ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN NGỌC ĐỨC
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA
XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH-TRUYỀN HÌNH
ĐIỆN BÀN – QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN NGỌC ĐỨC
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA
XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH-TRUYỀN HÌNH
ĐIỆN BÀN – QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8.22.90.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS LÊ ĐỨC LUẬN
Đà Nẵng - Năm 2019
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ .................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3
7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................................... 5
1.1. Khái quát về từ, ngữ và ngơn ngữ báo chí ........................................................... 5
1.1.1. Khái qt về từ .............................................................................................. 5
1.1.2. Khái quát về ngữ ........................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm của ngơn ngữ báo chí.................................................................. 16
1.2. Khái qt về đề tài văn hóa xã hội trên báo chí ................................................ 19
1.3. Khái lược về Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn ................................... 20
1.3.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển.............................................. 20
1.3.2. Mục tiêu hoạt động ..................................................................................... 21
1.3.3. Những lĩnh vực phản ánh tiêu biểu của Đài Truyền thanh-Truyền hình
Điện Bàn ........................................................................................................................ 21
Tiểu kết Chương 1................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VỊ SỬ DỤNG TỪ
NGỮ BIỂU THỊ VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN ...................... 23
2.1. Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội xét về mặt cấu tạo ............... 23
2.1.1. Từ đơn ......................................................................................................... 23
2.1.2. Từ phức ....................................................................................................... 24
2.1.3. Ngữ cố định ......................................................................................................... 27
2.2. Đặc điểm từ biểu thị văn hóa xã hội xét về mặt nguồn gốc .............................. 38
2.2.1. Từ Thuần Việt ............................................................................................. 38
2.2.2. Từ Hán-Việt ................................................................................................ 39
2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác ......................................................................... 40
2.3. Đặc điểm từ ngữ biểu thị về vấn đề văn hóa xã hội xét về mặt phạm vi sử dụng .. 43
2.3.1. Từ nghề nghiệp .................................................................................................... 43
2.3.2. Từ ngữ địa phương ..................................................................................... 50
2.3.3. Từ ngữ lóng................................................................................................. 50
Tiểu kết Chương 2................................................................................................................. 53
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ BIỂU THỊ CÁC
PHƯƠNG DIỆN VĂN HĨA XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN ....................................... 54
3.1. Từ ngữ biểu thị hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ............................. 54
3.1.1. Từ ngữ biểu thị hoạt động của các hội phụ nữ, cựu chiến binh, chữ thập đỏ,
nông dân................................................................................................................................... 54
3.1.2. Từ ngữ biểu thị hoạt động của tổ chức chính trị xã hội: Đồn Thanh niên,
Cơng đồn ................................................................................................................................ 58
3.2. Từ ngữ biểu thị các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao......................... 60
3.2.1. Từ ngữ biểu thị về các hoạt động về văn hóa, văn nghệ và cơ quan quản lí văn
hóa ............................................................................................................................................ 60
3.2.2. Từ ngữ biểu thị về các hoạt động thể dục thể thao ............................................ 61
3.3. Từ ngữ biểu thị về các phong trào, cuộc vận động, chương trình, kế hoạch ....... 62
3.3.1. Từ ngữ biểu thị chương trình xây dựng thôn mới, phường văn minh đô
thị ............................................................................................................................................. 63
3.3.2. Từ ngữ biểu thị phong trào hiến máu tình nguyện ............................................ 64
3.3.3. Từ ngữ biểu thị phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc .......................... 64
3.3.4. Từ ngữ biểu thị chương trình Kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc bảo vệ sức
khỏe bà mẹ, trẻ em .................................................................................................................. 65
3.4. Từ ngữ biểu thị cảnh báo, thông tin về thiên tai và các loại dịch, bệnh ................ 66
3.4.1. Từ ngữ biểu thị cảnh báo, thơng tin về tình hình thiên tai ................................ 66
3.4.2. Từ ngữ biểu thị cảnh báo, tuyên truyền về các loại dịch, bệnh ........................ 67
3.5. Từ ngữ biểu thị các lĩnh vực kinh tế ........................................................................... 68
3.5.1. Từ ngữ biểu thị về các hoạt động thông tin xúc tiến du lịch ............................ 69
3.5.2. Từ ngữ biểu thị công nghiệp, thương mại.......................................................... 70
3.6. Từ ngữ biểu thị về các hành vi phạm pháp ............................................................... 71
3.6.1. Từ ngữ biểu thị các hành vi phạm luật hình sự nói chung ................................ 71
3.6.2. Từ ngữ biểu thị các hành vi phạm luật dân sự ................................................... 74
Tiểu kết Chương 3................................................................................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVĐK
CCB
Đ
ĐVT
GDP
LHPN
LHTN
ILO
HA
HĐND
HIV/AIDS
NXB
PCTT&TKCN
UNESCO
UBND
UBMTTQVN
USD
SS
SXH
Nội dung đầy đủ
Bệnh viện đa khoa
Cựu chiến binh
Đồng
Đơn vị tính
Thu nhập bình qn đầu người
Liên hiệp phụ nữ
Liên hiệp thanh niên
Tổ chức Lao động thế giới
Hec ta
Hội đồng nhân dân
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
Nhà xuất bản
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Ủy ban nhân dân
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
Đơn vị tiền tệ của Mỹ
So sánh
Sốt xuất huyết
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
Tên bảng
Bảng thống kê về lượt đơn và từ phức được sử dụng
Bảng thống kê số từ đơn thông dụng được lặp lại nhiều lần
Bảng phân loại từ phức được sử dụng
Bảng thống kê số lượng từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
Thống kê các từ láy được sử dụng nhiều lần
Phân loại thành ngữ
Bảng thống kê số lượng từ Hán – Việt; từ có nguồn gốc Ấn -Âu
Bảng thống kê số lượng từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ địa phương
Bảng thống kê số lượng các từ nghề nghiệp cụ thể
Bảng thống kê từ lóng một tiếng và lóng hai tiếng
Trang
23
24
24
25
26
28
41
43
44
51
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua 94 năm hình thành và phát triển, nền báo chí Cách mạng Việt Nam đóng vai
trị vơ cùng đặc biệt trong tồn bộ tiến trình phát triển của đất nước. Báo chí ln đồng
hành cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là đội quân
xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá của Đảng và Nhà nước; là cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân, đóng góp tích cực trên mặt trận thơng tin tun truyền,
thực hiện vai trò định hướng dư luận xã hội, nhất là vai trò phản ảnh, đấu tranh, phòng
chống tiêu cực, hiện nay báo chí cịn góp cơng lớn trong việc đưa Việt Nam đến với
bạn bè thế giới…
Sau 44 năm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đặc biệt là 33 năm thực
hiện đổi mới, đất nước đã có những bước tiến “thần tốc” trên các lĩnh vực; hịa mình
vào dịng chảy đó, báo chí Việt Nam cũng đã “chuyển mình” mạnh mẽ trong việc đa
dạng hóa các thể loại từ đó làm cơ sở để tiếp cận, phản ánh, tạo dư luận xã hội đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn của đời sống xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
phó. Hiện nay, trong bối cảnh tất cả các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo
điện tử, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì thể loại báo phát thanh cơ sở cấp huyện
vẫn đóng vai trị rất quan trọng. Bởi đây là thể loại báo chí gần và sát với cuộc sống
của người dân nhất; kênh truyền thông cơ sở này dễ dàng được người dân tiếp cận ở
mọi địa điểm tại nơi họ sinh sống nhờ tính phổ quát của hệ thống loa phát thanh gần
gũi, cơ động và một đặc điểm quan trọng khơng kém đó là ngơn ngữ biểu thị trên các
lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội của kênh thơng tin này vừa khoa học
theo quy định lại vừa phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của người dân tại khu vực đó.
Chính vì thế các vấn đề về văn hóa, xã hội do Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp
huyện phản ánh ln là đề tài hấp dẫn đối với công chúng và với cả người làm báo.
Những bài phản ánh, tin, phóng sự về đề tài này luôn được đông đảo người dân quan
tâm vì nó ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống của họ, đó là những vấn đề nơng thơn
mới, đô thị văn minh, các phong trào, các cuộc vận động, ăn mặc, đi lại, giáo dục, y tế,
phòng chống thiên tai...
Tuy nhiên, với các Đài truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay, khi mà trang
thiết bị, phương tiện tác nghiệp vẫn còn những hạn chế; con người phục vụ cho cơng tác
báo chí phần lớn được bồi dưỡng nghiệp vụ nhiều hơn là được đào tạo bài bản về nghiệp
vụ báo chí thì việc sử dụng ngơn ngữ để phản ánh các vấn đề văn hóa xã hội đầy đủ, chính
xác, khoa học cũng là một thách thức khơng nhỏ. Chính vì thế, sự hiểu biết về ngơn ngữ,
cách sử dụng vốn từ ngữ là một trong những yếu tố then chốt để người làm báo phát thanh
cơ sở có thể chuyển tải được tác phẩm của mình nhanh nhất, chính xác nhất và phù hợp
với cách thức tiếp nhận của đối tượng mình muốn hướng đến nhất.
2
Với việc nghiên cứu “Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn”, tác giả luận
văn muốn cung cấp một cái nhìn tổng thể về đặc điểm, cách thức sử dụng và hiệu quả
trong việc sử dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội đối với các Đài
Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Qua việc nghiên cứu này, tác giả cũng
mong muốn tìm hiểu sâu hơn về cơng tác chuyên môn hiện nay của bản thân nhằm đáp
ứng được nhu cầu tiếp nhận của công chúng và yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay
đối với người làm công tác truyền thông cơ sở.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội trong các
chương trình phát thanh nói riêng và tác phẩm báo chí nói chung khơng cịn là vấn đề
mới mẻ đã có nhiều sách, giáo trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả cung cấp
những tri thức khoa học có giá trị cao về vấn đề này. Đầu tiên có thể nói đến cuốn
“Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” của tác giả Hồng Anh, NXB Lao
động – Hà Nội, năm 2003, một trong những cuốn sách chỉ ra những tồn tại trong cách
sử dụng ngôn ngữ trong báo chí hiện nay cũng như một số giải pháp khắc phục và định
hướng theo xu thế của báo chí hiện đại trên thế giới. Thứ hai là cuốn “Ngơn ngữ báo
chí” của Vũ Quang Hào, NXB Thơng tấn – Hà Nội, năm 2007 trình bày các nội dung
về chuẩn mực của báo chí như phong cách ngơn ngữ báo chí, ngơn ngữ phát thanh,
ngơn ngữ quảng cáo… được tác giả trình bày hết sức cơ đọng, dễ hiểu. Tiếp theo có
thể kể đến cuốn “Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Đức
Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007, đề cập đến các loại hình ngơn ngữ đặc thù trên báo
chí Việt Nam hiện nay. Tiếp đến là cuốn “Phong cách học tiếng Việt” của hai tác giả
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, NXB Giáo dục, năm 1995 trình bày về phong
cách chức năng tiếng Việt, các phương tiện, biện pháp tu từ, đặc biệt là phong cách
báo chí cơng luận được tác giả phân tích chuyên sâu, sát với từng thể loại báo chí theo
u cầu thực tế.
Xét trên bình diện ngơn ngữ báo chí đã được tìm hiểu trên các phương diện: ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Tùy theo thể loại báo mà người nghiên
cứu xem xét ở các bình diện khác nhau. Chẳng hạn, đối với thể loại báo nói, do âm
thanh (tiếng nói) quan trọng nên nó được chú ý nhiều hơn về mặt ngữ âm ta có:
Nghiệp vụ phóng viên, biên tập Đài phát thanh, của tác giả Đồn Quang Long, Nhà
xuất bản Thơng tin, 1992; Thuật làm báo, Võ Như Hương, Nhà xuất bản Văn hóa
Thơng tin, 2015; Phát thanh trực tiếp, của Vũ Văn Hiền-Nguyễn Đức Dũng, Nhà xuất
bản lí luận chính trị, 2007; Ngơn ngữ báo chí, của tác giả Nguyễn Tri Niên, Nhà xuất
bản Đồng Nai, 2005…
Về phương diện sử dụng từ vựng và ngữ nghĩa, các nghiên cứu cũng tập trung
trình bày những chuẩn chung trong việc thể hiện trên các thể loại báo chí: Tài liệu
hướng dẫn Nghiệp vụ phát thanh-truyền thanh, Đài tiếng nói Việt Nam; Vận dụng tục
3
ngữ, thành ngữ và danh ngơn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân), Chơi chữ trên báo chí
(Hồng Anh), ... Ngồi các cơng trình trên, cịn có các cơng trình nghiên cứu và một số
bài viết về từ loại, cụm từ, cấu tạo, thành phần câu như: Diệp Quang Ban (2008), Giáo
trình ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất Bản Đà Nẵng; Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình
Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. ĐHSP Hà Nội; Lê Đức Luận, Giáo trình ngữ pháp văn
bản, Khoa ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng…
Nhìn chung, việc nghiên cứu về đặc điểm, cách biểu thị từ ngữ trong các tác
phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay khác đa dạng và chuyên sâu; tác giả luận văn sẽ
khảo sát về các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát
thanh và truyền hình của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn, từ đó phân tích,
làm rõ đặc điểm và cách sử dụng các từ ngữ này trong chương trình phát thanh của Đài
Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm của từ ngữ biểu thị vấn đề
văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình
Điện Bàn; phân loại, miêu tả, hệ thống hóa các từ ngữ này theo một cấu trúc phù hợp.
Từ đó ứng dụng vào thực tế, đóng góp vào việc tạo ra kĩ năng, định hướng nghiệp vụ
cho người làm báo cấp huyện khi viết về các đề tài văn hóa xã hội.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát
thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu 730 chương trình phát thanh của Đài Truyền
thanh-Truyền hình Điện Bàn trong 2 năm 2017, 2018. Để thực hiện đề tài, này người
làm đã sử dụng tài liệu từ sách chuyên khảo, một số cơng trình nghiên cứu và các tư
liệu liên quan cũng như kết quả khảo sát thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Miêu tả các đặc điểm từ ngữ biểu thị văn hóa xã hội của văn bản trong các
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn. Phân tích, tổng
hợp để làm sáng tỏ cách sử dụng từ, ngữ, từ khóa trong văn bản.
Ngồi ra, luận văn sử dụng thủ pháp thống kê số lần sử dụng các đơn vị ngôn
ngữ trên ngữ liệu nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn nhằm phục vụ cho việc hệ thống hóa đặc điểm, cách sử dụng các từ
ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn về chương
trình phát thanh đối với các Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Những
đặc điểm này giống và khác gì so với các loại hình báo chí khác (báo in, báo điện tử,
4
truyền hình, mạng xã hội…) từ đó tìm ra các nguyên tắc chung về cách sử dụng từ ngữ
biểu thị vấn đề văn hóa xã hội đối với thể loại báo phát thanh cho người viết mới vào
nghề hoặc người có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.
Bên cạnh đó, qua khảo sát, phân tích, đánh giá, luận văn sẽ rút ra những nhận xét
về đặc điểm cách sử dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội trong các
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn (từ năm 2017
đến hết năm 2018) để từ đó góp phần chuẩn hóa về kĩ thuật viết, biên tập, nâng cao
chất lượng các chương trình phát thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền và định
hướng dư luận xã hội của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận
bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VỊ SỬ DỤNG
TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ BIỂU THỊ CÁC
PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH–TRUYỀN HÌNH ĐIỆN BÀN
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về từ, ngữ và ngơn ngữ báo chí
1.1.1. Khái qt về từ
Trong đời sống xã hội cũng như đời sống ngôn ngữ, từ có một vai trị vơ cùng
quan trọng. Đây là một trong những phương tiện cơ bản nhất giúp con người giải
thích, định danh và lưu giữ những sự vật hiện tượng; đồng thời nó cũng là thành tố
chính của ngơn ngữ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Vậy từ là gì? Trong
khoảng hơn 6000 ngơn ngữ được sử dụng trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều định
nghĩa về từ. Tuy nhiên, khơng có khái niệm nào được xem là chung nhất, thỏa mãn đối
với các nhà nghiên cứu, bởi những khác biệt giữa các từ trong các ngôn ngữ và giữa
các từ trong cùng một ngơn ngữ, nên khơng thể có một định nghĩa chi tiết đáp ứng
được tất cả các đặc điểm của từ trong các ngôn ngữ trên thế giới.
Về khái niệm từ, trong “Giáo trình ngơn ngữ học đại cương” F.de. Saussure [37,
tr.23] viết như sau: Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái
gì đó trung tâm trong tồn bộ cơ cấu ngơn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định
nghĩa”. Cịn sách ngữ văn hiện nay định nghĩa: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để
đặt câu (sách Ngữ văn 6, Tập 1, tr.13).
Ngồi ra cịn có một số những khái niệm khác của các nhà nghiên cứu tại Việt
Nam như: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu
nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ viết rời (Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ
vựng học tiếng Việt, Nxb. ĐH và THCN, H., tr.72). Đây chỉ quan niệm về từ đơn, mỗi
âm tiết gồm 1 tiếng, biểu hiện trên văn bản là 1 chữ viết rời.
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa
nhất định nằm trong một phương thức hoặc kiểu cấu tạo nhất định, tuân theo những
kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu
(Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của tiếng Việt, Nxb. KHXH, H., tr.139)
Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói
để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa và chức
năng ngữ pháp (Nguyễn Kim Thản (1963, 1964), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Tập
1,2, Nxb. KHXH, H., tr.64)
Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ
nhất, có cấu tạo hồn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu. Đây là định
nghĩa tương đối hợp lí nhất về từ (Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.
Giáo dục, H., tr.18)
Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu về một ngơn ngữ nào đó, các nhà ngơn ngữ học
6
đều chú trọng tìm hiểu tính đặc thù của từ trong ngôn ngữ ấy và đưa ra những định
nghĩa chung nhất để nghiên cứu. Trong sự đa dạng của các thuộc tính đặc thù đó vẫn
có những thuộc tính thuộc về bản chất chung cho từ trong các ngôn ngữ khác nhau.
Theo V.M.Solncev, những thuộc tính phổ quát ấy là:
a. Từ là đơn vị ngơn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa.
b. Từ có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời.
Vì vậy, khi nói từ là đơn vị ngơn ngữ là có hàm ý muốn phân biệt nó với câu
trong tư cách là đơn vị của lời nói. Cịn nói đến tính hai mặt (âm và nghĩa) của từ là
muốn nhấn mạnh tính hồn chỉnh của nó cả về cấu trúc hình thái (gọi là vỏ ngữ âm)
cũng như về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hồn
chỉnh về âm và nghĩa này đã khiến cho từ có khả năng độc lập về mặt ngữ pháp khi sử
dụng trong lời. Và ngược lại, tính độc lập về cú pháp của từ minh chứng cho tính hồn
chỉnh của nó trong tư cách là một đơn vị của ngôn ngữ. Trong hai thuộc tính vừa nêu,
V.M.Solnsev cho rằng thuộc tính thứ hai là thuộc tính bản chất, và trái với nhận định
của L.V.Sherba, từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại [16,tr.46].
Cịn xuất phát từ tiêu chí ngữ nghĩa, L.Bloomfield, đại biểu trường phái Miêu tả
luận Mỹ quan niệm: từ là hình thái tự do nhỏ nhất (free), mà hình thái tự do nhỏ nhất
là bất kỳ hình thái nào có thể xuất hiện với tính cách một phát ngơn, khác với hình thái
ràng buộc (bound) vốn khơng thể nói riêng một mình. Về mặt thủ thuật nghiên cứu,
hình như L.Bloomfield muốn khái qt hố cách hiểu của mình. Cịn trên bình diện lý
thuyết, định nghĩa này vấp phải những luận điểm rất cơ bản. Bởi vì, với định nghĩa
này, ranh giới giữa hình vị với từ, từ với câu đã trở nên mơ hồ dẫn đến lẫn lộn những
cấp hệ ngôn ngữ vốn rất khác nhau. Đồng thời, đặc tính tự do (free) hay ràng buộc
(bound) thực chất khơng nói lên được gì cái đặc điểm cấu trúc-chức năng của từ. Nói
như J.Lyons, mặc dù quan niệm của Bloomfield đã được nhiều nhà ngôn ngữ học lớn
chấp nhận nhưng hầu như khơng thể coi là thoả đáng được [34,tr.53].
Nhìn chung, những nhược điểm của nhiều định nghĩa về từ vốn là do đối tượng
nghiên cứu hết sức phức tạp và đa dạng, khó có thể có một cái nhìn bao quát được.
Đúng như sự tổng kết của nhà ngôn ngữ học Xô-viết S.E. Jakhontov: các nhà nghiên
cứu khác nhau, ít nhất có 5 quan niệm khác nhau về cái được gọi là từ :
* Từ chính tả: là khoảng cách giữa hai chỗ trống trên chữ viết. Từ được định
nghĩa như vậy trong những cơng trình dịch máy. Định nghĩa này có liên quan đến
nguyên tắc viết liền hay viết rời những kết cấu nào đó trong chính tả. Tuy nhiên,
ngun tắc chính tả khơng phải bao giờ cũng phản ánh đúng hiện tượng tồn tại khách
quan trong ngôn ngữ cũng như trong cảm thức của người bản ngữ. Đồng thời có những
ngơn ngữ mà trên chữ viết khơng có những khoảng trống giữa các từ thì khơng có từ
chính tả, như chữ viết Thái Lan.
7
* Từ từ điển học: là căn cứ đặc điểm ý nghĩa của nó phải xếp riêng trong từ điển.
Tiêu chuẩn tính thành ngữ về nghĩa do A.O. Xmiriskij đưa ra chính là đặc trưng của từ
từ điển học. Như vậy, từ trong từ điển học không nhất thiết trùng với từ chính tả.
Ngược lại, có nhiều trường hợp, từ chính tả chỉ tồn tại với tư cách là bộ phận từ của từ
điển học.
* Từ ngữ âm: là nhóm các hình vị được thống nhất bởi các hiện tượng ngữ âm
nào đó. Từ ngữ âm trong mỗi ngơn ngữ có những đặc trưng riêng của mình: trọng âm,
sự hài hoà nguyên âm, sự biến đổi của những âm tố nào đó trong phạm vi của một
từ…Xuất phát từ những đặc điểm như vậy, từ ngữ âm là cái mơ hồ nhất trong tất cả
những hiện tượng được gọi là từ. Bởi vì, mỗi ngơn ngữ có những đặc điểm ngữ âm,
ngữ pháp khác nhau.
* Từ biến tố: là một phức thể ln ln gồm hai phần. Một phần có ý nghĩa đối
tượng (thân từ), phần kia (biến tố) biểu thị những quan hệ cú pháp của từ đó với những
từ khác trong câu. Như vậy, những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán khơng thể có
từ biến tố.
* Từ hồn chỉnh: là nhóm hình vị khơng thể tách hoặc hốn vị các hình vị đó
mà lại khơng làm thay đổi nghĩa của chúng hoặc không vi phạm mối liên hệ của
chúng [8,tr.32].
Các quan niệm về từ tiếng Việt:
Hiện nay, vấn đề ranh giới từ trong Việt ngữ học vẫn đang là vấn đề cịn có nhiều
quan điểm khác nhau. Bởi lẽ, như đã trình bày, từ là một khái niệm cơ bản của ngôn
ngữ học nhưng cũng là đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất trong ngơn ngữ học đại
cương, nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng khơng phải là một trường hợp ngoại lệ.
Nhìn chung, có hai khuynh hướng chính quan niệm về từ tiếng Việt:
(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng): Tiêu biểu cho khuynh hướng này
là các nhà nghiên cứu M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
- Emeneau (1951) định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa
là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những
thanh điệu.
- Cao Xuân Hạo (1998): Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả
khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngơn ngữ đơn lập là: tiết vị
(syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết
(monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và
tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ châu Âu về cơ cấu xoay
quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu
của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết.
- Nguyễn Thiện Giáp (1996): Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
8
nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền. Tác giả
coi mỗi tiếng là một từ. Những đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành
được tác giả gọi chung là ngữ, gồm ngữ định danh, ngữ láy âm, thành ngữ và quán
ngữ. Bởi theo tác giả, về mặt tâm lí ngơn ngữ học, cái đơn vị gọi là tiếng trong Việt
ngữ hoàn toàn tương đương với cái gọi là từ của các ngôn ngữ Ấn-Âu. Thêm nữa,
truyền thống Ngữ văn Việt Nam trước đây đều coi tiếng là đơn vị cơ bản [8, tr.42].
(2) Từ tiếng Việt khơng hồn tồn trùng âm tiết: Khuynh hướng thứ hai bao gồm
phần lớn các nhà Việt ngữ học trong và ngồi nước. Có thể nhắc đến những tác giả
tiêu biểu như Đái Xuân Ninh, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu
Văn Lâng, Hồ Lê, Nguyễn Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu
Châu, Hoàng Văn Hành,...
- Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ có thể tách khỏi đơn vị
khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý
nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ
để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý khơng thể phân tích ra được.
- Hồ Lê: Từ là đơn vị ngữ ngơn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực,
hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về
cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.
- Ðái Xuân Ninh: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngơn ngữ ở giữa hình vị và
cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị
và lập thành một khối hồn chỉnh.
- Ðỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định,
tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất
để tạo câu. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức một âm tiết bất kể
có nghĩa, khơng rõ nghĩa hay vơ nghĩa. Do vậy, một từ có thể gồm một tiếng hay nhiều
tiếng (từ đơn và từ ghép). Trong đó, từ đơn = 1 tiếng. Trong từ ghép có: ghép âm (láy),
ghép đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
Ví dụ:
- Cơm nước (từ ghép đẳng lập) gồm: Cơm + nước = 2 hình vị.
- Xe đạp (từ ghép chính phụ) gồm: Xe= đạp = 2 hình vị.
- Đẹp đẽ (ghép âm, láy) gồm: dễ = dàng = 2 hình vị.
- Bồ hóng (từ ghép ngẫu kết, do bồ và hóng đều khơng có quan hệ ngữ pháp và
nghĩa, nhưng ghép chung có nghĩa). [1].
Trong luận văn này, chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn để thực hiện
việc khảo sát, phân tích, đánh giá từ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong chương trình
9
phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn. Hiện nay, quan điểm của
Nguyễn Tài Cẩn được đa số các nhà nghiên cứu đồng tình và phù hợp với xu thế dạy
học tiếng Việt trong trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Trong tiến trình phát triển của mình, ngôn ngữ cũng luôn vận động để phát triển
theo sự phát triển của xã hội, trong khi số lượng chữ và âm tiết trong ngơn ngữ là cố
định. Chính vì vậy, để giải thích, định danh được hết sự vật hiện tượng trong xã hội và
những sự vật hiện tượng mới phát sinh thì cần có một đơn vị ngơn ngữ khác tương
đương với từ để kết hợp thành câu, đó chính là ngữ.
Ngữ là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có
nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính khơng hàm súc, khơng cơ
đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. [11, tr.155].
Hiện nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, trong tiếng Việt có hai loại
ngữ gồm: ngữ tự do và ngữ cố định. Trong đó, ngữ cố định (gồm thành ngữ và quán
ngữ) thuộc lĩnh vực từ vựng học, còn ngữ tự do (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) thuộc
lĩnh vực ngữ pháp.
1.1.2.1. Ngữ tự do
Ngữ tự do hay còn gọi là cụm từ tự do bao gồm cụm từ đẳng lập, cụm từ chủ vị,
cụm từ chính phụ.
a. Cụm từ đẳng lập: Đây là cụm từ có hai hay nhiều thành tố khơng phụ thuộc
lẫn nhau, cùng giữ một chức vụ ngữ pháp, cùng quan hệ như nhau với thành phần
ngoài chúng:
- Cùng làm chức năng chủ ngữ: Cha và mẹ/ đều đi vắng.
- Cùng làm chức năng vị ngữ: trời không chớp bể với mưa nguồn.
b. Cụm từ chủ vị: Đây là cụm từ trong đó có hai thành tố có mối quan hệ chủ vị
nằm trong cấu trúc của câu:
- Cụm chủ vị nằm trong cấu trúc chủ ngữ: Mẹ/ về// khiến tôi/ vui.
- Cụm chủ vị nằm trong cấu trúc vị ngữ: Thầy// gọi Nga/ trả lời.
c. Cụm từ chính phụ
* Cụm danh từ: Cụm danh từ hay còn gọi là danh ngữ là cấu trúc trong đó có
danh từ làm thành tố trung tâm và có một số yếu tố phụ đứng trước và sau nó bổ sung
ý nghĩa ngữ pháp cho nó. Nó có một đến hai danh từ làm trung tâm. Danh ngữ là thành
phần câu, thường đóng vai trị chủ ngữ, chưa phải là cấu trúc thơng báo trọn vẹn.
Đặc điểm từ vựng ngữ pháp của danh từ trung tâm có tác dụng quyết định đến
đặc điểm cấu tạo của tồn danh ngữ. Ví dụ: Cái thịt ấy # Cái con mèo đen ấy > Do tính
chất của danh từ “mèo” nên phải đi với loại từ “con” cịn “thịt” thì khơng thể đi với
“con”. Mỗi vị trí đầu danh ngữ phản ánh quan hệ khác nhau với từ trung tâm: Tất cả
10
những cái bàn ấy > “Tất cả”: chỉ toàn bộ, “những”: chỉ số lượng, “cái”: chỉ suất.
* Cụm động từ: Cụm động từ hay còn gọi là động ngữ là cấu trúc trong đó có
động từ làm thành tố trung tâm và có một số yếu tố phụ đứng trước và sau nó bổ sung
ý nghĩa ngữ pháp cho nó. Nó có các đặc điểm sau:
- Có thể có một động từ làm trung tâm: Tôi cần hai sinh viên ngay bây giờ.
- Động ngữ là thành phần câu, thường đóng vai trị vị ngữ, chưa phải là cấu trúc
thơng báo trọn vẹn: Tuấn đã có hai con trai, Học sinh cần học tập tốt.…
- Trung tâm động từ chi phối các thành tố phụ đứng sau là kết cấu C-V:
+ Động từ bị động “bị”, “được”: Nam// được thầy giáo/ khen.
+ Động từ cầu khiến: Thầy giáo// gọi Quân/ lên bảng.
* Cụm tính từ: Cụm tính từ hay cịn gọi là tính ngữ là cấu trúc trong đó có tính từ
làm thành tố trung tâm và có một số yếu tố phụ đứng trước và sau nó bổ sung ý nghĩa
ngữ pháp cho nó. Nó có các đặc điểm sau:
- Chỉ có 1 tính từ làm trung tâm.
- Tính ngữ là thành phần câu, thường đóng vai trị vị ngữ, chưa phải là cấu trúc
thơng báo trọn vẹn.
- Tính từ trung tâm chi phối các thành tố phụ đứng sau:
+ Nhóm từ chỉ khả năng, đặc trưng tính chất về một phương diện cần có bổ ngữ
đối tượng: khéo, giỏi, vụng, nhanh…ví dụ: Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
+ Nhóm từ chỉ kích thước, khối lượng, trọng lượng, số lượng đòi hỏi thành tố
phụ là số từ và danh từ chỉ đơn vị: nặng 50 kg, cao 1,7m…
+ Nhóm từ chỉ màu sắc thường địi hỏi thành tố phụ là từ chỉ mức độ: xanh quá,
đỏ lắm, tái ghê…
1.1.2.2. Ngữ cố định
Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là
cấu tạo của cụm từ) đã cố định hố nên nó có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và có tính
xã hội như từ. Ví dụ: mũ ni che tai, hết nước hết cái, mua dây buộc mình, rán sành ra
mỡ, nằm mơ giữa ban ngày,...
a. Phân loại ngữ cố định
Việc phân loại ngữ cố định trong tiếng Việt hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau, tuy nhiên, phân loại ngữ cố định theo hình thức tốt nhất là làm sao cho kết quả
phân loại tương ứng với những đặc trưng ngữ nghĩa của các ngữ cố định trong cùng
một loại. Về cơ bản, ngữ cố định có thể được chia làm ba loại là: thành ngữ, quán ngữ
và ngữ cố định định danh.
* Thành ngữ:
- Khái niệm: thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa.
Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm. Hay có thể nói một cách cụ thể hơn:
11
thành ngữ là những lời nói cố định, do nhân dân đặt ra, mang nghĩa bóng bẩy, phải
hiểu tồn khối chứ không thể tách từng từ ra để nhận biết nghĩa. Ví dụ như: mẹ trịn
con vng, chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh nếp, đục nước béo cò, ném đá dấu
tay,...
- Đặc điểm:
+ Tính thành ngữ: Nghĩa của thành ngữ khơng thể giải thích trực tiếp bằng sự
cộng nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó. Nếu kí hiệu S là nghĩa của thành ngữ và
nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó lần lượt là S1, S2, S3,... Sn thì S S1+
S2+S3=....Sn
Ví dụ: Nhà anh ta ở một nơi khỉ ho cò gáy.
Khỉ ho cò gáy là một thành ngữ. Cấu tạo của nó là ổn định, khơng thay đổi.
Nghĩa của nó có tính bóng bẩy, ví von; nơi được nói đến ở đây khơng phải thực sự có
“khỉ ho cị gáy” mà phải hiểu rằng thành ngữ này muốn chỉ một nơi vắng vẻ, ít người,
giao thơng khơng thuận lợi...
+ Tính hàm súc (tính kiệm lời): nếu sử dụng thành ngữ một cách thành thạo sẽ
khắc phục được tính khơng hàm súc của lời nói.
Ví dụ: Để khun một người đang làm việc gì đó những thấy khó khăn và nản
chí, định bỏ dở, ta có thể nói: Anh đừng lo, vạn sự khởi đầu nan mà! Thay vì phải nói
rằng: Anh đừng lo, khơng nên nản chí, mọi việc khi mới bắt đầu bao giờ cũng khó
khăn nhưng khi ta vượt qua được thì về sau sẽ xi lọt hết.
+ Tính biểu trưng: Đưa ra hình ảnh cụ thể để khái quát cho nhiều trường hợp. Ví
dụ: chuột sa chĩnh nếp, chuột chạy cùng sào, dậu đổ bìm leo,...
+ Tính dân tộc: Dùng các yếu tố của đời sống dân tộc để phản ánh cách nghĩ cách
sống của dân tộc. Ví dụ: So sánh: Việt Nam: Như hình với bóng/ Bun-ga-ri: Như ấm
với vung...; Việt Nam: Bắt cá hai tay/ Bun-ga-ri: Bú hai bò...
+ Tính hình tượng, cụ thể: Thành ngữ phản ánh hiện thực khách quan thơng qua
hình ảnh thực, vật thực, việc thực,... Ví dụ: bắt cóc bỏ đĩa, méo miệng địi ăn xơi vị,...
+ Tính gợi cảm: Biểu thị thái độ, cảm xúc, sự đánh giá nào đó,... Ví dụ: chó ngáp
phải ruồi, mèo mù vớ cá rán,... (biểu thị thái độ khinh thường đối với người gặp may
chứ khơng có tài cán gì); ngã vào võng đào (thể hiện thái độ chia vui với người gặp
may mắn).
Trong thành ngữ tiếng Việt hiện nay có một khối lượng khơng nhỏ các thành ngữ
Hán Việt. Thành ngữ Hán Việt thường có 4 tiếng, được cấu tạo bằng các từ Hán Việt
theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán. Ví dụ: khẩu phật tâm xà, bách chiến bách thắng,
bán tín bán nghi, thâm căn cố đế,... Có một số thành ngữ được hình thành dựa trên câu
chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử: con Rồng cháu Tiên, thầy bói xem voi.
- Phân loại: dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung và hình thức), có thể chia thành
12
ngữ làm hai loại:
+ Thành ngữ so sánh: là những thành ngữ có cấu trúc so sánh. Ví dụ: đen như cột
nhà cháy, đắt như tôm tươi, rách như tổ đỉa,... Mơ hình cấu trúc là A ss B. A là vế
được so sánh, B là vế đưa ra so sánh, còn ss là từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,... Tuy
nhiên thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, khơng phải lúc nào cũng có đầy
đủ ba thành phần (tuy nhiên B phải ln hiện diện). Có thể có các dạng sau:
+ A ss B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh, ví dụ: đắt như tôm tươi,
lạnh như tiền, lừ đừ như ông từ vào đền, dai như đỉa,...
+ (A) ss B: Ở kiểu này, A khơng nhất thiết phải có mặt, nó có thể xuất hiện hoặc
khơng nhưng người ta vẫn lĩnh hội đủ ý nghĩa của thành ngữ một cách trọn vẹn, ví dụ:
(rẻ) như bèo, (vui) như mở cờ trong bụng, (chậm) như rùa,...
+ ss B: Ở kiểu này A không phải là thành phần của thành ngữ. Khi đi vào hoạt
động, A được nối thêm một cách tùy nghi, nhưng nhất thiết phải có A, ví dụ: như tằm
ăn rỗi, như vịt nghe sấm, như ngậm hột thị, như gà mắc tóc, như bóng với hình,...
+ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: là những thành ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở
miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn
dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh
không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này khơng phản ánh cái nghĩa
đích thực của chúng. Cấu trúc đó chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, “cấp
một” nào đó, rồi trên nền tảng của “nghĩa cấp một” này, người ta mới rút ra và hiểu lấy
nghĩa đích thực của thành ngữ. Ví dụ: chuột sa chĩnh nếp, vụng múa chê đất lật, méo
miệng địi ăn xồi vị, chó cắn áo rách , nuôi ong tay áo, qua cầu rút ván, mẹ trịn con
vng... Các thành ngữ thường có số tiếng chẵn: 4,6 hoặc 8 tiếng. Điều này là do
người Việt vốn ưa lối nói cân đối, nhịp nhàng và hài hịa về âm điệu.
* Quán ngữ:
- Khái niệm: Quán ngữ là cụm từ cố định, được sinh ra trong quá trình giao tiếp
và được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, nhập đề, nhấn mạnh,
rào đón...
- Đặc điểm: So với thành ngữ thì qn ngữ khơng có tính hàm súc, tính biểu
trưng, tính hình tượng bằng; hay nói cách khác, về hình thức và ý nghĩa, qn ngữ
khơng khác cụm từ tự to. Vì thế, cũng có thể xem quán ngữ là trung gian giữa cụm từ
tự do và cụm từ cố định.
- Phân loại: Việc phân loại quán ngữ trong tiếng Việt hiện nay cũng có nhiều
quan điểm khác nhau, tuy nhiên về cơ bản nhất có thể phân loại quán ngữ tiếng Việt
dựa vào phạm vi và tính chất phong cách của chúng:
- Qn ngữ nói năng: của đáng tội, nói bỏ ngồi tai, nói trộm vía,...
- Qn ngữ sách vở: có thể nói rằng, suy cho cùng, bên cạnh đó,...
13
* Ngữ cố định định danh:
- Khái niệm: Ngữ cố định định danh là cụm từ cố định định danh, gọi tên sự
vật, hiện tượng. Ngữ cố định định danh là đơn vị có tính trung gian giữa thành ngữ
và từ ghép.
- Đặc điểm: Ngữ cố định định danh thường ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn so
với các quán ngữ nhưng lại chưa có được ý nghĩa mang tính hình tượng như thành
ngữ. Ngữ cố định định danh thường tập trung định tên các bộ phận cơ thể con người;
một số khác gọi tên các sự vật khác, các trạng thái, thuộc tính...Ví dụ: chân vịng
kiềng, mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, tóc rễ tre, mũi dọc dừa, kĩ luật sắt, cười cầu tài, thẳng
ruột ngựa...
Các ngữ định danh thường có cách cấu tạo gần giống với cách cấu tạo từ ghép
chính phụ. Trong mỗi cụm từ định danh như vậy thường có một thành tố chính và một
thành tố phụ miêu tả sự vật được nêu ở thành tố chính. Nó miêu tả bằng con đường so
sánh nhưng khơng sử dụng từ so sánh.
Ngồi ra, trong Giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” (2007), Đỗ Hữu Châu đề
nghị phân loại hình thức các ngữ cố định tiếng Việt theo kết cấu cú pháp của các từ
trong ngữ [4,tr.25]. Theo tiêu chí này thì các ngữ cố định chia thành hai loại lớn: thứ
nhất, các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ và thứ hai, các ngữ cố định có kết cấu là
câu. Mỗi loại đó lại được tiếp tục phân chia theo các loại nhỏ hơn nữa.
- Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:
+ Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như son, đen như mực,
bạc như vơi, tức như bị đá. dãi dầu mưa nắng, dãi gió dầm mưa, cướp cháo lá đa,
cướp cơng cha mẹ, cướp cơm chim, chạy long tóc gáy, chạy thục mạng, chạy như cờ
lông công,...
+ Các ngữ cố định khơng có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một nắng hai sương,
dầu sôi lửa bỏng, đỏ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ,...
- Các ngữ cố định có kết cấu là câu:
+ Các ngữ cố định có kết cấu câu đều khơng có từ trung tâm. Đó là các ngữ cố
định có kết câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, ruột bỏ
ngoài da, thân làm tội đời, thần hồn nát thần tính; hoặc có kết cấu là một câu ghép:
đâm bị thóc, chọc bị gạo, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, mâm cao cỗ đầy, vật đổi
sao dời....
Mỗi loại lớn phân chia theo kết cấu cú pháp lại có thể chia nhỏ thành các kiểu
nhỏ hơn:
+ Ngữ so sánh: dai như đỉa, nặng như đá, dai như chó nhai dẻ rách,…
+ Ngữ không so sánh, ngữ đối: sáng nắng chiều mưa, ăn tươi nuốt sống,...
+ Ngữ phi đối xứng: cá nằm trên thớt, ngàn cân treo sợi tóc...
14
- Phân loại ngữ cố định theo chức năng
Căn cứ vào hoạt động của ngữ cố định trong chức năng tạo câu tương tự như
chức năng tạo câu của các từ, có thể chia ngữ cố định thành hai loại lớn: ngữ cố
định miêu tả và quán ngữ. Trong đó, ngữ cố định miêu tả (còn gọi ngữ định danh,
thành ngữ):
+ Ngữ cố định miêu tả là những ngữ cố định tương đương với các từ định danh.
Chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái chưa có tên gọi;
vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật, một hoạt động, một
tính chất, một trạng thái nếu chúng đã có tên gọi, đó là trường hợp các ngữ: mắt lươn,
mắt phượng, mắt ốc nhồi, mắt cá chày, mắt lợn luộc... miêu tả các hình dáng khác
nhau của mắt con người: dai như đỉa, dai như chão, dai như chó nhai dẻ rách... thể
hiện các tính chất dai của các sự vật, các hành động khác nhau...; chạy long tóc gáy,
chạy bán xới, chạy như cờ lơng cơng... miêu tả các tình thế, các dạng chạy khác nhau;
nói nước đơi, nói bng xi, nói vuốt đi, nói bãi đơi, nói cứ như thật.... miêu tả các
cách nói khác nhau...
Những ngữ cố định phân loại theo kết cấu cú pháp nói trên đều là các ngữ cố
định miêu tả, ngữ cố định định danh, hay còn gọi là các thành ngữ.
Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, khơng có kết cấu
câu. Chúng là những cơng thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định,
khơng có tác dụng định danh cũng khơng có tác dụng sắc thái hố sự vật, hoạt động,
tính chất, trạng thái, mà chủ yếu là để đưa đẩy, để liên kết, chuyển ý, để thể hiện các
hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón. Ở trong câu, các
quán ngữ khơng đảm nhiệm chức năng làm thành phần chính trong nịng cốt câu mà
đảm nhiệm các chức năng ngồi nịng cốt câu như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tình thái,
các chức năng dụng học cơ bản.
Ví dụ các quán ngữ thường gặp trong tiếng Việt: Một mặt là…, mặt khác là...,
thứ nhất ..., thứ hai..., nói cách khác..., nói khác đi..., tóm lại..., nói tóm lại..., như
sau..., dưới đây..., theo tơi thì, ai cũng biết, tơi nghĩ rằng, tơi đã chắc chắn rằng, dễ
thường, lẽ nào..., tơi cho rằng, có mà đến tết, thảo nào, khổ một nỗi, xin bỏ ngoài tai,
chả trách, may ra, chưa biết chừng..., liệu thần hồn…[6,tr.26].
b. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định
Ngữ cố định là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngơn ngữ nào
cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính không hàm súc,
không cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. Cho nên, để
đánh giá đúng đắn giá trị của các ngữ cố định, cần phải đối chiếu nó với các từ và các
cụm từ tự do về ngữ nghĩa. Đối chiếu như vậy thì thấy, hầu như tất cả các ngữ cố định
đều có cấu trúc ngữ nghĩa tương đương với ngữ nghĩa của cụm từ tự do. Đây là đặc
15
trưng ngữ nghĩa cơ bản của ngữ cố định.
Việc xác định thành phần trung tâm về ngữ nghĩa chính là căn cứ của việc phân
loại ngữ cố định theo kết cấu thành ngữ cố định có từ trung tâm và ngữ cố định khơng
có từ trung tâm thực hiện ở trên. Nhờ việc xác định các thành phần trung tâm của các
cụm từ tự do tương đương mà chúng ta thấy có những ngữ cố định đồng nghĩa với một
từ đã có sẵn trong từ vựng và những ngữ cố định khơng đồng nghĩa với một từ nào đã
có trong từ vựng. Các ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng nghĩa
một cách hiển nhiên với từ sẵn có. Ví dụ: Dai như chão, Dai như đỉa đói, Dai như chó
nhai dẻ rách đồng nghĩa với rất dai; Nói thánh nói tướng, Nói thiên hơ bát xát, Nói
một tấc lên trời đồng nghĩa với nói khốc; Chạy long tóc gáy; Chạy thục mạng, Chạy
như cờ lông công đồng nghĩa với chạy rất nhanh.
Ngữ tự do (cụm từ tự do) là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt động với
tư cách là những bộ phận cấu thành câu. Ngữ tự do có tính chất kết hợp tạm thời,
mỗi lần dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại trong phạm vi một văn cảnh, ngữ
cảnh nhất định. Đặc điểm của ngữ tự do là những bộ phận cấu thành có thể được
thay thế bằng những từ khác cùng loại. Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng hợp
của các từ riêng lẻ, dùng để định danh như thành ngữ nhưng không có giá trị hình
ảnh, biểu cảm. Sự kết hợp của ngữ tự do chỉ phục tùng những chuẩn mực từ vựng,
ngữ pháp [6,tr.13].
c. Đặc điểm của ngữ cố định
- Tính thành ngữ: Do cố định hố, do tính chất chặt chẽ mà các ngữ cố định ít
hay nhiều đều có tính thành ngữ. Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: cho một
tổ hợp có nghĩa S do các đơn vị A, B, C... mang ý nghĩa lần lượt s[1], s[2], s[3]...
tạo nên. Nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s[1], s[2], s [3] thì
tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ, ví dụ, hết nước hết cái là tổ hợp có tính thành
ngữ vì ý nghĩa “quá dài, quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột” của nó khơng thể
giải thích được bằng các nghĩa của hết nước hết cái... Tính thành ngữ của các ngữ
cố định có những mức độ từ thấp đến cao khác nhau, ví dụ: Ba hoa thiên tướng có
tính thành ngữ thấp hơn ba chìm bảy nổi, ba chìm bảy nổi có tính thành ngữ thấp
hơn ba cọc ba đồng...
- Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu: Nói ngữ cố định là các cụm từ
cố định hố ra là nói chung. Sự thực thì trong các ngữ cố định, có nhiều ngữ có hình
thức cấu tạo là câu, như: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, cha truyền con nối,
chim chích vào rừng, chim sa cá lặn, chạch trong giỏ cua, chó ngáp phải ruồi, đũa
mốc chịi mâm son,... thậm chí có hình thức cấu tạo là câu ghép: đâm bị thóc chọc bị
gạo, chùa rách phật vàng, gió chiều nào che chiều ấy, ăn cơm nhà vác tù và hàng
tổng,... Bởi vậy, cái quyết định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ
16
về chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ khơng phải vì chỉ
chúng có tính sẵn có, bắt buộc... như từ mà cịn vì ở trong câu chúng có thể thay thế
cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu. Ví dụ, từ mãi trong
câu: “Tơi chờ anh mãi mà khơng thấy anh đến” có thể thay bằng: “Tôi chờ anh hết
nước hết cái mà khơng thấy anh đến”….
Nói ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định khơng có nghĩa là chúng khơng
biến đổi trong câu văn cụ thể. Ngay cả các từ phức mà ý nghĩa có tính chất thống nhất
rất cao cũng cịn có những biến thể lới nói, huống chi các ngữ cố định vốn có ý nghĩa
lỏng lẻo hơn ý nghĩa của từ phức nhiều. Cho nên, sự biến đổi của các ngữ cố định đa
dạng hơn, “tự do” hơn các biến thể của từ phức. Ví dụ các ngữ cố định cũng có thể rút
gọn, như ngữ chết nhăn răng, tốt mã giẻ cùi, có thể rút gọn thành nhăn răng, tốt mã.
Chúng cũng có thể được mở rộng thêm thành phần như ngữ: học như cuốc kêu được
mở rộng thành: học như cuốc kêu ra rả mùa hạ;
Từ trong ngữ cố định cũng có thể thay thế được bằng những từ cùng trường
nghĩa hoặc đồng nghĩa: Đi guốc trong bụng thành Lê dép loẹt qoẹt trong bụng; lúng
túng như chó ăn vụng bột thành lúng túng như chư chó xơi trộm bột.
Chúng ta thấy, những biến thể của ngữ cố định linh hoạt hơn, rộng rãi hơn,
không có qui tắc như biến thể của từ phức. Tuy nhiên, dù có biến thể thế nào đi nữa thì
các biến thể cũng không được phép vượt quá công thức kết cấu và các quan hệ ngữ
nghĩa vốn có trong ngữ quá xa. Nếu không đảm bảo điều kiện này thì chúng ta có ngữ
cố định khác, khơng cịn là ngữ cố định cũ nữa.
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
Có thể nói đặc thù của báo chí là cung cấp thơng tin. Dù ở bất kì hình thức truyền
tải hay thể loại nào thì mục đích cuối cùng của tác phẩm báo chí vẫn là đem đến cho
cơng chúng những thơng tin chân thật. Báo chí cung cấp thơng tin do đó các bài báo
phản ánh tin tức chiếm vai trị trung tâm trong báo chí.
Đối với ngơn ngữ báo chí, ở từng thể loại, từng mảng đề tài đều có những quy
định chuẩn mực về ngơn ngữ riêng. Chẳng hạn như các bản tin hoặc các bài viết
thơng tấn thì khơng được phép hoặc hạn chế sử dụng những từ ngữ văn chương mà
phải là những từ ngữ tường minh về ý nghĩa nhưng đối với những bài viết phản ánh
về đề tài văn hóa xã hội thì từ ngữ giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt là
điều cần thiết.
Ngơn ngữ báo chí cũng bị các yếu tố về thông tin chi phối. Khác với ngôn ngữ
trong văn chương hay các ngành khác, ngôn ngữ báo chí đảm bảo yếu tố quy định của
tác phẩm báo chí cụ thể. Các nhà nghiên cứu viết khác nhau về đặc trưng của ngơn
ngữ báo chí. Vũ Quang Hào cho rằng chệch chuẩn là đặc trưng chung của ngơn ngữ
báo chí. Hồng Anh lại cho rằng tính sự kiện là đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ báo