Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã đạ sar, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 100 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan. Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, kết quả công bố trong luận văn là trung thực, chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Đồng Nai, tháng 12 năm 2018

Trịnh Xuân Tự


ii

LỜI CẢM ƠN
Để khóa học của bản thân được hồn thành và có kết quả như ngày hơm
này, trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong
khoa Lâm học, khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập tại trường. Đặc biệt, trân trọng cảm ơn TS. Trần
Việt Hà, là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng chí chuyên viên tại
Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương; Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Lạc
Dương; Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà; Ban quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn Đa Nhim và các cán bộ công chức của ủy ban nhân dân xã Đạ Sa, huyện
Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ tơi trong qua trình thu thập số liệu để
hồn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tơi
hồn thành luận văn của mình.


Trong quá trình thực hiện luận văn mặc dù bản thân tôi đã cố gắng hết
sức để đạt được kết quả tốt nhất, tuy nhiên còn rất nhiều những khó khăn và
hạn chế như: về thời gian, kinh phí, kinh nghiệm và trình độ chun mơn.Từ
những hạn chế đó dẫn đến những thiếu sót khơng thể tránh khỏi. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè
đồng nghiệp để luận văn này được hồn thiện hơn,
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 12 năm 2018

Trịnh Xuân Tự


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Các từ viết tắt


vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

Đặt vấn đề

1

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3

1.1. Một số khái niệm cơ bản

3

1.1.1. Khái niệm cộng đồng

3

1.1.2. Khái niệm QLR cộng đồng

3


1.1.3. Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng

4

1.1.4. Khái niệm đồng quản lý

4

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

5

1.2.1. Trên thế giới

5

1.2.2. Tại Việt Nam

10

Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương

13

pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

13

2.1.1. Mục tiêu tổng quát


13

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

13

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

13

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

13

2.3. Nội dung nghiên cứu

14


iv

2.3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác QLR dựa vào cộng đồng

14


2.3.2. Nghiên cứu những nhân tố thúc đẩy và nhân tố cản trở sự tham

14

gia của người dân vào QLR
2.3.3. Nghiên cứu kiến thức địa phương liên quan đến QLR

14

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân

14

vào QLR
2.4. Phương pháp nghiên cứu

14

2.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp

14

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin hiện trường

15

2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin

18


2.4.4.. Cơng cụ cho xử lý thông tin

19

Chương 3: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu

20

3.1. Điều kiện tự nhiên

20

3.1.1. Vị trí địa lý

20

3.1.2. Đặc điểm địa hình

20

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

20

3.1.4. Đặc điểm đất đai

20

3.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng


22

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

23

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

24

3.2.2. Dân số và lao động

24

3.2.3. Tình hình phát triển sản xuất

25

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

27

4.1. Thực trạng công tác QLR dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Sar

27

4.1.1. Các hình thức QLR dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Sar

27


4.1.2. Cơ cấu tổ chức lực lượng QLR tại xã Đạ Sar

28

4.1.2. Vai trò của người dân và cộng đồng trong QLR

30


v

4.1.3. Đánh giá kết quả các hoạt động QLR tại xã Đạ Sar

40

4.2. Một số nhân tố thúc đẩy và nhân tố cản trở sự tham gia người dân

45

vào QLR
4.2.1. Các nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân vào QLR

45

4.2.2. Các nhân tố rào cản đến sự tham của người dân vào QLR

54

4.3. Kiến thức địa phương liên quan đến QLR


60

4.3.1. Tổ chức cộng đồng

60

4.3.2. Kinh nghiệm và truyền thống văn hóa của cộng đồng

63

4.4. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân vào QLR

64

4.4.1. Nhóm giải pháp xã hội thúc đẩy cộng đồng tham gia QLR

64

4.4.2. Nhóm giải pháp phi thị trường và phi thị trường

68

Kết luận, tồn tại và khuyến nghị

70

Tài liệu tham khảo

72


Phụ lục 1

73

Phụ lục 2

85

Phụ lục 3

89

Phụ lục 4

91


vi

CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

BQL

Ban quản lý

BV&PTR


Bảo vệ và phát triên rừng

BVR

Bảo vệ rừng

Ct

Công ty

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HGĐ

Hộ gia đình

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

LNXH

Lâm nghiệp xã hội


NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PCCCR

Phịng cháy, chữa cháy rừng

PRA

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia

PTR

Phát triển rừng

QLR

Quản lý rừng

TB

Trung bình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNR


Tài nguyên rừng

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia


vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Danh sách các HGĐ là đối tượng phỏng vấn

16

Bảng 3.1: Diện tích và trữ lượng các loại rừng xã Đạ Sar

22

Bảng 3.2: Thống kê diện tích các loại đất của xã Đạ Sar

24


Bảng 3.3: Tình hình phát triển chăn ni giai đoạn 2003 – 2017

26

Bảng 4.1: Diện tích rừng tại khu vực phân theo chủ thể quản lý

27

Bảng 4.2: Thống kê số hộ và diện tích nhận khốn BVR tại các thơn
trong xã Đạ Sar

28

Bảng 4.3: Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong các hoạt động
QLR của VQG và BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim

31

Bảng 4.4: Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong các hoạt động
QLR của doanh nghiệp

34

Bảng 4.5: Cơ cấu các loại diện tích cây trồng bình quân của hộ gia đình
ở các hộ điều tra

36

Bảng 4.6: Sử dụng đất giao khoán vào trồng cây lâm nghiệp ở các thôn


37

Bảng 4.7: Sử dụng đất của hộ cho canh tác cây nông nghiệp ở các thôn

38

Bảng 4.8: Thống kê tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng
tại xã Đạ Sar giai đoạn 2015-2018

40

Bảng 4.9: Thống kê tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất tại địa bàn xã Đạ
Sar giai đoạn 2015-2018

42

Bảng 4.10: Thống kê tình trạng khai thác, cất giữ và vận chuyển lâm sản
tại địa bàn xã Đạ Sar giai đoạn 2015-2018

43

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại
xã Đạ Sar giai đoạn 2015-2018
Bảng 4.12: Nhận thức của người dân về vai trò của rừng và các quy định

45


viii


của Ban QLR phòng hộ Đa Nhim

50

Bảng 4.13: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào các chương trình tín dụng

53

Bảng 4.14: Diện tích đất phân theo các nhóm HGĐ tại thơn 2 xã Đạ Sar

54

Bảng 4.15: Số hộ có mức thu nhập và mức đầu tư từ sản xuất lâm
nghiệp ở các thơn

56

Bảng 4.16: Thống kê trình độ văn hóa của người dân tại các thơn của
xã Đa Sar

60

Bảng 4.17: Thống kê các tổ chức cộng đồng liên quan đến QLR tại xã
Đạ Sar

62


ix


DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức lực lượng QLR ở xã Đạ Sar

Trang
29

Hình 4.2: Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cùng
các hộ nhận khốn kiểm tra cơng tác PCCR

33

Hình 4.3: Tỷ lệ diện tích (%) các loại đất sử dụng của hộ gia đình

36

Hình 4.4: Diễn biến tình hình vi phạm Luật BV&PTR tại Đạ Sar giai
đoạn 2015-2018

40

Hình 4.5: Các lực lượng tham gia dập lửa tại cuộc diễn tập ứng phó
phịng chống cháy rừng tại xã Đạ Sar năm 2017

47

Hình 4.6: Cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ ở thơn 1 xã Đạ Sar

48


Hình 4.7: Cơ cấu đất đai của các nhóm HGĐ ở thơn 1 xã Đạ Sar

55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hình thức quản lý rừng (QLR) trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ
lâu đời trong các cộng đồng dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Truyền thống QLR
của họ được thể hiện ở những lệ tục giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước,
luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Do đó, để quản lý tài
nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể không kể đến vai trò
của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý nguồn tài
nguyên này vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra
một cách QLR có hiệu quả và bền vững.
Mặc dù trong những năm qua, các ngành chức năng đã rất cố gắng thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng ở đây
vẫn đang bị xâm hại. Hiện tượng chặt, đốt rừng để làm nương rẫy, khai thác và
buôn bán gỗ, săn bắn động vật vẫn cịn diễn ra nhiều, tính ĐDSH ngày càng bị
suy giảm. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng tài nguyên của Ban Quản lý rừng
(QLR) phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim thuộc huyện Lạc Dương, đánh giá sự phụ
thuộc của người dân địa phương vào TNR cũng như những khó khăn thuận lợi
trong công tác bảo tồn là điều rất cần được quan tâm hiện nay. Các số liệu
nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý đưa ra những giải pháp hữu
hiệu hơn trong công tác bảo tồn quản lý, bảo tồn những nguồn gen động thực
vật và phát triển bền vững TNR trong khu vực.
Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là địa bàn sinh sống của
cộng đồng người dân tộc K.Ho, đây còn là khu vực tiếp giáp với rừng của Ban

QLR phòng hộ đầu nguồn Đa nhim và là vùng đệm của Vườn Quốc Gia (VQG)
Bidoup – Núi Bà, vì vậy có thể nói rằng các cộng động dân cư ở khu vực này có
vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác QLR. Thực tiễn ở địa phương trong


2

những năm vừa qua cho thấy các cộng đồng người dân bản địa là một trong
những chủ thể tham gia tích cực vào các hoạt động QLR, nhất là đối với các
diện tích rừng phịng hộ hoặc rừng đặc dụng xa khu dân cư, diện tích rừng lớn
và dàn trải, khi các Ban QLR phịng hộ hoặc VQG khơng đủ lực lượng chun
trách để quản lý rừng.
Nhìn chung, có thể khẳng định các hình thức QLR dựa vào cộng đồng
đang từng bước phát huy thế mạnh để thực hiện công tác QLR tại địa phương.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả cơng tác QLR thì việc làm sáng tỏ những vấn
đề về cả lý luận và thực tiễn liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng như: đặc
trưng mang tính vùng miền của mỗi địa phương nên được phát huy thế nào
trong các mơ hình QLR. Những nhân tố nào cản trở hoặc thúc đẩy công tác
QLR của cộng đồng người dân địa phương. Các kinh nghiệm và thành tựu
trong công tác QLR cộng đồng được vận dung thế nào trong từng điều kiện
cụ thể. Đó là những lý do chính để thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và
đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Đạ Sar,
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Khái niệm “cộng đồng” dùng trong QLR là cộng đồng dân cư thôn, được
hiểu là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có
những điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục
tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường
có ranh giới không gian trong một thôn/bản.
Tại Điều 3, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa
“Cộng đồng dân cư thơn là tồn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng
một thơn, làng, bản, ấp, bn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
1.1.2. Khái niệm QLR cộng đồng
Là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn
chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng,
sở hữu của cộng đồng, bao gồm: 1) cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích
rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời; 2) cộng đồng trực tiếp quản lý
những khu rừng được Nhà nước giao; 3) các hoạt động mang tính chất lâm
nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.
1.1.3. Khái niệm QLR dựa vào cộng đồng
Là hình thức cộng đồng tham gia quản lý và hưởng lợi từ các khu rừng
không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản
lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp
đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác


4

của cộng đồng như thuỷ lợi nhỏ hay nước sinh hoạt, v.v. Hình thức này có thể
chia thành hai đối tượng:
- Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng
đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng

nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi
công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…).
- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước
(các ban QLR phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà
nước và các tổ chức tư nhân khác). Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm
nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với
tư cách là người làm th thơng qua các hợp đồng khốn và hưởng lợi theo các
cam kết trong hợp đồng.
1.1.4. Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng
Theo cẩm nang của ngành Lâm nghiệp thì LNCĐ hay cộng đồng tham
gia QLR chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân trong cộng
đồng dân cư thôn với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích
từ rừng. Nói cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và
phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn thực hiện bao gồm cả rừng của cộng
đồng và rừng của các thành phần kinh tế khác.
1.1.5. Khái niệm đồng quản lý
Năm 1990, lần đầu tiên Rao và Geisler đã đưa ra định nghĩa về đồng quản
lý tài nguyên thiên nhiên như sau: Đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định
giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên
về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm
chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành đồng minh tự nguyện (dẫn theo Phạm
Gia Thanh, 2011).


5

Borrini-Feyerabend (1996) đã đưa ra khái niệm đồng quản lý các khu rừng
đặc dụng là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thỏa
thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc
một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Đến năm 2000, BorriniFeyerabend tiếp tục đưa ra khái niệm đồng quản lý như là một dạng hợp tác

trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống
nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một
lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định.
Andrew W. Ingle và cộng sự (1999) định nghĩa đồng quản lý được coi như
sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều các đối tác liên quan, dựa trên
cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công
nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Q trình đó
được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng
tài nguyên.
Tóm lại, bước đầu có thể hiểu khái niệm về đồng quản lý tài nguyên rừng
như sau: “ Đồng quản lý là một quá trình tham gia của nhiều đối tác có cùng
mối quan tâm đến tài nguyên rừng, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn
và quyền lợi của các đối tác được thỏa hiệp, thống nhất trên cơ sở khả năng,
năng lực của từng đối tác và không trái với luật pháp Nhà nước hiện hành, Công
ước Quốc tế nhà nước đang tham gia, nhằm đạt được mục tiêu chung là quản lý
tài nguyên rừng một cách tốt nhất, vừa thỏa mãn được mục tiêu riêng của từng
đối tác”.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Sự tham gia trong LNCĐ
Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm
thay đổi chiến lược bảo tồn từ đầu thập kỷ 80. Một chiến lược bảo tồn mới dần


6

được hình thành và khẳng định ưu việt, đó là liên kết quản lý các khu rừng đặc
dụng; khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và vườn quốc gia (VQG) với các hoạt
động sinh kế của người dân địa phương, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của
các hoạt động trên cơ sở tơn trọng nền văn hố trong q trình xây dựng các

quyết định.
Nguồn gốc của Khu BTTN “hiện đại” có từ thế kỷ 19. VQG Yellowstone
là VQG đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ năm 1872. VQG này nằm
trên vùng đất do người Crow và người Shosshone sinh sống trên cơ sở sử dụng
bạo lực ép buộc hai cộng đồng tộc người này phải rời khỏi mảnh đất của họ.
Nhiều Khu BTTN và VQG được thành lập sau đó ở các nước khác nhau trên thế
giới cũng sử dụng phương thức quản lý theo mô hình này. Dựa trên mơ hình
Hoa Kỳ, phương thức quản lý của nhiều VQG và Khu bảo tồn chủ yếu bao gồm
việc ngăn cấm người dân địa phương xâm nhập vào Khu bảo tồn và khai thác tài
nguyên rừng. Điều đó dẫn đến những hậu quả tất yếu làm nảy sinh nhiều mâu
thuẫn giữa cộng đồng địa phương, khu bảo tồn, từ đó mục đích bảo tồn tài
ngun đã khơng đạt được (IUCN Việt Nam, 2008).
Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd G. (2009) cho rằng đối với cộng
đồng dân cư sống trong và gần các Khu BTTN, một giải pháp đề nghị là cho
phép người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách hiểu của các hệ
thống quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và nhận đất, nhà
nước cần xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh đất mà họ nhận
với mục đích tạo thêm cơng ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài
nguyên rừng (dẫn theo Nguyễn Minh Thanh, 2004).
FAO (1982) định nghĩa “Sự tham gia của nhân dân” như q trình mà qua
đó người nghèo nơng thơn có khả năng tự tổ chức và như các tổ chức của chính
họ, có khả năng nhận biết các nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế,
thực hiện và đánh giá các phương án tại địa phương”.


7

Có nhiều cách đánh giá các hình thức của sự tham gia. Chandrase Khavan
và Rao (1992) phân biệt hai hình thức tham gia dựa trên cơ sở người ra quyết
định gồm tham gia bị động và tham gia tích cực. Meister (1969) phân chia ba

hình thức tham gia dựa trên hành vi tham gia gồm tham gia đương nhiên, tham
gia tự phát và tham gia tự giác. Một trong những cách đánh giá hình thức của sự
tham gia được cho là thực tế và dễ dàng nhất đó là các hình thức của sự tham gia
dựa trên sự đóng góp của người dân. Theo cách đánh giá này thì có thể xác định
bốn hình thức tham gia gồm: đóng góp lao động, chia sẻ chi phí, chia sẻ trách
nhiệm, chia sẻ quyền quyết định của cộng đồng (dẫn theo Nguyễn Bá Ngãi và
cộng sự, 2005).
Mức độ của sự tham gia cũng là vấn đề cần quan tâm khi đánh giá chất
lượng sự tham gia của người dân. Khi đề cập đến các cấp độ của sự tham gia
của cộng đồng trong quá trình hình thành các giải pháp quản lý tài nguyên,
Carter (1996) đã dựa trên mức độ kiểm soát của người trong cộng đồng, tiềm
lực để hành động và quyền sở hữu của người trong trong cộng đồng để phân
chia ra các các mức độ tham gia khác nhau. Theo tác giả này thì đi từ thấp đến
cao có thể chia thành các mức độ tham gia, gồm có: tham gia vì nghĩa vụ mang
tính hành chính; tham gia từ động lực lợi ích trước mắt; tham gia do thuyết phục
và giáo dục; tham gia do nhu cầu học tập và cuối cùng là tham gia vì nhu cầu
hợp tác.
Động lực để khuyến khích sự tham gia là vấn đề then chốt cần được
nghiên cứu trong bất kỳ một chương trình, dự án lâm nghiệp nào. Động lực thúc
đẩy có hai loại gồm động lực kết hợp với thị trường và những động lực liên kết
với những nhân tố phi thị trường (dẫn theo Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự, 2005).
Động lực thị trường: hiển nhiên, thu nhập cao là một động lực mạnh mẽ
thu hút sự tham gia của cộng đồng rộng rãi trong LNXH. Các chương trình
LNXH có những sản phẩm có thể tiêu thụ được sẽ tạo nhiều cơ may thị trường.


8

Động lực thị trường hay thúc đẩy bằng lợi nhuận có thể là lực cực kỳ mạnh mẽ
và là điều mà các nhà lập kế hoạch của dự án cần phải nghiên cứu.

Động lực phi thị trường: nhiều dự án LNXH có ít hoạt động với định
hướng thị trường. Trong những trường hợp như vậy, động lực phi thị trường rất
có ý nghĩa. Những nhà lập kế hoạch xử lý các yếu tố tơn giáo, xã hội và văn hố
khác nhau trong quá trình xây dựng hệ thống động lực thích hợp để có sự tham
gia rộng rãi.
1.2.1.2. Kinh nghiệm về LNCĐ tại một số nước châu Á
Các mơ hình ở Đông Nam Á đã chỉ ra rằng: Nỗ lực của các cơ quan chính
phủ nhằm đưa dân chúng ra khỏi các Khu bảo tồn đã không mang lại kết quả
như mong muốn trên cả phương diện quản lý tài nguyên rừng và kinh tế- xã hội.
Việc đưa người dân vốn quen sống trên địa bàn của họ đến một nơi mới chẳng
khắc nào “bắt cá khỏi nước” và khi đó lực lượng khác có thể xâm lấn và khai
thác tài ngun rừng mà khơng có người bảo vệ. Người dân địa phương có
nhiều kiến thức cổ truyền về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các thể chế
cộng đồng đã tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này (dẫn
theo Lê Sỹ Trung, 2005).
Ở Nepal, đã có một số mơ hình thành cơng về chương trình bảo tồn đa
dạng sinh học theo hướng toàn cầu. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của cuộc xung
đột vũ trang trong gần một thập kỷ đã tác động xấu đến các hoạt động bảo tồn
và động vật hoang dã. Chính vì vậy, một số nghiên cữu về đánh giá tác động của
những hoạt động này đến bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bardia và vùng
đệm phía tây Nepal đã được thực hiện. Nghiên cứu đã khẳng định 73% người
dân địa phương sống trong khu vực phụ thuộc vào nông nghiệp, nguồn chất đốt
và thức ăn (Alice Sharp và cộng sự,1999)
Ở Thái Lan, một thử nghiệm của Dự án “Quản lý bền vững thông qua sự
cộng tác” đã thực hiện tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Phu Kheio, tỉnh


9

Chaiyaphum ở Đông Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ ra rằng, điều căn bản để quản lý

bền vững tài nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc
biệt là phải bao gồm cả phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động
làm tăng thu nhập của họ (dẫn theo Ngô Ngọc Tuyên, 2007).
Bink Man W. (1988) trong nghiên cứu của mình thực hiện tại làng Ban
Pong, tỉnh S.Risaket, Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc
vào rừng để chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như củi đun và hoa
quả trong rừng (dẫn theo Trần Ngọc Thể, 2009).
Tại Philipin, theo Bhumihar (1998) và Thakur (2001) thì việc chuyển đổi
lâm nghiệp cơng đồng của Philipin có thể chia làm 3 giai đọan. Giai đoạn đầu
tiên là khai phá (1971-1980); giai đoạn thứ hai là củng cố và hợp nhất (19821989) và giai đoạn thứ 3 là mở rộng và thể chế hóa. QLR trên cơ sở cộng đồng
là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường bảo vệ, quản lý,
phục hồi và phát triển rừng. Các tổ chức của người dân đang làm việc trên diện
tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm. Quyền 25 năm với rừng tạo ra
cơ hội để bảo vệ, quản lý và bán các sản phẩm rừng ở các rừng cộng đồng của
họ (Bộ NN&PTNT, 2006).
Ở Indonesia, Bappenas (1993) cho rằng kế hoạch hành động đa dạng sinh
học ghi nhận rằng “Việc tăng cường sự tham gia của công chúng, đặc biệt là
cộng đồng sinh sống bên trong và phụ thuộc vào các vùng có tính đa dạng sinh
học cao, là mục tiêu chính của kế hoạch hành động và là điều kiện tiên quyết đối
với việc thực hiện kế hoạch” (dẫn theo Lê Sỹ Trung, 2005).
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Một số chính sách liên quan đến LNCĐ
Năm 1995 chính sách giao khốn đất của lâm nghiệp Chính phủ đã tạo
khn khổ pháp lý cho các tổ chức được Nhà nước giao đất có quyền giao
khốn đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; quy định thời gian giao khoán


10

đất lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 50 năm, rừng sản xuất

theo chu kỳ kinh doanh. Cũng theo văn bản này, người chịu trách nhiệm pháp lý
trước Nhà nước đối với diện tích đất được giao vẫn là các tổ chức Nhà nước
(bên giao khoán), cịn người nhận khốn (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) chỉ chịu
trách nhiệm QLR và đất theo hợp đồng ký kết với bên giao khoán. Quyết định
số 08/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 11/01/2001, đã đề cập đến việc ban quản lý
các khu bảo vệ được xây dựng các quy định về phạm vi sử dụng rừng đối với
người dân địa phương sinh sống trong các Khu bảo tồn. Gần đây nhất, Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về việc
ban hành Quy chế QLR, thay thế quyết định số 08/2001/QĐ-TTg. Tiếp sau đó
Thủ Tướng Chính phủ có Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 về
việc ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ và Quyết định số 49/2016/QĐTTg ngày 01/11/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất.
Luật Đất đai năm 2013 với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng quy
định các quan hệ liên quan đến đất đã quy định cộng đồng dân cư thôn được
Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách
là người sử dụng đất. Điều 54, mục 5, ghi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất đối với cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp”.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, với tư cách là văn bản pháp lý
quy định các quan hệ liên quan đến rừng (với tư cách là tài sản trên đất). Điều
29 đã quy định cộng đồng được giao rừng là cộng đồng dân cư thơn có cùng
phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó với rừng trong sản xuất, đời sống,
văn hóa, tín ngưỡng; có khả năng QLR, có nhu cầu và đơn xin giao rừng. Nhà
nước giao rừng phịng hộ, rừng sản xuất khơng thu tiền sử dụng rừng cho cộng
đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài với tư cách như một chủ
rừng. Cộng đồng được giao đất, giao rừng được khai thác, sử dụng lâm sản và
các lợi ích khác của rừng vào mục đích cơng cộng và gia dụng cho thành viên
trong cộng đồng.


11


Luật Dân sự năm 2005 không quy định cộng đồng dân cư thôn là một
pháp nhân nhưng đưa ra khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, cộng
đồng dân cư thơn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán,
tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp nhằm mục đích thỏa mãn
lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.
1.2.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến QLR dựa vào cộng đồng
Trong nhiều năm qua, ở trong nước đã có nhiều nhà khoa học quan tâm
tới việc nâng cao hiệu quả của các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và Vườn
quốc gia (VQG) theo quan điểm bảo tồn - phát triển. Đó là làm sao dung hịa
mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội
của người dân địa phương.
Lê Quý An (2001), cho rằng quản lý và phát triển vùng đệm trên cơ sở
cộng đồng là phát huy lợi thế của cộng đồng, hạn chế tác động tiêu cực trong
các hoạt động bảo tồn. Cộng đồng cịn có thể phát huy những mặt hay của
phong tục, tập quán trong mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng,
trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên để xây dựng nề nếp của cuộc
sống lành mạnh về mặt mơi trường, góp sức cho việc bảo tồn.
Đỗ Anh Tuân (2001) cho rằng hầu hết người dân địa phương vẫn còn sử
dụng tài nguyên rừng một cách bất hợp pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, trung
bình 34% tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình (HGĐ) trong vùng đệm
và 62% tổng thu nhập của một HGĐ trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ rừng.
Việc thành lập KBTTN (năm 1997) đã làm giảm 30% - 71,4% diện tích đất và
khoảng 50% thu nhập từ rừng của người dân địa phương. Mặc dù đã có một vài
chương trình hỗ trợ thực hiện tại KBTTN, nhưng chúng chưa bù lại được những
mất mát do thành lập KBTTN.
Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự, (2003) cho rằng hệ thống chính sách hiện
nay là đầy đủ để có thể thu hút cộng đồng địa phương vào quản lý, sử dụng các


12


khu rừng đặc dụng, không thể loại trừ cộng đồng ra khỏi quyền hưởng lợi từ
VQG và đề phát huy tốt sự tham gia của người dân thì cần khuyến khích quyền
hưởng lợi của người dân từ các hoạt động QLR.
Cộng đồng người dân dân địa phương là lực lượng lao động giàu kinh
nghiệm trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ rừng được giao. Phong tục, tập
quán, kiến thức thể chế địa phương có tác động tích cực, đến sự tham gia của
cộng đồng vào công tác QLR. Diện tích, chất lượng và trữ lượng rừng do cộng
đồng quản lý tăng lên rõ rệt theo từng năm. Đóng góp hiệu quả về nhiều mặt
trong đời sống xã hội của địa phương trong đó hiệu quả sinh thái bảo vệ nguồn
nước được nhận biết rõ nhất. Điều nay làm thay đổi nhận thức của đại đa số
người dân về vai trò của rừng, thu hút người dân tham gia đầu tư vào phát triển
rừng (Phạm Gia Thanh, 2011).


13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng làm cơ sở để đề xuất một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác QLR dựa vào cộng đồng tại
xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác QLR dựa vào cộng đồng;
- Xác định được những nhân tố cản trở hoặc thúc đẩy người dân địa
phương tham gia vào QLR;

- Hệ thống được một số kiến thức địa phương liên quan đến công tác
QLR tại chỗ;
- Đề xuất được một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân
trong công tác QLR.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hoạt động QLR dựa vào
cộng đồng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung vào phân tích thực trạng công tác
QLR, các nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở cộng đồng tham gia vào QLR và
những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả QLR dựa vào cộng đồng địa phương.


14

+ Về không gian: Luận văn thực hiện trên địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung thực hiện từ ngày 15/6/2018 đến
30/9/2018
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác QLR dựa vào cộng đồng
- Nghiên cứu các hình thức QLR dựa vào cộng đồng;
- Nghiên cứu vai trò của người dân và cộng đồng trong QLR;
- Nghiên cứu kết quả các hoạt động QLR dựa vào cộng đồng.
2.3.2. Nghiên cứu những nhân tố thúc đẩy và nhân tố cản trở sự tham gia
của người dân vào QLR
- Nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân vào QLR;
- Nghiên cứu các nhân tố rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân vào QLR.

2.3.3. Nghiên cứu kiến thức địa phương liên quan đến QLR
- Nghiên cứu tổ chức cộng đồng
- Nghiên cứu các kinh nghiệm và truyền thống văn hóa của cộng đồng.
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân vào QLR
- Nhóm giải pháp xã hội
- Nhóm giải pháp phi thị trường
- Nhóm giải pháp mang tính thị trường
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp
Các tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu sẽ được kế thừa có
chọn lọc, tổng hợp và phân tích để sử dụng theo từng nội dung cụ thể của đề tài,


15

các nguồn tài liêu thứ cấp gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh
tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; những kết quả nghiên cứu liên quan đã
công bố về lâm nghiệp cộng đồng tại khu vực nghiên cứu; các báo cáo kết quả
hoạt động QLR của các chương trình, dự án và các cơ quan quản lý lâm nghiệp
tại địa phương.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin hiện trường
2.4.2.1. Lựa chọn điểm nghiên cứu
a) Tiêu chí chọn thơn điểm: Các thơn là điểm nghiên cứu thỏa mãn một số tiêu
chí sau:
- Thuộc khu vực tiếp giáp với rừng phòng hộ đầu nguồn Đa nhim và là
vùng đệm của VQG Bidoup – Núi Bà;
- Đại diện cho các nhóm dân tộc thiểu số đặc trưng của khu vực.
- Có các hộ gia đình tham gia thực hiện các hoạt động QLR của ít nhất
một trong các chủ thể sau: cộng đồng; Ban QLRPH đầu nguồn Đa Nhim;
VQG Bidoup – Núi Bà; các chủ thể khác.

b) Kết quả chọn thôn điểm: Căn cứ vào các tiêu chí đã đề ra, đề tài đã lựa chọn
được 3 thôn làm điểm nghiên cứu, cụ thể như sau:
Thôn 1: có tổng số 262 hộ gia đình gồm các dân tộc Kinh, K.ho và Cil
Thơn 2: có tổng số 172 hộ gia đình gồm các dân tộc K'Ho, Kinh và Cil
Thơn 3: có tổng số 127 hộ gia đình gồm các dân tộc K'Ho, Kinh và Cil
2.4.2.2. Phương pháp PRA
Sử dụng có chọn lọc một số cơng cụ của RRA và PRA để thu thập thông
tin hiện trường, các công cụ sử dụng bao gồm:
a) Phỏng vấn hộ gia đình
- Chọn hộ gia đình phỏng vấn theo trình tự các bước sau:


16

+ Tiến hành phân loại hộ gia đình dựa vào khả năng kinh tế, chia thành 3
nhóm hộ: hộ khá, hộ nghèo và hộ trung bình;
+ Tại mỗi nhóm hộ lập danh sách các hộ gia đình có tham gia các hoạt
động QLR dựa vào cộng đồng;
+ Dựa vào danh sách đã lập chọn ngẫu nhiên 5 hộ gia đình ở mỗi nhóm
hộ để phỏng vấn, chọn 15 hộ mỗi thơn để lập các phiếu thăm dị.
Kết quả lực chọn HGĐ phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Danh sách các hộ gia đình là đối tượng phỏng vấn
Thơn Hộ nhóm nghèo

Hộ nhóm TB

Hộ nhóm khá

1


Liêng Jrang Ha Ny

Cil K’ Yơng

Kơ Să K’ Ỗn

Kră Yan Ha Thin

Cil Ha Ra Vi

Phan Công Quang

Kơ Să K’ Miên

Lơ Mu Ha Tho Ni

Kơ Să Thô Mas

Kră Jẵn Ha Thiên

Lơ Mu Ha Suyêl

Dơng Gur Ha Sưng

Kon Sơ Ha Woăn

Liêng Jrang Ha Tư

Kră Jẵn Ha Ha Tâm


Lơ Mu Ha Đêm

Lơ Mu Ha Thanh

Kơ Să Selly

Lơ Mu Ha Chang B

Trần Bá Phúc

Kră Jẵn Ha Thấu

Lơ Mu Ha Tồn

Lơ Mu Ha Chơng

Trịnh Đình Cấp

Ha Liss

Bon Đơng Ha Hêy

Đỗ Văn Hậu

Kră Jẵn Ha Ha Djốp

Kon Sơ Ni Đa

Liêng Jrang Ha Lin


Liêng Jrang Ha Mơi

Lieng Jrang K' Lok

Lơ Mu Ha Lô

Lơ Mu Ha My Jell

Klong Ha Tang

Lê Tới

Lieng Jrang Ha Khim

Kon So Ha Tong

Dong Gur Ha Bach

Lo Mu Ha Thanh

Ko Sac A Drin

Nguyen Thi Ngan

Klong Ha Da Ly

Lieng Jrang Ha Soal

Lo Mu Ha Ky


2

3


×