Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ke hoach phu dao hoc sinh yeu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.04 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU</b>


<b>BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - NĂM HỌC 2010 - 2011</b>


Căn cứ kế hoạch số :28/ KH - PGD ĐT ngày 04/9/2009 chỉ đạo xây dựng kế
hoạch " Phụ đạo học sinh yếu kém - Bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2009-2010 '' của
Phòng GD đào tạo Cao Lộc .


Trường Tiểu học thị trấn Cao Lộc xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu- bồi
dưỡng học sinh giỏi năm học 2010-2011 cụ thể như sau.


I- Mục đích yêu cầu:


- Tập trung chỉ đạo phụ đạo học sinh nhận thức chậm, học lực yếu chưa đạt chuẩn
kiến thức kỹ năng các môn học tại các lớp đang học bằng nhiều hình thức . Nhằm tạo
điều kiện cho các em phát huy được khả năng học tập, vận dụng một cách nhẹ nhàng, các
kiến thức đạt được chuẩn theo quy định của lớp đang học.


- Giáo viên chủ nhiệm, bộ mơn đều có trách nhiệm gần gũi, trực tiếp giúp đỡ, dạy
cho học sinh cách học tích cực. Việc theo dõi, giúp đỡ, phụ đạo học sinh nhận thức chậm
phải trở thành một nhiệm vụ hàng ngày của mỗi giáo viên.


- Kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp.


- Phát hiện học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu bộ mơn ngay từ đầu năm học và
trong quá trình học tập hàng ngày để kịp thời bồi dưỡng cho các em ; Tạo mọi điều kiện
để học sinh được phát huy năng lực học tập, tích cực tư duy sáng tạo trong các giờ lên
lớp.


- Đối với học sinh lớp 5 tổ chức chọn đội tuyển bồi dưỡng giúp học sinh thể hiện
được trí thơng minh ,sáng tạo của mình trong quá trình thể hiện kiến thức toàn bậc học


Tiểu học.


- Có đội tuyển dự giao lưu Tốn các cấp từ 5 HS trở lên. .


- Co đội tuyển tham dự giao lưu học sinh giỏi toàn diện các cấp từ 10 HS trở lên.
- Có đội tuyển dự thi VSCĐ các cấp từ 40 HS trở lên.


- Khơng cịn HS đọc, viết, tính tốn chưa đạt chuẩn vào thời điểm kết thúc học kỳ
một năm học 2010 - 2011.


II - Nội dung kế hoạch.


<i><b>1. Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học</b></i> .


- Mỗi học sinh tham gia làm 3 bài khảo sát chất lựợng mơn Tốn , Tiếng Việt
+ Một bài đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Một bài Toán .


- Nội dung các bài kiểm tra khảo sát lấy trong chương trình lớp học năm trước. Mỗi
bài kiểm tra có một nội dung nâng cao giành cho học sinh giỏi ( 2 điểm).


- Giáo viên bộ môn khảo sát chất lượng bộ môn .


- Phân loại đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh giỏi bộ mơn Tốn, Tiếng
Việt. Học sinh viết chữ đẹp, học sinh năng khiếu . Đồng thời lập danh sách học sinh đọc ,
viết, tính tốn và các môn học chưa đạt chuẩn.


- Thời gian khảo sát, phân loại học sinh hoàn thành tuần 1 tháng 9 năm 2010.
- Lực lượng khảo sát: Giáo viên chủ nhiệm.



<i><b>2. Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi; Phụ đạo học sinh yếu .</b></i>


<b> *Phụ đạo học sinh yếu:</b>


-Thời gian phụ đạo trực tiếp vào các giờ lên lớp và 30 phút cuối buổi học chiều
mỗi ngày, ngay sau khi hoàn thành phân loại học sinh ( tuần 2/9/2010). Đến hết năm học
2010-2011..


- Người phụ đạo : Giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chức học tập theo nhóm tạo điều
kiện để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu . Xây dựng đôi bạn cùng tiến.


- GVCN lớp lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu từng môn của lớp hàng tuần. Trao
đổi với học sinh về lực học của các em, thông báo với phụ huynh về nội dung, thời gian
phụ đạo thêm cho học sinh để phối hợp đưa đón, kiểm tra hoặc giao thêm bài về nhà.
- Hàng tháng GVCN báo cáo kết quả phụ đạo , sự tiến bộ của từng học sinh với
hiệu trưởng trong phiên họp triển khai công tác chủ nhiệm đầu tháng.


* Bồi dưỡng học sinh giỏi:


- Đối với đối tượng học sinh giỏi các lớp 1,2,3,4. Học sinh viết chữ đẹp ở các khối
1,2,3,4,5.


- Người bồi dưỡng : GVCN , giáo viên bộ môn đang dạy tại các lớp, cử đ/c Bạch
Thị Lưỡng , bồi dưỡng môn Tiếng Việt ; đ/c Đặng Thị Kim Liên bồi dưỡng mơn Tốn
cho đội tuyển lớp 5


- Nội dung bồi dưỡng:


+ Rèn luyện kiến thức kỹ năng cơ bản, đưa ra các tình huống có vấn đề cho


học sinh tư duy, khám phá. Đưa nội dung các bài tập nâng cao vào các tiết học hàng
ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Đối với học sinh lớp 5 tổ chức khảo sát chọn đội tuyển Toán ; Đội tuyển
học sinh giỏi toàn diện, tổ chức bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Nội dung bồi dưỡng
Toán, Tiếng Việt nâng cao lớp 5. Tiểu học.Thường xuyên sưu tầm và cho học sinh làm
quen các đề kiểm tra trắc nghiệm ; các đề giao lưu học sinh giỏi các năm, các tỉnh bạn.
+ Thời gian bồi dưỡng: Toàn bộ thời gian các tiết Toán, Tiếng Việt, buổi 2
và thời gian nghỉ giữa kỳ 1, cuối kỳ 1.


- Ơn luyện học sinh thi giải Tốn trên mạng Internet cấp trường , cấp tỉnh : Chọn
đội tuyển 8 đến 10 em , bồi dưỡng kiến thức tin học và kỹ năng giải toán trên mạng . Cử
giáo viên phụ trách tin học, giáo viên dạy Toán khối 5 theo dõi hướng dẫn và giúp đỡ học
sinh giải Toán hàng tuần .


<i><b>3- Lên thời khoá biểu thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.</b></i>


- Giao cho GVCN lập kế hoạch cụ thể phù hợp với từng lớp.


- Đội tuyển lớp 5 giao cho 3 giáo viên trực tiếp dạy lập kế hoạch thời gian cụ thể.
<b>III- Tổ chức thực hiện:</b>


<b> 1- Triển khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu đến các lớp,</b>
đến toàn thể giáo viên và học sinh.


2- GVCN trao đổi với học sinh và phụ huynh học sinh về lực học thực tế của từng
học sinh, những đối tượng phải phụ đạo; những đối tượng cần được bồi dưỡng .Trao đổi
cụ thể về nội dung phụ đạo, bồi dưỡng, thời gian phụ đạo và biện pháp phối hợp để giao
bài về nhà phụ huynh kèm cặp thêm.Lập sổ theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh hàng
tháng báo cáo với hiệu trưởng.



3- Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp
dạy học theo nhóm đối tượng, cách giao bài cho học sinh. Đồng thời lập sổ theo dõi sự
tiến bộ của học sinh toàn trường hàng tháng có đánh giá sơ kết cơng tác phụ đạo và bồi
dưỡng học sinh trước hội đồng .


4- Phấn đấu đến hết học kỳ một 100% học sinh của trường đạt chuẩn kiến thức kỹ
năng các môn tại lớp đang học.


5-Xây dựng các đôi bạn cùng tiến trong lớp. Khuyến khích thành lập các nhóm học
tập tại lớp và các nhóm học tập theo địa bàn dân cư để phát huy trí tuệ tập thể, sự hợp tác
thân thiện trong học sinh.


6- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội tham gia xã
hội hố giáo dục, động viên khuyến khích học sinh tích cực học tập.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×