Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Gián án PHUONG TIEN DAY HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.1 KB, 9 trang )

1.1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.1.1. Khái niệm phương tiện
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003 thì: phương tiện là cái
dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó.
Theo các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng, trong dạy học nói
chung và dạy học Địa lí nói riêng, cái mà chúng ta dùng để làm một việc gì
(ví dụ: bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh…) để đạt một mục đích nào đó (ví dụ: minh
hoạ cho lời giáo viên vừa nói hay cho học sinh khai thác tri thức…) thì đều
được gọi là phương tiện.
1.1.2. Khái niệm phương tiện dạy học
Khi nói về PTDH thì có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này:
- PTDH: (đồ dùng, thiết bị dạy học), một vật thể hoặc một tập hợp các
vật thể mà GV sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của
quá trình này, giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật…vv, hình thành các tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ cần thiết.
- PTDH là tất cả các PT vật chất cần thiết giúp GV hay HS tổ chức và tiến
hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và giáo dưỡng ở các cấp học, các
lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện được những yêu cầu của chương
trình giảng dạy.
- PTDH là chỉ một vật thể hoặc một tập hợp những đối tượng vật chất mà
người GV sử dụng với tư cách là PT điều khiển hoạt động nhận thức của
HS, còn đối với HS thì đây là các nguồn tri thức, là PT giúp HS lĩnh hội các
khái niệm, định luật, học thuyết khoa học, hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ
xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ các mục đích dạy học và giáo dục .
1
- PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được
dùng trong quá trình dạy học để làm dẽ dàng cho sự truyền đạt và sự lĩnh hội
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng với
tư cách là những PT điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Đối với HS đó
là nguồn tri thức phong phú sinh động, là các phương tiện giúp cho các em


lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo .
Từ những cách hiểu như trên, ta có thể hiểu một cách khái quát: PTDH
là một tập hợp tất cả các PT vật chất cần thiết mà người GV và HS sử dụng
trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Đó là những công
cụ giúp người GV tổ chức, điều khiển quá trình dạy học (thông báo thông
tin, tổ chức – kích thích hoạt động nhận thức, kiểm tra, đánh giá…) và
những công cụ giúp người HS lĩnh hội tri thức cũng như tổ chức hoạt động
nhận thức của mình có hiệu quả.
1.1.3. Khái niệm phương tiện dạy học Địa lí
Theo Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc: “Trong bộ môn Địa lí, các PT
và thiết bị gồm có một phần cơ sở vật chất truyền thống hay hiện đại tạo
điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườn Địa
lí…, toàn bộ các đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như: bản đồ, tranh
ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ quan trắc, đo đạc, các thiết bị nghe nhìn và
cuối cùng là các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho GV và HS
như: SGK Địa lí, các sách báo tham khảo Địa lí…”.
Qua việc nêu ra vấn đề như trên, chúng ta có thể hiểu: PTDH Địa lí là
một khái niệm dùng để chỉ tất cả các PT, thiết bị mà GV và HS sử dụng trực
tiếp trong quá trình dạy - học Địa lí, phục vụ các mục đích dạy học và giáo
dục.
2
1.1.4. Tầm quan trọng của phương tiện dạy học.
- Theo quan điểm cấu trúc hệ thống thì PTDH học là một thành tố trong
quá trình dạy học, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội
dung dạy học, hoạt động của GV, HS tạo thành một thể hoàn chỉnh và có
quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình dạy học đạt tới mục đích nhất định.
Vì vậy, việc vận dụng và tiến hành các PPDH không thể tách rời việc sử
dụng các PTDH.
- Thực tế đã chứng minh rằng, trong mọi trường hợp, quá trình nhận thức
của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn, từ những hình tượng trực quan mà

con người quan sát được.V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực
khách quan”. Trong dạy học, các PTDH thay thế cho những sự vật, hiện
tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp
cận được. Chúng giúp cho người GV phát huy được tất cả các giác quan của
HS trong quá trình truyền thụ tri thức, từ đó giúp cho HS dễ dàng lĩnh hội,
nắm bắt tri thức, phát triển tư duy.
- Khi có PTDH sẽ giúp cho GV có thêm những điều kiện thuận lợi để
trình bày bài dạy một cách tinh giản nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ,
sâu sắc và sinh động; tạo điều kiện cho GV kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của HS được chính xác, đầy đủ hơn. Giúp GV tổ chức, điều khiển quá
trình học tập một cách tích cực, chủ động, tránh được tính chất giáo điều
hình thức trong dạy học hiện nay.
- PTDH là “hình ảnh kép” của PPDH nên việc vận dụng các PPDH không
thể tách rời các PTDH. PTDH được sử dụng không những cung cấp cho HS
những kiến thức bền vững, chính xác, mà còn giúp HS kiểm tra lại tính đúng
3
đắn của các kiến thức lí thuyết, làm cho lí thuyết với thực tiễn xích lại gần
nhau hơn và cũng là biện pháp nhằm rèn luyện cho HS thói quen và nhu cầu
thường xuyên vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn,
thực hiện tốt nguyên lí dạy học: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với
thực tiễn. Hơn nữa, đứng trước vật thật hay các hình ảnh của chúng, HS sẽ
học tập hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý đối với các đối tượng nghiên
cứu, dễ dàng tiến hành các quá trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng để
rút ra những kết luận đúng đắn.
- PTDH được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của HS, góp phần
nâng cao năng lực tư duy của các em. Khi thực hiện các nhiệm vụ do GV
yêu cầu trên cơ sở quan sát, phân tích PTDH, bằng hoạt động, hứng thú của
HS được kích thích, tư duy của HS luôn luôn được đặt trước những tình

huống mới, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo. Sử dụng
PTDH còn cho phép gia tăng khối lượng công tác tự lập của HS trong giờ
học.
Như vậy, có thể nói rằng PTDH nếu được sử dụng đúng đắn sẽ có những
khả năng to lớn trong việc phát huy TTC, tự lực học tập của HS, góp phần
quan trọng trong việc đổi mới PPDH hiện nay.
1.1.5. Các loại phương tiện trong dạy học Địa lí
1.1.5.1. Cơ sở phân loại PTDH Địa lí
Trong một thời gian dài PTDH thường được dùng dưới nhiều tên gọi
khác nhau, trong đó có tên gọi phổ biến là PT trực quan (phù hợp với chức
năng minh hoạ tri thức). Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự
biến chuyển không ngừng của các PPDH đã làm biến chuyển đến các
PTDH, làm cho số lượng PTDH ngày càng phong phú, đa dạng. Do đó, mà
4
việc phân loại các PTDH cũng có thay đổi. Dựa vào vai trò, ý nghĩa, cấu
trúc, chức năng, đặc điểm môn học… các tác giả đã có sự phân loại như sau:
- Theo Grabetxki và Parmênốp chia phương tiện thành ba nhóm:
+ Các mô hình, mẫu vật, các loại dụng cụ biểu diễn thí nghiệm.
+ Các thiết bị máy móc và dụng cụ giúp cho việc tiến hành thí nghiệm
+ Các dụng cụ trực quan tượng hình: sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh…
- Theo Nguyễn Ngọc Bảo, Ngô Hiệu, các phương tiện được sử dụng
chủ yếu trong nhà trường phổ thông hiện nay là: các vật thật; các vật tượng
trưng (bản đồ/lược đồ, sơ đồ, đồ thị…); các vật tạo hình như (tranh ảnh, mô
hình, hình vẽ…); thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm; các phương tiện mô
tả bằng lời nói, kí hiệu như: sách giáo khoa, các tài liệu in, lời nói của GV,
các công thức…; các phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học.
- Theo Trần Đức Vượng, các loại PTDH gồm: tranh, ảnh, bảng, biểu đồ;
bản đồ giáo khoa; mô hình, mẫu vật, vật mẫu; dụng cụ; phim Slide; bản
trong dùng cho máy chiếu qua đầu; băng, đĩa ghi âm; băng, đĩa ghi hình;
phần mềm dạy học.

- Theo Nguyễn Đức Vũ, sự phát triển của PTDH đã đưa đến một danh
mục các loại PTDH đa dạng và phong phú, bao gồm: tranh, ảnh, bảng, biểu
đồ, sơ đồ, hình vẽ; phiếu học tập, lát cắt địa hình, sách giáo khoa; bản đồ
giáo khoa; mô hình, khối đồ, mẫu vật, vật mẫu; dụng cụ, các thí nghiệm đơn
giản; phòng Địa lí, vườn Địa lí; phim Slide; bản trong dùng cho máy chiếu
qua đầu; băng, đĩa ghi âm và ghi hình; máy vi tính và multimedia; phần
mềm dạy học .
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×