Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giáo dục hoà nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý tại lớp mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 23 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ TĂNG
ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI LỚP MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Vâng! Câu nói ấy có lẽ đã trở lên thân quen và vô cùng gần gũi đối tất cả
chúng ta khi đặt chân đến bất cứ một ngôi trường nào.Nhưng trên thực tế để nụ
cười luôn rạng ngời trên gương mặt thơ ngây đáng yêu của tất cả các em hàng
ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi thật là một câu hỏi khó. Tơi thiết nghĩ điều đó
cịn khó khăn hơn rất nhiều nhất là đối với những bạn nhỏ kém may mắn hơn
chẳng may bị bệnh Tăng động- Giảm chú ý .
Trẻ em là mầm non của xã hội là tương lai của đất nước, việc chăm sóc
sức khoẻ cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng và có
ý nghĩa đối với trẻ đến khi trẻ trưởng thành .Trẻ em thường hiếu động đó như là
một dấu hiệu ngầm, một thước đo để chúng ta đánh giá trẻ có thơng minh hay
khơng? Nhưng làm sao để biết con mình chúng hiếu động hay tăng động, đây
cũng là nhầm tưởng của rất nhiều các bậc cha mẹ dẫn đến thực trạng là trẻ bị rối
loạn tăng động – giảm chú ý thường được phát hiện trễ.
Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên tồn thế giới. Việt nam cùng như
khơng nằm ngồi xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng
.Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thuý khoa tâm thần – Bệnh viện nhi T Ư cho
biết: Số luợng trẻ chậm nói có dấu hiêụ tự kỷ đến khám tại bệnh viện ngày
càng tăng cụ thể là: năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này
đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày 0-20 trẻ tới
khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó khoảng 50% trẻ tự kỷ
thể điển hình, cịn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát
hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho con đến khám
sớm từ dưới 16 tháng.
Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp
xã hội và tưởng tượng.
Hành vi ở thích của trẻ bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau


trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khoẻ (rối loạn giấc ngủ,
tiêu hố, động kinh…) Chính vì điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc
nuôi dưỡng giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy việc giáo dục trẻ tự kỷ là
hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát
huy tiềm năng học hỏi.
Ngày nay giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý là một vấn đề quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây


2

được các cấp có thẩm quyền đặc biệt quan tâm đã phát hành những cuốn tài liệu,
đăng bài viết trong các tạp chí….
Ngay từ dầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp báo
cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ - trong đó có trẻ tăng động giảm chú ý hướng
dẫn chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu
nội dung chương trình chương trình giáo dục hoà nhập cụ thể phù hợp với trẻ
khuyết tật dục, dạy dỗ cho một đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn, càng khó
khăn hơn khi các trường, lớp giáo viên tiếp nhận những đứa trẻ có hội chứng
tăng động giảm chú ý.
Là một giáo viên trẻ nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ với mong muốn trẻ
tăng động giảm chú học tại lớp mình được chăm sóc giáo dục một cách tốt nhất
để cho các con đó có thể phát triển nhân cách tồn diện và bình thường như bao
đưa trẻ cùng trang lứa tôi luôn băn khoăn và trăn trở để rồi suy nghĩ tìm tịi.
Trong đầu tơi luôn đặt ra những câu hỏi: Làm thế nào để giúp cho con có thể
phát triển giống như bạn khác? Hay làm thế nào để con có thể chơi và học cái
này hay cái kia giống như những đứa trẻ bình thường?.
Chính vì điều đó đã thơi thúc tơi tìm hiểu và nghiên cứu về chứng bệnh
rối loạn tăng động – giảm chú ý ở trẻ mầm non và bản thân tơi nhận thấy muốn
làm tốt được nhiệm vụ đó tơi cần phải có một số biện pháp cụ thể, tôi mong

muốn được chia sẻ :
II.Mô tả giải pháp
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thể trạng các cháu đa số tương đồng và
thích nghi tốt với mơi trường lớp học, tuy nhiên có một bé trai khơng thể hồ
nhập vào không gian của lớp, bé rất hay chạy ra cổng, ra sân hay khu đồ chơi, la
hét, chạy lung tung hết nơi này nơi khác, đó là bé Trần Gia Bảo. Ngay sau khi
tiếp nhận tơi và một đồng chí giáo viên cùng phụ trách lớp đã gặp gỡ và trao đổi
cụ thể để nắm được thông tin về em, và rất may mắn là chúng tôi đã được phụ
huynh em Trần Gia Bảo chia sẻ thông tin khá thẳng thắn. Trước tình hình như
vậy việc giáo dục hồ nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý của lớp mình tôi thấy
những điểm mạnh và hạn chế như sau:
1.1. Về phía nhà trường
a. Thuận lợi:
- Phụ huynh nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm kết hợp cùng với giáo viên
chủ nhiệm lớp xây dựng phương pháp kế hoạch để giáo dục trẻ mắc bệnh và đa
số các phụ huynh khác cũng thông cảm và sẻ chia.


3

- Ban giám hiệu nhà trưưịng ln tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học đạt kết quả tốt.
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ và phong phú.
- Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cơ và trẻ.
Có phịng học rộng rãi thống mát, đầy đủ đồ dùng dụng cụ luyện tập, sân tập
sạch đẹp, an tồn, nhiều bóng mát.
b.Hạn chế
- Qua trao đổi với đồng nghiệp trong trường tôi được biết: hiện nay trong
nhà trường vẫn có một số lớp có một số học sinh có biểu hiện trầm cảm, tăng

động gây khơng ít khó khăn cho giáo viên của lớp đó.
- Trẻ tăng động giảm chú ý thường chạy nhảy kiên tục không biết mệt
mỏi. Trẻ sẽ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh hoặc khi buộc phải ngồi
trẻ không ngừng cựa quậy.
- Khả năng tập trung kém hay hấp tấp, bồng bột, chậm phát triển ngơn
ngữ, dễ nổi nóng khó kiềm chế được cảm xúc.
- Trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ riêng cho trẻ mắc bệnh tăng động,
giảm chú ý.
- Kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật của tơi cịn hạn chế.
c.Ngun nhân của những hạn chế đó được cụ thể hoá như sau:
+Trẻ mắc bệnh thường xuyên chạy lung tung , chưa theo một quy tắc nào của
lớp, khơng tập trung được lâu.
+Trẻ gặp khó khăn khi phải lắng nghe hoặc làm theo hướng dẫn thực hiện một
việc gì đó trọn vẹn.
+Trẻ có thể thích thú với nhiều thứ nhưng không được lâu.
+Chỉ một tiếng động nhỏ hay một đồ vật lạ đặt trước mặt cũng có thể làm trẻ
phân tâm khơng chú ý.
+ Trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ riêng cho trẻ mắc bệnh tăng động – giảm
chú ý (phòng học, đồ dùng đồ chơi..)
+Mặc cảm với mọi người xung quanh và ngay cả với cơ giáo của trẻ nên phụ
huynh chưa hồn tồn chấp nhận việc con mình bị bệnh từ đó chưa chia sẻ hết
những biểu hiện thực tế của trẻ khi ở nhà.
+ Bản thân tôi và cô giáo cùng phụ trách lớp chưa được đào tạo bồi dưỡng
chuyên sâu về cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật.
1.2 Về tình hình cụ thể của lớp 5tuổi C năm học 2020-2021
Tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi, tổng số trẻ là 34 cháu, trong đó 9 bé
gái 25 bé trai.


4


Học sinh chủ yếu nằm trên địa bàn xã nên thuận tiện cho việc đi lại. Qua
khảo sát ban đầu tôi thấy thể trạng các cháu đa số tương đồng và thích nghi tốt
với mơi trường lớp học, tuy nhiên có một bé trai khơng thể hồ nhập vào khơng
gian của lớp, bé rất hay chạy ra cổng, ra sân hay khu đồ chơi, chạy lung tung hết
nơi này nơi khác, không chú ý trong tất cả các hoạt động đó là bé Trần Gia Bảo,
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của em bé có biểu hiện tăng động khi bé 4
tuổi. Ngay sau khi tiếp nhận tôi và một đồng chí giáo viên cùng phụ trách lớp
đã gặp gỡ và trao đổi cụ thể để nắm được thông tin về em và rất may mắn là
chúng tôi đã được phụ huynh em Trần Gia Bảo chia sẻ khá thẳng thắn. Hiện em
đang được gia đình cho theo học lớp dành cho trẻ đặc biệt vào các buổi chiều
trong tuần tại địa phương và mong muốn cùng với cơ giáo để có những biện
pháp để giúp em có thể hòa nhập cùng như bao trẻ khác.
Một số biểu hiện của bé như:
- Không tập trung chú ý khi nghe cơ nói;
-Hay làm ồn ào mất trật tự;
-Khó khăn khi để ý một việc gì đó;
-Khi chơi với nhóm bạn không hợp tác;
-Thường xuyên quên hoặc mất đồ dùng;
-Hay cười một mình;
- Giao tiếp khó khăn;
- Hay xé sách vở hoặc vẽ bậy.
2.Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ
thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ, bệnh tăng động giảm chú nếu
được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt ngược lại
nếu không được điều trị trẻ càng lớn sẽ càng trở nên hung hăng. Với tính khí
như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khơng được sn sẻ trong
đời sống xã hội. Tăng động giảm chú ý là một tình trạng bệnh lý, nhưng cũng là
bệnh của não. Chúng ta biết rằng não thích nghi và thay đổi dựa trên các kích

thích của mơi trường, nơi đó được tiếp xúc lặp di lặp lại. Bệnh chỉ được xác định
khi có tối thiểu 6 triệu chứng hoặc hơn và kéo dài liên tục trong 6 tháng. Ngoài
ra, những biểu hiện này của trẻ xảy ra trong gia đình và trường học.
Xuất phát từ những thuận lợi khó khăn trên bản thân tơi ln trăn trở suy
nghĩ và tìm hiểu để có những biện pháp cụ thể nhằm giúp các em có thể hồ
nhập với cộng đồng như bao bạn nhỏ khác cụ thể là những biện pháp sau:


5

a.Biện pháp thứ 1:Giáo viên phải nỗ lực tự học tự bồi dưỡng nâng cao kiến
thức về cácbệnh lý học của bệnh tăng động – giảm chú ý của trẻ là gì?- Tìm
hiểu đặc điểm sở thích, tính cách của cháu Trần Gia Bảo
Giáo viên phải tìm tịi các tài liệu liên quan tới bệnh học đường trên nhiều
kênh thông tin khác nhau. Chẳng hạn để giúp được học sinh tăng động, trước hết
giáo viên phải hiểu rõ thế nào là bệnh tăng động? Tơi đã tìm và mua được cuốn
sách cẩm nang về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý của tác giả Nguỵ Hữu
Tâm- nhà xuất bản Y học, tài liệu bài giảng trên mạng Can thiệp sớm cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ ,Giảng viên Nguyễn Thị Tường Vân Trường Cao đẳng
TƯ thành phố Hồ Chí minh, Nghệ thuật giáo dục trẻ tăng động giảm tập trung
do tác giả Nguyễn Trọng Kiên biên soạn nhà xuất bản Thanh niên ….. Cuốn
sách cũng như xem tài liệu đã mang lại cho tôi thêm nhiều hiểu biết về chứng
tăng động giảm chú ý của học sinh. Ngoài ra tơi cịn tìm hiểu thêm trên Intơnet
và đọc thêm các tài liệu khác. Từ đó tơi nắm bắt được ngun nhân gây ra bệnh
tăng động –Giảm chú ý (ADHD). Có nhiều nguyên nhân:
- Trẻ tăng động giảm trí nhớ do yếu tố di truyền;
- Trẻ tăng dộng do khiếm khuyết chức năng não bộ;
- Chất dẫn truyền thần kinh: động kinh, sinh non, trẻ tiếp xúc với chì, bệnh lý
của trẻ khi mẹ mang thai (hút thuốc, uống nhiều ruợu bia, ..), do yếu tố tâm lý
của trẻ ….

Sau khi tìm hiểu để hiểu biết về chứng bệng tăng động – giảm chú ý tơi bắt
tay ngày vào việc tìm hiểu những đặc điểm về sở thích, tính cách của cháu Trần
Gia Bảo. Đầu tiên tôi đã gặp và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của cháu
năm 4 tuổi và phụ huynh của cháu để nắm bắt tình hình, sau đó quan sát trẻ hằng
ngày. Tơi ln gẫn gũi, trò chuyện với trẻ để hiểu thêm về trẻ, cả tôi và cô giáo
cùng lớp sau khi được phân công phụ trách lớp đã bàn bạc và thống nhất với
nhau về cách chăm sóc và giáo dục trẻ sao cho phù hợp sau một thời gian ngắn
quan sát chúng tơi nhận thấy bé có những biểu hiện như sau:
- Biểu hiện vận động: thích chơi một mình, có phong cách lạ: Chạy lung
tung, múa tay, ít kiên nhẫn chờ đến lượt mình….
- Giao tiếp: Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: ngơn ngữ chậm, chỉ khóc
khi khơng được đáp ứng về nhu cầu không phản ứng với lời nói của người khác.
- Nhận thức: Khơng tập trung chú ý học và chơi, khơng hồn thành việc được
giao, tồn làm ngược hoặc không làm.
b. Biện pháp thứ 2 -Đối với trẻ bị hội chứng tăng động cũng giống như trẻ
khuyết tật.Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch riêng để giúp đỡ trẻ


6

Với những đặc điểm khác biệt như trên của cháu Trần Gia Bảo chúng tôi
hiểu rằng cháu không thể đạt được kết quả như các bạn khác, vì vậy chúng tôi đã
xây dựng riêng những mục tiêu cần đạt cho cháu.
Căn cứ vào trình độ nhận thức, kỹ năng tham gia vào các hoạt động của
trẻ tăng động giảm chú ý khơng giống như những trẻ bình thường nên mục tiêu,
nội dung giáo dục phải được xây dựng riêng đảm bảo phù hợp với trẻ vì vậy
ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã bàn bạc và xây dựng kế hoạch
cụ thể để ban giám hiệu nhà trường bên chuyên môn xem xét để duyệt kế hoạch
trước khi thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch theo từng tháng từng học kỳ.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng vơi gia đình để đưa trẻ thăm khám thường
xuyên và tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với nhà trường cùng tham gia vào cơng tác
giáo dục.
-Cuối mỗi giai đoạn có tổng kết đáng giá để thấy được sự tiến bộ của trẻ.
- Ngồi thời gian ở nhà thì thời gian cịn lại là trẻ đến trường.
c.Biện pháp 3: Mơi trường lớp học thân thiện – lành mạnh
Một lớp học thân thiên là một lớp học mà ở đó thể hiện sự tôn trọng trẻ
-tạo điều kiện cho trẻ phát triển tồn diện khơng phân biệt đối xử trẻ này với trẻ
khác là môi trường giáo dục lành mạnh, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp
trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh dựa trên mối quan hệ gẫn gũi, thân thiện và
hợp tác giữa giáo viên- giáo viên, giáo viên – trẻ, trẻ- trẻ, phụ huynh- nhà trường
- cộng đồng. Môi trường học phải luôn là ngôi trường thân ái, thu hút trẻ tạo
điều kiện cho trẻ tham gia bày tỏ ý kiến, ý kiến đóphải được lắng nghe và tơn
trọng. Từ đó giúp trẻ giải quyết những khó khăn vướng mắc cũng như đưa ra
những nhận định nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn. Đó cũng chính là mơi trường:
xanh- sạch- đẹp- an tồn, vì thế để có được môi trường như thế cần phải làm tốt
công việc sau.
Điều chỉnh không gian lớp học
Môi trường học tập ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cư xử của trẻ. Nếu mơi
trường ồn ào ,nóng bức, có thể làm cho trẻ bộc phát những hành vi bất thường.
Vì vậy, việc bài trí lớp học một cách khoa học là rất quan trọng .Ở lớp học, tôi
cố gắng sắp xếp bàn ghế gọn gàng phù hợp với các hoạt động học
VD: Khi học bài mới, tơi cho học sinh ngồi thành vịng cung trên ghế đơn để rút
ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh tránh tình trạng trẻ đập bàn ghế,
nằm lăn lộn trên ghế khi lên cơn cáu giận.


7


- Khi viết bài tôi cho học sinh ngồi thành hình vng, giáo viên bám sát được
nhiều học sinh.
- Mỗi hình thức ngồi học, tơi ln xếp vị trí trẻ ở gần giáo viên sao cho rễ quản
lý mọi hành vi của trẻ nhất
- Khơng trang trí q nhiêù tranh ảnh lên tường dễ làm cho trẻ bị phân tâm.
- Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng để trẻ theo dõi bài giảng tốt.
- Khơng để trẻ ngồi ở vị trí có hướng nhìn ra của sổ.
- Đồ dung học tập và đồ chơi để đúng nơi quy định, tốt nhất là để ở kệ có cửa
khố lại, giúp trẻ tập trung học bài tốt.
Môi trường vật chất trong trường lớp mầm non chính là các đồ dùng trang
thiết bị đồ dùng phục vụ cơng tác chăm sóc, giáo dục của cô và trẻ. Ở trường
mầm non, đồ dùng đồ chơi chính là sách giáo khoa của trẻ. Thơng qua đó, trẻ dễ
dàng nhận biết, phân biệt và khám phá thế giới xung quanh Đặc biệt, nó cịn
quan trọng hơn nhiều đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm chú
ý .Tuy nhiên, thực tế trong trường, lớp mầm non chưa có góc hoạt động đồ dùng
dành cho trẻ tăng động giảm chú ý. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi và các
đồng nghiệp cùng lớp đã xây dựng các góc hoạt động, làm đồ dùng sáng tạo
thiết kế các mảng tường phù hợp với các chủ đề nội dung giáo dục trẻ. Đặc biệt,
chúng tôi lưu ý đến những hình ảnh mở để giúp trẻ tăng dộng giảm chú ý và tích
cực tham gia các hoạt động của lớp học chúng tôi.
Xây dựng nội quy của lớp học: Chúng tôi đã xây dựng nội quy cụ thể cho
từng góc chơi.
Ví dụ:
+ Góc “Bé u cơ tấm” tơi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định trẻ
không được xé sách truyện, không vẽ lên sách truyện…;
+ Góc chú thợ tài ba: Tơi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số
người tham gia chơi, không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi
chơi, biết cất đồ chơi gọn gàng…
+ Góc “Học tập” tơi dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người tham
gia chơi, khơng la hét, nói to, biết chơi cùng nhau và biết cất đồ chơi gọn

gàng.... Ngoài ra: Tơi cịn xây dựng các hình ảnh dán ở các khu vực khác trong
và ngoài lớp để nhắc nhở trẻ biết ký hiệu đồ dung cá nhân khăn măt, ca cốc, khi
lấy nước uống và không sờ vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Bên cạnh việc xây dựng nội dung quy định của từng góc chơi, tơi cịn xây
dựng những góc mở, bài tập mở thật gần gũi, dễ hiểu để thu hút sự tham gia của
cháu Trần Gia Bảo vào việc định hình và xây dựng những hành vi mong đợi ở
trẻ.


8

Lớp học được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc
mở tại các góc chơi giúp cho các cháu lớp tơi rất ham thích đến lớp, biết các
hoạt động của mình trong ngày và thực hiện theo đúng lịch các ngày trong tuần.
Chính vì vậy việc tiếp thu kiến thức của cháu cũng dễ dàng và đạt hiệu quả cao
hơn.
Xây dựng môi trường tinh thần
Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục nên tơi luôn tạo điều kiện để cháu
tham gia môi trường giáo dục thân thiện nhất. Cháu sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải
mái và an toàn, giúp cháu phát huy được mặt mạnh và nhanh chóng hịa nhập
với mơi trường giáo dục bình thường. Chính vì vậy, trong năm qua tơi đã tiến
hành một số việc sau:
Xây dựng tập thể lớp tốt biết đồn kết, u thương và giúp đỡ bạn
Ơng bà ta có câu: “Học thầy khơng tày học bạn”. Do vậy, bạn bè là yếu tố
quan trọng để giúp trẻ tăng động giảm chú ý có sự tiến bộ. Qua bạn bè, trẻ được
học hỏi, động viên, giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau. Điều này tạo ra nhiều mối
tương tác qua lại trong mọi hoạt động vủa lớp, lúc chơi cũng như lúc học. Nhờ
sự tương tác đó, trẻ được hình thành các tình cảm thái độ tích cực để hồ nhập
với tập thể.
Trong lớp học có những hành vi bất thường như đập bàn ghế, la hét, bực

bội, chọc phá bạn. Điều này khiến cho các bạn không thích chơi chung với trẻ ,
tránh xa hay xua đuổi, làm trẻ có cảm giác tự ty, bị tách rời khỏi tập thể. Là giáo
viên chủ nhiệm cuả lớp tôi cố gắng thay đổi thái độ của các bạn học chung để trẻ
được tập thể nhìn nhận như một thành viên gắn bó của lớp, cùng giúp đỡ nhau
học tập và cùng sinh hoạt vui chơi. Để tạo mối quan hệ cho trẻ tôi sử dụng nhiều
biện pháp như:
- Khai thác tài năng của trẻ: Hát, dọc thơ, vẽ tranh…để các bạn học có sự
tơn trọng với trẻ.
- Tun dương các cố gắng của trẻ trước tập thể.
-Tổ chức hình thức hoạt đơng nhóm vào bài học để trẻ cùng các bạn tham
gia vào một hoạt động.
VD: Hoạt động LQVT, Số 8, tôi tổ chức học sinh thi đua theo nhóm, mỗi nhóm
2 bạn. Tơi sắp xếp trẻ (ADHD với một em có năng lực học tốt. Mỗi cặp sẽ cố
gắng viết nhiều số 8 vào phần bẳng của mình nhóm nào viết được nhiều hơn sẽ
thắng.
- Tổ chức các trị chơi tập thể đơn giản để thắt chặt tình cảm của trẻ trong
lớp.
Tôi luôn tạo điều kiện để cho cháu Trần Gia Bảo được vui chơi hòa nhập
với các bạn trong lớp. Khi đó cháu sẽ được hoạt động nhóm, vui chơi với bạn


9

tạo ra mối liên hệ tình bạn, mối giao tiếp với các bạn khác, giúp cháu phát triển
ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội.
Tơi ln nhắc nhở và khích lệ các trẻ trong lớp gần gũi với bạn, thường
xuyên rủ bạn chơi cùng, không may bị bạn làm đau cũng khơng giận, khơng
buồn.
Ngồi các giờ hoạt động ngồi trời, tơi cịn tổ chức cho cháu với các bạn
tại lớp được vui chơi tại các nơi công cộng. Tôi cho trẻ đi dạo, đi tham quan

giúp trẻ được làm quen với mơi trường nơi cơng cộng, dạy trẻ có hành vi ứng xử
phù hợp như để đồ vật đúng chỗ đồ dung cá nhân dép, mũ quần áo …, vứt rác
đúng nơi quy định. Đồng thời tôi xây dựng cho trẻ mối quan hệ giúp đỡ bạn,
tránh bắt nạt và xa lánh đối với bạn kém may mắn hơn mình.
Xây dựng mối quan hệ giữa cơ và trẻ
Tìm hiểu sở thích của cháu Trần Gia Bảo hằng ngày ở trên lớp hoặc trao
đổi thêm với phụ huynh để nắm bắt
Tôi ln quan sát để tìm hiểu sở thích, thói quen của cháu : Cháu thích ăn
gì? Ghét ăn gì? Cháu thích đồ chơi, đồ dùng gì? Hoạt động nào của lớp mà cháu
thích tham gia nhất?… Từ đó tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của cháu
đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo nhất để giúp
cháu học tập tốt nhất.
Gần gũi quan tâm và chỉ bảo: Tôi luôn gần gũi với cháu để cháu có cảm
giác cơ là mẹ, là người thân, khơng có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi mà tìm thấy
ở cơ giáo sự tin cậy, lễ phép, lịng u thương và kính trọng. Từ đó giúp cháu tự
tin hơn trong học tập và giao tiếp. Khi cháu có những hành động khơng đúng
như: Đánh bạn, đẩy bạn ngã hay làm đau bạn, vứt đồ chơi, làm việc theo ý thích,
khơng tn thủ các quy tắc, nội quy trong lớp. Tơi sẽ tìm hiểu ngun nhân để
có cách xử lý phù hợp để trẻ không cảm thấy bất mãn và bị bỏ rơi. Bên cạnh đó,
tơi ln dành thời gian gần gũi, trò chuyện, giảng giải để cháu hiểu được việc
làm, hành vi và hành động của mình là chưa đúng để cháu bình tĩnh lại và điều
chỉnh hành vi một cách phù hợp.
Trong quá trình cháu Trần Gia Bảo tham gia vào các hoạt động tại lớp
tơi ln quan tâm, bao qt, khuyến khích kịp thời để cháu tiếp thu bài tốt nhất,
nhanh chóng hịa nhập với mơi trường học tập bình thường. Ngồi ra tơi cịn có
những phần thưởng nhỏ để khuyến khích khi cháu trở nên ngoan hơn hay hòa
đồng với các bạn hơn.
Cháu Tú đã biết yêu quý cô giáo và các bạn, có lời nói, hành động việc
làm phù hợp hơn khi chơi với bạn, thích được đến lớp học để chơi và học cùng
các bạn. Các bạn trong lớp có cái nhìn thân ái, gần gũi, đồng cảm giúp đỡ bạn

Bảo, trong học tập hay trong các hoạt động khác của lớp để bạn có thể khắc
phục bớt những khó khăn trong sinh hoạt, trong giao tiếp, phục hồi các chức


10

năng, khả năng giao tiếp và khả năng học tập để nhanh chóng hịa nhập với các
bạn với mơi trường học tập bình thường.như bao bạn nhỏ khác cùng trang lứa.
Rèn kỹ năng sống cho trẻ tăng động giảm chú ý ( ADHD).
Ngoài việc học và lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, Cháu
Trần Gia Bảo còn rất cần được rèn luyện về kỹ năng sống. Đây là một môn học
đặc thù trong trường chuyên biệt. Cháu Trần Gia Bảo chưa có kỹ năng tự phục
vụ như lau mặt, lau miệng, rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định,
lấy, sử dụng và cất các đồ dùng đồ chơi trong lớp, hoc tập và vui chơi theo tổ
nhóm, cá nhân, chưa hiểu những qui định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã
hội. Một vấn đề quan trọng nữa là cháu chưa nhận biết được sự nguy hiểm nên
có thể có những hành động như sử dụng kéo, cho tay vào ổ điện... ảnh hưởng
đến an tồn của bản thân. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản
này là điều bắt buộc phải có.
Rèn kỹ năng bảo vệ an tồn với các thiết bị điện, nước ( khơng sờ tay vào
ổ điện, khơng vặn vịi nước…)
Rèn kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho cháu được tự phục
vụ bản thân như: Tự lau mặt, rửa tay, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định,
tự mặc quần, tự đi tất thơng qua hình ảnh như các bước rửa tay đúng cách, cách
ngồi vào bồn đi vệ sinh…
Rèn luyện kỹ năng lễ giáo: Tôi luôn giáo dục cháu biết chào cô, bố mẹ khi
đi đến lớp, chào cô và các bạn khi ra về. Thời gian đầu năm cháu nói chỉ một
câu ngắn khơng có chủ vị, tơi hướng dẫn cháu sử dụng tay để chào, cả năm tơi
dạy trẻ nói từng từ để tạo thành câu “Con chào cô, tôi chào các bạn”. Ngồi ra
tơi cịn dạy trẻ biết cảm ơn khi có người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm bạn

đau hay làm sai một việc gì đó.
Kích thích giác quan: Trẻ tăng động giảm chú ý mất khả năng xử lý thông
tin đầu vào của giác quan. Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả năm
giác quan hoặc mất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống trên. Do vậy tùy vào
khả năng của bé mà tôi tạo điều kiện để giú cháu dần dần tiến đến chức năng
cảm nhận bình thường.
Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho cháu tôi nhận thấy cháu đã có tiến
bộ rất nhiều. Cháu đã biết tránh xa những vật nguy hiểm, khơng an tồn; biết tự
phục vụ bản thân, ngoan và lễ phép, các giác quan của trẻ đã dần dần tiến đến
chức năng cảm nhận bình thường.
Tổ chức các hoạt động tập thể
Tổ chức các hoạt động tập thể trong trường mầm non là tổ chức cho trẻ
trong các ngày hội các ngày lễ; các hoạt động giao lưu, thăm quan, tổ chức sinh
nhật, các buổi văn nghệ, các trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ tăng động giảm
chú ý có một sân chơi bổ ích, giao lưu với các bạn và tăng cường sự tham gia
của trẻ, giáo dực trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề.


11

Qua việc tổ chức các hoạt động tập thể tôi thấy cháu Trần Gia Bảo lớp tơi
ngày càng bình tĩnh, tự tin, thoải mái, vui vẻ hơn trong giao tiếp với cô và các
bạn. Khả năng giao tiếp, điều chỉnh hành vi của bé đã được cải thiện rất nhiều.
d. Biện pháp 4: Quan tâm giáo dục trẻ trong thời gian tổ chức các hoạt
động học.
Hoạt động học là hoạt động có tính nhận thức cao, thơng qua hoạt động
học đã cung cấp cho trẻ tri thức, kỹ năng giúp trẻ tăng động giảm chú ý phát
triển khả năng, tiềm năng học hỏi tốt nhất. Chính vì vậy, giáo viên mầm non
phải nghiêm túc thực hiện theo chương trình quy định.
Để tổ chức tốt hoạt động học cho trẻ tăng động giảm chú ý, chúng tôi đã

thiết kế các giáo án, các nhóm hoạt động phát triển các phương pháp giáo dục
chuyên biệt phù hợp với trẻ tăng động giảm chú ý. Các bài học, các nhóm hoạt
động phát triển này được thiết kế theo thứ tự ưu tiên dựa trên những vấn đề mà
trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn đến những vấn đề mà trẻ gặp hơn
trong xã hội nhằm từng bước, từng bước giúp trẻ tăng động giảm chú ý rút ngắn
khoảng cách với trẻ bình thường, đưa trẻ tăng động hịa nhập với mơi trường
giáo dục bình thường, hịa nhập cộng đồng.
Hoạt động thể dục:
Vì trẻ tăng động giảm chú ý tham gia các vận động cơ bản cịn gặp nhiều khó
khăn so với các bạn. Căn cứ vào sự phát triển của trẻ tôi đã hạ mức yêu cầu
xuống để giúp trẻ vận động dễ dàng, hiệu quả hơn.


12

VD: Bài tập “Tung và bắt bóng bằng hai tay ”: Với trẻ bình thường việc tung và
bắt bóng với người đối diện khoảng cách sẽ là 3 – 3,5m. Với cháu Trần Gia Bảo
tôi để khoảng cách tung và bắt bóng sẽ là 2 – 2,5m. Cháu có thể di chuyển ra
khỏi vị trí sao cho bắt được bóng , thời gian sau khi cháu đã thành thạo hơn tơi
tăng dần khoảng cách tung và bắt bóng lên 3m.
VD : Bài tập “Ném trúng đích nằm ngang” và “Ném trúng đích đứng”. Với trẻ
bình thường từ vạch chuẩn đến đích khoẳng cách là 1,5 m. Với cháu tơi thu hẹp
khoảng cách từ vạch chuẩn đến đích là 1m.
Khi tập luyện tơi ln động viên, khuyến khích cháu tham gia hoạt động. Với
những hoạt động cháu cịn khó khăn tơi tập cùng cháu để giúp cháu tự tin, mạnh
dạn tham gia hoạt động.
Bên cạnh đó, tơi ln sưu tầm, lồng ghép, cho trẻ chơi các trò chơi phát triển
thể chất giúp trẻ có cơ hội được vận động, lĩnh hội, khắc sâu và bổ trợ cho các
vận động vừa học như: Đập bóng, kẹp bóng bằng chân….
Hoạt động tạo hình.

Đối với trẻ ADHD đây là một hoạt động sáng tạo, dễ thực hiện, phát huy khả
năng tự do, trí tưởng tượng của trẻ. Thơng qua hoạt động tạo hình trẻ có thể
nâng cao vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm
chủ các vận động kỹ xảo và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này
giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý cao, làm chủ các hành vi một cách
có ý thức. Khi trẻ ADHD tham gia hoạt động tạo hình có thể cho trẻ làm theo
từng thao tác nhỏ. Thời gian học tập cần ngắn, nội dung học được lặp đi, lặp lại


13

theo nhiều cách khác nhau và được liên hệ với những gì mà trẻ biết. Cần khuyến
khích trẻ vận dụng các kỹ năng đã học vào các tình huống mới, giúp trẻ hiểu
được vì sao chọn cái này mà khơng chọn cái kia.
Ho

ạt động khám phá- trải nghiệm thực tế
Khám phá khoa học và khám phá xã hội không chỉ là kiến thức mà cịn là q
trình hay là con đường tìm hiểu, khám phá thế giới. Trẻ tích cực tham gia các
hoạt động thăm dị, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội qua việc cảm nhận các giác
quan. Sau đó trẻ sẽ dự đốn, suy luận, phân loại, so sánh để khám phá thế giới.
Nhưng ở trẻ ADHD “mất khả năng xử lý thông tin đầu vào” hay nói cách
khác là “chức năng cảm nhận trong cơ thể có sự bất thường”. Do đó tùy vào
nhận thức và khả năng của trẻ ADHD mà tôi đã hạ thấp yêu cầu xuống để giúp
trẻ có thể khám phá thế giới từ chi tiết cụ thể trước sau đó mới mở rộng yêu cầu
khám phá rộng hơn.
Ví dụ trong chủ đề: “ Thế giới động vật ”. Đối với trẻ bình thường tơi cho trẻ
khám phá theo từng tuần phù hợp với chủ đề như khám phá các loại động vật hai
chân, bốn chân, cơn trùng có lợi, có hại… Đối với trẻ ADHD tôi hạ thấp yêu cầu
tôi cho trẻ khám phá những loại quả bé thường gặp, được ăn và tiếp xúc như:

con chó, mèo lợn , gà…
Ở chủ đề: Nghề nghiệp tôi tổ chức cho trẻ thưm quan trạm y tế để trải nghiệm
thực tế


14

Q trình khám phá tơi ln tạo mọi điều kiện cho cháu khám phá những
nét đặc trưng cơ bản của các vât, các con vật, các sự vật hiện tượng… bằng
cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp và làm một số thí nghiệm
nhỏ cho trẻ được lĩnh hội và trải nghiệm.
Trẻ được quan sát, xem xét phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh. Tôi
sử dụng các câu hỏi gợi mở đặc biệt để giúp trẻ phát triển suy nghĩ, phát triển tư
duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ở chủ đề: Nghề nghiệp tôi tổ chức cho trẻ thăm quan trạm y tế để trải nghiệm
thực tế, cùng trẻ tìm hiểu về tết cổ truyền của dân tộc qua chủ đề: Tết và mùa
xuân

(Hoạt động trải nghiệm thực tế : Thăm quan trạm y tế xã Nghĩa Lợi)


15

Hoạt động hình thành các biểu tượng tốn.
Những biểu tượng ban đầu về tốn của trẻ xuất hiện thơng qua các trải
nghiệm hằng ngày trong môi trường học tập phong phú và hấp dẫn. Khi cho trẻ
tham gia vào việc làm quen với các khái niệm tốn, tơi đã lựa chọn những hoạt
động phù hợp với khả năng và sở thích riêng của trẻ trong lớp. Đối với trẻ bình
thường tốn cũng là một hoạt động khó địi hỏi tư duy cao. Với trẻ ADHD khả
năng nhận thức và tư duy cịn gặp nhiều khó khăn nên là một giáo viên tôi đã hạ

thấp các kiến thức, kỹ năng để trẻ có thể đạt được những kiến thức, kỹ năng mà
tơi mong muốn.
Ví dụ ở hoạt động tốn “Nhận biết các nhóm có số luợng 10 đếm đến 10”.
* Đối với trẻ bình thường tơi u cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng là 10
- Kỹ năng:
+ Trẻ có kỹ năng đếm: đếm các đối tượng và đếm từ trái sang phải, mỗi đối
tượng đọc từ 1 số theo thứ tự từ 1đến 10


16

+ Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 - 1
+ Trẻ có kỹ năng khoanh trịn, gắn tranh theo yêu cầu của cô.
* Đối với trẻ tăng động giảm chú ý tôi hạ yêu cầu phù với trẻ:
- Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 6
- Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng đếm (chỉ tay lần lượt vào các đối tượng và đếm từ trái
sang phải, mỗi đối tượng đọc từ 1 số theo thứ tự từ 1 đến 6)
Tôi luôn tận dụng các cơ hội cho trẻ ADHD đếm: . Tơi cịn cho trẻ đếm các
ngón tay của mình, đếm số hột hạt vừa xâu được, đếm số kẹo vừa được chia,
đếm số các bạn trong nhóm, tổ…. Tơi kết hợp cả lời nói và các thao tác tốn cụ
thể để hướng dẫn cho trẻ một cách cụ thể, khi cần có thể làm cùng với trẻ.

Hoạt động làm quen với văn học.
Do trẻ ADHD có khả năng ghi nhớ máy móc hơn là nhớ ý nên việc dạy trẻ
đọc thơ, kể chuyện, đọc đồng dao, ca dao, tục ngữ cho trẻ nghe là rất cần thiết.
Với những âm điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản tươi sáng và dễ hiểu của các bài
thơ, đồng dao sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn.
Ví dụ Bài thơ “ Mèo đi câu cá ”. Đối với trẻ bình thường, yêu cầu trẻ thuộc và

biết ngắt đúng nhịp để thể hiện nội dung bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ. Khi
đã thuộc, trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc thơ. Đối với trẻ ADHD, tôi yêu cầu
trẻ biết đọc thơ cùng các bạn, thuộc bài thơ trong khả năng của trẻ. Sau khi trẻ


17

đã thuộc bài thơ, tơi khuyến khích trẻ đọc diễn cảm và động viên trẻ lên biểu
diễn đọc thơ cùng các bạn.
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen văn học, tôi luôn giao tiếp bằng mắt
với trẻ, lắng nghe những gì trẻ nói, khuyến khích trẻ nói, đọc, kể để phát triển
ngôn ngữ của trẻ.
Hoạt động giáo dục âm nhạc.
Đây là hoạt động hướng tới việc giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng cường các
công tác xã hội cho trẻ. Âm nhạc lơi cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là một cách
dẫn đến thế giới cảm xúc, tình cảm được cho là thế giới lạ lùng của trẻ tăng
động giảm chú ý . Trẻ ADHD được thưởng thức âm nhạc một cách đơn giản
nhất. Âm nhạc trong giờ hoạt động giúp trẻ thư giãn, tự do, sáng tạo với các
động tác hình thể theo nhịp điệu, học ngơn ngữ qua âm nhạc, chơi trị chơi âm
nhạc nên trong giờ hoạt động âm nhạc, tơi khuyến khích trẻ hát và vận động
theo nhạc để phát triển tai nghe nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
e. Biện pháp 5: Quan tâm trẻ mọi lúc, mọi nơi.
* Giờ đón, trả trẻ - chơi tự do:
Tơi ln tận dụng thời gian đó trẻ để trị chuyện tìm hiểu hơn về sở thích của
cháu, qua hoạt động này tôi cũng gẫn gũi đối với trẻ tạo cho trẻ sự tin tưởng cảm
thấy vui khi đến trường đến lớp
* Giờ tập thể dục sáng:
Trong giờ thể dục sáng, tôi đã sử dụng các bài tập cho cùng cả lớp tập: Tập
làm chú bộ đội, bắt chước các con vật….. Trong q trình bé tập tơi ln
khuyến khích, động viên để trẻ tập tốt hơn trong các lần sau.

* Giờ hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời giúp trẻ ADHD tiếp xúc với thế giới xung quanh. Muốn
tiếp xúc được với thế giới xung quanh thì trẻ phải sử dụng hệ thống các giác
quan. Nhưng ở trẻ ADHD mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của các giác
quan. Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả ở năm giác quan hoặc
mất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống. Do vậy, khi cho trẻ ADHD tham gia
hoạt động ngồi trời, tơi đã thiết kế một số hoạt động giúp trẻ dần tiến đến chức
năng cảm nhận bình thường để tri giác các sự vật.
- Chơi với cát
- Bắt chước tiếng kêu của các con vật
- Hút chất lỏng
- Trời mưa
- Quan sát và chăm sóc các loại cây, rau trong vườn trường


18

* Giờ hoạt động góc:
- Góc tạo hình: Sử dụng các hoạt động vẽ bằng tay, hoạt động với đất nặn,
vẽ quả trứng, vẽ quả cam.
- Góc nội trợ: Sử dụng các hoạt động hoa quả dầm, tập làm bánh trơi…
- Góc âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, thi xem ai nhanh, thi làm ca
sỹ, nói và đi theo nhạc, bắt chước vận động và hình dáng các con vật…
- Góc bác sỹ: Dạy trẻ đánh răng, sử dụng một số loại mơ hình dụng cụ
khám chữa bệnh…
- Góc vận động: Tham gia các trị chơi tĩnh, trị chơi dân gian, trị chơi
vận động tinh: ơ ăn quan, xâu xỏ hạt, lắc bóng vào túi lưới, cá ngựa…
- Góc rèn kỹ năng sống: Dạy trẻ nhặt các loại hạt giống bị lẫn, bé tập xúc
cơm, đi – tháo - cởi giầy dép…
- Góc văn học: Cùng làm những cuốn sách, chơi dối ngón – kể chuyện

sáng tạo theo ý thích, …
* Giờ ăn:
Giờ ăn là giờ để cháu hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ. Giúp
bé phân biệt thức ăn chín và thức ăn sống, các bước rửa tay bằng xà phòng, lau
mặt trước khi ăn, lau miệng sau khi ăn, xúc miệng nước muối, lấy khay ăn cho
bạn, lên bê cơm giúp cơ…do đó tôi đã sử dụng các hoạt động: Thức ăn nào ăn
được? làm bàn trưởng, ai làm giống cô….
* Giờ ngủ:
Là giờ được nghỉ ngơi sau khi tham gia vào các hoạt động một cách tích
cực. Trong giờ ngủ, tơi quan tâm đến bénhư: Cho trẻ đọc và xem sách báo, ru bẻ
ngủ, bật nhạc các ca khúc có giai điệu êm dịu đối với trẻ để trẻ dễ đi vào giấc
ngủ., tơi cũng sắp xếp cho bảo có một chỗ ngủ gần với chỗ cô ngồi để tránh cho
bảo làm ảnh hưởng tới những bạn khác.
* Giờ hoạt động chiều
Sau khi ngủ dậy, tôi tổ chức cho bé và các bạn trong lớp sử dụng các bài
tập nhẹ nhàng: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ, ồ sao bé không lắc và lau mặt cho tỉnh
ngủ.
Khi tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức rèn các kỹ năng sống, các kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động: Dạy trẻ đi tất, dạy trẻ đánh răng, lấy
– sử dụng – cất ghế đúng thao tác…
Như vậy, từ lúc bé cháu đến trường cho đến lúc được cha mẹ đón về,
được học những kiến thức, học được cách cư xử đúng đắn, thích hợp được hịa
đồng với các bạn trong lớp. Sự quan tâm, chăm sóc và kìm chế của các cô mọi


19

lúc, mọi nơi giúp bé nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa cháu với các bạn
trong lớp đưa bé hòa nhập với mơi trường bình thường.
h. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để can thiệp tại gia đình.

Có thể nói cha mẹ, những người thân trong gia đình là người thầy đầu
tiên, là mẫu đầu tiên để trẻ học và bắt chước, trên cơ sở đó hình thành những
biểu tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy, giáo dục gia đình là rất quan trọng
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Ở trường mầm non, cơng tác phối hợp với gia đình trẻ là khơng thể thiếu.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động
giáo dục trẻ tự kỷ hoc hịa nhập nói riêng, tơi đã ln tạo ra được mối quan hệ
mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ.
Khơng ai có thể hiểu và biết về con mình bằng chính cha mẹ, do đó cha
mẹ phải luôn là người đồng hành với trẻ, với cô giáo trong quá trình can thiệp
điều trị bệnh cho trẻ tại nhà.
Tơi ln tìm hiểu khả năng và nhu cầu của cháu để phát hiện những khó
khăn mà cháu Bảo gặp phải. Sau đó, qua tìm hiểu thơng tin gia đình và nhà
trường kết hợp với quan sát được biết cháu khơng sống với thế giới bên ngồi
mà chỉ sống với thế giới nội tâm mà cháu đang có. Cháu gặp khó khăn trong
việc hiểu âm thanh và ngơn ngữ, trẻ thường có những hành động, việc làm chưa
đúng, khơng tốt nên tôi đã xây dựng các mục tiêu ưu tiên cần can thiệp cho trẻ
trong từng thời điểm sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến với cha mẹ cháu.
Tơi giới thiệu với gia đình cháu những bài tập phát triển các lĩnh vực
ngơn ngữ giao tiếp, tình cảm - xã hội, tâm vận động, phát triển giác quan, nâng
cao sự tập trung chú ý. Phối kết hợp với các giáo viên tại lớp, tôi trao đổi với
phụ huynh cháu để cháu tập các bài tập này ở nhà. Để có các phương pháp giáo
dục, phương pháp can thiệp hành vi tốt nhất giúp cháu Bảo rút ngắn khoảng
cách với các cháu bình thường tại lớp đưa cháu hịa nhập với các bạn, với mơi
trường học tập bình thường, với cộng đồng.
Trao đổi với phụ huynh cháu về rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ bản
thân, kỹ năng vệ sinh cho trẻ tại nhà. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình trẻ
nên cùng thực hiện với trẻ các kỹ năng: rửa mặt, rửa tay, tự mặc quần áo, tự cởi
quần áo, tự rót nước, tự đi tất, tự xúc cơm ăn, tự đánh răng…



20

( Bé đang làm vệ sinh khi ở nhà )


21

Tơi tận dụng các buổi đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tình hình
của cháu Phú trong ngày, xây dựng góc tun truyền, thơng báo những nội dung
học của cháu hàng tuần, hàng tháng yêu cầu phụ huynh cần phối hợp, rèn luyện
thêm tại nhà.
Trong kế hoạch giáo dục cá nhân, tôi bổ sung kiến thức, củng cố các kỹ
năng khơng có thời gian giúp cháu tại lớp hoặc chưa đạt mục tiêu, chuẩn bị kiến
thức và kỹ năng mới cần cho trẻ sẽ được học tại lớp, luyện cách phát âm do trẻ
chưa nói được. Các nội dung này được trao đổi với cha mẹ trẻ và được phối hợp
để rèn luyện trẻ trong gia đình. Phối hợp chặt chẽ cùng với gia đình trẻ, thường
xuyên trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên đầy đủ vào sổ nhật ký “Theo
dõi trẻ ADHD” của lớp.
Với biện pháp này, tôi nhận thấy: phụ huynh của cháu đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ADHD học hịa nhập mơi trường giáo
dục bình thường, giúp trẻ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi.
Phụ huynh ngoài việc cho con học tại lớp, gia đình đã cho cháu tham gia các lớp
học chuyên biệt dành cho trẻ tăng động giảm chú ý và cháu đã có nhiều biến
chuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi.
III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại
1.Đối với giáo viên
Bản thân tôi cũng như cô giáo ở cùng lớp đã có thêm kinh nghiệm cũng
như kỹ năng giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý hồ nhập.
Có thêm kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ các góc chơi

và các hoạt động khác.
2.Đối với phụ huynh trẻ
Phụ huynh rất hào hứng để sẵn sang phối hợp với cô giáo trong việc nâng
cao chất lượng trong cá hoạt động như: Cung cấp nguyên vật liệu, phế liệu làm
đồ chơi, có ý thức tạo điều kiện cho trẻ tham gia các lớp học chuyên biệt dành
cho trẻ tăng động giảm chú ý.
3. Đối với trẻ
-Trẻ tham gia tích cực các hoạt động ở trường, ở lớp có ý thức, khơng cịn
chơi một mình, chơi cùng bạn, biết ngồi ngoan hơn trong giờ học.
- Tuy khả năng nói của trẻ còn chậm nhưng trẻ phát ra được một số âm ,
đã điều chỉnh hành vi cảm xúccủa mình.
- Trẻ biết tập thể dục, vẽ, tơ màu.. khi có sự hướng dẫn của cô.
Qua hơn một năm thực hiện các biện pháp Giáo dục trẻ tăng dộng giảm
chú ý trong trường mầm non Nghĩa Lợi tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C, tôi nhận
thấy đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn của cha mẹ giáo viên
nói riêng và của cộng đồng xã hội nói chung .Chỉ có giáo dục trẻ tăng động giảm


22

chú ý hồ nhập tốt trong mơi trường giáo dục bình thường thì trẻ tăng động giảm
chú ý mới có những cơ hội phát triển hết khả năng và phát huy hết tiềm năng
của trẻ.
Chính vì vậy mà là một giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu
tiên cho trẻ đặc biệt là trẻ ADHD , giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc
tổ chức các hoạt động học, hoạt động hằng ngày, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi
bằng tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hồn thành tốt mục tiêu
và nội dung giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý học hồ nhập trong trường Mầm
non, góp phần giúp trẻ phát triển tồn diện nhân cách như những đữa trẻ bình
thường.

Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu
nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất chuyên môn về trẻ tăng
động giảm chú ý, sự đoàn kết quyết tâm của giáo viên tại lớp đã nỗ lực trong
việc tạo môi trường giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ tăng động giảm chú
ý, bên cạnh đó là sự quan tâm phối hợp của các bậc phụ huynh tại lớp.
IV.Đề xuất – Khuyến nghị
- Mỗi giáo viên mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ
năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật học hồ nhập tốt trong
mơi trường giáo dục bình thường.
- Phịng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường cần tiếp tục tổ chức các
hoạt động chuyên đề giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập tốt trong mơi trường
giáo dục bình thường.
V. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là của bản thân tơi. Kính
mong lãnh đạo các cấp xem xét và đóng góp ý kiến để tơi có thể hồn thiện hơn
bản sang kiến của mình. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghĩa Lợi, ngày 12 tháng 4 năm 2021
TÁC GIẢ

Trịnh Thị Hoa


23

CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



×