Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn huyện Đông Triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.02 KB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc
tới TS. Trần Quốc Hưng - người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khun bổ ích và những góp ý
của Thầy đã giúp tác giả hoàn thành đề tài của mình.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cơ giáo đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ, nhân viên trường
Đại học Thuỷ lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian
học tập và nghiên cứu nhằm hồn thành chương trình học.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng
bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các thầy, cơ để có
điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính
hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Vương Hoàng Khải


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, khơng
sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của
riêng mình. Các số liệu, kết quả, ý kiến nêu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào trước đây.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn


Vương Hoàng Khải


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp trữ lượng và TNKS chính của Việt Nam..........................2
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện.......................33
Bảng 2.2: Tổng hợp công suất các điểm khai thác cát trên địa bàn................40
Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng cát xây dựng tính theo vốn đầu tư xây dựng......62
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng cát xây dựng tính theo tốc độ tăng trưởng trong
tiêu thụ.............................................................................................................63
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng cát xây dựng tính theo bình quân đầu người......63
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng cát xây dựng đến năm 2020................................64
Bảng 3.5: Dự kiến chi phí để thực hiện giải pháp 1........................................71
Bảng 3.6: Dự kiến chi phí để thực hiện giải pháp 2........................................81


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết tắt đầy đủ

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP


Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

NCKQ

Nghiên cứu khái quát



Nghị định

NQ

Nghị quyết

NSNN

Ngân sách Nhà nước



Quyết định

QPPL

Quy phạm pháp luật


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNKS

Tài nguyên khống sản

TN&MT

Tài ngun và Mơi trường

TT

Thơng tư

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đồng đô la Mỹ

VLXD

Vật liệu xây dựng

VLXDTT


Vật liệu xây dựng thông thường


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN................................................................................................1
1.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động quản lý khai thác khoáng sản..............1
1.1.1. Khái niệm về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản...........................1
1.1.2. Vai trị của hoạt động quản lý khai thác khống sản...............................6
1.1.3. Nội dung của công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản............7
1.1.4. Nguyên tắc quản lý khai thác khoáng sản.............................................10
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý khai thác khoáng sản......11
1.1.6. Các chỉ số đánh giá hiệu quả của công tác quản lý hoạt động khai thác
khống sản.............................................................................................15
1.1.7. Các bất cập của cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý khai
thác khoáng sản..................................................................................... 16
1.2. Đặc điểm của hoạt động khai thác cát và công tác quản lý hoạt động khai
thác cát.............................................................................................................21
1.2.1. Các đặc điểm của hoạt động khai thác cát so với các loại hình khai thác
khống sản khác.................................................................................... 21
1.2.2. Các văn bản pháp lý của nhà nước và của UBND tỉnh Quảng Ninh
trong lĩnh vực quản lý hoạt động khai thác cát..................................... 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác cát..................... 23
1.4. Các bài học kinh nghiệm trong cơng tác quản lý hoạt động khai thác
khống sản ở các nước trên thế giới.........................................................24
Kết luận chương 1........................................................................................... 27



MỤC LỤC
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁT
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU...........................28
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội nhân văn của huyện Đông Triều và hoạt động khai
thác cát tại địa bàn huyện Đông Triều.............................................................28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.........................................................................32
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn
huyện Đông Triều............................................................................................38
2.2.1. Thực trạng hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn huyện Đông
Triều...................................................................................................... 38
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa
bàn huyện Đông Triều...........................................................................44
2.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa
bàn huyện Đông Triều.....................................................................................56
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................ 56
2.3.2. Các mặt còn tồn tại................................................................................57
Kết luận chương 2........................................................................................... 58
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁT
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU...........................59
3.1. Định hướng và tiềm năng phát triển trong hoạt động khai thác cát của
huyện Đông Triều đến năm 2020....................................................................59
3.1.1. Quan điểm của quản lý khai thác cát xây dựng.....................................59
3.1.2. Mục tiêu của quản lý khai thác cát xây dựng........................................59


MỤC LỤC
3.2. Những cơ hội, thuận lợi, những khó khăn, thách thức đối với công tác
quản lý hoạt động khai thác cát của huyện Đông Triều đến năm 2020...........60
3.2.1. Những cơ hội, thuận lợi.........................................................................60

3.2.2. Dự báo mức tiêu thụ cát xây dựng theo bình qn đầu người..............63
3.2.3. Những khó khăn, thách thức................................................................. 64
3.3. Giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác cát xây
dựng tại huyện Đông Triều..............................................................................65
3.3.1. Giải pháp quản lý và tổ chức hoạt động khai thác cát xây dựng theo quy
hoạch.....................................................................................................
65
3.3.2. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động khai thác,
chế biến cát xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước.....................75
Kết luận chương 3...........................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 87


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta dễ dàng
bắt gặp những hình ảnh, thơng tin về việc mơi trường đang bị ơ nhiễm, suy
thối. Việc ơ nhiễm mơi trường ở nước ta có nhiều ngun nhân, một trong số
đó có ngun nhân do việc khai thác khống sản đang diễn ra tràn lan, cần có
sự quan tâm, điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tỉnh Quảng Ninh cũng khơng nằm ngồi tình trạng tình trạng chung
đó, với sự ơ nhiễm, thiếu sự quản lý chặt chẽ. Là một tỉnh công nghiệp với
đặc thù là ngành công nghiệp khai thác than, tưởng chừng hoạt động khai thác
đó làm ảnh hưởng chính đến mơi trường, đến các hoạt động xã hội của tỉnh
nhưng thực tế còn một hoạt động khai thác khác cũng có ảnh hưởng khơng
nhỏ đó là việc khai thác và sử dụng cát xây dựng.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều con sơng dài, nhưng phần lớn
đều là sơng nhỏ với diện tích lưu vực trên dưới 300 km 2. Các sông ở Quảng
Ninh thường bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía đón gió biển của dãy cánh
cung Đơng Triều nên các sơng thường có độ dốc lớn, về mùa mưa nước sơng

chảy mạnh tạo nên sự sói mịn, cuốn trơi đất đá, cát, sỏi xuống hạ lưu bồi lắng
ở ven bờ và các cửa sông, tạo nên những bãi bồi gồm cát, sỏi và những vật bị
cuốn trôi.
Trong số 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh thì huyện
Huyện Đơng Triều có hệ thống sơng suối khá lớn với 10 con sơng bao bọc
tồn bộ phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Nam phân bố dày đều trên tồn
huyện. Sơng lớn nhất là Kinh Thầy chảy qua địa phận Bắc Ninh, Hải Dương,
qua Đơng Triều ra Hải Phịng. Các sông nội huyện như sông Cầu Vàng, sông
Đạm và các suối nhỏ phía Đơng bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc thuộc cánh
cung Đơng Triều ở độ cao 600 - 700 m, chảy theo hướng Bắc Nam. Các con


sông trên địa bàn huyện đều ngắn và dốc. Trải qua nhiều ngàn năm dịng chảy
của các con sơng bào mòn đất đá hai bên bờ thượng nguồn bồi đắp nên những
đồng bằng ven sơng màu mỡ; cùng với đó cũng bồi đắp nên những mỏ cát
trong vùng lưu vực của mỗi con sơng.
Đơng Triều là huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản để làm vật liệu
xây dựng khá phong phú như đá vôi, đất sét và cát, sỏi xây dựng…. Đặc biệt
cát ở Đơng Triều có trữ lượng lớn và chất lượng tốt như mỏ cát Cầu Cầm với
trữ lượng trên 3 triệu m3, cát trên lưu vực sông Đạm Thuỷ trữ lượng chưa
được đánh giá nhưng theo nhận định khách quan thì cũng tương đối lớn.
Ngồi hai khu vực trên tại các địa phương trên địa bàn huyện (trừ thị trấn
Đơng Triều) đều có cát. Hầu hết các điểm mỏ cát trên địa bàn huyện đều chưa
được điều tra, đánh giá ngoài mỏ cát Cầu Cầm nên việc đầu tư khai thác và
quản lý chưa được quan tâm đúng mức.
Trong khi đó, q trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh
nói chung và của huyện Đơng Triều nói riêng ngày càng mạnh mẽ. Theo định
hướng của tỉnh, cần đẩy mạnh tiến độ phát triển đô thị Đông Triều - Mạo Khê
trở thành đô thị loại IV và tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp thị trấn Đông
Triều - Mạo Khê trở thành đô thị loại III trước năm 2015 để đô thị Đông

Triều - Mạo Khê khơng những là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của
huyện mà cịn là đơ thị sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ. Ngồi ra, huyện cần
đẩy mạnh quy hoạch xây dựng các trung tâm xã và thị trấn để phục vụ cho
nhu cầu phát triển chung của huyện trở thành thị xã vào năm 2015.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì trong những năm tới huyện
cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đơ thị, các cơng trình văn hóa xã
hội, cơng trình cơng cộng phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Cùng với đó là nhu
cầu sử dụng cát phục vụ xây dựng sẽ tăng mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng cát xây dựng
còn một số vấn đề hạn chế cần phải được khắc phục. Tình trạng khai thác


không theo quy hoạch ở các đơn vị khai thác, đặc biệt là trong khai thác cát đã
gây ra tình trạng lãng phí tài ngun và có hiện tượng làm sạt lở bờ sông ở
một vài nơi, gây ảnh hưởng cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân khu vực
liền kề. Chưa tiến hành khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác
khoáng sản và khai thác cát nên khơng có cơ sở để quản lý việc khai thác cát.
Công nghệ khai thác thô sơ, hoạt động thủ cơng là chính, các máy móc, thiết
bị được sử dụng thường cũ kỹ, lạc hậu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và
tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường và cải tạo, phục
hồi môi trường sau khai thác tại các khu vực mỏ cát hiện chưa được các đơn
vị quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động khai thác khoáng sản và chấp hành các quy định pháp luật
của các đơn vị khai thác còn có nhiều hạn chế, bất cập.
Chính vì vậy, cần có nghiên cứu định hướng về tình hình khai thác và
sử dụng cát xây dựng trên địa bàn huyện để phục vụ cho cơng tác quản lý.
Do đó đề tài luận văn: “Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
hoạt động khai thác cát xây dựng trên địa bàn huyện Đơng Triều” là đề tài
mang tính thiết thực, cấp bách và đáp ứng nhu cầu thực tế địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra giải pháp
nhằm tăng cường quản lý trong hoạt động khai thác cát xây dựng tại huyện
Đơng Triều góp phần tiết kiệm tài nguyên cát và phát triển kinh tế bền vững,
đảm bảo an ninh trong việc phịng chống tai biến mơi trường trong hoạt động
khai thác cát xây dựng trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, dự báo,
tham vấn chuyên gia để thực hiện. Luận văn tổng hợp những nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về quản lý khai thác khoáng sản trên thế giới và ở Việt Nam.


Đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác cát xây dựng và đề xuất giải
pháp tăng cường quản lý khai thác cát xây dựng trên địa bàn huyện Đông
Triều tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đề cập đến là các chủng loại cát xây
dựng như cát ở các mỏ bị che phủ bởi các lớp thực bì, cát ở các bãi bồi ven
các sơng suối, cát bị nhiễm mặn ở các cửa sông, cửa biển và hoạt động khai
thác cát.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn công tác quản lý hoạt
động khai thác cát trên địa bàn huyện Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh,
trong giai đoạn đến năm 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài tổng hợp lý luận và thực tế về hoạt động quản lý nói chung và
quản lý khai thác khống sản nói riêng nhằm xây dựng căn cứ khoa học cho
các giải pháp nhằm tăng cường quản lý khai thác cát xây dựng.
b. Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả của đề tài luận văn tính đến điều kiện cụ thể về hoạt động quản
lý khai thác cát ở huyện Đơng Triều nên hồn tồn có thể áp dụng cho địa
phương này, đồng thời có giá trị tham khảo với các địa phương khác và các
loại khoáng sản khác.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Đề tài nghiên cứu dự kiến đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
- Tổng hợp những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác khoáng
sản.


- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác cát xây dựng
tại huyện Đông Triều.
- Xây dựng, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát xây
dựng trên địa bàn huyện Đông Triều.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc từ 3
chương nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý khai thác khống sản
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý khai thác cát xây dựng trên địa
bàn huyện Đông Triều
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý khai thác cát xây dựng trên
địa bàn huyện Đông Triều


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN
1.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động quản lý khai thác khoáng sản

1.1.1. Khái niệm về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.1.1. Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều
tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và
các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng
khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dị
khống sản. Hoạt động khống sản bao gồm hoạt động khảo sát, thăm dò,
khai thác và chế biến khoáng sản.
Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài
nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển
vọng để thăm dị khống sản. Khảo sát khống sản được tiến hành trước giai
đoạn thăm dị khống sản. Khi khảo sát khơng thi cơng các cơng trình địa chất
như đào hào, giếng hoặc khoan thăm dò, mà chủ yếu nghiên cứu tài liệu, khảo
sát thực địa hoặc các nghiệp vụ khác ngồi thực địa. Tuy nhiên, trong thực tế
khơng nhất thiết phải thực hiện khảo sát khoáng sản với tất cả các loại hình
khống sản.
Thăm dị khống sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định
trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy
mẫu, thử nghiệm mẫu và nghiên cứu khả thi về khai thác khống sản.
Khi thăm dị phải tiến hành các cơng việc chính như: thi cơng các cơng
trình địa chất (hào, giếng, khoan thăm dị...) và các cơng tác nghiệp vụ khác.
Kết quả của hoạt động thăm dò là cơ sở quan trọng cho giai đoạn nghiên cứu
khả thi, thiết kế khai thác khoáng sản.


Kết quả công tác điều tra, lập bản đồ địa chất khống sản giúp phát
hiện thêm nhiều khu vực có dấu hiệu, tiền đề khoáng sản quan trọng, đã làm
rõ được các đặc điểm cơ bản của các cấu trúc địa chất, lịch sử hình thành và
biến cải của các cấu trúc đó; làm rõ đặc điểm hình thành, phân bố khoáng sản
trong các thành tạo địa chất và trong các cấu trúc địa chất khác nhau ở Việt

Nam. Ngoài ra, công tác điều tra địa chất đã làm rõ tài nguyên và quy luật
phân bố nước dưới đất của các vùng.
Phần lớn các mỏ sau khi kết thúc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đã
chuyển sang giai đoạn khai thác.
Bảng 1.1: Tổng hợp trữ lượng và TNKS chính của Việt Nam
STT

Khoáng sản

Đơn vị

Tổng số

Trữ lượng

Tài nguyên

1

Bauxit

1.000 tấn

5.500

4.400

1.100

2


Sắt

1.000 tấn

3.569

656

2.913

3

Mangan

1.000 tấn

11.766

9.251

2.515

4

Cromit

1.000 tấn

22.390


20.700

1.690

5

Niken

1.000 tấn

6.035

170

5.865

6

Coban

1.000 tấn

636,5

15,8

620,7

7


Molipden

1.000 tấn

80,14

7,43

72,71

8

Vonframit

1.000 tấn

245,65

2,93

243,22

9

Chì – kẽm

1.000 tấn

98.396,3


1.413,24

96.933,06

10

Antimon

1.000 tấn

1.038,97

94,5

1.214,74

11

Thiếc gốc

1.000 tấn

212,3

19,45

192,85

SK


1.000 tấn

186,02

90,05

95,47

12

Đồng

1.000 tấn

7.515,14

727,87

6.787,54

13

Inmenhit

1.000 tấn

34.000

14.000


20.000


STT

Khoáng sản

Đơn vị

Tổng số

Trữ lượng

Tài nguyên

14

Vàng

tấn

412,28

15

Bạc

tấn


3.578,7

3.578,7

16

Platin

tấn

4,92

4,92

17

Thủy ngân

tấn

220

220

18

Uranium

tấn


533.887

533.887

19

Đất hiếm

1.000 tấn

2.589

45,36

366,92

914

1.665

Nguồn: Nghiên cứu phương pháp xác định giá cho thuê, bán quyền khai thác
mỏ khoáng sản
Khai thác khoáng sản: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm
xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có
liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khống sản từ lòng đất. Đây là hoạt động
được tiến hành sau khi đã có Giấy phép khai thác khống sản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay cịn
gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo cơng suất thiết kế, cho đến khi mỏ
kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi mơi trường).
Chế biến khống sản: là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản và

các hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Thông thường, một doanh nghiệp tiến hành hoạt động chế biến khoáng
sản cùng với hoạt động khai thác khống sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh
nghiệp chỉ đơn thuần thực hiện hoạt động chế biến khoáng sản mà khơng tiến
hành hoạt động khai thác khống sản.
Loại hình khống sản được khai thác: Tính riêng cho khống sản rắn
thì nhóm khống sản VLXD (sét xi măng, đá vơi xi măng, đá ốp lát các
loại…) chiếm 37,0%; nhóm khống sản nhiên liệu (than mỡ, than antraxit)
chiếm 22,1%; nhóm khống sản nguyên liệu sứ, gốm, thuỷ tinh, chịu lửa, bảo


ôn (kaolin, fenspat, sét gốm sứ, sét chịu lửa, đôlômit, cát thuỷ tinh) chiếm
15,8%; nhóm khống sản kim loại cơ bản thơng thường (thiếc, anitmon, đồng,
chì - kẽm, nikel) chiếm 4,3%; nhóm khống sản sắt và hợp kim của sắt (sắt,
mangan, crơmit và wonfram) chiếm 5,6%; nhóm khống sản kim loại nhẹ
(bauxit, ilmenit) chiếm 7,6%; nhóm khống sản ngun liệu kỹ thuật (tacl, đá
vôi trắng, cát khuôn đúc, sét bentonit) chiếm 4,3%; nhóm khống sản q
hiếm (đá q, saphia) chiếm 0,7%; nhóm khống sản hố chất và phân bón
(apatit, fluorit, secpentin) chiếm 1,6% và nhóm khống sản kim loại q
(vàng) chiếm 1,0%.
Về loại hình doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản: Từ khi Luật
Khoáng sản được ban hành đã có hầu hết các thành phần kinh tế như: Doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hợp tác xã… tham gia khai thác
khoáng sản. Theo thống kê, số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công
nghiệp khai thác mỏ tăng nhanh từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên
1.300 doanh nghiệp (năm 2009). Trong đó, các doanh nghiệp khai thác
khống sản làm VLXD thơng thường chiếm tới gần 1.000 doanh nghiệp với
quy mô nhỏ và vừa.
1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản
xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khống sản từ lịng
đất. Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có Giấy phép khai thác
khống sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt
đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo
cơng suất thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi
môi trường).


Theo kết quả điều tra địa chất, thăm dị khống sản đến nay đã phát
hiện được trên 5.000 điểm mỏ và quặng khai thác với hơn 60 loại khoáng sản
khác nhau. Đây là tài sản thuộc sở hữa toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý và là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước,
nhất là trong giai đoạn "Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa". Ngồi ra trên đọa
bàn cả nước đã phát hiện khoảng 400 nguồn nước khống và nước nóng thiên
nhiên, trong đó có 287 nguồn đã được điều tra, có kết quả tương đối đầy đủ,
đáng tin cậy. Như vậy, so với tỷ lệ diện tích có thể nói Việt Nam là quốc gia
giàu tài nguyên khoáng sản và phân bố không đồng đều ở các địa phương.
Nguồn: Lại Hồng Thanh (Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam - 2009) Quản lý nhà nước về khoáng sản, Hà Nội.
1.1.1.3. Khái niệm về quản lý và quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.1.3.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói
chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực
hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây
dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm sốt. Trong đó, các nguồn
lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, cơng nghệ.
Quản lý đặc trưng cho q trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ
phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và
thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí lực và giá trị vơ
hình).

Một cách tổng qt nhất, quản lý được xem là quá trình tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, đó là sự kết hợp giữa tri
thức và lao động trên phương diện điều hành. Dưới góc độ chính trị: quản lý
được hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành,
điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa


trên những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của
việc quản lý, tức là mục đích của quản lý.
Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ
thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm
đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản
lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì
vai trị của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp.
1.1.1.3.2. Khái niệm về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Quản lý nhà nước về khoáng sản là một hoạt động cấu thành trong quản
lý chung của Nhà nước, đó là hoạt động với việc sử dụng các phương pháp,
cơng cụ quản lý thích hợp tác động đến hoạt động thăm dò và khai thác
khoáng sản nhằm mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên
phạm vi từng địa phương gắng liền với tổng thể chung của cả nước và hòa
nhập với thế giới.
Hiện nay, mọi hoạt động liên quan đến khoáng sản vẫn do Nhà nước
quản lý, Nhà nước là người đua ra các chiến lược, quy hoạch khoáng sản
trong từng thời kỳ để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh...
1.1.2. Vai trò của hoạt động quản lý khai thác khống sản
Nhà nước đóng vai trò là cơ quan quản lý hoạt động khai thác khống
sản. Nhà nước với chức năng, quyền hạn của mình đã ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động khai thác khống sản. Nội dung

chính của cơng tác quản lý khai thác khống sản bao gồm:
- Điều tra, khảo sát, thăm dò, thu thập, tổng hợp các thơng tin cơ bản về địa
chất khống sản, đánh giá kinh tế địa chất TNKS, quản lý cơ sở dữ liệu, tài
liệu về địa chất TNKS trong phạm vi cả nước để có kế hoạch quản lý, khai
thác khoáng sản.


- Tổ chức lập, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, chiến lược mang tính quốc gia về khai thác, chế biến và sử dụng
hợp lý tài nguyên khoáng sản.
- Khoanh định các khu vực có tài ngun, có trữ lượng khai thác cơng nghiệp
được phép khai thác và các khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác khoáng sản.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện
trong cơng tác khai thác khống sản.
- Tổ chức thẩm định và cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho các đơn vị có
đủ điều kiện. Thu hồi giấy phép khai thác của các mỏ khống sản khơng đủ
điều kiện theo quy định. Cho phép chuyển nhượng, thừa kế hoạt động các mỏ
khai thác khoáng sản.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, kinh doanh và sử dụng các
loại khoáng sản đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và tránh các tác động có
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với TNKS gồm quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt nên cần phải có hệ thống các chỉ tiêu để quản lý,
trong đó có các chỉ tiêu đánh giá giá trị TNKS, đánh giá kinh tế địa chất
TNKS. Thông qua đó, Nhà nước có cơ sở để đánh giá tài nguyên mỏ khoáng
sản, định giá chuyển nhượng, bán quyền khai thác mỏ khống sản, xác định
thuế, phí tài ngun có cơ sở khoa học.
1.1.3. Nội dung của cơng tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Các nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý khai thác khống sản
bao gồm:

- Về cơng tác điều tra, đánh giá trữ lượng khoáng sản: Theo thống kê, từ năm
1996 đến tháng 7/2011 đã có 771 đề án thăm dị với trên 20 loại khống sản
khác nhau được Bộ Cơng nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để
các doanh nghiệp thực hiện. Sau khi Luật Khoáng sản năm 2005


có hiệu lực, UBND cấp tỉnh được phân cấp thẩm quyền cấp phép thăm dị
khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường (VLXDTT), than bùn. Theo
đó, từ tháng 10/2005 đến tháng 7/2011 đã có trên 500 đề án thăm dị khống
sản làm VLXDTT được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong cả nước cấp phép để thực hiện. Đến năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã hồn thành điều tra địa chất - khống sản tỉ lệ 1:50.000 trên tổng
diện tích 198.000 km2, chiếm 59,8% lãnh thổ đất liền.
- Về công tác cấp phép hoạt động khống sản: Tính đến ngày 01/7/2011, có
4.201 Giấy phép khai thác khoáng sản các loại (bao gồm cả Giấy phép khai
thác tận thu khoáng sản) đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong
cả nước (trừ tỉnh Bạc Liêu đến nay vẫn chưa cấp phép khai thác khoáng sản),
trong đó, khai thác khống sản làm VLXD là 3.436 giấy phép, chiếm 82,3%.
Về thời hạn, số Giấy phép khai thác khống sản có thời hạn dưới 5 năm chiếm
tỷ lệ 71,8%; thời hạn từ 5 - 10 năm chiếm 10,3% và thời hạn từ 10 - 30 năm là
17,3%.
- Về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản:

đã từng bước được quan tâm thực hiện, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Theo báo cáo của Chính phủ, từ năm 2003
đến đầu năm 2012, Bộ TN&MT đã tiếp nhận, thẩm định 144 báo cáo ĐTM
của các dự án khai thác khoáng sản và 54 dự án cải tạo, phục hồi mơi trường
trong khai thác khống sản.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã phê duyệt được trên 54 dự án cải

tạo phục hồi môi trường với tổng số tiền ký quỹ môi trường trên 650 tỷ đồng.
Thống kê từ 39/63 báo cáo của các tỉnh, thành phố phê duyệt được trên 1.753
dự án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng số tiền ký quỹ gần 880 tỷ đồng.
- Về tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản và


BVMT trong hoạt động khoáng sản: Trước năm 1996, Bộ Cơng nghiệp nặng
(nay là Bộ Cơng thương) có Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước,
sau khi Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản được tái thành lập trên cơ sở nâng cấp để giúp Bộ TN&MT thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về khống sản.
Về phía các địa phương, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về khống sản là Sở Tài ngun và Mơi trường. Mặt khác,
thực hiện chức năng lập và kiểm tra thực hiện quy hoạch khống sản thuộc
thẩm quyền cịn có Sở Cơng thương, Xây dựng. Riêng Sở Cơng thương cịn
tiếp nhận, thẩm định, trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ
cơng nghiệp trong khai thác khống sản. Về phía các huyện, thị trực thuộc
tỉnh, giúp UBND cấp huyện thực hiện một số nội dung công tác quản lý nhà
nước về khoáng sản (theo dõi hoạt động khống sản, chủ trì hoặc tham gia
thanh tra, kiểm tra hoạt động khống sản trên địa bàn) có phịng Tài ngun
và Mơi trường.
- Về kinh phí cho cơng tác quản lý nhà nước về khoáng sản và BVMT trong
hoạt động khống sản: Cơng tác quản lý khống sản là nhiệm vụ quản lý
nhà nước được đảm bảo từ nguồn NSNN. Đối với công tác BVMT hàng năm,
Nhà nước đã dành 1% tổng chi NSNN để chi cho sự nghiệp môi trường.
Nguồn chi sự nghiệp môi trường được sử dụng cho các hoạt động quản lý, chi
thường xuyên theo chức năng của các Bộ, ngành và địa phương.
- Về công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm
pháp luật về khoáng sản và BVMT trong hoạt động khoáng sản:
Ở cấp Trung ương: Từ năm 2007, công tác này được đẩy mạnh thực

hiện ngày càng hiệu quả hơn. Giai đoạn này Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp
với các Bộ liên quan tổ chức 06 đợt kiểm tra quy mơ tồn quốc. Bộ đã đề nghị
thu hồi khoảng 200 Giấy phép khai thác khoáng sản do các địa phương cấp


chưa đúng quy định; hàng trăm doanh nghiệp hoạt động khoáng sản vi phạm
đã bị xử lý hoặc kiến nghị xử lý với số tiền xử phạt trên 2 tỷ đồng. Đặc biệt,
đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 Chỉ thị để kịp thời
chấn chỉnh hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khống sản.
Ở cấp tỉnh: Cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản đã được
UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đẩy mạnh và thực hiện thường
xuyên. Thống kê trong 3 năm (2009 - 2011) các tỉnh, thành phố trong cả nước
đã thực hiện hàng trăm đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động khống sản tại hàng
nghìn tổ chức, cá nhân. Theo đó đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật
về khoáng sản và đã ra quyết định xử phạt tổng cộng gần 20 tỷ đồng.
Như vậy, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hành
vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và BVMT trong hoạt động khoáng sản đã
được tiến hành ở mức độ nhất định.
1.1.4. Nguyên tắc quản lý khai thác khoáng sản
- Nguyên tắc của hoạt động khoáng sản
+ Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch
khoáng sản, gắn với bảo vệ mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử
- văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Quản lý Nhà nước về hoạt động khống sản
+ Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền
vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
+ Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp

lý, tiết kiệm và hiệu quả.


+ Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác
điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với
các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản.
+ Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan
trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khống sản gắn với
chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các
sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
+ Nhà nước có chính sách xuất khẩu khống sản trong từng thời kỳ phù
hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên
bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý khai thác khoáng sản
1.1.5.1. Các yếu tố kinh tế
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp khai thác ra
đời và vận hành dựa trên mối quan hệ giữa chính phủ đối với khối doanh
nghiệp tư nhân. Các điều khoản liên quan đến tài chính, có ảnh hưởng tới mối
quan hệ trên thường có nội dung liên quan đến lợi nhuận cũng như các rủi ro
về tài chính từ các dự án khai thác. Hệ thống tài chính cho khai thác khống
sản phải được quy định rõ ràng bởi luật pháp và các quy định cụ thể, cơng
chúng có thể tiếp cận dễ dàng.
Một dự án khai thác khống sản phải tính đến hiệu quả tổng thể về kinh
tế - xã hội. Trước khi cấp phép một dự án khai thác khống sản phải tính tốn



đến hết các tác động của dự án đối với kinh tế - xã hội. Khống sản là tài
ngun khơng tái tạo được, khai thác khoáng sản là phải nhắm đến hiệu quả
kinh tế cao nhất, theo đó phải hướng vào chế biến sâu, không xuất khẩu thô.
Đi liền với đó là phải tính đến hiệu quả xã hội, tính đến tác động môi trường
về trước mắt và lâu dài… tính tốn các lợi ích đối với mỗi dự án khai thác
khống sản.
1.1.5.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản
a. Các yêu cầu cơ bản của nhà nước trong công tác khai thác khống sản
+ Thăm dị khống sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các
loại khống sản có trong khu vực thăm dị.
+ Khai thác khống sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai
thác tiên tiến, phù hợp với quy mơ, đặc điểm từng mỏ, loại khống sản để thu
hồi tối đa khoáng sản.
b. Các quy định về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
- Về việc ban hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội: Thực hiện chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng
trong lĩnh vực tài nguyên khống sản và bảo vệ mơi trường, Quốc hội đã ban
hành nhiều Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết nhằm thúc đẩy cơng tác quản lý,
khai thác khống sản và bảo vệ mơi trường.
Quốc hội khóa IX đã thơng qua Luật Khống sản năm 1996, tiếp theo
năm 2005 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khoáng sản năm 1996 và đến năm 2010 Quốc hội khóa XII đã thơng
qua Luật khống sản (sửa đổi).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành có quy định chi tiết về nội dung BVMT trong hoạt động


khoáng sản cũng như quy định về xử lý vi phạm hành chính về BVMT trong

hoạt động khống sản. Ngồi ra, Quốc hội đã ban hành nhiều Luật liên quan
đến quản lý, khai thác khoáng sản gắn với BVMT.
- Về ban hành Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định, Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ; Thơng tư, Thơng tư liên tịch của các Bộ và cơ
quan ngang Bộ: Từ khi có Luật Khống sản năm 1996, Luật bảo vệ mơi
trường năm 2005 đến hết tháng 7/2011, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan
đã ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ mơi trường góp phần quản lý,
khai thác khống sản gắn với bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó đã có 217 văn bản quy phạm pháp luật về khống sản, mơi
trường trong khai thác khống sản và các văn bản liên quan đến khoáng sản
(đất đai, nước, bảo vệ và phát triển rừng ...), bao gồm: 47 Nghị quyết, Nghị
định của Chính phủ; 15 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 119 Quyết
định, Thơng tư và Thơng tư liên tịch của các Bộ: Công nghiệp (nay là Công
thương), Tài ngun và Mơi trường, Xây dựng, Tài chính; 36 Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo điều hành trong quản lý khống sản.
Trong số đó có 143 văn bản quản lý khống sản (59 văn bản cịn hiệu
lực), gồm: 02 Nghị quyết, 09 Nghị định của Chính phủ; 08 Chỉ thị, 04 Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ; 120 Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch
của các Bộ, ngành liên quan. Có 37 văn bản thuộc lĩnh vực mơi trường trong
khai thác khống sản (27 văn bản cịn hiệu lực), gồm: 01 Nghị quyết, 15 Nghị
định của Chính phủ; 02 Quyết định Thủ tướng Chính phủ; 19 Quyết định,
Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành liên quan. Còn lại 37 văn bản
quy phạm pháp luật là thuộc lĩnh vực khác có liên quan.
Từ khi Luật Khống sản (sửa đổi) năm 2010 được thơng qua, Chính


×