Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong tập thơ gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.12 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ĐỖ THỊ THẢO

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ
LIÊN TƯỞNG TRONG TẬP THƠ “GIĨ
VÀ TÌNH U THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC
TƠI” CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ
LIÊN TƯỞNG TRONG TẬP THƠ “GIĨ
VÀ TÌNH U THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC
TƠI” CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngỗn
Người thực hiện:


ĐỖ THỊ THẢO
(Khóa 2012 – 2016)

Đà Nẵng, tháng 5/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi Đỗ Thị Thảo xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trong cơng trình
này là của riêng tơi, hồn tồn chưa có ai cơng bố. Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về
những nội dung khoa học và thực tiễn trong khóa luận tốt nghiệp này.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Thảo


Xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô
trong Khoa Ngữ văn, quý thầy cô bộ phận thư viện trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu dáo và khoa học
của thầy giáo, TS. BÙI TRỌNG NGỖN đã giúp chúng tơi hồn thành khóa
luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn hữu gần xa – những người đã
ln viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt q
trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực và thời gian có hạn
cho nên khóa luận của chúng tơi khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để công trình
được hồn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Đỗ Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... Tr.1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4
5. Bố cục của khóa luận ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................. 5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG
.................................................................................................................................... 5
1.1.1. Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong các giáo trình phong cách
học .............................................................................................................................. 5
1.1.1.1. Về so sánh tu từ ............................................................................................. 5
1.1.1.2. Về ẩn dụ tu từ ................................................................................................ 8
1.1.1.3. Về nhân hóa................................................................................................... 8
1.1.1.4. Về phúng dụ .................................................................................................. 9
1.1.1.5. Về hoán dụ tu từ .......................................................................................... 10
1.1.2. Tổng hợp của người viết về các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng ..... 11
1.1.2.1. Nhóm so sánh tu từ ..................................................................................... 12
1.1.2.2. Nhóm ẩn dụ tu từ......................................................................................... 13
1.1.2.3. Nhóm hốn dụ tu từ..................................................................................... 16
1.1.2.4. Nhóm tượng trưng ....................................................................................... 17
1.2. GIỚI THIỆU VỀ LƯU QUANG VŨ VÀ TẬP THƠ “GIÓ VÀ TÌNH U
THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TƠI”.............................................................................. 18

1.2.1. Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ .............................................................. 18
1.2.2. Giới thiệu về tập thơ “Gió và tình u thổi trên đất nước tôi”....................... 20
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN
TƯỞNG TRONG TẬP THƠ “GIÓ VÀ TÌNH U THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC
TƠI” ......................................................................................................................... 22


2.1. NHÓM SO SÁNH TU TỪ ................................................................................ 22
2.1.1. So sánh A như B ............................................................................................ 22
2.1.2. So sánh A là B ................................................................................................ 34
2.1.3. So sánh song hành (A Փ B) ........................................................................... 36
2.2. NHÓM ẨN DỤ TU TỪ .................................................................................... 38
2.2.1. Ẩn dụ chân thực ............................................................................................. 38
2.2.2. Ẩn dụ bổ sung ................................................................................................ 40
2.2.3. Ẩn dụ tượng trưng .......................................................................................... 45
2.2.4. Nhân hóa ........................................................................................................ 46
2.2.5. Vật hóa ........................................................................................................... 53
2.3. NHĨM HỐN DỤ TU TỪ .............................................................................. 52
2.3.1. Hoán dụ cải số ................................................................................................ 52
2.3.2. Hoán dụ cải dung ........................................................................................... 54
2.3.3. Hoán dụ cải danh ............................................................................................ 55
2.3.4. Hoán dụ xây dựng giữa quan hệ giữa bộ phận và tồn thể ............................ 57
2.3.5. Hốn dụ xây dựng giữa ngun nhân và kết quả ........................................... 57
2.3.6. Hoán dụ xât dựng từ quan hệ giữa vật sở thuộc và chủ thể ........................... 57
2.3.7. Hoán dụ xây dựng giữa cụ thể và trừu tượng ................................................ 58
2.4. NHÓM TƯỢNG TRƯNG ................................................................................ 57
CHƯƠNG 3. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN
HỆ LIÊN TƯỞNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT LƯU QUANG VŨ ...... 59
3.1. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG ĐÃ LÀM NÊN
NGÔN NGỮ THƠ GIÀU TÍNH TẠO HÌNH ......................................................... 59

3.2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG ĐÃ LÀM NÊN
NGÔN NGỮ THƠ GIÀU TÍNH BIỂU CẢM ......................................................... 63
3.3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG ĐÃ LÀM NÊN
MỘT PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT LƯU QUANG VŨ ................................... 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu tác phẩm trên bình diện ngơn ngữ học là hướng nghiên cứu giúp
người đọc nắm được cái hồn cốt sâu sắc nhất của tác phẩm. Trong đó phải kể dến
việc nghiên cứu ngơn ngữ thơ. Thơ là tiếng nói sâu xa được bộc phát từ trái tim, từ
tâm hồn con người. Ngôn ngữ trong thơ ca là thứ ngôn ngữ rất tinh tế, rất hàm súc
mà gợi hình gợi cảm. Nó đem đến cho người đọc nhiều hơn nhiều lần những gì nhà
thơ biểu hiện trên trang giấy. Bởi lẽ cho dù cấu tứ thơ hay thể thơ có phóng khống
đến thế nào đi chăng nữa thì cái lớp vỏ thanh âm bên ngồi vẫn khơng đủ sức để thể
hiện trực tiếp tất cả những cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhà thơ mà nó chỉ có
thể ẩn chứa và truyền tải những cảm xúc, suy nghĩ đó đến với bạn đọc thông qua
các cách thức, các biện pháp tu từ. Vậy nên, hiểu được các biện pháp tu từ thì sẽ
giúp người đọc tiếp cận bề sâu và cảm thụ được văn bản nghệ thuật, thấy được cái
hay, cái đẹp thật sự của tác phẩm.
Trong văn học Việt Nam, nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một tác giả
đa tài và từng thành công trên nhiều thể loại: kịch, thơ, truyện ngắn, phê bình sân
khấu. Lưu Quang Vũ mất đi ở tuổi bốn mươi, khi đang ở trên đỉnh cao của sự
nghiệp sáng tác với tư cách là nhà biên kịch. Nhưng ở độ lùi thời gian chúng ta lại
nhớ và nhắc nhiều đến Lưu Quang Vũ với tư cách là một nhà thơ. Anh là người làm
thơ như một thôi thúc mãnh liệt, làm thơ ngay cả khi không thể đăng báo hay chia

sẻ cùng ai. Ngay từ tập thơ đầu tiên in năm 1968 cho đến những vần thơ “viển vông
cay đắng u buồn” viết trong những năm chiến tranh, cho đến khi cả gia tài hàng
trăm bài thơ của anh được công bố vào năm 1988, thành tuyển tập thơ Lưu Quang
Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi năm 2010, các nhà phê bình văn học đã
tìm thấy ở tác giả này sự quyến rũ của một hồn thơ nồng nàn đắm đuối mà chân
thành giản dị. Thơ Lưu Quang Vũ đến với bạn đọc và được ưu ái nhiều như vậy bởi
lẽ ngơn ngữ thơ anh dung dị nhưng giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, không vồ vập


2

nhưng đọng lại sâu sắc, âm vang. Nghiên cứu tác phẩm thơ của Lưu Quang Vũ dưới
ánh sáng ngôn ngữ học sẽ giúp hiểu rõ hơn về sự thành công của tác giả này.
Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã nghiên cứu và khẳng định
tài năng của Lưu Quang Vũ trên cả bình diện kịch sân khấu và thơ ca. Nhưng hầu
hết các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc độ nội dung mà ít lí giải sâu về nghệ
thuật biểu hiện.
Chính vì những lý do trên đây, với dung lượng của một bài luận văn, chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong tập
thơ Gió và tình u thổi trên đất nước tơi của Lưu Quang Vũ với mong muốn góp
phần đem đến một cách đọc, cách cảm nhận về thơ Lưu Quang Vũ và phần nào giúp
khẳng định hơn nữa về tài năng của tác giả này ở địa hạt thơ ca.
2. Lịch sử vấn đề
Lưu Quang Vũ được giới văn nghệ cũng như cả nước biết tới với tập thơ in
chung với Bằng Việt “Hương cây – Bếp lửa” (1968), sau đó là “Mây trắng của đời
tôi” (1989), “Bầy ong trong đêm sâu” (1993) và một số tập thơ đã tương đối hồn
chỉnh “Cuốn sách xếp lầm trang”, “Cỏ tóc tiên”, … Những tác phẩm thơ của Lưu
Quang Vũ đã sớm gây được sự chú ý trong lòng bạn đọc và giới phê bình nói
chung. Theo đó, rất nhiều nhà phê bình đã đánh giá, nhận định về thơ Lưu Quang
Vũ dưới nhiều góc nhìn, cả nội dung lẫn về hình thức nghệ thuật. Trong cuốn Lưu

Quang Vũ Di Cảo Nhật kí – thơ do Lưu Khánh Thơ tuyển soạn (2008), tác giả Anh
Chi với tư cách là một người bạn thơ, đã khẳng định về tài năng của Lưu Quang Vũ:
“Nói đến tài năng thì Lưu Quang Vũ có nhiều. Anh rất tinh nhậy trong cảm thụ sự
sống quanh mình, có thể nó là anh quá nhạy cảm trước sự đời. Anh là nhà thơ tư
duy bằng cảm xúc, những ý thơ hình thành ngay trong xúc cảm, hình ảnh và ngôn
ngữ thơ tràn chảy lên trang viết cho đến khi ngưng lại là xong bài thơ (…) hầu hết
các bài thơ của anh, ta thấy rất ít sự sắp xếp bố cục, mỗi bài thơ là một chỉnh thể tự
nhiên, như trái cây mọc lên tự nhiên.” [13, tr.329]. Tuyển tập Lưu Quang Vũ tài
năng và lao động nghệ thuật do Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên soạn (2001) đã
giới thiệu được những bài viết, dánh giá của nhiều tác giả từ nhiều góc độ. Vũ Quần


3

Phương nhấn mạnh rằng: “Những năm cuối đời, Lưu Quang Vũ được đông đảo
công chúng mến mộ với tư cách là nhà viết kịch. Sự cống hiến của anh cho sân
khấu đáng được ghi nhận. Nhưng đọc hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ mới
là nới anh ký thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời
gian.” [14, tr.3], Vũ Quần Phương cịn nhận xét: “Lưu Quang Vũ đắm đuối khơng
chỉ ở cách nói, ở thủ pháp diễn đạt mà cịn ở cách cảm thụ đời sống của anh. Anh
cảm thụ bằng cảm giác. Vốn nhạy cảm, anh nắm bắt thực tại bằng giác quan tinh tế
và phong phú. Tơi có ấn tượng chính cảm giác là hạt nhân đầu tiên của cảm hứng
thơ Lưu Quang Vũ. Cảm giác gọi những ý thơ tn chảy. Tứ thơ như tự hình thành
trong q trình cảm thụ. Đọc thơ Lưu Quang Vũ ít thấy dấu vết của bố cục, cảm
hứng liền dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực và tưởng
tượng, sách vở và đời sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập.
(…) Anh viết như trong một cơn say, như sự nhập đồng bất chấp sự cực đoan và phi
lý trong chi . Thế giới trong thơ anh là thế giới của tưởng tượng. Giàu tưởng tượng
nên mới mê đắm, mới thành đắm đuối.”. [14, tr.37]. Tương tự như vậy, nhhà phê
bình Hoài Thanh đánh giá Lưu Quang Vũ là một cây bút nhiều triển vọng: “Cảm

xúc suy nghĩ của anh thường nhuần nhị, lời thơ thường nhuần nhị. Ý có khi mượn
chỗ này chỗ nọ nhưng giọng thì đúng là giọng của anh. Nghe phảng phất như ca
dao mà không phải ca dao. Rất dễ sáo mà vì chân tình nên khơng sáo. Ngơn ngữ
nắm rất chắc. Chữ dùng chính xác mà uyển chuyển, rất Việt Nam. Khơng dễ mà nói
được gọn, nói được nhiều và nói đúng những điều khó nói.”. [14, tr.19]. Tuy sinh
thời nổi tiếng với các tác phẩm kịch, được biết đến nhiều bởi kịch nhưng thơ của
Lưu Quang Vũ được bạn đọc đánh giá cao. Nguyễn Thị Minh Thái cũng khẳng
định: “Trong tính cách sáng tạo của con người tài hoa trẻ tuổi Lưu Quang Vũ thì
Thơ là hồn cốt thâm hậu nhất chứ khơng phải là kịch nghê, báo chí, văn xi hay
hội họa – những mảnh đất mà chàng đã từng thử nghiệm, gieo trồng và gặt hái. Thơ
chính là nơi ẩn náu cuối chốt của chàng thi sĩ buồn này. Thơ với Lưu Quang Vũ là
tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng tư của tâm hồn chàng với đời sống.”[14, tr.92]


4

Bên cạnh đó chắc hẳn vẫn cịn rất nhiều bài viết với những ý kiến, những
phát hiện khác nhau tùy thuộc vào góc độ soi chiếu của từng tác giả về thơ Lưu
Quang Vũ. Tuyển thơ Gió và tình u thổi trên đất nước tôi được đánh giá là tuyển
tập thơ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất về Lưu Quang Vũ cho đến nay. Chính vì
vậy, khảo sát về các biện pháp tu từ trong tập thơ này sẽ là đề tài góp phần đem đến
một cách lí giải thêm, đầy đủ hơn về thơ Lưu Quang Vũ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng ngôn
ngữ thơ ca
- Phạm vi nghiên cứu: văn bản nghệ thuật Gió và tình u thổi trên đất nước
tơi của Lưu Quang Vũ xuất bản năm 2010 của Nhà xuất bản Hội nhà văn
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu
- Phương pháp thống kê, khảo sát, định lượng và định tính

- Phương pháp phân tích, khái quát hóa
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận được chúng
tơi triển khai qua 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong tập thơ
“Gió và tình u thổi trên đất nước tơi”
Chương 3: Tầm tác động của các biện pháp liên tưởng đối với thế giới nghệ
thuật của Lưu Quang Vũ


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN
TƯỞNG
1.1.1. Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong các giáo trình Phong
cách học
Cù Đình Tú là người phân chia các biện pháp tu từ thành hai loại theo quan
hệ liên tưởng và theo quan hệ tổ hợp. Ông sắp xếp các biện pháp tu từ theo quan hệ
liên tưởng thành các nhóm: so ánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, phúng dụ, tượng
trưng tu từ.
Các giáo trình Phong cách học như: Phong cách học tiếng Việt - Võ Bình, Lê
Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguễn Thái Hịa (1982), Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt - Cù Đình Tú (1983), Phong cách học tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc
(1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại - Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng
Việt - Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2013) và cuốn 99 Phương tiện và Biện

pháp tu từ tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc (2005) cùng với Sổ tay các biện pháp tu từ
ngữ nghĩa tiếng Việt - Nguyễn Khánh Hà (2011) đều đã có những bàn bạc và đóng
góp nhất định về các nhóm tu từ thuộc biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng như
đã nêu ở trên. Cụ thể như sau:
1.1.1.1. Về so sánh tu từ
Hầu hết các giáo trình và các sách đã kể trên đều có những định nghĩa về so
sánh tu từ giống nhau và đều lưu ý về việc phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh
luận lí (so sánh lơgic). Theo đó, so sánh tu từ khác so sánh luận lí về loại và mục
đích so sánh. Ở so sánh luận lí, cái được so sánh (A) và cái dùng để so sánh (B) là
các đối tượng cùng loại và mục đích so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối
tượng. Ở so sánh tu từ, A và B là hai đối tượng khác loại và mục đích của phép so
sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.
Về xác định cấu trúc chung và phân loại so sánh tu từ lại có những điểm


6

khác nhau ở các tác giả:
(1) Giáo trình Phong cách học tiếng Việt của nhóm Võ Bình, Lê Anh Hiền,
Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa (1982) và cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt của Cù Đình Tú xuất bản sau đó (1983) đã trình bày cấu trúc so sánh theo
các công thức sau:
- A như (tựa như, chừng như,…) B
Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng (CD)
- A bao nhiêu B bấy nhiêu
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (CD)
- A là B
Nhân dân là bể

Văn nghệ là thuyền (Tố Hữu)
(Trong đó: A = vế được so sánh, B = vế so sánh)
(2) Giáo trình Phong cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt (1999) xác
định mơ hình khái qt của phép so sánh là: A – X – B (A: là cái chưa biết được
đem ra so sánh, B: là cái đã biết đem ra để so sánh, X: là phương tiện so sánh được
biểu hiện bằng các từ: như, giống như, là, như là, tựa như, tựa hồ, hệt như, bằng,
hơn, kém… ). Hữu Đạt không phân chia các kiểu so sánh tu từ theo cách của nhóm
Võ Bình, Cù Đình Tú mà chia thành các dạng sau:
- So sánh không có từ so sánh
- So sánh có từ so sánh
- So sánh ngang bằng
- So sánh hơn – kém
- So sánh bậc cao nhất (bật tuyệt đối)
Tuy nhiên, Hữu Đạt khơng phân tích về các kiểu dạng mà chỉ trình bày vài ví
cho các kiểu dạng đã nêu. Trong đó có những ví dụ nghiêng về so sánh logic, chẳng
hạn như ở dạng so sánh hơn – kém ông nêu ví dụ như sau:


7

- Thủy Hử cũng hay nhưng kém Tam Quốc và Đơng Chu Liệt Quốc.
(Nam Cao – Đơi mắt)
Cách trình bày như vậy có phần chưa hợp lí.
Trong sách Sổ tay các biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiếng Việt (2011), Nguyễn
Khánh Hà cũng có cách phân loại tương đối giống Hữu Đạt nhưng chỉ chia thành
hai loại: “so sánh ngang bằng (cười như nắc nẻ, rách như tổ đỉa,…); so sánh không
ngang bằng (bà con xa không bằng láng giềng gần, áo rách khéo vá hơn lành vụng
may,…)” [4, tr.13]
(4) Đinh Trọng Lạc ở Giáo trình Phong cách học tiếng Việt của (1999) xác
định mơ hình cấu tạo hồn chỉnh của so sánh tu từ gồm bốn yếu tố: 1 – Yếu tố được

hoặc bị so sánh, 2 – Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hoạt động, 3 –
Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh, 3 – Yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa (Giáo trình Phong cách học tiếng Việt,
2013) xác định hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố như
sau:
1. Cái so sánh

2. Cơ sở so sánh

3. Từ so sánh

Gái

có chồng

như

4. Cái dược so sánh
gơng đeo cổ.

Các chóp mái

đều lượn rập rờn

như

các nếp sóng bạc đầu.

Lòng ta


vẫn vững

như

kiềng ba chân.

(Nguyễn Tuân)
(Tố Hữu)

Tùy từng trường hợp mà có thể đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một số yếu tố
trong mơ hình trên và cứ một kiểu biến thể sẽ làm thành một kiểu so sánh tu từ: Đảo
ngược trật tự so sánh, bớt cơ sở so sánh, bớt từ so sánh, thêm “bao nhiêu … bấy
nhiêu”, dùng “là” làm từ so sánh.
Như vậy, cách phân chia các dạng thức, kiểu loại so sánh tu từ vẫn chưa nhất
quán ở các giáo trình.
1.1.1.2. Về ẩn dụ tu từ
Ngoại trừ Hữu Đạt trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại (1999) chưa nêu
rõ về cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ và nét giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ


8

(chỉ nêu: “ẩn dụ là kiểu so sánh khơng nói thẳng ra” [3, tr.344]) thì phần trình bày
về biện pháp tu từ ẩn dụ ở các giáo trình khác đã chỉ ra điểm giống và khác nhau
giữa ẩn dụ và so sánh, cho rằng ẩn dụ là so sánh ngầm.
Cách phân loại các kiểu ẩn dụ tu từ có phần khác nhau giữa các giáo trình.
(1) Nếu như giáo trình Phong cách học tiếng Việt của nhóm Võ Bình và cộng
sự (1982) phân chia ẩn dụ thành bốn loại là: Lấy cái cụ thể biểu thị cái cụ thể; Lấy
cái cụ thể biểu thị cái trừu tượng; Lấy cái trừu tượng biểu thị cái cụ thể; Lấy cái trừu
tượng biểu thị cái trừu tượng thì Cù Đình Tú (1983) cho rằng cách phân chia đó

khơng phù hợp, và ơng phân chia lại các loại: Tương đồng về màu sắc; Tương đồng
về tính chất; Tương đồng về trạng thái; Tương đồng về hành động; Tương đồng về
cơ cấu.
(2) Đinh Trọng Lạc (1999) phân chia các loại ẩn dụ tu từ gồm ẩn dụ chân
thực, ẩn dụ bổ sung, nhân hóa, vật hóa, phúng dụ và cải danh. Sau đó, năm 2013,
sách xuất bản lại cùng với Nguyễn Thái Hòa đã xếp cải danh vào nhóm hốn dụ tu
từ.
(3) Nguyễn Khánh Hà (2011) chia ẩn dụ thành bốn kiểu: Ẩn dụ hình thức, ẩn
dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
1.1.1.3. Về nhân hóa
Các tác giả đều trình bày nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ. Hữu Đạt khẳng
định nhân hóa là một kiểu ẩn dụ và gọi là “ẩn dụ nhân hóa”: “Ẩn dụ nhân hóa là
kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa người và vật. Cụ thể, đó là
phép ẩn dụ được hình thành trên cơ sở chuyển nghĩa giữa trường về con người và
trường về sự vật.” [3, tr.347].
“Ẩn dụ nhân hóa bao gồm hai khía cạnh có quan hệ biện chứng:
-

Gán cho vật, đồ vật những hành động, cảm nghĩ như con người.

-

Gán cho con người những hành động, cảm nghĩ như vật, đồ vật.” [3, tr.348]

Các giáo trình đều chia nhân hóa gồm hai loại:
- Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị những tính chất,
hoạt động của đối tượng không phải người.


9


- Coi các đối tượng không phải người là con người và tâm tình, trị chuyện với
chúng.
Khía cạnh thứ hai của ẩn dụ nhân hóa như Hữu Đạt chỉ ra được Võ Bình, Lê
Anh Hiền, Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa, Bùi Trọng Ngỗn gọi
là vật hóa: “Người ta cịn dùng một hình thức di chuyển thuộc tính và hành động
ngược chiều lại với nhân hóa, đó là vật hóa. Trong cách vật hóa, người ta chuyển
đổi các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của lồi vật, đồ vật sang biểu thị các thuộc
tính và hoạt động của con người.” [1, tr.292]
1.1.1.4. Về phúng dụ
Theo Cù Đình Tú, phúng dụ là cách tổ chức các hình ảnh sinh động cụ thể để
biểu thị một ý niệm về triết lý nhân sinh dựa trên cơ sở liên tưởng nét giống nhau
giữa hình ảnh sinh động cụ thể và ý niệm về triết lý nhân sinh.
Về mặt hình thức, phúng dụ được cấu tạo như một ẩn dụ tu từ nghĩa là chỉ có
một vế, vế biểu hiện trực tiếp. Song phúng dụ khác với ẩn dụ tu từ về mặt cấu tạo
nội dung.
Về mặt cấu tạo nội dung, ẩn dụ tu từ chỉ có một nghĩa cịn phúng dụ luôn
luôn bao hàm 2 ý nghĩa: ý nghĩa bề mặt (tức ý nghĩa trực tiếp) và ý nghĩa bề sâu
(tức ý nghĩa gián tiếp).
Ý nghĩa bề mặt là trực tiếp, xuất hiện qua những hình ảnh miêu tả sinh động
và cụ thể. Ý nghĩa bề sâu là gián tiếp, được rút nha nhờ sự liên tưởng nét giống
nhau giữa hình ảnh sinh động cụ thể và ý niệm về triết lý nhân sinh. Như vậy trong
phúng dụ, ý nghĩa bề mặt chỉ là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa bề sâu mới là mục
đích biểu đạt.
Do cơ chế của phúng dụ không đơn giản, do chức năng chủ yếu của phúng
dụ là nhận thức thơng qua hình tượng nên phúng dụ chỉ được dùng hạn chế trong
phong cách ngơn ngữ văn chương.
Các giáo trình và sách văn phạm khác đều có những giải thích tương tự như
trên về phúng dụ. Đối với đề tài này chúng tôi không khảo sát trên đối tượng là
phúng dụ.



10

1.1.1.5. Về hốn dụ tu từ
Cách giải thích và phân chia các kiểu loại hoán dụ tu từ cơ bản là giống nhau
ở các giáo trình và các sách văn phạm. Duy chỉ có trường hợp Đinh Trọng Lạc
(1999) xếp “Cải danh” thuộc nhóm ẩn dụ tu từ sau đó đã xếp lại thuộc nhóm hốn
dụ tu từ (2013). Chúng tơi cho rằng cải danh thuộc nhóm hốn dụ xây dựng trên
quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa. Nhóm tu từ này sẽ trình ở mục 1.1.2 bày trên
cơ sở tổng hợp và thống nhất các quan niệm về hoán dụ tu từ để tiện cho người đọc
theo dõi.
1.1.1.6. Về tượng trưng
Hầu hết các giáo trình phong cách học đều thống nhất tượng trưng là những
ẩn dụ và hoán dụ tu từ đã trở thành quen thuộc, mang tính ước lệ, có tính xã hội
hóa.
Giáo trình của Võ Bình và cộng sự (1982), giáo trình của Cù Đình Tú (1983)
đã đưa tra điểm phân biệt giữa tượng trưng với ẩn dụ và hoán dụ tu từ: “Về mặt cấu
tạo nội dung, tượng trưng được xây dựng trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng
tương đồng hoặc lô-gich khách quan. Về mặt nguồn gốc, tượng trưng được hình
thành từ các ẩn dụ tu từ và các hoán dụ tu từ. Song ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ
thuộc loại phương tiện biểu đạt còn giữ nguyên dấu ấn của cá nhân, khi tách ra
khỏi văn cảnh, nó khơng cịn giá trị biểu hiện nữa. Cách tu từ tượng trưng trái lại
mang tính ước lệ xã hội, do vậy tách ra khỏi văn cảnh nó vẫn cịn giá trị biểu hiện.
Tuy nhiên tượng trưng không giống những từ ngữ có ghi trong từ điển vì sự hiểu
biết về tượng trưng là một sự hiểu biết có tính chất văn hóa – văn học.” [1, tr.304]
Giáo trình Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa
xuất bản năm 2013 khơng xếp tượng trưng tu từ thành một nhóm riêng: “Tượng
trưng là phép chuyển nghĩa dựa vào những ẩn dụ và hoán dụ được dùng đến mức là
hễ nói đến vật đó là tự ta có thể suy ra chính xác điều được nói đến. Vì vậy, tượng

trưng khơng xếp thành một nhóm riêng biệt.” [8, tr.208]
Về trường hợp này, chúng tôi thống nhất theo quan điểm xếp tượng trưng
vào một nhóm riêng.


11

1.1.2. Tổng hợp của người viết về các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng
Quan niệm về các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng của Cù Đình Tú đã
khá chi tiết, rõ ràng, tuy nhiên chúng tôi chưa thống nhất một số điểm như sau:
(1) là, ở phần phân loại các kiểu so sánh tu từ, Cù Đình Tú nêu kiểu so sánh
“A bao nhiêu B bấy nhiêu” theo Bùi Trọng Ngoãn là chưa thật chính xác mà phải là
“B bao nhiêu A bấy nhiêu”. Về trường hợp này, chúng tôi thống nhất quan điểm gọi
tên kiểu so sánh là “B bao nhiêu A bấy nhiêu”, bởi lẽ khi dùng bao nhiêu và bấy
nhiêu làm từ so sánh thì đối tượng được so sánh ở đây, cái cần tập trung chú ý tới ở
đây chính là vế đứng sau. Chẳng hạn:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Điều cần chú ý tới khơng phải là “đình” hay “ngói” mà chính là tình cảm của
cơ gái đối với chàng trai. Cũng tương tự như câu:
Qua cầu ngả nón trơng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.
(2) là, đối với các kiểu loại nhân hóa, vật hóa, phúng dụ, chúng tơi cho rằng
nên xếp vào chung nhóm ẩn dụ tu từ vì có cùng chung cơ chế chuyển nghĩa là ẩn
dụ.
Ở bài viết này, chúng tôi quyết định chọn lọc, thống nhất các quan điểm trên
và hiệu chỉnh một số điểm như vừa phân tích để hình thành những nét cơ bản sau về
các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng. Theo đó, các biện pháp tu từ theo quan
hệ liên tưởng được sắp xếp lại như sau:
1.1.2.1. Nhóm so sánh tu từ

a. Khái niệm: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu các đối tượng khác
loại có cùng nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách có hình ảnh và biểu cảm
đặc điểm của một đối tượng.
Ví dụ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa


12

Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa
Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên)
Ở dạng đầy đủ nhất, so sánh tu từ có cấu trúc như sau: cái được so sánh – cơ
sở so sánh – từ chức năng – cái dùng để so sánh.
Tuy nhiên để giản tiện hơn có thể qui các hình thức so sánh vào mơ hình
A (cái được so sánh) như B (cái dùng để so sánh)
b. Các kiểu so sánh tu từ
(1) Kiểu phổ quát nhất: A như (tựa như, như là) B
(2) Kiểu “A là B”
(3) Kiểu so sánh song hành: A Փ B
(4) Kiểu “B bao nhiêu A bấy nhiêu”
c. Giá trị phong cách: So sánh tu từ được dùng rộng rãi trong các kiểu
phong cách. Đây là một biện pháp rất hiệu quả để miêu tả các đối tượng, sự vật.
Nhờ các hình ảnh dùng để so sánh mà các ý tưởng, các yếu tố trừu tượng được cụ
thể hóa và trở nên gợi cảm.
1.1.2.2. Nhóm ẩn dụ tu từ
a. Khái niệm: Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng
này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những nét tương đồng giữa
hai đối tượng.Ví dụ:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân q
Hơm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Trong ẩn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là cái được ẩn dụ và cái dùng để ẩn dụ.
Nhưng trên bề mặt ngôn bản, cái được ẩn dụ không xuất hiện trực tiếp. Do đó ẩn dụ
cịn được gọi là so sánh ngầm.
b. Các kiểu ẩn dụ tu từ


13

Cơ sở để tạo nên ẩn dụ là những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng,
hoạt động, trạng thái, cảm giác. Vì thế, có bao nhiêu khả năng tương đồng sẽ có bấy
nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ. Sau đây là các loại ẩn dụ tu từ chủ yếu:
(1) Ẩn dụ chân thực: là những ẩn dụ được cấu tạo bằng sự so sánh ngầm
những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Con sơng kia bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người bng câu.
(Ca dao)
Trong hồn cảnh giao tiếp khác nhau, các hình ảnh một con cá lội, mấy
người bng câu sẽ có những ý nghĩa ẩn dụ khác nhau. Trong ý nghĩa chung nhất
hai hình ảnh này ẩn dụ cho mối lợi và những người câu lợi.
Quá trình liên tưởng bị quy định bởi cách cảm cách nghĩ của một dân tộc tức
là bị quy định bởi những đặc trưng văn hóa. Vì thế có những ẩn dụ khơng thể giải
thích được cơ cấu tổ chức của nó mà chỉ có thể xác định được ý nghĩa lâm thời của
nó trong từng ngôn bản cụ thể, như trường hợp câu ca dao:
Gió đưa cây cải về trời

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
(2) Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): là sự thay thế một cảm giác
này bằng một cảm giác khác khi nhận thức và diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Chẳng hạn trong giao tiếp hằng ngày ta vẫn thường nghe “thấy nóng”, “thấy
lạnh”, “thấy thơm”, “thấy đói cồn cào”, “lời nói ngọt ngào”, “giọng nói ấm áp”,
“tiếng cười giòn tan” … Hoặc “màu cánh trả”, “màu cánh sen”, “màu lơng
chuột”, “màu cháo lịng”…
Trong văn chương, ẩn dụ bổ sung được sử dụng khá phổ biến và tạo ra một
hiệu quả nghệ thuật rõ rệt.
Tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy


14

tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng máu chảy
(Thanh Thảo)
(3) Ẩn dụ tượng trưng: là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng, mang ý
nghĩa biểu tượng.
Ví dụ: Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng
dưng bừng lên buổi bình minh của thời đại. (Lê Duẫn)
(4) Nhân hóa và vật hóa: Nhân hóa và vật hóa thực chất là những ẩn dụ được
xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa con người với thế giới sự vật xung quanh.
Theo quan niệm truyền thống, nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng
khơng phải con người khiến cho đối tượng đó trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.
Chẳng hạn trong ngôn ngữ hàng ngày ta vẫn thường nghe: “cửa cổng kêu rống
lên”, “lúa chín quá giấc”, “na mở mắt”, “đá đổ mồ hôi”, “lúa đang thì con gái”…

Dựa vào cách cấu tạo có thể phân chia nhân hóa thành hai loại:
- Miêu tả đối tượng trong những đặc điểm, tính chất, hoạt động của con
người.
- Coi đối tượng không phải con người như con người và đối thoại tâm tình
với chúng.
(5) Phúng dụ: Phúng dụ là một biến thể của ẩn dụ; trong đó người ta dùng
hình ảnh cụ thể, sinh động để biểu thị một triết lí nhân sinh hay một bài học luân lí
đạo đức nhằm làm cho nội dung vấn đề thâm thúy hơn.
Ví dụ:
Con cị chết rũ trên cây
Cị con mở sách xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần. (Ca dao)
Có thể phân biệt phúng dụ với ẩn dụ qua các đặc điểm sau:


15

(i) Nếu ẩn dụ chỉ diễn ra ở những hình ảnh có tính đơn lẻ, riêng biệt thơng
qua một từ hay một cụm từ trong câu thì phúng dụ diễn ra với hàng loạt hình ảnh
được tổ chức thành hệ thống trong văn bản. (vì thế phúng dụ được coi là ẩn dụ tồn
phần)
(ii) Nếu ẩn dụ có thể xuất hiện trong nhiều phong cách ngơn ngữ thì phúng
dụ chỉ có mặt trong phong cách ngơn ngữ nghệ thuật. Phúng dụ là phương tiện tu từ
không thể thiếu của thể loại ngụ ngơn (Trê cóc, con cáo và chùm nho…). Phúng dụ
cũng là phương tiện của những bài ca dao ứng xử đạo lí (“Trong đầm gì đẹp bằng
sen”, “Con cò mà đi ăn đêm”). Chức năng chủ yếu của phúng dụ là nhận thức.
* Lưu ý: Ở bài viết này chúng tôi không khảo sát trên đối tượng là phúng dụ.
1.1.2.3. Nhóm hốn dụ tu từ
a. Khái niệm: Hốn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối

tượng này gọi tên đối tượng kia dựa vào mối quan hệ logic khách quan giữa hai đối
tượng, nhằm nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng đang được thể hiện.
Ví dụ:
Tơi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lần lỡ để trên đầu.
(Tố Hữu)
Ở đây “trái tim” là để chỉ tình cảm, “đầu” được dùng theo nghĩa lí trí.
Về mặt cấu tạo, hốn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là cái được hốn dụ và cái
dùng để hốn dụ. Nhưng trên bề mặt ngơn ngữ, cái được hốn dụ khơng xuất hiện
trực tiếp.
b. Các loại hoán dụ tu từ chủ yếu
Cơ sở để tạo nên hoán dụ tu từ là quan hệ logic khách quan, quan hệ tiếp cận
giữa các sự vật, hiện tượng, trạng thái, cảm giác. Vì thế có bao nhiêu mối quan hệ
sẽ có bấy nhiêu khả năng cấu tạo hốn dụ tu từ. Sau đây là các loại hoán dụ tu từ
quen thuộc:
(1) Cải số, tức là hoán dụ theo quan hệ giữa số lượng với số lượng.
(2) Cải dung, tức là hoán dụ theo quan hệ giữa sự vật và vật bị chứa.


16

(3) Cải danh, tức là hoán dụ theo quan hệ giữa danh từ riêng và danh
từ chung.
(4) Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với toàn thể.
(5) Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa vật sở thuộc với chủ thể.
(6) Hoán dụ xây dựng giữa nguyên nhân và kết quả.
c. Giá trị phong cách: Hoán dụ được dùng nhiều trong khẩu ngữ và trong
ngôn ngữ văn chương.
1.1.2.4. Nhóm tượng trưng
a. Khái niệm: Tượng trưng là những ẩn dụ, hốn dụ có tính chất ước lệ, xã

hội, ý nghĩa của nó phần nào đã được cố định hóa.
Chẳng hạn trong phạm vi phổ quát, hiện nay màu đỏ tượng trưng cho sự đấu
tranh, màu xanh tượng trưng cho hịa bình, màu trắng tượng trưng cho sự tinh
khiết… Hay trong ca dao, “con cò” tượng trưng cho những người tầng lớp thấp bé,
vất vả, lam lũ (và thường là phụ nữ).
-

Con cị lặn lội bờ sơng

Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non
-

Con cị mà đi ăn đêm…

Tính ước lệ là đặc điểm phân biệt giữa tượng trưng với ẩn dụ và hoán dụ.
Rời khỏi ngữ cảnh các tượng trưng vẫn được xác định, vẫn quen thuộc với mọi
người. Chẳng hạn cái cân tượng trưng cho cơng lí, thanh gươm tượng trưng cho sự
trừng phạt, bánh mì và hoa hồng tượng trưng cho vật chất và tinh thần.
b. Phân loại
(1) Tượng trưng có nguồn gốc là ẩn dụ
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy than rằng cùng ai.
(2) Tượng trưng có nguồn gốc là hốn dụ
Đứng lên thân cị thân rơm
Búa liềm khơng sợ súng gươm bạo tàn.


17

c. Giá trị phong cách: Chức năng chủ yếu của tượng trưng là nhận thức và

biểu cảm. Hình thức tu từ này được dùng nhiều trong ngơn ngữ nghệ thuật.
Có thể thấy các phương tiện tu từ ngữ nghĩa được cấu tạo theo quan hệ liên
tưởng. Nếu so sánh, ẩn sụ, nhân hóa và vật hóa, phúng dụ là liên tưởng tương đồng
thì hốn dụ là liên tưởng tiếp cận.
Mặt khác có thể qui chúng vào hai dạng là lo sánh tu từ và các dạng còn lại.
Nếu so là sự công khai đối chiếu trên bề mặt ngôn bản đồng thời xuất hiện hai yếu
tố cái được so sánh và cái dùng để so sánh thì ở các dạng còn lại là sự liên hệ ngầm
và trên bề mặt ngôn bản chỉ xuất hiện yếu tố cái dùng để biểu đạt. Cơ chế chung của
ẩn dụ và hoán dụ là sự chuyển nghĩa và thay đổi trường nghĩa.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ LƯU QUANG VŨ VÀ TẬP THƠ GIÓ VÀ TÌNH U
THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TƠI
1.2.1. Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/04/1948 tại Phú Thọ nhưng quê gốc ở Đà Nẵng.
Suốt cuộc đời Lưu Quang Vũ sống và gắn bó với Hà Nội. Anh đã bộc lộ năng khiếu
văn học nghệ thuật từ thuở còn bé, thuộc loại nhà thơ bẩm sinh. Ngay từ hồi còn là
một cậu bé tiểu học, Lưu Quang Vũ đã làm thơ và bạn bè, thầy cô và những con vật
xung quanh mình.
Lưu Quang Vũ là nhà thơ trưởng thành trong hiện thực đời sống những năm
chống Mỹ cùng với các gương mặt trẻ khác như: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lê Anh
Xuân, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy,
Thanh Thảo… Ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã rèn luyện cho họ một bản lĩnh
vững vàng trong cuộc sống và nghệ thuật. Trong sự thống nhất chung cao độ của
một thế hệ nhà thơ chống Mỹ trẻ trung, khỏe khoắn, trong sáng đầy tự tin, thơ Lưu
Quang Vũ có một giọng điệu riêng khơng thể lẫn. Lưu Quang Vũ luôn thường trực
ý thức về sự sáng tạo, về việc tìm kiếm con đường nghệ thuật và cảm xúc trong thơ.
Dù là về dân tộc, về đất nước hay về chuyện cuộc đời truân chuyên của chính mình
cũng ln là những cảm xúc tha thiết, đầy lắng đọng với những dịng thơ “khơng
che giấu sự thật lịng mình.”



18

Năm 17 tuổi, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, được biên chế về binh chủng phịng
khơng khơng qn. Đây là giai đoạn có những thay đổi lớn trong cuộc đời Vũ. Anh
làm rất nhiều thơ. Chùm thơ đầu được in trên tạp chí Văn nghệ với ba bài thơ: Gửi
tới các anh, Lá bưởi lá chanh, Đêm hành quân. Lưu Quang Vũ nhanh chóng được
biết đến với tư cách là một nhà thơ trẻ tài năng, xuất hiện trên văn đàn với tập thơ
“Hương cây” in chung với Bằng Việt trong tập “Hương cây – Bếp lửa”.
Năm 1970, Lưu Quang Vũ xuất ngũ, tuy gặp phải nhiều trắc trở trong cuộc
sống nhưng anh vẫn tiếp tục viết truyện và làm thơ.
Năm 1973 (sau khi ly hôn với Tố Uyên), Lưu Quang Vũ kết hơn với nhà thơ
Xn Quỳnh. Gắn bó cuộc đời với Xuân Quỳnh - một người bạn đời và cũng là
người bạn thơ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và xác định hướng đi
đúng cho cuộc đời mình.
Năm 1978, Lưu Quang Vũ làm biên tập ở Tạp chí sân khấu. Đến năm 1979,
cuốn Diễn viên và sân khấu của Lưu Quang Vũ (in chung với Xuân Quỳnh và
Vương Trí Nhàn) được xuất bản. Cũng trong năm này, kịch bản đầu tay Sống mãi
tuổi 17 của anh ra đời và được nhà hát tuổi trẻ dàn dựng, tham gia hội diễn sân khấu
toàn quốc được trao giải Huy chương vàng. Những năm tiếp theo, Vũ đã có những
bước đi phi thường trong lĩnh vực sân khấu.
Ngày 29/8/1988, Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời trong một tai nạn xe hơi
đáng tiếc cùng vợ và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
Lưu Quang Vũ ra đi đã để lại một sự nghiệp đồ sộ, bao gồm:
- Thơ
1. Hương cây – Bếp lửa – tập thơ (in chung), Nxb Văn học 1968.
2. Mây trắng của đời tôi – tập thơ, Nxb Tác phẩm mới 1989.
3. Bầy ong trong đêm sâu – tập thơ, Nxb Tác phẩm mới 1993.
Anh có 12 tập thơ đã được đặt tên, có cả những tập thơ đã hồn chỉnh: Cuốn
sách xếp lầm trang, Cỏ tóc tiên… và những tập thơ cịn dang dở. Anh có hơn 20
sáng tác thơ và anh cũng dành rất nhiều trù liệu cho thơ. Ngay từ đầu xuất hiện trên

văn đàn, anh đã được đánh giá là một nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng. Thơ là nơi


19

anh kí thác nhiều nhất, với thơ anh đã có một giọng điệu riêng, đã ổn định một bản
sắc thơ nhất quán. Lưu Quang Vũ đã sống trong lòng bạn đọc yêu thơ với những
câu thơ, bài thơ “không thể thay thế”. Có thể nói chàng thi sĩ ấy đã kịp làm hết tất
cả những gì có thể để dâng tặng cho đời.
- Văn xuôi:
1. Mùa hè đang đến – Tập truyện ngắn, Nxb TPHCM 1983
2. Người kép đóng hổ - Tập truyện ngắn – Hà Nội
3. Một vùng mặt trận – Truyện vừa (in chung), Nxb Phụ nữ, 1980
4. Diễn viên và sân khấu – Tập chân dung diễn viên, sân khấu, 1979
Trong cương vị một nhà văn, Lưu Quang Vũ viết những truyện ngắn giàu
chất thơ và hàm chứa nhiều chất kịch. Cịn những bài phê bình, giới thiệu sân khấu
anh viết rất hóm hỉnh có duyên, giàu hình ảnh, thể hiện sự tinh tế.
- Kịch: 53 vở
Kịch Lưu Quang Vũ là những trăn trở về lẽ sống và làm người và thấm đẫm
chất thơ trong đề tài tư tưởng, tạo nên thành công và phong cách của riêng anh. Lưu
Quang Vũ được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam”.
Ra đi ở tuổi bốn mươi, cuộc đời thật ngắn ngủi nhưng anh đã sống hết mình
cho nghệ thuật và đã có những đóng góp cho đời sống văn học nước nhà. Lưu
Quang Vũ xứng đáng với phần thưởng cao quý nhà nước trao tặng năm 2000: Giải
thưởng Hồ Chí Minh.
1.2.2. Giới thiệu về tập thơ Gió và tình u thổi trên đất nước tôi
Sau khi Lưu Quang Vũ qua đời, các tập thơ của anh đã lần lượt được giới
thiệu và xuất bản. Đến năm 2010, tuyển tập thơ Gió và tình u thổi trên đất nước
tơi của Lưu Quang Vũ được nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc.
Gió và tình u thổi trên đất nước tơi là tuyển tập những tác phẩm xuất sắc

của đời thơ Lưu Quang Vũ – đã được trao giải Thành tựu về thơ năm 2010. Đây là
cuốn sách tập hợp hơn 100 thi phẩm của Lưu Quang Vũ, trong đó có cả những tác
phẩm chưa từng được cơng bố của anh. Gió và tình u thổi trên đất nước tơi được
đánh giá là tuyển tập thơ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất về Lưu Quang Vũ cho


×