Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NGHIÊN cứu tác DỤNG hạ ĐƯỜNG HUYẾT của hạt vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.68 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư và tiểu đường là một trong số các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái
chết, đặc biệt ở các nước phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 1985
có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường, năm 1994 con số này tăng đến 110
triệu người 2000 đã có 157,3 triệu người và dự kiến vào năm 2025 có khoảng 300 triệu
người bị đái tháo đường. Đối với ung thư: năm 2005 có 7,6 triệu người chết do ung thư
trong số 58 triệu người chết trên toàn thế giới; theo dự báo số người chết do ung thư
ước tính sẽ là 9 triệu người vào năm 2015 và 11,4 triệu người vào năm 2030. Ở Việt
nam hiện nay, mỗi năm phát hiện thêm khoảng 200.000 bệnh nhân ung thư mới và
khoảng 100.000 người chết do ung thư.
Vỏ và hạt quả vải là một dược liệu đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu
chứng minh có tác dụng ức chế u và hạ đường huyết trên thực nghiệm và trên người.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy hạt vải có nhiều tác dụng như chống oxy hóa, hạ
đường huyết, hạ lipid máu, chống đông máu, chống virus [3]. Năm 2010, từ dịch chiết
hạt quả vải Xinya Xu và cộng sự cũng đã phân lập được pumilasid A, một eudesmane
sesquiterpen glucosid có tác dụng ức chế 4 dòng tế bào ung thư A549, LAC, Hela,
Hep-G2 với IC50 từ 0,012-6,29 µM; và funingensin A có hoạt tính ức chế dòng tế bào
ung thư gan Hep-G2 với IC50 là 39,27 µM [15].
Theo một tài liệu đã công bố từ lâu trong hạt của quả vải có chứa chất α-
(methylenecyclopropyl)glycin, một acid amin có tác dụng hạ đường huyết chuột [4].
Từ vỏ của quả vải cũng đã phân lập được các flavonoid có hoạt tính ức chế
dòng tế bào ung thư vú MCF-7 như epicatechin, proanthocyanidin B2, B4 [11], [14].
Y học cổ truyền có sử dụng vỏ và hạt quả vải trong điều trị một số chứng như
đau răng, đau tinh hoàn, đau bụng hành kinh hoặc sau đẻ… Ở Việt Nam chưa có công
trình nghiên cứu đầy đủ nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của vỏ
và hạt quả vải. Như vậy, việc tận thu vỏ và hạt của quả vải để làm thuốc và trị bệnh là
1
hết sức cần thiết. Mặc dù trên thế giới đã có các nghiên cứu về tác dụng dược lý cũng
như thành phần hóa học của chúng nhưng ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu đầy đủ
nào về vấn đề này. Vì vậy, việc tìm hiểu thành phần hóa học và cao hơn nữa là chứng
minh được thành phần hoạt chất cụ thể của vỏ và hạt quả vải là một việc làm cần thiết,


tạo cơ sở cho việc tận thu, ứng dụng một nguồn nguyên liệu rất sẵn có ở Việt Nam này
làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, điều trị tiểu đường. Bước đầu, chúng tôi đề xuất
nghiên cứu chiết xuất phân đoạn nhóm hoạt chất có tác dụng ức chế một số dòng tế bào
ung thư (Hep-2, MCF-7, A549…); nghiên cứu chiết xuất phân đoạn nhóm hoạt chất có
tác dụng hạ đường huyết. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu
sâu hơn về thành phần hoạt chất cụ thể và tạo ra chế phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức
năng hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường từ nguồn nguyên liệu tận thu sẵn có này.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định được phân đoạn hoạt chất có tác dụng độc tế bào đối với một số
dòng tế bào ung thư.
- Xác định được phân đoạn hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết in vivo từ
vỏ và hạt quả vải.
- Đào tạo cán bộ nghiên cứu mới
Nội dung nghiên cứu:
a, Nghiên cứu các phân đoạn chiết từ dược liệu về tác dụng độc tế bào trên một
số dòng tế bào ung thư:
+ Điều chế cao chiết toàn phần và các phân đoạn chiết
+ Thử tác dụng độc tế bào của các mẫu cao chiết trên dòng 3 dòng tế bào
ung thư Hep-G2, MCF-7, A549
b, Đánh giá tác dụng hạ đường huyết in vivo của dịch chiết hạt và vỏ quả vải.
2
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực vật học [1]
Vải (Litchi chinensis Sonn.) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Cây nhỡ hay cây to, cao 7-10m. Cành hình trụ, vỏ màu nâu sẫm, có những chấm
nhỏ. Lá kép lông chim sẻ, mọc so le, gồm 7-9 lá chét cứng và dai, rất đa dạng, hình
mác hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm có lông, màu nâu; hoa màu xanh vàng
nhạt; đài hình đấu có lông; tràng 0; nhị 7-10, chỉ nhị có lông; bầu 2 thùy.
Quả hình trứng, vỏ quả mỏng, sần sùi, màu đỏ nhạt; hạt có áo dày bao quanh,

màu nâu. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 5-6.
1.2. Thành phần hóa học của quả vải
Quả vải chiếm 8-15% vỏ, 70-86% cùi và 4-18% hạt
Cùi vải chứa đường (chủ yếu là glucose và sacharose), đường khử, acid citric,
acid ascorbic, protein, chất béo, acid nicotic riboflavin, caroten và các nguyên tố đa vi
lượng như calci, phosphor, sắt.
Hạt vải chứa Saponin, Tanin, Leucocyanidin (Flavonoid), Anthocyanin,
proanthocyanidin, steroid và sesquiterpene [13], [5], [18].
Các cyclopropyl- fatty acid glycoside như litchioside C [16].
Ngoài ra hạt vải còn chứa 8% dầu bao gồm dihydrosterculic acid, oleic acid,
linoleic acid, palmitic acid và stearic acid với hơn 40 % acid béo không bão hòa [6].
1.3. Tác dụng sinh học
1.3.1. Tác dụng chống oxy hóa
Bốn hợp chất 3,12-Dihydroxy-cis-3,4-methylenedodecanoic acid 3-O-β-D-
glucopyranosid hay có tên gọi khác là litchiosid C (1), (2S)-1-O-(9Z,12Z
3
octadecadienoyl)-3-O-β-D-galactopyranosylglycerol (2), (2S)-1-O-hexadecanoyl-3-O-
[α-Dgalactopyranosyl(1→6)-β-D-galactopyranosyl]glycerol (3) và gingerglycolipid C
(4) được phân lập từ hạt vải đã được chứng minh tác dụng chống oxy hóa trong thử
nghiệm FRAP với các giá trị FRAP tương ứng là 21.5±2.6, 104.9±3.2, 69.9±5.7 và
88.6±5.2 μmol Fe (II)/g.[16]
Dịch chiết cồn nước 50% từ hạt vải thể hiện tác dụng chống oxy hóa mạnh quét
gốc DPPH và ức chế sự peroxi hóa lipid, tác dụng chống oxy hóa này được so sánh với
một hợp chất chống oxy hóa tổng hợp là butylated hydroxyl toluene, nó còn có tác
dụng chống lại quá trình sản xuất hắc tố melanin thông qua ức chế enzym Tyrosinase.
[7]
Bốn hợp chất được phân lập từ dịch chiết cồn 95% hạt vải là protocatechuic
acid, 2a,3a-epoxy-5,7,30,40-tetrahydroxyflavan-(4b-8-catechin, 2a,3a-epoxy-5,7,30,40
-tetrahydroxyflavan- (4b-8) -epicatechin, 2b, 3b-epoxy-5,7,30,40-tetrahydroxyflavan -
(4a-8)- epicatechin cũng thể hiện tác dụng chống oxy hóa trong thử nghiệm quét gốc tự

do DPPH và thử nghiệm Trolox [9]. Tác dụng này cũng được thể hiện ở polysacharid
có trong dịch chiết nước hạt vải bằng phương pháp siêu âm [20]
Không chỉ ở hạt vải, các hợp chất có trong vỏ quả vải cũng thể hiện khả năng
chống oxy hóa thông qua cơ chế quét gốc tự do và giảm sự oxy hóa lipid như
anthocyanidin [19]
1.3.2. Tác dụng chống ung thư
Các sesquiterpene glucosides pumilaside A và funingensin A đã thể hiện tác
dụng độc tế bào trên các dòng tế bào A549, LAC, Hela, Hep-G2 bởi thử nghiệm MTT,
trong đó giá trị IC
50
của pumilaside A nằm trong khoảng 0,012-6,29 μM còn
funingensin A chống lại các tế bào Hep-G2 với IC
50
= 39,27 Μm [15].
Dịch chiết cồn nước vỏ quả vải thể hiện tác dụng chông lại ung thư vú MCF-7
với IC
50
= 80 μg/ml) [17], các flavonoid được phân lập từ vỏ quả vải có hoạt tính ức
4
chế dòng tế bào ung thư vú MCF-7 như epicatechin, proanthocyanidin B2, B4. Ngoài
ra các hợp chất epicatechin, proanthocyanidin B2, B4 và phần chiết ethyl acetat cũng
đã được chứng minh tác dụng kích thích miễn dịch, epicatechin và phần chiết ethyl
acetat thể hiện tác dụng này ở nồng độ lên tới 12.5 μg/ml (P<0.05) [11], [14].
1.3.3. Hạ đường huyết
Hai flavanon được phân lập từ hạt vải là (2R)-naringenin-7-O-(3-O-a-L
-rhamnopyranosyl-b-D-glucopyranosid) và (2S)-pinocembrin-7-O-(6-O-a-L-
rhamnopyranosyl-b-D-glucopyranosid) thể hiện hoạt động ức chế α-glucosidase ở các
nồng độ 1, 0,1, 0,01 mg/ml [12].
Dịch chiết nước hạt vải có thể ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong
bệnh tiểu đường thông qua sự ức chế aldose reductase. Theo Kuang dịch chiết nước

của hạt vải với liều (5 g/kg) có tác dụng giảm lượng đường trong máu của chuột bình
thường và chuột mắc tiểu đường gây bởi alloxan, tác dụng hạ đường huyết này được so
sánh gần bằng glibenclamid và phenformin [8]. Ở Trung Quốc hạt vải đã được phát
triển thành thuốc để điều trị bệnh tiểu đường trên lâm sàng, đặc biệt là với người bệnh
mang thai bị mắc tiểu đường [11]. Hợp chất α-(methylenecyclopropyl)glycin một acid
amin có tác dụng hạ đường huyết chuột cũng đã được phân lập từ hạt vải [4].
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hạt và vỏ quả vải thiều được thu mua tại Hưng Yên tháng 7/2011
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều chế các phân đoạn chiết.
a, Nguyên vật liệu
- Dược liệu: Vỏ và hạt quả vải được phơi sấy khô ở 50ºC.
5
-Dung môi và hóa chất: Các dung môi: n-hexan, dicloromethan, ethyl acetat, cồn,
nước; và các hoá chất phục vụ cho việc định tính các lớp chất.
b, Phương pháp
-Dùng các kỹ thuật , phương pháp chiết, chưng cất, chiết tách bằng dung môi, lọc, sấy,
làm khô… ở các điều kiện về nhiệt độ, áp suất… thích hợp để thu được các cặn chiết đạt
tiêu chuẩn yêu cầu.
-Khảo sát định tính các lớp chất có trong các phần cặn chiết được điều chế bằng sắc ký
lớp mỏng với các hệ dung môi phù hợp, dùng UV hoặc thuốc thử thích hợp để quan sát
các chất.
2.2.2. Phương pháp độc tế bào (MTT)
a. Nguyên vật liệu thí nghiệm:
• Mẫu thử: LCH, LCH1, LCH2, LCH3, LCH4, LCV, LCV1, LCV2, LCV3,
LCV4
• Tế bào: gồm 3 dòng tế bào:
- Dòng tế bào MCF-7 (tế bào ung thư vú)
- Dòng tế bào Hep-G2 (tế bào ung thư gan)

- Dòng tế bào A549 (tế bào ung thư phổi)
• Hóa chất:
- MTT (3-(4,5-Dimethylthiazol-2-yl)-2,5- diphenyltetrazolium bromide) của hãng
in vitrogen.
- Ellepticine của hãng Sigma
- DMSO của hãng sigma
- Và các hóa chất khác
6
• Máy móc thiết bị: máy đọc ELISA của hãng Thermo Labsystems, kính hiển vi
soi ngược, và các máy móc khác.
b. Nguyên tắc:
- Áp dụng phương pháp MTT được biên soạn bởi tác giả Mosmann (1983) để
đánh giá độc tính trên tế bào [10]. Nguyên tắc của phương pháp như sau: MTT là thử
nghiệm in vitro để đo sự tăng sinh và sống sót của tế bào. Tế bào được nuôi cấy trong
một đĩa 96 giếng, đáy bằng. Hợp chất MTT 3-(4,5-Dimethyl-2-thiazolyl)-2,5-
diphenyltetrazolium bromide, có màu vàng được thêm vào mỗi giếng và tế bào được ủ
ở 37
o
C, 5% CO
2
. Màu vàng này bị biến đổi thành formazan tím trong ty thể của những
tế bào sống. Khả năng hấp thụ của dung dich có màu này có thể được định lượng bằng
máy quang phổ kế ở bước song 540 – 600 nm. Sự biến đổi màu chỉ xảy ra khi enzyme
reductase trong ty thể là hoạt động, và do đó sự chuyển đổi có thể liên quan trực tiếp
đến số lượng tế bào sống sót. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu độc
tính của thuốc đối với tế bào.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thử tác dụng hạ đường huyết của hạt và vỏ quả vải
trên chuột tăng đường huyết gây bởi alloxan
a . Nguyên vật liệu thí nghiệm:
- Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, cả hai giống, trọng lượng từ

20-22 g do Viện Vệ sinh dịch tễ cung cấp.
- Mẫu thử:
+ Hạt quả vải: 500 g dược liệu khô = 75 g cao khô
+ Vỏ quả vải: 500 g dược liệu khô = 120 g cao khô
- Máy móc và trang thiết bị:
Máy định lượng sinh hoá bán tự động SCOUT
Máy li tâm lạnh HETICH
7
Ống eppendorf 1,5 ml
Lồng chuột nhắt
Hoá chất: Kít định lượng glucose hãng HUMAN, Alloxane tetrahydrate- SIGMA,
Gliclazide (Sanofi-synthelabo
b. Nguyên tắc:
Gây tăng glucose huyết thực nghiệm bằng alloxan. Alloxan là tác nhân phá huỷ
tế bào β đảo tuỵ, làm giảm lượng insulin trong máu và là nguyên nhân gây tăng
glucose huyết.
3. THỰC NGHIỆM
3.1. Điều chế các cặn chiết
3.1.1. Xử lý mẫu
Vỏ và hạt tươi được sấy khô rồi xay thành bột dùng để điều chế các mẫu thử tác
dụng sinh học.
3.1.2. Điều chế các cặn chiết
+ Cao chiết cồn 50% hạt quả vải (LCH) : Bột hạt vải chiết 3 lần với cồn 50% (1kg
dược liệu/ 3 lít cồn 50%) theo phương pháp ngâm chiết ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết
tập trung cô thành cao. Hiệu suất thu được cao khô (độ ẩm của cao là 1,7%) là 15,0%
+ Cao chiết cồn 50% vỏ quả vải( LCV): Bột vỏ quả vải chiết 3 lần với cồn 50% (1kg
dược liệu/ 3 lít cồn 50%) theo phương pháp ngâm chiết ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết
tập trung cô thành cao. Hiệu suất thu được cao khô (độ ẩm của cao là 1,4%) là 24,0%.
+ Các phân đoạn chiết vỏ và hạt quả vải: Từ các cao chiết LCH và LCV đem phân bố
lại trong các dung môi có độ phân cực tăng dần thu được các phân đoạn chiết tương

ứng từ vỏ và hạt quả vải: Phân đoạn chiết n-hexan (LCH1, LCV1); phân đoạn chiết
8
dicloromethan (LCH2, LCV2); phân đoạn chiết ethylacetat (LCH3, LCV3); phân đoạn
chiết cồn nước còn lại (LCH4, LCV4).
3.2. Thử độc tính của các cặn chiết từ vỏ và hạt quả vải trên 3 dòng tế bào ung thư
vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư phổi A549.
Cách tiến hành:
- Nuôi cấy tế bào: Các dòng tế bào được lưu giữ trong nitơ lỏng, đánh thức và duy trì
trong môi trường DMEM (Dulbecco's Modified Eagle Medium) có bổ sung huyết thanh
bê tươi 10%, dung dịch kháng sinh và kháng nấm 1% (penicillin 50,000 units/L và
streptomycin 50 mg/L). Tế bào được nuôi cấy cho phát triển tới mức khoảng 70%, thay
môi trường sạch, tế bào này được dùng làm thí nghiệm.
- Mẫu thí nghiệm: Hòa mẫu thí nghiệm vào dung dịch DMSO 100% sao cho nồng độ
gốc của các mẫu là 2 mg/ml. Tiếp theo pha thuốc nghiên cứu thành thang nồng độ gồm
5 nồng độ 100, 75, 50, 25, và 12,5 μg/ml. Nồng độ của thuốc thử được dùng theo tiêu
chuẩn sàng lọc thuốc chống ung thư có nguồn gốc dược liệu của tác giả Teicher 1997
[2]. Ellepticine được sử dụng làm chứng dương, với nồng độ thử lần lượt là 50; 25;
12,5; 5,25; và 3,125 μM. Dung dịch DMSO 0,1% được sử dụng làm chứng âm.
- Quy trình nuôi cấy:
1. Cho khoảng 2X104 tế bào/ml trong môi trường nuôi cấy. Để 2 giếng trống làm
chứng trắng (blank control).
2. Các tế bào được nuôi trong môi trường ở 37oC và 5% CO2 cho phép tế bào gắn
vào đáy mỗi giếng của đĩa nuôi cấy. Nuôi tế bào trong 24 giờ để tế bào ổn định.
3. Sau 24 giờ nuôi cấy, thêm 10 μl thuốc thử và thuốc chuẩn ở các nồng độ khác
nhau vào mỗi giếng. Mỗi nồng độ được lặp lại ở 2 giếng. Lắc nhẹ đĩa nuôi cấy để thuốc
được tan hoàn toàn trong môi trường.
4. Ủ đĩa nuôi cấy từ 72 giờ (37oC, 5% CO2) cho phép thuốc phát huy tác dụng.
9
Quan sát tế bào hàng ngày bằng kính hiển vi.
5. Chuẩn bị dung dịch MTT nồng độ 5mg/ml.

6. Thêm 20 μl dung dịch MTT vào mỗi giếng của đĩa nuôi cấy. Lắc nhẹ cho MTT
khuếch tán đều trong môi trường nuôi cấy.
7. Ủ 37oC trong 3 giờ để MTT được chuyển hóa.
8. Loại bỏ môi trường trong các giếng của đĩa nuôi cấy.
9. Hoàn trả formazan (sản phẩm chuyển hóa MTT) bằng 100 μl DMSO. Lắc kỹ để
formazan có thể tan hoàn toàn.
10. Đọc mật độ quang ở bước sóng 540 nm. Mật độ quang sẽ phản ánh số lượng tế
bào sống sót.
- % tế bào sống sau khi đã xử lý thuốc so với chứng trắng được tính theo công thức như
sau:
% tế bào sống = [OD540 của tế bào được xử lý] / [OD540 của tế bào không được
xử lý thuốc] x 100%
- Cách tính giá trị IC50: Giá trị IC50 được tính bằng phân tích hồi quy không tuyến tính
của đường cong đáp ứng liều tương ứng, sử dụng phần mềm Exell.
3.3. Thử tác dụng hạ đường huyết của hạt và vỏ quả vải trên chuột tăng đường
huyết gây bởi alloxan
Cách tiến hành:
- Chuột thí nghiệm được nuôi ổn định 5 ngày trước khi thí nghiệm. Ngày thứ 1:
Chuột đã được nhịn đói 16 giờ, gây tăng glucose huyết bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi
chuột dung dịch alloxan pha trong nước muối sinh lý với tỷ lệ thích hợp để đạt liều 65
mg/kg. Chuột sinh lý được tiêm nước muối sinh lý.
10
- Ngày thứ 4: Các chuột đã được nhịn đói 16 giờ, uống nước theo nhu cầu, lấy
máu, ly tâm lấy huyết thanh để định lượng nồng độ glucose huyết. Loại bỏ những
chuột không đạt điều kiện thí nghiệm. Chia đều các chuột đã được gây tăng glucose
huyết thành các lô:
+ lô chứng sinh lý: uống nước cất
+ lô chứng bệnh lý: uống nước cất
+ lô uống cao khô hạt quả vải liều 1,5g cao/ kg thể trọng chuột
+ lô uống cao khô hạt quả vải liều 3 g cao/ kg thể trọng chuột

+ lô uống cao khô vỏ quả vải liều 2,4 g cao/ kg thể trọng chuột
+ lô uống cao khô vỏ quả vải liều 4,8 g cao/ kg thể trọng chuột
+ lô đối chứng: uống gliclazid liều 200 mg/kg
Tất cả các lô được uống với thể tích như nhau là 0,2 ml/ 10 g chuột.
- Ngày thứ 12 (sau 8 ngày uống thuốc): Các chuột đã được nhịn đói 16 giờ, uống
nước tùy thích, sau 1 giờ uống thuốc, lấy máu, ly tâm lấy huyết thanh định lượng
glucose huyết tất cả các chuột.
- Đánh giá kết quả: Tính % glucose huyết (GH) trước và sau khi uống thuốc ở
từng chuột ở mỗi lô (coi GH ban đầu là 100%), sau đó so sánh trung bình phần trăm ở
các lô mẫu thử với lô chứng bệnh lý không dùng mẫu thử .
- Nổng độ glucose huyết trong huyết thanh chuột được định lượng bằng phương
pháp so màu, dùng kit của hãng Human, đo trên máy định lượng sinh hóa bán tư động.
4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kết quả điều chế các cặn chiết
Chúng tôi đã điều chế được 10 mẫu cao chiết để thử tác dụng sinh học. Kết quả
được thể hiện trong bảng 1:
11
Bảng 1: Hiệu suất các cặn chiết
Tên LCH LCV LCH1 LCH2 LCH3 LCH4 LCV1 LCV2 LCV3 LCV4
Độ ẩm
(%)
1,7 1,4 1,3 1,5 1,8 1,9 1,2 1,3 1,6 1,7
Hiệu
suất (%)
15 24 1,50 1,67 3,95 4,87 1,65 2,72 4,25 4,64
Hiệu suất được tính theo công thức
)100(
)100(
dd
cc

m
m
H
χ
χ


=
Với m
c,
χ
c
là khối lượng, độ ẩm của cặn chiết với độ ẩm tương ứng
m
d,
χ
d
là khối lượng, độ ẩm dược liệu khô ban đầu.
4.2. Kết quả định tính thành phần hóa học của hạt và vỏ quả vải
Bảng 2: Kết quả định tính thành phần hóa học của hạt và vỏ quả vải
STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận
Hạt Vỏ Hạt Vỏ
1 Flavonoid Phản ứng Cyanidin +++ ++
Phản ứng với NaOH ++ +++
Phản ứng với NH
3
++ ++
Phản ứng với FeCl
3
5% +++ +++

2 Coumarin Phản ứng mở đóng vòng
lacton
- _
Khôn
Không
Phản ứng chuyển dạng
đồng phân cis-trans
(thuốc thử diazo)
- _
3 Acid hữu Phản ứng với bột Na
2
CO
3
++ ++ có có
12

4
Saponin
Quan sát hiện tượng tạo
bọt
+++ +
có có
Quan sát hiện tượng phá
huyết
+ +
Phản ứng Liebermann-
Burchardt
++ +
Phản ứng Salkowski _ _
5 Tanin Phản ứng với FeCl

3
+ ++ có có
Phản ứng với Gelatin 5% + +
6 Đường khử Phản ứng với thuốc thử
Fehling A và Fehling B
++ +++ có có
7 Acid amin Phản ứng với thuốc thử
Ninhydrin 3%
++ _ có không
8 Chất béo Tạo vết mờ trên giấy ++ + có có
9 Carotenoid Phản ứng với H
2
SO
4
++ ++ có có
10 Phytosterol Phản ứng Liebermann +++ +++ có có
11
Phản ứng với các thuốc
thử
Mayer _ _
Dragendorff _ _
Bouchardat _ _
Qua bảng trên ta thấy trong hạt quả vải có chứa các nhóm chất Flavonoid,
Phytosterol, Carotenoid, Chất béo, Acid amin, Đường khử, Tanin, Saponin.
13
Trong hạt quả vải có chứa các nhóm chất Flavonoid, Phytosterol, Carotenoid,
Chất béo, Đường khử, Tanin, Saponin.
4.3. Kết quả thử tác dụng dược lý
4.3.1. Kết quả thử độc tính của hạt và vỏ quả vải trên 3 dòng tế bào ung thư vú MCF-7,
ung thư gan Hep-G2 và ung thư phổi A549.

Bảng 3: Kết quả thử độc tính của mẫu ở nồng độ 100 μg/ml và thuốc chuẩn
Ellepticine ở nồng độ 50 μM
STT Mẫu thử Dòng tế bào (% tế bào sống) Kết luận
MCF-7 Hep-G2 A549
1 DMSO 100,0 100,0 100,0
2 Ellepticine 25,8 24,2 33,1
3 LCH 88,1 113,1 123,7 Âm tính
4 LCH1 102,4 121,6 110,8 Âm tính
5 LCH2 87,9 116,2 104,1 Âm tính
6 LCH3 57,3 78,7 138,1 Âm tính
7 LCH4 113,4 128,6 128,2 Âm tính
8 LCV 80,5 141,9 104,3 Âm tính
9 LCV1 13,6 107,8 32,2 Dương tính trên 2 dòng tế
bào
10 LCV2 74,5 139,9 131,0 Âm tính
11 LCV3 111,5 144,9 124,2 Âm tính
12 LCV4 56,8 149,7 107,4 Âm tính
Bảng 4: Giá trị IC50 trên của mẫu thử LCV1 trên 2 dòng tế bào MCF-7 và A549
14
Nhận xét:
- Trong các mẫu cao chiết phân đoạn từ vỏ và hạt quả vải, chỉ có mẫu LCV1 (phần
chiết n-hexan từ cao cồn 50% vỏ quả vải) có tác dụng gây độc trên 2 dòng tế bào
MCF-7 và A549 với giá trị IC50 lần lượt là 37,45 μg/ml và 58,1 μg/ml.
- Theo các tài liệu đã công bố [11], [14], [15] thì các đơn chất có tác dụng gây
độc tế bào trên ba dòng tế bào Hep-G2, MCF-7 và A549 đều được phân lập từ
các phân đoạn phân cực như ethylacetat và n-butanol. Tuy nhiên trong thử
nghiệm này, các phân đoạn chiết phân cực như ethylacetat và nước lại hoàn toàn
không thể hiện tác dụng này mà lại thể hiện ở phân đoạn kém phân cực hơn là n-
hexan. Để làm sáng tỏ điều này cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn.
4.3.2. Thử tác dụng hạ đường huyết của hạt và vỏ quả vải trên chuột tăng đường huyết

gây bởi alloxan
Cho chuột uống thuốc 8 ngày, đến ngày thứ 8, sau khi uống thuốc 1 giờ, lấy máu
vào ống eppendorf 1,5 ml, ly tâm ở 3000 vòng/ phút, lấy huyết thanh định lượng
glucose huyết. Kết quả được trình bày ở bảng 5 và 6.
Bảng 5. Nồng độ glucose huyết ở tất cả các lô thử trước và sau khi uống thuốc (mg
%).
TT Lô chứng gây Lô hạt quả vải Lô hạt quả vải Lô vỏ quả vải
Mẫu thử Giá trị IC50 (μg/ml)
MCF-7 A549
LCV1 37,45 58,1
15
bệnh liều 1,5 g
cao/kg
liều 3 g cao/kg liều 2,4 g cao/kg
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước sau
1 117.1 109.3 107.7 96.3 105.1 118.5 223.6 208.3
2 133.8 116.7 222.7 150.9 118.8 135.2 125.0 107.7
3 116.5 129.6 309.8 267.5 134.7 91.7 263.0 214.8
4 225.4 223.1 186.6 100.9 120.6 147.2 106.5 119.4
5 270.0 273.0 332.5 157.4 264.8 75.0 128.9 156.5
6 129.4 106.5 147.0 114.8 141.7 101.9 226.2 143.5
7 185.7 196.3 159.3 69.4 338.0 357.3 341.5 221.3
8 131.3 125.9 141.7 127.8 289.5 191.7 308.5 269.4
9 343.3 300.0 115.3 90.7 236.8 180.6 183.1 93.5
10 294.0 270.4 225.4 133.3 194.5 167.6 147.0 149.1
11 112.7 137.0 185.7 130.6 191.0 123.1 161.1 141.7
12 224.5 196.3 101.9 113.9 205.1 142.6 100.2 100.9
13 352.0 350.8 312.5 353.5 267.5 148.1 229.8 244.4
14 251.0 238.0 101.2 120.4 148.9 151.9 316.8 340.5
15 194.5 228.7 283.3 136.1 331.8 151.9 339.8 220.4

16 144.4 126.9 179.6 189.8 291.3 58.2 103.9 111.1
17 149.5 131.5 341.5 90.7 250.0 101.9 254.3 253.7
18 314.3 282.4 140.8 93.5 126.8 91.7
19 163.7 156.5 282.5 217.6
TB 202.8 194.7 204.1 145.0 208.7 140.9 209.3 182.1
SE 18.5 17.3 19.0 16.0 18.2 15.3 20.6 17.2
TT Lô vỏ quả vải liều
4,8 g cao/kg
Lô gliclazid liều
200 mg/ kg
Lô chứng sinh

16
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
1 146.1 173.1 106.5 89.8 79.4 84.8
2 132.0 117.7 154.9 121.3 74.6 84.4
3 110.9 112.0 172.9 143.5 65.8 56.4
4 321.3 125.9 121.8 115.7 69.5 78.9
5 142.6 86.1 243.0 137.0 57.4 50.2
6 162.9 146.3 117.1 122.2 51.1 46.1
7 179.6 107.4 330.8 142.6 48.2 44.5
8 276.3 293.5 144.4 79.6 53.8 57.4
9 308.0 134.3 280.8 220.3 48.1 58.5
10 216.5 175.0 186.6 129.6 73.9 84.3
11 315.0 267.6 372.3 210.2
12 191.0 214.8 320.3 102.8
13 101.0 123.1 164.6 88.9
14 257.8 253.7 140.3 101.9
15 226.2 118.5 147.0 95.4
16 154.9 165.7 236.8 257.3

17 253.5 127.8
18
19
TB
SE 205.6 161.3 202.5 134.9 62.2 64.6
17.6 14.9 19.8 12.1 3.7 5.3
17
Bảng 6: So sánh nồng độ glucose huyết trước và sau khi uống thuốc ở các lô
TT Các lô thí nghiệm Glucose huyết
(mg%)
% so với trước % giảm
Trước Sau
1 Lô chứng sinh lý 62,2 ±3,7 64,6 ± 5,3 103,2± 4,1
2 Lô chứng gây bệnh 202,8 ± 18,5 194,7 ± 17,3 96,7 ± 2,5
3 Lô hạt quả vải liều 1,5 g
cao/kg
204,1 ± 19,0 145,0 ± 16,0
(< 0,05)
75,4± 5,9 22,0
4 Lô hạt quả vải liều 3 g
cao/kg
208,7 ± 18,2 140,9 ± 15,3
(< 0,05)
73,4 ± 7,0 24,1
5 Lô vỏ quả vải liều 2,4 g
cao/kg
209,3 ± 20,6 182,1 ± 17,2
(> 0,05)
90,4 ± 4,8 6,5
6 Lô vỏ quả vải liều 4,8 g

cao/kg
205,6 ± 17,6 161,3 ± 14,9
(> 0,05)
83,3 ± 6,6 13,9
7 Lô gliclazid liều 200 mg/
kg
202,5 ± 19,8 134,9 ± 12,1
(< 0,05)
71,0± 5,03 26,6
Nhận xét:
- Cao chiết hạt vải khi cho chuột uống liều 1,5 g và 3 g cao/ kg thể trọng chuột/
ngày (tương đương với 10 g và 20 g dược liệu khô), trong 8 ngày liên tục có tác dụng
giảm rõ rệt sự tăng glucose huyết lần lượt là 22,0% và 24,1%, đạt ý nghĩa thống kê (P
< 0,05) so với lô chứng gây bệnh. Tác dụng này cũng gần tương đương với tác dụng
giảm sự tăng glucose huyết của gliclazid ở liều 200 mg/ kg trong cùng điều kiện thí
nghiệm.
18
- Khi cho chuột nhắt trắng uống cao chiết vỏ quả vải với các liều 2,4 g và 4,8 g
cao/kg thể trọng chuột/ ngày (tương đương 10g và 20 g dược liệu khô), trong 8 ngày
liên tục, chưa thấy có tác dụng giảm sự tăng glucose huyết có ý nghĩa thống kê, tác
dụng lần lượt là 6,5% và 13,9% (P > 0,05).
- Như vậy kết quả này hoàn toàn phù hợp với các tài liệu đã công bố về tác dụng
hạ đường huyết của hạt vải. Theo Kuang dịch chiết nước của hạt vải với liều (5 g/kg)
có tác dụng giảm lượng đường trong máu của chuột bình thường và chuột đái tháo
đường gây bởi alloxan, tác dụng hạ đường huyết này được so sánh gần bằng
glibenclamid và phenformin [8]. Ở Trung Quốc hạt vải đã được phát triển thành thuốc
để điều trị bệnh đái tháo đường trên lâm sàng, đặc biệt là với người bệnh mang thai bị
đái tháo đường [11].
5. KẾT LUẬN
1. Chúng tôi đã điều chế được các mẫu cao chiết từ hạt và vỏ quả vải: LCH, LCV,

LCH1, LCV1, LCH2, LCV2, LCH3, LCV3, LCH4, LCV4
2. Thử tác dụng dược lý
+ Đã thử tác dụng độc tế bào của các mẫu cao chiết trên dòng 3 dòng tế bào ung thư
Hep-G2, MCF-7, A549 trong đó có 1 mẫu (LVH1) dương tính trên 2 dòng tế bào
MCF-7, A549 với giá trị IC
50
lần lượt là 37,45 μg/ml và 58,1 μg/ml.
+ Đã thử tác dụng hạ đường huyết của 2 mẫu cao chiết LCH, LCV, trong đó mẫu cao
chiết LCH cho tác dụng hạ đường huyết trên chuột gây đái tháo đường bởi alloxan.
Theo đó cao chiết cồn 50% hạt vải khi cho chuột uống liều 1,5 g và 3 g cao/ kg thể
trọng chuột/ ngày (tương đương với 10 g và 20 g dược liệu khô), trong 8 ngày liên tục
có tác dụng giảm rõ rệt sự tăng glucose huyết lần lượt là 22,0% và 24,1%, đạt ý nghĩa
thống kê (P < 0,05) so với lô chứng gây bệnh. Tác dụng này cũng gần tương đương với
tác dụng giảm sự tăng glucose huyết của gliclazid ở liều 200 mg/ kg trong cùng điều
kiện thí nghiệm.
19
3. Đã đăng 1 bài báo trên tạp chí Dược liệu: Tr. 239-244, số 4, tập 17, năm 2012
“Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và hoạt tính độc tế bào của hạt và vỏ quả vải”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB khoa học
và kỹ thuật , tập 2, trang 1045.
Tài liệu tiếng Anh
2. Beverly A., Teicher (1997) “ Anticancer drug development guide: Preclinical
screening, clinical trials, and approval” Humana Press, Totowa, New Jersey.
3. Chen et al. (2007) “Research progress in the chemical constituents and
pharmacological effects of lychee seeds” Chinese journal of information on TCM, 14(5),
97-98.
4. D.O Gray and L.Fowden (1962) “α-(Methylenecyclopropyl)glycine from Litchi
seeds” Biochem.J. 82,385.

5. Ding, L.; Wang, M.; Zhao, J.; Du, L.( 2006) “Studies on chemical constituents in seed
of Litchi chinensis Sonn.” Nat. Prod. Res. Dev., 18 (Suppl.), 45-47.
6. Gaydou, E. M., Ralaimanarivo, A., & Bianchini, J. P. (1993) “Cyclopropanoic fatty
acids of Litchi (Litchi chinensis) seed oil“ A reinvestigation. Journal of Agricultural
and Food Chemistry, 41, 886–890.
7. K. Nagendra Prasad, Bao Yang, Shaoyu Yang, Yulong Chen, Mouming Zhao,
Muhammad Ashraf, Yueming Jiang (2009) “Identification of phenolic compounds and
appraisal of antioxidant and antityrosinase activities from litchi (Litchi chinensis Sonn.)
seeds” Food Chemistry, 116, 1–7.
20
8. Kuang et al. (1997) “Hypoglycemic effect of Litchi seeds on normal blood glucose
levels mice and diabetic model mice by alloxan” Chinese Journal of Hospital
Pharmacy, 17, 256–257.
9. Lijun Wang, Guodong Lou, Zhongjun Maa, Xueming Liu (2011) “Chemical
constituents with antioxidant activities from litchi (Litchi chinensis Sonn.) seeds” Food
Chemistry, 126, 1081–1087.
10. Mosmann T. (1983) “Rapid colorimetric assay for cellular growth and survival:
application to proliferation and cytotoxicity assays” J. Immunol Methods: 65, 55-63.
11. Mouming Zhao et al. (2007) “Immunomodulatory and anticancer activities of
flavonoids extracted from litchi (Litchichinensis Sonn.) pericarp” International
Immunopharmacology Volume 7, Issue 2, 162–166.
12. Shen Ren, Duoduo Xu, Zhi Pan, Yang Gao, Zhenguo Jiang, Qipin Gao (2011) “Two
flavanone compounds from litchi (Litchi chinensis Sonn.) seeds, one previously
unreported, and appraisal of their a-glucosidase inhibitory activities” Food Chemistry,
127, 1760–1763.
13. Tu, P.; Luo, Q.; Zheng, J. (2002) “Studies on chemical constituents in seed of Litchi
chinensis" Chin. Tradit. Herb. Drugs, 33, 300-303.
14. Wang X et al. (2006) “Potential anticancer activity of litchi fruit pericarp extract
against hepatocellular carcinoma in vitro and in vivo” Cancer letters, 239(1), 144-150.
15. Xinya Xu et al. (2010) “Eudesmane sesquiterpene glucosides from lychee seed and

their cytotoxic activity” Food chemistry 123, 1123–1126.
16. Xinya Xu, Haihui Xie , Liangxiong Xu, Xiaoyi Wei (2011) “A novel cyclopropyl-
containing fatty acid glucoside from the seeds of Litchi chinensis” Fitoterapia, 82 485–
488.
21
17. Xiujie Wang, Shulan Yuan, Jing Wang, Ping Lin, Guanjian Liu, Yanrong Lu, Jie
Zhang, Wendong Wang, Yuquan Wei (2006) “Anticancer activity of litchi fruit
pericarp extract against human breast cancer in vitro and in vivo” Toxicology and
Applied Pharmacology, 215, 168–178
18. Xu X, Xie H, Wang Y, Wei X. (2010) “A-type proanthocyanidins from lychee seeds
and their antioxidant and antiviral activities” J Agric Food Chem, 58, 11667- 11672.
19. Xuewu Duan, Yueming Jiang, Xinguo Su, Zhaoqi Zhang, John Shi (2007)
“Antioxidant properties of anthocyanins extracted from litchi (Litchi chinenesis Sonn.)
fruit pericarp tissues in relation to their role in the pericarp browning” Food Chemistry,
101, 1365–1371
20. Yeyuan Chen, Haiyan Luo, Aiping Gao, Min Zhu (2011) “Ultrasound-assisted
extraction of polysaccharides from litchi (Litchi chinensis Sonn.) seed by response
surface methodology and their structural characteristics” Innovative Food Science and
Emerging Technologies, 12, 305–309.
MỤC LỤC
22
23

×