Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài 2 - Tự lập và Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.37 KB, 4 trang )

Bài 2 - Tự lập và Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
(Trích tóm tắt Cơ sở lý luận NC khả năng tự lập của trẻ
5-6 tuổi - Khóa luận 2006)
Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại
hay nhờ vả người khác. Khả năng: là cái vốn có về vật chất
hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì. Như vậy, Khả
năng Tự lập: là những năng lực vốn có về mặt tinh thần của
cá nhân, nhờ khả năng đó mà cá nhân có thể tự mình làm
một việc gì đấy không phải dựa dẫm, nhờ vả người khác.
Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo: là những năng lực vốn có
của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình
làm một việc gì đấy mà không phải dựa dẫm, nhờ vả người
khác.
Với khả năng tự lập, trẻ biết vị trí của mình trong xã hội,
sau đó trẻ mới tìm hiểu mối quan hệ giữa những người
xung quanh. Phát triển năng lực thực hiện những nhiệm vụ
nhận thức một cách có kế hoạch. Từ những biểu hiện trên
của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng
mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, xúc cảm của trẻ, xét về tự
lập, trong quá trình hoạt động, trẻ tự nhận ra xúc cảm của
mình, tự tin vào khả năng tự điều khiển, tự kiểm soát được
mình, tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ
xúc cảm của trẻ.
Bước vào trường phổ thông, đó là một bước ngoặt trong
đời sống của trẻ, đó là sự chuyển qua một lối sống mới, với
những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị mới
trong xã hội. Khả năng tự lập sẽ giúp cho trẻ có tính chủ
động, bền bỉ và sự nỗi lực của ý chí trong quá trình hành
động. Tuân theo tính chủ động, bền bỉ, và sự nỗ lực của ý
chí trong quá trình hành động. Tuân theo nội dung của nhà
trường và thực hiện những yêu cầu của giáo viên hay tập


thể lớp đề ra. Khả năng tự lập giúp trẻ có niềm tin vào bản
thân để kiên trì theo đuổi các mục đích học tập và tiếp nhận
những tri thức khoa học có hệ thống. Khả năng tự lập là
một phẩm chất nhân cách, giúp trẻ nhanh chóng gia nhập
vào tập thể lớp, trẻ luôn ý thức được công việc của mình,
giải quyết công việc đó một cách chủ động, sáng tạo. Nếu
trẻ không tự lập sẽ rất khó khăn cho việc vào lớp một.
Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện
các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt
thể chất và tinh thần. Chơi là để học hỏi làm người, là để
phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩa
to lớn đó, có thể khẳng định rằng: Chơi cũng là cách để trẻ
rèn luyện và phát huy khả năng tự lập.
Hơn bất cứ hoạt động nào, trong trò chơi, trẻ được thể hiện
khả năng tự lập của mình. Trẻ luôn luôn mong muốn mình
được tự giải quyết lấy mọi tình huống, chúng có xu hướng
tự hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của ai. Trẻ có thể tự
tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích
thú. Trong các hoạt động khác cũng như trong những hoạt
động có tạo ra sản phẩm, trẻ có thể tự đáp ứng tốt yêu cầu
của người lớn. Bên cạnh đó có những trẻ lại ỷ lại vào người
khác và chậm trong quá trình hoạt động, khả năng tự hoàn
thành công việc của bản thân kém, không có sự cố gắng để
vươn tới đạt được một mục đích nhất định trong vui chơi
cũng như trong công việc. Với những trẻ này, nhà giáo dục
cần chú ý để có biện pháp tác động giáo dục phù hợp nhằm
phát huy khả năng tự lập của trẻ trong hoạt động vui chơi
cũng như các hoạt động khác. Đây là một giai đoạn quan
trọng trong bước tiến, trên con đường hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Lao động tự phục vụ là hình thức lao động đi vào toàn bộ
cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường mẫu giáo. Hình thức
lao động này nhằm giữ gìn sự sạch sẽ và ngăn nắp trong
lớp học và ngoài sân trường, giúp đỡ người lớn tổ chức quá
trình sinh hoạt hàng ngày - lao động tự phục vụ nhằm phục
vụ cho bản thân trẻ, và đồng thời phục vụ cho tập thể, do
đấy có khả năng to lớn để giáo dục khả năng tự lập cho trẻ.
Ở mẫu giáo lớn, nội dung lao động tự phục vụ phong phú,
mang tính chất thường xuyên và phần lớn đã chuyển thành
nhiệm vụ của các trẻ trực nhật. Trẻ giữ gìn sạch sẽ lớp học,
ngoài sân; sửa chữa đồ chơi, dán lại sách vở, giúp bạn hay
em nhỏ hơn mình, yếu hơn mình. Trẻ mẫu giáo lớn phải
biết các tổ chức các công việc, luôn tỏ ra cố gắng, muốn
hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt kết quả tốt, được đánh giá cao.
Điều này khẳng định khả năng tự lập của trẻ được hình
thành thuận lợi thông qua quá trình trẻ tham gia lao động tự
phục vụ tại trường mầm non.
Nguyễn Trường Thịnh
(Bài 3: Thực trạng khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi)

×