Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bai thi TIM HIEU TU TUONG HO CHI MINHGiai KK tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.67 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI TÌM HIỂU</b>



<b>VỀ “TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”</b>


<i><b>Câu 1</b>: Quan điểm của Bác về xây dựng đất nước do dân làm chủ, quyền hành</i>
<i>và lực lượng đều ở nơi dân. Nên người luôn tôn trọng nhân dân và dạy cán bộ, đảng</i>
<i>viên phải làm công bộc của dân, không được đặc quyền, đặc lợi. Quan điểm đó được</i>
<i>thể hiện trong đoạn văn trang trọng mở đầu tác phẩm “Dân vận” tháng 10 năm</i>
<i>1949. Đồng chí hãy trình bày đoạn văn đó của Bác. </i>


<b>Trả lời</b>: Quan điểm của Bác về xây dựng đất nước do dân làm chủ, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nên người luôn tôn trọng nhân dân và dạy cán bộ,
đảng viên phải làm công bộc của dân, không được đặc quyền, đặc lợi. Quan điểm đó
được thể hiện trong đoạn văn trang trọng mở đầu tác phẩm “Dân vận” tháng 10 năm
1949 như sau:


Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều <i>vì dân.</i>


Bao nhiêu quyền hạn đều <i>của dân</i>.


Cơng việc đổi mới, xây dựng là <i>trách nhiệm của dân</i>.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là <i>cơng việc của dân</i>.
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương <i>do dân cử ra</i>.
Đồn thể từ trung ương đến xã <i>do dân tổ chức</i>.


Nói tóm lại quyền hành và lực lượng<i> đều ở nơi dân</i>.


Theo quan điểm ấy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để phát huy
sức mạnh của dân, thể hiện đúng đắn quan điểm “lấy dân làm gốc”.


Đó là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Trung ương Đảng đã có


những chủ trương đúng đắn, kịp thời hướng về nhân dân, lắng nghe ý chí và nguyện
vọng của nhân dân, thể hiện ngày càng rõ nét hơn về vai trò, hiệu quả lãnh đạo tất
thắng của một Đảng cầm quyền, bảo đảm cho bộ máy công quyền các cấp hoạt động
đúng theo quyền lực của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tập trung hướng
tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


<i><b>Câu 2</b>: Hồ Chủ tịch dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.</i>
<i>Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. cũng như</i>
<i>ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.</i>


<i>Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời gian nào? Anh (Chị) đã</i>
<i>học tập được gì từ lời dạy của Bác?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trong tác phẩm: “Đạo đức cách mạng” với bút danh Trần Lực đăng trên tạp chí Học
tập số 12 năm 1958.


Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”. Vì vậy, quá trình tự
giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng
của cán bộ, đảng viên theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh thực chất là một quá
trình tự “luyện vàng”, để khơng ngừng
hồn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên.


Thực hiện tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
phải gắn chặt với tự phê bình, tự sửa chữa khuyết điểm như rửa mặt hằng ngày. Mỗi


cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu cụ thể, tỉ mỉ, thiết
thực; phương pháp tự giáo dục, tự rèn luyện phải linh hoạt, năng động, tránh hình
thức, phơ trương, cơ hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Khi có kế hoạch
mười thì biện pháp phải hai mươi và phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với rèn
luyện, “xây” đi đơi với “chống”, lấy “xây” là chính. Đồng thời, phải xây dựng mơi
trường văn hóa dân chủ, cơng khai, lành mạnh trong các tổ chức; tăng cường sự lãnh
đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của người đứng đầu, sự đóng góp ý kiến của tổ chức
quần chúng, kể cả sự giám sát của nhân dân và chính quyền địa phương nơi cư trú.


Nói về đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: <b>"Nói</b>
<b>tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho</b>
<b>cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất...", "Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung</b>
<b>thành với Đảng với nhân dân", "Đạo đức cách mạng là cần kiệm liêm chính, chí</b>
<b>cơng vơ tư; là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm"</b>, được hiểu với ý nghĩa và tinh thần
mới, của nhân sinh quan cộng sản.


Những nội dung đạo đức cách mạng mà Người dạy và nêu gương đối với các
thế hệ cán bộ, đảng viên vô cùng phong phú, sâu sắc, nhưng hết sức cụ thể, thiết
thực, ai cũng có thể hiểu, có thể học và có thể làm theo.


Bản thân là một Nhà giáo “Người kỹ sư tâm hồn” qua việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể là tự rèn luyện “luyện vàng” về đạo đức
Cách mạng tơi càng thấm thía về lời dạy của Bác, từ đó ln ln tâm niệm việc rèn
luyện đạo đức sao cho bản thân là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhất là
trong quá trình tự học tập rèn luyện nâng cao nhận thức về tư tưởng, phẩm chất đạo
đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Trời có 4 mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng</i>
<i>Đất có 4 phương: Đơng, Nam, Tây, Bắc</i>
<i>Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính</i>


<i>Thiếu một mùa, thì khơng thành trời</i>
<i>Thiếu một phương, thì khơng thành đất</i>
<i>Thiếu một đức, thì khơng thành người”</i>


<i>Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời gian nào? Đồng chí hãy</i>
<i>cho biết bản thân cần phải làm gì để thực hiện được lời dạy của Bác về Cần, Kiệm,</i>
<i>Liêm, Chính?</i>


<b>Trả lời</b>: Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư là những phẩm chất đạo đức
gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã đề cập đến phẩm
chất này nhiều nhất, từ tác phẩm Đường Kách Mệnh đến Bản Di chúc cuối cùng của
Người. Trong tác phẩm: Cần, Kiệm, Liêm, Chính (6-1949) người viết:


“… cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua
ái quốc.”


Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đơng
Đất có 4 phương: Đơng, Nam, Tây, Bắc
Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì khơng thành trời
Thiếu một phương, thì khơng thành đất
Thiếu một đức, thì khơng thành người”


Trong 4 bài báo viết về “Cần kiệm liêm chính” đăng trên Báo Cứu Quốc tháng
5 và tháng 6 năm 1949, với bút danh Lê Quyết Thắng Bác Hồ viết: “Chữ Liêm phải
đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới
Liêm được”. Bác dẫn lời: “Cụ Khổng Tử nói: Người mà khơng liêm, khơng bằng súc
vật. Cụ Mạnh Tử nói: Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy ! Vì thế cán bộ các cơ
quan, các đồn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có
quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ cơng vi


tư”.


Cán bộ, đảng viên phải thực sự là tấm gương sáng về “cần, kiệm, liêm, chính”
ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi điều kiện, hồn cảnh để lơi cuốn quần chúng noi theo,
góp phần thúc đẩy cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” ngày càng phát triển với chất lượng, hiệu quả cao trong Đảng và trong toàn xã
hội.


Bản thân tôi đã và đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về Cần, Kiệm, Liêm, Chính cụ thể là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trong sạch, khơng tham lam. Liêm đi đơi với kiệm, có kiệm mới có liêm; trong cuộc
sống ln thẳng thắn, đứng đắn, khơng có tà niệm, tà tâm. Cần, Kiêm, Liêm là gốc rễ
của Chính.


* Đối với mình: Khơng tự kiêu, tự đại, luôn cầu tiến, luôn tự kiểm, hoan
nghênh người khác phê bình mình.


* Đối với người: Thực hành Bác – Ái.
* Đối với việc: Việc nước trước việc nhà.


<i><b>Câu 4</b>: Khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào tháng 01 năm 1946, Bác Hồ</i>
<i>đã nói lên những ham muốn của bản thân mình, đồng chí hãy ghi lại câu nói đó của</i>
<i>Bác.</i>


<b>Trả lời: </b>Sau sự kiện ngày 06 – 01 – 1946 tổng tuyển cử thành cơng rực rỡ,
một số nhà báo nước ngồi có nguyện vọng được hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh về
những tâm tư, nguyện vọng riêng, chung của Người. Trên Báo Cứu Quốc, số 147, ra
ngày 21 -1 1946, Bác cho đăng bài "Trả lời các nhà báo nước ngoài". Đây cũng là
một dịp để Bác công bố rộng rãi cho đồng bào trong nước và nhân sĩ các nước ngoài


biết rõ tâm tư, hồi bão của mình. Phần đầu, nói về "công danh phú quý", về "một sự
ham muốn" tột bậc của bản thân, Bác
viết như một hiền triết phương Đơng
đích thực:


1. "Tôi tuyệt nhiên không ham
muốn công danh phú quý chút nào.
Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì
đồng bào ủy thác thì tơi phải gắng sức
làm, cũng như một người lính vâng
mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt
trận. Bao giờ đồng bào cho tơi lui, thì
tơi rất vui lịng lui. Tơi chỉ có một sự
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà
nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các
cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với vịng danh lợi..."


2. Trong một nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tin tưởng, tự do tổ
chức. Nhưng vì hồn cảnh và trách nhiệm, tơi phải đứng ra ngồi mọi đảng phái. Nay
cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẻ chỉ có một mục đích
làm cho dân tộc ta hồn tồn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân
Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ơ ra ngồi.


Rất mong nhân sĩ nước ngoài và đồng bào trong nước rõ cho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thật ra, sự "ham muốn tột bậc" của Bác Hồ, khi trả lời các nhà báo nước ngồi
năm 1946, cịn được Người nhắc lại nhiều lần nữa, mà cơ đọng, mở rộng, và day dứt
nhất có lẽ là trong phần cuối bản bản Di chúc: "Điều mong muốn cuối cùng của tơi là


tồn Đảng, tồn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới".


<i><b>Câu 5</b>: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng</i>
<i>cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,</i>
<i>khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”.</i>


<i>Lời dạy này của Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào? Đồng chí hãy phân</i>
<i>tích lời dạy trên và liên hệ việc thực hiên lời dạy của Bác đối với bản thân đồng chí.</i>


<b>Trả lời: </b>Khi nói về<i><b> Đạo đức cách mạng</b></i> Người cho rằng: Đạo đức đó khơng
phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng vì danh vọng
của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người mà khơng
ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh
cả tính mạng của mình cũng khơng tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của
đạo đức cách mạng.


“Cũng như sơng thì có nguồn
mới có nước, khơng có nguồn thì
sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có
gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, khơng có đạo đức
thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân”.


Lời dạy này của Bác viết ở
mục <b>III. Tư cách và đạo đức</b> trong
tác phẩm: <b>Sửa đổi lề lối làm việc</b>



tháng 10 – 1947 với bút danh XYZ.
Một điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác Hồ, đấy là lòng thương
yêu, quý trọng đối với nhân dân. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác
đều vì lợi ích của nhân dân. Người ln đặt đời sống của mình trong đời sống của
nhân dân và suốt đời gắn bó với nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hồ Chí Minh quan tâm tới đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực
tiễn.


*Về lý luận: Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và
toàn diện về đạo đức.


*Về thực tiễn: Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu
của một cán bộ, đảng viên. Cũng như Lê nin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách
mạng khơng chỉ bằng chiến lược, sách lược mà cịn bằng chính tấm gương đạo đức
trong sáng của mình.


Khi đánh giá vai trị, vị trí của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức
là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông
suối, sức mạnh của người gánh nặng lúc đường xa. Con người có đạo đức, trí tuệ là
động lực quan trọng đưa cách mạng đến thắng lợi. Cách mạng cũng hướng tới xây
dựng một xã hội phát triển, bao gồm cả đời sống vật chất và văn hố. Hồ Chí Minh
luôn quan tâm tới xã hội công bằng dân chủ, văn minh, hướng con người đến chân –
thiện – mỹ.


Phải coi đạo đức là gốc, là nến tảng. Vì giải phóng dân tộc, giải phóng nhân
loại là một cơng việc to lớn, nặng nề, nhưng rất vẻ vang, mà mỗi người khơng giữ
đ-ược đạo đức, tính nhân văn thì khơng thể nói tới việc tự giải phóng cho mình, cho
nhân loại được.



Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh
trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái
về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền nên Đảng có quyền
lực về chính trị, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước. Nếu cán bộ, Đảng viên
khơng tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hố
con người nắm quyền lực. Vì vậy, Hồ Chí Minh dạy Đảng phải “là đạo đức, là văn
minh”.


Vai trị, vị trí của đạo đức cách mạng còn phải thể hiện ở chỗ đó là thước đo
lịng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có
cơng việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai
giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Đạo đức góp phần phá hủy xã
hội cũ của bọn bóc lột; đồn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp
vô sản, xây dựng xã hội mới của nhân dân lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

...Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là:


Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt
nhất.


Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối
chính sách của Đảng.


Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng
của cá nhân mình. Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh
quên mình, gương mẫu trong mọi việc.


Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình
để nâng cao tư tưởng và cải tiến cơng tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.



<i><b>Câu 6</b>: Đồng chí hãy trình bày tóm tắt nội dung nói về Đảng trong di chúc của</i>
<i>Bác.</i>


<b>Trả lời: </b>Trước khi Người ra đi mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng Bác
vẫn lo lắng cho việc chính đốn Đảng, trong di chúc của mình Người viết:


TRƯỚC HẾT NĨI VỀ ĐẢNG - Nhờ đồn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục
vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay,
Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.


Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ trung ương đến chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình.


Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê
bình và phê bình là cách tốt nhất để cũng cố và phát triển sự đồn kết và thống nhất
của Đảng. Phải có tình đồng chí u thương lẫn nhau.


Đảng ta là một đảng cầm quyền. mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung
thành của nhân dân.


<i><b>Câu 7</b>:</i> <i>Đồng chí hãy trình bày lời căn dặn trong di chúc của Bác khi nói về</i>
<i>nhân dân lao động.</i>


<b>Trả lời:</b> Trong di chúc của mình khi nói về Nhân dân lao động Người viết:
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời
chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua


nhiều nǎm chiến tranh.


Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có
Đảng, nhân dân ta ln ln đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Câu 8</b>:</i> <i>Đồng chí hãy nêu câu nói của Bác khi nói về trách nhiệm của người</i>
<i>đảng viên tại buổi nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây, ngày 10 tháng 02 năm 1967.</i>


<b>Trả lời: </b>Vào ngày 10 tháng 02 năm 1967 Bác về thăm và làm việc với tỉnh Hà
Tây. Trong buổi nói chuyện với cán bộ tỉnh, khi nói về trách nhiệm của người đảng
viên Bác dạy:


“... Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Vì vậy,
đã là đảng viên thì phải cố thành một đảng viên “bốn tốt”, tức là phải hết lòng phục
vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm đúng chính sách của Đảng, nếu khơng thì vào làm
gì? Đảng khơng bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ, có trách nhiệm của
đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng
vào hay là khoan hãy vào. Đảng khơng phải chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là
tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên.


Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng:
mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân”.


<i><b>Câu 9</b>: Qua học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh (chị)</i>
<i>tâm đắc nhất nội dung gì? Vì sao?</i>


<b>Trả lời:</b> Qua học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bản thân
tôi tâm đắc nhất nội dung về: Đạo đức, năng lực tự học và sáng tạo


Trong cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những thời điểm trực tiếp


là nhà giáo. Từ tháng 9-1910 đến trước tháng 2-1911, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết. Sau khi đến với chủ nghĩa Mác
-Lê-nin, trong những năm 1925 - 1927, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung
Quốc), trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên, thiếu niên Việt Nam
yêu nước; trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khóa học.


Thông qua các bài giảng và thảo luận ở tổ, nhà giáo Nguyễn Ái Quốc phân
tích, so sánh làm cho học viên nhận thức sâu sắc tính chất triệt để, đến nơi đến chốn
của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp,
Mỹ, từ đó lựa chọn con đường của cách mạng Việt Nam: Ðộc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

gian khổ để rèn luyện đạo đức, ý chí cách mạng và qua đó sự sáng tạo của Người
bộc lộ sáng ngời trên mọi lĩnh vực công tác.


Nhà giáo Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh tấm gương sáng ngời về đạo đức,
tinh thần tự học và sự sáng tạo để mọi người học tập và noi theo.


Ðạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và xuyên suốt của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Ðặt đạo đức ở vị trí là gốc, là nguồn,
là nền tảng của người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên tự tu dưỡng
đạo đức về mọi mặt để làm gương giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng
viên, công nhân, nơng dân, trí thức, bộ đội, cơng an, thanh niên, thiếu nhi, giáo viên,
học sinh và sinh viên, v.v.


Nêu gương đạo đức, nói đi đơi với làm là nét đẹp trong văn hóa phương Ðơng
và văn hóa Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng và trở thành
nguyên tắc chỉ đạo xây dựng đời sống mới và rèn luyện hằng ngày của Người. Lời
nói phải đi đơi với việc làm, thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân
mình và có tác dụng đối với người khác. Do đó, Bác Hồ căn dặn: "... một tấm gương


sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".


Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn các thầy giáo, cơ giáo phải có ý thức tổ
chức kỷ luật, ý thức và trách nhiệm phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục,
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu
cực trong giáo dục; Yêu nghề, yêu ngành, yên tâm công tác, mô phạm trong quan hệ
với nhân dân, đồng nghiệp và người học, thương yêu học sinh và sinh viên; Ðoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, thật thà phê bình, đấu tranh,
ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và quy định nghề nghiệp. Thầy giáo, cơ giáo
phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu hậu lạc", nghĩa là khó khăn thì phải chịu
trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ.


Nhà giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh cịn nêu tấm gương sáng ngời về
tu dưỡng đạo đức suốt đời. Hằng ngày, Người chăm lo tu dưỡng bản thân, ung dung
tự tại, lạc quan, yêu đời, không chủ quan, tự mãn, thắng không kiêu, bại khơng nản.
Ðồng thời, Người cịn đề xuất nhiều phong trào quần chúng rộng rãi để rèn luyện
đạo đức cho đội ngũ cán bộ, bộ đội, công nhân, nông dân, thanh - thiếu nhi. Trong
ngành giáo dục, Bác Hồ đã khởi xướng phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" từ năm
1961 và trở thành truyền thống của nhà giáo, học sinh và sinh viên từ đó đến nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

ghế nhà trường ở Huế, thì suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tri thức, kiến
thức có được chủ yếu là do tự học và bản thân không ngừng tự học.


Mục tiêu và động cơ học tập được Bác Hồ xác định rõ: Học để biết, học để
làm việc, học để làm người, học để chung sống, học để phục vụ Tổ quốc và nhân
dân, học để thực hiện nhiệm vụ cách mạng do Ðảng và nhân dân giao phó, học để
phục vụ nhân loại. Do đó, Bác Hồ rất chủ động và tự giác trong học tập.


Nguyễn Ái Quốc tự học ở sách báo, học ở bạn bè và những người cùng hoạt
động, học ở trên tàu, học ở thực tiễn cách mạng của nhân dân lao động trên thế giới,


học mọi nơi và mọi lúc, v.v. Người đã khắc phục mọi khó khăn, tự lao động nuôi
sống bản thân, hoạt động cách mạng và học tập, tìm lấy phương pháp tự học, tự
nghiên cứu để học ngoại ngữ, văn hóa, chính trị, qn sự và các lĩnh vực mà Người
quan tâm.


Ngày nay, sự tự học của nhà giáo vừa là quá trình để tự hồn thiện mình vừa
là tấm gương cho học trị. Học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,
chun mơn, ngoại ngữ và nghiệp vụ để phục vụ công tác và hoạt động giáo dục.
Rèn luyện và sáng tạo nên phương pháp tự học, năng lực tự học, tự nghiên cứu để
chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật sư phạm.


Sáng tạo là đổi mới, là tạo nên những sự vật mới, giá trị mới tốt đẹp hơn. Cách
mạng là sáng tạo và sáng tạo là bản chất của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu cho chúng ta tấm gương sáng ngời về sự sáng tạo. Sáng tạo về phương pháp tự
học, sáng tạo về phương pháp lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, sáng tạo trong các
hoạt động thực tiễn hằng ngày.


Nhờ đó, Người đã kế thừa và phát triển được những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thụ được tinh hoa văn hóa của nhân loại; tiếp nhận, vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, dẫn
dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Ngày nay, sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, là tạo ra cái mới trong hoạt
động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà
giáo chân chính đều sáng tạo khơng ngừng trong các hoạt động của mình. Sáng tạo
trong vận dụng tri thức và cơng nghệ mới vào q trình giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ. Chế tạo đồ dùng dạy học mới, hoặc cải tiến đồ dùng
dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, lớp học và người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

lý học sinh, sinh viên và người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào


tạo.


</div>

<!--links-->

×