Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHUONG PHAP VA HINH THUC TO CHUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.36 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC </b>


<b>TIẾT HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI </b>


<b>VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU Ở BUỔI THỨ HAI </b>


<b>A. Đặt vấn đề:</b>


Từ năm học 2002- 2003 cả nước thực hiện chương trình Tiểu học 2000. Đây là
chương trình giáo dục tồn diện giúp các em phát triển trí tuệ, tài năng, thể chất... Để
đáp ứng được điều này Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức cho học sinh học 2 buổi trên
ngày. Trong thời gian của buổi thứ hai các em được học năng khiếu, học tự chọn, tham
gia các hoạt động ngoại khố ...Bên cạnh đó các em cịn được học bổ sung các tiết
Toán, Tiếng Việt nhằm mục đích giúp học sinh yếu có thời gian nắm vững kiến thức,
học sinh đại trà được rèn luyện củng cố và đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức cho học sinh
khá giỏi. Song việc thực hiện dạy các tiết này cịn nhiều ý kiến khác nhau nhất là đối
với mơn Tốn. Do vậy chúng tơi mạnh dạn tổ chức chun đề “Phương pháp và hình
<i><b>thức tổ chức dạy tiết Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu ở buổi thứ</b></i>
<i><b>hai”.</b></i>


<b>B. Mục tiêu:</b>


1/ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là cơng tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua
không thể thiếu được trong mỗi nhà trường. Cùng với nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, đây là một nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục trong nhà trường.


Mục tiêu chính của cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nâng cao hiệu quả giảng
dạy của giáo viên và học tập của học sinh góp phần đào tạo những tài năng tương lai
cho đất nước.


2/ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh nên việc phụ đạo học sinh
yếu kém là một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng trong mỗi lớp. Cụ thể là:



- Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “ 2 không” trọng tâm là không để học sinh
ngồi nhầm lớp.


- Thực hiện tốt việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đặc biệt cho học sinh
lớp 5.


- Nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện việc đổi mới PP giảng dạy, hạn chế tối
đa học sinh yếu kém.


- Việc dạy buổi thứ hai có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng học sinh yếu
kém trong lớp.


- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tạo điều kiện tốt cho việc
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.


<b>C. Đặc điểm tình hình:</b>


<i><b>a/ Tổng số học sinh toàn khối 5 là 157 em</b></i>


Qua khảo sát chất lượng đầu năm mơn Tốn kết quả như sau:
- Học sinh giỏi: 28 em Tỉ lệ: 21,4%


- Học sinh yếu kém : 60 em Tỉ lệ: 38,4%


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả cao thì khơng dễ chút nào bởi vì trong
thực tế một lớp bao giờ cũng có sự chênh lệch vì trình độ, sự tiếp thu của mỗi học sinh
có khác nhau. Học sinh yếu kém thường có tâm lý ít tự tin trong học tập, thụ động, cịn
rụt rè, ít phát biểu ý kiến. Đây thực sự là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Việc
bồi dưỡng học sinh giỏi cũng cần thiết, là động cơ thúc đẩy phong trào của lớp. Thường
những em này mạnh dạn, tự tin hơn, phát biểu xây dựng bài tốt. Để kết hợp phụ đạo 2


dạng học sinh này trong buổi thứ 2 đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hơn nữa, tìm tịi và
nghiên cứu bài dạy, sách tham khảo để kết hợp giảng dạy đạt hiệu quả cao.


<i><b>Những khó khăn gặp phải khi dạy tiết Bồi dưỡng- Phụ đạo:</b></i>


* Việc hiểu và dạy phân hoá đối tượng học sinh của mỗi giáo viên chưa đồng
nhất. Cụ thể:


- Khi tổ chức bồi dưỡng – phụ đạo các đồng chí giáo viên chưa thống nhất được
cách tổ chức tiết học theo hình thức dạy phân hoá đối tượng học sinh, hệ thống bài tập,
câu hỏi đưa ra cho học sinh chưa có tác dụng phát huy khả năng của học sinh (có khi
quá khó, hoặc quá dễ).


- Trong cùng một thời gian ngắn phải dạy ít nhất 3 trình độ học sinh : khá giỏi,
trung bình , yếu nên chất lượng chưa cao, học sinh được luyện tập ít.


- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế.
<b>D. Nội dung và các biện pháp thực hiện:</b>


<b>I. Về nội dung chương trình tốn 5:</b>
1. Về số và phép tính:


- Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân,hỗn số để chuẩn bị học
số thập phân.


- Biết khái niệm ban đầu về số thập phân, biết thực hiện 4 phép tính về số thập
phân.


- Biết tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính bằng
cách thuận tiện nhất, biết áp dụng tính nhẩm.



2. Về đo lường:


- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thơng
dụng.


-Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số
thập phân.


3. Về hình học:


- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình
cầu và một số dạng của hình tam giác…


- Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình trịn…


- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích tồn phần, thể tích hình chữ nhật, hình
lập phương.


4. Về giải tốn có lời văn:


- Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn có đến bốn bước tính, trong đó có
các dạng tốn điển hình như: quan hệ tỉ lệ, tổng và tỉ số, hiệu và tỉ số, tổng và hiệu, các
bài về tỉ số phần trăm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.


- Bước đầu nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.


6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học


sinh:


- Biết diễn đạt một số nhận xét, qui tắc, tính chất… bằng ngơn ngữ (nói, viết
dưới dạng cơng thức) ở dạng khái quát.


- Tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, cụ thể hóa; phát
triển trí tưởng tượng khơng gian.


- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, chính xác, tự tin, trung
thực, có tinh thần trách nhiệm cao.


<b>II. Các biện pháp thực hiện:</b>


- Tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học.
- Lập kế hoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng các em.


- Luôn quan tâm tới từng đối tượng học sinh, phát huy khả năng học tập của từng
em.


- Trong mỗi tiết học ( tiết chính ) giáo viên cần phải chú ý tới các đối tượng học
sinh . Học sinh yếu đưa các câu hỏi dễ nhằm tạo hứng thú và giúp các em nắm dược các
kiến thức cơ bản của môn học. Với học sinh khá giỏi đưa thêm câu hỏi mở rộng để phát
huy khả năng sáng tạo của các em.


- Tiết Bồi dưỡng – phụ đạo ở buổi thứ hai mà dạy nội dung Toán cần được GV
nghiên cứu kĩ từ khâu soạn bài. Bài soạn cần thể hiện rõ nội dung phân hoá đối tượng
học sinh. Những nội dung này được được biểu hiện như sau:


<i><b>1. Mục tiêu:</b></i>



- Học sinh yếu, trung bình yêu cầu nắm được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của
môn học.


- Học sinh khá - giỏi ngoài những yêu cầu kiến thức , kĩ năng cơ bản cần mở
rộng, nâng cao theo chiều sâu trên nền kiến thức cơ bản.


<i><b>2. Nội dung dạy học: </b></i>


<b>Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức</b>
- Câu hỏi nhắc lại kiến thức – HS yếu
- Câu hỏi sáng tạo – HS khá giỏi
<b>Hoạt động 2: Luyện tập</b>


- Hệ thống bài tập từ dễ đến khó và yêu cầu từng nhóm hồn thành bài. Bài tập
dành cho học sinh TB yếu ở dạng đơn giản. Khuyến khích để các em phấn đấu làm một
phần bài tập của nhóm có trình độ cao hơn. Học sinh khá giỏi làm bài tập ở dạng phức
tạp hơn phù hợp với khả năng phát triển của học sinh.


<i><b>Lưu ý: Nguồn bài tập ở SGK( mà học sinh chưa làm hết), Vở bài tập Tốn,</b></i>
<i><b>Vở Luyện tập Tốn, ..</b></i>


<i><b>Chú ý: học sinh yếu khơng yêu cầu hoàn thành hết bài tập. </b></i>


- Linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học: Hỏi đáp (Học sinh
trung bình – yếu: câu hỏi dễ, đơn giản; Học sinh Khá, Giỏi: câu hỏi khó, khái quát hơn),
thảo luận nhóm, luyện tập thực hành, trị chơi,.... tạo hứng thú cho các em học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Cá nhân
- Lớp



- Thi đua theo nhóm, tổ: Nhóm khác trình độ để học sinh giỏi giúp đỡ học sinh
yếu.


Nhóm cùng trình độ để các em phát huy sự sáng tạo, học sinh yếu giáo viên dễ
kiểm tra.


- Trò chơi học tập
<b>4. Kiểm tra đánh giá: </b>


- Giáo viên đánh giá học sinh; Học sinh đánh giá học sinh....


- Học sinh trung bình yếu đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích ...Học
sinh Giỏi đánh giá theo sự sáng tạo , vận dụng vào thực tiễn của các em.


<b>5. Cách thiết kế và quy trình dạy tiết bồi dưỡng – phụ đạo</b>
<b>Tên môn</b>


<b>Tên bài</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV chuẩn bị hệ thống bài tập và các thiết bị dạy học cần thiết
<b> III. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học:</b>


- Hình thức tổ chức:
- Phương pháp dạy học


<b>IV. Các hoạt động dạy học</b>


1. Ổn định tổ chức (1-2 phút)
2. Bài mới:


a) Giới thiệu bài (1-2 phút)
b) Nội dung ( 25-30 phút)


<b>Hoạt động 1: Ơn lại lí thuyết (7-10 phút)</b>


- Cho HS nhắc lại hệ thống kiến thức – mở rộng đối với HS giỏi.
- GV chốt kiến thức


<b>Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức ( 10- 15 phút)</b>


<i>Lưu ý: - Hệ thống bài tập đi từ dễ đến khó: GV cần theo dõi và giúp đỡ các đối</i>
<i>tượng HS theo cá nhân, nhóm, tổ...Có thể tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến để phát</i>
<i>huy khả năng của các em HS giỏi trong việc giúp bạn học tập.</i>


<i><b>Phần 1: Bài tập dành cho HS khuyết tật(nếu có) và HS yếu.</b></i>
- Bài tập 1: Dành cho HS khuyết tật (nếu có)


- Bài tập 1,2: Dành cho HS yếu ( Bài tập riêng cho HS yếu củng cố kiến
thức)


<i><b>Phần 2: Bài tập dành cho HS có trình độ trung bình trở lên.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Bài tập 4,(5): Dành cho HS khá giỏi ( Bài tập riêng cho HS phát triển tư
<i>duy; Bài tập có sự nâng cao nhưng phải đúng với nội dung của phần kiến thức, kĩ</i>
<i>năng đang bồi dưỡng- phụ đạo chung. Không dạy nội dung kiến thức ngồi chương</i>


<i>trình, khơng dạy trước chương trình, khơng đưa bài tập từ lớp trên xuống lớp dưới.</i>
<i>Điều quan trọng là đối với mỗi đơn vị kiến thức bồi dưỡng HS biết cách tự học, biết tư</i>
<i>duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh, biết cách thực hành để</i>
<i>hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng HS khác trong lớp)</i>


<b>Hoạt động 3: Dạy phân hoá đối tượng( 5- 7 phút)</b>


- Bài tập dành cho học sinh khá giỏi (1-2 bài) dựa vào kiến thức đã học có
nâng cao.


<b>Hoạt động 4:Tổ chức chấm – chữa bài (5 phút)</b>
- Củng cố kiến thức


<b>III. Củng cố dặn dò ( 1 phút)</b>
<b>E. Kết quả:</b>


Nhiều năm tổ đã vận dụng chuyên đề này và giành được nhiều kết quả đáng kể.
Học sinh yếu kém qua từng đợt kiểm tra giảm dần. Học sinh khá giỏi tăng lên.


Cuối năm, chất lượng HS lớp 5 đạt kết quả đáng kể: Số lượng HS yếu kém
khơng cịn, số lượng HS khá giỏi tăng. Xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
HS giỏi cấp Thành phố nhiều. HS khối 5 chuyển lên cấp 2 học tốt.


Bằng nhận thức chủ quan của tổ, chúng tôi đã mạnh dạn viết chun đề này. Tất
nhiên là cịn nhiều sai sót và bổ sung nên mong lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp
góp ý xây dựng chuyên đề tốt hơn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×