Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ VỀ SỰ BIẾN THIÊN CỦA
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 4/ 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ VỀ SỰ BIẾN THIÊN CỦA
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn
TS. Bùi Trọng Ngỗn

Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


(Khóa 2012-2016)

Đà Nẵng, tháng 4/ 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hồn tồn trung thực, chưa
từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học công bố
trong công trình này.
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hồng Nhung


LỜI CÁM ƠN
Người viết xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho người viết nhiều bài học
quý báu trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Bùi
Trọng Ngoãn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
giúp đỡ người viết trong quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ người viết
trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cám ơn!
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hồng Nhung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cung oán ngâm khúc

CONK

Chinh phụ ngâm khúc

CPNK


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê các điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
trong Truyện Kiều theo tiêu chí nội dung biểu thị ................................35
Bảng 2.2: Bảng thống kê các điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
trong Truyện Kiều theo tiêu chí cách dụng điển. ..................................39
Bảng 2.3: Bảng thống kê các điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
trong Cung oán ngâm khúc theo tiêu chí nội dung biểu thị...................47
Bảng 2.4: Bảng thống kê các điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
trong Cung oán ngâm khúc theo tiêu chí cách dụng điển. .....................49
Bảng 2.5: Bảng thống kê các điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
trong Chinh phụ ngâm khúc theo tiêu chí nội dung biểu thị .................54
Bảng 2.6: Bảng thống kê các điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
trong Chinh phụ ngâm khúc theo tiêu chí cách dụng điển ....................55



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5. Bố cục luận văn......................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .....5
1.1. KHÁI NIỆM ĐIỂN CỐ .....................................................................................5
1.1.1. Khái niệm điển cố trong các từ điển tường giải...................................5
1.1.2. Tiêu chí phân loại ...................................................................................6
1.2. ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ............8
1.2.1. Khái niệm điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội .......8
1.2.2. Tiêu chí lựa chọn để khảo sát ................................................................9
1.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
ĐƯỢC KHẢO SÁT .................................................................................................10
1.3.1. Truyện Kiều ..........................................................................................10
1.3.1.1. Tác giả Nguyễn Du................................................................................. 10
1.3.1.2. Tác phẩm “Truyện Kiều” ..................................................................... 12
1.3.2. Cung oán ngâm khúc ............................................................................13
1.3.2.1. Tác giả Nguyễn Gia Thiều ................................................................... 13
1.3.2.2. Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” ................................................... 14



1.3.3. Chinh phụ ngâm khúc ..........................................................................15
1.3.3.1. Tác giả Đặng Trần Côn ........................................................................ 15
1.3.3.2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc ...................................................... 16
CHƯƠNG HAI: KHẢO SÁT CÁC LOẠI ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ VỀ SỰ BIẾN
THIÊN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG CÁC TÁC PHẨM........................18
2.1. KHẢO SÁT CÁC ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KIỀU ...........................................................18
2.1.1. Miêu tả và phân loại theo tiêu chí nội dung biểu thị .........................18
2.1.1.1. Miêu tả ........................................................................................................ 18
2.1.1.2. Thống kê .................................................................................................... 34
2.1.2. Các điển cố biểu thị sự biến thiên xã hội trong truyện Kiều xét theo
tiêu chí cách dụng điển ...........................................................................................37
2.1.2.1. Miêu tả ........................................................................................................ 37
2.1.2.2. Thống kê .................................................................................................... 38
2.2. KHẢO SÁT CÁC ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC .......................................41
2.2.1. Miêu tả và phân loại theo tiêu chí nội dung biểu thị .........................41
2.2.1.1. Miêu tả ........................................................................................................ 41
2.2.1.2. Thống kê .................................................................................................... 46
2.2.2. Các điển cố biểu thị sự biến thiên xã hội trong Cung ốn ngâm khúc
xét theo tiêu chí cách dụng điển .............................................................................48
2.2.2.1. Miêu tả ........................................................................................................ 48
2.2.2.2. Thống kê .................................................................................................... 49
2.3. KHẢO SÁT CÁC ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC .....................................50
2.3.1. Miêu tả và phân loại theo tiêu chí nội dung biểu thị .........................50
2.3.1.1. Miêu tả ........................................................................................................ 50
2.3.1.2. Thống kê .................................................................................................... 53



2.3.2. Các điển cố biểu thị sự biến thiên xã hội trong Chinh phụ ngâm
khúc xét theo tiêu chí cách dụng điển ...................................................................54
2.3.2.1. Miêu tả ........................................................................................................ 54
2.3.2.2. Thống kê .................................................................................................... 55
CHƯƠNG BA: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ VỀ SỰ BIẾN
THIÊN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG CÁC TÁC PHẨM ....................................................................................57
3.1. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
“TRUYỆN KIỀU” ...................................................................................................57
3.1.1 Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện..................................57
3.1.2 Tác động của điển cố đối với văn bản nghệ thuật “Truyện Kiều” ...59
3.1.3. Tác động của điển cố đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du .....62
3.2 TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
“CUNG OÁN NGÂM KHÚC” ..............................................................................65
3.2.1 Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện..................................65
3.2.2 Tác động của điển cố đối với văn bản nghệ thuật “Cung oán ngâm
khúc” .........................................................................................................................67
3.2.3 Tác động của điển cố đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Gia Thiều
...................................................................................................................................69
3.3 TẦM TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂN CỐ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
“CHINH PHỤ NGÂM KHÚC” .............................................................................71
3.3.1 Tác động của điển cố đối với nội dung thể hiện..................................71
3.3.2 Tác động của điển cố đối với ngôn ngữ tác phẩm ..............................72
3.3.3 Tác động của điển cố đối với phong cách ngôn ngữ tác giả ..............73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX mang ý nghĩa to lớn trong
lịch sử văn học nước nhà. Xét trong tồn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học
Trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi suốt hàng nghìn năm phát
triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời
là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Chính từ văn học Trung đại, những
truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ
đến sự vận động của văn học hiện đại. Nó là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối
với thời đại lúc bấy giờ.
Đối với văn chương Trung đại, dụng điển là một yêu cầu bắt buộc. Người sáng
tác xưa không chỉ coi dụng điển là một tiêu chuẩn thẩm mĩ của văn bản mà còn là
một phương tiện đánh giá tầm kiến văn của người viết về lịch sử, văn hóa, văn học,
xã hội, và kinh nghiệm sống của người xưa. Nhìn lại nền văn học trong quá khứ,
điển cố thực sự chiếm lĩnh một vai trò quan trọng và thể hiện một chức nãng mạnh
mẽ trong sáng tác.
Những điển cố ấy đã thể hiện vô vàn nội dung, ý nghĩa theo ý đồ sử dụng của
tác giả, mỗi một điển cố là một câu chuyện phía sau từ ngữ, trong đó những điển
tích, điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội xuất hiện nhiều trong các
tác phẩm văn học Trung đại. Tuy nhiên việc tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học
Trung đại đối với học sinh Trung học phổ thông hiện nay gặp khơng ít khó khăn.
Bởi vốn kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội thời Trung đại cịn hạn chế; đồng thời
cịn do tính hàm súc, ước lệ của các điển cố nữa. Vì thế, đề tài Điển cố biểu thị sự
biến thiên của đời sống xã hội trong văn học trung đại Việt Nam hi vọng sẽ kéo
gần khoảng cách những tác phẩm Trung đại về phía người học.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề sử dụng điển cố trong thơ văn trung đại từ xưa đến nay đã được nhiều
nhà nghiên cứu đề cập với nhiều góc độ khác nhau:



2

Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu [10] của giáo sư Dương Quảng Hàm,
chương XVII có đề cập tới “Tính cách chính của tác phẩm về văn chương: các
điển cố”. Với chương này tác giả đã làm sáng tỏ khái niệm thế nào là điển cố,
hai phép dùng điển và lấy chữ cũng như bốn hiệu quả của việc dùng điển cố là:
Làm cho lời văn đậm đà và kỳ thú hơn, tránh được những điều khó nói, là chứng
cớ trong văn chương. Cuốn Thi pháp thơ Đường [25] của Quách Tấn ở bức thư
17,18 cũng đề cập đến vấn đề sử dụng điển cố của cổ nhân là: Minh dụng, thái
dụng, ám dụng, tá dụng. Qua đó có những lời khuyên chân thành đối với những
người muốn sử dụng điển cố vào làm thơ.
Nhìn chung hai cuốn sách trên mới nói những nét khái quát nhất về vấn đề sử
dụng điển cố trong thơ văn. Phải đến các bài nghiên cứu sau này các tác giả mới đi
sâu vào nghiên cứu một tác phẩm cụ thể có dùng điển cố:
Trên Tạp chí văn học số 1/1997, tác giả Nguyễn Thúy Hồng đã đề cập đến
Việc sử dụng điển cố Hán học trong Chinh Phụ Ngâm nguyên tác và bản dịch
hiện hành [13]. Với bài viết này tác giả đã giải quyết được một số vấn đề: Tên
gọi điển cố, tác dụng của điển cố là làm tăng tính hàm súc và tính biểu trưng.
Sau đó tác giả làm tiếp công việc đối chiếu số lượng điển cố trong Chinh Phụ
Ngâm nguyên tác với bản dịch hiện hành để rút ra nhận xét, đánh giá.
Trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều [23] của Trần Đình Sử, chúng tơi nhận thấy
ơng cũng dành một phần viết về “Điển cố trong Truyện Kiều”. Theo ông: “Điển cố
là một trong những biện pháp tu từ cơ bản của văn chương cổ điển” [23, tr.289].
“Trong Truyện Kiều điển cố sử dụng khá nhiều, song không phải chỗ nào dẫn việc
cũng là điển cố văn học” [23, tr.291], tác dụng của điển cố trong Truyện Kiều là
giúp nói những điều khó nói, làm cho lời văn thêm uyên bác, trau chuốt. Đặc biệt
ông đi sâu vào phân tích các điển cố Nguyễn Du đã từng sử dụng để miêu tả tiếng
đàn lần đầu tiên Thúy Kiều gảy cho Kim Trọng nghe và tiếng đàn lúc tái hợp. Từ đó
đi đến kết luận “phạm vi sử dụng điển cố khá rộng, trong lời thoại nhân vật, trong

lời tự sự, miêu tả chân dung, thể hiện tình cảm, miêu tả tiếng đàn…” [23, tr.304]
trong mỗi phạm vi lại có những hiệu quả khác nhau.


3

Năm 2003 với sự ra đời của cuốn sách Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển
cố [17] của Đoàn Ánh Loan, thì điển cố được nghiên cứu khá tồn diện, và đã
khái quát được gần như toàn bộ các khía cạnh của điển cố và việc sử dụng nó
trong văn chương trung đại. Cụ thể là ở phần chương 1 và 2 tác giả đã trình bày
những nét chung mang tính lí luận về điển cố. Đến chương 3 và 4, cuốn sách đi
vào vận dụng những phần mà lý thuyết đã trình bày. Tác giả đã đi vào khảo sát
“Nghệ thuật sử dụng điển cố trong truyện thơ nửa cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ
XIX”. Nhìn chung đây là một cơng trình nghiên cứu khá cơng phu, tỉ mỉ, chứng
tỏ được tinh thần lao động tích cực của tác giả. Thơng qua cơng trình nghiên cứu
này người đọc bước đầu đã có một cái nhìn bao qt về điển cố từ lịch sử hình
thành, đặc điểm, đến lịch sử vận dụng… Đồng thời nó cũng làm cơ sở cho việc
tìm hiểu và nghiên cứu điển cố trong từng tác phẩm cụ thể sau này. Tuy nhiên,
Đoàn Ánh Loan chỉ giả định, khơng phân tích về khái niệm “điển cố”, khơng
phân tích về tiêu chí nhận diện “điển cố”.
Có thể thấy rằng mặc dù đã được quan tâm nhưng các cơng trình nghiên cứu
về điển cố có số lượng không nhiều và chưa thật sự được đào sâu. Thiển nghĩ Điển
cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học trung đại Việt Nam
là một đề tài đáng được nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điển tích, điển cố biểu thị về sự biến
thiên của đời sống xã hội trong ngôn ngữ các tác phẩm: Truyện Kiều, Chinh phụ
ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các văn bản nghệ thuật: Truyện Kiều, Chinh
phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thống kê, khảo sát, định lượng và định tính.
- Các thao tác so sánh, đối chiếu.
- Thao tác phân tích, miêu tả, suy luận, khái quát hóa.


4

5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát các loại điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã
hội trong các tác phẩm.
Chương 3: Tầm tác động của điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã
hội đối với Thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 . KHÁI NIỆM ĐIỂN CỐ
1.1.1 Khái niệm điển cố trong các từ điển tường giải
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ hồn chỉnh nó có
thể diễn tả được những sắc thái tình cảm một cách đa dạng và phong phú nhất của
cuộc sống và con người. Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc, vì thế nó đi sâu vào

tiềm thức con người, là ngôn ngữ vô cùng rộng lớn về số lượng. Trong tiến trình
phát triển của văn học Việt Nam, các tác phẩm văn học Trung Đại đã góp phần
quan trọng cho sự thay đổi, làm cho tiếng Việt ngày càng bộc lộ đầy đủ những khả
năng ưu việt của nó hơn. Ngồi các yếu tố văn học dân gian được sử dụng một cách
linh hoạt, nhuần nhuyễn thì các tác giả cịn sử dụng hết sức tài tình, độc đáo, dân tộc
hóa được các yếu tố Hán- Việt, những câu thơ chữ Hán và đặc biệt là việc dùng các
điển cố trong văn học cổ điển Trung Hoa.
Điển cố là một khái niệm mà có lẽ cho tới ngày nay vẫn cịn gây nhiều khó
khăn cho các nhà nghiên cứu văn học. Vì chưa có một tên gọi thống nhất, cùng một
khái niệm nhưng các nhà nghiên cứu lại dùng các thuật ngữ khác nhau gây khó
khăn cho việc tiếp nhận và nghiên cứu.
Thiều Chửu, Hán Việt tự điển [3] định nghĩa như sau:
- TÍCH: là xưa, lâu ngày [3, tr.258].
- ĐIỂN: là kinh điển, phép thường; viết văn dẫn điển tích ngày xưa gọi là
điển [3, tr.59].
- CỐ: là việc cũ [3, tr.246]
Như vậy, theo Thiều Chửu yếu tố cơ bản trong nghĩa của “ điển cố” là
chuyện cũ đã trở thành kinh điển. Trong khi đó, “ điển tích” cũng là chuyện cũ
nhưng chỉ tập trung vào nét nghĩa xưa lâu ngày. Vậy, nghĩa của “ điển cố” có
phần rộng hơn nghĩa của “ điển tích”. Cho nên chúng tôi chọn: “ Các điển cố


6

biểu thị sự biến thiên của đời sống xã hội trong văn học Trung đại Việt Nam” là
tên đề tài. Trong các sách cũ người ta thường dùng không phân biệt hai khái
niệm điển tích và điển cố. Hiện nay các sách về điển tích, điển cố thường được
gọi chung là điển cố.
Trong Hán Việt từ điển giản yếu [1] Đào Duy Anh lại định nghĩa một cách
ngắn gọn: “điển cố là những chuyện chép trong sách vở xưa” [1, tr.254]. Khơng có

định nghĩa về “ điển tích”, điều này chứng tỏ “ điển cố” được sử dụng thông dụng
hơn “điển tích”.
Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển minh họa [18] có định nghĩa như sau:
“Điển: Kinh sách ngày xưa” [18, tr.502]; “Cố: Phép tắc cổ điển” [18, tr.502]. Vậy,
theo Thanh Nghị, “điển cố” dùng để chỉ những phép tắc cổ điển được chép trong
kinh sách ngày trước.
Hồng Phê có định nghĩa về “ điển cố”, “ điển tích” trong Từ điển tiếng Việt
[19]: “Điển cố: Sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn.”
[19, tr.308]; “Điển tích: Câu chuyện trong sách đời trước, được dẫn lại một cách
cô đúc trong tác phẩm.” [19, tr.308]. Theo như cách định nghĩa của Hồng Phê thì “
điển tích” có phạm vi chỉ ở những câu chuyện, cịn “ điển cố” lại có phạm vi rộng
hơn bao gồm những sự việc, những câu chữ. Điều này một lần nữa khẳng định: có
thể sử dụng từ “điển cố” để chỉ chung cho cả “điển cố” và “ điển tích”.
Để việc triển khai đề tài luận văn được thống nhất và dễ dàng hơn chúng tôi
xin chọn một cách hiểu thống nhất về điển cố: Điển cố là những câu chuyện xưa,
tích cũ được rút gọn thành một từ, ngữ ngắn gọn, hàm súc chứa đựng nhiều ý
nghĩa biểu trưng, được sử dụng nhiều trong sáng tác thơ, văn.
1.1.2. Tiêu chí phân loại
*Tiêu chí 1: Tiêu chí nguồn gốc khơng gian văn hóa lịch sử mà chúng hình
thành sẽ bao gồm ba loại:
- Các điển cố hình thành từ văn hóa văn học Trung Hoa.
- Các điển cố hình thành từ văn học cổ điển phương Tây.
- Các điển cố hình thành từ văn chương truyền thống Việt Nam.


7

*Tiêu chí 2: Nội dung điển cố tức là dựa vào phạm vi biểu vật của điển cố thì
có thể chia ra như cách làm của Đinh Gia Khánh:
- Những sự tích.

- Nhân vật
- Các thành ngữ xuất phát từ những câu chuyện cũ.
Ở sự việc và con người tùy thuộc vào phạm vi biểu vật có thể có những cách
chia khác nhau.
Ví dụ: Điển tích, điển cố thể hiện về cha mẹ: Sân Lai, gốc tử, …
Điển tích, điển cố về tình phụ tử cha con, mẫu tử mẹ con.
Điển tích, điển cố thể hiện về tình vợ chồng, tình u.
Trong đó, có những điển tích, điển cố về những biến thiên về nhân tình thế thái.
* Tiêu chí 3: Phân loại theo cách dụng điển. Theo tiêu chí này có thể phân lập
thành hai dạng:
(1) Phân loại theo các yếu tố ngôn ngữ mà người dụng điến sử dụng để tái
hiện điển cố trong văn bản của mình. Có thể gọi đây là tiêu chí khn khổ ngơn ngữ
mà điển cố có mặt trong văn bản mới. Theo tiêu chí này, có thể nhận diện được hình
thức gợi dẫn của điển cố trong văn bản mà nó được sử dụng thuộc các phạm trù từ
vựng hay ngữ pháp.
(2) Phân loại thuộc phương cách gợi dẫn điển cố. Theo cách gợi dẫn điển cố
có các hình thức như sau:
-Dùng từ ngữ là tiêu điểm thông tin của điển cố để gợi điển, theo cơ chế ẩn dụ;
-Dùng tên nhân vật và tên riêng đại diện cho điển cố để gợi điển;
-Dùng thành ngữ được hình thành từ điển cố để gợi điển;
-Dùng tục ngữ được hình thành từ điển cố để gợi điển;
-Dùng một lời thơ ý thơ gắn với điển cố để gợi điển;
Cách sắp xếp các kiểu dạng điển trên cũng đã tích hợp tiêu chí ngơn ngữ: Ba
nhóm đầu thuộc bình diện từ vựng, hai nhóm sau thuộc bình diện ngữ pháp.
* Tiêu chí 4: Tiêu chí ngơn ngữ. Thực chất phải gọi đây là tiêu chí cấu trúc
ngơn ngữ của điển cố trong văn bản mà điển cố đó được sử dụng. Thơng thường


8


người ta chỉ dùng một yếu tố nào đó đại diện cho điển cố. Nếu lấy các bình diện
ngơn ngữ làm tiêu chí thì có thể phân chia thành hai nhóm lớn:
- Các điển cố được gợi dẫn thuộc phạm vi từ vựng.
- Các điển cố được gợi dẫn thuộc phạm vi ngữ pháp.
Mặc dù điển cố có tính cố định nhưng khi sử dụng, người dùng điển không
nhất thiết phải dùng lại cả tổ hợp cố định đó mà có thể dùng một hoặc một vài yếu
tố ngơn từ liên quan đến điển cố. Nói cách khác, trong thực tế sử dụng, các điển cố
thường được người dụng điển tái tạo một cách linh hoạt, uyển chuyển. Do đó chúng
tơi bắt buộc phải kết hợp tiêu chí ngơn ngữ với tiêu chí phương cách gợi dẫn điển
cố. Chúng tơi vẫn băn khoăn về trường hợp như là: “Chiêu Quân cống Hồ”, người
dụng điển chỉ dùng cái tên “Chiêu Quân” hoặc “Thanh trũng” thì cũng gợi dẫn về
điển cố đó, và chúng thuộc về phạm vi từ vựng. Trong khi đó, người ta có thể dùng
các đơn vị : “Chiêu Quân cống Hồ” hoặc “Trầm ngư lạc nhạn” cũng biểu thị về
Chiêu Quân và sự bất hạnh của đời cô nhưng hai cụm từ “Chiêu Quân cống Hồ” và
“Trầm ngư lạc nhạn” lại thuộc bình diện ngữ pháp. Do đó nếu chỉ sử dụng tiêu chí
ngơn ngữ thì cùng một điển cố lại phải đưa vào hai nhóm khác nhau, tức là thiếu
nhất quán. Vì thế phải kết hợp hai tiêu chí là cách dụng điển và cấp độ ngơn ngữ để
tập hợp chúng.
1.2. ĐIỂN CỐ BIỂU THỊ SỰ BIẾN THIÊN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm điển cố biểu thị về sự biến thiên của đời sống xã hội
Hán Việt từ điển giản yếu [1] định nghĩa “biến: thay đổi không thường, điều
tai vạ xảy ra” [1, tr.69]. Còn “thiên: dời đi nơi khác; thay đổi” [1, tr.847]. Và “biến
thiên” nghĩa là “sự vật thay đổi” [1, tr.70].
“Xã hội” được Đào Duy Anh định nghĩa như sau: “những đồn thể lồi người
có mối quan hệ sinh hoạt chung nhau” [1, tr.986]. C.Mac xác định “ con người là
tổng hịa các mối quan hệ xã hội”. Như vậy có thể hiểu “xã hội” là những vấn đề,
những khía cạnh trong đời sống con người, trong mối quan hệ với quần thể.
Từ đó chúng tơi quan niệm “những biến thiên trong đời sống xã hội” là toàn
bộ diện mạo của những đổi thay, dịch chuyển ở đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong



9

cái nhìn biện chứng, phải đặt cái đổi thay, dịch chuyển đó trong mối quan hệ với cái
hiện tồn, cái bình ổn của nó. Như vậy, “những biến cố biểu thị về những biến thiên
của đời sống xã hội” nếu hiểu theo nghĩa hẹp là những điển cố có liên quan đến
những thay đổi, những dịch chuyển. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng, một góc độ nào
đó nó vẫn bao gồm cái hiện tồn và cái bình ổn. Vì thế trong một số trường hợp,
chúng tôi hiểu “những biến cố biểu thị về những biến thiên của đời sống xã hội”
theo nghĩa rộng.
1.2.2. Tiêu chí lựa chọn để khảo sát
Như vậy, tiêu chí lựa chọn để khảo sát của chúng tơi là:
1. Điểm xuất phát của chúng phải là những điển cố tức là những đơn vị từ
vựng gắn với câu chuyện hay là lời lẽ của các bậc tiền nhân hoặc các triết lí tơn giáo
được tách ra và sử dụng theo nghĩa ẩn dụ cho các triết lí đó.
2. Những điển cố này, về mặt nội dung phải biểu thị về sự biến thiên của đời
sống xã hội. Trong đó, biến thiên khơng hẳn là thay đổi mà là tất cả những gì liên
quan đến những trạng thái chuyển hóa các quan hệ con người, hiện tượng tự nhiên
đều được chúng tôi tập hợp:
- Những may mắn ngẫu nhiên trong đời.
- Những bất trắc, bất lợi tình cờ, đột ngột xảy ra trong đời.
- Đường đời trắc trở
Được chia thành các nhóm chủ đề nhỏ:
+ Cuộc đời đổi thay
+ Cuộc đời nổi trôi, ngang trái, loạn lạc
+ Cuộc đời hư ảo, huyền hồ
+ Hành động về những ứng xử trong đời
+ Tình yêu nam nữ và tình yêu xa cách
Bị chú: Có những trường hợp cổ ngữ hoặc quan niệm truyền thống của người
Trung Hoa được hình thành từ lịch sử Trung Hoa nên chúng tôi đưa vào. Và những

trường hợp này đều đã được Đinh Gia Khánh đưa vào từ điển, điển cố.


10

1.3 . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
ĐƯỢC KHẢO SÁT
1.3.1. Truyện Kiều
1.3.1.1. Tác giả Nguyễn Du
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; (1765–1820) tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh
Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời
Lê mạt, Nguyễn Sơ ở Việt Nam. Nguyễn Du được xem như là một nhà thơ lớn của
Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965,
ơng được UNESCO tơn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời
Lê mạt. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp Tiến sĩ, làm
quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xn Quận Cơng dưới triều Lê... Ngồi là
một đại thần, Nguyễn Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu lịch sử. Mẹ
Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức
câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc
Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được
năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài
không q mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ cơi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và
các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Năm
1780, khi Nguyễn Du mới 15 tuổi th́ ì xảy ra“Vụ mật án Canh Tý” khiến ơng
Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở
Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi
người phải mỗi ngã.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài). Trước đây, một võ

quan họ Hà ở Thái Nguyên, nhận ông làm con ni. Vì thế, khi người cha này mất,
Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1786, Tây
Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà. Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của
nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến


11

chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793)
nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, ở Quỳnh Cơi ở Thái Bình, sống nhờ nhà
người anh vợ.
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa
Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi
khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt
giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho
đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngơi, thì ơng được gọi ra làm
quan cho nhà Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung
(Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà
Tây, Hà Nội). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm
1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc. Năm 1805: thăng
hàm Đông Các điện học sĩ. Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải
Dương. Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Năm 1813: thăng Cần Chánh điện
học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông
được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm
Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một
trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào
ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820. Lúc đầu, Nguyễn Du
được an táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới
cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại một kho tàng đồ sộ,
phong phú, có giá trị vơ cùng to lớn.
Tác phẩm bằng chữ Hán gồm các tập thơ:
Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong
những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi
làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.


12

Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm
131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm trong sáng tác của Nguyễn Du gồm có:
Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là
Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội
dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
Trung Quốc.
Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại
chúng sinh). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nơm.
Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay
lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất
hận vì mối tình với hai cơ gái phường vải khác. Hai bài này được sáng tác khoảng
thời gian Nguyễn Du về sống ở Nghệ An, sau bị quân Tây Sơn bắt giữ rồi thả.
1.3.1.2. Tác phẩm “Truyện Kiều”
Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội
đương thời thông qua cuộc đời Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ
"tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là
"Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi").

Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác phẩm kể lại số phận chìm nổi, đau thương
của Thúy Kiều trải qua mười lăm năm lưu lạc, chịu nhiều kiếp nạn đoạn trường.
Kiều chính là nạn nhân của chế độ phong kiến bạo tàn, nhẫn tâm cướp đi quyền
hạnh phúc và cái tôi cá nhân của con người. Nhưng Kiều lại là một người đáng quý,
đáng trân trọng, từ trong đau thương, bất hạnh nàng vẫn không ngừng vươn tới, vẫn
cố thể hiện những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của một con người, nàng đại diện cho
mẫu người “chân, thiện, mỹ” trong xã hội lúc bấy giờ. Là tấm gương sáng soi chiếu
và phản ảnh những bộ mặt xấu xa, tàn ác của kẻ “buôn thịt bán người”, bọn quan
lại độc ác trong xã hội lộ rõ bộ mặt của chúng.
Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã bộc lộ thái độ thương yêu, trân trọng,
đấu tranh, bênh vực cho quyền sống con người, cũng như lên tiếng chống lại những


13

xấu xa, bất cơng trong xã hội. Nó mang tinh thần nhân đạo cao cả và sâu sắc.
Nguyễn Du đã thật sự thành công khi viết Truyện Kiều. Nội dung tuy khơng có gì
khác với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng qua việc sử dụng
ngôn ngữ điêu luyện, tài tình, ngịi bút sắc sảo, vững chắc như Xuân Diệu đã khen
ngợi “đúng Nguyễn Du là tay thầy” nên mới thành công đến như vậy.
Truyện Kiều của Nguyễn Du hiện lên thật sống động, chiếm lấy nhiều tình
cảm độc giả và mãi tồn tại cho tới ngày nay. Truyện Kiều được đánh giá là “tập đại
thành” của văn học Việt Nam, một kiệt tác nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Thể thơ lục
bát được ông sử dụng hết sức nhuần nhị, điêu luyện, câu thơ có khả năng vô tận
trong diễn tả tâm trạng và số phận con người. Có thể gọi Truyện Kiều là cuốn tiểu
thuyết tâm lý đặc sắc trong văn học trung đại, kết cấu theo dòng tâm trạng và sự
biến đổi liên tục của cuộc đời nhân vật. Nhưng trong quá trình phân tích tâm lý
nhân vật Nguyễn Du đã “lược bỏ chi tiết một cách tàn nhẫn” (lời Phan Ngọc nhận
xét), để câu thơ ngắn gọn, súc tích, bỏ những chi tiết rườm rà, không cần thiết, làm
nhạt đi màu sắc Trung Quốc, tơn lên những tính chất chung về con người, quê

hương, làng cảnh, kinh kỳ Việt Nam thân yêu. Do đó Truyện Kiều ngày càng vang
xa, được nhiều nhà nghiên cứu văn học trong nước và quốc tế khen ngợi.
1.3.2. Cung oán ngâm khúc
1.3.2.1. Tác giả Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Gia Thiều sinh năm Tân Dậu (1741) ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu
Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Liễu Ngạn, xã
Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình quý tộc, có nhiều
người làm tướng, làm quan cho triều đình.
Cha của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp ðýợc
phong týớc Quận công. Mẹ của ông là quận chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh
Cýõng. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh ðang cầm quyền lúc bấy giờ là
cậu ruột, và là anh em họ với chúa Trịnh Sâm. Vợ của Nguyễn Gia Thiều là con gái
trýởng của quan Chýởng phủ sý Ðại tý ðồ Bùi Thế Đạt.


14

Từ nhỏ, Nguyễn Gia Thiều đã bộc lộ tư chất thơng minh, đĩnh ngộ. Ngồi văn
chương ơng cịn theo võ và tinh thông kiếm. Năm 1759 khi mới 18 tuổi ông giữ
chức Hiệu úy quản trung mã tả đội, sau thăng làm Chỉ huy thiêm sự, Chỉ huy đồng
trị. Đến năm 30 tuổi thăng lên chức Tổng binh đồng trị, ông được chúa Trịnh rất tin
dùng và phong tước Hầu (Ôn Như Hầu). Năm Nhâm Dần (1782) xung chức Lưu
thư xứ Hưng Hóa. Năm 1786 khi quân Tây Sơn kéo ra Đàng Ngồi chấm dứt triều
đình Lê – Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốn lên vùng miền núi xứ Hưng Hóa. Năm
1789 vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh lập ra nhà Tây Sơn, Nguyễn Gia
Thiều được mời ra làm quan nhưng ông cáo bệnh từ chối và về quê nhà sinh sống ở
đấy cho tới khi qua đời ngày mồng 9, tháng 5 năm Mậu Ngọ (tức ngày 22-6-1798),
thọ 58 tuổi.
Nguyễn Gia Thiều được nuôi nấng trong cung từ nhỏ đến lớn. Khi làm quan
cũng giữ chức vụ trong phủ Chúa. Ngoài Đặng Thị Huệ, người cung phi sủng ái

của Trịnh Sâm, Nguyễn Gia Thiều còn được biết về chế độ cung tần trong cung
vua Lê Chúa Trịnh. Chính điều này có ảnh hưởng lớn trong sáng tác của Nguyễn
Gia Thiều.
Về sáng tác, Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ Hán là Ơn Như thi tập,
khoảng một nghìn bài, nhưng đã thất truyền.
Nguyễn Gia Thiều cịn có các tác phẩm thơ chữ Nôm như “Tây Hồ thi tập” và
“Tứ trai thi tập” sáng tác cùng với 3 người anh em của ông (Tâm Trai - tức Nguyễn
Gia Thiều, Kỷ Trai - tức Nguyễn Gia Cơ, Hòa Trai - tức Nguyễn Gia Diễm và
Thanh Trai-tức Nguyễn Gia Chu), tập thơ này hiện cũng chỉ còn vài bài chép trong
tập “Xuyết thập tạp ký” của Lý Văn Phức (1785-1849) một nhà thơ lớn nửa đầu thế
kỷ XIX. Trong đó nổi tiếng và kiệt xuất nhất là tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”
gồm 356 câu thơ Nôm làm theo thể song thất lục bát.
1.3.2.2. Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”
“Cung oán ngâm khúc” là một trong những tác phẩm có giá trị trong kho tàng
văn học Việt Nam và là tác phẩm giữ vị trí chủ yếu trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Gia Thiều.


15

Hai chữ “cung oán” tức là sự oán hờn nơi cung cấm của các cung phi, cung
tần đã được Vua yêu rồi ghét bỏ. “Cung oán ngâm khúc” là khúc ngâm về nỗi
ốn hờn của người cung nữ mà Ơn Như Hầu đã mượn tình cảnh này để phản ánh
những bất cơng của chế độ Phong kiến, đồng thời nói lên tâm sự, thân phận của
chính mình.
“Cung ốn ngâm khúc” là tác phẩm trữ tình trường thiên gồm 356 câu thơ
song thất lục bát, miêu tả những trạng thái tâm hồn, cảm xúc, những diễn biến tâm
trạng của người cung nữ sau những tháng ngày hạnh phúc ngắn ngủi bên Vua phải
chịu một cuộc sống cô đơn, đợi chờ, buồn tủi vì bị nhà vua ruồng bỏ. Chủ đề chính
của “Cung oán ngâm khúc” là số phận của người cung nữ. Người cung nữ trong tác

phẩm là một con người rất thiết tha với cuộc sống, khát khao hạnh phúc u đương,
tình u đơi lứa. Khi bị ruồng rẫy, nàng luyến tiếc hạnh phúc với tất cả tấm lòng
thèm khát tội nghiệp.
Thơng qua những dịng tâm trạng đó, Nguyễn Gia Thiều đã phơi bày sự thật
về cuộc sống xa hoa, trụy lạc của vua chúa thời bấy giờ, tác phẩm đã lên tiếng tố
cáo chế độ cung tần “đỉnh cao nhất và dã man nhất của chế độ đa thê” (Đặng
Thanh Lê), đồng thời góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ đòi quyền hạnh phúc cho
con người trong cuộc đời. Bằng tài năng và tinh thần nhân đạo của mình Nguyễn
Gia Thiều dồn hết tâm huyết và văn tài viết lên một tác phẩm bất hủ để lại cho hậu
thế. Với kiệt tác này Nguyễn Gia Thiều trở thành nhà thơ nổi tiếng trên đàn văn học
Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII.
1.3.3. Chinh phụ ngâm khúc
1.3.3.1. Tác giả Đặng Trần Côn
Về tác giả của Chinh phụ ngâm, từ trước tới nay, giới nghiên cứu thống nhất là
Đặng Trần Côn. Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được cịn rất ít. Kể cả
năm sinh năm mất cũng khơng biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đốn ông sinh
vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (cịn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì,
nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà Nội. Ơng đỗ Hương cống,


16

nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai,
sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.
Con người Đặng Trần Côn vẫn được đánh giá là “đểnh đoảng, phóng túng”.
Ơng là một Nho sinh hiếu học (có giai thoại nói rằng khi Trịnh Giang cấm đốt lửa
vào ban đêm, ông đã đào hố để thắp đèn đọc sách), tính cách tự do phóng khống,
có biệt tài văn chương từ sớm song con đường quan hoạn của ông không mấy thuận
lợi và ông chỉ đảm nhận những chức quan nhỏ.

Ngoài tác phẩm nổi tiếng là Chinh phụ ngâm , ơng cịn để lại một số tác phẩm
bằng Hán Văn mà Tang thương ngẫu lục nói đến như: Các bài phú Trương Hàn tư
thuần lư (Trương Hàn nhớ rau thuần cá vược), Trương Lương bố y (Trương Lương
áo vải), Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa); về thơ có Tiêu Tương bát cảnh (Vịnh tám
cảnh đẹp ở Tiêu Tương) và một bài tứ tuyệt chưa công bố bao giờ – bài Biệt ly tình
;về truyện có Tùng bách thuyết thoại (Kể chuyện cây tùng cây bách), Long hổ đấu
kỳ (Rồng và hổ đấu phép lạ), Khuyển miêu đối thoại (Chó mèo nói chuyện).
1.3.3.2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
- Nguyên tác Đặng Trần Côn
Chinh phụ ngâm – nguyên tác Đặng Trần Côn, ra đời đã gây một tiếng vang
lớn trong văn đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Trong nước, ngồi nước hết thảy đều vơ
cùng thán phục.
Về thời điểm sáng tác Chinh phụ ngâm ta thấy Phan Huy Chú có nói rõ trong
sách Lịch triều hiến chương loại chí rằng: “Chinh phụ ngâm , một quyển, Hương
Cống Đặng Trần Cơn soạn. Vì đầu đời Cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt ly
của người đi chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm” (Lịch triều hiến chương loại chí,
văn tịch chí, bản dịch tập IV, Nxb sử học, Hà Nội, 1961, tr 115).
Về dung lượng Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình có quy mơ tương
đối lớn. Tuy nhiên, trong q trình lưu truyền và khảo cứu, vẫn tồn tại nhiều ý
kiến khác nhau. Về nguyên tác chữ Hán, Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng có
483 câu thơ, Trương Đình Ngun lại cho rằng có 476 câu thơ.


×