Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 170 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Mai Thị Cẩm Nhung
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Tú
Lớp
: 12SMN2

Đà Nẵng, tháng 5/2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................5
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................5
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................6
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................6
8. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
9. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................................................7
10. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................7


NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO THAM GIA
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI ...............................................8
1.1. Một số lý luận về sáng tạo..................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về sáng tạo .......................................................................................8
1.1.2. Bản chất và cấu trúc tâm lí của sáng tạo .........................................................10
1.1.3. Cơ chế tâm lí của sáng tạo ..............................................................................14
1.1.4. Chủ thể sáng tạo và những phẩm chất của người sáng tạo .............................17
1.1.5. Một số năng lực sáng tạo chủ yếu ...................................................................20
1.1.6. Các tiêu chí và cấp độ của sáng tạo ................................................................22
1.1.7. Điều kiện của sáng tạo ....................................................................................23
1.1.8. Phương pháp đo đạc đánh giá sáng tạo ...........................................................27
1.2. Khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ...................34
1.2.1. Khái quát chung về hoạt động tạo hình...........................................................34
1.2.2. Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình.......................38
1.2.3. Vai trị của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
5 – 6 tuổi ....................................................................................................................41
1.2.4. Mối quan hệ giữa tính sáng tạo với các yếu tố tâm lý khác ............................43


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................45
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO CỦA TRẺ MGL 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ..47
2.1. Khái niệm hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi
trong hoạt động tạo hình ........................................................................................47
2.2. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5
– 6 tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình ..............................................................48
2.2.1. Dựa vào các khái niệm cơng cụ ......................................................................48
2.2.2. Dựa vào đặc điểm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
trường MN .................................................................................................................49

2.2.3. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, các biểu hiện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trong HĐTH: ......................................................................................................49
2.2.4. Dựa vào chương trình giáo dục mầm non mới và mục tiêu của hoạt động tạo
hình ............................................................................................................................50
2.2.5. Hướng đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học ở trường mầm
non. ............................................................................................................................51
2.2.6. Việc sử dụng hệ thống các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 –
6 tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình......................................................................51
2.3. Các yêu cầu của việc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng
tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình ...............................52
2.3.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục .........................52
2.3.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo chính xác, khoa học .......................................52
2.3.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng ...........................52
2.3.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân tích hóa, tính vừa sức.....................53
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MGL 5 – 6
tuổi trong hoạt động tạo hình .................................................................................54
2.4.1. Bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa trên bộ test Klaus K.Urban .54
2.4.2. Bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa theo Test Torran (5 hình vẽ) 58
2.4.3. Đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH thơng qua bài tập
sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan .......................................................................61


2.4.4. Bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ thơng qua việc tạo ra sản phẩm tạo
hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên ....................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................69
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA
TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON .........................72
3.1. Mục đích nghiên cứu của thực trạng..............................................................72
3.2. Vài nét về trường mầm non.............................................................................72

3.2.1. Trường mầm non Tuổi Thơ.............................................................................72
3.2.2. Trường Mầm non Dạ Lan Hương ...................................................................72
3.3. Thời gian khảo sát thực trạng .........................................................................74
3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................74
3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................74
3.5.1. Quan sát sư phạm ............................................................................................74
3.5.2. Điều tra bằng Anket ........................................................................................74
3.5.3. Đàm thoại ........................................................................................................74
3.5.4. Thu thập, nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình...........74
3.5.5. Xử lý số liệu bằng tốn thống kê ....................................................................74
3.5.6. Phương pháp đánh giá kết quả ........................................................................74
3.6. Kết quả điều tra ................................................................................................75
3.6.1. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc đánh giá khả năng sáng tạo tham
gia hoạt động tạo hình của trẻ MG 5 – 6 tuổi ...........................................................75
3.6.2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5
– 6 tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình ở trường mầm non ....................................84
3.6.3. Tìm hiểu mức độ sáng tạo của trẻ 5 – 6tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình ở
trường mầm non. .......................................................................................................85
3.7. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động tạo hình ......................................................................................102
3.7.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên giúp
trẻ biết tự lực tìm kiếm và thể hiện nội dung tạo hình ............................................102


3.7.2. Xây dựng mơi trường kích thích hứng thú và nhu cầu sáng tạo của trẻ 5 – 6
tuổi trong HĐTH .....................................................................................................107
3.7.3. Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động kích thích trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH ..................................................................110
3.7.4. Tăng cường các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo
hình nhằm phát triển khả năng tri giác và cảm thụ thẩm mĩ cho trẻ .......................115

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................119
KẾT LUẬN ............................................................................................................122
1. Kết luận ...............................................................................................................122
2. Kiến nghị sư phạm ..............................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Đánh giá của GV về các hoạt động mà trẻ MG 5 – 6 tuổi thể hiện khả
năng sáng tạo ...........................................................................................75
Bảng 3.2: Đánh giá GV về mức độ quan trọng của các bước trong quá trình tổ
chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ .......76
Bảng 3.3. Các biện pháp GV sử dụng để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trong HĐTH. ....................................................................77
Bảng 3.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc đánh giá khả năng sáng tạo
trong hoạt động tạo hình của trẻ ..............................................................78
Bảng 3.5. Đánh giá của giáo viên về mức độ khả năng sáng tạo trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong HĐTH ở trường mầm non ..............................................................78
Bảng 3.6. Các hoạt động được giáo viên tổ chức nhằm phát triển khả năng sáng tạo
của trẻ trong hoạt động tạo hình ..............................................................79
Bảng 3.7. Các tiêu chí để giáo viên đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐTH ....80
Bảng 3.8. Hoạt động mà giáo viên cho rằng trẻ thể hiện khả năng sáng tạo nhất
trong hoạt động tạo hình ..........................................................................81
Bảng 3.9. Đánh giá của giáo viên về những yếu tố tác động đến khả năng sáng tạo
của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ..............................................82
Bảng 3.10: Đánh giá của GV về những yếu tố khi tổ chức hoạt động tạo hình sẽ
gây hạn chế đến khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi .............................83
Bảng 3.11.Đánh giá giáo viên trong việc sử dụng các bài tập để đánh giá khả năng
sáng tạo của trẻ trong HĐTH ...................................................................84

Bảng 3.12.GV gặp khó khăn khi sử dụng bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ
trong quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ 5 – 6 tuổi ....................................85
Bảng 3.13: Thực trạng về khả năng sáng tạo của trẻ ................................................95
Bảng 3.14: Thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ở từng tiêu chí ............96
Biểu đồ 3.1. Mức độ khả năng sáng tạo của trẻ dựa trên bộ Test Klaus K.Urban ....87
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả năng sáng tạo của trẻ dựa trên bộ Test Torrance .............92
Biểu đồ 3.3. Mức độ khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các bài tập sử dụng
NVLTN kếp hợp với lời nói và hình ảnh trực quan ................................95
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ qua hệ thống các bài tập102


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tóm tắt

Hoạt động tạo hình

HĐTH

Mẫu giáo lớn

MGL

Mẫu giáo

MG

Giáo viên


GV

Sáng tạo

ST

Ít sáng tạo

IST

Rất sáng tạo

RST

Không sáng tạo

KST

Giáo dục mầm non

GDMN

Nguyên vật liệu thiên nhiên

NVLTN

Tư duy sáng tạo

TDST



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam. Việc chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm
đầu tiên của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con
người tương lai của đất nước. Vì thế, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền
lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Đa số chúng ta đều được sinh ra với ít nhiều tiềm năng sáng tạo. Nếu được
khuyến khích và giáo dục ngay từ nhỏ trong mơi trường cởi mở, tiềm năng này mới
có thể trở thành năng lực thực sự trong cuộc sống và là tiền đề để giúp trẻ có những
bước tiến cũng như suy nghĩ mang tính đột phá, khác biệt sau này. Vì thế với trẻ
mầm non, khả năng sáng tạo cần được hình thành và nuôi dưỡng từ nhỏ. Ở trường
mầm non luôn tổ chức các hoạt động một cách phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
Trong đó hoạt động tạo hình được xem là hoạt động có sức hút lớn đối với trẻ, là
hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát
triển tồn diện nhân cách trẻ.Đặc biệt là về sự phát triển nhận thức của trẻ, đây được
coi là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển khả
năng sáng tạo của trẻ ở trường mầm non.
Mặt khác, độ tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã thể hiện tính tự lực, tự do và chủ động.
Trẻ đã biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn, ghi nhớ có chủ
định của trẻ cũng bắt đầu phát triển trẻ có thể tái hiện lại các hoạt động một cách chi
tiết và chính xác. Ngồi ra khả năng quan sát của trẻ cũng linh hoạt hơn nên trẻ có
thể nhớ và thực hiện lại các hành động tương đối chính xác. Hơn thế nữa, trong sự
phát triển tri giác của trẻ khi trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh thì
tính chủ định phát triển rất cao, trí nhớ có chủ định của trẻ cũng tốt hơn, dung lượng

nhớ tăng, khả năng nhớ lâu hơn và bền hơn. Những hình ảnh mà trẻ tiếp thu được
cũng đủ cơ sở để tư duy trực quan hình ảnh phát triển hiệu quả. Những yếu tố này là
cơ sở quan trọng trong hoạt động sáng tạo của trẻ.
Tuy nhiên thực tế giáo dục mầm non ở một số trường mầm non cho thấy việc
dạy học theo hướng phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt


2
động cịn có nhiều hạn chế đặc biệt là trong hoạt động tạo hình, hoạt động này được
tổ chức với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp – hình thức cịn
mang tính áp đặt, giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện, phát huy đúng
mức. Trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu nguồn cảm hứng, bên
cạnh đó, giáo viên cũng chưa xác định được sự sáng tạo trẻ như thế nào để có
những biện pháp giáo dục phù hợp. Chính những điều này sẽ làm cản trở sự phát
triển nhận thức thẩm mỹ và làm mai một đi khả năng sáng tạo của trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ
thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động to hình”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Những cơng trình nghiên cứu về sáng tạo xuất hiện tương đối sớm trên thế
giới và ngày được phát triển. Có thể liệt kê ra một số cơng trình đã được bảo vệ
thành công với đề tài về sáng tạo như sau:
J.P.Guilford (Mĩ) đã không đưa ra một định nghĩa đơn thuần về sáng tạo mà
theo ơng thì tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện những phương pháp logic
trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới của
việc giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Quan niệm này của ông đã xem sáng
tạo như là một thuộc tính, là một phẩm chất của tư duy sáng tạo. Đặc trưng của tư
duy sáng tạo là sự tìm kiếm những phương pháp logic, những phương pháp mới,
những phương pháp khác nhau của việc giải quyết vấn đề. [7] Ơng cũng đưa ra mơ

hình lí thuyết về cấu trúc trí tuệ 120 thành tố, trong đó trí tuệ con người được phân
định thành hai phần cơ bản là: Thông minh (intelligence) hiểu theo nghĩa truyền
thống và tính sáng tạo (creativity).
Theo tác giả E.P.Torrance (1962) “ Sáng tạo được hiểu là một quá trình tạo ra
ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đến kết quả..Kết quả này có ít
nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy,
chưa có ý thức về nó”. Ơng cũng đã soạn thảo một số Test về sáng tạo rất có giá
trị.Test sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo được Torrance dùng cho nhiều độ tuổi
khác nhau từ trẻ mầm non đến trưởng thành, đánh giá dựa trên 4 chỉ số: Nhanh
nhạy, linh hoạt, tỷ mỹ, độc đáo. Đối với trẻ mầm non khi tham gia hoạt động tạo
hình các chỉ số này sẽ bộc lộ và hình thành một cách rõ nét hơn. Nhận định của tác


3
giả này giúp chúng ta quan tâm hơn tới việc đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ
trong hoạt động tạo hình.
L.X.Vưgotxki với một số tác phẩm như: “Trí tưởng tượng sáng tạo của lứa
tuổi thiếu nhi”, “Tâm lý học nghệ thuật”, “Sự phát triển của chức năng tâm lý cấp
cao” đã xây dựng nên lý thuyết khá hoàn chỉnh về tưởng tượng. Theo Vưgotxki:
“Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn
như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo
nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện”. Khi nghiên cứu về tưởng
tượng sáng tạo ở trẻ ông đã chỉ ra vai trò của hứng thú đối với việc hình thành và
phát huy khả năng sáng tạo của trẻ em trong HĐTH và ông đặc biệt nhấn mạnh đến
nguyên tắt tự do trong hoạt động nghệ thuật. Vưgotxki: Lý thuyết về vùng phát triển
gần: Ông khẳng định về sự phát triển của trẻ em, phát triển khả năng sáng tạo không
thể tách rời mối quan hệ với thế giới xung quanh, xã hội. Trẻ có thể tự kiến tạo nên
hiểu biết của mình một cách rất chủ động, tích cực, sáng tạo ở trên mức bình thường
mang tính đại trà. Mọi sự phát triển trong đó có phát triển trong đó phát triển khả
năng sáng tạo của trẻ em phải được thực hiện thơng qua chính hoạt động trong đó

hoạt động vui chơi là hoạt động nền tảng để tạo nên điều đó. Sự sáng tạo đó khơng
thể tự mình tách ra mà cần có sự tương tác, phối hợp và cùng nhau chia sẻ. Chính
gợi ý của Vưgotxki đã gợi ý ra những hoạt động của các nhà sư phạm hiện nay có
các phương pháp giáo dục: học cộng tác, học theo dự án nhóm là hình thức học có
thể đẩy người học tới vùng phát triển gần nhất. Trong cuốn :“Trí tưởng tượng và
sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên” ông cũng đưa ra quan niệm: “Chúng ta gọi hoạt
động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người ta tạo ra được một cái gì mới,
kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó
của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người”. [12; tr25 – 27].
Các nhà tâm lí học Liên Xơ cũ đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu vấn đề sáng tạo.
A.N.Luk nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động sáng tạo, U.N. Puskin nghiên
cứu vấn đề lí luận và thực hành của tư duy sáng tạo. Mối quan hệ giữa tư duy sáng
tạo với vô thức. B.M. Kêdrôp, M.G. Iarôsepxki, nghiên cứu những vấn đề tâm lí của
hoạt động khoa học, tư duy khoa học, những đặc điểm chung và đặc thù hoạt động
phát minh của các nhà khoa học. D.M. Bơgiơialenxky, G.S Kơstul,… N.A.
Mensinkaia phân tích tầm quan trọng của hoạt động sáng tạo với quá trình tiếp thu tri
thức. Các tác giả cho rằng tưởng tượng sáng tạo là thành phần cần thiết và khó phân


4
biệt với tư duy sáng tạo. Về tư duy sáng tạo trong nhà trường có các cơng trình của
N.G. Alêcxâyep, I.Ia. Derner và E.M. Miarski,…Những yếu tố của quá trình sáng tạo,
những thuộc tính của nhân cách được M.A. Blok, T.X. Xumbaep, P.M. Iacơpsơn…
quan tâm.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng và định rằng trong HĐTH của trẻ
MN đều có sự sáng tạo và đó là một hiện tượng xã hội. Một số đông tác giả cho
rằng: Khả năng sáng tạo trong HĐTH của trẻ khơng kém gì người lớn và thậm chí
có nhiều tác giả cịn nói rằng sự sáng tạo này xuất hiện ở mỗi trẻ em.
2.2. Ở Việt Nam
Nếu trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tạo của con

người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ở Việt Nam cũng có khơng ít những
thành tựu nghiên cứu về sáng tạo.
Trong Tuổi trẻ sáng tạo của tác giả Đức Ánh – Như Đàm – Minh Đức đã phác
thảo một số vấn đề liên quan đến sáng tạo và đi vào những câu chuyện sáng tạo của
tuổi trẻ.
Nhà Tâm lý Đức Uy (1999) với “Tâm lý học sáng tạo”, đã phác họa rõ nét
khái niệm liên quan đến sáng tạo, mối quan hệ giữa tuổi tác và sáng tạo và một số
phẩm chất của con người sáng tạo trong giai đoạn hiện nay.
Phạm Thành Nghị (2001),” Những vấn đề tâm học sáng tạo” nói đến những
yếu tố cơ bản của sáng tạo trên góc độ tâm lý học
Tác giả Mai Thị Khánh Tú với đề tài: “Một số biện pháp phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo của trẻ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ” đã đưa ra một
hệ thống các biện pháp như cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh, hình thành
long say mê, ham thích được tham gia HĐTH.
Tác giả Lê Thanh Thủy với đề tài: “Sự phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của
trẻ em trong HĐTH” đã đưa ra kết luận rằng cách thức tổ chức HĐTH sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến sự xuất hiện và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ em. Nếu biết cách
phối hợp một cách hợp lý giữa các bài tập tạo hình theo mẫu với các bài tập tạo
hình tự do, khéo léo nâng dần yêu cầu sáng tạo từ hình thức tạo hình theo đề tài bắt
buộc đến hình thức theo đề tài tự do, các nhà sư phạm có thể từng bước khơi dậy,
phát triển tính tích cực của tư duy sáng tạo và tưởng tượng sáng tạo. Ngoài ra, tác
giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác đến khả năng tạo hình của trẻ mẫu
giáo, đã đưa ra một số biện pháp tổ chức quá trình tri giác cho trẻ. [12, tr33 – 34].


5
Nhiều nhà tâm lí học Việt Nam đã nghiên cứu về sáng tạo và phát triển sáng
tạo. (Nguyễn Huy Tú, người đã Việt hóa Test Schoepferisches Denken –
Zeichnerisch của tác giả người Đức Klaus K.urban, tác giả cuốn sách về tính sáng
tạo và chỉ số sáng tạo CQ, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005 và nhiều

bài bài viết khác trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành; Nguyễn Đức Uy
(1999)cũng xuất bản cuốn sách Tâm lí sáng tạo, do nhà NXB Giáo dục, Hà Nội xuất
bản. Huỳnh Văn Sơn viết Giáo trình tâm lí học sáng tạo…Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn
cũng bàn nhiều về phát triển khả năng sáng tạo nói chung và sáng tạo trong tốn học nói
riêng… Một số tác giả như Nguyễn Huy Tú, Trần Tuấn Lộ, Đức Uy, Vũ Kim Thanh…
có bài giảng về tâm lí học sáng tạo. Một số đề tài luận văn cao học cũng đã đề cập đến
vấn đề sáng tạo như tác giả Phạm Hồng Quý, Lê Thanh Tùng…
Qua đó thấy rằng sáng tạo của con người được nghiên cứu từ rất lâu, và ngày
nay sáng tạo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà Tâm lý học trong và
ngoài nước. Các nhà nghiên cứu đều thấy được vai trò của HĐTH đối với sự phát
triển của trẻ, đều quan tâm đến việc tìm kiếm những con đường có hiệu quả nhất để
nâng cao khả năng sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa đi sâu vào
việc đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ đặc biệt là trong hoạt động tạo hình, một
hoạt động địi hỏi sự sáng tạo ở trẻ.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về khả năng sáng tạo của trẻ từ đó xây dựng hệ thống
bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình.
Trên cơ sở đó, vận dụng hệ thống bài tập để đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MGL 5 – 6 tuổi
trong HĐTH ở trường Mầm non Dạ Lan Hương và trường mầm non Tuổi Thơ tại
quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5-6 tuổi
trong HĐTH ở trường mầm non.



6
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi
trong HĐTH một cách hợp lí, khoa học thì việc đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ
sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Từ đó, giúp giáo viên đánh giá được mức độ khả năng
sáng tạo trẻ 5 – 6 tuổi cũng như đề xuất được các biện pháp tác động sư phạm phù
hợp góp phần kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ, nâng cao hiệu quả tổ chức
HĐTH cho trẻ MN.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống bài tập đánh giá của trẻ MG 5 – 6
tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình
7.2. Tìm hiểu khả năng sáng tạo tham gia hoạt động tạo hình của trẻ MG 5 –
6tuổi ở một số trường mầm non tại Đà Nẵng
7.3. Xây dựng bài tập đánh giá cho trẻ MG 5 – 6 tuổi khi tham gia hoạt động
tạo hình
7.4. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong hoạt động tạo hình
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo, thu nhập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa những tài liệu từ sách báo, tạp chí, mạng internet… về khả năng sáng tạo và đặc
điểm tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi; cơ sở xây dựng các bài tập đánh giá khả năng sáng
tạo của trẻ trong các hoạt động học ở trường mầm non để làm sáng tỏ một số vấn đề
lý luận.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1.Phương pháp quan sát sư phạm
Dự giờ quan sát quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ MGL của giáo viên để xác
định khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình.
8.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy trẻ

học tạo hình. Đặt câu hỏi cho trẻ trả lời về khả năng sáng tạo của trẻ khi học hoạt
động tao hình.
8.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò, điều tra ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn


7
ở các trường mầm non trong TP. Đà Nẵng về các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo
trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ để nắm được tình hình và cách
hướng dẫn trẻ MG 5 – 6 tuổi học tạo hình.
8.2.4. Phương pháp quan sát thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm áp dụng bài tập đánh giá cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động
tạo hình nhằm kiểm nghiệm, đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ cũng như việc sử
dụng biện pháp nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
8.2.5. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức thống kê toán học để xử lý số liệu đã thu thập được
trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu.
9. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
9.1. Về lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận và làm sáng tỏ về việc đánh giá khả năng
sáng tạo cho trẻ 5– 6 trong hoạt động tạo hình.
9.2. Về thực tiễn
Đề tài góp phần xác định hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo cũng như
các tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 –6 tuổi khi tham gia hoạt động
tạo hình. Từ đó, đề xuất biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi.
10. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6
tuổi trong hoạt động tạo hình

Chương 3: Đánh giá thực trạng về khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong
hoạt động tạo hình


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO THAM GIA
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1. Một số lý luận về sáng tạo
1.1.1. Khái niệm về sáng tạo
Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là “tìm ra cái mới, cách giải
quyết mới, khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có”. Như vậy, nói đến sáng tạo là
nói đến việc làm ra cái chưa ai làm hoặc là việc tìm tịi làm cho tốt hơn mà khơng bị gị
bó. [8; tr1089]
Theo Ngôn ngữ học, sáng tạo là làm ra cái gì đó chưa hề có
Theo từ điển Triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra
những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định
bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng
tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần.
Quan niệm của S.Freud- cha đẻ của Phân tâm học về sáng tạo cũng là một
quan niệm cần lưu tâm.Theo ơng thì “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình,
là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ em cũ”. Với Freud trị chơi và tưởng tượng
là hai hình thức biểu hiện của vô thức, nền tảng của sáng tạo là nguyện vọng không
được thỏa mãn. Quan điểm trên hồn tồn sai lầm bởi các nhà duy tâm lí giải bản
chất của sáng tạo phụ thuộc vào thế giới tâm linh, vào bản năng của con người mà
không thấy được tính tích cực của con người trong q trình sống để tạo ra sản phẩm
sáng tạo.[9; tr25]
Theo E.P.Torrance cho rằng “Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết

nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả”. Đây là quan niệm khá rộng về sáng tạo vì mọi
quá trình giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động [9;tr25].
Đối với L.X.Vưgôtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của
con người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não khơng những là
một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó cịn phối hợp một
cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và những hành vi mới bằng
những yếu tố của kinh nghiệm cũ đó.” Hoạt động sáng tạo được ơng nhìn nhận như
sau: “Sự sáng tạo thật ra khơng chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở


9
khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho dù
cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…”,
“tuyệt đại đa số những phát minh là do những người vô danh làm ra, như thế một
quan điểm khoa học về vấn đề này buộc ta phải xem xét lại sáng tạo là một quy luật
hơn là một ngoại lệ”. Tất nhiên những biểu hiện cao nhất của sáng tạo cho đến nay
vẫn là một số ít của thiên tài chọn lọc trong nhân loại, trong đời sống hằng ngày
xung quanh chúng ta, sáng tạo là một điều cần thiết của sự tồn tại , và tất cả những
gì vượt qua ngồi khn khổ cũ, dù chỉ một mét mới thì nguồn gốc phát minh của
nó đều do q trình sáng tạo của con người Theo bà, “Sáng tạo là hoạt động tạo ra
cái mới khơng biết nhưng kết quả tạo ra đó có ý nghĩa hiện thực cụ thể”, là sự vật cụ
thể ở thế giới bên ngồi hay có ý nghĩa về tư duy, tình cảm, là cấu tạo nào đó của trí
tuệ hay tình cảm. Định nghĩa này đã cho thấy tiềm năng rộng lớn của con người
chúng ta. [2; tr10].
M.Willson – nhà tâm lí học người Mỹ thì định nghĩa: “Sáng tạo là quá trình
mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng,
các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của các yếu tố khác nhau”[9; tr25].
Theo tác giả Nguyễn Huy Tú, trong Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo
thì: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hồn cảnh có vấn đề. Quá trình
này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh

nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập đã tạo ra được những ý tưởng mới, độc
đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ các giải
pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề
đặt ra”. [2; tr11]
E.P.Torrance cho rằng sáng tạo là quá trình bởi vì sáng tạo bao giờ cũng có
mở đầu tức là xác định giả thuyết, ý tưởng sáng tạo xuất hiện, diễn biến, nghiên cứu
và kết thúc là tạo ra kết quả. Trong quá trình sáng tạo, con người phải cân nhắc,
đánh giá những điều kiện khách quan, chủ quan, khám phá, tìm tịi tạo ra những giả
thuyết, sau đó thử đi thử lại, kiểm tra các giả thuyết rồi cuối cùng trực tiếp hoặc
gián tiếp tạo ra kết quả. Có thể nói, q trình giải quyết bất kì nhiệm vụ nào của con
người đều là hoạt động sáng tạo nhưng là ở các mức độ khác nhau. Các mức độ
tương ứng với 4 chỉ số cơ bản sau: Fluence (F): Nhanh nhạy ( nhanh chóng tạo ra
sản phẩm); Flexibilyty (Fx): Linh hoạt (tạo ra nhiều loại sản phẩm hoạc nhiều cách
giải khác nhau); Elaboration (E): Chi tiết (sản phẩm tạo ra với nhiều chi tiết tỷ mỷ,


10
công phu); Originalyty (O): Độc đáo (sản phẩm hoặc cách giải quyết khác với
người khác). Như vậy, quan điểm của F. P Torance hướng nhiều đến phương thức
hoạt động sáng tạo và cách đánh giá sáng tạo.
GS. Chu Quang Thiêm, Trường Đại học Bắc Kinh trong cuốn sách “Tâm lý
Văn nghệ” ơng cũng nói về khái niệm sáng tạo gắn với cái mới “Sáng tạo là căn cứ
vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp để
tạo thành một hình tượng mới” [9; tr25].
Theo tác giả K.K.Urban từ góc độ nhân cách“Tính sáng tạo của con người là
thuộc tính nhân cách bộc lộ trong sản phẩm hoạt động mới mẻ, độc đáo, tối lợi, gây
ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới mẻ, gây ngạc nhiên cho người khác”[ 3;tr2].
X.L.Rubinxtêin cho rằng “sự sáng tạo là hoạt động của con người tao ra những
chất liệu mới có ý nghĩa xã hội và những chất liêu mới ấy có thể là giá trị vật chất
hoạc giá trị tinh thần”.[9, tr25].

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về sáng tạo
nhưng có điểm chung là sáng tạo là một quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới. Trên
cơ sở phân tích một số quan niệm trên chúng ta có thể đồng ý với kết luận: “Sáng tạo
là quá trình hoạt động của con người, trong q trình đó con người đã tư duy độc lập,
con người đã phối hợp, tưởng tượng biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình
diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của mình”.
1.1.2. Bản chất và cấu trúc tâm lí của sáng tạo
a. Bản chất của sáng tạo
Đi tìm bản chất của sáng tạo khơng thể tách rời việc tìm hiểu khái niệm sáng
tạo. Tuy vậy, nếu như khái niệm sáng tạo chỉ đề cập đến những cách nhìn sáng tạo ở
kết quả hay phương thức thì việc tìm hiểu bản chất sáng tạo sẽ đề cập sâu hơn ở
những yếu tố khác liên quan đến sáng tạo.
Các nhà Phân tâm học đã chọn đối tượng nghiên cứu là đời sống vô thức và
biểu hiện của nó. Ở thời kỳ đầu, họ phân tích hai sự kiện cơ bản trong đời sống vơ
thức của con người: Mộng mị (giấc mơ) và bệnh tâm thần. Hai hiện tượng này đựợc
lí giải như là sự thoả hiệp những xung đột giữa ý thức và vô thức.
S.Freud còn cho rằng sự sáng tạo của con người nghệ sĩ thường diễn ra khi
người nghệ sĩ đứng giữa người có “mộng” và người mắc bệnh tâm thần, quá trình
tâm lý của những người này về thực chất là như nhau nhưng chỉ khác nhau về mức
độ. Sáng tạo của con người, của người nghệ sĩ giống như trò chơi của trẻ con vì


11
mang lại nhiều khoái cảm cùng với sự tưởng tượng dù là ở mức độ khác nhau. Nó
cịn đựơc xem là một giấc mơ hiện hình, là sự thay thế trò chơi trẻ con cũ.
Cùng quan điểm với Freud, khi ơng cho rằng sáng tạo như một trị chơi thì
Thiessy Gaudin, người phụ trách Trung tâm dự báo và khảo cứu (CPE) thuộc Bộ
Nghiên cứu và Công nghệ của Pháp trong cuốn sách: “Chuyện kể về thế kỷ XXI”
viết: “ Trị chơi là một sự thăm dị những cái có thể và một sự học tập. Ai khơng
chơi thì người đó đã thu hẹp hướng tri giác và sáng tạo của họ. Họ tự giam hãm

vào một sự vi lợi hao mịn xơ cứng và có thể chết được”.
Hay J.Huizinga, trong quyển tiểu luận và chức năng xã hội của trị chơi
“Người chơi” (Paris – 1988) đã nói rất rõ trong các xã hội con người, sự phát triển
các trò chơi là một dấu hiệu thực sự của văn minh. Theo quan niệm này, sáng tạo
được đồng hố với trị chơi mà trong trị chơi đó ở cấp độ khác nhau về sự sáng tạo,
tính chất của trị chơi, luật chơi cũng có sự thay đổi, phát triển.
Theo tiến trình đi tìm bản chất của sáng tạo, một số nhà nghiên cứu về sáng
tạo ở Tiệp Khắc (cũ) cho rằng sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết
hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn vị, thông tin, các khách
thể hay tập hợp của cả hai, ba yếu tố nêu ra.
Một vài quan niệm khác nhau khi đi tìm bản chất của sáng tạo khi cho rằng
quá trình sáng tạo là sự đầu tư các nguồn. Ở đây bản chất của sáng tạo được lý giải
là sự đầu tư các nguồn để thu được hiệu quả trong tương lai.
Một quan niệm khác về bản chất của sáng tạo là bắt đầu từ ý tưởng hay nói
khác đi ý tưởng là ngọn nguồn của quá trình sáng tạo. Khởi đầu của sáng tạo dù ở
bất kỳ cấp độ nào đều phải là ý tưởng. Từ đây, họ cho rằng ý tưởng và sản phẩm có
kết quả đó là alpha và omega của sáng tạo, là khởi đầu và kết thúc của nó. Bắt đầu
từ ý tưởng hay q trình sáng tạo có hiệu quả đều có thể dẫn đến việc thu được một
sản phẩm cần thiết mong muốn.
Sáng tạo còn được nhìn nhận về bản chất của nó như là “đặt vấn đề”. Cụ thể
hơn đó là sự nêu lên vấn đề mới, xuất phát từ những gì đã quan sát, phân tích, tổng
hợp,…phải đạt đến mức nêu lên được giả thiết, nêu lên vấn đề mới dựa trên sự nhìn
nhận vấn đề cũ dưới góc độ mới của sự tư duy, đặc biệt là tưởng tượng.
Cũng từ đây, một số cách nhìn về bản chất sáng tạo lại hướng theo việc nghiên
cứu các chức năng của sáng tạo. Xét về bản chất sáng tạo nghĩa là nghĩ ra – mà nghĩ
ra có nghĩa là hình dung và sáng chế. Bàn về bản chất của sáng tạo, Einstein cũng


12
đưa ra những luận điểm khá độc đáo. Theo ông, việc thiết lập vấn đề thường yếu

hơn việc giải quyết vấn đề vì giải quyết vấn đề chỉ là cơng việc của kỹ năng toán
học hay kinh nghiệm. Nêu lên được vấn đề mới, những khả năng mới, nhìn nhận
những vấn đề dưới một góc độ mới địi hỏi phải có trí tưởng tượng và nó đánh dấu
mức tiến bộ thực sự của khoa học. Rõ ràng hướng nghiên cứu của Einstein đã đánh
vào gốc của vấn đề sáng tạo.
L.X.Vưgốtxki không những đưa ra khái niệm sáng tạo mà ông cịn phân tích
khá sâu về bản chất của sáng tạo dưới góc nhìn hoạt động. L.X.Vưgốtxki khẳng
định hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động sáng tạo cao nhất của con người.
Chính hoạt động sáng tạo của con người đã làm cho họ thành một sinh vật hướng về
tương lai, xây dựng tương lai và cải biến hiện tại của mình. L.X.Vưgốtxki cũng
khẳng định “Sự sáng tạo thật ra khơng chỉ có ở nơi nó tạo ra những sản phẩm lịch
sữ vĩ đại, mà ở khắp nơi khi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi tạo ra
một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với sự sáng tạo của các
thiên tài”. L.X.Vưgốtxki quan niệm về sáng tạo rất rộng và quan niệm này có thể
nói thể hiện rõ tính nhân văn của con người.
Như vậy, dù cho có những quan niệm khác nhau về bản chất của sáng tạo
nhưng chắc chắn rằng những điểm chung nhất, cơ bản nhất đều được nhiều quan
tâm đồng thuận cho rằng: Sáng tạo là việc tạo ra cái mới ở những mức độ khác
nhau; Cái mới con người tạo ra nhằm mục đích để phục vụ cho cuộc sống con
người, nhu cầu của xã hội; Quá trình tạo ra cái mới của sáng tạo có sự tham gia khá
đầy đủ của các quá trình tâm lý cá nhân [9; tr.30- 35].
b. Cấu trúc tâm lí của sáng tạo
Muốn đề cập đến cấu trúc tâm lý của sáng tạo, nên bắt đầu từ việc hiểu tính
sáng tạo như thế nào dưới góc nhìn khoa học. Lý thuyết mới về sáng tạo nêu ra khá
nhiều thành phần tham gia, trong cấu trúc tâm lý sáng tạo. Có thể đề cập đến quan
niệm của Klau Urban – Giáp sư người Đức – trong những tài liệu khác nhau đã nêu
rõ những thành tố trong sáng tạo.
- Tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ: Soạn thảo tỉ mỉ, chi tiết
(Elaboration); Tính độc đáo (Originatily); Mối liên kết xa (Remote Association);
Cấu trúc lại và mở rộng áp dụng ( Recotruction and refleinition); Tính mềm dẻo

(Flexibility); Tính lưu lốt (Fluency); Tính nhạy cảm vấn đề (Problem sensivity)
- Những tri thức chung và NLST: Tri thức sâu, tri thức chuyên; Tư duy phê


13
phán và tư duy định hướng; Tư duy logic và tư duy khái quát; Khả năng phân tích –
tưởng tượng của tư duy; Tư duy rộng vấn đề.
- Các tri thức chuyên biệt và kỹ năng chuyên biệt
- Khả năng tập trung cao độ và chịu áp lực- căng thẳng: Tập trung vào đối
tượng, hoàn cảnh; Lựa chọn nhạy bén; sẵn sàng ứng phó với sự căng thẳng; Khả
năng làm chủ.
- Động cơ và khả năng động cơ hóa: Nhu cầu nhận thức; Khao khát, hứng thú
khám phá; Nhu cầu ln cập nhật, đổi mới.
- Tính cởi mở, ngay thẳng, khoan dung đối với những điều bí ẩn, những gì
chưa rõ ràng: Chấp nhận cái mới; Thích thử nghiệm, khám phá; Khôi hài trong
khám phá,…
Xuất phát từ bản chất của sáng tạo cũng như những đặc điểm tâm lý của sáng
tạo, các thành phần cơ bản trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo được xác định như
sau: Tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc đáo, tính cấu trúc- kế hoạch, tính nhạy
cảm vấn đề và tính mở rộng áp dụng.
- Thành phần linh hoạt của sáng tạo: Là khả năng biến đổi thông tin đã thu
nhận, thay đổi dễ dàng và nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức, chuyển từ góc
độ quan niệm này sang quan niệm khác.
- Thành phần mềm dẻo (Fluency): Là năng lực tổ hợp nhanh chóng, tạo ra ý
tưởng mới nhanh chóng để kết hợp các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hồn cảnh,
sự vật hiện tượng. Đơi khi năng lực này là sự nhớ được nhanh, tái hiện nhanh các
từ, các câu, thành ngữ hoặc các liên tưởng về các ý tưởng đã biết được lưu giữ trong
bộ nhớ. Từ đó, nhanh chóng hình thành giả thiết mới và nhanh chóng sản sinh ra ý
tưởng mới.
- Thành phần độc đáo: Là tính độc lập trong giải quyết vấn đề đặt ra. Nó cho

phép con người nhìn sự vật hiện tượng, vấn đề một cách khác lạ, mới. Có thể nhận
thấy những biểu hiện cụ thể ở thành phần này như khả năng sử dụng các từ hiếm, ít
gặp, sử dụng các hiện tượng mới lạ, bất ngờ.
- Thành phần tính cấu trúc - kế hoạch ( Elaboration): bao gồm các năng lực
xây dựng cấu trúc mới từ các thông tin đã biết, năng lực xây dựng các kế hoạch
thực hiện giải pháp từ những ý tưởng mới, cho phép cá nhân nghĩ ra được các bước
hành động liên tiếp, tổ chức và phối hợp của cơ ngón tay, cơ mặt,…
Thơng thường, tính cấu trúc - kế họạch có thể ước lượng bằng các test sử


14
dụng ngôn ngữ.
- Thành phần nhạy cảm vấn đề ( Sensibility ): Là sự nhanh chóng phát hiện sai
lầm, mâu thuẫn, thiếu hụt hay thiếu logic, thiếu ngắn ngọn, chưa tối ưu,.. cũng như
khả năng nắm bắt dễ dàng nhanh chóng các vấn đề, nhận ra ý nghĩa mới của sự vật
từ những thơng tin cịn thiếu hụt của mình để từ đó nảy sinh ý muốn cấu trúc lại sự
vật, hiện tượng cho hợp lí, hài hồ hơn, thích hợp hơn để tạo ra cái mới.
Tiêu chí nhạy cảm vấn đề thể hiện ở sự cởi mở, thái độ thơng thống trong
tiếp xúc với ngoại giới và con người.
- Tính mở rộng áp dụng hay định nghĩa lại sự vật hiện tượng (Redefinion): Là
sự áp dụng một cách hoàn toàn mới, hoàn toàn khác một đồ vật, hiện tượng hoặc
một bộ phận của nó (rất có ý nghĩa trong sáng tạo kỹ thuật) [9; tr.36 -41].
1.1.3. Cơ chế tâm lí của sáng tạo
- Về cơ chế logic của sáng tạo
Nhiều nhà nghiên cứu về sáng tạo mà đặc biệt là Tâm lý học sáng tạo đã tìm
hiểu cơ chế tâm lý của sáng tạo hay diễn tiến của việc tạo ra sản phẩm sáng tạo theo
cấu trúc nhất định. Các hành động cụ thể trong hoạt động sáng tạo được tồn tại như
một thứ logic. Có thể đề cập đầu tiên đến Wallas (1926), tác giả cho rằng quá trình
sáng tạo gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: Giai đoạn chuẩn bị (Preparation), giai đoạn ấp
ủ (Incubation), giai đoạn chiếu sáng (Illumination) và giai đoạn phát minh

(Veritfication). Mơ hình bốn giai đoạn của Wallas về quá trình sáng tạo cho thấy giai
đoạn diễn ra theo một kết cấu logic để giúp cho việc tìm hiểu cơ chế tâm lý của hoạt
động sáng tạo theo một sơ đồ khung để nhìn nhận sự sáng tạo một cách có hệ thống.
Một quan niệm cũng khá đặc biệt theo hướng này là tập trung nghiên cứu gần
2000 nhà khoa học khác nhau và yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo. Yếu tố ngẫu
nhiên được đánh giá là rất quan trọng nhưng nền tảng của nó vẫn dựa trên sự thamgia
đặc biệt của tư duy trong cơ chế logic của sự sáng tạo.Theo hướng này, quan niệm hoạt
động sáng tạo theo ba bước được nhiều cá nhân nghiên cứu như sau:
Bước 1: Cảm nhận được vấn đề
+ Cảm thấy đang tồn tại vướng mắc nào đó về lí luận hoặc thực tiễn
+ Biểu đạt được vướng mắc cả mình
+ Mong muốn giải quyết vấn đề
Bước 2: Đưa ra giải quyết, giải pháp dự kiến
+ Gắn vấn đề với trí thức, kinh nghiệm


15
+ Đưa ra những giải pháp
+ Chọn một giải pháp
Bước 3: Kiểm tra giả thiết.
+ Thực thi giả thuyết
+ Đánh giá giải pháp trên cơ sở kết quả nào đó
Có thể đề cập đến Anghermayer, tác giả này đã chia quá trình sáng tạo thành
các 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hoạt động của cảm nhận, ước muốn làm xuất hiện ý
tưởng; Giai đoạn 2: Nhận thức, lập luận, xây dựng mơ hình và kế hoạch; Giai đoạn
3: Thiết kế và thực hiện những phát minh
Tác giả M.A. Blok cũng tìm hiểu cơ chế tâm lý hoạt động của sáng tạo và chia
thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xuất hiện những ý tưởng gần với sự sáng tạo hoặc
giả thiết sáng tạo; Giai đoạn 2: Chứng minh các giả thiết đã nghĩ; Giai đoạn 3: Thực
hiện các ý đồ, ý tưởng.

Tác giả Jack Foster (chuyên gia giảng dạy về quảng cáo) thì quan tâm đến các
bước logic của sáng tạo. Ơng cho rằng có các bước cụ thể sau: Định nghĩa vấn đề;
Thu thập thơng tin; Tìm ý tưởng; Quên phắt nó đi; Biến ý tưởng thành hành động.
Khi xem xét việc sáng tạo như là một thời kỳ chuẩn bị cao độ về mặt trí tuệ và
có sự tham gia của tư duy, các giai đoạn thực hiện hoạt động sáng tạo được nêu ra
như sau: Có nhu cầu sáng tạo; Xác định hay phát hiện vấn đề; Nảy sinh ý tưởng và
hình thành nhiệm vụ; Tìm cách giải quyết nhiệm vụ; Phát hiện những nguyên tắc,
phát minh, sáng chế; Thực hiện ý đồ, ý tưởng sáng tạo.
Nhà tâm lý học người Thụy Sỹ Jones đã tìm ra các giai đoạn của sự sáng tạo như
sau: Giai đoạn rối trí; Giai đoạn thu thập thơng tin; Giai đoạn sắp xếp thơng tin; Giai
đoạn lóe sáng và tạo ra ý nghĩ mới; Giai đoạn thực hiện, kiểm tra. Nhà nghiên cứu
H.Lavasa thì cho rằng quy trình sáng tạo gồm: Giai đoạn định hướng; Giai đoạn chuẩn
bị tiếp tục và tìm thơng tin; Giai đoạn phát minh; Giai đoạn kiểm tra- đánh giá.
Triết gia người Đức Helmhotxcho cho rằng ông thường sử dụng chiến lược ba
bước để lấy ý tưởng mới: Thứ nhất là cần “Chuẩn bị”; Thứ 2 là “Ấp ủ”; Thứ 3 là
“Phát kiến”. Mặc khác, nhìn về các giai đoạn sáng tạo theo tiến trình logic, Charles
S.Wakefied cho rằng có năm giai đoạn trí não để thực hiện hoạt động sáng tạo:
Nhận thức vấn đề; Định nghĩa vấn đề; Bão hòa về vấn đề và những dữ liệu liên
quan đến vấn đề đó; Ấp ủ vấn đề ở bề mặt yên tĩnh; Sự bùng nỗ- nội chứng và thực
hiện bước nhảy đột ngột vượt lên logic, vượt lên những giải pháp bình thường;


16
Nhà nghiên cứu N.Luk đã nghiên cứu hoạt động của sáng tạo và đưa ra các
giai đoạn sau: Tích lũy tri thức, tích lũy kinh nghiệm cần thiết; Tập trung – nổ lựctìm kiếm, bổ sung thơng tin; Nung nấu- “thai nghén” vấn đề, “thai nghén” nhiệm
vụ; Thời kỳ linh cảm hay bừng sáng. Quan niệm này gắn với quá trình sáng tạo của
người học khi tiếp nhận tri thức và hoạt động cùng chúng. Có thể phân tích cơ chế
này thông qua ba bước sau: Nhận ra vấn đề; Đưa ra các giả thiết, giải pháp; Kiểm
tra giả thiết.
Như vậy, dù cho các tác giả có những quan niệm khác nhau nhưng có thể thấy

trong cơ chế của sáng tạo nảy sinh các bước cơ bản sau:
- Nhận thức vấn đề và chuẩn bị: Ở giai đoạn này, các cá nhân sáng tạo thường
chuẩn bị bằng cách nhận thức vấn đề và tìm những phương tiện để giải quyết vấn đề.
Để thực hiện điều này thì sự tham gia của hoạt động nhận thức là vô cùng quan trọng.
- Giai đoạn phát sinh: Ở giai đoạn này chủ thể sáng tạo thường nung nấu, thai
nghén vấn đề và có thể nói rằng sự tưởng tượng vượt khung hay những yếu tố thuộc
về cảm nhận rất có giá trị.
- Giai đoạn phát minh: Giai đoạn này có sự tham gia đặc biệt của cảm nhận
hây còn gọi là linh cảm trực giác. Kết quả của những phát minh chủ yếu bằng trực
giác và vấn đề có thể bất ngờ được giải quyết hay được xuất hiện. Đây là đỉnh của
hoạt động sáng tạo.
- Giai đoạn kiểm tra: Thông qua những bằng chứng, vấn đề mới sẽ được kiểm
tra kết quả. Đây là giai đoạn rất cần thiết để một lần nữa xác lập tính khả thi của ý
tưởng hay giải pháp
Dù cho có chia cắt các thành phần hay các giai đoạn khác nhau trong hoạt
động sáng tạo nhưng mỗi giai đoạn đều đóng vai trị rất quan trọng để hướng đến sự
đồng bộ và các giai đoạn này cùng tồn tại, cùng đan xen một cách chặt chẽ và thống
nhất. Các giai đoạn này không thể vượt khỏi “tiến trình”của việc giải quyết vấn đề
dù rằng trong từng giai đoạn sẽ có những đặc trưng rất riêng khác với quá trình tư
duy của con người.
- Cơ chế linh cảm trực giác của sáng tạo
Hiện tượng đầu óc như “lóe sáng” nhìn thấy, hiểu ra vấn đề và thấy được giải
pháp như vậy được Tâm lý học gọi là trực cảm. Vấn đề trực cảm là vấn đề tương
quan giữa q trình ý thức và vơ thức trong tư duy. Theo quan điểm này thì nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng linh cảm trực giác là đỉnh điểm của hoạt động sáng tạo, là


17
tính đặc thù cần quan tâm bậc nhất khi nghiên cứu về sáng tạo.
Hiểu một cách đơn giản linh cảm trực giác là một thứ giác quan thứ sáu hay là

kiểu tri giác phi giác quan và có thể gọi ngắn gọn là trực giác. Trực giác cho phép
con người suy luận một cách đúng đắn trong một tình huống rất nguy cấp mà nhiều
khi bản thân con người không biết tại sao mình lại hành động như vậy. Khi khơng
giải thích được cơ chế của sự “phát sáng”nhận thức, người ta thường nói: “Linh
cảm nội tâm thúc đẩy tơi làm điều đó”.
Cơ chế sáng tạo theo hướng logic sẽ khơng đạt được kết quả nhưng trong sự
khó khăn ấy ý tưởng đột nhiên lại lóe sáng một cách bất ngờ. Hiện tượng lóe sáng
của sáng tạo sẽ giúp con người khơng chỉ nhìn thấy, nhận ra, hiểu ra vấn đề và tìm
được giải pháp mà cịn có thể giải quyết vấn đề một cách tối ưu dựa trên những giải
pháp đó. Trực giác xuất hiện như là cơ chế đặc biệt của sự sáng tạo.
Cơ sở của linh cảm trực giác là ý thức của con người và chính nhờ vào ý thức,
con người sẽ nung nấu “bài toán của vấn đề” trong một thời gian có thể dài vô tận
và linh cảm trực giác trong sáng tạo như là bước nhảy rút gọn của tư duy, là hiệu
quả của sự giao nhau các sự kiện. Sáng tạo là sự thống nhất của yếu tố trực giác và
yếu tố logic. Sự hợp thành giữa yếu tố logic và trực cảm tạo nên mắt xích trung tâm
trong cơ chế của hoạt động sáng tạo.
Từ đây có quan niệm cho rằng sáng tạo chính là loại ý tưởng được phát ra từ
vùng ý thức như là kết quả của quá trình suy nghĩ xảy ra trong tiềm thức, vô thức
được gọi là các ý tưởng do linh tính mách bảo. Hơn thế nữa xét về bản chất, sự xuất
hiện của bất kỳ giải pháp sáng tạo nào cũng vượt qua ngoài giới hạn của logic. Chỉ
khi gặp những điều kiện nhất định thì lời giải của sáng tạo mới được logic hóa. Ở
đây, cơ chế logic sáng tạo cũng thể hiện rõ sự cơ động của mình. Mặt khác, tự thân
linh cảm trực giác chưa là sáng tạo mà trực cảm phải là ý thức, ngơn ngữ hóa và
hợp thức hóa bằng phương tiện tư duy logic của con người để hướng đến một kết
quả sáng tạo đích thực và tương đối hoàn thiện.
1.1.4. Chủ thể sáng tạo và những phẩm chất của người sáng tạo
a. Chủ thể sáng tạo
Khó có thể có một mẫu hình chung về nhân cách sáng tạo nhưng chắc chắn
rằng trong bất kì một lĩnh vực nào cũng đều có con người sáng tạo hay nhân cách
sáng tạo. Nhân cách sáng tạo được nhìn nhận thơng qua hoạt động của cá nhân đó

khi thực hiện những nhiệm vụ, những trách nhiệm và thậm chí là những thao tác cụ


18
thể trong công việc. Theo quan điểm về sự thống nhất giữa hoạt động với nhân cách
thì chính hoạt động của cá nhân sẽ là yếu tố quan trọng có thể nói nó quyết định cho
sự hình thành và bộc lộ của nhân cách sáng tạo. Trong khi thực hiện hay tiến hành
hoạt động chủ thể của hoạt động sẽ dần dần hình thành hoặc “rõ nét” những yếu tố
và năng lực và phẩm chất trong nhân cách của mình. Ngược lại, một nhân cách sáng
tạo sẽ thể hiện rất rõ “hình ảnh” của mình thơng qua những hoạt động cụ thể mà
nhân cách ấy là chủ thể.
Nhân cách sáng tạo được thể hiện rõ nét nhất thông qua ý thức của cá nhân.
Khi con người ở một trạng thái ý thức cao độ để giải quyết những nhiệm vụ, con
người sẽ luôn luôn vượt qua những thách thức, chinh phục những điều kiện thực tế
để có thể trở nên hữu ích khi có “điểm đến” một cách cụ thể. Khi có ý thức chủ thể
sáng tạo sẽ bộc lộ nhân cách sáng tạo rõ ràng và sâu sắc nhất để chinh phục những
thách thức, những nhiệm vụ trong cuộc sống.
Như vậy, nhân cách sáng tạo chính là bộc lộ của một tổ hợp những đặc điểm
thuộc về phẩm chất và năng lực của một cá nhân thể hiện trong hoạt động mà người
đó tham gia và được nhiều người thừa nhận, đánh giá.
b. Một số phẩm chất đặc trưng của nhân cách sáng tạo
Khơng thể có một mơ hình về phẩm chất đặc trưng của nhân cách sáng tạo.
Nhân cách sáng tạo ở con người chắc chắn phải được “khu biệt hóa” ở những phẩm
chất đặc trưng. Những phẩm chất này có thể có một cách phổ quát ở nhiều cá nhân,
nhưng khơng có nghĩa là tồn tại một cách “cố định” ở bất kì một cá nhân nào được
mệnh danh là sáng tạo hay có sáng tạo. Mặt khác, những phẩm chất đặc trưng này
có thể thay đổi chút ít dựa trên sự thay đổi của thời gian và những tác động từ môi
trường sống, điều kiện sống, điều kiện làm việc…
Ở một góc độ khái quát, những phẩm chất đặc trưng của nhân cách sáng tạo sẽ
bao gồm những yếu tố thuộc về “chất” của một cá nhân, đó là những vấn đề thuộc

về nội lực của một con người. Nói chung nhất, phẩm chất nổi trội của nhân cách
sáng tạo là ln có ý tưởng, đây cũng chính là yếu tố tâm điểm tạo nên những sản
phẩm độc đáo, hữu ích của con người. Tuy vậy, có thể nói một trong những phẩm
chất đặc trưng tạo nên nhân cách sáng tạo chính là những yếu tố thuộc về sự cảm
nhận, trí tuệ và cả ý chí của con người. Có thể nhận thấy rõ điều này, thông qua một
số phẩm chất như: chú ý cao độ, nhạy cảm với vấn đề, suy luận – phán đoán, hiệu
quả, phản biện hợp lí… Bên cạnh đó, những phẩm chất liên quan đến tính khí như:


×