Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “dòng điện không đổi” vật lí 11 hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

CAO NỮ THÙY LINH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ
CHƯƠNG “DỊNG ĐIỆN KHƠNG ĐỔI” – VẬT LÍ 11 HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MƠN VẬT LÍ

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

CAO NỮ THÙY LINH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ
CHƯƠNG “DỊNG ĐIỆN KHƠNG ĐỔI” – VẬT LÍ 11 HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHÙNG VIỆT HẢI

Đà Nẵng – Năm 2019


I

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu và
các số liệu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố bất
kỳ một công trình nào khác.

Bình Định,

tháng

năm 2019

Tác giả

Cao Nữ Thùy Linh


II

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ rất lớn từ q Thầy, Cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành của mình đến:
Tiến sĩ Phùng Việt Hải – người trực tiếp hướng dẫn về mặt chun mơn, đã tận

tình chỉ dạy, truyền đạt những kinh nghiệm và giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt q trình thực hiện luận văn.
Quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, q Thầy, Cơ khoa Vật lí và
đặc biệt là q Thầy, Cơ tổ bộ mơn Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ mơn Vật lí
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể thực
hiện các nghiên cứu phục vụ cho khóa luận.
Ban giám hiệu, Q Thầy, Cơ giáo tổ Vật Lí – Kỹ thuật Cơng nghệ và các em
học sinh lớp 11A1, 11A2 trường THPT Xuân Diệu đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc
điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Quý Thầy, Cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc và có những nhận
xét cũng như góp ý quý giá cho luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè ln sát cánh bên tôi trong thời gian
học tập, luôn động viên, ủng hộ và hỗ trợ về mọi mặt để tôi hồn thành luận văn này
trong điều kiện tốt nhất.
Bình Định,

tháng

năm 2019

Tác giả

Cao Nữ Thùy Linh


III

DANH MỤC VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CÁC CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BTCNDTT

Bài tập có nội dung thực tế

BTTT

Bài tập thực tế

BTVL

Bài tập vật lí

BTVLCNDTT

Bài tập vật lí có nội dung thực tế

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NLVDKT

Năng lực vận dụng kiến thức


NLVDKTVLVTT

Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn

NLVDKTVTT

Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


IV

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ III
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................................VII
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... IX

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... X
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................................2
3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN .................................6
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ..................................6
1.1.1. Khái niệm năng lực ....................................................................................... 6
1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ......................................... 7
1.1.3. Cơng cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS 8
1.2. BTVLCNDTT và việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn ............................................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm về bài tập vật lí .......................................................................... 11
1.2.2. Vai trị, tác dụng của bài tập vật lí ............................................................. 11
1.2.3. Phân loại bài tập vật lí ............................................................................... 13
1.2.4. Bài tập vật lí có nội dung thực tế và cách thức soạn thảo .......................... 14
1.2.5. Sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế trong dạy học vật lí để phát triển
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh ...................................... 15
1.3. Quy trình thiết kế một bài tập vật lí có nội dung thực tế .............................16
1.3.1. Quy trình thiết kế một bài tập vật lí có nội dung thực tế ............................ 16
1.3.2. Các dạng bài tập có nội dung thực tế trong mơn vật lí .............................. 17



V

1.4. Thực trạng dạy học bài tập vật lí chương “Dịng điện khơng đổi” – Vật Lí
11 ở một số trường trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh Bình Định ..............18
1.4.1. Đối tượng và phương pháp điều tra ........................................................... 18
1.4.2. Nội dung điều tra ........................................................................................ 19
1.4.3. Kết quả điều tra .......................................................................................... 19
1.4.4. Nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh ............................................................ 23
1.4.5. Các biện pháp khắc phục ............................................................................ 23
1.4.6. Đề xuất giải pháp phát triển NLVDKTVTT thông qua BTVL .................... 24
Kết luận chương 1 ...................................................................................................25
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ CĨ NỘI DUNG
THỰC TẾ CHƯƠNG “DỊNG ĐIỆN KHƠNG ĐỔI” - VẬT LÍ 11 HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN ........26
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Dịng điện khơng đổi” – Vật lí 11 .26
2.2. Mục tiêu dạy học chương “Dịng điện khơng đổi” Vật lí 11 ........................28
2.2.1. Về kiến thức ................................................................................................. 28
2.2.2. Về kĩ năng ................................................................................................... 29
2.2.3. Về thái độ .................................................................................................... 29
2.2.4. Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ....................................... 30
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Dịng điện
khơng đổi” hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
...................................................................................................................................30
2.3.1. Ma trận phân bố bài tập ............................................................................. 30
2.3.2. Xây dựng bài tập cụ thể .............................................................................. 31
2.4. Ý tưởng sử dụng các bài tập đã xây dựng .....................................................64
2.5. Xây dựng một số tiến trình dạy học chương “Dịng điện khơng đổi” - Vật lí
11 sử dụng các bài tập có nội dung thực tế đã xây dựng .....................................64

2.5.1. Tiến trình dạy học sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế để tạo tình
huống vấn đề bài học, củng cố kiến thức trong tiết dạy kiến thức mới ................ 64
2.5.2. Tiến trình dạy học tiết bài tập ..................................................................... 71
2.5.3. Tiến tình dạy học giờ kiểm tra .................................................................... 72
Kết luận chương 2 ...................................................................................................76
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................77
3.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................77
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .....................................................................................77
3.3. Đối tượng và thời gian thực hiện ....................................................................77


VI

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................... 77
3.3.2. Thời gian thực nghiệm ................................................................................ 77
3.4. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................77
3.4.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm ................................................................. 77
3.4.2. Chuẩn bị cho thực nghiệm .......................................................................... 78
3.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm ............................................................................... 79
3.5.2. Tiến hành dạy học và quan sát giờ học ...................................................... 79
3.5.3. Công cụ và cách thức đánh giá .................................................................. 79
3.6. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................80
3.6.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm ................................................................ 80
3.6.2. Đánh giá định tính ...................................................................................... 80
3.6.3. Đánh giá định lượng ................................................................................... 81
Kết luận chương 3 ...................................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................98
1. Kết luận ................................................................................................................98
2. Kiến nghị ..............................................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................100

PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN
DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH THPT .... PL1
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN
DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH THPT .... PL5
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI “DỊNG ĐIỆN KHƠNG ĐỔI.
NGUỒN ĐIỆN” ....................................................................................................... PL9
PHỤ LỤC 4: RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT
LÍ VÀO THỰC TIỄN TÌNH HUỐNG “PIN VÔN-TA” ................................... PL15
PHỤ LỤC 5: KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỤ THỂ TIẾT “BÀI TẬP” ................ PL19
PHỤ LỤC 6: RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT
LÍ VÀO THỰC TIỄN TÌNH HUỐNG “XE ĐẠP ĐIỆN” ................................. PL27
PHỤ LỤC 7: RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT
LÍ VÀO THỰC TIỄN TÌNH HUỐNG “ĐÈN PIN” ........................................... PL31
PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................. PL33


VII

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CĨ NỘI DUNG THỰC TẾ CHƯƠNG
“DỊNG ĐIỆN KHƠNG ĐỔI” – VẬT LÍ 11 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ mơn Vật lí
Họ tên học viên: Cao Nữ Thùy Linh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Việt Hải
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Những kết quả chính của luận văn:
Dựa trên cơ sở lí luận ở chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng bảng đánh giá
NLVDKTVLVTT của HS gồm 4 thành tố và 11 hành vi, đồng thời chia các hành vi ra thành 4 mức

độ được xếp từ mức 4 đến mức 1.
Từ kết quả điều tra tình hình thực tế, chúng tơi đã đánh giá được mức độ NLVDKTVLVTT
ban đầu của HS từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm phát triển NLVDKTVLVTT của HS.
Bổ sung và làm rõ nghĩa quy trình xây dựng BTVL có NDTT với 6 bước cụ thể. Đề xuất
thêm 1 dạng BTCNDTT trong mơn Vật lí (Vận dụng các kiến thức để tính tốn các đại lượng trong
tình huống thực tiễn cụ thể).
Xây dựng được 8 chủ đề bài tập có nội dung thực tiễn và đã thực nghiệm sư phạm 3 bài.
Q trình TNSP đã hồn thành mục tiêu đề ra ban đầu và thu được những kết quả sau:
- Đánh giá hiệu quả của các hoạt động dạy học đã soạn thảo với việc phát huy năng lực vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS đã dần tiếp cận và làm
quen dạng BTCNDTT. Sự hấp dẫn và tính chất thực tiễn của nó giúp khơi gọi sự tò mò cho HS.
- Kết quả TNSP đã bước đầu khẳng định các bài tập đã xây dựng là phù hợp với HS và khả
thi trong việc áp dụng vào dạy học phát triển NL.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Hệ thống được lý luận về NLVDKTVLVTT cụ thể: khái niệm; tiêu chí đánh giá; quy trình
xây dựng BTVL có NDTT theo hướng phát triển NLVDKTVLVTT của HS.
Xây dựng được 8 chủ đề BTVL có NDTT chương “Dịng điện khơng đổi” – Vật lí 11 nhằm
phát triển NLVDKTVLVTT của HS.
Các BTCNDTT đã xây dựng có thể sử dụng trong đánh giá năng lực vật lí của học sinh –
thành tố vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018.
Hướng phát triển của luận văn:
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tổ chức dạy học, các biểu hiện hành vi, các tiêu chí đánh
giá NLVDKTVLVTT và xây dựng các BTVLCNDTT ở chương trình phổ thơng.
Từ khóa: Vật lí 11, dịng điện khơng đổi, phát triển năng lực, năng lực vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn, bài tập vật lí có nội dung thực tế.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài

TS. Phùng Việt Hải


Cao Nữ Thùy Linh


VIII

SUMMARY
DESIGNING AND USING EXERCISE WITH PRACTICAL CONTENT IN
CHAPTER “UNCHANGED CURRENT” – 11th PHYSICS - DEVELOPING STUDENTS’
CAPACITY IN APPLYING PHYSICAL KNOWLEDGE INTO PRACTICE
Major: Theory and method of teaching physics
Full name of Master student: Cao Nu Thuy Linh
Supervisors: Dr. Phung Viet Hai
Training institution: University of Education, The University of Da Nang
The main results of the thesis:
Based on the theoretical background in chapter 1, we have studied and developed a table of
assessing students’ capacity development in applying physical knowledge to practices
(SCDIAPKTCP). This table includes 4 factors and 11 behaviors divided into 4 levels.
From the survey results of the realistic situation, we have assessed students’ initial levels of
SCDIAPKTCP. From that, we propose some appropriate measures to develop students' capacity.
Supplementing and clarifying the construction process of physics exercises having practical
content with 6 steps in detail. Proposing a kind of exercise with practical content in Physics (apply
knowledge to calculate physical quantities in specific reality situations).
Designing 8 main exercises having practical content and having applied 3 of them into
teaching. Teaching experiment process has completed the initial aims and has obài tậpained some
results below:
- We have effectively evaluate teaching activities and the students’s physial capacity
development. Under the instruction from teachers, students have gradually approached and made
through the type of exercises with practical content. As a result, Its attractiveness and practicality
help evoke students’ curiosity.

- The results from teaching experiment have proved that these designed exercises are
appropriate to students’ capacity and feasible in capacity development teaching.
The scientific and practical significance of the thesis:
Systematizing the theory of capacity to apply physical knowledge to specific practices in
terms of concept, evaluation criteria, process of designing exercises with practical content towards
SCDIAPKTCP.
Constructing exercises system with practical content in chapter “unchanged current” – 11th
class Physics, aiming to develop the ability to apply physical knowledge into practice of students.
The development direction of dissertations:
Complete study the process of teaching, behaviors, evaluation criteria of students’ ability to
apply physical knowledge to practice and construct physics exercises with practical content in
high school curriculum.
Key words: 11th Physics, direct current, capacity development, ability to apply physical
knowledge to practice, physics exercises with practical content.
Supervior’s confirmation

Student

Dr. Phung Viet Hai

Cao Nu Thuy Linh


IX

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Rubric – Bảng đánh giá NLVDKTVTT

8

2.1

Phân phối chương trình chương “Dịng điện khơng đổi” Vật lí
11

26

2.2

Bảng ma trận phân bố bài tập dựa trên mức độ nhận thức

30

2.3

Bảng thông số kỹ thuật của xe đạp điện Yamaha ICATS H1

35

2.4


Biểu giá bán lẻ điện của tập đồn điện lực EVN năm 2018

36

2.5

Bảng thơng số kỹ thuật về tác dụng của dòng điện đối với cơ

49

thể con người
2.6

Bảng thông số kỹ thuật về tác dụng của điện áp đối với cơ thể
con người

50

3.1

Bảng kế hoạch thực nghiệm sư phạm

99

3.2

Kết quả thực nghiệm ở nhiệm vụ 1

103


3.3

Kết quả thực nghiệm ở nhiệm vụ 2

105

3.4

Kết quả thực nghiệm ở nhiệm vụ 3

108

3.5

Kết quả thực nghiệm qua 3 nhiệm vụ

110


X

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

2.1


Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Dòng điện khơng đổi” Vật lí
11

27

2.2

Xe đạp điện hãng Yamaha loại ICATS H1

31

2.3

Sơ đồ minh họa ấu tạo chung của bình ắc quy

34

2.4

Sơ đồ mạch điện đơn giản của hệ thống mạch điện trong xe đạp
điện

39

2.5

Pin sạc điện thoại Samsung

42


2.6

Bộ sạc điện USB Power Adapter A1385

47

2.7

Sạc dự phòng 2 đầu ra và đầu vào kép DIAMOND15

48

2.8

Thí nghiệm Gan-va-ni

52

2.9

Sơ đồ biểu diễn hoạt động của 1 pin điện hóa

53

2.10

Hình ảnh minh họa thí nghiệm giữa pin và giấy bạc

56


2.11

Sơ đồ mạch điện tạo bởi cá điện và nước

57

2.12

Đèn pin siêu sáng Wasing WFL-H2

58

2.13

Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của đèn pin

59

2.14

So sánh giá trị lumen với đơn vị tính thơng thường Watt

60

2.15

Sơ đồ khái niệm bài dạy “Dịng điện khơng đổi. Nguồn điện”

67


3.1

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS ở nhiệm vụ 1

104

3.2

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS ở nhiệm vụ 2

107

3.3

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS ở nhiệm vụ 3

109

3.4

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS qua 3 nhiệm vụ

114

3.5

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS Hương qua 3 nhiệm vụ

116


3.6

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS Thoa qua 3 nhiệm vụ

117

3.7

Đồ thị kết quả NLVDKTVLVTT của HS Hoàng qua 3 nhiệm vụ

118


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thơng mới (sau 2020) là phải hình
thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Hình mẫu của học sinh phổ
thơng Việt Nam sau khi tốt nghiệp THCS, THPT là phải hình thành 5 phẩm chất (yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm) và 10 năng lực (năng lực tự chủ và
tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin
học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất) [3]. Trong chương trình mới, mơn Vật lí có
nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
lí (cịn gọi là năng lực vật lí) – một bộ phận của năng lực khoa học. Theo bản dự thảo
chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí năm 2018 [2], năng lực vật lí gồm 3 thành
tố: nhận thức kiến thức vật lí, tìm tịi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí,
vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn; trong đó thành tố năng lực vận dụng kiến thức

vật lí vào thực tiễn được Ban biên soạn chương trình nhấn mạnh như là điểm nhấn của
chương trình nhằm hình thành năng lực cho học sinh (HS).
Thực tiễn dạy học cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém
về khả năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của HS là các em có quá ít
cơ hội để tiếp xúc với loại bài tập có nội dung thực tế (BTCNDTT). BTCNDTT là một
bộ phận quan trọng của bài tập vật lí (BTVL). Các BTCNDTT có đề cập đến những
quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, nếu sử dụng BTCNDTT một
cách hợp lý thì vừa có thể kích thích hứng thú học tập cho HS, vừa giúp HS phát triển
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong dạy học vật lí, vai trị quan trọng vốn
có của BTCNDTT chưa được đặt ra một cách đúng mực, việc sử dụng BTCNDTT của
giáo viên (GV) còn rất nhiều bất cập, thiếu hợp lí. Những hạn chế nêu trên chưa đáp
ứng được những mục tiêu mà Luật Giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011 - 2020 đề ra. Với sự phát triển chung của tồn xã hội, tình trạng này khơng
thể kéo dài thêm nữa, mà cần phải có những động thái tích cực hơn, những biện pháp
cụ thể hơn để GV và HS có thể điều chỉnh phương pháp dạy và học của mình theo
đúng định hướng.
Kiến thức chương “Dịng điện khơng đổi” có những khái niệm, hiện tượng vật
lí, các ứng dụng khá quen thuộc và gần gủi với các em HS. Một số kiến thức của
chương đã được trình bày ở sách giáo khoa (SGK) Vật lí 7, 9. Qua nghiên cứu cấu trúc
và nội dung kiến thức chương “Dịng điện khơng đổi” – Vật lí 11, cũng như nghiên
cứu thực trạng tổ chức dạy học bài tập cho thấy các bài tập thực tiễn còn chưa có


2

nhiều, HS khó nhận ra được bản chất vật lí trong các hiện tượng thực tế về dịng điện
khơng đổi. Do vậy, cần tiến hành lựa chọn, xây dựng các bài tập gắn với thực tiễn
nhằm bồi dưỡng NLVDKTVTT của HS.
Với lý do trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn là: “XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ CHƯƠNG “DỊNG ĐIỆN KHƠNG

ĐỔI” - VẬT LÍ 11 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN
THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trước những yêu cầu mới của thời đại, Bộ GD & ĐT đã xây dựng chương
trình, chuẩn kiến thức giáo dục phổ thông với hệ thống các môn học phù hợp với
những yêu cầu của sự phát triển, đảm bảo hoàn thành mục tiêu giáo dục. Theo đó, dạy
học theo hướng phát triển năng lực vận dụng đang là một xu thế chủ yếu trong việc
truyền tải kiến thức. Theo các giáo trình, tài liệu nghiên cứu về dạy học theo hướng
phát triển năng lực vận dụng của các môn khoa học tự nhiên thì việc phát triển
NLVDKTVTT cho HS và vai trò của BTCNDTT trong việc phát triển năng lực, như
trong cuốn “Lí luận và dạy học hiện đại”, của Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường đề
cập đến bài tập định hướng năng lực trong đó nhấn mạnh đến các đặc điểm quan trọng
của bài tập định hướng các năng lực chung, xây dựng hệ thống bài tập nhằm định
hướng năng lực; hay Phạm Hữu Tịng (2004) “Dạy học Vật lí ở trường trung học phổ
thông theo định hướng phát triển dạy học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa
học”[14]; Thái Duy Tuyên (2001), “Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản)”
[16]; Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), “Phương
pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thơng” [13].
Bên cạnh đó cũng đã có một số luận văn cao học nghiên cứu việc dạy học phần
“Dịng điện khơng đổi” như: Phùng Mạnh Thường (2008) - “Tổ chức thí nghiệm trực
diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh dân
tộc nội trú khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và “Dịng điện khơng đổi (Vật lí
11)”; Nguyễn Văn Hào (2010) – “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khố về
“Dịng điện khơng đổi” Vật lí lớp 11 (THPT) nhằm phát huy tính tích cực và phát triển
năng lực sáng tạo của học sinh”; Trịnh Ngọc Thuỷ (2013) - “Tổ chức hoạt động dạy
học chương “Dịng điện khơng đổi. Nguồn điện” (Vật lí 11) theo hướng phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh”; Đặng Thị Cam (2014) - “Tổ chức dạy học
hợp tác theo nhóm một số kiến thức chương “Dịng điện khơng đổi” Vật lí lớp 11 cho
học sinh trung học phổ thông”…



3

Tuy nhiên các tác giả chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức dạy học theo định hướng
phát triển năng lực nào đó hay chỉ mới nêu lên vai trị của bài tập và xây dựng hệ
thống các bài tập định tính gắn với thực tiễn nhằm giải thích, lí giải các hiện tượng vật
lí mà chưa đề cập đến hệ thống bài tập khai thác, vận dụng mối liên hệ giữa vật lí, kỹ
thuật và đời sống. Trong khi đó mối liên hệ này lại là một trong những vấn đề đang
được quan tâm, nhằm góp phần làm cho HS không rời xa thực tiễn kĩ thực và đời sống
khi học tập. Vì vậy “Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương
“Dịng điện khơng đổi” - Vật lí 11 hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn của học sinh” phù hợp về mặt khoa học, sư phạm và yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học trong Vật lí.
3. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng được các BTVLCNDTT liên quan đến các kiến thức chương “Dịng
điện khơng đổi” - Vật lí 11.
- Đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
(NLVDKTVLVTT) của HS lớp thực nghiệm trong dạy học các kiến thức chương
“Dòng điện không đổi”.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các BTVLCNDTT và sử dụng một cách phù hợp trong dạy
học chương “Dịng điện khơng đổi” - Vật lí 11 sẽ phát triển được NLVDKTVLVTT
của HS.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức chương “Dòng điện khơng đổi” - Vật lí 11.
- Bài tập gắn với thực tiễn chương “Dịng điện khơng đổi” nhằm phát
NLVDKTVLVTT của HS.
5.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Nội dung nghiên cứu
- Hoạt động dạy học BTVL chương “Dịng điện khơng đổi” - Vật lí 11.
- Học sinh lớp 11 trường THPT Xuân Diệu, Huyện Tuy Phước – Tỉnh Bình
Định.
b. Thời gian nghiên cứu
Tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019.
c. Không gian nghiên cứu
Trường THPT Xuân Diệu, Huyện Tuy Phước – Tỉnh Bình Định.


4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực, NLVDKTVLVTT và việc dạy học theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về BTVL, BTVLCNDTT.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học BTVL gắn với thực tiễn và thực trạng bồi dưỡng
NLVDKTVTT của HS.
- Phân tích mục tiêu kiến thức, kĩ năng khi dạy học các kiến thức chương
“Dịng điện khơng đổi” - Vật lí 11.
- Xây dựng quy trình thiết kế một BTVLCNDTT.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập gắn với thực tiễn chương “Dịng điện
khơng đổi” - Vật lí 11.
- Thiết kế kế hoạch bài học vận dụng các bài tập đã xây dựng trong dạy học
chương “Dịng điện khơng đổi” nhằm phát triển NLVDKTVLVTT của HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở Trường THPT Xuân Diệu, Huyện Tuy
Phước – Tỉnh Bình Định để đánh giá hiệu quả dạy học trong việc phát triển
NLVDKTVLVTT của HS.
7. Phương pháp nghiên cứu

a. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu mục tiêu đổi mới trong dạy học nói chung và trong vật lí nói
riêng.
- Nghiên cứu tài liệu về BTVLCNDTT và bồi dưỡng NLVDKTVTT.
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, nội dung và các chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương “Dịng điện khơng đổi” - Vật lí 11.
b. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thông qua đàm thoại với GV, HS để biết được thực trạng sử dụng hệ
thống bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học vật lí của một số trường THPT hiện nay.
- Điều tra thông qua phiếu thăm dò ý kiến để biết được sự quan tâm đối với việc
phát triển NLVDKTVLVTT của HS THPT trong dạy học vật lí.
c. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số tiến trình dạy học bài tập gắn với thực
tiễn chương “Dịng điện khơng đổi”, từ đó đánh giá thực nghiệm sư phạm và so sánh
với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
d. Thống kê toán học


5

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm và rút ra kết luận.
8. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống được lý luận về NLVDKTVLVTT về khái niệm và tiêu chí đánh
giá; quy trình xây dựng BTVLCNDTT theo hướng phát triển NLVDKTVLVTT của
HS.
- Xây dựng BTVLCNDTT chương “Dòng điện khơng đổi”- Vật lí 11 theo
hướng phát triển NLVDKTVLVTT.
9. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu

Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng bài tập hướng
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế
chương“Dịng điện khơng đổi” - Vật lí 11 hướng phát triển năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là một cấu trúc tâm lý rất phức tạp và có những đặc trưng riêng phù
hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định. Đề cập đến vấn đề năng lực, các
nhà tâm lý học cho rằng chỉ một số năng lực có mầm mống di truyền các tư chất
nhưng từ chỗ đó đến sự hình thành năng lực hồn chỉnh, hình thành tài năng thiên tài,
như từ mầm tới cây trổ hoa kết quả còn rất xa. Nhưng tư chất phải được nuôi dưỡng và
phát triển đúng “thì” bằng những hoạt động thích hợp, đúng “cách”, trong những môi
trường thuận lợi mới trở thành năng khiếu. Tiếp đó phải rèn luyện có hệ thống để lĩnh
hội hệ thống các tri thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, phẩm chất, ý chí… thích hợp,
đồng bộ thì năng khiếu mới phát triển thành tài [5].
Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
Năng lực (cũng tương tự như cường độ vector) nói lên người đó có thể làm gì,

làm đến mức nào, làm với chất lượng ra sao. Thơng thường người ta cịn gọi là khả
năng hay “tài” [5];
Là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và
thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục” [5].
“Năng lực là tổ hợp của các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những
nhu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó hoạt động có kết
quả” [1].
Là “những đặc điểm tâm lý của nhân cách, là điều kiện chủ quan để thực hiện
có kết quả một dạng hoạt động nhất định. Năng lực có quan hệ với kiến thức, kĩ năng,
kĩ xảo. Năng lực thể hiện ở tốc độ, chiều sâu, tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng của
kết quả hoạt động ở tính sáng tạo, tính độc đáo của phương pháp hoạt động. Một số
năng lực có thể đo được bằng trắc nghiệm” [15].
“Năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lý theo kiến thức, kĩ năng và sự sẵn
sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng
tới giải pháp cho các vấn đề” (Weinet, 2001) [17].
Trong cuốn “Tâm lý học” (1995, nxb GD), GS.VS. Phạm Minh Hạc đưa ra khái
niệm: “Năng lực bao gồm cả khái niệm như năng khiếu, khả năng, sở trường, tài… Nó
cũng bao gồm cả năng lực tiềm năng và năng lực hiện thực, năng lực đơn giản và năng
lực phức hợp (hay sự phức tạp) [5].


7

Năng lực có mối quan hệ mật thiết với tri thức và kĩ năng, kĩ xảo. Kĩ năng là
phương thức vận dụng tri thức vào hoạt động thực hành đã được củng cố. Kĩ xảo là
những hành động đã trở nên tự động hóa nhờ luyện tập. Tri thức, kĩ năng và kĩ xảo
trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực trong lĩnh vực
ấy. Năng lực góp phần làm cho q trình tiếp thu tri thức và kĩ năng, kĩ xảo diễn ra
nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Từ các khái niệm tổng quát về năng lực như trên, ta có thể hiểu một cách đơn

giản: Năng lực là khả năng thực hiện một cách có trách nhiệm và hiệu quả các hành
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các
lĩnh vực nghề nghiệp; xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh
nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
1.1.2.1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu về NLVDKTVTT như theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương
định nghĩa: “Năng lực vận dụng kiến thức là khả năng ngược học sử dụng những kiến
thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống
một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện
phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu
chiếm lĩnh tri thức”; theo nhóm tác giả Lê Thanh Huy, Lê Thị Thao: “Năng lực vận
dụng kiến thức là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra
một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những
tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng
biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức của HS là khả năng của HS có thể vận dụng
các kiến thức đã học để giải quyết thành cơng các tình huống học tập hoặc tình huống
thực tế trong đời sống hằng ngày” [9].
Theo chúng tôi NLVDKTVLVTT được hiểu như sau: “Năng lực vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh
nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực
tiễn có liên quan đến vật lí”.
1.1.2.2. Cấu trúc của NLVDKTVLVTT
NLVDKTVLVTT gồm những thành tố sau:
- Tìm hiểu, khám phá vấn đề.
- Thiết lập không gian vấn đề.
- Lập kế hoạch, thực hiện giải pháp.



8

- Đánh giá và phản ánh giải pháp, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải
quyết vấn đề điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.
1.1.3. Cơng cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của
HS
Để đánh giá NLVDKTVLVTT, cần xác định rõ các thành tố của năng lực. Để
vận dụng kiến thức vào thực tế:
Theo nhóm tác giả TS. Phùng Việt Hải và Nguyễn Thị Hoa đã đề xuất ra công
cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT của HS trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh
giá đồng thời kèm sự phát triển ta có cấu trúc NLVDKT được thể hiện qua rubric đánh
giá như sau:
Bảng 1.1. Rubric – Bảng đánh giá NLVDKTVTT
Thành tố

Hành vi

Mức độ biểu hiện
Mức độ 4

tích
KP1. Phân Phân
tình
tích được được
khám
tình huống huống thực
phá vấn thực tế cụ tiễn cụ thể
đầy đủ, rõ
đề thực thể.
ràng

một
tiễn.
cách độc lập.
Tìm
hiểu,

KP2. Phát
hiện được
vấn
đề
trong tình
huống.
KP3.
được
đề.

Tự phát
được
huống
tiễn có
đề.

hiện
tình
thực
vấn

Mức độ 3
Phân


Mức độ 2

tích Phân

Mức độ 1

tích Phân

tích

được
tình
huống
cụ
thể đầy đủ
nhưng chưa
rõ ràng.

được
tình
huống cụ thể
khi trao đổi
với bạn.

Phát
hiện
được
tình
huống


vấn đề khi
trao đổi với
bạn.

Phát hiện ra Chưa phát
vấn đề thực hiện vấn đề
tiễn dưới sự thực tiễn.
hướng
dẫn
của GV.

phát
Nêu Tự phát biểu Tự
vấn được vấn đề biểu được
thực tiễn.
vấn đề thực
tiễn nhưng
chưa
đủ.

Phát
biểu
được vấn đề
thực
tiễn
nhưng chưa

được
tình
huống

cụ
thể dưới sự
hướng dẫn
của GV.

Phát
biểu
vấn đề thực
tiễn dưới sự
hướng dẫn

đầy đúng
với của GV.
trọng tâm.

định Xác
định Xác
định Chưa
xác
Thiết lập TL1. Thu Xác
không
thập thông được đầy đủ được chính được thơng định được
chính xác các xác một số tin liên quan thông
tin
gian vấn tin.


9

thông tin cần thông


đề.

thiết.

tin dưới sự giúp liên

cần thiết.

quan

đỡ của người đến vấn đề.
khác.

tích Phân
tích Phân
tích Có phân tích
TL2. Phân Phân
tin
tích thơng thơng tin chi được thơng được thơng thơng
tiết, cụ thể, tin nhưng tin mang giá nhưng chưa
tin.
sắp xếp khoa chưa

chi trị

dưới

sự chính xác.


học, thiết lập tiết.

giúp đỡ của

được
mối
quan hệ giữa
các kiến thức

GV.

liên quan.
xác
TL3. Tìm ra Đã xác định Đã xác định Đã xác định Chưa
kiến thức được các kiến được một số được một số định được
liên
và thức
kiến thức quan vấn đề
liên
môn thực tiễn. Liệt
liên quan kê được các
đến vấn đề kiến thức đó
và phân tích,
thực tiễn.
vật



kiến
thức

liên
quan
đến vấn đề
thực
tiễn.
Biết đặt một
số câu hỏi

kiến thức liên
quan đến vấn
đề thực tiễn.
Biết đặt một
số câu hỏi và
lựa chọn các

các
kiến
thức
liên
quan
đến
vấn
đề.
Không biết
đặt câu hỏi

thiết lập được và lựa chọn câu hỏi, biết trước
mối quan hệ
giữa các kiến
thức

liên
quan.
Biết
cách
chủ
động
thu
thập,
tìm
kiếm
các
bằng chứng

các câu hỏi,
có thể đề
xuất các câu
hỏi
mới,
biết
tìm
kiếm kiến
thức để trả
lời một phần
vấn đề cịn

khoa
học, thắc mắc.
nghiên cứu
cơ sở khoa
học của các

vấn đề thực

tìm kiếm câu
trả lời cho
những câu hỏi
đã đặt ra.

một

vấn đề nào
đó nảy sinh,
do đó HS
khơng biết
cách tìm câu
trả lời cho
vấn đề.


10

tiễn để tìm
câu trả lời
cho vấn đề
mình nghiên
cứu.
Lập kế TH1.
hoạch,
xuất
thực hiện pháp.
giải

pháp.

Đề Đề xuất được Đề
giải giải pháp giải được
quyết vấn đề pháp

xuất Đề xuất được Chưa

đề

giải giải pháp giả xuất

được

giải quyết vấn đề biện

pháp

thực tiễn một quyết vấn thực tiễn dưới hoặc đề xuất
cách tối ưu.
đề thực tiễn sự hướng dẫn của
HS
nhưng chưa của GV.
khơng mang
tối ưu.

tính khả thi
và xa rời
thực tiễn.


Lập Lập được kế
kế hoạch để hoạch để giải
giải quyết quyết vấn đề
thực tiễn cụ
vấn đề.
thể, chi tiết
(đầy đủ thời
TH2.

gian,

Lập được kế
hoạch
để
giải quyết
vấn đề thực
tiễn chi tiết.

nguồn

Lập được kế
hoạch để giải
quyết vấn đề
thực
tiễn
nhưng chưa
rõ ràng, đầy

Lập được kế
hoạch

để
giải quyết
vấn đề thực
tiễn nhưng
nhờ sự giúp

đủ, chi tiết.

đỡ

nhân lực, vật
lực).

người khác.

TH3. Thực Thực hiện kế Thực hiện
giải kế
hoạch
hiện
kế hoạch
hoạch giải quyết vấn đề giải quyết
quyết vấn thực tiễn độc vấn đề thực
tiễn hợp lý
đề
thực lập, hợp lý.
nhưng chưa
tiễn.
hịan tồn
Đánh giá
và phản

ánh giải
pháp.

ĐG1. Thực Thực hiện kế
hiện
và hoạch độc lập
đánh
giá hoặc hợp lý.
giải pháp Đánh giá việc

của

Thực hiện kế
hoạch
giải
quyết vấn đề
thực
tiễn
nhưng chưa
hồn
thành
được hết u

Thực hiện
kế
hoạch
giải quyết
vấn đề thực
tiễn nhưng
cần có sự

giúp đỡ của

độc lập.

cầu.

GV, bạn học

Thực hiện
giải
pháp
giải quyết
vấn đề thực

Thực
hiện
được
giải
pháp
giải
quyết vấn đề

Chỉ
thực
hiện khi có
sự
hướng
dẫn của GV.



11

tiễn
quyết thực hiện giải tiễn nhưng thực
giải chưa đánh nhưng chưa
vấn đề thực pháp
quyết vấn đề giá
được hoàn thành.
tiễn.
giải

thực tiễn.
ĐG2. Điều Vận
chỉnh
và được

giải pháp.

dụng Điều chỉnh Biết cách điều Biết
trong hợp lý vận chỉnh nhưng điều

huống dụng được chưa
dụng tình
trong tình mới một cách trong tình dụng
huống mới. tình
huống mới. độc lập.
mới.
vận

vận nhưng


cách
chỉnh
nhờ

trong sự giúp đỡ
huống của người
khác.

1.2. BTVLCNDTT và việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn
1.2.1. Khái niệm về bài tập vật lí
Theo lý luận dạy học, bài tập là một hệ thống thông tin xác định bởi hai tập hợp
gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, đó là những điều kiện và những yêu cầu.
Về mặt chức năng dạy học, bài tập là nhiệm vụ được đặt ra cho HS, là phương tiện của
GV để tổ chức hoạt động nhận thức, kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức cũng như rèn
luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS. Về hình thức, bài tập vừa có điều kiện vừa có yêu cầu
cần giải quyết, tức là trong bài tập có thể chứa đựng một hay nhiều câu hỏi [7].
Ứng dụng vào vật lí, theo các tài liệu giáo khoa cũng như tài liệu về phương
pháp dạy học bộ mơn vật lí, người ta hiểu BTVL là những bài luyện tập được lựa chọn
một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu những hiện tượng vật lí, hình
thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của HS và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức
của HS vào thực tiễn. BTVL là một phương pháp dạy học giữ vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc hồn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường phổ thơng.
Và theo X.E. Camenetxki và V.P. Ôreekhop: “Trong thực tế dạy học, BÀI
TẬPVẬT LÍ được hiểu là vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi
những suy luận logic, những phép tốn và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và
phương pháp vật lí ...”.
1.2.2. Vai trị, tác dụng của bài tập vật lí
Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm, “Bài tập là một phương tiện hiệu quả để kiểm

tra mức độ nắm vững kiến thức của HS”. Thật vậy, thông qua cách đặt câu hỏi trong
bài tập mà ta có thể phân loại được mức độ nắm vững kiến thức của HS, khiến cho
việc đánh giá chất lượng HS được chính xác.


12

Việc giải BTVL là yếu tố cấu thành quan trọng trong việc cấu trúc kiến thức vật
lí của người học thơng qua việc thường xun rèn luyện thói quen, kĩ năng, kĩ xảo vận
dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
Vật lí là mơn học có tính tương tác và ứng dụng cao trong đời sống. Khi dạy
học đến một vấn đề nào đó, GV cố gắng yêu cầu vận dụng kiến thức vào những hiện
tượng, các vật dụng trong cuộc sống. Chính điều này giúp HS biến các kiến thức khơ
khan thành những kiến thức có ý nghĩa trong cuộc sống. Kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức HS thu
nhận được.
BTVL có thể được sử dụng như một phương tiện độc đáo để nghiên cứu tài liệu
mới khi trang bị kiến thức cho HS. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do
bài tập đề ra, HS có nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới đảm bảo cho HS lĩnh hội kiến
thức mới một cách sâu sắc, đồng thời khi bài tập được sử dụng một cách khéo léo có
thể dẫn HS đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới, hoặc xây dựng một khái niệm
mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra.
Quá trình giải quyết các tình huống, câu hỏi yêu cầu HS phân tích đề, vận dụng
các thao tác như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái qt hóa,... để xác
lập các mối quan hệ giữa các đại lượng, lập luận, tính tốn, có khi phải tiến hành thí
nghiệm, đo đạc, kiểm tra kết quả. Vì thế, BTVL là phương tiện rất tốt để phát triển tư
duy, óc tưởng tượng, bồi dưỡng hứng thú học tập và phương tiện nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là khám phá ra bản chất của hiện tượng vật lí được trình bày dưới dạng các
tình huống vấn đề. Chính điều này, nếu GV lựa chọn tốt câu hỏi vận trong BTVL thì
có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tị mị của HS. Các bài tập này sẽ giúp rèn luyện

cho HS được tính sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, đức tính kiên trì khắc phục khó
khăn và sự u thích mơn học.
BTVL là hình thức củng cố, ơn tập, hệ thống hóa kiến thức và là phương tiện để
kiểm tra kĩ năng của HS.
BTVL có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp khi có thể đề cập
đến các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống: khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, sản xuất công nghiệp... Các bài tập này là phương tiện thuận lợi cho HS
liên hệ lý thuyết với thực hành, học tập với đời sống, vận dụng kiến thức vào thực tế
sản xuất và cuộc sống.
Tóm lại, BTVL có vai trị rất tồn diện trong dạy học vật lí, chính vì thế việc sử
dụng BTVL trong dạy học là khơng thể thiếu với mục đích giúp HS nâng cao chất
lượng nắm vững kiến thức của bản thân.


13

1.2.3. Phân loại bài tập vật lí
BTVL rất đa dạng và phong phú, có nhiều cách phân dạng bài tập [4]:
Phân dạng theo nội dung:
- Phân loại theo các phân mơn của Vật lí: bài tập cơ học, bài tập nhiệt học, bài
tập quang học, bài tập điện học,... Đây là sự phân loại có tính quy ước vì các kiến thức
được sử dụng giải bài tập là sự kết hợp của nhiều phần, nhiều chương.
- Bài tập có nội dung trừu tượng: Đặc điểm của bài tập dạng này là bản chất vật
lí được nêu rõ trong đề bài tốn, những chi tiết khơng bản chất được loại bỏ bớt, HS
dễ nhận ra cơng thức, định luật vật lí nào để giải.
- Bài tập có nội dung cụ thể: Là những bài tập có dữ liệu là các số cụ thể, thực
tế và HS có thể đưa ra lời giải dựa vào vốn kiến thức vật lí cơ bản đã có.
- Bài tập có nội dung kỹ thuật tổng hợp: Các điều kiện của bài toán liên quan
tới kỹ thuật hiện đại, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải,…Cũng chú ý
rằng, trong các bài học vật lí không nên đi quá sâu vào các chi tiết kỹ thuật mà chỉ yêu

cầu HS suy nghĩ về những vấn đề có tính ngun tắc, GV thơng báo cho HS một số
chi tiết kỹ thuật để họ có thể nhận dạng được những thiết bị kỹ thuật tương ứng trong
đời sống thực tế.
- Bài tập có nội dung lịch sử: Là những bài tập có chứa đựng các kiến thức có
liên quan đến lịch sử như những dữ liệu về các thí nghiệm vật lí cổ điển, những phát
minh, sáng chế hoặc những câu chuyện có tính chất lịch sử.
- Bài tập vui: Là những bài tập có sử dụng các dữ kiện, hiện tượng kì lạ hoặc
vui. Việc giải các bài toán này sẽ làm cho tiết học thêm sinh động, nâng cao hứng thú
học tập của HS.
Phân loại dựa vào phương tiện giải: Bài tập định tính, bài tập tính tốn,
bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. Cụ thể:
- Bài tập định tính: Trong các điều kiện của bài tốn đều nhấn mạnh bản chất
vật lí của hiện tượng. Khi giải các bài tập định tính, HS rèn luyện được tư duy logic,
khả năng phân tích hiện tượng, trí tưởng tượng khoa học, kĩ năng vận dụng kiến thức
bằng lập luận logic trên cơ sở các định luật Vật lí. Loại bài tập này có thể được sử
dụng làm bài tập mở đầu nghiên cứu tài liệu mới, ngay sau khi học xong lí thuyết
hoặc trong những tiết ôn tập chương.
- Bài tập định lượng (bài tập tính tốn): Là những bài tập có dữ liệu là các số cụ
thể mà muốn giải chúng HS phải thực hiện một loạt phép tính, sử dụng cơng thức để
xác lập mối quan hệ phụ thuộc định lượng giữa các đại lượng phải tìm và nhận được
kết quả là dưới dạng một công thức hoặc một giá trị bằng số. Khi giải phải dựa trên


×