Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố công nghiệp biến tính ván lạng gỗ xoan đào (Prunus arborea Kalkm) bằng hạt Nano Tio2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

HOÀNG THỊ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CƠNG NGHỆ BIẾN TÍNH
VÁN LẠNG GỖ XOAN ĐÀO (Prunus arborea Kalkm)
BẰNG HẠT NANO TIO2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

HOÀNG THỊ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CƠNG NGHỆ BIẾN TÍNH
VÁN LẠNG GỖ XOAN ĐÀO (Prunus arborea Kalkm)
BẰNG HẠT NANO TIO2

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã Số: 60.52.24

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Cao Quốc An

Hà Nội - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả

Hoàng Thị Thúy Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, trong suốt thời gian qua tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này
cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thày giáo
hướng dẫn khoa học TS. Cao Quốc An đã dành nhiều thời gian chỉ bảo tận
tình và cung cấp nhiều tài liệu có giá trị cho tơi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp của mình.

Tơi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng cán bộ giáo viên, công nhân
viên chức Trường Đại học Lâm nghiệp, chân thành cảm ơn Khoa Chế biến
Lâm sản, Bộ môn Công nghệ đồ mộc và Thiết kế nội thất nơi tôi công tác, đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành nhiệm vụ;
Tơi trân trọng cảm ơn Trung tâm thực nghiệm khoa Chế biến Lâm sản,
Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ,
đóng góp những ý kiến bổ ích trong việc khảo nghiệm thực tế, hoàn thiện các
kết quả luận văn.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu nặng đến Bố, Mẹ cùng
gia đình đã thường xuyên quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất về
tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2011
TÁC GIẢ

Hoàng Thị Thúy Nga


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Mục lục..................................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chũ viết tắt ................................................................ vi
Danh mục các bảng ................................................................................................ vii
Danh mục các hình ............................................................................................... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................5

1. 1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nano ............................ 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 8
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu Nano ....................................... 10
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................... 10
1.2.2. Tại Việt Nam................................................................................... 12
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 14
1.3.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 14
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 15
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 15
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 15
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 15
1.5. Nội dung/ nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 16
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 16
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................18

2.1. Vật liệu Nano và đặc tính của hạt Nano TiO2 ...................................... 18
2.1.1. Khái niệm vật liệu Nano................................................................. 18
2.1.2. Tính chất vật lý của hạt Nano TiO2............................................... 19


iv

2.1.3. Tính chất hóa học của hạt Nano TiO2............................................ 21
2.1.4. Đặc tính của hạt Nano TiO2 ........................................................... 22
2.2. Phương pháp đưa hạt Nano vào trong gỗ ............................................. 23
2.2.1.Phương pháp phân tán trực tiếp hạt Nano ..................................... 23

2.2.2. Phương pháp phức hợp tầng.......................................................... 24
2.2.3. Phương pháp phức hợp nguyên vị ................................................. 24
2.3. Biến tính gỗ bằng hạt Nano theo phương pháp ngâm tẩm ................... 25
2.3.1. Cơng nghệ biến tính bằng hạt Nano .............................................. 25
2.3.2. Yêu cầu của các loại hạt Nano dùng trong cơng nghệ biến tính ... 28
2.3.3. Phân tán hạt Nano trước khi đưa vào gỗ....................................... 28
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ván ngâm tẩm ................... 30
2.4. Đặc điểm nguyên liệu gỗ Xoan đào...................................................... 34
2.4.1. Đặc điểm cấu tạo gỗ....................................................................... 34
2.4.2. Tính chất vật lý và cơ học gỗ ......................................................... 35
2.4.3. Hướng sử dụng gỗ.......................................................................... 35
2.4.4. Đặc điểm hình thái ......................................................................... 35
2.4.5. Đặc điểm sinh học .......................................................................... 35
Chương 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........................................................37

3.1. Mục tiêu thực nghiệm và các tham số điều khiển ................................ 37
3.1.1. Mục tiêu thực nghiệm..................................................................... 37
3.1.2. Các tham số điều khiển và khoảng giới hạn của chúng................. 37
3.2. Nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm................................... 37
3.2.1. Ván mỏng........................................................................................ 37
3.2.2. Hóa chất biến tính .......................................................................... 38
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm....................................................... 38
3.3. Phương pháp luận tiến hành thực nghiệm ............................................ 38
3.3.1. Quy trình thí nghiệm biến tính ván lạng ........................................ 38
3.3.2. Thí nghiệm đơn yếu tố và đa yếu tố ............................................... 40


v

3.4. Phương pháp xác định các thông số đặc trưng cho chất lượng của ván

lạng trước và sau khi biến tính (các thơng số đầu ra).................................. 42
3.4.1. Xác định độ hút nước WU (water uptake) và độ trương nở kích
thước theo chiều tiếp tuyến TS (tangential swelling)............................... 42
3.4.2. Xác định độ mài mịn của ván mỏng sau biến tính ........................ 43
3.4.3. Xác định tần số vết nứt và chiều sâu vết nứt.................................. 44
3.4.4. Xác định độ bong tách màng keo ................................................... 44
3.4.5. Kiểm tra sự biến màu tự nhiên của ván ......................................... 45
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...................................47

4.1. Kết quả thực nghiệm đơn yếu tố........................................................... 47
4.1.1. Ảnh hưởng của thời gian ngâm tẩm đến chất lượng của ván lạng
biến tính.................................................................................................... 47
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ hóa chất đến chất lượng của ván biến tính
.................................................................................................................. 57
4.2. Kết quả thí nghiệm đa yếu tố................................................................ 64
4.2.1. Kết quả xử lý tương quan với hàm độ hút nước của ván sau 96h . 66
4.2.2. Kết quả xử lý tương quan với hàm độ trương nở của ván theo chiều
tiếp tuyến sau 96h..................................................................................... 67
4.2.3. Kết quả xử l.ý tương quan với hàm độ mài mịn của ván sau biến
tính............................................................................................................ 68
4.3. Xác định giá trị thích hợp của các thơng số η và t ............................... 69
4.4. Khảo nghiệm với các giá trị tối ưu η và t tìm được.............................. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................73

1. Kết luận.................................................................................................... 73
2. Kiến nghị.................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
a*
ASE
Ac
A0
b*
C(95%)

ĐC
ĐTTK
ΔE
H
L
ΔL
nct
η
n
N
P%
r0

Tên gọi
Chỉ số xác định tọa độ a* của màu
Hệ số chống trương nở
Tổng diện tích bề mặt của hạt Nano khi tụ hợp
Tổng diện tích bề mặt của hạt Nano khi phân tán
Chỉ số xác định tọa độ b* của màu

Sai số cực hạn của ước lượng với độ tin cậy 95%
Chế độ biến tín ván lạng (Ví dụ: CĐ1 - Chế độ
biến tính 1)
Đối chứng
Đặc trưng thống kê
Độ lệch màu
Chiều sâu vết nứt
Độ sáng màu
Độ lệch sáng
Dung lượng quan sát cần thiết
Nồng độ hóa chất
Số vết nứt
Tần số vết nứt
Hệ số chính xác
Năng lượng bề mặt của diện tích đơn vị.

Sd

Sai tiêu chuẩn mẫu

Se
SX

Sai số của số trung bình mẫu

t
ti
TS
ttb
WU

X

Đơn vị

mm

g/l

Sai số của trung bình mẫu
Thời gian ngâm tẩm
Kích thước theo chiều tiếp tuyến
Độ trương nở của ván lạng
Chiều dày trung bình
Độ hút nước của ván lạng
Số trung bình mẫu

h
mm
%
mm
%


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng


Trang

1.1

So sánh kích thước của một số vật

5

2.1

Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano hình cầu

18

2.2

Một số tính chất vật lý của TiO2 dạng Anatase và Rutile

21

4.1

Kết quả xử lý số liệu thống kê độ hút nước của ván sau 96h

47

4.2

Kết quả xử lý số liệu thống kê trương nở theo chiều tiếp
tuyến của ván khi ngâm nước 96h


48

4.3

Kết quả xử lý số liệu thống kê độ mài mòn ván

50

4.4

Kết quả kiểm tra chiều sâu vết nứt

52

4.5

Kết quả tính tốn chiều sâu vết nứt

52

4.6

Kết quả xử lý số liệu thống kê độ bong tách màng keo

53

4.7

Kết quả xử lý thống kê độ biến màu tự nhiên của ván lạng


55

4.8

Kết quả xử lý số liệu thống kê độ hút nước của ván sau 96h

57

4.9

Kết quả xử lý số liệu thống kê trương nở theo chiều tiếp
tuyến của ván khi ngâm nước 96h

57

4.10

Kết quả xử lý số liệu thống kê độ mài mòn ván

59

4.11

Kết quả xử lý số liệu thống kê độ bong tác màng keo

61

4.12


Kết quả kiểm tra tần số vết nứt

62

4.13

Kết quả tính tốn chiều sâu vết nứt

62

4.14

Kết quả xử lý thống kê độ biến màu tự nhiên của ván lạng

63

4.15

Bảng kế hoạch thực nghiệm

65

4.16

Mức thay đổi các biến số

65

4.17


Bảng ma trận quy hoạch thực nghiệm

66

4.18

Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm WU của ván sau 96h

67

4.19

Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm TS của ván sau 96h

68

4.20

Tổng hợp các giá trị xử lý được của hàm độ mài mịn

69

4.21

Kết quả kiểm tra tính chất ván với các thơng số η và t thích hợp

72

4.22


So sánh giữa giá trị tính tốn được và giá trị thực nghiệm
của một số tính chất ván

72


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.3
2.6
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10


Tên hình
Kích thước một số thực thể
Sơ đồ ngun lý của kính hiển vi đầu dị qt (SPM hay
STM)
Bột Nano TiO2
Cấu trúc Rutile
Cấu trúc Anatase
Cấu trúc Brookite
Hạt Nano TiO2 được đưa vào bên trong gỗ
Thiết bị phân tán hạt Nano bằng sóng siêu âm cao tần
Quy trình thí nghiệm tạo ván mỏng biến tính
Vị trí đo màu trên bề mặt ván lạng
Biểu đồ quan hệ giữa thời gian ngâm tẩm hóa chất với
độ hút nước WU của ván
Biểu đồ quan hệ giữa thời gian ngâm tẩm với độ trương
nở theo chiều tiếp tuyến TS của ván
Biểu đồ quan hệ giữa thời gian ngâm tẩm hóa chất với
độ mài mòn của ván
Biểu đồ quan hệ giữa thời gian ngâm tẩm hóa chất với
độ bong tách màng keo của ván
Biểu đồ quan hệ giữa thời gian ngâm tẩm hóa chất
với độ biến màu tự nhiên của ván
Biểu đồ quan hệ giữa nồng độ hóa chất với WU của
ván lạng
Biểu đồ quan hệ giữa nồng độ hóa chất với TS của ván
lạng
Biểu đồ quan hệ giữa chế nồng độ hóa chất với độ mài
mòn của ván lạng
Biểu đồ quan hệ giữa nồng độ hóa chất với độ bong tách

màng keo của ván lạng
Biểu đồ quan hệ giữa nồng độ hóa chất với độ biến màu
tự nhiên của ván lạng

Trang
6
6
19
19
20
21
26
29
39
46
48
49
51
54
56
58
58
60
61
64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Như đã biết, gỗ là nguyên, vật liệu đa chức năng và có những tính chất
ưu việt mà các loại vật liệu khác khơng có được như: nhẹ, dễ gia cơng, có hệ
số phẩm chất cao, có tính đàn hồi, màu sắc vân thớ đẹp, cách âm, cách nhiệt,
cách điện tốt, v.v... Đây chính là những lý do giúp gỗ đã và đang được con
người ưa chuộng và sử dụng rất nhiều trong nội thất cũng như ngoài trời. Tuy
nhiên, vật liệu gỗ cũng tồn tại một số nhược điểm như: tính chất khơng đồng
đều theo chiều thớ, gỗ dễ thay đổi kích thước khi độ ẩm thay đổi, dẫn đến
cong vênh, nứt nẻ. Ngoài ra gỗ dễ bị vi sinh vật phá hoại, hình dạng, chất
lượng của gỗ nhanh bị thay đổi theo hướng xấu đi khi để ngoài trời hoặc trong
quá trình sử dụng. Các nhược điểm này làm hạn chế khả năng sử dụng gỗ so
với các loại vật liệu khác, làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của gỗ. Do đó, để
kéo dài thời gian sử dụng và nâng cao giá trị sử dụng của gỗ và các sản phẩm
từ gỗ đã, đang là vấn đề lớn, luôn được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt.
Mặt khác, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay của ngành Chế
biến gỗ là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu gỗ. Gỗ rừng tự nhiên
chất lượng tốt đã cạn kiệt, gỗ mọc nhanh rừng trồng chất lượng thấp, phần lớn
không đảm bảo yêu cầu công nghệ sản xuất đồ gỗ chất lượng cao. Để giải
quyết được những vấn đề này thì Cơng nghệ biến tính gỗ đang được coi là
một giải pháp tiên tiến, vừa khắc phục được những nhược điểm của gỗ, vừa là
một hướng phát triển nguồn nguyên liệu mới. Mục đích cơ bản của biến tính
gỗ là giảm khả năng hút ẩm của gỗ, cải thiện tính ổn định kích thước, làm
tăng độ bền tự nhiên của gỗ - tức là tăng khả năng chống lại sự phá hoại của
vi sinh vật, tăng khả năng chống chịu môi trường,…
Ván lạng - sản phẩm của quá trình lạng gỗ, là vật liệu phục vụ chủ yếu
cho công nghệ dán mặt các chi tiết hoặc sản phẩm từ gỗ. Với tính năng cơng


2


dụng rộng nên cũng như vật liệu gỗ nói chung vấn đề nâng cao chất lượng ván
lạng luôn là thời sự và cấp thiết.
Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, cơng nghệ biến tính gỗ
trong những năm gần đây đã có những bước phát triển rất lớn. Một trong
những phương pháp biến tính gỗ mới nhất hiện nay là ứng dụng vật liệu
Nano, đưa các hạt Nano vô cơ vào bên trong gỗ, tùy vào đặc tính của các loại
hạt Nano được sử dụng để biến tính mà tính chất của gỗ được cải thiện theo
mục đích xác định. Hiện nay hạt Nano TiO2 đang là loại hạt Nano được ứng
dụng nhiều nhất trong ngành Công ngệ Chế biến gỗ. Có được điều này là do
hạt Nano TiO2 có những đặc tính nổi trội như: giá thành rẻ, có tính oxy hóa
mạnh, có tính chất quang hóa cao, có khả năng phản quang, chịu nhiệt, tính
chịu kiềm, kỵ ẩm, tính chống chịu với khí hậu,... ngồi ra TiO2 cịn có khả
năng diệt khuẩn, diệt nấm mốc.
Cơng nghệ biến tính gỗ bằng Nano là một biện pháp biến tính hiệu quả
cao, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, hiện đang được rất nhiều nước trên thế
giới áp dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì việc ứng dụng cơng nghệ Nano vào
lĩnh vực chế biến gỗ còn rất mới mẻ và ít cơng trình nghiên cứu.
Nhiều vấn đề từ thực tiễn sản xuất trong nước đang đặt ra: Với qui mô
sản xuất vừa và nhỏ, giải pháp công nghệ nào là phù hợp? Hầu hết các công
nghệ và thiết bị được nhập từ nước ngoài, thiếu nhiều tài liệu sử dụng, vậy để
có được năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm tối ưu cần giải quyết
nhiệm vụ cụ thể nào?
Như vậy, ứng dụng công nghệ mới vào biến tính gỗ là một yêu cầu tất
yếu khách quan. Một trong những vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết để
nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của q trình biến tính gỗ là phải xác
định được các yếu tố công nghệ, các thông số chế độ xử lý tối ưu cho từng
ngun cơng khác nhau, thích ứng với điều kiện sản xuất cụ thể.


3


Từ những luận điểm khoa học và yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự
đồng ý của Hội đồng khoa học - công nghệ, trường Đại học Lâm nghiệp
chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu một
số yếu tố cơng nghệ biến tính ván lạng gỗ Xoan đào (Prunus arborea
Kalkm) bằng hạt Nano TiO2” . Với mong muốn bước đầu có thể nghiên cứu
ứng dụng vật liệu Nano vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhằm nâng cao
chất lượng gỗ và các sản phẩm từ gỗ - đặc biệt là ván lạng từ gỗ, góp phần
nâng cao được giá trị sử dụng của chúng.
2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học
Qua quá trình kế thừa, nghiên cứu lý thuyết - là những luận cứu có tính
khoa học kết hợp với thực nghiệm, luận văn đánh giá được những tác động,
ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm tẩm hóa chất TiO2 đến chất lượng
ván lạng, cụ thể là ván lạng từ gỗ Xoan đào. Luận văn bước đầu tạo lập được
lý thuyết về cơng nghệ biến tính gỗ bằng TiO2 và đánh giá được chất lượng
của ván lạng biến tính, từ đó lựa chọn được cơng nghệ tối ưu cho q trình
biến tính. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của hai thông số nồng đồ và thời gian
ngâm tẩm TiO2 có thể coi là tiền đề để nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván
lạng chất lượng cao bằng cách biến tính bằng hạt Nano.
Nghiên cứu cơng nghệ biến tính ván lạng bằng hạt vật chất Nano tuy đã
có từ khá lâu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam đây lại là hướng nghiên cứu
hoàn toàn mới. Như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị
khoa học trong định hướng nghiên cứu ban đầu của lĩnh vực này và từ đó có
những hướng nghiên cứu mới áp dụng hiệu quả hơn công nghệ Nano vào biến
tính gỗ tạo ra những vật liệu mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn
sử dụng.


4


- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp ngâm tẩm áp lực để biến tính
ván lạng gỗ Xoan đào bằng hạt Nano TiO2. Đây là một phương pháp ngâm
tẩm phổ biến, khơng phức tạp và có thể đễ dàng thực hiện đối với điều kiện
thực tế sản xuất ở nước ta. Như vậy, có thể thấy việc chuyển giao công nghệ,
áp dụng vào thực tế sản xuất tại các cơ sở chế biến gỗ trong nước là hồn tồn
có thể thực hiện được.
Áp dụng cơng nghệ biến tính ván lạng gỗ Xoan đào bằng hạt Nano TiO2
sẽ khắc phục được những nhược điểm của gỗ từ đó nâng cao được chất lượng
ván và làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ván lạng từ nguyên liệu gỗ
Xoan đào. Mặt khác, giá thành khi biến tính ván lạng bằng hạt Nano khơng
cao, do đó phù hợp với việc áp dụng vào sản xuất thực tiễn. Đây được coi là
một kỹ thuật mới giúp cải thiện tính chất của gỗ, đặc biệt là các loại gỗ mọc
nhanh rừng trồng, từ đó phần nào giúp giải quyết được vấn đề cấp bách hiện
nay của ngành công nghiệp chế biến gỗ - vấn đề thiếu hụt nguyên liệu.


5

Chương 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ Nano
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thuật ngữ Nano được dùng là ước số của đơn vị đo lường (ký hiệu n,
ước số 10-9). Trong hệ mét, đo độ dài sẽ có Nanomét (ký hiệu nm, 1nm = 10-9
m). Để thấy rõ ứng dụng của đơn vị đo lường nm các nhà khoa học đã đưa ra
bảng so sánh kích thước một số vật (bảng 1.1) [3,21] và ảnh kích thước một
số thực thể cực nhỏ như trên hình 1.1.
Bảng 1.1. So sánh kích thước của một số vật


1 Nano = 10-9 m = một phần tỉ của m = 10-6 mm = một phần triệu mm
1 Nano = 10 Å kích thước 10 ngun tử
Micromet µm =
103 nm
Độ dày sợi tóc

80 - 200

Tế bào máu

4-6

Vi khuẩn e-coli
λ- bước sóng ánh sáng thấy
được
Virus đậu mùa
Đường kính ADN
1 nguyên tử

1

nm
80.000 - 200.000
4000 - 6000
1000
400 -750

0,2 -0,3


200 -300
2
0,1

Công nghệ Nano (Nanotechnology) là ngành cơng nghệ liên quan đến
việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống
bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét [21]. Ranh
giới giữa công nghệ Nano và khoa học Nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên
chúng đều có chung đối tượng là vật liệu Nano. Cơng nghệ Nano bao gồm các
vấn đề chính sau đây:


6

 Cơ sở khoa học Nano
 Phương pháp quan sát và can thiệp ở qui mô nm
 Chế tạo vật liệu Nano
 Ứng dụng vật liệu Nano

Hình 1.1. Một số thực thể từ nhỏ như nguyên tử (kích thước khoảng
angstrom) đến lớn như tế bào động vật (khoảng một vài chục micron)
Năm 1985, hai nhà nghiên cứu Gerd Bining (Đức) và Heinrich Rohrer
(Thuỵ Sỹ) tạo ra kính hiển vi đầu dò quét (SPM hay STM). Thiết bị với
nguyên lý như hình 1.2, có khả năng quan sát đến kích thước vài nguyên tử
hay phân tử, nhờ đó con người có thể quan sát và hiểu rõ hơn về lĩnh vực
Nano.

Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý của kính hiển vi đầu dò quét (SPM hay STM)



7

Trong lĩnh vực cơng nghiệp chế biến gỗ thì cơng nghệ Nano mới được
nghiên cứu và ứng dụng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Những thành tựu
nổi bật nhất thuộc về lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano biến
tính gỗ, tạo ra loại vật liệu Gỗ - Nano với những tính năng ưu việt hơn hẳn gỗ
tự nhiên và gỗ biến tính bằng các phương pháp thơng dụng khác. Các hạt
Nano thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ là: TiO2, SiO2,
ZnO, Al2O3… Có thể kể ra một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
+ Cơng nghệ Nano có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau để
nâng cao tính chất của vật liệu cũng như để tạo ra loại vật liệu Nano –
composite mới. Theo đó, trước hết cần đưa các hạt Nano vào trong gỗ, các hạt
Nano đã được đưa vào trong vật liệu gỗ giúp bảo vệ vật liệu gỗ chống lại các
tác động của mơi trường bên ngồi, làm giảm khả năng hút nhả ẩm của gỗ từ
đó nâng cao được tính ổn định kích thước của gỗ. Những thí nghiệm đầu tiên
về việc áp dụng hạt Nano để xử lý gỗ được Saka Sasaki thực hiện năm 1992.
Trong thí nghiệm này, Saka và các cộng sự đã sử dụng phương pháp Sol - gel
để đưa các hạt Nano vô cơ SiO2 vào trong gỗ. Kết quả thí nghiệm cho thấy
các hạt Nano SiO2 có kích thước nhỏ đã tích tụ ở trong các khe hở trên vách tế
bào gỗ, tạo thành vật liệu gỗ - Nano (Nanowood). Qua quá trình kiểm tra,
đánh giá cho thấy vật liệu tạo ra có những tính năng ưu việt hơn hẳn so với gỗ
nguyên.
+ Năm 1997 Miyafuji và Ueno T. đã tiến hành thí nghiệm đưa các hạt
Nano TiO2 và SiO2 vào trong gỗ Sồi rừng. Trong nghiên cứu của mình, các
tác giả đã sử dụng phương pháp điền đầy trực tiếp để đưa hạt Nano vào trong
gỗ từ đó tạo thành vật liệu gỗ - Nano mới có những tính năng nổi trội hơn hẳn
so với gỗ Sồi không qua xử lý. Cụ thể là vật liệu tạo thành có được tính ổn
định kích thước cao, khả năng hút ẩm của gỗ giảm đi đáng kể (giảm khoảng
40%), cường độ gỗ cũng tăng lên một lượng nhất định, khả năng chậm cháy
của gỗ cũng được cải thiện rõ rệt.



8

+ Đến năm 1999, một trong những hướng nghiên cứu mới đó là sử dụng
Cellulose Nano để biến tính gỗ được thực hiện bởi Hiroyuki Matsumura và
Wolfgang Glasser . Các tác giả đã sử dụng phương pháp phức hợp tầng để
đưa hạt Nano vào gỗ Anh đào. Kết quả là các tính chất của gỗ cũng được cải
thiện một cách đáng kể so với gỗ khơng qua biến tính.
+ Wimmer năm 2002 đã sử dụng phương pháp thẩm thấu trực tiếp theo
chiều dọc thớ gỗ để đưa hạt Nano vào trong gỗ, đây được coi là một bước đột
phá mới trong cơng nghệ biến tính gỗ bằng hạt Nano. Tuy đã thu được những
kết quả nhất định nhưng phương pháp này cịn có những tồn tại làm giảm hiệu
quả của q trình biến tính. Đó chính là khả năng thẩm thấu của các hạt Nano
vào gỗ không đồng đều theo các chiều thớ mà đặc biệt là theo chiều ngang thớ
gỗ.
+ Năm 2009, Thomas Hubert, Prita Unger và Michael Bruker đã dùng
phương pháp Sol - gel để phân tán hạt Nano TiO2 vào trong gỗ Thơng để biến
tính tạo thành loại gỗ - Nano có tính ổn định kích thước cao và có khả năng
chống lại các tác động của tia tử ngoại
+ Gần đây nhất năm 2010, H. Turgut Sahin và George I. Mantanis đã
nghiên cứu xử lý bốn loại gỗ: gỗ Dẻ, gỗ Anh đào, gỗ Thông và gỗ Linh sam
bằng hợp chất Nano TiO2 và ZnO với bốn cấp nồng độ khác nhau. Kết quả
cho thấy độ ổn định kích thước và độ cứng của gỗ tăng lên rõ rệt.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy chỉ mới tiếp cận với công nghệ Nano trong những năm
gần đây nhưng cũng đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Đặc biệt là ứng dụng công nghệ Nano trong ngành y học, điện tử, năng
lượng… Nhà nước cũng đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho chương
trình nghiên cứu cơng nghệ Nano cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều

trường Đại học và Viện nghiên cứu.


9

Năm 1997 tại Hội nghị chất rắn tại Đồ Sơn, GS. Nguyễn Văn Hiệu phát
động nghiên cứu về Nano. Tiếp đó, năm 2003-2004 chương trình về khoa học
và cơng nghệ Nano nằm trong chương trình nghiên cứu khoa học tự nhiên của
Bộ KH&CN kéo dài 2 năm, có khoảng 13-15 đề tài nghiên cứu về Nano. Đây
được xem là những mốc chính của ngành khoa học và cơng nghệ Nano.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước đầu tư trang thiết bị cho các phịng thí
nghiệm về Nano cũng giúp các nhà nghiên cứu thuận lợi hơn trong cơng việc
như phịng thí nghiệm trọng điểm về vật liệu điện tử tại Viện Khoa học Vật
liệu, phịng thí nghiệm tại các trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐH
BKHN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)… Trong khoảng 5 năm trở lại
đây, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đi đầu trong đầu tư phát triển công
nghệ Nano cho khu công nghệ cao. Tại ĐHQG TP. HCM, phịng thí nghiệm
về Nano do GS Đặng Mậu Chiến làm giám đốc được đầu tư 5 triệu USD,
được xem là một trong những phịng thí nghiệm Nano có đầy đủ các trang
thiết bị nhất của Việt Nam hiện nay.
Ngày 18-12 năm 2006 trường Đại học Quốc gia TP.HCM đã chính thức
khai trương Phịng thí nghiệm Cơng nghệ Nano với tổng kinh phí đầu tư 4,5
triệu USD. Phịng Thí nghiệm hoạt động theo ba nhiệm vụ chính, gồm:
nghiên cứu khoa học, phát triển vật liệu và công nghệ Micro Nano; triển khai
ứng dụng, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về vật liệu và công nghệ
Micro Nano; đào tạo, phục vụ đào tạo và huấn luyện cán bộ khoa học, kỹ
thuật viên thuộc lĩnh vực vật liệu và công nghệ Micro Nano.
Đào tạo trong lĩnh vực khoa học Nano cũng phát triển nhanh. Năm 1992,
Viện Đào tạo quốc tế về KH Vật liệu (Viện ITIMS) được thành lập trong
khuôn khổ dự án hợp tác giữa các trường đại học Hà Lan và Việt Nam. Đây

có thể được xem là trung tâm đào tạo, nghiên cứu về khoa học vật liệu đầu
tiên được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Với sự hỗ trợ của Hội


10

đồng tư vấn quốc tế gồm các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế trong lĩnh
vực khoa học vật liệu, chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn quốc tế,
có đưa những mơn học rất mới ở các trường Đại học của Hà Lan sang như mơ
hình hóa, tin học vật liệu… Sau gần 20 năm thành lập, những học viên đầu
tiên của ITIMS đã trở thành những nhà khoa học chủ chốt trong lĩnh vực này.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Nano đều cho rằng xu hướng hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực Nano diễn ra rất mạnh mẽ. Việt Nam cũng rất tích cực
tìm kiếm các đối tác nước ngoài để phát triển nghiên cứu và đào tạo. Hằng
năm đều có các Hội nghị quốc tế trong lĩnh vực này được tổ chức. Vào tháng
8/2006 tại Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo khoa học tồn quốc về ứng dụng cơng
nghệ Nano, với sự đăng đàn của nhiều nhà khoa học thế giới. Mới đây nhất,
vào tháng 10/2010, Hội nghị quốc tế về khoa học vật liệu và công nghệ Nano
(IWAMSN 2010) được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm
chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên qua các kết quả công bố về công nghệ Nano cho thấy việc
nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như: ứng dụng Nano trong y
học, ứng dụng trong cơng nghiệp điện tử, qn sự… mà chưa có một kết quả
nghiên cứu chính thức nào về ứng dụng cơng nghệ Nano trong lĩnh vực chế
biến gỗ được công bố. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nguồn nguyên
liệu gỗ đang ngày càng khan hiếm thì việc ứng dụng công nghệ Nano nhằm
nâng cao giá trị sử dụng cho gỗ đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu mới có
khả năng thay thế cho nguồn nguyên liệu gỗ truyền thống là hết sức cần thiết.
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu Nano
1.2.1. Trên thế giới

Theo dự báo của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, giá trị thương mại hàng năm
giai đoạn 2011-2015 của tất cả các sản phẩm liên quan tới Công nghệ Nano là
khoảng 1000 tỷ USD. Các ôxit kim loại, như titan điôxit (TiO2), kẽm ôxit
(ZnO), silic ôxit (SiO2), nhôm ôxit (Al2O3) và sắt ôxit (FeO, Fe3O4), là các


11

loại hạt Nano thương mại quan trọng nhất. Các vật liệu này có sẵn ở dạng bột
khơ hoặc huyền phù lỏng. Số lượng vật liệu TiO2 được sử dụng trên thế giới
là khoảng 1000 - 2000 tấn/năm, với vật liệu cấu phần Nano trị giá khoảng 10
USD đến 100000 USD/tấn. Mặc dù thị trường thế giới về hạt Nano được dự
báo gia tăng trong vài năm tới, nhưng tốc độ sản xuất tất cả các hóa chất trên
tồn cầu là khoảng 400 triệu tấn/năm (EC 2001) và như vậy các hóa chất dạng
hạt Nano chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số hóa chất được sản xuất
hiện nay ( khoảng 0,01% ). Bên cạnh đó, vật liệu vơ cơ, kim loại hoặc bán dẫn
cỡ nano thường có nhiều chức năng, nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
công nghiệp khác nhau.
* Tình hình sản xuất và sử dụng hạt Nano Dioxyde titan (TiO2)
Một trong những ứng dụng lớn nhất đối với TiO2 là sử dụng để lọc ánh
sáng mặt trời. Ứng dụng này đã được bắt đầu khoảng 15 năm trước và mức
tiêu thụ khoảng 1.100 tấn TiO2/năm. Ngoài ra hạt Nano TiO2 còn được sử
dụng rất nhiều trong cơng nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Bên cạnh đó TiO2 cịn
được dùng trong màng phủ ơtơ phối hợp với các chất màu kim loại.
Nhiều cơng trình tiên phong trong lĩnh vực sản xuất hạt Nano TiO2 đã
được thực hiện ở Nhật Bản. Nhà sản xuất lớn nhất, hãng Ishihara Sangyo
Kaisha đã sản xuất loại TiO2 với mức độ siêu mịn cho các ứng dụng điện tử
và xúc tác và cho công nghiệp mỹ phẩm. Hãng Tayca tập trung phát triển các
sản phẩm TiO2 màu siêu mịn và TiO2 quang xúc tác. Ngồi ra cịn rất nhiều
các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản là các hãng Titan Kogyo Kabushika

Kaisha và Sakai Chemical cũng đều tập trung vào lĩnh vực này.
Hãng Millennium Chemicals của Pháp là hãng sản xuất TiO2 lớn thứ hai
trên thế giới. Hãng đã đầu tư 10 triệu USD để tăng cơng suất lên 200% và đã
hồn thành vào đầu năm 2002. Công suất sản xuất là 30.000 tấn TiO2/ năm,
trong đó, 10.000 tấn/năm là TiO2 siêu mịn. Hãng Millennium dự định trở


12

thành người dẫn đầu thế giới về TiO2 siêu mịn để ứng dụng trong quá trình
khử xúc tác chọn lọc (SCR DeNOx) và xúc tác Claus (dùng để thu hồi lưu
huỳnh), ước tính chiếm 35 - 40% thị trường. Ngồi ra hãng Millennium
Chemicals cũng tập trung vào phát triển TiO2 để cho các lĩnh sản xuất sứ
điện tử, quang xúc tác, lớp chắn tia tử ngoại, tiền chất cho chất màu và chất
hấp thụ đặc biệt.
Hãng Sachtleben Chemie là hãng sản xuất Nano TiO2 của Đức. Hiện nay
hãng đang vận hành nhà máy TiO2 công suất 100.000 tấn/năm ở Duisburg.
Hãng Sachtleben sản xuất hai chủng loại sản phẩm TiO2 chủ yếu, Eusolex
dùng trong công thức sản phẩm chống ánh nắng, và Hombitec dùng làm phụ
gia trong suốt cho sản phẩm bảo quản gỗ. Nano TiO2 của hãng Sachtleben
Chemie được sản xuất nhằm phục vụ cho thị trường sản xuất sơn phủ bề mặt
gỗ và trong công nghiệp ôtô [23]
1.2.2. Tại Việt Nam
Vật liệu công nghệ Nano tại Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn mới
bắt đầu. Nano Việt Đức gần đây giới thiệu sản phẩm Nano màng phủ thủy
tinh lỏng sản xuất tại CHLB Đức và được Nano Việt Đức độc quyền phân
phối tại Việt Nam. Sản phẩm công nghệ cao này được chế tạo từ vật liệu SiO2
hay còn được gọi dưới các tên khác như Oxit silic, cát thạch anh. Nano màng
phủ thủy tinh lỏng được chế tạo bằng phương pháp Sol-Gel sau đó sản phẩm
thu được sẽ là một dung dịch không mầu và trong suốt.

Như vậy, trên thị trường trong nước đã có nhiều loại sản phẩm tương ứng
cho các vật liệu khác nhau như Nano dành cho kính, Nano dành cho sơn ơtơ,
Nano dành cho gạch ngói, Nano dành cho vải, sợi, Nano dành cho sứ, Nano
dành cho kim loại v.v...,và Nano màng phủ thủy tinh ứng dụng trong sơn phủ
bề mặt các sản phẩm từ gỗ.
Ở Việt Nam, vật liệu Nano TiO2 đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
với những thành công đáng khích lệ. Gần 100 cơng trình về vật liệu Nano


13

TiO2 đã được cơng bố trong và ngồi nước. Tuy nhiên, các kết quả này thiên
về nghiên cứu cơ bản. Việc đưa vào ứng dụng thực tiễn còn bị hạn chế do cần
phải vượt qua rào cản về hiệu quả kinh tế, về tiềm năng khoa học và cơng
nghệ.
Tại Phịng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng (Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - ĐHQGHN), các nhà khoa học đã kiên trì hồn thiện cơng nghệ đơn
giản là phun nhiệt phân và Sol-gel từ các nguyên liệu rẻ tiền công nghiệp và
đã thành công trong việc chế tạo Nano TiO2 phẩm chất quang điện và quang
xúc tác cao. Một số sản phẩm ứng dụng đã được phát triển như: Cảm biến tia
tử ngoại Nanocomposit, thiết bị đo cường độ bức xạ tử ngoại; điện cực trong
suốt dẫn điện SnO2, ITO, ZnO:H đạt được các tiêu chí quốc tế. Nano TiO2
hoạt động được trong điều kiện phịng và trong bóng tối để làm sạch mơi
trường nước, khơng khí bị ơ nhiễm hố chất và vi sinh vật cũng đã được
nghiên cứu phát triển như khẩu trang Nano chống cúm gia cầm, vải Nano, vật
liệu lọc nước Nano… Các sản phẩm này cho hiệu quả ứng dụng cao so với
thế giới khi kiểm nghiệm với vi khuẩn E.Coli, virus cúm, điôxin, asen,
phenol…
Nhận xét
Công nghệ Nano thực sự là cuộc cách mạng công nghiệp của thể kỷ 21,

những ứng dụng của nó đã tạo những nền tảng thúc đẩy sự phát triển trong
mọi lĩnh vực của xã hội. Ngành kinh doanh các sản phẩm Nano cực kỳ hấp
dẫn và do vậy đã thu hút các nhà khoa học công nghệ, các nhà sản xuất trên
thế giới tập trung nghiên cứu, sáng tạo với nhiều thành tựu mà trong tương lại
không xa sẽ làm thay đổi diện mạo thế giới, kể cả đòi hỏi con người chúng ta
phải xem xét lại một số luận điểm và thói quen sẵn có khi hình thành kỹ thuật
mới.
Cơng nghệ Nano và ứng dụng của nó để tạo ra vật liệu gỗ-Nano đã
được các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển nghiên cứu tương


14

đối hồn chỉnh và hồn thiện khơng ngừng. Đó là những cơ sở và luận chứng
khoa học nền tảng cho các nghiên cứu phát triển và ứng dụng vào điều kiện ở
Việt Nam.
Lĩnh vực Chế biến gỗ nói chung và biến tính gỗ phục vụ các mục đích sử
dụng nói riêng ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, từ
khi bước sang cơ chế thị trường, ngành gỗ Việt Nam đã bộc lộ rất nhiều yếu
kém, trong đó vấn đề nổi cộm nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm rất
hạn chế ngay cả ở thị trường trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu
hẹp, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá ngoại nhập, hoạt động sản xuất
kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn... nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ
bị phá sản. Có nhiều ngun nhân làm cho chi phí sản xuất cao, chất lượng
sản phẩm thấp, nhưng trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là
chưa có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mới để tạo ra
nguyên, vật liệu chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và tiêu
dùng.
Vấn đề nghiên cứu vật liệu gỗ- Nano ở nước ta cho tới nay chưa được đặt
ra.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển khơng ngừng của khoa học kỹ thuật nói

chung, kỹ thuật máy,thiết bị và cơng nghệ gỗ giấy nói riêng, việc nghiên cứu
ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ Nano một cách có hiệu quả và
thu được những sản phẩm theo yêu cầu là một trong những nhiệm vụ cấp thiết
và quan trọng hàng đầu trong mọi quá trình sản xuất.
Từ những phân tích trên một lần nữa cho thấy vấn đề mà luận văn cần
giải quyết là cấp thiết.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng vật liệu Nano (TiO2) vào cơng nghệ biến tính nhằm nâng cao
chất lượng ván lạng từ gỗ Xoan Đào.


15

1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những thông số cơng nghệ chủ yếu và tính khả thi về
mặt kỹ thuật khi biến tính ván lạng gỗ Xoan Đào bằng hạt Nano TiO2.
- Xác định được tương quan định lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố
công nghệ (nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm) đến chất lượng ván lạng
sau khi biến tính bằng hạt Nano TiO2, làm cơ sở xác định thông số công nghệ
hợp lý cho q trình biến tính ván lạng bằng hạt Nano trong các điều kiện sản
xuất cụ thể.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là: Ván lạng gỗ Xoan đào.
Là một trong những loại ván lạng đang rất được ưa chuộng trên thị trường.hiện
nay. Ván lạng gỗ Xoan có màu sắc và vân thớ đẹp nên được sử dụng chủ yếu
phục vụ cho công nghệ dán phủ trang sức cho bề mặt ván nhân tạo.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số yếu tố cơng nghệ biến tính ván lạng từ gỗ Xoan Đào

bằng hạt Nano TiO2 trên cơ sở cố định các yếu tố sau:
a. Nguyên vật liệu:
- Nguyên liệu: Ván lạng từ gỗ Xoan Đào phục vụ dán phủ mặt, độ ẩm
ván khi đưa vào xử lý biến tính từ 8 ÷ 10%.
- Hóa chất: Hạt Nano TiO2, đường kính hạt 60 nm, độ tinh khiết 98%.
- Chất phân tán: VH - 25
- Dung môi sử dụng: Nước cất.
b. Yếu tố công nghệ:
- Phương pháp ngâm: ngâm tẩm áp lực.
- Nhiệt độ môi trường ngâm tẩm: 400C.
- Áp suất ngâm tẩm: 1MPa


×