Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyen de cum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.08 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD - ĐT DI LINH</b>


<b>TRƯỜNG THCS GIA HIỆP </b>



<b>Chun đề c</b>

<b>ụm </b>



<b> Năm học 2010- 2011</b>



<b> GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC</b>


<b>TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC</b>



<b>CƠ SỞ.</b>


<b>I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>



Đổi mới giáo dục là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Đổi mới
về giáo dục là đổi mới về nội dung, chương trình, gắn liền với đổi mới phương pháp
truyền thụ kiến thức , phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Mục tiêu đặt
ra là lấy hs làm trung tâm , giáo viên đóng vai trị người dẫn dắt , hướng hs đến chỗ
phát hiện kiến thức một cách tự nhiên , không áp đặt .


Trong 9 năm thực hiện cải cách giáo dục, 3 năm thực hiện theo tài liệu hướng dẫn
chuẩn kiến thức kỷ năng, trong quá trình giảng dạy chúng tơi đã gặp khơng ít khó
khăn về nội dung , chương trình, cũng như phương pháp giảng dạy , HS cũng chưa
đóng vai trị là chủ thể để lĩnh hội kiến thức nên kết quả học tập chưa cao. Trước khó
khăn đó chúng tơi đã từng bước khắc phục để nâng dần chất lượng nhưng kết quả
cũng chưa như ý muốn.


Hôm nay được sự chỉ đạo của chuyên môn PGD huyện Di Linh cho phép cụm
chúng tơi mở hội thảo để giải quyết những khó khăn vướng mắc trên . Tôi thay mặt
GV môn Địa Lý trường THCS Gia Hiệp, xin đưa ra một ý kiến về một số khó khăn
cùng những biện pháp khắc phục những khó khăn đó của trường chúng tôiù để các
đồng nghiệp trường bạn trên địa bàn cụm Đinh Lạc cùng nhau đóng góp ý kiến xây


dựng cho nội dung của chuyên đề hoàn thiện và đi vào thực hiện.


<b>II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.</b>
<b>* THỰC TRẠNG</b>


<b>A/ THUẬN LỢI.</b>
<b>I.Khách quan:</b>


<b>1. Đối với sách giáo khoa</b>:<b> </b>


- Nội dung chương trình có nhiều cải tiến nhưng vẫn đảm bảo được tính hệ thống và


khoa học của bộ môn, tương đối phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức và rèn kỷ
năng đối với lứa tuổi học sinh THCS


- Kênh chữ rõ ràng.


- Đặc biệt kênh hình đẹp nổi bật và có có tác dụng. Hệ thống kênh hình phù hợp với


từng loại bài nên phát huy được tính tự học và ở nhà của HS, rèn được một số kỷ năng
đặc thù của từng khối lớp trước sự hướng dẫn của GV cho HS tự chuẩn bị ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Đã thống nhất được nội dung, chương trình, kiến thức, kỷ năng tối thiểu của cấp học
mang tính định lượng cụ thể cho từng chủ đề của môn học và khối lớp trong cả nước.
Góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy và học tập, giúp GV chúng ta
hiểu đúng và làm đúng.


<b>II. Chuû quan:</b>
<b>1.</b>



<b> Đối với giáo viên:</b>


- Hầu hết gv đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề, tay


nghề khá vững vàng.


- Tích cực tự học hỏi để nâng cao tay nghề.
<b>2.</b>


<b> Nhà trường:</b>


- Ban giám hiệu nhà trường có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện cho GV


học tập và nâng cao trình độ chuyên mơn.


<b>3. Học sinh: </b>


- Nhìn chung các em có ý thức học tập.


- Sgk và đồ dùng học tập tương đối đầy đủ
<b>B. KHÓ KHĂN </b>


<b>I.Khách quan:</b>


<b>1.Nội dung chương trình SGK:</b>
<b>a. Kiến thức:</b>


- Nội dung kiến thức nhiều , nặng so với khả năng tiếp thu của hs như chương trình :
( lớp 8, 9).



- Có nhiều thuật ngữ, khái niệm khó trừu tượng như : phép chiếu đồ, các loại tỉ lệ bản
đồ ( lớn, TB, nhỏ), hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau…(lớp 6) , vành đai Mặt
Trời,


- Một số bài khó như :
+ Lớp 6: bài 3, 6, 9, 19, 25…
+ Lớp 7: bài 12,18,25…
+ Lớp 8: bài bài 7, 19, 25, …
+ Lớp 9: bài19, 39, 44…


- Tiết ôn tập nhiều kiến thức nhưng thời lượng lại có 1 tiết khơng đủ để hệ thơng kiến
thức hay mở rộng kiến thức. Lớp 6 khơng có tiết ôn tập giữa kỳ trong khi chương trình
lớp 6 rất khó và nặng.


- Khơng có qui định cụ thể cho 1 tiết ôn tập theo dạng nào cho từng khối lớp.


- Một số thông tin, tư liệu trong sgk chưa cập nhật, chưa có sự thống nhất giữa sách
gv và sách gk.


VD: diện tích đất liền VN… hoặc số liệu q cũ.


- Phân phối chương trình chưa có sự hợp lý giữa các bài , có bài nội dung kiến thức
quá nhiều và nặng nhưng chỉ trong 1 tiết hầu hết rơi vào lớp 6.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>b. Kỷ năng</b>: Đối với môn địa lý kỷ năng đọc bản đồ, lược đồ, xác dịnh tọa độ địa lý1
điểm, vẽ biểu đồ phân tích, giải thích …. Là cực kỳ quan trọng nhưng thời gian rèn kỹ
năngtrong 1 tiết dạy là q ít vì khối lượng kiến thức trong 1 tiết là q nhiều.


<b>c. Kênh hình</b>:



- Kênh hình SGK chưa thống nhất ký hiệu qua từng năm xuất bản, vàbản đồ lược đồ
treo tường..


- Đồ dùng dạy học thiếu nhiều và chưa đổi mới theo kịp sgk : 1 số bản đồ, lược đồ…
chưa khoa học … quá lớn và cồng kềnh -> khó khăn trong q trình sử dụng và bảo
quản.


Một số mơ hình kém chất lượng và không hợp lý -> Không sử dụng được.
- Tài liệu về địa lý địa phương khơng có.


<b>2. Đối với tài liệu HD chuẩn kiến thức kỹ năng</b>:<b> </b>


Nội dung kiến thức, kỷ năng qui định tối thiểu cho từng khối lớp chưa hợp lý, quá
khập khiễng:


+ Đối với lớp 6 quá nặng từng bài trong khi lớp 6 là khối đầu cấp.


+ Đối với lớp 7, 8 , 9 nếu thực hiện cứng nhắc theo tài liệu HDCKTKN nội dung quá
ngắn, và chưa đủ theo mục tiêu của tài liệu đặt ra…


+ Câu chữ diễn đạt rườm rà, lủng củng, khó hiểu…


+ Một số khái niệm so với SGK và chương trình trước đây luẩn quẩn -> hs khó nắm
bài và học bài.


Với nhũng vướng mắc trên làm cho GV lúng túng trong quá trình lựa chọn PP truyền
thụ kiến thức phù hợp cho tùng bài dạy và từng đối tượng HS.


<b>3.Kiểm tra, đánh giá</b>:- Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy hoạt động nhóm, đổi
mới về kiểm tra, đánh giá trong nhiều năm nay ( trắc nghiệm) -> làm cho 1 bộ phận


khơng nhỏ HS lười học và ít hoạt động trong tiết học -> chất lượng thấp hoặc ảo…


<b>II.Chủ quan:</b>


1<b>. Giáo vieân:</b>


- Chưa linh hoạt trong phương pháp, bị động về thời gian, đầu tư giáo án đôi lúc chưa
kỷ càng.


- Còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu HD chuẩn kiến thức kỹ năng vì sợ khơng trình bày
đủ nội dung , cịn ơm đồm kiến thức, ghi bài quá dài…


- Chưa nhạy bén trong việc xử lý tình huống.
- p dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế.


<b>c. Học sinh:</b>


- Quan điểm mơn học phụ của HS, phụ huynh ăn sâu vào tiềm thức nên ít chú ý, ít
đầu tư, chỉ học vẹt ... và thậm chí 1 số em còn thường xuyên nghỉ học, cúp tiết.


- Chưa tích cực học tập, chuẩn bị bài cũ và mới không tốt.
- Việc sưu tầm tư liệu học tập hầu như khơng có.


- Thảo luận nhóm khơng tích cực chỉ có hs khá giỏi làm việc.
- Kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá, vận dụng cịn yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Mua sắm đồ dùng bộ môn chưa kịp thời, kinh phí đầu tư hạn hẹp , sự phối hợp với
hội CMHS để đầu tư cho bộ môn cịn hạn chế.


<b>C. GIẢI QUYẾT NHỮNG KHĨ KHĂN , VƯỚNG MẮC:</b>



Từ những khó khăn vướng mắc trên trong quá trình giảng dạy chúng tơi đưa ra những
giải pháp sau:


<b>1.Giáo viên</b>:


-Vào đầu năm học chúng tơi tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm theo kế của phòng
để năm rõ chất lượng từng khối lớp mình dạy để có biện pháp thích hợp.


Mỗi gv chúng tơi đã nhận rõ điểm yếu của mình để tự hoạch định cho mình những kế
hoạch, việc làm để giải quyết điểm yếu đo ùnhư :


- Tham gia tốt các đợt học chuyên môn, hội thảo chuyên môn.


- Tự học hỏi để nâng cao kiến thức, nắm vững kiến thức trọng tâm, sưu tầm tài liệu


phục vụ cho bài dạy.


- Xác định kiến thức cơ bản trọng tâm cần truyền đạt , soạn giảng bám tài liệu


chuaån.


- Cập nhật tốt thông tin tư liệu nhằm cuốn hút hs.


- Phần ghi của HS chúng tơi cố gắng thay đổi câu chữ dể hiểu, ngắn gọn, lô gích mà
vẫn đảm bảo được nội dung, kiến thức kỹ năng theo yêu cầu mục tiêu của chuẩn kiến
thức.


- Nắm vững kiến thức giải thích ngắn gọn sự vật hiện tượng địa lý



- Sưu tầm nhiều câu truyện , bài hát, thơ văn về địa lý áp dụng phù hợp với mỗi bài


dạy để cuốn hút HS, khắc phục tình trạng khơ khan nhàm chán của bộ môn cũng như
quan điểm môn phụ.


- Chú ý đến hệ thống câu hỏi như câu hỏi ngắn gọn rõ ý, tránh câu hỏi dài , câu hỏi


vụn vặt , hạn chế câu hỏi trên chuẩn , áp dụng mở rộng kiến thức phù hợp với từng
bài, từng lớp, từng khối.


- Không không lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm , câu hỏi thảo luận nhoùm


hướng vào các dạng câu hỏi như : Hiểu hay vận dụng.


- Vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với từng bài, đối tượng HS.


- Tiến hành phụ đạo HS bằng cách tăng cường tiết ôn tập và phụ đạo đồng bộ các đối
tượng.


- Khen thưởng kịp thời những cố gắng của HS dù là rất nhỏ. Aùp dụng 5 ưu tiên dành


cho HS yếu.
b. Tổ chuyên môn:


- Thống kê chất lượng kịp thời, từ đó triệu tập sinh hoạt nhóm phân tích nguyên nhân ,
đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học kịp thời.


- Sinh hoạt nhóm chun mơn chú trọng đến việc xây dựng tiết dạy, thảo luận thống
nhất mục tiêu và nội dung ghi cho từng bài từng chương.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Lên chuyên đề, đăng ký thao giảng thi tay nghề bám vào những điểm mà GV còn
yếu để xây dựng cho phù hợp như : Cách sử dụng bản đồ, phương pháp dạy một bài
thực hành, ơn tập…


- Thảo luận các tiết dạy khó, tiết ôn tập.. để thống nhất giáo án hệ thống câu hỏi, nội
dung ghi bài….


- Phân công kiểm tra giáo án : những GV dạy cùng khối kiểm tra chéo nhau để thuận


lợi trong việc góp ý xây dựng và học hỏi lẫn nhau.


- Khắc phục đồ dùng còn thiếu bằng cách tăng cường làm những đồ dùng trong tầm
tay cho phép.


- Thống nhất đề cương ôn tập, đề kiểm tra…


- Những bài khó hoặc thiếu đồ dùng chúng tơi soạn giảng ứng dụng cơng nghệ thơng
tin.


c. Học sinh:.


Học sinh đóng vai trị quan trọng trong việc thành cơng của tiết dạy nên chúng tôi cố
gắng :


- Kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị bài, học bài của hs.
- Gần gũi, động viên các em để nhắc nhở các em học tập.


- Quan tâm nhiều hơn đến hs yếu kém, hs dân tộc, hs cá biệt..


- Phối hợp tốt với gia đình, GVCN để kiểm tra, động viên hs học tập.



- Hướng dẫn cặn kẽ việc học tập của các em.
<b> III/ KẾT LUẬN.</b>


Trên đây là những thuận lợi, khó khăn mà chúng tơi gặp phải trong q trình giảng
dạy địa lý. Có những khó khăn chúng tơi đã khắc phục được. Có những khó chúng
tơi đang từng bước tháo gỡ dần dần. Rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp
trong cụm để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nâng dần chất lượng
bộ môn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo của nghành nói chung và Lâm
Đồng – Di Linh nói riêng để góp phần đưa nền GD Việt Nam kịp sánh vai với các
cường quốc năm châu trên thế giới trong thời kỳ hội nhập.


Gia Hiệp , ngày 5 tháng 11 năm 2010
Người viết


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×