Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ngẫm thêm về một sự kiện bi thương trong sự nghiệp của Lê Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.47 KB, 8 trang )

Ngẫm thêm về một sự kiện bi thương trong
sự nghiệp của Lê Lợi
Có lẽ hậu thế nhiều người đã khơng ít bối rối lẫn băn khoăn khi một sự kiện có
thể nói là bi thương trong sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh giành độc lập cho Đại
Việt của Bình Định vương Lê Lợi đã không được chép trong Đại Việt sử ký toàn
thư (Toàn thư) ở phần bản kỷ do chính sử thần Ngơ Sĩ Liên biên soạn dưới triều
Lê Thánh Tông, cách cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới chỉ 50 năm.


Tranh minh họa Lê Lợi trả gươm cho rùa thần

Sự kiện bi thương ấy khơng biết vì lẽ gì đã khơng được nhắc tới? Một bí mật
một ám ảnh một thứ “kỵ huý’’ trong dằng dặc mấy trăm năm của Hồng gia nhà
Lê?

Cứ thư thả mà chiểu trong khơng nhiều lắm các tài liệu chứng cứ lịch sử, những
gia phả lẫn thần phả thì nghĩ dịng họ Phạm Việt Nam hẳn khơng ít những tự hào?

Bằng cớ là những bậc tu mi nam tử thành danh thì khơng nói khơng kể ra làm
chi nhưng đáng kể đáng phục thay những phận liễu yếu đào tơ đã sinh hạ khơng ít
những ông vua những bậc minh quân làm rạng rỡ non sông Đại Việt! Trong phạm
vi bài viết này chỉ kể vài người.

Đó là cơ gái vùng Kinh Bắc tên là Phạm Thị Ngà không chồng nhưng sinh hạ
được một cậu con trai khơi ngơ. Từ thuở bé tí cậu đã được gửi vào chùa để các sư
nuôi nấng dạy dỗ và cậu được đặt tên là Lý Công Uẩn sau này trở thành vị vua anh
minh Lý Thái Tổ.

Đó là Phạm Thị Ngọc Hậu, người làng Quả Nhuệ, Liêu Dương (nay là Thọ
Xuân, Thanh Hóa) sinh ra vua Lê Huyền Tơng (1663 - 1671).


Ấy là bà Chánh cung Hồng hậu của vua Quang Trung người họ Phạm sinh ra
con trai đầu lòng là Nguyễn Quang Toản, sau được vua Quang Trung truyền ngôi
lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh (1793 - 1802).


Đó là bà Phạm Thị Hằng, sinh ngày 9 tháng 5, năm Gia Long thứ 9 (1810). Quê
bà ở Quy Sơn, huyện Tơn Hóa (Gia Định). Vợ vua Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự
Đức. Bà đã có ảnh hưởng rất lớn đến các vua triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự Đức.

Tất nhiên không thể không nhắc tới một bà họ Phạm tiên khởi tên là Phạm Thị
Ngọc Dung, con gái Phạm Bạch Hổ, vợ của Ngô Xương Ngập sinh ra Ngơ Xương
Xí sau trở thành người đứng đầu trong 12 Sứ quân.

Bài viết này xin được đề cập đến bà Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Trần sinh
năm Bính Dần (1386), vợ Lê Lợi, người từng mang ấu chúa Lê Nguyên Long
xông pha trận mạc cùng với Bình Định Vương Lê Lợi trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh mười năm nằm gai nếm mật.

Bà Ngọc Trần quê ở Quần Đội, Thọ Xuân (tên cũ là Lôi Dương) nay thuộc xã
Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Bà có cha là Phạm Hồnh, anh trai là
Phạm Vân, cả hai người đều tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Làng Quần Đội cách Lam Sơn chừng 4 km về phía đông. Đây là một làng cổ
vùng ven sông Chu, cũng là quê hương của cụ tổ bà Lê Lợi là Nguyễn Thị Ngọc
Duyên (vợ cụ tổ Lê Hối).

Những ngày đầu gian nan của cuộc kháng chiến, bà Ngọc Trần đã cùng dân
làng và nghĩa quân bỏ nhiều công sức trồng cấy chăn nuôi đánh cá để cung cấp
lương thực thực phẩm cho nghĩa quân Lam Sơn.


Thanh thế Bình Định Vương Lê Lợi từ mùa khô năm 1420-1423 ngày một lớn.
Căn cứ nghĩa quân Lam Sơn, theo sáng kiến của tướng Nguyễn Chích đã mở rộng
vào đất Nghệ An. Để gây thêm thanh thế mở rộng căn cứ kháng chiến làm bàn đạp


đánh ra Bắc năm Ất Tỵ (1425), Bình Định Vương Lê Lợi quyết định mở chiến
dịch nhổ thành kiên cố Nghệ An.

Lê Lợi thân chinh cầm quân đốc suất đánh thành. Theo những cứ liệu trong
Lam Sơn thực lục (bản của Hồ Sĩ Dương) mùa xuân tháng Ba, chiến dịch đánh
thành Nghệ An bắt đầu. Cuộc vây hãm thành gặp khơng ít khó khăn, giặc Minh ra
sức chống giữ.

Chiến trường diễn ra trên địa bàn khá rộng trong đó có đền thờ thần Phổ Hộ.
Đêm ấy Bình Định Vương Lê Lợi nằm mộng thấy thần hiện ra “Tướng quân
nhường cho tôi một người thiếp, tôi hứa hết sức phù hộ tướng quân đánh thắng
giặc Ngô, giữ vững nghiệp đế”...

Tỉnh dậy, Vua nghĩ rằng: Thuở xưa, vua Lý nhờ vợ chồng ông hàng dầu là Vũ
Phục, nhảy xuống sông Thiên Phù, hiến xác cho thủy thần mà vua Lý khỏi bệnh
đau mắt, lo được việc chống giặc.

Rồi Lý Thường Kiệt dàn trận đánh Tống, nói rằng có thần ngâm thơ giúp đuổi
giặc, mà quả nhiên hôm sau quân ta phá được giặc Tống bên sơng Như Nguyệt.
Vậy thì ngày nay, ta thí mạng một người mà cứu sống mn người, thu lại được
non sơng, thì việc đáng làm lắm rồi!

Hơm sau, Vương gọi các bà vợ đến hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ thủy thần không?
Sau này khi ta lấy được nước, sẽ lập con của người đó làm thiên tử”. Các bà khơng
ai nói gì, chỉ có bà Ngọc Trần khảng khái quỳ thưa: “Nếu vì nghiệp lớn của Minh

Cơng thì thiếp tự nguyện xả thân; ngày sau mong Minh Công giữ lời hứa, chớ phụ
con thiếp”.


Nhà vua khen ngợi và thương cảm hứa trước các bà và bề tôi, ngày sau xin làm
đúng hẹn. Rồi vua sai bề tôi cùng đến đền làm lễ tế thần. Đó là vào ngày 24 tháng
3 năm Ất Tỵ (1425).

Lúc này bà Ngọc Trần đang bế đứa con lên 3 tuổi, chính là ấu chúa Lê Nguyên
Long rồi vua Lê Thái Tông sau này. Bà gạt nước mắt trao cho người hầu bế ẵm rồi
đứng lên làm vật tế. Trận vây thành Nghệ An kết thúc thắng lợi!

Sau khi bỏ mình vì việc nước, Thái hậu được nhà vua và nghĩa quân đưa về mai
táng tại quê nhà ở sách Quần Đội. Nhưng khi về đến làng Mía (làng Thịnh Mỹ, xã
Thọ Diên hiện nay) thì trời đã tối, linh cữu của bà được đặt ở đây qua đêm.

Sáng mai mọi người ngạc nhiên vì một chuyện lạ: Nơi đặt linh cữu của bà mối
đã đùn thành một đống cao! Bà hiển linh chắc muốn an nghỉ tại chốn này? Bình
Định vương truyền cho làng Mía lập đền thờ gọi là đền Hiển Nhân bên cạnh sông
Chu.

Kỳ lạ thay, sau khi lập đền thờ bà, sông Chu tự nhiên có hiện tượng đổi dịng!
Mộ và đền thờ Hiển Nhân trơi xuống làng Thượng Vơi (nay thuộc xã Xn Hịa
cách làng Mía khoảng 5 km).

Nhân dân làng Thượng Vơi với lịng ngưỡng mộ và thành kính đã lập đền thờ
bà. Vì vậy Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần quê ở sách Quần Đội, nhưng lại thờ ở
làng Mía và sau đó dời về làng Thượng Vơi (xã Xn Hịa) nay đều thuộc huyện
Thọ Xuân.


Như đã nói, mặc dù dưới sự chỉ đạo biên soạn của vua Lê Thánh Tông không
biết vì lẽ gì sự kiện bi thương ấy đã khơng được nhà sử học Ngơ Sĩ Liên nhắc đến
trong Tồn thư?


Mà mãi hơn hai trăm năm sau, Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử mới dám đề
cập tới sự kiện bi thảm đó: “Nhà vua sai làm lễ tế thần. Dùng Hoàng hậu làm vật
tế. Hoàng hậu bèn mất’’. Một bí mật một ám ảnh một thứ “kỵ húy’’ trong dằng
dặc mấy trăm năm của Hoàng gia nhà Lê ?

Có lẽ chuyện đó dành cho những người làm sử cũng như hậu thế sẽ xét nhưng
sự kiện vua Lê Thái Tổ hy sinh cả vợ vì việc nước là có thực! Cũng như cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Minh là đại nghĩa là hợp lịng trời là có thực.

Lưu Thanh, viên chỉ huy giặc Minh ở thành Tam Giang đã mắng một tên nguỵ
binh khi tên này trót buông lời khinh mạn Lê Lợi rằng, mày là thằng man vơ lễ,
ơng ấy sẽ là Hồng đế của chúng mày đấy !

Dẫn ra chuyện này, sử thần Ngô Sĩ Liên đã nhận xét: “Vua nổi dậy, nghĩa binh
đi đến đâu giặc thua chạy có phải vì ta nhiều địch ít ta mạnh địch yếu mà chúng
không chống nổi đâu? Là vì Đức của vua hợp với lẽ Trời nên Trời giúp cho làm
đẹp lòng người nên người theo về! Đến cả bọn giặc cũng đều phải tơn kính! (Tồn
thư. NXBKHXH 1993 trg. 275)

Thiển nghĩ, chả thể lấy quan điểm bây chừ những là khoa học những là này
khác để mà coi mà phán lẫn kết về hành động hy sinh bà vợ của Bình Định Vương
Lê Lợi cho cuộc kháng chiến chống quân Minh. Những vội vàng quy chụp mơng
muội thiển cận duy tâm này khác...

Chính sự vội vã ấy mà hơn ba chục năm một câu trong Bình Ngô Đại Cáo đã bị

bỏ quên một cách cố ý trong bộ sách giáo khoa phổ thông! Ấy là câu thứ 145.
Tồn bộ Bình Ngơ Đại Cáo có 150 câu. Câu thứ 145 nằm giữa hai câu "Bốn biển
thanh bình ban chiếu duy tân khắp chốn / để mở nền thái bình mn thuở"... là câu


"thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tướng âm hựu nhi trí nhiên dã" (Dịch
là "Âu cũng là nhờ trời đất tổ tông linh thiêng ngầm giúp mới được như vậy")

Mọi người đều hay Bình Ngơ Đại Cáo tác giả là Nguyễn Trãi. Quan điểm tư
tưởng- triết học nhân sinh quan thế giới quan của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV- cũng
là quan niệm triết học cơ bản của phương Đơng trong đó có Việt Nam khi Nguyễn
Trãi kính cẩn niệm hộ cho chủ tướng Lê Lợi của mình những thiên địa/tổ
tơng/linh/âm hựu...

Nói là “niệm hộ’’ bởi Bình Ngơ đại cáo, nói như trong Đại Việt sử ký tồn thư
của nhà sử học Ngơ Sĩ Liên sau khi dẹp yên giặc Ngô, Vua ban bố đại cáo khắp
thiên hạ.

Bản đại cáo này do văn thần Nguyễn Trãi soạn (dẫn theo Tồn thư, trang 282tập 2). Nói một cách khác, Nguyễn Trãi đã căn cứ vào ý tưởng của chủ tướng, đón
ý của Lê Thái Tổ một cách sáng tạo khi thể hiện Đại cáo bình Ngơ.

Thời điểm ấy vua Lê Lợi chưa ban bố chữ “huý’’ nhưng Nguyễn Trãi, văn tài
thì có lẽ khỏi bàn nhưng có lẽ, nhất thiết từng câu cũng như tồn bài “cáo’’ phải
đúng phải sát cách nghĩ và tầm nghĩ của Lê Thái Tổ nhất lại là người hơn mười
năm theo sát chủ tướng của mình nằm gai nếm mật trải bao phen trận mạc hiểm
nguy.

Câu "Âu cũng là nhờ trời đất tổ tông linh thiêng ngầm giúp mới được như vậy"
không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi “niệm hộ’’ Lê Lợi một cách tha thiết kính
cẩn dường ấy mà phải có một căn duyên?



Vậy nên cũng chả khó chi khi lớp hậu thế hướng cái nhìn kính cẩn về sự kiện bi
thương trong 10 năm gió bụi gian nan đánh giặc Minh của Bình Định Vương Lê
Lợi!



×