Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu hoạt tính hạ đường huyết của cao chiết rễ cây nhó đông (morinda longissima y z ruan) trên chuột nhắt trắng (mus musculus var swiss)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.48 KB, 47 trang )

Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm
Khoa Sinh- Môi trường


NGUYỄN THỊ VIỆT HỒNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CAO CHIẾT RỄ CÂY
NHĨ ĐƠNG (MORINDA LONGISSIMA Y.Z.RUAN)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. SWISS)

Đà Nẵng- 2016


Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm
Khoa Sinh- Môi trường


NGUYỄN THỊ VIỆT HỒNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CAO CHIẾT RỄ CÂY
NHĨ ĐƠNG (MORINDA LONGISSIMA Y.Z.RUAN)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. SWISS)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS.NCS NGUYỄN CÔNG THÙY TRÂM


NIÊN KHÓA 2012-2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên c ứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 04 năm 2016.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Việt Hồng


LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian nghiên cứu và thực nghiệm để hồn thành khóa luận đã giúp
tơi học hỏi, trao dồi kiến thức, tư duy và cọ xát với thực tiễn. Tuy có phần vất vả nhưng
được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình của ThS.NCS Nguyễn Cơng Thùy Trâm và thầy,
cô trong khoa Sinh- Môi trường trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã giúp tơi
hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến cơ ThS.NCS
Nguyễn Cơng Thùy Trâm đã tận tình hướng dẫn,truyền đạt kiến thức, những kinh
nghiệm quý báu và luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Mai- cán bộ phịng thí nghiệm
Di truyền và sinh học động vật đã quan tâm, giúp đ ỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực nghiệm khóa luận.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn thầy, cơ trường Đại học Sư phạm- Đại
học Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy, cô thuộc khoa Sinh- Môi trường đã nhiệt huyết
truyền đạt kiến thức trong suốt những năm học qua, để tơi có cơ sở nền để hồn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã t ạo điều kiện về vật chất cũng

như tinh thần trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Vì kiến thức và kinh nghiệm cịn thiếu xót nên tơi khó tránh khỏi những thiếu
xót. Kính mong các q thầy cơ góp ý. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Việt Hồng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI ............................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .................................................3
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại ĐTĐ.................................................................................................3
1.1.3. Sinh lý bệnh ĐTĐ ...........................................................................................6
1.1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ..........................................................8
1.1.5. Tình hình ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam. .............................................10
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÉP THỬ SINH HỌC .............................................12
1.2.1. Phép thử In vitro............................................................................................12
1.2.2. Phép thử In vivo.............................................................................................13
1.3. TỔNG QUAN VỀ CHUỘT NHẮT TRẮNG.....................................................14
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY NHĨ ĐƠNG ...............................................................16
1.3.1. Đặc điểm hình thái và nơi sống của cây nhó đơng .......................................16
1.3.2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây nhó đơng ......................17
Chương 2: ..................................................................................................................18

NGUN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................18
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................18
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................................18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................18
2.3.1. Phương pháp xác định mẫu ..........................................................................18


2.3.2. Phương pháp chiết dịch nghiên cứu .............................................................18
2.3.3. Phương pháp thử độc tính cấp của cao chiết rễ cây nhó đông trên chuột nhắt
trắng 19
2.3.4. Phương pháp sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết của cao chiết rễ cây nhó
đơng trên chuột nhắt trắng.......................................................................................19
2.3.5. Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp glucose huyết của cao chiết rễ
cây nhó đơng trên chuột nhắt trắng .........................................................................20
2.3.6. Phương pháp gây mơ hình đái tháo đư ờng trên chuột nhắt trắng bằng
Sreptozocin (STZ) ...................................................................................................21
2.3.7. Phương pháp thử tác dụng hạ glucose huyết trên chuột nhắt trắng gây mơ
hình đái tháo đường typ 1 bằng STZ.......................................................................21
2.3.8. Phương pháp định lượng glucose huyết .......................................................21
2.3.9. Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................22
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN...................................................................23
3.1. KẾT QUẢ THỬ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CAO CHIẾT RỄ CÂY NHĨ ĐƠNG
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG ...............................................................................23
3.2. KẾT QUẢ SÀNG LỌC TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA CAO
CHIẾT RỄ CÂY NHĨ ĐƠNG TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG.............................24
3.3. KẾT QUẢ KHẢ NĂNG DUNG NẠP GLUCOSE HUYẾT CỦA CAO CHIẾT
RỄ CÂY NHĨ ĐƠNG TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG .........................................26
3.4. KẾT QUẢ THỬ TÁC DUNG HẠ GLUCOSE HUYẾT TRÊN CHUỘT NHẮT

TRẮNG GÂY MÔ HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1 BẰNG STZ .....................28
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................32
PHỤ LỤC ..................................................................................................................36


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNT

Chuột nhắt trắng

ĐTĐ

Đái tháo đường

STZ

Streptozocin

Rễ cây nhó đơng

RML


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Độc tính cấp của cao chiết RML trên CNT

23

3.2

Kết quả sàng lọc liều có tác dụng hạ glucose huyết của

24

cao chiết rễ cây nhó đơng trên chuột nhắt trắng
3.3

Kết quả thử tác dụng dung nạp glucose huyết của cao

26

chiết rễ cây nhó đơng trên chuột nhắt trắng
3.4

Kết quả hạ glucose huyết của cao chiết rễ cây nhó đơng

trên chuột nhắt trắng gây mơ hình đái tháo đường typ 1

28


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

3.1

Kết quả sàng lọc liều có tác dụng hạ glucose huyết của

25

cao chiết RML trên chuột nhắt trắng
3.2

Kết quả thử tác dụng dung nạp glucose huyết của cao

27

chiết RML trên chuột nhắt trắng
3.3

Kết quả hạ glucose huyết của cao chiết RML trên chuột


29

nhắt trắng gây mơ hình đái tháo đường typ 1
1

Chuột nhắt trắng (Mus Musculus Var. Swiss)

36

2

Cao chiết RML

36

(Morinda longissima Y.Z.Ruan)
3

Thuốc gliclazide

36

4

Streptozocin

36

5


Tiêm màng bụng CNT

36

6

Cho chuột uống RML

37

7

Định lượng glucose huyết

37



1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”- Dự báo của
các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang tr ở thành hiện thực [6].
Trong đó, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh không lây nhiễm được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
ĐTĐ là một bệnh rối loạn các chuyển hoá gây tăng đường huyết mãn tính do
thiếu insulisn tương đối hoặc tuyệt đối của tuyến tụy nội tiết [11], là bệnh mang tính xã

hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức
khỏe. ĐTĐ cịn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà
mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng
chống và điều trị [6].
Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên tồn cầu,
đến năm 2004 đã có kho ảng 98,9 triệu người mắc bệnh, tới nay con số đó đã lên đ ến
180 triệu người và có thể tăng gấp đơi vào những năm 2030 [5]. Đây là một trong ba
căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển bệnh ĐTĐ ngày càng cao,
theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,7% đến năm
2008 là 5%, năm 2013 tỷ lệ mắc bệnh này là 5,7% ,trong đó có khoảng 2/3 số người bị
bệnh nhưng khơng biết mình bị mắc bệnh [6].
Hiện nay, bệnh ĐTĐ được kiểm soát bằng nhiều hướng như sử dụng thuốc duy trì
lượng glucose trong máu ổn định (Sulfonylure hay Biguanide); thuốc hoạt hóa sự tiết
insulin (Metformin); chất ức chết tiêu hóa và hấp thụ tinh bột (Glucobay); thuốc cảm
ứng độ nhạy của insulin. Nhìn chung, các liệu pháp này có tác dụng nhất định, cơng
dụng chính của nhóm thuốc này là hạ đường huyết hoặc cung cấp insulin thay thế tạm
thời cho người ĐTĐ. Bên cạnh hiệu quả kiểm soát đường trong máu, các loại thuốc có


2

nguồn gốc tổng hợp cịn có những tác dụng phụ không mong muốn như: gây ngộ độc
gan, vàng da, béo phì, suy đường huyết… và giá thành của các loại thuốc này thường
rất cao. Chính vì vậy, một hướng đi mới được các nhà khoa học quan tâm là tìm nguồn
dược liệu từ các loài thảo dược sử dụng trong điều trị bệnh ĐTĐ [23].
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc.
Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu có khoảng 10350 lồi thực vật bậc cao có

mạch, khoảng 800 lồi rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo sử dụng điều trị bệnh.
Từ nguồn tài nguyên dược liệu này, nhiều hoạt chất sinh học đã được nghiên cứu và
tách chiết để sử dụng làm nguồn nguyên liệu trong sản xuất dược liệu. Nhó đơng
(Morinda longissima Y.Z.Ruan) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) là một loại dược liệu
được dân gian sử dụng trong điều trị bệnh vàng da , viêm gan, giải độc, tiêu viêm, tán
ứ, kiện tỳ… Theo kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các bộ phận
của cây nhó đơng chứa nhiều hợp chất hóa học thuộc các lớp chất như: flavonoid,
phenol, steroid…và dịch chiết từ các bộ phận của cây nhó đơng đã có những hoạt tính
sinh học nhất định [31], [8], [32].
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt tính
hạ glucose huyết của cao chiết rễ cây nhó đơng (Morinda longissima Y.Z.Ruan)
trên chuột nhắt trắng (Mus Musculus Var. Swiss)”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của cao chiết RML trên chuột nhắt trắng
(CNT).
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI
Nghiên cứu hoạt tính hạ đường huyết trên CNT dưới tác dụng cao chiết RML là
cơ sở cho nghiên cứu hoạt tính hạ glucose huyết các chất được tách chiết từ RML, sử
dụng trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị ĐTĐ.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Khái niệm
Theo WHO: “Bệnh ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng
glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc vì có liên quan
đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin” [6].

Tháng 01/2013, các chuyên gia thuộc ủy ban chuẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ
Hoa kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển
hóa có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm
khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết
hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận,
thần kinh, tim và mạch máu” [7].
Để chuẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ có thể dựa trên ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng

uống nhiều, đái nhiều, sút cân khơng có nguyên nhân.

- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã

nhịn đói sau 6-8 giờ không ăn.

- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng
glucose máu ≥11,1 mmol/l.

Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1-2 lần trong những ngày sau đó [6].
1.1.2. Phân loại ĐTĐ
Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2011, bệnh

ĐTĐ được chia thành 4 loại gồm: ĐTĐ typ 1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai nghén và các tình
trạng tăng đường huyết đặc biệt khác (hiếm gặp). Trong đó ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 là
những loại hay gặp nhất.


4

Đái tháo đường typ 1:

Nguyên nhân của bệnh ĐTĐ typ 1 là do sự thiếu hụt insulin (1 phần hay toàn
phần) khi tế bào beta của đảo tụy bị phá hủy [19].
ĐTĐ typ 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40
tuổi. Các gene có liên quan là HLA-DR3, HLA-D4, DQW-8, cịn gene kháng là HLADRW2, B7 [5].
Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan
ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chuẩn đoán bệnh
ĐTĐ typ 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng khơng loại trừ.
Người bệnh ĐTĐ typ 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hồn tồn.
Có thể có các dưới nhóm:
- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch.
- ĐTĐ typ 1 không rõ nguyên nhân.
Các giai đoạn trong ĐTĐ typ 1:
- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền- nhạy cảm gene.
- Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn.
- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể.
- Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào beta tuyến tụy.
- Giai đoạn 5: ĐTĐ lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tế tuyến
tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến [6].
Đái tháo đường typ 2:
ĐTĐ typ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới, thường gặp ở người
trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Trong thời gianj gần
đây ĐTĐ typ 2 đang có xu hướng phát triển ở trẻ em do lười hoạt động, thói quen ăn
uống.
Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2 liên quan đến sự thiếu hụt tiết insulin tương đối, chủ
yếu là do rối loạn tiết insulin và hiện tượng kháng insulin. Trong đó rối loạn tiết insulin
và kháng insulin có liên quan mật thiết với nhau và đều xảy ra trước khi xuất hiện các


5


biểu hiện lâm sàng của ĐTĐ (giai đoạn tiền ĐTĐ). Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 không
thừa cân biểu hiện giảm insulin là chính, ngược lại ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có kèm béo
phì tình trạng kháng insulin lại là chính.
ĐTĐ typ 2 thường được chuẩn đốn rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu
tiến triển âm thầm khơng có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo
các rối loạn khác về chuyển hóa lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh,
thận,... nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ typ 2 là có sự tương tác giữa yếu
tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Trong các yếu tố mơi trường đóng
vai trị thúc đ ẩy sự phát triển bệnh thì béo phì là yếu tố thường được đề cập nhất. Béo
phì làm gia tăng tình tr ạng kháng insulin. Nhiều bằng chứng cho thấy việc kiểm sốt
tốt tình trạng tăng cân béo phì sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin và kiểm
sốt glucose huyết tốt.
Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp
dung thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu q trình này thực hiện khơng tốt
thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dung insulin.
Sinh bênh học ĐTĐ typ 2 diễn tiến qua ba giai đoạn [18]:
Giai đoạn 1: Nồng độ glucose huyết vẫn ở mức bình thư ờng, nhưng có hiện tượng
kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.
Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăng
glucose huyết sau bữa ăn.
Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm và
gây tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.
Đái tháo đường thai nghén: Thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng,
gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐ thai nghén sau đẻ theo ba khả năng: Bị
ĐTĐ, giảm dung nạp glucose, bình thường [11].


6


Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp): Nguyên nhân liên quan đến một số
bệnh, thuốc, hóa chất.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinoma tụy,…
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp.
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.1.3. Sinh lý bệnh ĐTĐ
Điều hòa cân bằng glucose máu:
Hàm lượng glucose huyết đạt giá trị khoảng 5,6 mmol/l (100 mg/dl). Khi cơ thể
cần sử dụng nhiều glucid (lao động nặng, hưng phấn thần kinh, sốt,…) hàm lượng
glucid trong máu tăng có thể lên tới 6,7-8,3 mmol/l (120-150 mg/dl). Trong trạng thái
ngủ nghỉ glucose huyết có thể giảm tới 4,5 mmol/l (80 mg/dl).
Nếu vượt quá 8,9 mmol/l (160 mg/dl) thì glucose bị đào thải qua thận, nếu giảm
xuống dưới 3.3 mmol/l (60 mg/dl) thì các tế bào thiếu năng lượng, có thể dẫn tới hơn
mê.
Bằng cơ chế điều hịa, cơ th ể người bình thường được duy trì lượng glucose huyết
trong khoảng 4,5-6,7 mmol/l (80-120 mg/dl). Cơ thể điều hịa được kiểm sốt bởi hệ
nội tiết và hệ thần kinh.
Vai trò điều hòa của hệ nội tiết:
Một số nội tiết tố có tác dụng lên enzyme chuyển hóa glucid qua đó tác động đến
sự cân bằng glucose huyết. Có hai nhóm nội tiết tố kiểm soát đối lập nhau: insulin làm
giảm glucose máu tập hợp các nội tiết tố và chất làm tăng glucose máu.
Insulin do tế bào beta tuyến tụy Langerhans tiết ra có tác dụng làm giảm glucose
huyết. Insulin là một protein gồm 51 acd amin, được chia thành hai chuỗi
amin) và

(21 acid


(gồm 30 acid amin), được nối với nhau bằng các cầu nối S-S. Thời gian bán

hủy của insulin là 3-5 phút.


7

Trung bình mỗi ngày tụy tiết ra 40-50 đơn vị insulin (IU), để đảm bảo nồng độ
glucose trong máu được duy trì giới hạn từ 4,4-5,3 mmol/l (80-95 mg/dl). Nồng độ
insulin cơ bản trong huyết tương cũng đảm bảo sự bài tiết glucose của gan với tỷ lệ
1,9-2,1 mg/kg/phút [6].
Hệ đối kháng với insulin có tác dụng làm tăng glucose huyết:
- Adrenalin: Có tác dụng kích thích tạo AMP vịng của tế bào đích, tăng hoạt hóa
enzyme phosphorylase ở gan làm tăng thái hóa glucogen tạo glucose.
- Glucagon: Có tác dụng tương tự như adrenalin nhưng mạnh hơn và kéo dài hơn.
Glucagon cịn kích thích phân hủy mỡ do enzyme lipase được hoạt hóa bởi AMP vịng.
- Glucocorticoid: Ngăn cản glucose thấm vào tế bào (trừ tế bào não), tăng ho ạt
hóa G-6-phosphatase làm tăng giải phóng glucose ở gan vào máu, tăng tân tạo glucose
từ protid.
- Thyroxin: Tăng hấp thu đường ruột, tăn phân hủy glycogen.
- STH: Tăng thái hóa glycogen bằng cách ức chế enzyme hexokinase. STH cịn
hoạt hóa enzyme insulinase.
Vai trị của hệ thần kinh [5]:
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được hai trung tâm (A và B) ở vùng dưới
đồi tham gia điều hịa glucose huyết thơng qua hormone.
Trung tâm A: Gồm những tế bào thần kinh, khơng có mặt insulin vẫn thu nhận
được glucose từ máu. Trung tâm này đại diện cho các tế bào không cần insulin vẫn thu
nhận được glucose như: tế bào não, gan, hồng cầu. Khi glucose máu giảm xuống dưới
4,5 mmol/l thì trung tâm A bị kích thích làm tăng tiết glucagon, adrenalin để tăng tạo
glucose đạt được nồng độ 5,6 mmol/l.

Trung tâm B: Đại diện cho các tế bào cịn lại của cơ thể, phải có insulin mới thu
nhận được glucose. Các tế bào loại này sử dụng được thể ceton như là một nguồn năng
lượng bổ sung quan trọng. Khi thiếu insulin, trung tâm B sẽ huy động mọi cơ chế nội
tiết làm tằn glucose máu, đủ thấm vào tế bào nhờ sự chênh lệch lớn về nồng độ glucose
trong và ngoài tế bào. Tuy nhiên sự chênh lệch này phải đủ lớn (tăng gấp 4 lần bình


8

thường) mới xảy ra sự khuếch tán. Cùng lúc đó cũng có lư ợng lớn glucose bị thận đào
thải (gặp trong bệnh tiểu đường thiếu hụt insulin).
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh
chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các
biến chứng sau:
- Biến chứng cấp tính: Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chuẩn đốn
muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng,
hôn mê, nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm.
- Biến chứng mạn tính: Biến chứng tim mạch, biến chứng thận; bệnh lý mắt (đục
thủy tinh thủy), bệnh thần kinh do ĐTĐ (viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần
kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi), bệnh lý bàn chân do
ĐTĐ, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ.
1.1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ
Tuổi:
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ typ 2.
Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao.
Ở châu Á, ĐTĐ typ 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, thường
xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85-90% các trường hợp ĐTĐ [6].
Các yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi: bài tiết insulin giảm, kháng
insulin, béo bụng, giảm hoạt động thể lực, bệnh phối hợp, di truyền, một số thuốc.

Sự gia tăng ĐTĐ typ 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi chuyển
hóa hydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người mang gen di
truyền ĐTĐ mà lại khơng bị ĐTĐ từ lúc cịn trẻ đến khi về già mới bị bệnh.
Giới tính:
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào các vùng dân cư
khác nhu. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ khơng theo qui luật, nó thuộc
vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.


9

Ở các vùng đơ thị Thái Bình Dương t ỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc,
Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả hai giới tương đương nhau. Tại Việt Nam,
nghiên cứu về tình hình ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm
2002-2003 cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính [6]. Theo
nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam là 3,5% và ở nữ là
5,3% [21].
Địa dư:
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2-3 lần ở những
người nội thành so với những người sống ở ngoại thành theo công bố nghiên cứu dịch
tễ ở Tunisia, Úc,… Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nội thành là
1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ
mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê
với p< 0,01 [9].
Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít
vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể. Theo các chuyên gia của WHO, béo phì
là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ typ 2. Có nhiều

phương pháp chuẩn đốn và phân loại béo phì, trong đó chu ẩn đốn béo phì bằng chỉ
số khối cơ thể và chỉ số bụng mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn
chuẩn đốn béo phì đã đư ợc WHO thống nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau
cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy
giảm khả năng tự bảo vệ chống lại q trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời
điểm và triglyceride dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, ĐTĐ lâm sang thường xuất
hiện sau khi 50-70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.


10

Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà
phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng,
ngay cả với những người cân nặng khơng thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo
vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối
loạn chuyển hóa đường.
Nhiều nghiên cứu đã k ết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn
đến sự kháng insulin. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết luận béo phì và tăng
cân đột ngột làm tăng nguy cơ của ĐTĐ [24]. Kết quả nghiên cứu của Hồng Kim Ước
cho thấy những người có BMI>23 có nguy cơ ĐTĐ typ 2 gấp 2,89 lần so với người
bình thư ờng [21].
Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh ĐTĐ
typ 2 và bệnh tim mạch.
Thuốc lá và bia rượu:
Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm tăng thêm các rối loạn
chuyển hóa.
Trường đại học Lausanne (Anh) đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu
bệnh nhân và nhận thấy những người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2
[6]. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen khơng có lợi

khác, chẳng hạn như khơng tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi
cho sức khỏe.
Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các
cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh ĐTĐ nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thường
nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu Tơ Văn Hải, bệnh nhân nam
ĐTĐ có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8% [13].
1.1.5. Tình hình ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam.
a. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, WHO đã
lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.


11

Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có khoảng 2
triệu người ĐTĐ typ 2.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ tăng 14% trong hai
năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [6].
Theo thông báo của Hiệp hộc ĐTĐ quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246 triệu
người mắc bệnh ở các nước phát triển và thậm chí cịn cao hơn ở các nước đang phát
triển [15].
Tỷ lệ bệnh ĐTĐ thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang
phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao
nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông
(7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%) [5].
Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á
(5,3%) [5]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đơ thị hóa
nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về
lối sống cơng nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kịnh tế nhanh và chế độ
ăn không cân đối, nhiều mỡ.

b. Tại Việt Nam
Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30-64 của Bệnh viện
Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7%, ở các thành phố 4,4%,
vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1% [6]..
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30-64 tuổi đang sinh sống
tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà N ẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thấy
rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6%-4,9% [5]. Đa số bệnh nhân ĐTĐ không được chuẩn đoán
và điều trị.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc và Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch Mai,
tỷ lệ ĐTĐ typ 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ ĐTĐ typ 1 chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2% và
tỷ lệ nam chiếm 38,8% [11].


12

Tại Bắc Cạn, số bệnh nhân ĐTĐ ngày một tăng nhưng nhiều người khi được phát
hiện bệnh ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng. Từ tháng 3 năm 2006 tại khoa Nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ti ếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ chiếm
khoảng 3,7%-5,2% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa trong hai năm 2007-2008 [14].
Năm 2007, Nguyễn Ngọc Ấn và cộng sự đã điều tra dịch tễ bệnh ĐTĐ typ 2 ở
tỉnh Đồng Tháp cho thấy: Tổng số đối tượng được điều tra là 2625 người, trong đó nữ
chiếm 52%, nam 48%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ là 5,8%, trong đó nữ 7,3% cao hơn nam 4,0%
(p < 0,001), có xu hướng tăng theo tuổi (p < 0,001). Tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là
76,8%. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ là 20,3%, trong đó có 5,6% rối loạn glucose máu lúc đói,
12,2% rối loạn dung nạp glucose và 2,5% kết hợp cả hai loại rối loạn trên. Tỷ lệ nữ
mắc tiền ĐTĐ (23,3%) cao hơn nam (17,2%) và có xu hướng tăng theo tuổi (p <
0,001). Xuất hiện phổ biến ở nhóm ĐTNC như BMI (Body Mass Index- chỉ số khối cơ
thể) lớn (32%), VB lớn (22,5%), tăng huyết áp (31,5%). Chứng tỏ có liên quan rõ rệt
giữa giới, tuổi, BMI, tăng huyết áp với nồng độ glucose máu và ĐTĐ [1].
Nước ta ngày càng phát triển kèm theo đó là hàng loạt các bệnh với các biến

chứng phức tạp, vì vậy cần có những nghiên cứu về các hoạt chất điều trị và hỗ trợ
ĐTĐ nhằm giảm thiểu số bệnh nhân ĐTĐ.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÉP THỬ SINH HỌC
Dựa vào các bài thuốc dân gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu tách chiết các
hoạt chất từ các bộ phận của các loài dược liệu để chuyển chúng thành các nguồn dược
liệu sử dụng trong điều trị bệnh. Muốn vậy phải tiến hành các phép thử hoạt tính của
các chất và hợp chất được tách chiết.
Các phép thử xác định hoạt tính của mẫu dược liệu có tác dụng điều trị ĐTĐ như:
In vitro và In vivo.
1.2.1. Phép thử In vitro
Xác định thử hoạt tính ức chế enzyme

-glucosidase (loại enzyme có tác dụng

thủy phân carbonhydrat thành đường đơn), hấp thu cực đại tại 401 nm. Khi có mặt chất
ức chế enzyme, cường độ hấp thu của dung dịch sẽ giảm. Dựa vào độ hấp thu của dung


13

dịch có và khơng có mẫu thử sẽ tính được phần trăm ức chế enzyme -glucosidase của
mẫu [25].
Ngồi ra cịn có thể xác định hoạt tính ức chế enzyme

-amylase. Enzyme α-

amylase có vai trị thủy phân các hợp chất polychaccharide tạo glucose, phản ứng này
trực tiếp tăng hàm lượng đường trong máu. Khả năng ức chế enzyme α-amylase được
xác định dựa vào lượng tinh bột ban đầu và lượng tinh bột còn lại sau phản ứng, trên sự
nhận biết màu xanh đặc trưng của phức hợp tinh bột-idol. Kết quả được đánh giá bằng

lượng enzyme bị ức chế thông qua giá trị mật độ quang (OD) của mẫu được đo ở bước
sóng 660 nm [22].
1.2.2. Phép thử In vivo
Cùng với việc phát triển liệu pháp chữa trị, thì việc phát triển các mơ hình thực
nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả điều trị cũng đang được quan tâm. Việc thử nghiệm
các liệu pháp điều trị mới trên người gặp phải một số vấn đề về rào cản y đức và pháp
luật, do đó, các mơ hình động vật ĐTĐ trở thành một mơ hình rất hữu ích để thử
nghiệm các liệu pháp mới này trong việc điều trị bệnh.
Hiện nay, các biện pháp xây dựng mơ hình bệnh lý ĐTĐ phổ biến gồm các
phương pháp sau:
- Cắt bỏ một phần tụy.
- Sử dụng các tác nhân gây sai hỏng gen tổng hợp protein insulin tạo mơ hình
bệnh lý ĐTĐ typ 1.
- Sử dụng virus Coxsackie B (CVB4, CVN5), Encephalomyocarditis, virus gây
rubéole, virus quai bị. Các virus này được coi như là những tác nhân gây bệnh
ĐTĐ vì chất độc mà nó tiết ra khi xâm nhập vào cơ thể con nguời.
- Sử dụng hóa chất gây bệnh ĐTĐ. Hiện nay, hai loại hóa chất phổ biến thường
được dùng là Streptozocin (STZ) và Alloxan, từ hai loại hóa chất này người ta đã
xây dựng được rất nhiều phương pháp tạo mơ hình bệnh lý ĐTĐ trên động vật
[2].


14

Trong đó, STZ có cấu trúc giống đường, được ưu tiên vận chuyển qua kênh Glut2 (hiện diện nhiều trên các tế bào beta của đảo tụy). Do tính chất alkyl hóa của nó (đặc
biệt gọi là nitrosoureas), STZ gây nên sự thay đổi cấu trúc của đại phân tử, đứt gãy
DNA (do đó tế bào khơng phân chia thành hai tế bào mới) và phá hủy có chọn lọc trên
các tế bào beta tụy làm mất tế bào beta, giảm tiết insulin, đây là nguyên nhân của tình
trạng ĐTĐ phụ thuộc insulin (typ 1) [2], [29].
Vì điều kiện ở phịng thí nghiệm Di truyền- Giải phẫu- Sinh lý động vật thuộc

khoa Sinh- Môi trường, Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng cịn hạn chế nên
tơi sử dụng hóa chất STZ gây bệnh ĐTĐ.
Bên cạnh đó, CNT được dùng làm động vật thí nghiệm trong sinh học và y học.
Vì chúng là động vật có vú, tương đối dễ dàng để duy trì và xử lý, sinh sản nhanh
chóng (Thai kỳ của CNT vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3-14 chuột
con, trung bình 6-8 con) và có sự tương đồng cao với con người. Trình tự gen của
chuột đã đư ợc xác định và nhiều đoạn gen chuột có đồng đẳng với gen của con người.
Kết quả giải mã toàn bộ gen người và chuột cho thấy cả hai đều có khoảng 30.000 gen
và khoảng trên 80% các gen trong người cũng là gen tìm th ấy trong chuột. Ngồi ra,
chuột có giá thành tương đối thấp và dễ dàng duy trì, nên chuột có nhiều ưu thế để sử
dụng trong phịng thí nghiệm nghiên cứu. Chuột nhắt có thể sinh sản nhanh chóng, nên
có thể quan sát nhiều thế hệ trong một thời gian tương đối ngắn [28].
1.3. TỔNG QUAN VỀ CHUỘT NHẮT TRẮNG
Phân loại khoa học của CNT:
Giới: Animalia.
Ngành: Chordata.
Lớp: Mammalia.
Bộ: Rodentia.
Họ: Muridae.
Chi: Mus.
Loài: Mus muculus Var. Swiss.


15

Đặc điểm sinh học: Chuột nhắt trưởng thành có chiều dài cơ thể (tính từ mũi đ ến
gốc đi) là 7,5-10 cm và chiều dài đuôi là 5-10 cm. Khối lượng cơ thể chúng vào
khoảng 10-25 g. Lông chuột ngắn, ở tai và đi thì ít lơng hơn. Chân sau c ủa chuột khá
ngắn, cỡ khoảng 15-19 mm; sải chân bình thường khi chạy đạt 4,5 cm. Tiếng kêu của
CNT có âm vực rất cao và khơng đều. CNT thường đứng, đi hoặc chạy bằng cả bốn

chân, nhưng khi ăn, khi đánh nhau hoặc khi cần định hướng thì chúng chỉ đứng trên hai
chân sau, có đi hỗ trợ. CNT giỏi nhảy, leo trèo và bơi lội [28].
Vòng đ ời: Sống trong mơi trường hoang dã, CNT có tuổi thọ dưới một năm.
Nguyên nhân là do trong môi trường này, CNT là con mồi của các động vật ăn thịt và
chúng phải sống trong môi trường khắc nghiệt. Trong các môi trường được bảo vệ,
CNT thường sống 2-3 năm.
Cách thức sinh sản: CNT đực lôi kéo chuột cái bằng cách phát ra tiếng kêu siêu
âm đặc trưng, những tiếng kêu này thường xuyên nhất trong thời gian con đực đánh hơi
thấy và theo sau con cái. Thai kỳ của CNT vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột
mẹ sinh 3-14 chuột con (trung bình 6-8). Mỗi chuột cái đẻ 5-10 lứa mỗi năm, vì v ậy
tổng sốcá thể chuột nhắt có thể tăng rất nhanh. Chuột nhắt sinh sản quanh năm (tuy
nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá
lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông). Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và
khơng có lơng. Bộ lơng bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi
sinh khoảng 1-2 tuần. Con đực trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần và con cái là
khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi được năm tuần [28].
Vì vậy, sử dụng CNT và hóa chất STZ để tạo mơ hình ĐTĐ nh ằm đánh giá hoạt
tính hạ đường huyết của cao chiết RML.


×