Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai tap di truyen quan the

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.84 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài tập di truyền quần thể</b>



<b>Bài 1</b>: Trong một quần thể người đạt cân bằng Hacdi - Vanbec có tỉ lệ: 49% số người
mang máu O; 15% số người mang máu A; 32% số người mang máu B; 4% số người
mang máu AB.


a) Xác định tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Biết IA<sub> (máu A),</sub>


IB<sub> (máu B) đều trội hoàn toàn với gen I (máu O), kiểu gen I</sub>A<sub>I</sub>B<sub> (máu AB).</sub>


b) Nếu người máu A kết hôn với người máu O, khả năng sinh
- Người con máu A là bao nhiêu %


- Người con trai máu A là bao nhiêu %


- 1 người con gái máu A và 2 người con trai máu O là bao nhiêu %
c) Nếu người máu A kết hôn với người máu B, khả năng sinh
- Người con máu AB là bao nhiêu %


- Người con trai máu O là bao nhiêu %


- 1 người con gái máu B và 2 người con trai máu A là bao nhiêu %
d) Khả năng trong quần thể người máu A kết hôn với người máu B sinh
- Người con máu AB là bao nhiêu %


- Người con trai máu O là bao nhiêu %


- 1 người con gái máu B và 2 người con trai máu A là bao nhiêu %
e) Khả năng sinh trong quần thể


- 1 người con máu AB là bao nhiêu %


- 1 người con trai máu O là bao nhiêu %


- 1 người con gái máu B và 2 người con trai máu A là bao nhiêu %


<b>Bài 2</b>: Một thỏ cái trắng (1) phối với một đực xám (2), sinh được hai cái trắng (3;4 ), một
cái xám (5), một đực xám (6), một đực trắng (7). Cho hai thỏ xám F1 trên giao phối, F2


sinh một cái trắng (8), một cái xám (9), một đực xám (10), một đực trắng (11).


a) Biện luận, xác định kiểu gen của từng cá thể trong phả hệ. Biết quy luật trội hoàn toàn
chi phối tính trạng, khơng có đột biến xảy ra.


b) Nếu cho thỏ đực trắng F2 phối với thỏ cái trắng thì khả năng sinh


- Một thỏ lơng xám là bao nhiêu?
- Một thỏ cái trắng là bao nhiêu?


- Thỏ 1 đực lông xám, thỏ 2 cái trắng, thỏ 3 cái trắng là bao nhiêu?
c) Nếu cho hai thỏ xám F2 phối với nhau thì khả năng sinh


- 1 thỏ đực xám là bao nhiêu?
- 1 thỏ trắng là bao nhiêu?


- Thỏ 1 đực lông trắng thỏ 2 cái xám, thỏ 3 cái trắng là bao nhiêu?


d) Nếu cho thỏ cái lông xám F4 (sinh từ hai thỏ lông xám F3, thỏ F3 sinh từ thỏ 9 và 10)


phối với một thỏ đực lơng trắng trong quần thể thỏ thì khả năng sinh
- 1 thỏ cái xám là bao nhiêu?



- 1 thỏ trắng là bao nhiêu?


- 2 cái xám, 3 cái trắng là bao nhiêu?


Biết quần thể thỏ có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec, cứ 50 thỏ có 42
con lơng xám.


e) Nếu cho thỏ đực lơng xám F4 (sinh từ hai thỏ lông xám F3, thỏ F3 sinh từ thỏ 9 và 10)


phối với một thỏ cái lơng xám trong quần thể thỏ thì khả năng sinh
- 1 thỏ lông xám là bao nhiêu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- 3 đực xám, 2 cái trắng là bao nhiêu?


<b>Bài 3:</b> Trong một quần thể người có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec,
cứ 100 nữ có 4 người bị bệnh mù màu đỏ và lục.


a) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.


Biết gen M (nhìn màu bình thường) trội hồn tồn với m ( mù màu), gen trên NST X
(đoạn không tương ứng với Y).


b) Xác định số người mang gen gây bệnh trong quần thể này. Biết quần thể có 0,40 triệu
người.


<b>Bài 4</b>: Một quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacdi - Vanbec, có tỉ lệ đồng hợp trội bằng 9
lần đồng hợp lặn. Xác định tần số tương đối alen và thành phần kiểu hình. Biết A (quả
trịn) trội hồn tồn với a (quả bầu).


<b>Bài 5</b>: Cho hai cây giao phối, những cây F1 thu được tiếp tục ngẫu phối, F2 thu được tỉ lệ:



9 cây quả vàng : 7 cây quả đỏ.


Biện luận. Biết tính trạng di truyền theo quy luật trội hồn tồn, khơng có đột biến, khơng
có chọn lọc.


<b>Bài 6</b>: Trong một quần thể đạt cân bằng Hacdi - Vanbec có:
14,25% số cây hạt trịn- màu đỏ;


4,75% số cây hạt tròn- màu trắng
60,7% số cây hạt dài - màu đỏ
20,25% số cây hạt dài- màu trắng


a) Xác định tần số tương đối của các alen.


Biết D (hạt tròn) trội hoàn toàn với d (hạt dài); R (hạt đỏ) trội hoàn toàn với r (hạt trắng),
2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau.


b) Nếu cho những cây hạt dài- đỏ trong quần thể ngẫu phối thì thành phần kiểu gen, kiểu
hình ở F1 như thế nào?


<b>Bài 7</b>: Ở gà kiểu gen AA có mỏ rất ngắn đến mức không mổ vỡ được vỏ trứng để chui ra,
làm cho gà con chết ngạt; Aa- mỏ ngắn; aa- mỏ dài; gen nằm trên NST thường. Khi cho
gà mỏ ngắn giao phối với nhau, xác định vốn gen qua các thế hệ F3, F4,F5. Biết khơng có


đột biến, các thế hệ đều ngẫu phối.


<b>Bài 8</b>: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hađi - Vanbec, trong
đó tỉ lệ đồng hợp lặn bằng 1/8 dị hợp. Biết tính trạng đang xét trội hồn tồn, gen có 2
alen và trên NST thường.



a) Xác định vốn gen của quần thể ở thế hệ thứ 1, 2, 3 trong các trường hợp môi trường bị
biến đổi làm


a1. Giá trị thích nghi của kiểu hình trội = 0
a2. Giá trị thích nghi của kiểu hình lặn = 0


b) Rút ra nhận xét vai trò chọn lọc với alen trội so với alen lặn


<b>Bài 9</b>: Ở ruồi giấm, kiểu gen XN<sub>X</sub>N<sub> và X</sub>N<sub>Y đều gây chết, X</sub>N<sub>X</sub>n<sub> - cánh có mấu; X</sub>n<sub>X</sub>n<sub> và</sub>


Xn<sub>Y - cánh thường. Cho ruồi cánh thường phối với cánh có mấu</sub>


a) Xác định vốn gen của quần thể và tỉ lệ giới tính ở thế hệ 2, 3, 4, 5. Biết từ thế hệ thứ
hai đều ngẫu phối.


b) Nhận xét vai trò của chọn lọc.


<b>Bài 10</b>: Một quần thể có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng Hacdi - Vanbec với
gen A (gồm 2 alen A- cây cao trội hoàn toàn với a- cây thấp), trong đó cây thân cao
chiếm 99%. Biết giá trị thích nghi của cây thân thấp là 0%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b) Nếu tính theo giá trị p, q, với S (hệ số chọn lọc) =1, thì cơng thức tính sẽ như thế nào?
c) Nếu quần thể có kích thước tối đa là 500 cá thể thì ở thế hệ bao nhiêu có thể xem cây
thân thấp hầu như khơng cịn.


<b>Bài 11</b>: Ở một lồi thực vật gen A (hạt phấn nhăn nên có khả năng bám 100% khi rơi vào
đầu nhuỵ) trội hoàn toàn với a ( hạt phấn trơn nên có khả năng bám 50% khi rơi vào đầu
nhuỵ). Thế hệ xuất phát của quần thể là 100% Aa, quần thể ngẫu phối.



a) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở F1, F2


b) Xác định công thức tính theo S (hệ số chọn lọc), p, q


<b>Bài 12</b>: Giả thiết có 4 cá thể thực vật lưỡng tính, sinh sản giao phối (kiểu gen Aa) và 1 cá
thể (AA) phát tán đến 1 đảo đại dương chưa có lồi này sinh sống.


a) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ 9


b) Giả thiết điều kiện tạo sự ngẫu phối trên đảo của loài này đột ngột biến mất ở thế hệ
thứ 9 và các cá thể đều tự phối. Nhận xét vốn gen của quần thể ở I3


<b>Bài 13</b>: Trong một quần thể cá đạt cân bằng Hacdi - Vanbec có tỉ lệ con có vạch vàng/
con có vạch đỏ = 1/24. Nếu xảy ra hiện tượng giao phối chọn lọc (chỉ những con cùng
màu mới giao phối với nhau) qua 2 thế hệ.


a) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ sáu. Biết gen quy định vạch đỏ
trội hoàn toàn với vạch vàng, trên NST thường.


b) Rút ra nhận xét sự biến đổi vốn gen của quần thể.


<b>Bài 14:</b> Một quần thể bọ rùa có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec, với
kích thước tối đa là 104<sub> cá thể, trong đó có số con màu xanh/ số con màu đỏ = 21/4. Biết</sub>


gen A (màu xanh) trội hoàn toàn với a (màu đỏ), trên NST thường.
a) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.


b) Nếu chim ăn sâu đến kiếm ăn đã tiêu diệt 75% số con màu đỏ và 25% số con màu
xanh thì vốn gen của quần thể sau chọn lọc và số lượng từng loại kiểu hình khi quần thể
có kích thước tối đa như thế nào?



c) Nếu một trận bão đi qua làm chết 99% con màu xanh và 70% con màu đỏ thì vốn gen
của quần thể qua F4 thế hệ như thế nào?


<b>Bài 15</b>: Quần thể sâu bọ ngẫu phối I, có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi
-Vanbec. Gen A ( thân màu xanh lục) trội hoàn toàn với a (thân màu đen), q(a) = 0,4.


Quần thể sâu bọ ngẫu phối II, có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec. Gen
A ( thân màu đen) trội hoàn toàn với a (thân màu xanh lục), q(a) = 0,4.


Hai quần thể trên đều sống trong môi trường lá cây xanh lục. Giả thiết một đàn chim di
cư đến sinh sống trong khu vực của cả hai quần thể trên. Ở mỗi thế hệ của sâu bọ, chim
đều bắt được tất cả những con màu đen làm thức ăn, những con màu xanh lục khơng bị
bắt (vì có màu lẫn với màu lá).


a) Xác định thành phần cấu trúc di truyền của từng quần thể:
- Trước khi có đàn chim xuất hiện


- Sau khi có đàn chim xuất hiện ở P, F1, F2


b) Từ kết quả trên rút ra kết luận về tiến hoá.


<b>Bài 16:</b> Quần thể 1 và 2 cùng lồi, đều có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi
-Vanbec, mỗi quần thể đều có 400 cá thể. Quần thể 1: màu xanh = 96%. Quần thể 2: màu
xanh/ màu đỏ = 16/9. Do biến động môi trường sống có 100 cá thể quần thể 2 di cư sang
sống ở khu vực quần thể 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b) Nhận xét vai trò nhập cư


<b>Bài 17</b>: Một quần thể có 168 cá thể lơng xám và 32 cá thể lơng đen, có thành phần kiểu


gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec. Một nhóm cá thể trong quần thể (gồm 14 con lông xám
và 16 con lông đen) đã xuất cư đi tới vùng địa lí mới và hình thành quần thể mới.


a) Xác định vốn gen của 2 quần thể. Biết A (lơng xám) trội hồn tồn với a ( lông đen),
gen trên NST thường.


b) Rút ra nhận xét về sự thay đổi vốn gen.


<b>Bài 18:</b> Hai quần thể ngẫu phối cùng loài tồn tại gen A ( cánh đỏ) trội hồn tồn với a
(cánh trắng), đều có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec. Mỗi quần thể đều
có 500 cá thể.


Quần thể 1 có p(A) = 0,8


Quần thể 2 có q(a) = 0,8


Quần thể 1 đã xuất cư vào quần thể 2 các cá thể cánh đỏ = 100


a) Xác định cấu trúc di truyền của từng quần thể trước và sau khi di - nhập gen
b) Rút ra kết luận gì về tiến hố.


<b>Bài 19</b>: Giả thiết có 3 cá thể thực vật lưỡng tính tự thụ phấn cùng lồi phát tán tới một
đảo đại dương. Hai cá thể có kiểu gen AABb và 1 cá thể có kiểu gen AaBB. Do thích
nghi được với điều kiện tự nhiên trên đảo nên chúng tồn tại và sinh sản bình thường.
a) Hãy xác định vốn gen của quần thể này ở thế hệ thứ 3


b) Rút ra nhận xét tiến hoá


<b>Bài 20</b>: Một quần thể có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec trong đó tỉ lệ
thể dị hợp gấp 18 lần tỉ lệ đồng hợp tử lặn. Nếu đột biến thuận xảy ra ở mỗi thế hệ đều


hơn đột biến nghịch bằng 1/10 tần số alen của nó, thì ở thế hệ 1, 2 thành phần kiểu hình
của quần thể như thế nào? Biết A (màu xanh) trội hoàn toàn với a (màu đỏ), gen trên
NST thường, kích thước của quần thể là 20 000 cá thể.


<b>Bài 21</b>: Một quần thể có thành phần kiểu gen đạt cân bằng Hacdi - Vanbec trong đó số cá
thể có kiểu hình trội bằng 3 số cá thể có kiểu hình lặn.


a) Nếu đột biến thuận xảy ra ở mỗi thế hệ đều gấp 0,2 lần tần số alen trội và gấp 2 lần đột
biến nghịch, thì ở thế hệ 1, 2 thành phần kiểu hình của quần thể như thế nào? Biết A
(màu xanh) trội hoàn toàn với a (màu đỏ), gen trên NST thường.


b) Xác định khi thành phần kiểu hình như thế nào thì đột biến với tần số như trên vẫn
không làm biến đổi thành phần kiểu gen?


c) Nếu u là tần số đột biến thuận, v là tần số đột biến nghịch, xác định p, q có giá trị như
thế nào thì đột biến với tần số như trên vẫn không làm biến đổi thành phần kiểu gen?


<b>Bài 22:</b> Một quần thể sinh sản hữu tính ngẫu phối, trong đó gen A (màu thân trắng) trội
hồn tồn với a (màu thân đen). Giả thiết quần thể ở thế hệ P có 100% AA. Khi mơi
trường bị ơ nhiễm là tác nhân gây đột biến giao tử A thành a với tần số 10% ở mỗi thế hệ,
không xuất hiện đột biến nghịch.


a) Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, F2, F3


b) Từ kết quả bài tốn em có thể rút ra nhận xét gì về tiến hố?


<b>Bài 23: </b>Một quần thể bọ rùa có hình thức sinh sản ngẫu phối, gen A (cánh đỏ), gen a
(cánh xanh), đạt cân bằng Hacdi - Vanbec, với p(A) = 0,4. Qua một trận bão có 80% số


con màu xanh bị chết, nhưng chỉ có 10% số con màu đỏ chết.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×