Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 113 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:

GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA
TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện
: Lê Hải Vân
Lớp
: 12SMN2

Đà Nẵng, tháng 5/2016
1


2

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Mục lục
Danh mục các kí hiệu biết tắt, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP


CÓ VĂN HÓA CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA TRỊ CHƠI
ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. ........................................................................................... 6
1.1.

Lịch sử nghiên cứu............................................................................................... 6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới. ......................................................................... 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước. ........................................................................... 7
1.2.

Một số lí luận về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo
lớn. ....................................................................................................................... 9

1.2.1. Một số khái niệm. ................................................................................................ 9
1.2.2. Bản chất của sự hình thành và phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa của
trẻ mầm non. ........................................................................................................ 17
1.2.3. Đặc điểm hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi. ................................... 23
1.2.4. Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi. .................... 27
1.2.5. Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi. .................... 29
1.3.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. ............................................. 30

1.3.1. Khái niệm trị chơi đóng vai theo chủ đề. ............................................................ 30
1.3.2. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề........................................................ 32
1.3.3. Đặc điểm của hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trong trị chơi
đóng vai theo chủ đề. ........................................................................................... 36

2



3

1.3.4. Vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với giáo dục hành vi giao tiếp
có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. ................................................ 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG I. ................................................................................................... 38
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN
HÓA CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA TRỊ CHƠI
ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. ....................................................................................
2.1.

Khái qt về q trình khảo sát. .......................................................................... 39

2.1.1. Mục đích khảo sát. ............................................................................................... 39
2.1.2. Đối tượng khảo sát. .............................................................................................. 39
2.1.3. Nội dung khảo sát. ............................................................................................... 41
2.1.4. Phương pháp tiến hành. ....................................................................................... 41
2.2.

Kết quả khảo sát. .................................................................................................. 44

2.2.1. Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non.

44

2.2.2. Thực trạng quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non ............................................................................................... 47
2.2.3. Thực trạng việc đánh giá của giáo viên về giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trị chơi đóng vai theo chủ

đền.
2.3.

49

Ngun nhân của thực trạng. ............................................................................... 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG II. .................................................................................................. 53
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ. ............................................................................................................... 54
3.1.

Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi
qua trị chơi đóng vai theo chủ đề. ....................................................................... 54

3

39


4

3.1.1. Khái niệm biện pháp tổ chức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa. ................. 54
3.1.2. Cơ sở xây dựng biện pháp. .................................................................................. 55
3.1.3. Đề xuất biện pháp. ............................................................................................... 60
3.2.

Thực nghiệm sư phạm. ........................................................................................ 64


3.2.1. Khái quát quá trình thực nghiệm. ........................................................................ 64
3.2.2. Các tiêu chí và đánh giá thực nghiệm. ................................................................. 65
3.2.3. Tiến tình thực nghiệm. ......................................................................................... 65
3.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm. ............................................................................ 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG III. ......................................................................................... 75
PHẦN III. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
1. Kết luận. .................................................................................................................... 76
2. Kiến nghị sư phạm..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 79
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

4


5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. Chữ viết tắt:
-

HV1: Hành vi chào hỏi.

-

HV2: Hành vi thể hiện sự xin phép.

-

HV3: Hành vi thể hiện sự biết lỗi.


-

HV 4: Hành vi thể hiện sự giúp đỡ.

-

HV 5: Hành vi tham gia vào hội thoại.

-

HV 6: Hành vi thể hiện lòng tin.

-

NT: Nhận thức.

-

TH: Thực hiện.

5


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. Bảng.
Bảng 2.1

Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở

trường mầm non

Bảng 2.2

Thực trạng về nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.3

Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường mầm non

Bảng 3.1

Hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực
nghiệm

Bảng 3.2

Hành vi giao tiếp có văn hóa của nhóm thực nghiệm trước và
sau thực nghiệm

Bảng 3.3

Hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau khi
thực nghiệm

2. Biểu đồ.
Biểu đồ 3.1


Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau khi thực
nghiệm

Biểu đồ 3.2

Mức độ thực hiện của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau khi thực
nghiệm

3. Sơ đồ.
Sơ đồ 1.1

Những yếu tố tâm lí trực tiếp tác động đến hành vi đạo đức

Sơ đồ 1.2

Những yếu tố tâm lí trực tiếp tác động đén hành vi trẻ em

6


7

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như
trong các quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp mà con người tiếp thu, lĩnh hội
các giá trị văn hóa tinh thần trong nền văn hóa xã hội, tiếp thu học hỏi các kiến
thức, kĩ năng trong cuộc sống, các chuẩn mực đạo đức để hình thành, phát triển
nhân cách, đạo đức, hành vi và thói quen của mỗi người. Nhờ vậy, con người
có thể chung sống và hịa nhập trong xã hội.

Giao tiếp là nhu cầu khơng thể thiếu, ngay từ khi chào đời, giao tiếp đã là
một hoạt động quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển, trẻ giao tiếp bằng ánh
mắt, cử chỉ, “tiếng khóc”, khi lớn hơn trẻ biết sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp.
Vì vây, để thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ thì điều cần thiết là phải hình
thành và phát triển ở trẻ hành vi giao tiếp. Dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với
mọi người xung quanh, biết tập trung chú ý khi giao tiếp, biết cách tiếp cận và
bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt, biết cách ứng
xử và giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày theo đúng chuẩn mực
đạo đức, xã hội.
Giáo dục mầm non giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân các con người mới XHCN, chuẩn bị cho trẻ vào trường
phổ thông. Với mục tiêu: “…gìn giữ giá trị, phẩm chất cần thiết phù hợp với
lứa tuổi: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác,… hình thành
nếp sống văn minh, hành vi giao tiếp - ứng xử theo quy tắc, chuẩn mực,…” sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống,
giúp trẻ phát triển nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mĩ, thể chất,… Do đó, giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ trở thành một mục tiêu quan trọng.
Vấn đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa được đặt ra trong chương
trình ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, khơng những là mục tiêu giáo dục
mà cịn là một nhiệm vụ giáo dục cụ thể. Phần lớn thực tiễn cho thấy những
hạn chế về nội dung giáo dục hành vi có văn hóa chưa được xác định cụ thể, hệ
7


8

thống hành vi và những quy định về việc tổ chức chưa được thực hiện rõ ràng.
Giáo viên mầm non có xu hướng sử dụng các phương pháp truyền thống, bên
cạnh đó, giáo viên cố gắng xử dụng phương pháp giáo dục tích cực, song, hiệu
quả giáo dục chưa cao.

Hiện nay, rất nhiều gia đình, giáo viên có thể nói là bất lực trước hành vi
giao tiếp của con em mình. Những đứa trẻ quá hiếu động, ngang bướng, bắt
chước những hành vi, thói quen, lời nói, xưng hơ khơng đúng lứa tuổi, mang
hơi hướng tiêu cực, hành vi bạo lực,… ảnh hưởng từ cuộc sống xung quanh mà
không được can thiệp, điều chỉnh kịp thời,...
Hoạt động vui chơi trong một ngày của trẻ có rất nhiều hình thức, mỗi
hình thức chơi có một đặc thù riêng và đều có tác dụng phát triển một mặt nhất
định của trẻ. Tuy nhiên, trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ là trò chơi
phân vai là loại trò chơi tạo ra nét đặc trưng trong trò chơi, trong đời sống tâm
lý của trẻ. Trị chơi đóng vai theo chủ đề đóng vai trị quyết định tới sự phát
triển của trẻ và là tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người, bên cạnh đó,
trị chơi cịn có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành hành vi và là
phương thức luyện tập các hành vi giao tiếp có văn hóa. Trong trị chơi này trẻ
được giáo dục nhân cách, trẻ rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp, trẻ thể
hiện tình cảm - tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa
người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình,
tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trị chơi như: Gia đình,
Bán hàng, Xây dựng, Trường học,…
Hoạt động vui chơi (hoat động chủ đạo ở lứa tuổi này) mà trung tâm là trị
chơi đóng vai theo chủ đề - đây là phương tiện ưu việt nhất giúp trẻ hình thành
và rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa. Song, giáo viên lại chưa khai thác
triệt để mơi trường tích cực để giáo dục trẻ. Các hoạt động “đóng vai theo chủ
đề” được tổ chức hàng ngày, nhưng nội dung và cách tiến hành thường lặp đi
lặp lại, thao tác đơn giản, các tình huống mới chưa được chú trọng giải quyết,

8


9


mục đích và ý nghĩa của hoạt động chưa đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục
trẻ.
Xuât phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trị chơi đóng vai theo chủ đề”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục hành vi

-

giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc
và giáo dục trẻ, hình thành nhân cách phát triển tồn diện, chuẩn bị cho trẻ
bước vào trường phổ thông.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1.
-

Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

3.2.
-

Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non qua
việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.

4. Giả thiết khoa học
-


Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, nếu giáo viên tổ chức trị chơi đóng
vai theo chủ đề có nội dung sát thực, củng cố kĩ năng và nâng cao dần mức độ
yêu cầu hành vi của trẻ thì việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa sẽ đạt
hiệu quả cao. Từ đó, việc tổ chức này sẽ hình thành ở trẻ nếp sống văn minh,
hành vi giao tiếp - ứng xử phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã
hội.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
19/05, quận Hải Châu – Đà Nẵng.

9


10

-

Nghiên cứu biện pháp tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 19/05, quận
Hải Châu – Đà Nẵng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1.

Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài


6.2.

Tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non qua trị chơi đóng vai theo chủ đề

6.3.

Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
nhằm giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.
-

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7.2.

Cụ thể hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát
-

Dự giờ trị chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
nhằm quan sát – đánh giá hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ.


7.2.2. Phương pháp đàm thoại
-

Trao đổi với giáo viên về hành vi và giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

-

Làm quen và đàm thoại với trẻ nhằm trực tiếp ghi nhận kết quả, đánh giá.

7.2.3. Phương pháp điều tra anket
-

Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên để có cơ sở nhận xét về nhận thức,
thái độ và cách tổ chức của họ về vấn đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

7.2.4. Phương pháp thống kê tốn học
-

Sử dụng các cơng thức thống kê toán học để xử lý số liệu.

10


11

8. Cấu trúc của đề tài
-


Đề tài này gồm 3 phần:
 Phần I: Mở đầu.
 Phần II: Nội dung.
 Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
 Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ
5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.
 Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm biện pháp giáo dục hành vi giao
tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề.
 Phần III: Kết luận.

9. Đóng góp của đề tài
9.1.

Hệ thống hóa cơ sở lí luận

9.2.

Tìm hiểu và chỉ ra nguyên nhân thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay

9.3.

Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục hành vi
giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

11


12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO
TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài
Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển kì diệu, khơng lặp lại trong đời
người. Giai đoạn này bắt đầu hình thành quá trình xã hội hóa, các mối quan
hệ xã hội, giao tiếp trở thành phương tiện cơ bản để hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ.
Các cơng trình nghiên cứu về hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ rất đa
dạng, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
-

Thứ nhất, nghiên cứu vai trò, chức năng của giao tiếp trong sự phát triển của
trẻ: “Giao tiếp được xem là điều kiện cở bản để trẻ phát triển, là nhân tố quan
trọng để hình thành nhân cách, là một trong các dạng hoạt động của con
người vươn tới nhận thức và đánh giá bản thân thông qua người khác” (A. V.
Daporodet; A. P. Voronova;…). Do vậy, việc hình thành quan hệ giao tiếp tốt
của trẻ với mọi người xung quanh là điều kiện cho trẻ bộc lộ rõ khả năng và
năng lực của lứa tuổi, tạo tiền đề cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

-

Thứ hai, nghiên cứu đặc điểm phát triển giao tiếp của trẻ: “Trong suốt lứa
tuổi mầm non hình thành hai hình thức giao tiếp cơ bản: giao tiếp giữa trẻ em

với người lớn và giao tiếp giữa trẻ em với bạn cùng lứa tuổi và khác lứa tuổi”
(A. V. Daporoder; M. I. Lixina;…). Dựa vào động cơ giao tiếp của trẻ, M. I.
Lixina và một số tác giả khác đã hệ thống các dạng thức giao tiếp của trẻ với
người lớn và giao tiếp của trẻ với trẻ.

-

Thứ ba, nghiên cứu việc hình thành hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ:
“Giao tiếp là cơ sở để hình thành kinh nghiệm ứng xử và giải quyết các xung
đột ở trẻ, tạo điều kiện để củng cố các mối quan hệ, hội nhập cộng đồng”

12


13

(X.V. Pecherina; O. X. Bodanova;…). Theo họ, giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa cho trẻ chỉ đạt hiệu quả mong muốn nếu xác định được nội dung cụ
thể, phù hợp với đặc điểm và khả năng của lứa tuổi. Do vậy, cần dựa vào
cuộc sống thực của trẻ để xác định nội dung giáo dục. Cuộc sống của chính
đứa trẻ sẽ chỉ cho có hiện quả là tổ chức các hoạt động đa dạng và gần gũi với
chúng như vui chơi, nhà giáo dục thấy cần giáo dục trẻ cái gì và lúc nào?
Phương pháp giáo dục trẻ học tập, lao động, sinh hoạt vệ sinh… Trong đó,
vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo.
-

Tác giả Tara Winterton, David Warden,… quan tâm đến vấn đề hình thành kĩ
năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Họ đã chỉ ra những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng
đến sự phát triển hành vi giao tiếp của trẻ như: hoàn cảnh, mơi trường, gia
đình, các cộng đồng… cũng như đặc điểm cơ quan phát âm và trạng thái cơ

thể trẻ. Theo họ, vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu
tố trên để luyện tập kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Ngoài ra, họ cịn đề cao vai trị
của mơi trường giao tiếp đối với việc giáo dục hành vi này cho trẻ.

-

E. Xmimơva coi trọng vấn đề hình thành hành vi có ý thức cho trẻ mẫu giáo.
Bà đã nhấn mạnh rằng có thể hình thành hành vi có ý thức cho trẻ trong giao
tiếp thông qua các hoạt động cùng nhau giữa trẻ em – người lớn và trẻ em –
trẻ em.

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam hiện đang tập trung xem xét ba khía cạnh của vấn đề:
-

Thứ nhất, nghiên cứu khía cạnh tâm lí của giao tiếp ở trẻ em: vấn đề đặc
điểm giao tiếp, hình thành nhu cầu và kĩ năng giao tiếp ở trẻ được phản ánh
trong các cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn
Thạc. Qua đó, các tác giả cho thấy vai trị của nhóm bạn trong mơ hình hoạt
động ở lớp ghép các lứa tuổi; kĩ năng sư phạm và ứng xử của giác viên đối
với trẻ; đặc điểm giao tiếp của trẻ; việc hình thành tích cực giao tiếp của trẻ 5
– 6 tuổi.

13


14

-


Thứ hai, nghiên cứu khía cạnh văn hóa của giao tiếp: vấn đề phương tiện
giao tiếp của trẻ, những biểu hiện của văn hóa giao tiếp, đặc trưng văn hóa
giao tiếp của người Việt Nam,… Theo đó, thấy được vai trò và cách sử dung
các phương tiện giao tiếp, các kĩ năng giao tiếp đặng trưng, các nét tính cách
biểu lộ qua giao tiếp (tơn trọng người khác, có thiện chí, quan tâm, rộng
lượng, tế nhị, nhân hậu, trung thực, thật thà, nhường nhịn, cư xử lịch sự và
khéo léo…) những đặc trưng cơ bản văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.

-

Thứ ba, nghiên cứu việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ: các
tác giả Võ Nguyên Du, Phạm Ngọc Định tập trung vào vấn đề nghiên cứu
trên đối tượng là học sinh tiểu học. Các kết luận về quy trình giáo dục, nội
dung, phương pháp giáo dục và các điều kiện giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa cho học sinh tiểu học là một cơ sở quan trọng giúp chúng ta xác định
những thành tố cơ bản của quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho
trẻ mẫu giáo.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong và ngồi
nước đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa của trẻ như: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện
giáo dục. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vấn đề này nên nội dung,
phương pháp giáo dục chưa được xác định cụ thể, rõ ràng ở từng độ tuổi. Hơn
nữa, nội dung và phương và truyền thống văn hóa dân tộc quy định, mà cịn
khơng những do thực tiễn cuộc sống và truyền thống văn hóa dân tộc quy
định, mà cịn khơng ngừng biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt
là trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo là vấn đề rộng và
phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều về trí tuệ và thời gian. Trong phạm vi đề
tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề quan trọng là nghiên cứu giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu sẽ góp

phần hình thành các cơ sở ban đầu cho nhân cách trẻ, chuẩn bị tốt hơn cho trẻ
vào học ở trường phổ thông.

14


15

1.2.

Một số lí luận về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu
giáo lớn

1.2.1. Một số khái niệm
a. Hành vi
Thuật ngữ “hành vi” (behavior) được sử dụng nhiều bắt đầu từ thế kỉ XX
và được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau.
-

Quan điểm của các nhà sinh học (E.L.Toocđai: 1874-1949): Hành vi được
xem xét là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định dựa trên
sự thích nghi của cơ thể với mơi trường. Hành vi của con người bó hẹp trong
các hoạt động thích nghi của cơ thể với mơi trường để đảm bảo sự tồn tại của
cá thể trong môi trường đó.

-

Quan điểm của chủ nghĩa hành vi: bao gồm chủ nghĩa hành vi cổ điển
(G.Oat-xơn: 1878-1958), chủ nghĩa hành vi mới (Tôn-men: 1886-1958) và
Hô-lơ (1884-1952), chủ nghĩa hành vi bảo thủ (B.Ph.Ski-nơ).

Các nhà hành vi cho rằng, hành vi được thực hiện khơng có sự tham gia
của chủ thể, của nhân cách. Mọi hành vi đều được biểu thị bằng cơng thức nổi
tiếng: S - > R (Kích thích - > Phản ứng).
Quan điểm của 2 trường phái này (chủ nghĩa hành vi của các nhà sinh vật)
đều cho rằng hành vi là tất cả những gì phản ứng hay cách thức để con người
thích ứng với mơi trường. Nếu các nhà sinh vật học coi con người chỉ phản
ứng với các kích thích có tính sinh học, thì chủ nghĩa hành vi quan niệm con
người không chỉ phản ứng với kích thích có tính sinh học mà con người phản
ứng với các kích thích khác (mơi trường xã hội).
Luận điểm cơ bản của thuyết hành vi coi con người chỉ có khả năng phản
ứng thụ động và vì vậy hồn tồn lệ thuộc vào kích thích tác động lên con
người, khơng cần biết giữa kích thích và phản ứng có gì, khơng cơng nhận có
tâm lý, ý thức trong việc con người thích nghi với mơi trường. Cũng như vậy,
thuyết Ghestan (đại điện là Vec-hây-me: 1880-1943), V.Cô lơ: 1887-1967 và

15


16

K.Coopca: 1886-1943) đã xét đến bản chất của hành vi mà khơng tính đến
tính tích cực của chủ thể, chỉ coi môi trường là cái quyết định của hành vi.
-

Quan điểm Macxit về hành vi: Tâm lý học Macxit quan niệm hành vi con
người là “cuộc sống”, “lao động”, “thực tiễn” tức là hành động. Hành vi con
người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm
lý bên trong của chủ thể của nhân cách.
Theo L.X.Vưgôtxki, hành vi con người được hiểu là quá trình nắm lấy các
chức năng tâm lý xã hội của bản thân, tức là hành vi được hiểu là hoạt động

nhằm vào bản thân để tổ chức hành vi của mình, đồng thời tham gia vào hoạt
động bên ngồi, tác động lên các đối tượng bên ngoài hoặc những người
khác.
L.X. Vugotxki và P.Ia.Galperin đã cho thấy, muốn có được hoạt động tâm
lý bên trong thì trước hết phải tổ chức được hình thức bên ngồi của nó vì trẻ
em sẽ hoạt động trước hết trên những đối tượng bên ngoài ấy rồi chuyển vào
bên trong thành tâm lý-ý thức. Điều đó cho thấy, hoạt động bên ngồi và bên
trong có cùng cơ cấu duy nhất. Cấu trúc chung ấy là cơ sở quan trọng cho các
q trình chuyển hóa: “từ ngoài vào trong”, “từ trong ra ngoài”.
Đồng thời, L.X.Vugotxki đã chỉ rõ cơng thức hành vi người và động vật
hồn tồn khác nhau:
 Hành vi động vật có cơng thức: kinh nghiệm di truyền và di truyền
kinh nghiệm kết hợp với tự tạo. Do vậy, nguyên tắc hành vi có tính
trực tiếp.
 Hành vi người có cơng thức bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh
nghiệm xã hội, kinh nghiệm kép và được hiểu ngầm là hoạt động của
con người.
Nguyên tắc của hành vi có tính gián tiếp:
trưng cho hoạt động của con người.

R. Đó là nét đặc

S
X

16


17


Nhờ có nguyên tắc này, con người có thể điều khiển được hoạt động của
bản thân, thoát khỏi tác động trực tiếp của dịng kích thích và hành vi người
khơng còn đơn thuần là hành vi phản ứng mà trở thành hành vi tích cực.
Tính tích cực của chủ thể được thể hiện trong quá trình hình thành hành vi
được Đ.N.Udonatde giải thích như sau: nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của
mình, chủ thể hướng ra thực tại xung quanh; trong khi tác động trực tiếp lên
chủ thể, thực tại ấy chuẩn bị cho chủ thể sẵn sàng hành động lên đối tượng
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu. Trên cơ sở đó, chủ thể thực hiện đầy đủ những
tác động có tính mục đích của hành vi. Có nghĩa là hành vi có tính mục đích
và có ý nghĩa, tức là cùng một lúc tính đến cả chủ thể lẫn thực tại.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: hành vi là cách ứng xử của con người
trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định với sự điều khiển, điều chỉnh của tâm
lý, ý thức người đó.
Tóm lại, sự phân tích trên cho phép xác định một số vấn đề đối với việc
giáo dục hành vi sau đây:
-

Thứ nhất, hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được
điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân cách. Cho nên
nhà giáo dục phải đặt vấn đề giáo dục cả hình thức bên ngoài lẫn bên trong
của hành vi. Tức là vấn đề hình thành hành vi cần được xem là hai mặt thống
nhất của một quá trình giáo dục.

-

Thứ hai, hành vi con người có tính mục đích và có ý nghĩa, tức là cùng một
lúc tính đến cả chủ thể lẫn thực tại. Điều đó cho thấy, con người chịu tác
động của mơi trường sống bên ngồi nên nhà giáo dục khơng được coi nhẹ
vấn đề hình thành khả năng thích ứng với mơi trường ở đứa trẻ. Tuy vậy, yếu
tố quyết định hành vi là ở chủ thể. Con người với ý thức của mình có thể tác

động lại với những kích thích, chứ khơng chỉ chịu sự tác động của chung, vì
vậy, có thể giáo dục ý thức trong việc con người thích nghi với mơi trường.

-

Thứ ba, hành vi có cơ sở là tâm thế, nảy sinh khi có nhu cầu và hồn cảnh
thỏa mãn nhu cầu. Quá trình hình thành hành vi, vì thế cần được bắt đầu từ

17


18

giáo dục nhu cầu và tạo điều kiện cho trẻ sẵn sàng hành động lên đối tượng
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của chúng.
b. Giao tiếp
Con người sinh ra và lớn lên, khơng ai có thể sống tách rời xã hội. Để tồn
tại và phát triển mỗi người phải được giao tiếp thường xuyên với người khác
ngay từ bé. Khi lớn lên, quá trình sinh hoạt, học tập và lao động của cá nhân
khơng thể diễn ra ngồi q trình giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì?
Từ xa xưa, giao tiếp đã là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Thời cổ đại, các triết gia Xocrate, Platon đã đề cấp tới giao tiếp
và cho rằng: đối thoại như giao tiếp trí tuệ phản ánh trí tuệ, phản ánh mối
quan hệ giữa con người với con người.
Mac – Angghen xem giao tiếp với người khác như là một trong các yếu tố
cơ bản quyết định sự hình thành phát triển tâm lí, ý thức của con người.
Trong tâm lí học, khái niệm giao tiếp được xem xét ở nhiều góc độ nên có
rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp.
Các nhà tâm lí học ứng dụng (tâm lí học du lịch, tâm lí học kinh doanh,
tâm lí học trị liệu,…) khi đề cập đến khái niệm giao tiếp đều nhấn mạnh vấn

đề thông tin, thơng báo và tính hiệu quả mang tính đặc thù trong từng lĩnh
vực hoạt động.
-

Theo E. E. Acquyt và M. A. Acgain: Giao tiếp là sự tác động, sự truyền và
tiếp nhận thông báo, sự trao đổi thông tin của con người.

-

K. K. Platonop: Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa con người với nhau, sự
trao đổi này gọi là tiếp xúc.

-

Fischer: Sơ đồ giao tiếp nằm trong một q trình truyền thơng tin, bao gồm 4
yếu tố khác nhau: một điểm phát – biến đổi thông tin thành mã, một kênh
thông tin, một điểm thu nhận thông tin, một danh mục tín hiệu.

-

Theo quan điểm của Georgen Thines (1975), giao tiếp là sự truyền đạt thông
tin, qua đó các trạng thái của hệ thống phát tin phát huy ảnh hưởng tới trạng
thái của hệ thống nhận tin.

18


19

-


Nguyễn Khắc Viện (2001) cho rằng: Giao tiếp là truyền đi, phát đi một thơng
tin từ một hay một nhóm người cho một hay một nhóm người khác, trong
mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay thông điệp được
người phát và người nhận giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung.
Bên cạnh loại quan niệm nhấn mạnh sự trao đổi thông tin khi định nghĩa
về giao tiếp, có một loại quan niệm khác đề cập đến một mặt nào đó trong
mối quan hệ trực tiếp giữa người với người.

-

Nhấn mạnh đến khía cảnh cảm xúc của sự giao tiếp, tác giả L. Stecxon
(Pháp) coi giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm và cảm xúc giữa con
người với nhau.

-

Nhấn mạnh khía cạnh hành động, hành vi của giao tiếp T. Chuccon (Mỹ) và
ba nhà tâm lí học Pháp P. Oathanit, D. Giacson, G. Bivanh coi giao tiếp là
một tổ hợp hành vi, q trình này tích hợp nhiều loại hành vi gồm: ngôn ngữ,
hành vi điệu bộ, hành vi cử chỉ.
Những quan niệm trên đã xác định được chính xác từng mặt trong nội hàm
khái niệm giao tiếp, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc mơ tả bề ngồi của q
trình giao tiếp. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì giao tiếp với tư cách là một
hiện tượng tâm lí con người phải bao gồm cả ba mặt: nhận thức (thông tin),
xúc cảm và hành động.
Đối lập với những quan niệm trên, có loại quan niệm lại đồng nhất giao
tiếp với giao lưu chung có cả người và động vật. Một số nhà khoa học đã
dùng thuật ngữ: “Giao tiếp thính giác chim”, “giao tiếp ở khỉ” để mơ tả khía
cạnh thông báo giữa các động vật.

Loại quan niệm này đã làm mất đi bản chất xã hội, tâm lí của giao tiếp,
nhiều tác giả khác lại coi giao tiếp như một hoạt động, một q trình tiếp xúc
tâm lí, hay quá trình xác lập vận hành quan hệ xã hội.

-

Giao tiếp là hoạt động xác lập vận hành quan hệ người với người để hiện
thực hóa các quan hệ xã hội giữa người với nhau. (TS Phạm Minh Hạc,
1989).

19


20

-

Giao tiếp là một quá trình tác động qua lại giữa các nhân cách cụ thể. Giao
tiếp chỉ được thực hiện trong môi trường xã hội. Trong giao tiếp, con người
bộc lộ thái độ với người khác và với chính mình, nhờ đó các nhà trị liệu tâm
lí mới chuẩn đoán được các bệnh nhân khác nhau rồi kết hợp với các phương
pháp để trị liệu. (V. N. Miaxixev, 1960).

-

Giao tiếp là hệ thống những q trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự
tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện
các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiệan
đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ. (A. A. Leonchiev).


-

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, qua đó con người trao
đổi với nhau thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua
lại với nhau. (Trần Trọng Thủy, 1998).
Ngồi ra, các tác giả cịn xem xét giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ
bản của con người hoặc là một năng lực quan trọng trong nhân cách.
Tóm lại, giao tiếp là một trong những phạm trù quan trọng của tâm lí học.
Trong lịch sử phát triển tâm lí học chưa có những quan điểm thống nhất về
khái niệm, bản chất giao tiếp. Tùy vào điểm cần nhấn mạnh, các nhà tâm lí
học đã có cách tiếp cận khái niệm “giao tiếp” theo các hướng khác nhau.

c. Hành vi giao tiếp
Với cách hiểu bản chất của giao tiếp, tôi xác định nội hàm của khái niệm
“hành vi giao tiếp”:
-

Hành vi giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa các chủ thể, biểu hiện ở ba mặt:
thông tin, bày tỏ thái độ, cảm xúc và tác động lẫn nhau.

-

Mối liên hệ giữa các chủ thể trong hành vi giao tiếp là mối liên hệ có ý thức
giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội loài người.

-

Các chủ thể thực hiện hành vi giao tiếp có mục đích phối hợp hành động,
đảm bảo sự thống nhất cho hoạt động chung, tạo ra sự biến đổi ở họ.


20


21

d. Văn hóa
Khái niệm “văn hóa” được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc
vào góc độ tiếp cận riêng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chính
vì vậy, tại Hội nghị quốc tế họp tại Mêhicơ (1982) do UNESCO chủ trì với
hơn 1000 đại biểu là những nhà văn hóa, đại diện cho hơn 100 nước đã đưa ra
200 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tuyên bố chung, hội nghị chấp
nhận một số quan niệm về văn hóa như sau:
-

Theo nghĩa rộng, “Văn hóa là tổng thể thể những nét riêng biệt về tinh thần
và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội…”

-

Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu tượng (kí hiệu) chi
phối cách ứng xử và giao tiếp trong mỗi cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có
đặc thù riêng. Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự
việc, một hiện tượng theo cộng đồng ấy” (M.Z.Federicô).
Xét khái niệm “văn hóa: theo nghĩa hẹp có một số điểm nổi bật sau đây:

-

Mỗi nền văn hóa hóa chọn một giá trị nào đó để định hướng nên giá trị ở đây
là giá trị xã hội. Từ hệ giá trị xã hội, người ta xây dựng các chuẩn mực xã hội

(đó là những qui định về cách ứng xử trong đời sống xã hội và trong tư duy,
được xác định và phê chuẩn về mặt xã hội). Trong xã hội, có các loại chuẩn
mực: luật pháp, đạo đức, thẩm mĩ, phong tục truyền thống, chính trị.

-

Bất kì chuẩn mực xã hội nào cũng có 3 thuộc tính: tính lợi ích (là gốc), tính
bắt buộc và được thực hiện trên thực tiễn. Chuẩn mực xã hội là phương tiện
để định hướng hành vi, kiểm tra và điều chỉnh hành vi của cá nhân. Nó qui
định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện và các hình thức ứng
xử trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và là những mẫu mực, mơ hình
hành vi thực tế của con người.

-

Thứ hai, tính giá trị là cơ sở để phân biệt văn hóa với những hiện tượng phi
văn hóa. Muốn xem xét một sự việc, hiện tượng có thuộc phạm trù văn hóa
hay khơng, phải xem xét mối tương giữa mức độ giá trị và phi giá trị của

21


22

chúng so với chuẩn mực xã hội. Do gắn liền với con người và hoạt động của
con người nên văn hóa trở thành cơng cụ giao tiếp rất quan trọng. Nếu ngơn
ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
-

Thứ ba, văn hóa bao giờ cũng hình thành trong quá trình và được tích lũy qua

nhiều thế hệ. Vì vậy, văn hóa bao giờ cũng có một bề dày, chiều sâu và phải
thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại, phân bố các giá trị. Trong xã
hội hiện nay có sự chuyển đổi về các giá trị: các giá trị đạo đức ngày càng
được coi trọng và mở rộng, giá trị thẩm mĩ trở thành nhu cầu thiết yếu trong
đời sống xã hội, cái đẹp xuất hiện cùng với cái hữu ích trong tồn bộ đời sống
con người.

-

Thứ tư, tính giá trị được duy trì bằng truyền thống văn hóa (đó là cơ chế tích
lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua khơng gian và thời gian). Truyền thống
văn hóa là những giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới những khuôn mẫu đã
được xã hội tích lũy và được tồn tại nhờ giáo dục. Văn hóa thực hiện chức
năng giáo dục khơng chỉ bằng những giá trị đã ổn định mà còn bằng những
giá trị đang hiện hành. Các giá trị này tạo thành hệ thống chuẩn mực mà con
người hướng tới. Nhờ đó, văn hóa đóng vai trị quan trọng trong việc hình
thành nhân cách con người.
e. Hành vi giao tiếp có văn hóa
Dựa vào những phân tích trên, tơi xác định nội hàm chủa khái niệm “hành
vi giao tiếp có văn hóa” trong phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
Hành vi giao tiếp có văn hóa:

-

Là biểu hiện bên ngoài của hoạt động, nhưng được điều chỉnh bởi cấu trúc
tâm lí bên trong của chủ thể, của nhân cách.

-

Được thực hiện bởi các chủ thể có ý thức, với mục đích nhất định, thể hiện ở

các mặt: thơng tin, bày tỏ thái độ, cảm xúc và tác động qua lại với nhau.

-

Chịu sự quy định của các chuẩn mực xã hội, được xây dựng từ hệ thống
những giá trị xã hội do một nền văn hóa lựa chọn để định hướng.

22


23

1.2.2. Bản chất của sự hình thành và phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa của
trẻ mầm non
a. Các quan điểm về sự phát triển hành vi của trẻ em
Trong tâm lí và giáo dục học, giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa được
xem là quá trình hình thành nhân cách. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các
phẩm chất nhân cách của trẻ không phải do bẩm sinh, mà sự phát triển của nó
phụ thuộc vào điều kiện sống và giáo dục.
Sự phát triển của trẻ, từ lúc ra đời đến khi trưởng thành là sự hình thành
đứa trẻ như một thành viên của xã hội, là q trình nó trở thành một nhân
cách. Có một số quan điểm về sự phát triển của trẻ:
-

Theo thuyết tiền định (đại diện là C. Bioler, S. Khôl), sự phát triển là do
những tố chất di truyền đã ghi lại trong phôi thai quy định sẵn ngay từ đầu,
phát triển là sự bộc lộ dần những thuộc tính ấy. Vì vậy, sự phát tiển của trẻ
khơng phụ thuộc vào mơi trường và giáo dục.

-


Trong tâm lí vào giáo dục học tư bản đã phát triển quan niệm và cho rằng, khi
sinh ra, trẻ đã có xu hướng cá thể hóa, động cơ kích thích trẻ hoạt động là nhu
cầu tình dục và bạo lực (Z. Frayd), nhu cầu tự điều khiển (C. Khorki), nhu
cầu tự thể hiện (A. Adler). Do vậy, giáo dục thực chất chỉ là tạo điều kiện để
làm sống lại và phát triển những lợi ích cá nhân, vị kỉ, những hình thức hành
vi đã được hình thành trên cơ sở những nhu cầu bản năng, nhằm đảm bảo cho
sự thích ứng của trẻ với môi trường xung quanh.

-

Với quan niệm coi sự phát triển cuẩ trẻ là sự thích nghi giống như sự thích
ứng của động vật với điều kiện sống, Z. Frayd cho rằng sự thích ứng của trẻ
có liên quan đến những nhu cầu bản năng và đó là động cơ kích thích trẻ hoạt
động. Tuy nhiên, để thỏa mãn các nhu cầu này cần có sự giúp đỡ của người
lớn. Trong quá trình đó đã nảy sinh những xung đột sâu sắc bên trong trẻ, tạo
ra những xác cảm không phù hợp trong quan hệ giữa trẻ với người lớn. Ông
giải thích các xung đột này khơng phải do xã hội mà do các yếu tố sinh vật.
Theo ông, giáo dục không thể làm thay đổi yếu tố di truyền đa có sẵn ở trẻ,

23


24

mà chỉ cần giúp trẻ loại bỏ những xung đột tình cảm và cưỡng chế trẻ chấp
nhận các hình thức hành vi nhằm đáp ứng yêu cầu đạo đức xã hội.
-

Quan niệm sinh vật học về sự phát triển đạo đức của trẻ còn thể hiện trong tư

tưởng của các nhà nghiên cứu người Mỹ (Đ. Watxon, E. Toocdai). Họ cho
rằng, ở trẻ tồn tại những bản năng giống động vật. Vì vậy, sự phát triển đạo
đức phải phù hợp với các yếu tố bản năng. Trên cơ sở đó, hình thành những
kĩ năng kĩ xảo hành vi tương ứng cho phù hợp với các chuẩn mực và yêu cầu
đạo đức xã hội bằng cách củng cố những yếu tố tích cực và ngăn chặn những
yếu tố tiêu cực. Quan điểm giáo dục này chỉ tạo ra những kĩ xảo máy móc,
xem thường vai trị của giáo dục ý thức, tình cảm và thói quen hành vi cho
trẻ.
Theo L. X. Vugotxki, quá trình hình thành hành vi diễn ra qua ba giai
đoạn:

-

Giai đoạn hành vi tự nhiên: dấu hiệu tự nhiên khơng có vai trị định hướng
hoạt động trong mối quan hệ với người khác, cũng như đối với bản thân. Dấu
hiệu là “dấu hiệu tự thân”.

-

Giai đoạn dấu hiệu chức năng xã hội: dấu hiệu bên ngoài bắt đầu có khả năng
điều khiển hoạt động của người khác. Điệu bộ trở thành điệu bộ chỉ trỏ thực
sự, từ ngữ trở thành phương tiện giao lưu. Dấu hiệu đã trở thành “dấu hiệu
cho người khác”.

-

Giai đoạn phương thức có ý thức của hành vi: được hình thành bằng con
đường cấu tạo “dấu hiệu cho bản thân”, tức là có thể sử dụng dấu hiệu là
phương tiện để điều khiển hành vi của mình, điệu bộ trở thành điệu bộ cho
bản thân, từ ngữ trở thành lệnh cho bản thân.

Như vậy, phát triển hành vi nghĩa là nắm lấy các “công cụ tâm lí” và đưa
vào tổ chức hành vi. Các công cụ, dấu hiệu ấy (điệu bộ, ngôn ngữ,…) là sản
phẩm hoạt động của con người. Người lớn dùng các cơng cụ đó tác động lên
trẻ em. Sau đó, trẻ em chuyển thành phương tiện tác động lên chính bản thân,
tức là biến các thao tác với các dấu hiệu ấy thành hoạt động tượng trưng, dưới

24


25

dạng bên ngoài, sau đó dưới dạng bên trong. Trong sự tác động qua lại với
những người xung quanh, trẻ em nắm được các cơng cụ tâm lí và nhờ các
công cụ này, trẻ học được cách nắm hành vi của bản thân.
Có thể thấy các yếu tố có ảnh hướng đến sự phát triển hành vi của trẻ như
sau:
-

Nguồn gốc hành vi ở ngoài đứa trẻ, tỏng môi trường văn hóa xã hội mà đứa
trẻ đang sống. Đó là toàn bộ kinh nghiệm lao động, lịch sử, xã hội của loài
người, là nguồn gốc chuyển thành bản chất tâm lí hành vi của trẻ.

-

Điều kiện của sự phát triển hành vi bao gồm: trước hết, đó là tiền đề vật chất
(các giác quan, hệ thần kinh, não bộ phát triển bình thường) – là cơ quan tiếp
nhận, tu chỉnh, giữ gìn những hình ảnh từ bên ngoài được phản ánh vào trong
não bộ. Những điều kiện quyết định của sự phát triển alf quan hệ của trẻ với
môi trường.


-

Động lực của sự phát triển: chính là hoạt động của bản thân đứa trẻ. Bản thân
trẻ phải gia nhập những quan hệ nhất định, tác động đến những đối tượng
nhất định mới tạo ra tính tích cực thúc đẩy nó nắm lấy nội dung các quan hệ,
vươn tới chiếm lĩnh những đối tượng đó, nhờ vậy sẽ tiếp thu một cái gì đó
mới, làm bản thân biến đổi và phát triển lên.
Hoạt động của đứa trẻ có người lớn tổ chức. Vì vậy, giáo dục giữ vai trị
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói chung, sự phát triển hành vi của
trẻ nói riêng. Nhà giáo dục lựa chọn những kinh nghiệm cần cho cuộc sống
của trẻ để trao cho trẻ (xác định nội dung giáo dục) và tổ chức các hoạt động
để trẻ lĩnh hội được các nội dung đó (sử dụng biện pháp giáo dục).
Tóm lại, muốn phát triển được hành vi cá thể mới, đứa trẻ phải tiếp nhận
được kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, phải có một nền tảng di truyền
bình thường, có mối quan hệ với mơi trường sống, bước vào quan hệ với
người lớn, tiếp nhận tác động từ phía người lớn trong hoạt động tích cực của
bản thân chúng.

b. Q trình hình thành hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi

25


×