.
- Âu Lạc thua trận –Nhà vua mang con gái
chạy trốn.
- Mỵ Châu rắc lông ngỗng. Nhà vua cầu thần
Kim Quy. Giết con gái, đi xuống biển.
=> Nói lên sự mất cảnh giác, không phân biệt
đâu là bạn đâu là thù. Chủ quan khinh suất
không phòng bị.
Nhà Vua đặt lợi ích đất nước trên lợi ích gia

đình “chém con gái” xoa dịu nỗi đau mất
nước.
c) Thái độ của tác giả dân gian đối với Mỵ
Châu.
- Bán nước –làm lộ bí mật quốc gia.
- Do dự ngây thơ, nhẹ dạ.
- Giải oan tình => chi tiết ngọc trai giếng
nước.
=> Bài học đắt giá trong việc dựng, giữ nước.
III. Tổng kết.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh đọc lại phần ghi nhớ, giáo viên cho hs kể lại câu chuyện, vận dụng trí tưởng
kể đoạn kết sau khi ADV đi xuống biển.
- Hs làm bài tập 1, 2 sgk.
- Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 12
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 13.
Ngày soạn: 08/ 9/ 2010
Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp Hs biêt cách dự kiến đề tài, cốt truyện cho bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Hs nắm được kết cấu, rèn luyện kỹ năng lập dàn ý.
3. Thái độ: - Định hướng lập dàn ý, tạo thói quen khi làm bài.
B. Phương Pháp:
- Tổ chức đàm thoại, đặt câu theo hướng quy nạp.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến Trình Lên Lớp:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
Học sinh đọc văn bản, trả lời theo câu hỏi.
Giáo viên hướng dẫn, nhận xét các bài
làm của học sinh, chốt lại vấn đề.
Hoạt động 2 :
Giáo viên chia 2 nhóm làm đề 1,đề 2.
Gọi hai học sinh lên bảng làm theo yêu
cầu.
Dựa vào phần làm của hs ở bảng và giấy
nháp, gv gọi hs khác nhận xét bài làm.
Giáo viên nhận xét tổng kết, gọi hs đọc
phần ghi nhớ.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
1) Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy
nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng
xà nu”.
2) Qua lời kể rút ra kinh nghiệm.
- Cần dự kiến cốt truyện hình thành ý tưởng,
suy nghĩ, tưởng tượng các nhân vật theo một
mối quan hệ và nêu lên sự việc, chi tiết tiêu
biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
- Cần lập dàn ý cho cốt truyện.
- Gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
II. Lập dàn ý.
- Khi lập dàn ý cần chọn lựa đề tài, xác định
chủ đề.

- Phác họa nét chính của cốt truyện.
- Tìm yếu tố cấu thành nên văn bản; như sự
việc, tâm trạng nhân vật, quan hệ giữa các
nhân vật, khung cảnh thiên nhiên.
4. Củng cố, dặn dò: Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc lập
dàn ý. Hình thành ý tưởng cho bài viết, tránh sự lan man dài dòng.
- Phần luyện tập gợi ý cho hs làm các bài tập, dặn hs soạn bài mới.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 13
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 14, 15.
Ngày soạn: 12/ 9/ 2010.
Đọc văn: ULITXƠ TRỞ VỀ.
(Trích Ôđixê sử thi HiLạp)
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp Hs có được những cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của
người Hi Lạp qua tình yêu giữa Uylit xơ và Pênêlốp.
2. Kĩ năng: - Hs phân tích được diễn biến tâm lí nhân vật qua đối thoại của nhân vật.
3. Thái độ: - Sức mạnh của tình yêu, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực lớn nhất
vượt qua mọi khó khăn.
B. Phương Pháp:
- Đặt câu hỏi nêu vấn đề, kết hợp đọc sáng tạo, thảo luận.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Tóm tắt văn bản, soạn theo hướng dẫn
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Qua việc Mỵ Châu “bán nước” và hành động của nhà vua chém đầu
con gái. Tác giả dân gian có thái độ gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần tiểu dẫn, nêu
các nét chính về tác giả, tác phẩm,
đoạn trích.
Hoạt động 2:
Gv gọi hs đọc văn bản, hướng dẫn
hs đọc đúng phiên âm, tìm nghĩa
các từ khó.
Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
I. Tiểu dẫn:
- Homerơ – nhà thơ mù sống vào khoảng thế kỷ
IX, thế kỷ VIII tcn ở Hi Lạp.
- Ông tập hợp những câu chuyện thần thoại,
truyền thuyết xây dựng nên hai thiên sử thi Iliat và
Ôđixê.
- Tác phẩm kể về quá trình trở về của Ulit xơ sau
khi chiến thắng thành Tơ roa. Độ dài 12.110 câu thơ,
chia thành 24 khúc ca.
- Nêu lên quá trình chinh phục thiên nhiên, biển
cả. Đồng thời miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ hạnh
phúc gia đình.
- Vị trí của đoạn.
- Bố cục chia làm 2 đoạn.
II. Đọc –Tìm hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm bố cục.
2. Tìm hiểu văn bản.
2.1. Tâm trạng của Pênêlốp khi gặp lại chồng.
- Thận trọng: + Không tin vào lời nhũ mẫu.
+ Cho đó là thần linh giúp đỡ.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 14

Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Pênêlôp mang tâm trạng như thế
nào khi gặp lại chồng?
Phẩm chất của người anh hùng
Ulitxơ được miêu tả ra sao?
Em có nhận xét gì qua cuộc đấu trí
của Ulitxơ và Pênêlốp.
Hoạt động 3:
Hs tổng kết về nghệ thuật.
- Lòng phân vân: Giữa người hành khất và người
chồng.
=> Sự chủ động trong mọi tình huống, tự tin, thể
hiện phẩm chất cao đẹp.
2.2. Tâm trạng của Ulitxơ.
- Nhẫn nại, chờ đợi phản ứng của vợ.
- Bình tỉnh bàn kế sách đối phó với gia đình 108 vị
cầu hôn.
- Hình ảnh lộng lẫy bước ra từ phòng tắm.
- Thốt lời trách móc “Trái tim trong ngực nàng
kia...”.
=> Con người thông minh, bình tĩnh, nhẫn nại.
2.3. Cuộc đấu trí giữa Pênêlốp và Ulitxơ.
- Chi tiết bí mật về chiếc giường. Dấu hiệu riêng của
hai người=> Nói lên phẩm chất kiên trinh của
Pênêlốp.
- Thể hiện sự trong sáng thủy chung của Pênêlốp.
=> Giải tỏa được sự bức xúc nghi ngờ của Ulitxơ.
Nói lên sự phức tạp của thời đại.
2.4. Nghệ thuật miêu tả, kể.
- Hình ảnh so sánh cuộc gặp gỡ 20 năm như người đi

biển bị bão tố....
- Kiểu so sánh mở rộng.
- Cách kể tỉ mỉ chậm rãi, ngôn ngữ trang trọng.
4. Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc phần ghi nhớ, giáo viên nhấn mạnh phẩm chất, trí
tuệ của hai nhân vật. Chiều sâu trí tuệ thể hiện qua nghệ thuật ứng xử, nghị lực và bản lĩnh
của con người.
- Hs làm bài tập 2 trang 52 sgk ở nhà.
- Nắm kỹ năng viết văn biểu cảm.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 15
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 16.
Ngày soạn: 15/ 9/ 2010
Làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp Hs nhận biết được những thiếu sót trong hành văn của mình.
2. Kĩ năng: - Hình thành thói quen sửa chữa các lỗi trong bài viết, vận dụng lý thuyết
vào thực hành.
3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi kĩ năng làm văn.
B. Phương Pháp:
- Tổ chức đàm thoại.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy, kết quả bài viết.
- Hs: Tiếp nhận bài viết.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
Gv nêu lên những nhận xét chung về

bài viết của Hs.
Hoạt động 2 :
Yêu cầu hs xác định lại yêu cầu của
đề ra.
Hoạt động 3 :
Hs dàn ý bài viết.
Giáo viên hướng dẫn, nhận xét.
I. Nhận xét chung.
* Ưu điểm:
- Hiểu được yêu cầu của đề bài, biết vận dụng lý
thuyết vào bai viết.
- Nhiều bài có cách diễn đạt diễn cảm.
* Hạn chế:
- Một số bài dựng đoạn văn còn lủng củng, chưa
trôi chảy.
- Chưa nêu bật được vấn đề.
- Sử dụng ngôn ngữ chưa biểu cảm.
II. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Văn biểu cảm.
- Chủ đề: Văn cảm nghĩ.
- Tư liệu: Trường THPT Gio Linh
III. Dàn bài.
A. Mở bài:
Giới thiệu về trường THPT Gio Linh.
B. Thân bài: - Những ấn tượng ban đầu về mái
trường. Những bỡ ngỡ, lạ lẫm khi bước chân đến
trường.
- Điều gây ấn tượng nhất đối với bản thân là gì. Ví
dụ như gặp bạn bè mới, thầy cô giáo mới, ấn
tượng trong ngày đầu khai trường....

- Nêu lên những cảm nhận của bản thân, sử dụng
các phương thức tự sự, miêu tả để nhấn mạnh vấn
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 16
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
đề.
C. Kết bài:
Đánh giá chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Ôn luyện cho học sinh những kiến thức về văn tự sự.
- Học sinh khi viết bài cần có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với các yếu tố miêu tả, biểu
cảm.
- Học sinh chuẩn bị văn bản “Rama buộc tội”
Tiết 17, 18.
Ngày soạn: 15/ 9/ 2010.
Đọc văn: RAMA BUỘC TỘI
( Trích Rama ya na -Sử thi Ấn Độ)
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - Qua diễn biến tâm trạng của Rama và Xita hs cần hiểu được quan niệm
về người anh hùng và người phụ nữ lý tưởng.
2. Kĩ năng: - Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức, danh dự và tình yêu thương.
B. Phương Pháp:
- Đặt câu hỏi nêu vấn đề, kết hợp đọc sáng tạo, thảo luận, gợi tìm.
C. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Tóm tắt văn bản, soạn theo hướng dẫn
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cuộc đấu trí giữa Pênêlốp và Ulitxơ để thấy được vẻ đẹp
trí tuệ, tâm hồn của người Hi Lạp cổ đại.

3. Bài mới: Gv giới thuyết về bài học.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc phần tiểu dẫn, nêu những nét
chính.
Gv giới thiệu về sự ảnh hưởng của tác
phẩm đối với văn học VN. Độ dài của tác
phẩm.
Hoạt động 2:
Hs đọc văn bản, tóm tắt, định hướng tìm
hiểu văn bản.
Phân tích hoàn cảnh tái hợp giữa Rama và
I. Tiểu dẫn:
- Rama ya na là tác phẩm sử thi Ấn Độ nổi
tiếng có sự ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.
- Hình thành khoảng thế kỷ III Tcn.
- Tác phẩm gồm 24.000 câu thơ đôi chia
thành 7 khúc ca.
- Tác giả Vanmiki hoàn thiện bằng tiếng
Xcăngrít.
- Đoạn trích ở khúc ca thứ 6 chương 79.
II. Đọc –Tìm hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
2.1. Hoàn cảnh tái hợp giữa Rama và Xita.
- Gặp gỡ giữa dân chúng hai bên.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 17
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Xita.
Lời buộc tội của Rama?

Ngôn ngữ, thái độ, hành động...
Lời thanh minh của Xita và hành động
của nàng.
Hoạt động 3:
Hs tổng kết lại phần nghệ thuật.
- Rama: lời lẽ trịnh trọng, cương vị của một
đức vua.
- Giấu nỗi đau, lời nói gay gắt xỉ vả.
- Xita: muốn chôn vùi hình hài “muốn giấu
minh...... xấu hổ”.
=> Nỗi đau khổ của người bị mất danh dự.
2.2. Lời buộc tội của Rama.
- Khẳng định tài nghệ của mình.
- Danh dự của người anh hùng.
- Tiếng tăm, uy của gia đình.
- Trả thù sự lăng nhục.
=> Lời buộc tội: ẩn chứa lòng ghen của
người chồng, bổn phận của đức vua.
- Lời nói gay gắt, cay nghiệt => xúc phạm
đến danh dự nhân phẩm của Xita, bạn bè, anh
em.
=> Tâm trạng dằn vặt day dứt dữ dội. “Lặng
câm như thần chết”.
2.3. Lời đáp và hành động của Xita.
- Vui mừng khi gặp chồng.
- Hững hụt đau đớn trước lời nói của Rama.
-“Như cây dây leo...........vòi voi quật nát”
- Lời thanh minh của Xita: + Khẳng định tư
cách, phẩm hạnh.
+ Trách Rama không suy xét.

+ Dòng dõi –con của Thần đất.
+ Tình yêu của người vợ.
- Hành động: Bước vào dàn lửa “Cầu khấn
thần Anhi”
=> Thể hiện sự bi hùng chứng minh phẩm
tiết bằng cả tính mạng.
- Thái độ của dân chúng: Tiếc thương khóc la
thiết, => xúc động mãnh liệt.
2.4. Nghệ thuật miêu tả.
Miêu tả tâm lí nhân vật theo quá trình từ thấp
đến cao.
Tâm trạng Xita thống nhất từ ngạc nhiên đến
đau đớn.
Tâm trạng Rama mang hai trạng thái tâm lí.
Lời nói => lòng ghen. Người chồng, đức vua.
4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên giới thiệu vắn tắt củng cố cho học sinh nội dung từng
phần. Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu hs so sánh tính cách của ba nhân vật sử thi Đăm săn, Ulitxơ, Rama.
- Hs học kỹ các đặc điểm nghệ thuật của sử thi.
- Soạn bài Tấm Cám. Đọc và soạn bài theo hướng dẫn.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 18
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 19.
Ngày soạn: 25/ 9/ 2010.
Làm văn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
A. Mục Tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: - Hs cần nhận biết được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Hs biết cách chọn sự việc, chi tiết cho bài văn tự sự.

3. Thái độ: - Có thái độ học tập, ham hiểu biết, phát hiện những vấn đề trong cuộc
sống, trong các tác phẩm văn chương.
II. Nâng cao: Kĩ năng làm bài.
B. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Đọc các văn bản tự sự, soạn theo hướng dẫn.
C. Phương Pháp, KTDH:
- Đặt câu hỏi nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, kĩ thuật hoạt động nhóm
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Lập dàn ý cho bài văn tự sự trải qua mấy bước? Hình thành ý
tưởng, dự kiến cốt truyện là gì?
3. Bài mới: Gv giới thuyết về bài học.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
Học sinh đọc khái niệm.
Gv giới thiệu, giảng giải về bài văn tự sự
bao gồm các sự việc, chi tiết....
Hoạt động 2 :
Gv lấy dẫn chứng cụ thể ví dụ như Truyện
An Dương Vương phân tích giúp hs lĩnh
hội văn bản.
Hs làm bài vào giấy nháp các câu hỏi. Sau
đó trao đổi ý kiến với bạn.
Câu 2 Hs thảo luận nhóm, trình bày ý kiến
của nhóm mình.
Triển khai, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
là gì?
I. Khái niệm.(SGK)
Tự sự:

Sự việc:
Chi tiết:
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
1) Truyện An Dương Vương.
a) Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước....
b) Không thể bỏ -vì bỏ câu chuyện sẽ đứt
đoạn không liền mạch.
Các sự việc được kết nối theo quan hệ móc
xích.
2) Trong truyện ngắn Lão Hạc.
3) Để chọn sự việc chi tiết tiêu biểu.
- Xác định được đề tài, chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện (triển khai sự việc).
- Triển khai sự việc bằng các chi tiết.
E. Củng cố, dặn dò, rút kinh nghiệm:
- Hs đọc phần ghi nhớ, làm bài tập 1,2 phần luyện tập.
- Dặn hs xác định sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 19
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 20, 21.
Ngày soạn: 05/ 10 / 2010.
Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 2.
Mục tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, chú trọng những kiến thức về đề
tài, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, sự việc, giọng kể....
2. Kĩ năng: Bài viết cần có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và các yếu tố miêu tả, biểu
cảm.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và

cuộc sống.
Đề bài:
Câu 1: (3đ) So sánh những nét giống, khác nhau về tính cách ở ba nhân vật sử thi:
Đăm Săn (Sử thi Đăm săn), Uylitxơ (Sử thi Ô đi xê), Ra ma (sử thi Ramayana).
Câu 2: (7đ)Viết một đoạn kết thúc có hậu thay cho đoạn kết trong truyện cổ tích Tấm
Cám từ đoạn Tấm được vua đón trở lại hoàng cung.
Tiết 22, 23.
Ngày soạn: 05/ 10/ 2010.
Đọc văn: TẤM CÁM
A. Mục Tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: - Giúp Hs tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám ở hai phương diện nội dung
và nghệ thuật.
2. Kĩ năng: - Khẳng định được sức sống và sự chiến thắng của điều thiện
3. Thái độ: - Rèn luyện kỹ năng phân tích một tác phẩm văn học dân gian, nắm các đặc
trưng truyện cổ tích thần kì.
II. Nâng cao: Tìm hiểu một số tác phẩm cổ tích có chung môtip như : Cô bé lọ lem.
B. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy, chuẩn.
- Hs: Đọc văn bản, tìm kết cấu, soạn theo hệ thống câu hỏi.
C. Phương Pháp, KTDH:
- Tổ chức trao đổi thảo luận nhóm, đọc sáng tạo, gợi tìm, thuyết giảng.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm trạng của Xita qua lời buộc tội của Rama.
3. Bài mới: Gv giới thuyết về bài học.
Hoạt động của GV - Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc phần tiểu dẫn, nhắc lại khái
I. Tiểu dẫn.

1) Khái niệm.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 20
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
niệm.
Hs ghi các ý chính về đặc trưng
truyện cổ tích thần kì.
Gv nhận xét.
Hs tìm kết cấu, bố cục của văn bản.
Hoạt động 2:
Hs đọc văn bản, hướng tìm hiểu văn
bản.
Gv hướng dẫn hs phân tích các mối
xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm.
Gv sử dụng kĩ thuật hoạt động nhóm.
Gv gợi ý cho hs thấy các mối xung
đột diễm biến từ thấp đến cao.
Hs tìm ý nghĩa của quá trình biến hóa
của Tấm.
Giải thích vì sao ban đầu thì có bụt
giúp Tấm khi Tấm bị hại nhưng đoạn
sau thì Tấm tự mình vươn lên.
2) Các loại truyện cổ tích.
- Loài vật, sinh hoat, thần kì.
- Đặc trưng cổ tích thần kì:
+ Sự tham gia của các yếu tố thần kì.
+ Thể hiện ước mơ về cuộc sống thiện thắng ác.
3) Truyện Tấm Cám.
- Yếu tố thần kì, bụt xuất hiện.
- Kiểu truyện phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Ví dụ: “Cô bé lọ lem”.

- Kết cấu: Con người bị hãm hại => hạnh phúc.
- Bố cục: 2 phần.
II. Đọc tìm hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
2.1. Mối xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm.
- Tấm làm lụng suốt ngày đêm –Cám được mẹ
nuông chiều.
Tấm Mẹ con Cám.
Siêng năng, bắt nhiều Lười nhác, không bắt
tôm tép. được. Cám lừa Tấm
Tin lời Cám. trút hết tôm tép.
Khóc, bụt hiện lên giúp Cám giành yếm đỏ.
Nuôi cá bống. Lừa bắt cá bống ăn thịt.
Khóc, bụt hiện lên giúp Không cho đi hội, bắt
nhờ gà chỉ xương, chôn nhặt thóc.
xương vào lọ.
Khóc, bụt cho chim sẻ
nhặt giúp, khóc không
có đồ mới, bụt giúp.
Đánh rơi giày, thử giày Ghen tức, hằn học.
Thành hoàng hậu.
Về giỗ bố - chết Chặt cây cau.
Biến thành chim vàng Giết chim thịt, vứt lông
anh. Biến thành cây Đốt khung cữi, đổ tro
đào. ra đường.
Biến thành cây thị, quả Bị trừng trị.
thị.
=> Xung đột không chỉ xoay quanh quyền lợi
vật chất và tinh thần trong gia đình mà còn

ngoài xã hội.
2.2. Ý nghĩa của quá trình biến hóa.
- Bụt giúp đỡ khi Tấm là cô gái thơ ngây, yếu
đuối.
- Tấm tự đấu tranh trước sự sống qua các hình
thức: chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 21
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Hoạt động 3:
Hs tóm lược lại các ý chính.
=> Thể hiện sức sống mãnh liệt không chịu
khuất phục trước cái ác.
- Chi tiết: Tấm bước ra từ quả thị giàu tính thẩm
mĩ nói lên vẻ đẹp tiềm ẩn từ bên trong.
III. Tổng kết.
- Mâu thuẩn giữa mẹ ghẻ con
chồng.
- Nguyên nhân quyền lợi vật
chất.
- Mâu thuẩn giữa thiện và ác.
- Xung đột giai cấp.
- Nghệ thuât: mang đặc trưng truyện cổ
tích thần kì.
E. Củng cố, dặn dò, rút kinh nghiệm:
1. Củng cố: - Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Gv nhấn mạnh cho hs thấy được sự biến hóa của Tấm là quá trình đấu tranh bền bỉ
không chịu khuất phục. Tấm phải hóa thân, ẩn mình. Đây là một dạng kết cấu truyện thần
kì. Gv cho hs suy nghĩ đặt mình vào trường hợp của Tấm em sẽ làm gì.
2. Dặn dò: - Soạn truyện cười Tam đại con gà.
3. Rút kinh nghiệm:

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tiết 24.
Ngày soạn: 05/ 10/ 2010.
Làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG
BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Mục Tiêu:
I. Chuẩn :
1. Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm
trong bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Nâng cao kĩ năng về vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự
sự.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học
II. Nâng cao :
B. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Ôn lại kiến thức cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương Pháp, KTDH:
- Đặt câu hỏi nêu vấn đề kết hợp thuyết giảng, động não.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 22
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Sự việc và chi tiết tiêu biểu là gì? Em hãy nêu các cách chọn sự
việc, chi tiết tiêu biểu.
3. Bài mới: Gv giới thuyết về bài học
Hoạt động của GV –Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Gv sử dụng kĩ thuật

động não giúp :
Học sinh nhắc lại các khái niệm biểu
cảm và miêu tả.
Gv nhận xét chốt lại vấn đề.
Hs thảo luận so sánh sự khác nhau
giữa biểu cảm và miêu tả trong văn
bản tự sự.
Học sinh làm bài tập 4, gv gợi ý tìm
các yếu tố miêu tả biểu cảm.
Học sinh trình bày vấn đề trước lớp,
ý kiến của các nhóm.
Hoạt động 2:
Hs điền các từ thiếu vào ô trống để
hoàn thành các khái niệm.
Học sinh làm bài tập tại lớp theo sự
hướng dẫn của gv
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Miêu tả:
- Biểu cảm:
- So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự
sự với văn bản miêu tả và biểu cảm.
*) Miêu tả: + Giống cách thức tiến hành.
+ Khác không có chi tiết cụ thể mà chỉ
khái quát sự việc tạo nên tính hấp dẫn.
*) Biểu cảm : + Giống cách thức tiến hành.
+ Khác cảm xúc xen lẫn trước sự việc,
tình tiết tác động mạnh về tư tưởng tình cảm
người đọc người nghe.
- Căn cứ vào: + Sức hấp dẫn qua hình ảnh
miêu tả để liên tưởng đến yếu tố bất ngờ.

+ Sự truyền cảm mạnh mẽ qua các cách thể
hiện tư tưởng, tình cảm gián tiếp, trực tiếp.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối
với miêu tả và biểu cảm.
1) a. Liên tưởng:
b. Quan sát:
c. Tưởng tượng:
2) Trong miêu tả cần phải liên tưởng và tưởng
tượng để tạo cho câu văn, đoạn văn có cảm
xúc.
3)
Luyện tập: Bài tập 1b.
E. Củng cố, dặn dò, rút kinh nghiệm:
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Giáo viên củng cố cho học sinh nắm kĩ các khái niệm.
- Dặn học sinh làm bài tập 2 ở nhà.
- Rút kinh nghiệm :...........................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 23
Giáo án Ngữ văn 10 - CTC Trường THPT Gio Linh
Tiết 25
Ngày soạn: 15/ 10/ 2010.
Đọc văn: TAM ĐẠI CON GÀ &
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY.
A. Mục Tiêu:
I. Chuẩn :
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa nguyên nhân, đối tượng tiếng cười.
2. Kĩ năng: - Hiểu được những đặc sắc của nghệ thuật gây cười.

3. Thái độ: - Yêu thích môn học
II. Nâng cao : Tìm hiểu những câu chuyện cuời khác.
B. Chuẩn Bị:
- Gv: Thiết kế bài dạy.
- Hs: Đọc văn bản, tìm kết cấu, soạn theo hệ thống câu hỏi.
C. Phương Pháp, KTDH:
- Tổ chức trao đổi thảo luận, đọc sáng tạo, gợi tìm, thuyết giảng.
D. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa của quá trình hóa thân của Tấm là gì ?
3. Bài mới: Gv giới thuyết về bài học
Hoạt động của GV –Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc phần tiểu dẫn sau đó rút ra nhũng
nét chính.
Hoạt động 2:
Hs đọc văn bản 1 cần đúng ngữ điệu, tạo
được tiếng cười.

H s thảo luận tìm các mâu thuẩn trái tự
nhiên của thầy đồ.
Phân tích các tình huống gây cười.
Nêu ý nghĩa phê phán.
Học sinh đọc văn bản 2 thảo luận về đối
tượng đả kích chế giễu.
I.Tiểu dẫn:
- Truyện cười : Bao gồm truyện khôi hài,
truyện trào phúng.
- Mục đích: giải trí, phê phán và mang ý
nghĩa giáo dục sâu sắc.

II. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
* Tam đại con gà.
1) Mâu thuẩn trái tự nhiên của thầy đồ.
- Dốt >< hay chữ.
- Dạy học trò: gặp chữ khó “chữ kê” lúng túng
nói bậy. Sợ sai khấn thổ công => mê tín.
- Bố học trò hỏi: chống chế => giấu dốt.
- Tự nhủ mình dốt => nhân vật tự suy nghĩ
=> Tiếng cười bật ra khi tình huống thầy đồ
giấu dốt.
2) Ý nghĩa phê phán.
- Thói giấu dốt => một tật xấu.
- Sĩ diện hão, tự cho mình là tài giỏi.
- Khuyên răn người đời.
* Nhưng nó bằng hai mày:
- Quan xử kiện giỏi trong vùng. Ăn hối lộ
- Đã kích thói tham lam.
Giáo viên: Hoàng Vũ Thuần Trang 24
Giỏo ỏn Ng vn 10 - CTC Trng THPT Gio Linh
Mõu thun gõy ci th hin nghch lý
no?
Gv nhn xột.
- Mõu thun gõy ci khi: Kt qu x kin cn
c bng s tin.
- L phi bng hai.
- Hnh ng ca quan xoố 5 ngún tay trỏi t
lờn nm ngún tay mt.
=> í ngha phờ phỏn chờ trỏch quan li, chờ
trỏch ngi nụng dõn nh Ngụ v Ci.
E. Cng c, dn dũ, rỳt kinh nghim:

- Gv cho hc sinh nhp vai quan x kin, ngụ v ci din li cõu chuyn.
- Gi hc sinh c phn ghi nh.
- Nhn mnh cỏc yu t gõy ci t ú hc sinh thy c c trng ca truyn ci.
Gii thiu mt s cõu chuyn ci khỏc. K cho hc sinh v trng Vnh Hong, hc sinh
cú th t tỡm hiu thờm.
- Dn hc sinh son bi Ca dao than thõn.
- Rỳt kinh nghim:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Tit 26, 27
Ngy son: 15/ 10/ 2010.
Đọc văn: CA DAO THAN THÂN,
YÊU THƯƠNG TèNH NGHA
A. Mc Tiờu:
I. Chun:
1. Kin thc:
- Hs hiu, cm nhn c ting hỏt than thõn v ting hỏt yờu thng tỡnh ngha ca
ngi lao ng xa qua ngh thut m mu sc dõn gian.
- Nhng c sc ngh thut dõn gian trong vic th hin tõm hn ngi lao ng.
2. K nng: - Bit cỏch tip cn v phõn tớch bi ca dao qua c trng th loi.
3. Thỏi : - Cú s ng cm vi tõm hn ngi lao ng v yờu quý hn nhng sỏng
tỏc ca h.
II. Nõng cao: Su tm nhng bi ca dao than thõn, tỡnh ngha.
B. Chun B:
- Gv: Thit k bi dy.
- Hs: c vn bn, tỡm kt cu, son theo h thng cõu hi.

C. Phng Phỏp, KTDH:
Giỏo viờn: Hong V Thun Trang 25

×