Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 34 trang )

Sáng kiến công tác chủ nhiệm
MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Thông tin chung về sáng kiến.

2



2

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.

3

3

II. Mô tả giải pháp kỹ thuật.
II. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.


5

4

II. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.

7

5

Giải pháp 1: Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh khuyết tật.


8

6
7
8
9
10
11
12

Giải pháp 2: Lập kế hoạch, biện pháp cụ thể đối với từng đối
tượng học sinh khuyết tật.

Giải pháp 3: Đơn giản hóa kiến thức, kĩ năng phù hợp với mỗi cá
nhân học sinh khuyết tật.
Giải pháp 4: Điều chỉnh trong dạy học sinh khuyết tật học hòa
nhập.
Giải pháp 5: Phát huy tối đa những ưu điểm của học sinh khuyết
tật.
Giải pháp 6: Tạo môi trường thân thiện.
Giải pháp 7: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật học
hòa nhập.
Giải pháp 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã
hội.


11
14
15
17
18
19
25

13

Giải pháp 9: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


26

14

III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại

29

15

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.


32

16

Danh mục các tài liệu tham khảo.

34

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1



Sáng kiến công tác chủ nhiệm
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh khuyết tật học hòa nhập.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập ở Tiểu học.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
* Thời gian: - Chọn sáng kiến : Tháng 8/2016.
- Thực hiện

: Từ tháng 9/2016 đến tháng 03/2019.

- Hoàn thành


: Tháng 03 năm 2019.

* Đối tượng: Học sinh khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học.
4. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Vân.
Năm sinh: 19 – 5 - 1987.
Nơi thường trú: Xóm 8 – Hịa Hậu – Lý Nhân – Hà Nam.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc:


Trường Tiểu học Mỹ Thắng.

Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Mỹ Thắng – Mỹ Lộc – Nam Định.
Điện thoại:

0944 277 713.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Trường Tiểu học Mỹ Thắng – Mỹ Lộc – Nam Định.

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
2



Sáng kiến công tác chủ nhiệm

“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh khuyết tật học hịa nhập ”

I. ĐIỀU KIỆN HỒN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,
Dù ln bận bịu trăm cơng, nghìn việc của đất nước nhưng Bác Hồ ln

dành tình u thương vơ hạn tới trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trẻ em rất cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của xã hội nhất là t rẻ em
khuyết tật. Trẻ khuyết tật phải được đối xử bình đẳng như bao trẻ em bình thường
khác tránh sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội điều đó giúp trẻ xóa đi mặc cảm bản
thân hòa nhập với mọi người xung quanh. Tuyên ngôn Salamaca năm 1994 về
giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nhấn mạnh: “Tất cả trẻ em có nhu cầu giáo
dục đặc biệt phải được đến trường. Các trường phổ thơng bình thường phải tạo
mọi cơ hội, điều kiện để tiếp nhận các em khuyết tật vào học như mọi trẻ khác.
Giáo dục trẻ khuyết tật theo hướng hòa nhập là phương thức tốt nhất để xóa bỏ
thái độ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội cho mọi
người”. Trong số gần 1,2 triệu trẻ khuyết tật trong cả nước có tới 46,7% số trẻ
chưa học xong Tiểu học. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến

năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một
nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham
gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010

3


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
bảo đảm cho 70% trẻ khuyết tật được đi học. Đã có các văn bản Luật người
khuyết tật, Luật giáo dục bảo vệ quyền và lợi ích người khuyết tật:
- Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 điều 34,35,39
đã nêu nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ có hồn cảnh khó khăn và trẻ

khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004, điều 52 “ trẻ em khuyết
tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học được gia đình, nhà nước và xã
hội giúp đỡ chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục
hồi chức năng, được nhận vào các lớp hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết
tật, tàn tật, được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 quy
định : “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và học
nghề phù hợp”.
- Luật Giáo dục năm 1998:
+ Điều 10: Mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có quyền và nghĩa vụ
học tập để đạt trình độ giáo dục phổ thơng.

+ Điều 58: Nhà nước thành lập và khuyến khích các tổ chức cá nhân thành
lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi
chức năng, học văn hóa, học nghề, hịa nhập với cộng đồng.
- Pháp lệnh Người tàn tật ngày 30/07/1998, chương III điều 16:
+ Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình
thức học hịa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho
ngưới tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại gia đình.
+ Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các
trường năng khiếu tương ứng.
Bộ giáo dục và đài tạo rất quan tâm đến việc giáo dục hòa nhập cho trẻ em
khuyết tật, tạo mọi điều kiện để các em có khó khăn về học tập được học hòa
4



Sáng kiến công tác chủ nhiệm
nhập với các bạn cùng trang lứa, đó là chính sách rất quan trọng trong giáo dục.
Ngày 28/1/2018, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư liên quan đến người khuyết tật,
trong đó có giáo dục trẻ em khuyết tật để tạo hành lang pháp lý về mặt giáo dục,
giúp trẻ em có yêu cầu đặc biệt về giáo dục có cơ hội phát triển nhiều hơn và có
điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận giáo dục.
Hiện nay, học sinh khuyết tật ra lớp học hòa nhập luôn được nhà trường cũng
như các cấp, ban ngành địa phương quan tâm và có chế độ ưu đãi như hỗ trợ tiền
trợ cấp hàng tháng cho học sinh khuyết tật cùng giáo viên dạy học sinh khuyết tật
đó. Nhưng điều mà nhiều giáo viên băn khoăn, trăn trở là: Làm thế nào để giáo

dục học sinh khuyết tật học hòa nhập hiệu quả, đạt được kết quả mong đợi của
giáo viên và gia đình? Nên tơi đã thực hiện nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật học hòa
nhập” để phần nào giải đáp những băn khoăn, trăn trở đó.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN :
Hiện nay, công tác giáo dục học sinh khuyết tật rất được các ban ngành địa
phương quan tâm, giúp đỡ như: nhanh chóng làm các thủ tục, hồ sơ cho học sinh
khuyết tật, hỗ trợ tiền hàng tháng hay tổ chức các buổi khám chữa bệnh miễn phí. Về
phía trường Tiểu học, ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao đến công tác
chuyên môn hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập.
Một số giáo viên chủ nhiệm ngày càng thể hiện vai trò trách nhiệm cao hơn, tận tụy,

yêu thương học sinh khuyết tật, tâm huyết với công tác giáo dục hòa nhập cho học
sinh khuyết tật; thường xuyên tự học, tự rèn luyện và sáng tạo góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của nhà trường hàng năm. Bên cạnh
đó một số phụ huynh thể hiện sự quan tâm con em khuyết tật học hịa nhập, ln ủng
hộ giáo viên trong các hoạt động giáo dục.
5


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
Thuận lợi là vậy nhưng giáo dục học sinh khuyết tật là một việc làm vơ vàn khó
khăn địi hỏi người giáo viên phải thực sự có tấm lịng u thương học sinh, kiên trì,
nhẫn lại mới có thể làm được. Bởi hầu hết học sinh khuyết tật khá tự do trong sinh

hoạt hàng ngày, một số học sinh bướng bỉnh, lì lợm, thậm chí tỏ thái độ bất hợp tác.
Do tình trạng khuyết tật của bản thân mà các em được người thân chiều chuộng với
tâm lí muốn bù đắp những thiệt thịi cho các em hoặc một số cha mẹ tỏ ra chán nản
với con, mặc kệ không muốn giáo dục các hành vi hàng ngày của con. Người giáo
viên không chỉ dạy cho các học sinh khuyết tật về kiến thức, kĩ năng sống mà cịn
phải cải thiện tình trạng khuyết tật của các em giúp các em hòa nhập với cuộc sống
xung quanh.
Hiện nay, chương trình giáo dục tiểu học chưa có giáo trình hay sách giáo
khoa dành riêng cho học sinh học hòa nhập; điều kiện, phương tiện phục vụ việc
giảng dạy cho các em còn thiếu thốn, chưa đủ trang thiết bị cần thiết. Vì vậy giáo
viên chủ nhiệm cịn phải loay hoay trong việc tìm ra các giải pháp làm sao dạy
các em đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu giáo dục. Hầu như giáo viên chưa

được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập và chưa có nhiều
kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động dành cho các em. Người giáo viên
vừa phải đảm bảo tốt công tác chủ nhiệm lớp, đảm bảo kiến thức chương trình lớp
học cho tất cả học sinh trong lớp vừa phải đảm bảo mục tiêu giáo dục cho học
sinh học hòa nhập. Giáo viên cịn tự mày mị tìm các giải pháp qua internet, qua
bạn bè đồng nghiệp. Đối với các trường hợp q khó khăn trong việc giáo dục
học sinh học hịa nhập như: hành vi phá phách, nghịch ngợm thậm chí đánh lại
giáo viên, trốn ra khỏi trường thì giáo viên còn phải nhờ đến sự can thiệp của ban
giám hiệu hay chuyên viên Phòng giáo dục huyện. Việc tuyên truyền đến phụ
huynh hầu như chỉ tốt trong thời gian đầu, phụ huynh cùng phối hợp giáo dục học
sinh với giáo viên nhưng họ dễ dàng bỏ cuộc vì khơng có hiệu quả cao và bận bịu
với công việc của họ. Sau khi tham vấn với phụ huynh, một số phụ huynh cũng

6


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
đưa con em đến lớp chun biệt sau giờ chính khóa nhưng tỉ lệ đó cịn ít do các
trung tâm chun biệt ở xa và kinh phí cao.
Vậy nên có được những giải pháp hữu ích giúp học sinh học hòa nhập ngay tại
trường học là rất cần thiết.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CĨ SÁNG KIẾN :
Giáo dục hồ nhập là phương thức giáo dục mọi học sinh, trong đó có học sinh
khuyết tật, trong lớp học bình thường của trường phổ thơng. Giáo dục hoà nhập là
“Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ

giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi
trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.
Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực về học sinh khuyết tật. Mọi học
sinh khuyết tật đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà các em
được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận
các tác động giáo dục. Từ đó tơi tập trung quan tâm, tìm kiếm những cái mà các em
có thể làm được. Các em sẽ làm tốt những việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của
mình. Trong giáo dục, gia đình, cộng đồng, xã hội cần tạo ra sự hợp tác và hoà nhập
với các em trong mọi hoạt động. Vì thế các em phải được học ngay ở trường học gần
nhất, nơi các em sinh ra và lớn lên. Các em luôn ln được gần gũi gia đình, ln
được sưởi ấm bằng tình yêu của cha, mẹ, anh, chị mình và được cả cộng đồng đùm
bọc, giúp đỡ. Các em sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với

các bạn học sinh bình thường. Cũng như mọi học sinh khác, học sinh khuyết tật là
trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tham gia đầy đủ, và bình đẳng mọi
cơng việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lý tưởng “trường học cho mọi
trẻ em, trong một xã hội cho mọi người”. Chính lý tưởng đó tạo cho các em niềm tin,
lịng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho
phép. Để góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh khuyết tật học
hòa nhập. Giúp học sinh khuyết tật phát triển toàn diện các mặt, bao gồm: Đạo đức,
7


Sáng kiến cơng tác chủ nhiệm
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và khả năng lao động; phát triển kiến thức, kĩ năng văn hóa

xã hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng và giúp học sinh khuyết tật
cải thiện tình trạng suy giảm chức năng do khuyết tật gây nên đồng thời phát huy tối
đa những chức năng còn lại. Với tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, mến trẻ và
đặc biệt với tình yêu thương những đứa trẻ kém may mắn tôi đã không ngại khó khăn
tìm tịi nghiên cứu qua mạng Internet , tham khảo tài liệu sách báo…đưa ra những
biện pháp cụ thể để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách có hiệu quả. Giúp trẻ
tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội những kiến thức quý báu
làm hành trang cho trẻ bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Tơi có một số
giải pháp sau:
2.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh khuyết tật.
Ngay từ đầu năm, tơi tìm hiểu, xác định đối tượng khuyết tật học hòa nhập
trong lớp mình phụ trách. Đó là khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật ra sao? Những

mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn và một số
thơng tin về gia đình. Sau khi tìm hiểu và nắm được học sinh khuyết tật trong lớp
tôi yêu cầu phụ huynh học sinh điền các thông tin cần thiết vào phiếu sau:
A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC SINH
Họ và tên: ...........................................................................................Nam/Nữ:......................
Sinh ngày……...tháng…..….năm …………….. – Nơi sinh:................................................
Địa chỉ cư trú của học sinh: .......................................................................................
Số điện thoại: - Số ĐT nhà.....................................Di động (cha/mẹ)..........................
Là con thứ :……../trong số……….. anh chị em ruột trong gia đình.
Dạng khuyết tật :........................................................................................................................
Nguyên nhân:.....................................................................................................................
Mức độ khuyết tật: Nặng 


Nhẹ 
8


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
Học sinh đã được khám chuyên khoa chưa? Chưa  Có - Khi nào?...................
Học sinh đã được tham gia chương trình Can thiệp sớm: Khơng  Có 
Lúc...tuổi
Trẻ Học sinh thích chơi với bạn nào trong lớp nhất?........................................................
Học sinh thích làm gì nhất?.....................................................................................................
B. GIA ĐÌNH

Họ và tên cha: ..............................................................Nghề nghiệp:.....................................
Họ và tên mẹ : ............................................................. Nghề nghiệp:.....................................
Họ tên đơn vị hay người nuôi dưỡng (nếu có)...................................................................
Hồn cảnh kinh tế: Khá 

Trung bình 

Gia đình có ai bị khuyết tật khơng? Khơng 

Nghèo 
Có  Cụ thể...............................


........................................................................................................................................................

Ai thường xun chăm sóc học sinh:
Ơng 

Bà 

Cha 

Mẹ  Anh 

Chị 


Em  Khác...........

Chị 

Em  Khác...........

Ai có thể tham gia giáo dục học sinh:
Ông 

Bà 


Cha 

Mẹ  Anh 

Sau khi có các thơng tin cần thiết tơi tìm hiểu lại các thơng tin trên từ đó tơi
phân loại học sinh đó thuộc các dạng học sinh khuyết tật gì? Mức độ nào?
Nguyên nhân khuyết tật? Để từ đó có các giải pháp thích hợp nhất với mỗi trường
hợp.
Các dạng khuyết tật:
+ Khuyết tật vận động.
+ Khuyết tật nghe, nói.
9



Sáng kiến cơng tác chủ nhiệm
+ Khuyết tật nhìn.
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần.
+ Khuyết tật trí tuệ.
+ Khuyết tật khác.
- Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể
tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên.
- Nguyên nhân:
+ Các nguyên nhân trước sinh:


Do di truyền: Bệnh về gene, nhiễm sắc thể



Do mắc phải: Các bệnh nhiễm trùng bẩm sinh: Rubellva,




Do độc chất: Nghiện rượu, thuốc lá, thuốc phiện, thuốc điều trị bệnh…



Mẹ bị suy dinh dưỡng, bệnh nặng ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bị trầm
cảm hoặc tâm bệnh…

+ Các nguyên nhân sau sinh: Chấn thương sọ não, các chấn thương hoặc tai
nạn khác, viêm não màng não…
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tơi đã điều tra tình trạng khuyết tật của các học
sinh sau:

+ Năm học 2016 – 2017: Em Trần Bá Thành Đạt. Khuyết tật nghe, nói bẩm
sinh. Em khơng thể nói từ nhỏ do em bị khiếm thính. Năm em 4 tuổi gia
đình cho em đi phẫu thuật cấy máy nghe ở đầu nên từ đó em bắt đầu học
nói nhưng phát âm khơng chuẩn và em rất ngại giao tiếp bằng ngơn ngữ lời
nói.
10


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
+ Năm học 2018 – 2019: Em Trần Trung Hiếu. Khuyết tật trí tuệ sau sinh do di
chứng bệnh viêm màng não mủ.


Em Thành Đạt trong lớp học
2.2.

Giải pháp 2: Lập kế hoạch, biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng
học sinh khuyết tật.

Sau khi đã tìm hiểu và phân loại đối thượng học sinh khuyết tật, tôi lập kế
hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo
dục cụ thể đảm bảo phù hợp, vừa sức đối với em. Đồng thời có nhật ký theo dõi
hàng ngày với những tiến bộ, khó khăn mà học sinh đó gặp và cuối mỗi tháng tơi
đánh giá kết quả rèn luyện của em đó ở quyển hồ sơ khuyết tật cá nhân để có
những biện pháp giáo dục tốt hơn. Tơi đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá

kết quả giáo dục mà mình đã và đang thực hiện, bằng cách hàng tháng tôi lập
bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo với ban giám hiệu. Bảng
11


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
theo dõi phải đánh giá chính xác q trình phát triển của học sinh. Tơi thường
xuyên quan sát theo dõi học sinh ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi
quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ
từng nội dung, hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của học sinh để có
biện pháp chăm sóc giáo dục em một cách tốt nhất.
Ví dụ 1: Tôi lập bảng theo dõi hoạt động hàng ngày của em Thành Đạt tháng 9

Ngày, tháng

Nội dung hoạt động

Biện pháp hỗ trợ

Kết quả

Biện pháp khắc
phục

5/9/2016


-Tham gia lễ khai giảng.

6/9/2016

-Giới

Hướng dẫn - Học sinh tích

học sinh.
thiệu


cực tham gia.

làm - Giáo viên và - Học sinh còn -Giáo viên, các

quen với các bạn các bạn trong nhút nhát, chưa bạn trong lớp
trong lớp.

lớp làm mẫu.

biết giới thiệu tạo
về bản thân.


sự

thân

thiện với học
sinh.

15/9/2016

- Học kĩ năng sắp -

Giáo


viên - Học sinh còn - Thường xuyên

xếp sách vở, đồ hướng dẫn,cùng hay quên sắp kiểm tra, nhắc
dùng học tập gọn làm
gàng.

với

sinh.

học xếp ngăn bàn nhở, hướng dẫn.

gọn

gàng



thao

tác

còn


chậm.
17/9/2016

- Luyện kĩ năng -Giáo

viên - Em đã nói -Duy trì luyện

phát âm.

dẫn được

hướng


một

số phát âm.

luyện phát âm tiếng đơn giản.
đơn giản.
23/9/2016

- Tham gia các hoạt - Giáo viên, ban - Học sinh chưa -Tổ
12


chức

trò


Sáng kiến cơng tác chủ nhiệm
động trị chơi học cán sự lớp kèm chịu hợp tác với chơi
tập.

cặp, giúp đỡ.

bạn bè.


học

tập

tăng cường hợp
tác nhóm.

26/9/2016

-Tham gia các hoạt -Khuyến khích, - Học sinh chưa -Tổ chức các
động tập thể.


động
khích lệ .

viên, tích cực tham hoạt động ngồi
gia với bạn.

giờ lên lớp để
tạo sự đồn kết.

Ví dụ 2: Tơi thường xun cập nhập hồ sơ cá nhân của học sinh:


Hồ sơ cá nhân của em Thành Đạt
3.3.

Giải pháp 3: Đơn giản hóa kiến thức, kĩ năng phù hợp đối với mỗi cá
nhân học sinh khuyết tật.
13


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
Đa phần học sinh khuyết tật có nhận thức và kĩ năng thấp hơn so với học sinh
trong lớp vì vậy mục tiêu, nội dung chương trình của học sinh khuyết tật phải đơn
giản hơn các học sinh khác. Học sinh khuyết tật vẫn ngồi học bình thường trong

lớp với các học sinh khác song mỗi học sinh khuyết tật có mục tiêu và một khối
lượng cơng việc theo đúng khả năng của mình. Dù cho mỗi em hồn thành cơng
việc học tập của mình ở mức độ nào đi chăng nữa cũng ít hoặc khơng liên quan
đến chương trình học tập của những bạn khác và không ảnh hưởng đến kết quả
học tập chung của cả lớp. Ngoài việc giao cho học sinh khuyết tật làm những
việc phù hợp với khả năng thì tơi chia những cơng việc đó làm nhiều bước nhỏ và
hướng dẫn các em cụ thể trong các hoạt động, thao tác, tình huống và yêu cầu các
em thực hành nhiều lần.
Ngay cả khi giao tiếp với học sinh khuyết tật tôi cũng sử dụng các biện pháp
sau:
- Sử dụng câu ngắn, rõ ràng, đơn giản.
- Không đưa ra dồn dập nhiều quá thông tin trong cùng một thời điểm.

- Sử dụng các phương thức giao tiếp thay thế và tăng cường. Ví dụ như sử
dụng lời nói kết hợp với ngơn ngữ cử chỉ điệu bộ hay ngơn ngữ kí hiệu.
- Sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp như vật thật, mơ hình, các
loại tranh ảnh… nhằm hình ảnh hố thơng tin.
- Cung cấp vốn từ mới cho học sinh từ đơn giản đến trừu tượng.
- Khuyến khích trẻ tự phát biểu bằng cách gợi mở, đặt ra những câu hỏi để
trẻ trả lời, luôn động viên khen thưởng trẻ mỗi khi trẻ phát biểu ý kiến.
Ví dụ:
- Đối với môn Tiếng việt: Học viết âm mới
14



Sáng kiến công tác chủ nhiệm
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh cách phát âm âm mới. Tôi hướng dẫn kỹ
cách mở khẩu hình miệng phát âm đúng.
+ Bước 2: Tôi cho học sinh làm quen với chữ cái bằng nhựa để học sinh
cầm, nắm nhận biết được cấu tạo chữ cái đó.
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết tỉ mỉ: Hướng dẫn cách đặt bút ở đâu,
chữ cái đó có mấy nét, từng nét viết như thế nào sau đó cho học sinh tơ
nhiều lần chữ cái đó rồi mới tự viết.
- Đối với môn Thủ công:
Học sinh chỉ cần bắt chước làm theo, việc đánh giá sản phẩm cũng dựa trên
những gì em đã làm được đồng thời tăng cường khuyến khích, động viên các em.
3.3 Giải pháp 4: Điều chỉnh trong dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập

Điều chỉnh được hiểu là: Thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học phù hợp với nhu cầu,
khả năng và hứng thú nhằm phát triển đến mức tối đa tiềm năng và năng lực của
học sinh.
Đối với học sinh khuyết tật học tập, sự điều chỉnh là rất cần thiết. Tùy theo khả
năng nhận thức và mức độ khó khăn của học sinh mà giáo viên lựa chọn cách
thức điều chỉnh.
Cơ sở để điều chỉnh dựa trên những tiêu chí sau:
+ Khả năng và nhu cầu của học sinh.
+ Mục tiêu nội dung dạy học được quy định trong chương trình.
+ Điều kiện thực tế của nhà trường.
Các điều chỉnh phải đạt được yêu cầu sau:

+ Các điều chỉnh đều được thực hiện trên bản kế hoạch giáo dục cá nhân của học
sinh.
+ Nội dung dạy học cần điều chỉnh không được xây dựng riêng rẽ mà dựa trên nội
dung dạy học của môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng mơn học đó.
+ Việc điều chỉnh phải thích ứng với trình độ nhận thức, khả năng học tập của học
sinh.
15


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
+ Điều chỉnh được tiến hành từ mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và đánh giá kết quả
học tập của các em, cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện về cơ sở vật chất,

đồ dùng và phương tiện dạy học.
Các phương pháp điều chỉnh:
+ Đồng loạt: Giáo viên thay đổi hình thức học tập của lớp, với sự hỗ trợ nhất định
từ giáo viên và bạn bè, trẻ có nhu cầu đặc biệt có thể tham gia hoạt động như các
bạn.
+ Đa trình độ: Học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ tham gia cùng một hoạt động, với
mục tiêu chung nhưng mức độ yêu cầu khác với những bạn khác.
+ Trùng lặp giáo án: Học sinh có nhu cầu đặc biệt tham gia trong cùng hoạt động
bài học nhưng theo đuổi mục tiêu học tập khác với mục tiêu chung cả lớp.
+ Thay thế: Học sinh có nhu cầu đặc biệt thực hiện một hoạt động khác với các
bạn trong lớp.
Các hình thức điều chỉnh:

+ Điều chỉnh mục tiêu bài dạy
+ Thay đổi nội dung và yêu cầu bài giảng
+ Thay đổi hình thức hoạt động của học sinh
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên
+ Thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập
+ Cần thay đổi cách hướng dẫn, trợ giúp
- Thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên
- Thay đổi hình thức, phương tiện hỗ trợ giảng dạy
- Thay đổi các yếu tố của môi trường lớp học
- Thay đổi hình thức đánh giá
2.5. Giải pháp 5: Phát huy tối đa những ưu điểm của học sinh khuyết tật.
Mỗi học sinh khuyết tật có những đặc điểm riêng về năng lực và nhu cầu.

Người giáo viên cần phải hiểu được những đặc điểm riêng đó. Trong quá trình
16


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
dạy học sinh khuyết tật để có phương pháp dạy học tốt nhất thì phải nắm vững và
hiểu biết sâu sắc những đặc điểm về trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm và hành
vi của cá nhân học sinh, điểm mạnh và hạn chế, những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm đã có của học sinh. Tôi tận dụng và phát triển các thế mạnh của học sinh.
Đầu tư phát triển các điểm mạnh mang lại hiệu quả cao hơn là đầu tư khắc phục
các điểm yếu hơn nữa sẽ giúp học sinh tự tin vào bản thân và mạnh dạn hơn trong
các hoạt động giáo dục.

Trên cơ sở đó, tơi thiết kế hàng loạt các hoạt động và xác định những tác động
cần thiết, phù hợp đối với các em nhằm đạt được mục tiêu của tiết học.
Ví dụ: Em Trung Hiếu là học sinh khuyết tật về trí tuệ. Em thích tìm hiểu thế
giới động vật nên tôi luôn tạo điều kiện cho em phát huy sở thích của mình bằng
cách tìm cho em các quyển sách phù hợp với sở thích đồng thời giáo dục các kĩ
năng thông qua các con vật mà em tìm hiểu hay tạo sự gần gũi, thân mật với em
qua các cuộc nói chuyện về chủ đề em yêu thích.

Em Trung Hiếu xem sách về động vật
Em Trung Hiếu có khả năng làm hoa giấy đẹp. Nhân các ngày lễ như ngày 8/3
hay Tết cổ truyền tôi khuyến khích em làm bưu thiếp tặng người thân vừa kích
thích niềm đam mê của em giúp em tự tin vào bản thân vừa giáo dục được tình

yêu thương, biết ơn của em.
17


Sáng kiến công tác chủ nhiệm

Sản phẩm của em Trung Hiếu ( Hỗ trợ: Giáo viên chủ nhiệm)
2.6.

Giải pháp 6: Tạo môi trường thân thiện.
Việc tạo môi trường giáo dục thân thiện có vai trị rất quan trong trong q


trình phát triển toàn diện cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh khuyết tật. Khi
có mơi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho các em đồng thời
giúp các em phát triển các tố chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nữa đối
với học sinh khuyết tật rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngồi. Khơng những
bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót
trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nảy sinh những
chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em. Cho nên tạo
mơi trường thân thiện có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập. Bởi
học sinh sẽ cảm nhận được tình yêu thương con người, sự gắn kết giữa bạn bè.
Giúp các em dễ dàng hịa nhập với mơi trường giáo dục cũng như cuộc sống gia
18



Sáng kiến cơng tác chủ nhiệm
đình và xã hội. Giáo dục học sinh khuyết tật phải phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý và sở thích của các em, kiên quyết tránh mọi hình thức gị bó, áp đặt,
mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý các em. Giáo viên phải thường xuyên
trò chuyện, âu yếm vỗ về các em, tạo cho các em tâm thế vui vẻ, thoải mái và tạo
môi trường đẹp, thân thiện để các em được hịa nhập cùng với bạn bè, xây dựng
nhóm bạn cùng chơi với các em. Giúp các em mạnh dạn, tự tin thích đến trường.

Học sinh cả lớp vui chơi cùng nhau
2.7.


Giải pháp 7: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật học hòa
nhập
Cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh học hòa nhập để các em sớm thích

nghi với gia đình, nhà trường và xã hội.
A. Giáo dục kĩ năng sống trong gia đình.
Nếu khơng hình thành cho học sinh thói quen thực hiện các cơng việc trong
gia đình và khả năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân một cá nhân thì các em sẽ
mãi lệ thuộc vào người khác. Tôi hướng dẫn và hỗ trợ học sinh có kĩ năng làm
19



Sáng kiến công tác chủ nhiệm
các công việc như: Lau bàn ghế, quét lớp, vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ dùng học
tập. Tôi thực hiện trong buổi làm vệ sinh thứ sáu hoặc thông qua dạy học bộ môn
trên lớp, hoặc qua các buổi sinh hoạt tập thể.
*Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện, làm mẫu cho học sinh bắt
chước.
* Biện pháp 2: Cho học sinh thực hiện thao tác, theo dõi và uốn nắn, động viên
khích lệ kịp thời khi học sinh đạt được những kết quả nhất định, không nên chê
trách hay tức giận khi học sinh chưa thực hiện được thao tác.
* Biện pháp 3: Yêu cầu học sinh thực hiện một công việc cụ thể có sự giám sát
chặt chẽ của người khác
* Biện pháp 4: Cho học sinh thực hiện thường xun để tạo thói quen làm các

cơng việc gia đình

Em Trung Hiếu chăm sóc cây
B. Giáo dục kĩ năng xã hội trong trường học:
Giáo dục kĩ năng sống trong trường học thường là giáo dục hiệu quả nhất, học
sinh học hòa nhập phải thực hiện các kĩ năng cùng các bạn trong lớp như: Xếp
20


Sáng kiến công tác chủ nhiệm
hàng ra vào lớp, hoạt động tập thể theo các nội quy của nhà trường, thảo luận
nhóm.

* Biện pháp 1: Cho học sinh tham gia các trị chơi mang tính hợp tác nhóm bạn
như trị chơi tiếp sức và giáo viên theo dõi xem học sinh có biết hợp tác với các
bạn khơng, nếu học sinh không biết, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh tham
gia.
*Biện pháp 2: Thường xuyên cho học sinh tham gia các hoạt động nhóm trong
học tập, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận. Nếu học sinh ngần ngại không
muốn chơi, cần động viên tham gia.
* Biện pháp 3: Trong thời gian ra chơi, nhóm bạn rủ nhau cùng chơi và chia sẻ
với học sinh trong các trò chơi và hoạt động
* Biện pháp 4: Tạo ra các hoạt động theo chủ đề để lôi cuốn học sinh khuyết tật
tham. Nếu học sinh rụt rè, e ngại thì động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp
thời.


Học sinh xếp hàng vào lớp.

21


Sáng kiến công tác chủ nhiệm

Học sinh tập thể dục đầu giờ.
B. Giáo dục kĩ năng sống trong cộng đồng và ngồi xã hội
Mục đích cuối cùng của cơng tác giáo dục học sinh khuyết tật là giúp cho các
em học sinh sống hoà nhập được vào cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, dạy cho học

sinh những kĩ năng sống thích ứng với những điều kiện và hồn cảnh của môi
trường xã hội là hết sức cần thiết. Nếu không quan tâm đến việc dạy cho sinh các
kĩ năng này thì học sinh khuyết tật trí tuệ thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống
tại cộng đồng.
* Biện pháp 1: Giải thích cho học sinh một cách đơn giản, dễ hiểu về sự cần thiết
phải giữ gìn trật tự nơi công cộng, không được gào thét, làm ồn, phá rối. Đặc biệt
cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu được nói tục là điều xấu, gây rối đánh bạn là
điều rất xấu.
* Biện pháp 2: Cho học sinh tham gia các hoạt động nơi cơng cộng như các buổi
họp, buổi mít tinh, biểu diễn văn nghệ. Theo dõi các hoạt động của học sinh để
kịp thời uốn nắn và động viên học sinh.
22



Sáng kiến công tác chủ nhiệm
* Biện pháp 3: Kể về tấm gương tốt một bạn mà học sinh biết. Bạn đó đã biết giữ
trật tự nơi cơng cộng, khơng gào thét, gây rối hoặc khơng nói tục và cố gắng để
học sinh biểu lộ cảm nhận của học sinh về hành vi tốt của người bạn đó.
D. Giáo dục kĩ năng giao tiếp
Ngơn ngữ đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con
người. Do sự tổn thất thực tế của não bộ dẫn đến các chức năng ngôn ngữ. Vốn từ
của học sinh khuyết tật rất nghèo nàn. Đa số các em học sinh chậm nói, chậm
hiểu ngơn ngữ nói của người khác. Khi học sinh nói với người khác thường gặp
khó khăn để hiểu được ý muốn diễn đạt của học sinh. Vì vậy, học sinh khuyết tật

hạn chế trong giao tiếp ứng xử.
Để khắc phục tình trạng trên, giáo viên và cha mẹ học sinh có vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ giao tiếp, giao tiếp ứng xử
của học sinh.
Ví dụ: Rèn kĩ năng nói năng lễ phép, lịch sự
Biện pháp 1: Cần giảng cho học sinh một cách đơn giản về việc cần nói lời lễ
phép ơn. Dùng phương pháp làm mẫu để học sinh bắt chước và tạo thói quen.
Biện pháp 2: Cho học sinh chơi đóng vai cùng các bạn trong lớp có khách đến
nhà, xin phép người lớn khi muốn đi ra ngoài chơi hay chào hỏi khi đi học, về
học..
Biện pháp 3: Dạy cho học sinh biết nói lời lễ phép tại nơi em sống.
Biện pháp 4: Kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện thật ngắn về học sinh biết

nói lời cảm ơn và xin lỗi.

23


Sáng kiến công tác chủ nhiệm

Động viên em Thành Đạt khi em nói được từ giao tiếp đơn giản
D. Giáo dục kĩ năng tham gia các hoạt động giáo dục
Thông qua các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển khả năng
hợp tác, khả năng hoà hợp, khả năng giao tiếp ứng xử,…cũng như việc phục hồi
các chức năng bị khiếm khuyết của học sinh khuyết tật. Việc tuân theo các quy

định trong các hoạt động giáo dục sẽ hình thành ở học sinh ý thức nề nếp, tổ
chức, kỉ luật. Do vậy, việc hình thành các kĩ năng tham gia hoạt động giáo dục có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn của các
em.
Ví dụ: Hướng dẫn HS tham gia hoạt động giáo dục theo luật.
* Biện pháp 1: Khi tổ chức một hoạt động giáo dục nào đó phải tn theo luật
phải giải thích cho học sinh thế nào là chơi đúng luật, thế nào là bị phạm luật.
Giáo viên và bạn trong lớp có thể làm mẫu đúng hoặc sai luật để học sinh quan
sát.
24



Sáng kiến công tác chủ nhiệm
* Biện pháp 2: Quan sát xem học sinh đã tự động tham gia đúng luật chưa Tổ
chức lại các hoạt động giáo dục trước đó mà khơng giải thích luật, theo dõi xem
học sinh đã biết chủ động tham gia theo đúng luật hay khơng.

Học sinh tham gia trị chơi hoạt động tập thể
2.8.

Giải pháp 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

Đối với học sinh khuyết tật tôi tận dụng mọi cơ hội, thời điểm để giúp các em
hịa nhập với bạn bè, cơ giáo khi đến trường. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường

xã hội cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giáo dục hịa nhập. Chính vì
vậy việc kết hợp giữa ba lực lượng này là một trong những yếu tố góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh học khuyết tật. Tôi liên lạc với phụ huynh qua
sổ liên lạc điện tử, số điện thoại hoặc đến nhà của các em. Hàng ngày trong
những giờ học hay vui chơi tôi quan sát những chuyển biến của các em và dành
thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh, có những đề xuất cần phụ huynh

25


×